Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kinh doanh vnpt – bắc ninh...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm kinh doanh vnpt – bắc ninh

.DOCX
96
61
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này do tôi thực hiện, các số liệu, tư liệu trình bày trong luận văn đều có trích dẫn nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định. Tác giả LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là của giáo viên hướng dẫn khoa học, những người truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học. Tác giả đã hoàn thành Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh” Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy, các cô tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiên giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Đình Quang, người hướng dẫn khoa học tận tâm đã tận tình hướng dẫn, dành thời gian trao đổi, định hướng tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn. Tác giả xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh cùng toàn thể Anh/Chị/Em cán bộ công nhân viên đã tạo điều kiện, hỗ trợ tác giả hoàn thành quá trình nghiên cứu, thu thập và đánh giá số liệu trong Luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, bạn bè là nguồn động viên, cổ vũ tác giả để hoàn thành Luận văn. Do điều kiện chủ quan và khách quan, bản Luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Linh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN...................................................................................i PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP...........................................................................................8 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:................................................8 1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.......................8 1.1.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh..................................................9 1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...........12 1.2.1. Danh tiếng và thương hiệu:.............................................................13 1.2.2. Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường...................................13 1.2.3. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp..........................................14 1.2.4. Trách nhiệm xã hội (tham gia bảo vệ môi trường)..........................14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...........................................................................................15 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài.....................................................................15 1.3.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................................................................................................17 1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin......................20 1.5. Xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin.........................................................................................21 1.6. Các công cụ được sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin...........23 1.6.1. Cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ..........................................23 1.6.2. Cạnh tranh dựa trên giá cước khuyến mại.......................................23 1.6.3. Cạnh tranh dựa trên khách hàng sử dụng dịch vụ...........................24 1.6.4. Cạnh tranh dựa trên sự kết nối........................................................25 1.6.5. Cạnh tranh dựa trên sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ..............26 1.7. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số viễn thông tỉnh, thành phố...............................................................................................27 1.7.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Nam Định.......27 1.7.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Hải Phòng.......29 1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh....30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BẮC NINH.................................32 2.1. Giới thiệu về Trung tâm Kinh doanh VNPT Bắc Ninh....................32 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển.....................................................32 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018..................................................................35 2.1.4. Một số dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin mà Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh đang cung cấp:........................................39 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm kinh doanh VNPT – Bắc Ninh.........................................................................................................41 2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực.............................................................41 2.2.2. Chất lượng dịch vụ..........................................................................51 2.2.3. Giá cả khuyến mãi dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin.........55 2.2.4. Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin......56 2.2.5. Sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ..............................................56 2.3. Phân tích các yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh..............57 2.3.1. Năng lực quản lý và điều hành........................................................57 2.3.2. Giá trị phi vật chất của doanh nghiệp..............................................58 2.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực.............................................................58 2.3.4. Năng lực marketing của doanh nghiệp............................................59 2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh..........................................................................................61 2.4.1. Kết quả đạt được.............................................................................61 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BẮC NINH.......................64 3.1. Định hướng và quan điểm của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh về việc nâng cao năng lực cạnh tranh................................................64 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Băc Ninh..............................................................................64 3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ........................................64 3.2.2. Mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu VNPT VinaPhone.. 67 3.2.4. Cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ.................................................70 3.2.5. Nâng cao năng lực marketing..........................................................70 KẾT LUẬN....................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu tổ chức của trung tâm.....................................................................41 Bảng 2: Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ của Trung tâm kinh doanh VNPT - Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018.......................................................................................42 Bảng 3: Tình hình phát triển thuê bao các dịch vụ giai đoạn 2016 -2018................43 Bảng 4. Kết quả sản xuất kinh doanh Trung tâm kinh doanh VNPT - Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018.......................................................................................................38 Bảng 5. Cơ cấu lao động chính thức của Trung tâm Kinh doanh VNPT- Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018................................................................................................41 Biểu đồ 1. Cơ cấu lao động của Kinh doanh VNPT- Bắc Ninh phân theo giới tính.........43 Bảng 6. Cơ cấu lao động chính thức theo trình độ của Trung tâm Kinh doanh VNPT- Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018...................................................................43 Biểu đồ 2. Cơ cấu lao động của Kinh doanh VNPT- Bắc Ninh theo trình độ..........44 Biểu đồ 3. Trình độ đào tạo của lao động chính thức thuộc Trung tâm Kinh doanh VNPT- Bắc Ninh tính đến tháng 12/2018................................................................45 Bảng 7. Cơ cấu lao động chính thức theo độ tuổi của Trung tâm Kinh doanh VNPTBắc Ninh giai đoạn 2016-2018................................................................................45 Biểu đồ 4. Cơ cấu lao động chính thức theo độ tuổi của Trung tâm Kinh doanh VNPT- Bắc Ninh tính giai đoạn 2016-2018............................................................46 Biểu đồ 5. Cơ cấu lao động chính thức theo thời hạn hợp đồng năm 2018..............47 Biểu đồ 7. Cơ cấu lao động chính thức theo chức năng, nhiệm vụ năm 2018.........47 Bảng 8. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ nhân viên Trung tâm kinh doanh VNPT - Bắc Ninh....................................................................................................48 Bảng 9. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ nhân viên Trung tâm kinh doanh VNPT Bắc Ninh.................................................................................................................. 49 Bảng 10. Trình độ tin học của cán bộ nhân viên Trung tâm kinh doanh VNPT - Bắc Ninh......................................................................................................................... 50 Bảng 11: Tổng hợp kết quả đánh giá lao động tại Trung tâm kinh doanh VNPT Bắc Ninh từ năm 2016 - 2018.................................................................................51 Bảng 12: Thống kê khách hàng sử dụng dịch vụ của VNPT...................................52 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ NGUYỄN THỊ LINH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP MÃ SỐ: 8340101 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2019 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Cạnh tranh mặc dù khốc liệt nhưng lại là nhân tố lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung, và các doanh nghiệp trong ngành viễn thông nói riêng. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp viễn thông nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng…để từ đó giành được những vị thế tạo nên lợi thế trong kinh doanh. Trong những năm đầu, VNPT chiếm lĩnh thị trường, là nhà cung cấp độc quyền về lĩnh vực viễn thông, điều đó giúp VNPT có nhiều thế mạnh và thị phần lớn trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường đã không còn độc quyền, có nhiều nhà cung cấp cùng bước vào lĩnh vực này, cùng cung cấp một sản phẩm dịch vụ, cùng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, VNPT có đối thủ cạnh tranh, nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu của tập đoàn VNPT. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường VT – CNTT, có thể nói, những tiện ích của hiện nay có thể sẽ trở thành lạc hậu trong 10 năm tới. Để phát triển bền vững và tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường dịch vụ VT – CNTT đòi hỏi Tập đoàn VNPT nói chung và Trung tâm Kinh doanh VNPT Bắc Ninh nói riêng, phải không ngừng nỗ lực để phát huy các lợi thế, vận dụng mọi công cụ, nguồn lực và giải pháp để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: ““Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh” CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP Trong chương 1, tác giả đã nêu một số nội dung cơ bản về lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, bao gồm: Khái niệm về năng lực cạnh tranh. Qua các tài liệu tham khảo, tác giả đã rút ra khái niệm tóm tắt về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ii Các cấp độ của cạnh tranh doanh nghiệp, bao gồm: năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh quốc gia. Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: danh tiếng và thương hiệu, thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và trách nhiệm với xã hội (tham gia bảo vệ môi trường). Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, nhà cung ứng và khách hàng. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp, khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác, nguồn lực về cơ sở vật chất và trình độ năng lực marketing của doanh nghiệp. Từ các lý thuyết trên, tác giả cũng đưa ra lý do của sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin. Ngoài ra tác giả cũng nêu nội dung về xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin hiện nay. Công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin, bao gồm: cạnh tranh dựa trên chất lượng dịch vụ, cạnh tranh dựa trên giá cước khuyến mại, cạnh tranh dựa trên khách hàng sử dụng dịch vụ, cạnh tranh dựa trên sự kết nối, cạnh tranh dựa trên sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ và một số chỉ tiêu bổ sung. Trong chương 1, tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một số viễn thông tỉnh, thành phố, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Trung tâm kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. iii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BẮC NINH Tác giả giới thiệu đôi nét về Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh: quá trình thành lập và phát triển, cơ cấu tổ chức của trung tâm và kết quả sản xuất kinh doanh của trung tâm trong giai đoạn 2016-2018. Ngoài ra, tác giả đưa ra và giới thiệu về một số dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin mà trung tâm hiện đang cung cấp trên địa bàn tỉnh. Tác giả nêu ra thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của trung tâm, một số nội dung chính bao gồm: Chất lượng nguồn nhân lực (tác giả phân tích chất lượng nguồn nhân lực dựa trên phân tích nguồn nhân lực theo các loại cơ cấu khác nhau: cơ cấu theo giới tính, trình độ, độ tuổi, thời hạn hợp đồng, chức năng nhiệm vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học). Chất lượng dịch vụ. Đánh giá của một số khách hàng và cơ quan chủ quản dịch vụ mà trung tâm đang cung cấp (cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội...) Giá cả khuyến mãi dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin. Khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin. Sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ. Trong chương 2, tác giả cũng phân tích các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của Trung tâm kinh doanh VNPT – Bắc Ninh, bao gồm: năng lực quản lý và điều hành, giá trị phi vật chất của doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực marketing của doanh nghiệp. Từ các nội dung nêu trên, tác giả đưa ra đánh giá chung về năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của trung tâm kinh doanh VNPT – Bắc Ninh, những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BẮC NINH iv Trong nội dung chương 3, tác giả nêu ra quan điểm và định hướng của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, chỉ ra ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Bao gồm: nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ, mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu VNPT VinaPhone trên địa bàn tỉnh, hoàn thiện bộ máy quản lý và phát triển nguồn nhân lực, cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ và nâng cao năng lực marketing. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ NGUYỄN THỊ LINH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ KIM THANH HÀ NỘI – 2019 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam là đất nước 90 triệu dân, trong đó có tới khoảng 40 triệu người sử dụng internet, đồng thời, lĩnh vực công nghệ thông tin là lĩnh vực đang được Chính phủ ưu tiên tạo điều kiện phát triển. Chính vì thế tiềm năng dành cho các doanh nghiệp ở lĩnh vực này là rất lớn, song cũng chính vì vậy mà cnahj tranh ở lĩnh vực này cũng vô cùng khốc liệt. Cạnh tranh mặc dù khốc liệt nhưng lại là nhân tố lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung, và các doanh nghiệp trong ngành viễn thông nói riêng. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp viễn thông nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng…để từ đó giành được những vị thế tạo nên lợi thế trong kinh doanh. Trong những năm đầu, VNPT chiếm lĩnh thị trường, là nhà cung cấp độc quyền về lĩnh vực viễn thông, điều đó giúp VNPT có nhiều thế mạnh và thị phần lớn trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường đã không còn độc quyền, có nhiều nhà cung cấp cùng bước vào lĩnh vực này, cùng cung cấp một sản phẩm dịch vụ, cùng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, VNPT có đối thủ cạnh tranh, nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu của tập đoàn VNPT. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ có các doanh nghiệp trong nước cung cấp các dịch vụ viễn thông, do đó, cạnh tranh là vấn đề tất yếu. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ càng cao, dẫn tới sự cạnh tranh càng diễn ra mạnh mẽ, khốc liệt. Hiện nay, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin đã phát triển đến đỉnh cao và trở thành một trong những dịch vụ quan trọng không những mang ý nghĩa chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia mà còn là dịch vụ không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Mạng lưới thông tin liên lạc đã đóng góp quan trọng vào công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương; dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin với những ứng dụng và tính năng hết sức đa dạng đã mang lại những thành quả to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế; kết nối các quốc gia 2 trên mọi miền lãnh thổ, rút ngắn cự ly, bán kính, “kết nối tình thân” giữa mọi người trên khắp năm châu, không phân biệt khoảng cách và vị trí địa lý. Trong lĩnh vực Viễn thông – Công nghệ thông tin (VT – CNTT), thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có chủ chương nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ VT – CNTT trong nước bằng các chính sách khuyến khích phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp cùng cung cấp dịch vụ VT – CNTT. Hiện nay có khoảng 50 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VT – CNTT trên thị trường Việt Nam, trong đó có những doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và đến nay quy mô không hề thua kém VNPT. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường VT – CNTT, có thể nói, những tiện ích của hiện nay có thể sẽ trở thành lạc hậu trong 10 năm tới. Để phát triển bền vững và tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường dịch vụ VT – CNTT đòi hỏi Tập đoàn VNPT nói chung và Trung tâm Kinh doanh VNPT Bắc Ninh nói riêng, phải không ngừng nỗ lực để phát huy các lợi thế, vận dụng mọi công cụ, nguồn lực và giải pháp để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Năm 2016, Tập đoàn VNPT đã thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ. Hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo mô hình chuỗi giá trị “Dịch vụ - Hạ tầng - Kinh doanh” với nguyên tắc “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả” đã mang lại những kết quả hết sức khả quan. Lợi nhuận năm 2016 của Tập đoàn tăng gấp đôi so với thời điểm trước cơ cấu (năm 2013), thu nhập bình quân năm 2016 tăng 60% so với thời điểm trước tái cơ cấu. Năm 2016 cũng là năm thứ ba liên tiếp VNPT đạt lợi nhuận tăng trưởng trên 20%. Với ý nghĩa, tầm quan trọng của dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng thì thị trường viễn thông đã thực sự bùng nổ và trở thành “miếng bánh” hấp dẫn các nhà cung cấp. Chính vì vậy, xu thế tranh diễn ra là điều tất yếu. Bởi lẽ, đây là thị trường hết sức tiềm năng, nhu cầu sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cũng như sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Để tồn tại và phát triển 3 trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp viễn thông phải nắm bắt được thông tin về thị trường về nguồn khách hàng trên cơ sở các thông tin về cung, cầu và giá cả trên thị trường giúp cho doanh nghiệp tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, xác định được giá bán hợp lý đảm bảo vừa tận dụng được nguồn lực hiện có, vừa mang lại lợi nhuận cao. Đối với Trung tâm kinh doanh VNPT Bắc Ninh vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh luôn được doanh nghiệp quan tâm nhất trong thực trạng nền kinh tế hiện nay đó là: tình hình cạnh tranh thị trường dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin ngày càng diễn ra gay gắt khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin dẫn tới thị trường bị chia sẻ mạnh hơn về lợi ích, giá cước các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin tiếp tục giảm mạnh ở hầu hết các dịch vụ, mật độ thuê bao các dịch vụ trên thị trường khá cao, chi phí của đơn vị tiếp tục tăng cao do phải tiếp tục đầu tư mở rộng mạng lưới, thực hiện chương trình khuyến mại, … Do đó, phát triển thuê bao, mạng lưới hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước là vấn đề đã khó, riêng với Trung tâm kinh doanh VNPT Bắc Ninh vấn đề đặt ra lại càng khó khăn hơn vì sự phát triển nhanh như vũ bão của ngành công nghệ thông tin do nhu cầu của con người ngày càng cao, càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng, mạng lưới phân phối, giá cả, sự thuận tiện và chính sách chăm sóc khách hàng, … Thêm vào đó, “Năm 2019 được coi là năm bản lề để Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn 2030, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Tập đoàn theo hướng nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng lợi nhuận, đột phá về năng lực cạnh tranh. Đồng thời VNPT cũng sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức hoạt động theo đúng nội dung quy định của Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm triển khai có hiệu quả công tác cổ phần hóa Công ty mẹ”. VNPT mong muốn sẽ hoàn thành lộ trình cổ phần hóa tập đoàn trong năm 2019, chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của VNPT là yêu cầu cực kỳ quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên, cùng với mong muốn tìm ra các giải pháp nhằm 4 nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh dựa vào những kiến thức đã được trang bị, tác giả tiến hành lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh”. 2. Tổng quan nghiên cứu. Cạnh tranh là vấn đề vốn dĩ đã được rất nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, nhiều sản phẩm dịch vụ cụ thể, với các cấp độ khác nhau như: Quốc tế, Quốc gia, Doanh nghiệp… Cụ thể như: Các luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Vũ Duy Vĩnh năm 2009; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam” của TS. Phạm Văn Công năm 2009; “Hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập” của TS. Đinh Thị Nga năm 2010. Đối với lĩnh vực viễn thông cũng đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề cạnh tranh, cụ thể: Ngô Hoàng Yến, Luận án Tiến sĩ kinh tế Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Viễn thông của Tập đoàn BCVT (VNPT) trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, Viện nghiên cứu Thương Mại, (2010). Công trình này, đề cập đến một số lý luận chủ yếu về sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di động và truy nhập Internet băng rộng. Đánh giá thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di động và truy nhập Internet băng rộng của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ Viễn thông của VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Luận án tiến sĩ “Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới” của TS. Trần Thị Anh Thư năm 2012. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hòa Duyên năm 2012. Luận án thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông 5 tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hằng năm 2013. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS) từ nay đến năm 2020” của tác giả Hoàng Thị Hải, năm 2013. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thông tin di động của Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone” của tác giả Tô Thị Thu Hường năm 2013. Luận án thạc sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh Đến Năm 2020”... Các Luận án này đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông nói chung và của Tập Đoàn VNPT và VNPT Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2014. Từ năm 2016, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT có sự tái cấu trúc theo hướng “khác biệt – chuyên biệt – hiệu quả”, và đặc biệt chú trọng phát triển các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về năng lực cạnh tranh của lĩnh vực này. Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh” là một nghiên cứu mới không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. Đề tài tập trung nghiên cứu cho một đơn vị thành viên cụ thể trực thuộc Tập Đoàn VNPT trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin, đó là Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. 3. Mục tiêu nghiên cứu.  Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh đề ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. 6  Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh trong năm 2016, 2017, 2018 và một số Doanh nghiệp viễn thông khác để làm cơ sở đánh giá, so sánh. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh, xác định các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp bổ sung như sau: - Phương pháp phân tích, thống kê: Phân tích, thống kê các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh và một số Doanh nghiệp viễn thông khác có liên quan. - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, gửi phiếu xin ý kiến của một số khách hàng lớn và cơ quan chủ quản các dịch vụ mà Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh đang cung cấp dịch vụ. - Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh để so sánh và đánh giá. - Phương pháp phân tích bằng Ma trận hình ảnh cạnh tranh và SWOT… để phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức… 7 6. Kết cấu cơ bản của luận văn. Tên luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương I- Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. Chương II- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh. Chương III- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bắc Ninh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan