Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại vnpt đồng nai...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại vnpt đồng nai

.PDF
96
1
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN MINH TUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG TẠI VNPT ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai, tháng 03 năm 2021 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NGUYỄN MINH TUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG TẠI VNPT ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN LONG Đồng Nai, tháng 03 năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai” là kết quả quá trình tự nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Minh Tuấn i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi được sự giúp đỡ tận tình của nhiều Quý thầy cô giáo, các cơ quan và địa phương. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại Công nghệ Đồng Nai, Phòng đào tạo sau đại học, các Thầy Cô giáo Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai đã trực tiếp hay gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Văn Long đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công nhân viên VNPT Đồng Nai, các đồng nghiệp đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tài liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài này. Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn một cách tốt nhất, nhưng do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm của quý Thầy Cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ....................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 5 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 6.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................ 5 6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 5 6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 5 7. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG ............................................................ 7 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ............................................. 7 1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh ............................................................................ 7 1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ........................................................... 14 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................... 16 1.2.1 Các yếu tố bên ngoài .................................................................................... 16 1.2.2 Các yếu tố bên trong .................................................................................... 17 1.3 Đặc điểm ngành viễn thông ................................................................................ 18 iii 1.3.1 Đặc điểm cơ bản của ngành viễn thông ....................................................... 18 1.3.2 Các loại dịch vụ chủ yếu của ngành viễn thông ........................................... 20 1.4 các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ................................................................................................................. 21 1.4.1 Năng lực về tài chính ................................................................................... 21 1.4.2 Năng lực quản lý và điều hành ..................................................................... 21 1.4.3 Giá trị phi vật chất của doanh nghiệp .......................................................... 22 1.4.4 Trình độ trang thiết bị và công nghệ ............................................................ 22 1.4.5 Năng lực Marketing ..................................................................................... 22 1.4.6 Về cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 22 1.4.7 Nguồn nhân lực ............................................................................................ 23 1.5 Các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................................................................................................. 23 1.5.1 Ma trận SWOT ............................................................................................. 23 1.5.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter...................................... 25 1.5.3 Mô hình kim cương của Michael E.Porter ................................................... 26 1.5.4 Tổng quan một số nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dịch internet cáp quang và lựa chọn mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang cho VNPT Đồng Nai .................................................................................. 27 1.6 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số đơn vị và bài học vận dụng cho VNPT Đồng Nai........................................................................................ 29 1.6.1 Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT tỉnh khác .... 29 1.6.2 Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của đối thủ ................... 30 1.6.3 Bài học vận dụng cho VNPT Đồng Nai ....................................................... 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG CỦA VNPT ĐỒNG NAI ..................................................................... 34 2.1 Tổng quan về VNPT Đồng Nai .......................................................................... 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển VNPT Đồng Nai ................................... 34 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ VNPT Đồng Nai ................................................... 36 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh tại VNPT Đồng Nai .............. 37 Hình 4: Sơ đổ cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh tại VNPT Đồng Nai . 37 iv 2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Nai giai đoạn từ 2018 – 2020 ............................................................................................................................... 39 2.1.5 các loại hình dịch vụ viễn thông VNPT Đồng Nai cung cấp ....................... 40 2.1.6 Dịch vụ internet cáp quang VNPT Đồng Nai cung cấp ............................... 40 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của VNPT Đồng Nai ......... 40 2.2.1 Năng lực tài chính ........................................................................................ 40 2.2.2 Năng lực quản lý và điều hành ..................................................................... 41 2.2.3 Giá trị phi vật chất của doanh nghiệp .......................................................... 42 2.2.4 Trình độ trang thiết bị và công nghệ ............................................................ 43 2.2.5 Năng lực về Marketing................................................................................. 43 2.2.5.1 về chính sách giá cước .............................................................................. 43 2.2.5.2 Về công tác chăm sóc khách hàng: ........................................................... 44 2.2.5.3 Công tác tài trợ, quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị ..................................... 44 2.2.5.4 Về kênh phân phối: ................................................................................... 45 2.2.6 Về cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 45 2.2.7 Về nguồn nhân lực ....................................................................................... 46 2.3 Phân tích các áp lực cạnh tranh của VNPT Đồng Nai ........................................ 47 2.3.1 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh .................................................................. 47 2.3.2 Áp lực từ khách hàng ................................................................................... 47 2.3.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế .................................................................. 48 2.3.4 Áp lực từ các nhà cung cấp .......................................................................... 48 2.3.5 Áp lực từ các đối thủ tìm ẩn ......................................................................... 49 2.4 Phân tích ma trận SWOT tại VNPT Đồng Nai ................................................... 49 2.4.1 Điểm mạnh ................................................................................................... 49 2.4.2 Điểm yếu ...................................................................................................... 50 2.4.3 Cơ hội ........................................................................................................... 50 2.4.4 Thách thức .................................................................................................... 51 2.4.5 Ma trận SWOT ............................................................................................. 51 2.5 Tổng hợp đánh giá, so sánh về năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn qua kết quả khảo sát lấy ý kiến khách hàng. .................................................................................................... 60 v 2.5.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..................................................................... 60 2.5.2 So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra ..................................... 63 2.6 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của VNPT Đồng Nai ........................... 65 2.6.1 Điểm mạnh ................................................................................................... 65 2.6.2 Điểm yếu ...................................................................................................... 66 2.6.2.1. Hạn chế về phát huy nội lực và hiệu quả hoạt động tài chính ................. 66 2.6.2.2. Hạn chế về thương hiệu ........................................................................... 66 2.6.2.3. Hạn chế về chất lượng dịch vụ ................................................................. 66 2.6.2.4. Hạn chế về năng lực Marketing và lựa chọn thị trường mục tiêu ............ 67 2.6.2.5. Hạn chế về sản phẩm dịch vụ mới ........................................................... 67 2.6.2.6. Hạn chế về đa dạng và linh hoạt các gói cước ......................................... 67 2.6.2.7. Hạn chế về nguồn nhân lực ...................................................................... 67 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG TẠI VNPT ĐỒNG NAI .................. 69 3.1 Các định hướng kinh doanh tại VNPT Đồng Nai đến năm ............................... 69 3.1.1 Sứ mệnh ....................................................................................................... 69 3.1.2 Triết lý kinh doanh ....................................................................................... 69 3.1.3 Giá trị ........................................................................................................... 70 3.1.4 Định hướng kinh doanh đến năm 2030: ....................................................... 70 3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai ....................................................................................................... 70 3.2.1 Giải pháp về phát huy nội lực và hiệu quả của hoạt động tài chính ............ 70 3.2.1.1 Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư ..................................................... 70 3.2.1.2 Tăng cường công tác quản lý dòng tiền, công nợ cước dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin trả sau và xử lý các khoản nợ khó đòi kịp thời .................... 71 3.2.1.3 Công tác quản lý vật tư, tồn kho, thiết bị đầu cuối thu hồi, vật tư thu hồi 71 3.2.1.4 Trong quản lý tài chính ............................................................................. 71 3.2.2 Giải pháp nâng cao uy tín thương hiệu ........................................................ 72 3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ........................................................ 72 3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực Marketing và lựa chọn thị trường mục tiêu ... 73 3.2.5 Giải pháp về tăng cường kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mới ................. 74 vi 3.2.6 Giải pháp về đa dạng và linh hoạt các gói cước........................................... 74 3.2.7 Giải pháp nguồn nhân lực ............................................................................ 75 3.2.7.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực ........................ 75 3.2.7.2 Giải pháp thu hút nhân lực ........................................................................ 76 3.2.7.3 Đổi mới cơ chế tiền lương, các chính sách cho người lao động, công tác thi đua khen thưởng .............................................................................................. 77 3.2.7.4 Giải pháp hoàn thiện về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển lao động ............................................................................................................................... 78 3.3 Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 79 3.3.1. Kết luận ....................................................................................................... 79 3.3.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 80 3.3.2.1 Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ....................... 80 3.3.2.2 Kiến nghị với Sở Thông tin và truyền thông Đồng Nai ............................ 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 81 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 83 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 2.5G Thế hệ mạng di động hai rưỡi 2 3G Thế hệ mạng di động thứ 3 3 4G Thế hệ mạng di động thứ 4 4 5G Thế hệ mạng di động thứ 5 5 6G Thế hệ mạng di động thứ 6 6 BSC Balanced scorecard (Thẻ điểm cân bằng) 7 BTS Base transceiver station (Trạm thu phát sóng di động) 8 ĐHNV 9 ICT 10 KH Điều hành nghiệp vụ Information & Communication Technology (Công nghệ thông tin và truyền thông) Khách hàng 11 KHKT Kế hoạch kế toán 12 KTĐT Kỹ thuật đầu tư 13 NSTH Nhân sự tổng hợp 14 PBH Phòng bán hang 15 R&D Research and development (Nghiên cứu và phát triển) 16 SCTV Truyền hình cáp Saigontourist 17 TCDN Tổ chức doanh nghiệp 18 THNS Tổng hợp nhân sự 19 TMCP hương mại cổ phần 20 TT Trung tâm 21 TTVT Trung tâm viễn thông 22 USD United States dollar (Đồng tiền đô la Mỹ) 23 26 VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VNPT Đơn vị trực thuộc của Tập đoàn VNPT trong lĩnh vực Công Technology nghệ Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn VNPT Bưu chính Viễn thông Việt Nam) VT-CNTT Viễn thông và Công nghệ thông tin 27 VTV 24 25 Vietnam Television (Truyền hình Việt Nam) viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU STT Danh mục Nội dung 1 Bảng 1 Năng lực tài chính của VNPT Đồng Nai giai đoạn 2018 – 2020 2 Bảng 2 Bảng 2: Số liệu kênh phân phối 3 Bảng 3 Nguồn nhân lực của VNPT Đồng Nai đến 31/12/2020 4 Bảng 4 5 Bảng 5 6 Bảng 6 7 Bảng 7 8 Bảng 8 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng Marketing 9 Bảng 9 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng nâng cao tính pháp lý và phát huy nội lực 10 Bảng 10 Cơ cấu đối tượng khảo sát 11 Bảng 11 Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian công tác 12 Bảng 12 Mức độ hài lòng về chất lượng dịch khách hàng đang sử dụng 13 Bảng 13 14 Biểu đồ 1 15 Biểu đồ 2 16 Hình 1: Mô hình ma trận SWOT 17 Hình 2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter 18 Hình 3 Mô hình kim cương của Michael E.Porter 19 Hình 4 Trụ sở Viễn Thông Đồng Nai 20 Hình 5 Sơ đổ tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh tại VNPT Đồng Nai Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng phát triển dịch vụ Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng xây dựng chính sách về giá cước Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng xây dựng chất lượng dịch vụ Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và hướng phân khúc thị trường Khách hàng đánh giá về năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ internet cáp quang. Tình hình sản xuất kinh doanh của VNPT Đồng Nai từ 2018 – 2020 Thị phần thuê bao internet tại địa bàn tỉnh Đồng Nai tới 31/12/2020 ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Internet cáp quang là tên gọi về dịch vụ viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được kết nối tới tận nhà khách hàng, internet cáp quang là công nghệ truy cập Internet hiện đại nhất trên thế giới. Khi lắp đặt internet cáp quang, khách hàng được truy cập internet tốc độ cao và sử dụng các ứng dụng như: điện thoại, Tivi, game, họp hội nghị. Internet cáp quang mang nhiều ưu điểm hơn so với cáp đồng. Ngoài việc tối ưu được chi phí (bình quân 200.000 đồng/tháng) cho người dùng, tốc độ còn cao hơn gấp nhiều lần so với cáp đồng. Có thể nói hiện nay sử dụng Internet cáp quang là giải pháp tuyệt vời hơn thay thế cho cáp đồng truyền thống. Năm 2015, tổng thuê bao internet băng rộng cố định cáp quang chỉ 7,3 triệu thuê bao, đến tháng 08/2020 thì tổng thuê bao đạt con số hơn 16 triệu thuê bao; tốc độ tối đa cũng từ 17,3Mbps năm 2015 tăng lên hơn 54Mbps. Trên thị trường Internet băng rộng cố định đang có sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt trong những năm gần đây. VNPT với vị thế nhà cung cấp Internet độc quyền trên thị trường có hạ tầng phủ khắp cũng gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt của Viettel, cùng nhiều nhà cung cấp khác. Đến thời điểm hiện nay, thị trường đã tương đối định hình rõ như sau: VNPT chiếm thị phần hơn 40%, Viettel 38%, FPT hơn 14%, số còn lại là SCTV, SPT, VTC… Quy mô phân khúc Internet băng rộng cố định liên tục tăng trưởng và đến hết năm 2019 doanh thu đạt mức hơn 24.200 tỷ đồng. Trong bối cảnh thoại, SMS doanh thu suy giảm liên tục, còn Internet băng rộng cố định vẫn tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ và trở thành điểm tựa cho các nhà mạng. Dư địa, tiềm năng để Internet băng rộng cố định phát triển còn rất lớn. Hiện tại có 16 triệu thuê bao Internet băng rộng cố định (bao gồm cả thuê bao hộ gia đình và thuê bao tổ chức, doanh nghiệp), mà khi đó có tổng số gần 27 triệu hộ dân, chúng ta cũng đang đưa ra mục tiêu là phát triển 1 triệu doanh nghiệp, trong đó có 100.000 doanh nghiệp thuộc ngành Công nghệ thông tin và truyền thông. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng vừa ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia” với mục tiêu rất to lớn là phát triển Chính phủ số, xã hội số, doanh nghiệp số. Trong 1 đó, hạ tầng số đóng vai trò quyết định cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia và mục tiêu là “Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cố định cáp quang” toàn dân. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đặt mục tiêu “mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang”. Ngành Công nghệ thông tin và truyền thông thường được gọi là ICT (viết tắt của Information & Communication Technology) đã và đang bước vào công cuộc đổi mới lần thứ hai, chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng của nền kinh tế số. “Có thể coi đổi mới lần hai là cuộc chuyển dịch có quy mô lớn nhất, thay đổi bản chất của ngành viễn thông Việt Nam, mở ra không gian mới vô cùng to lớn cho ngành viễn thông, lớn hơn rất nhiều không gian thông tin liên lạc. Ý nghĩa của ngành viễn thông đối với phát triển kinh tế đất nước cũng vì thế mà lớn hơn rất nhiều. Ngành Viễn thông đảm nhiệm một sứ mệnh mới: Là hạ tầng, là nền tảng của một nền kinh tế Việt Nam hùng cường, thịnh vượng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. Vì vậy, trong cuộc cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số nền kinh tế, hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng và quyết định sự thành bại. Hạ tầng đó sẽ bay trên đôi cánh công nghệ mới là 5G,6G và Internet băng rộng cố định và sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin. Thị trường Internet cáp quang từ năm 2020 trở nên sôi động hơn với sự tham gia của tân binh là Mobifone ra mắt và ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định MobiFiber tại khu cư dân Ecohome 3, Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội ngày 18/9/2020. Sự kiện được đánh giá sẽ có tác động tích cực đến thị trường viễn thông bằng việc Mobifone đánh dấu mốc gia nhập thị trường Internet cáp quang. Rút kinh nghiệm từ những đơn vị tham gia thị trường trước, họ đã xây dựng đội ngũ cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thời gian đáp ứng rất nhanh, chăm sóc khách hàng sau bán hàng rất tốt, hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu… làm cho khách rất hài lòng với chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của họ. Đây là một thử thách rất lớn cho VNPT Đồng Nai. Trước xu hướng tất yếu đó, các nhà khai thác dịch vụ internet cáp quang trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành dịch vụ, họ không ngừng triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng, hậu mãi, khuyến mãi rất ấn tượng nhằm thu hút số lượng đông đảo khách hàng về phía mình như: giảm giá cước dịch vụ, miễn phí lắp đặt …Việc cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt 2 hơn và cũng đã bắt đầu xảy ra tình trạng nhiều thuê bao rời bỏ nhà mạng này và chuyển sang nhà mạng khác. Trước việc nghiên cứu đánh giá thực trạng về tình hình kinh doanh dịch vụ internet cáp quang của VNPT Đồng Nai, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh hiện nay. Vì thế tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thị trường viễn thông luôn cạnh tranh và ngày càng lớn, cộng thêm hàng loạt “cơ hội vàng” đang được mở ra trước mắt đã buộc các nhà mạng phải tập trung nâng cấp chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng. Vì vậy đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động có liên quan đến dịch vụ viễn thông. Trong đó có một số công trình tiêu biểu như: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam” Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thực hiện năm 2013. Luận án phân tích và chỉ ra những tồn tại, hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực năng lực cạnh tranh ngành viễn thông từ đó chỉ ra khoảng trống, những vấn đề còn tồn tại, những vấn ñề chưa được nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam nhằm xác định những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh ngành viễn thông. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam”, luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế của tác giả Trần Nhật Quang, trường Đại học Kinh tế Hà Nội, thực hiện năm 2015. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong tập đoàn nói chung. Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. “Nghiên cứu mô hình cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch”, luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Nam Thắng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thực hiện năm 2015. Luận án nghiên cứu cần đạt được là xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường việt nam”, luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Tú, trường Đại học Kinh tế Hà Nội, thực hiện năm 2013. Luận án đánh giá tổng quan năng lực cạnh tranh của các 3 ngân hàng thương mại Việt Nam, chỉ ra những tồn tại và hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh ngân hàng từ đó thấy rõ khoảng trống, những vấn đề còn tồn tại, chưa được nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại. Làm rõ thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của VIB thông qua các yếu tố bên trong của ngân hàng (các yếu tố nội lực) nhằm xác định những kết quả đạt được,những tồn tại, hạn chế và điểm mạnh, điểm yếu, trả lời câu hỏi năng lực cạnh tranh của VIB hiện nay như thế nào? Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của VIB trên thị trường Việt Nam. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc”, luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Bùi Thị Sao, trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện năm 2013. Luận án Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, đánh giá năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đánh giá ảnh hưởng của các chiến lược, chính sách hiện hành đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình trên đã làm rõ một số lý luận chung về chất lượng kinh doanh, về hiệu quả kinh doanh, nâng nao năng lực cạnh tranh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang của VNPT Đồng Nai hiện tại để đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh địa bàn. Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát, luận văn sẽ đề ra những mục tiêu cụ thể như sau: - Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh nói chung và trong thị trường viễn thông công nghệ thông tin nói riêng. - Thứ hai, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranhh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet cáp quang của VNPT Đồng Nai. - Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai trong thời gian tới. 4 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của VNPT Đồng Nai và một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh canh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. - Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu 5 năm gần đây năm 2016 đến 2020 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp thống kê mô tả Mô tả và trình bày về thực trạng kinh doanh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai trên cơ sở những số liệu về dữ liệu nội bộ được thu thập từ hoạt động quản lý khách hàng tại VNPT Đồng Nai …, từ đó phân tích và tổng hợp số liệu làm rõ những ưu điểm, hạn chế của vấn đề để có thể đưa ra các giải pháp đầu tư hiệu quả nhất. 6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu của các cơ quan trong và ngoài tại VNPT Đồng Nai, các khách hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai liên quan đến sử dụng dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai trong 5 năm gần nhất từ năm 2016 đến năm 2020, các báo cáo tổng hợp hàng năm tại VNPT Đồng Nai. Bên cạnh việc thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến Cơ sở lý luận của đề tài ở các bộ Luật, Nghị định, Thông tư, trang thông tin điện tử, các công trình nghiên cứu trước đây về năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin nói chung và dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai nói riêng. Dữ liệu sơ cấp: Tác giả khảo sát và thu thập dữ liệu liên quan đến khách hàng đang sử dụng dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai nói riêng thông qua bảng hỏi những khách thể liên quan đến đề tài. 6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để đưa ra các thông tin cần thiết, các số liệu trong phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra 5 các nhận định về sự phát triển của đối tượng nghiên cứu cũng như là tạo cơ sở để dự đoán cho xu hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp tổng hợp dữ liệu: được sử dụng để tổng hợp các kết quả điều tra, quan sát, các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn để đưa ra các kết luận, đánh giá phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Dựa vào các số liệu đã thu thập được ở trên tiến hành tổng hợp và trình bày dưới dạng văn bản word, bảng excel, xây dựng các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ. Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để phân tích, so sánh, đánh giá công tác quản lý, kinh doanh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai qua các năm với phương hướng, nhiệm vụ đã được đề ra trong từng thời kỳ nhất định của VNPT Đồng Nai. Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Sử dụng ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với VNPT Đồng Nai trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ tại địa bàn. 7. Đóng góp mới của luận văn Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài dự kiến có những đóng góp sau: Thứ nhất: hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai. Thứ hai: phân tích và làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai. Thứ ba; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Đồng Nai. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh khác nhau và có nhiều quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Adam Smith cho rằng: nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm một cách chính xác công việc của mình. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thì có rất ít khả năng tạo ra bất kỳ sự cố gắng lớn lao nào. Như vậy có thể hiểu rằng, cạnh tranh làm khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con người và góp phần làm tăng thêm của cải của nền kinh tế. P.Samuelson (2000) thì cho rằng: “Cạnh tranh là sự tranh giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp”. Rheo từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn như chưa thể thỏa mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ, với tư cách là một hiện tượng trong xã hội riêng có của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong mọi quá trình kinh doanh và nó gắn liền với bất cứ chủ thể nào có tham gia hoạt động trên thị trường. Vì thế, cạnh tranh luôn được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học. Nhưng qua các định nghĩa trên có thể rút ra những nét chung nhất về cạnh tranh như sau: Một là: nói đến cạnh tranh nghĩa là nói đến sự ganh đua giữa một hay một nhóm người nhằm giành được phần thắng. Cạnh tranh làm nâng cao vị thế của người này và giảm vị thế của những người khác. 7 Hai là: mục đích cuối cùng của cạnh tranh giữa các đối tượng là kiếm được lợi nhuận cao nhất có thể. Ba là: cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể và có các ràng buộc mà các đối tượng tham gia cạnh tranh phải tuân thủ theo như thị trường, đặc điểm sản phẩm… Bốn là: các chủ thể tham gia cạnh tranh phải sử dụng nhiều các công cụ khác nhau như cạnh tranh bằng tính ưu việt của sản phẩm, giá cả, kênh phân phối… Năm là: cạnh tranh còn được xem là sự ganh đua giữa các chủ thể mang tính hợp tác. 1.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách quan và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham vọng của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt so với trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng về lợi nhuận của nhà kinh doang trở thành động lực thúc đẩy họ làm việc, sáng tạo không mệt mỏi. Theo đó, cạnh tranh có những vai trò cơ bản sau đây: Thứ nhất, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm, họ là thượng đế của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất mà thị trường có thể cung ứng, bởi họ là người có quyền bỏ phiếu bằng đồng tiền để quyết định ai được tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc chơi. Nói cách khác, cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng có được cái mà họ muốn. Tùy thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu mà người tiêu dùng sẽ quyết định việc sử dụng loại hàng hóa, dịch cụ thể nào đó để thỏa mãn. Đối với các nhà sản xuất thì phụ thuộc vào năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ… để họ quyết định mức độ đáp ứng nhu cầu về loại sản phẩm, về giá và chất lượng của chúng. Kinh tế học đánh giá hiệu quả của một thị trường vào khả năng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Thị trường sẽ được coi là hiệu quả nếu nó cung cấp hàng hóa dịch vụ đến tay người tiêu dùng với giá trị cao nhất và thị trường sẽ kém hiệu quả nếu chỉ có một người bán mà cô cô lập với các nhà cạnh tranh khác, các khách hàng khác. Thứ hai: cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như một quy luật của tự nhiên sinh tồn, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản 8 lĩnh trong kinh doanh. Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ những khả năng lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột đối thủ cạnh tranh và bóc lột khách hàng. Vai trò điều phối của cạnh tranh thể hiện thông qua các chu trình của quá trình cạnh tranh. Khi một chu trình cạnh tranh được giả định là kết thúc, người chiến thắng sẽ có được thị phần lớ hơn điểm xuất phát. Thành quả này lại được sử dụng làm khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh tiếp theo. Cứ thế, kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có sự tích tụ dần trong quá trình kinh doanh để nâng cao dần vị thế của mình chiến thắng trên thương trường. Thứ ba: cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất. Những nỗ lực giảm chi phí nhằm giảm giá thành của hàng hóa, dịch vụ đã buộc các doanh nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinh doanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà họ hiện có. Mọi sự lãng phí hoặc tính toán sai lầm trong sử dụng nguồn lực đều có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Nhìn ở tổng thể của nền kinh tế, cạnh tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phí trong kinh doanh, giúp cho mọi nguồn lực được sử dụng tối ưu. Thứ tư: cắt chanh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường với mong muốn giành phần thắng về mình. Theo đó, cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội. Trên thực tế, sự thay đổi và phát triển liên tục của các thế hệ máy vi tính và sự phát triển của hệ thống viễn thông quốc tế hiện đại cho thấy rõ vai trò của cạnh tranh trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Thứ năm: cạnh tranh kích thích sự sáng tạo và là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế và xã hội. Nên tảng của quy luật cạnh tranh trên thị trường là quyền tự do trong kinh doanh và sự độc lập trong sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp. Khi sự tự do kinh doanh bị tiêu diệt, mọi sự thi đua chỉ là những cuộc tụ họp theo phong trào, không thể là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển. Cạnh tranh đòi hỏi nhà nước và pháp luật phải tôn trọng 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan