Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thư...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương

.PDF
139
1
102

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HẢI YẾN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TOÀN CƯƠNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thủy NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hải Yến i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thủy (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kế toán tài chính, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương (đơn vị nơi thực hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hải Yến ii MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................................. iii Danh mục viết tắt .................................................................................................................. vi Danh mục bảng .................................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ .................................................................................................................. viii Danh mục đồ thị .................................................................................................................. viii Trích yếu luận văn ................................................................................................................ ix Thesis abtract ........................................................................................................................ xi Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 4 2.1. Những vấn đề cơ bản về đấu thầu ................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng................................................................... 4 2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng ........................................... 9 2.1.3.Các hình thức đấu thầu ............................................................................................... 11 2.1.4. Các phương thức đấu thầu ......................................................................................... 16 2.1.5. Vai trò của đấu thầu ................................................................................................... 18 2.2. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp ................................. 20 2.2.1. Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng .......................................................................... 20 2.2.2. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp .............................. 25 2.2.3. Nội dung cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp ............................. 27 2.2.4. Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp ......................... 31 iii 2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ............................ 33 2.3.1. Kết quả đấu thầu qua các năm của doanh nghiệp ...................................................... 33 2.3.2. Năng lực tài chính, lợi nhuận đạt được ...................................................................... 34 2.3.3. Chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm và năng lực thi công.......................................... 37 2.3.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ ............................................................................ 39 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp ............................................................................................................ 39 2.4.1. Các nhân tố bên trong ................................................................................................ 39 2.4.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................................................ 43 2.5. Cơ sở thực tiễn của cạnh tranh đấu thầu trong thời gian qua ....................................... 47 2.5.1. Tình hình thực hiện đấu thầu ..................................................................................... 47 2.5.2. Đánh giá về công tác đấu thầu và năng lực cạnh tranh đấu thầu trong thời gian qua ............................................................................................................................ 49 Phần 3. Địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 51 3.1. Đặc điểm công ty cp tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương .............................. 51 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ............................................................ 51 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh .................................................................................................. 52 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.................................................................................. 54 3.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2013-2015 ....................................... 56 3.1.5 Tình hình lao động ...................................................................................................... 59 3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 60 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .................................................................................... 60 3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................................... 60 Phần 4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 64 4.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty ......................................................... 64 4.1.1. Đặc điểm đấu thầu của công ty .................................................................................. 64 4.1.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty ............................................... 66 4.1.3. Phân tích một gói thầu cụ thể mà công ty đã tham gia .............................................. 83 4.1.4. So sánh năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty và đối thủ cạnh tranh ................. 88 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty....................... 93 iv 4.2.1. Nhóm các nhân tố bên trong ...................................................................................... 93 4.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ............................................................................................ 97 4.3. Đánh giá năng lực cạnh qua mô hình SWOT ............................................................. 101 4.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp tư vấn xây dựng và thương mại toàn cương .......................................................................................... 105 4.4.1. Các cơ sở dùng làm căn cứ để đề xuất giải pháp. .................................................... 105 4.4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại Toàn cương ............................................... 108 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 119 5.1. Kết luận ....................................................................................................................... 119 5.2. Kiến nghị..................................................................................................................... 120 5.2.1. Với nhà nước ........................................................................................................... 120 5.2.2. Với công ty .............................................................................................................. 121 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 122 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt CP Cổ phần CT Công trình DN Doanh nghiệp NLCT Năng lực cạnh tranh TM Thương mại TS Tài sản TV Tư vấn XD Xây dựng vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh từ 2013 - 2015 ............. 56 Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2013 -2015 ....................................... 57 Bảng 4.1. Một số công trình xây dựng Công ty trúng thầu ............................................. 67 Bảng 4.2. Một số công trình tư vấn quản lý dự án, thiết kế Công ty trúng thầu ............. 68 Bảng 4.3. Công trình trúng thầu và tỷ lệ trúng thầu của Công ty giai đoạn 2013-2015 ....................................................................................................... 69 Bảng 4.4. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2013-2015 ........................................... 73 Bảng 4.5. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013-2015 ..................................... 76 Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu thanh toán của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ....................... 77 Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2013-2015 ................ 78 Bảng 4.8. Năng lực tài chính của một số công ty xây dựng trong khu vực Bắc Giang - Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015 ........................................................ 79 Bảng 4.9. So sánh kinh nghiệm và năng lực Công ty Toàn Cương với một số đối thủ cạnh tranh đến năm 2015 .................................................................... 81 Bảng 4.10. Mức giá bỏ thầu của các nhà thầu ................................................................... 84 Bảng 4.11. Đánh giá kết quả về kỹ thuật của các nhà thầu ............................................... 86 Bảng 4.12. Kết quả mở thầu của các nhà thầu .................................................................. 87 Bảng 4.13. Kết quả tổng hợp đánh giá về kỹ thuật ........................................................... 87 Bảng 4.14. Tình hình máy móc thiết bị thi công năm 2015 Công ty Tú Tài Kinh Bắc ......................................................................................................... 90 Bảng 4.15. Tình hình máy móc thiết bị thi công năm 2015 Công ty Xây dựng số 1 Bắc Giang ................................................................................................ 92 Bảng 4.16. Máy móc thiết bị thi công của Công ty Toàn Cương giai đoạn 2013- 2015 ...................................................................................................... 93 Bảng 4.17. Báo cáo thực hiện chỉ tiêu lao động Công ty giai đoạn 2013-2015 ................ 95 Bảng 4.18. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngành xây dựng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015 ..................................................................................... 100 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ................................................... 22 Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của công ty ............................................................................... 54 Sơ đồ 4.1. Quy trình thực hiện hoạt động đấu thầu của Công ty ......................................... 64 Sơ đồ 4.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp ................................................ 66 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Biểu đồ tình hình tăng trưởng Doanh thu - Nguồn vốn giai đoạn 2013-2015 ....................................................................................................... 59 Đồ thị 3.2. Biểu đồ thể hiện tình hình lao động giai đoạn 2013 – 2015 .............................. 59 Đồ thị 4.1. Tình hình trúng thầu giai đoạn 2013-2015 ........................................................ 72 Đồ thị 4.2. So sánh doanh thu của Công ty Toàn Cương và một số đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2013-2015 .............................................................................. 88 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến Tên luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mai Toàn Cương.” Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án xây dựng cơ bản, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường không chỉ với các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế đó đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu trong xây dựng tại Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty. Mục tiêu cụ thể của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng; - Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu trong xây dựng của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương; Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp thông qua các nguồn tài liệu sẵn có như Luật, Nghị định của nhà nước; báo cáo, hồ sơ của công ty.... - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp. - Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia. - Phương pháp ma trận SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Kết quả chính và kết luận: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, những vấn đề cơ bản về đấu thầu, nội dung cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đấu thầu trong xây dựng. ix Đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương giai đoạn 2013 – 2015 luận văn đã giải quyết các vấn đề: Khái quát tình hình đấu thầu của công ty; thực trạng cạnh tranh đấu thầu (kết quả cạnh tranh đấu thầu; năng lực tài chính, lợi nhuận đạt được của công ty; chất lượng sản phẩm, kinh nghiêm và năng lực thi công của công ty; tiến độ thi công, kỹ thuật thi công); phân tích một số gói thầu cụ thể công ty đã tham gia; so sánh năng lực cạnh tranh của công ty với đối thủ cạnh tranh; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty (nhân tố bên trong như: máy móc, thiết bi thi công, lao động… và nhân tố bên ngoài: cơ chế chính sách, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…). Kết quả đánh giá cho thấy, năng lực cạnh tranh đấu thầu trong xây dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương còn nhiều hạn chế trong thực hiện các dự án gói thầu có giá trị lớn. Năng lực tài chính thấp (tỷ lệ nợ ngắn hạn cao, có sự chiếm dụng vốn của các chủ đầu tư, chi phí phát sinh cao). Máy móc kỹ thuật còn ít, yếu chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Công tác quảng bá thương hiệu ít, hiệu quả chưa cao. Bộ máy quản lý còn sơ sài, số lượng nhân công lớn nhưng không ổn định. Giá tham gia dự thầu phụ thuộc nhiều vào giá dự toán về chi phí xây dựng. Hiện nay chưa có quy định chính xác về giá nguyên vật liệu, giá cho từng hạng mục. Cơ chế, quy định, chính sách của nhà nước nhiều và thay đổi liên tục, chưa chặt chẽ trong xử phạt vi phạm. Chủ đầu tư, cơ quan tư vấn ảnh hưởng đến hoạt động trúng thầu của Công ty. Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực hiện nay nhiều, khả năng cạnh tranh cao. Một số giải pháp, kiến nghị đã được đề xuất để giải quyết những vấn đề tồn tại trên. x THESIS ABTRACT In the current situation, technical infrastructure construction plays a crucial role in the overall development of the national economy. Procurement method is now widely applied to most construction projects, along with fierce competition with domestic buninesses and foreign ones as well. It is the fact that leads to research the present situation of procurement competitive capacity of Toan Cuong Construction Consultancy and Commercial JSC., and based on the results of the research, this paper also focuses on some detailed solutions to improve procurement competitive competency of the company. The topic formalized theoretical basis and practical application in competitive capacity in construction biding, fundamental issues in biding, competitive content and capacity, and factors affecting competitive capacity in construction biding. By evaluating competitive capacity in construction biding of Toan Cuong Construction Consultancy and Commercial JSC. during the period between 2013 – 2016, the study sovled certain problems: Give an overview of the present biding situation of the company, the present biding competition; analyze certain bidding packages that the company involved, compare the company’s competitive capacity with its competitors, analyze factors affecting the company’s competitive capacity. The results show that the competitive capacity in construction biding of Toan Cuong Construction Consultancy and Commercial JSC. has certain difficulties in carrying out projects with high cost. Financial capacity is poor. The number of machines and equipment is not enough to meet the requirement. Marketing and brand promotion activities are not paid enough attention and are not effective. Management system is simple and inefficient. The number of workers is large but not stable. Bid prices are depenent heavily on estimated price about construction costs. There are no accurate rules for material costs and costs for each item. Mechanisms and policies are not synchronized and unified, without the legal documents of the association and that required for enterprises. Investor and consulting agencies affected on the company’s biding. The increasing number and higher competitive capacities of other competiors in the area. Some solutions are proposed to solve above problems. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là: tự làm; chỉ định thầu và đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản. Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫn là trong lĩnh vực xây dựng công trình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phương thức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vai trò to lớn đối với chủ đầu tư, nhà thầu và Nhà nước. Đối với doanh nghiệp, vì mục tiêu khi tham gia đấu thầu là phải giành được chiến thắng nên việc xây dựng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu có ý nghĩa quan trọng. Chính mục tiêu này sẽ làm động lực để doanh nghiệp phát huy được tính năng động, sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin, xây dựng mối quan hệ, tìm mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường. Và trong quá trình thực hiện dự án, với yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ, đúng kế hoạch và hoàn thành dự án càng sớm càng tốt đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách nâng cao năng lực về kỹ thuật công nghệ tiên tiến để rút ngắn thời hạn thi công. Mặt khác, việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại nếu doanh nghiệp trượt thầu thì sẽ không có việc làm, không tạo được thu nhập cho người lao động, hiệu quả kinh doanh giảm sút, nếu kéo dài thì sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản. Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng và Thương Mại Toàn Cương ngay từ khi bắt đầu thành lập đã hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh thương mại trong ngành xây dựng là chính. Cùng với kinh nghiệm lâu năm và các thế mạnh của bản thân, công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương đã tham dự và thắng thầu nhiều dự án lớn quan trọng đem lại lợi nhuận cho công ty. 1 Tuy nhiên trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ hội là thị trường được mở rộng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với công nghệ nhưng thách thức đối với công ty là sự cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường không chỉ với các doanh nghiệp trong khu vực và các doanh nghiệp ngoài khu vực. Sự thay đổi cơ chế và tình hình kinh tế đầy biến động xấu hiện nay đã làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong sản xuất và kinh doanh. Vì vậy số lượng các công trình thắng thầu đang có xu hướng giảm. Thực tế đó đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu, nhằm rút ra một số các giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mai Toàn Cương” với mong muốn góp phần thực hiện công tác đấu thầu xây lắp đạt hiệu quả hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đấu thầu và năng lực cạnh tranh đấu thầu tại Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vào những đặc điểm, năng lực, hạn chế trong hoạt động đầu thầu của Công ty. + Phạm vi nội dung: hoạt động đấu thầu xây dựng của Công ty + Phạm vi không gian: Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương. + Phạm vi thời gian của số liệu: năm 2013 – 2015 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU 2.1.1. Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng 2.1.1.1. Khái niệm đấu thầu Theo Quốc hội (2013): “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. Xét trên phương diện chủ thể tham gia thì đấu thầu được chia làm 2 loại đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế. “Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu”. “Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu”. (Quốc hội, 2013) Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không tồn tại sự độc quyền trong sự cung cấp cho bất kỳ một loại hàng hóa hay dịch vụ nào trừ một số loại hàng hóa đặc biệt ví dụ như quốc phòng. Có rất nhiều nhà sản xuất, nhiều nhà cung cấp một loại hàng hóa dịch vụ. Cũng trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng bao gồm cả các nhà đầu tư và gọi chung là người mua, luôn mong muốn có được hàng hóa và dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất. Do đó, mỗi khi người mua có nhu cầu mua sắm một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó họ thường tổ chức các cuộc đấu thầu cho các nhà thầu, gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, cạnh tranh nhau về giá cả, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng. Trong các cuộc đấu thầu ấy, nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hóa và dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người mua thì sẽ được chấp nhận hợp đồng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người mua sẽ đưa ra các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, yêu cầu về kỹ thuật, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán và các yêu cầu khác của hợp đồng. Như vậy, không phải khi nào người mua cũng yêu cầu chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt nhất. Nhà thầu căn cứ vào những thông tin trong đề nghị chào hàng để gửi hồ sơ dự thầu đến cho người mua. Nếu trong trường hợp có quá nhiều đơn dự thầu cùng đáp ứng các yêu cầu của người mua thì nhà thầu nào có mức giá chào hàng thấp nhất sẽ được chọn để trao hợp đồng. 4 Qua các khái niệm trên chúng ta có thể thấy được bản chất của đấu thầu là quá trình mua bán đặc biệt trong đó người mua (bên mời thầu) có quyền lựa chọn cho mình người bán (nhà thầu) tốt nhất một cách công khai. Một số người có sự nhầm lẫn và đồng nhất giữa “đấu thầu” và “ đấu giá” là một. “Đấu thầu” xảy ra trong trường hợp cung – người bán > cầu – người mua. “Đấu giá” là cuộc đấu do người bán đứng ra tổ chức để người mua cạnh tranh với nhau về giá một cách công khai tại một thời điểm nhất định. Người mua nào có giá cao nhất sẽ là người chiến thắng và giành được quyền mua hàng hóa đó. Như vậy :Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường trong đó người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu (những người bán) cạnh tranh với nhau. Mục tiêu chung của người mua là có được hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục tiêu của nhà thầu là giành quyền cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó với giả cả bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Hay có thể hiểu ngắn gọn “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu”. 2.1.1.2. Khái niệm đấu thầu xây dựng Trong đời sống kinh tế nước ta nhiều năm trước đây, khi nói đến đấu thầu người ta sẽ nghĩ đến đấu thầu xây dựng. Chính vì lý do đó, những quy định về đấu thầu ở nước ta, trước tiên cũng được đưa ra cho lĩnh vực xây dựng để sau này hoàn thiện hơn, đi sâu vào các lĩnh vực kinh doanh khác của đời sống xã hội. Hoạt động xây dựng trong đề tài này được hiểu theo nghĩa hẹp – là hoạt động của lĩnh vực xây dựng cơ bản. Một trong số 5 lĩnh vực cụ thể theo Chính phủ (2003) giao cho Bộ Xây dựng quản lý với tự cách là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, về cơ bản được hiểu là: “Xây dựng và trang thiết bị cho xây dựng mới, cải tạo mở rộng xí nghiệp, nhà, công trình sản xuất và phi sản xuất hay toàn nền kinh tế quốc dân được thực hiện từ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của nhà nước, tín dụng ngân hàng, quỹ phát triển sản xuất, phân trích khấu hao... kết quả của nó là thực hiện được việc tái sản xuất tài sản cố định.” Theo Quốc hội (2014) thì: “Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.” Từ những nghiên cứu ở trên, có thể định nghĩa khái niệm đấu thầu xây dựng như sau: Đấu thầu xây dựng là hình thức đấu thầu với mục đích lựa chọn 5 được nhà thầu hoặc một nhóm nhà thầu (liên danh) đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra để xây dựng các công trình. 2.1.1.3. Các khái niệm liên quan trong đấu thầu Quốc hội (2013), giải thích một số khái niệm liên quan trong đấu thầu như sau:  Bên mời thầu Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm: a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn; b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn mua sắm thường xuyên; c) Đơn vị mua sắm tập trung; d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn;  Chủ đầu tư Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. - Chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án hoặc khi phê duyệt dự án. - Tùy thuộc nguồn vốn sử dụng cho dự án, chủ đầu tư được xác định cụ thể như sau: a) Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng. b) Đối với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư xây dựng; c) Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thỏa thuận thành lập theo quy định của pháp luật; d) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này do tổ chức, cá nhân sở hữu vốn làm chủ đầu tư. 6 Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư, trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư. (Quốc hội, 2014) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.  Nhà thầu Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư được quy định: - Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp; b) Hạch toán tài chính độc lập; c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật; d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này; e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu; g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, 7 trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu. - Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân; b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật; c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.  Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.  Gói thầu Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.  Gói thầu hỗn hợp Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).  Gói thầu quy mô nhỏ Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.  Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất