Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch hà tiên...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch hà tiên

.PDF
90
191
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CHUNG LỢI HƢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HÀ TIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CHUNG LỢI HƢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HÀ TIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 Quyết định giao đề tài: 60/QĐ-ĐHNT ngày 15-01-2015 Quyết định thành lập hội đồng: 696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017 Ngày bảo vệ: 23/8/2017 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH Chủ tịch Hội Đồng: TS. TRẦN Đ NH CHẤT Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của học viên Chung Lợi Hưng với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố bởi tác giả khác trong bất kỳ công trình nào trước đây. n n y 10 tháng 07 năm 2017 Tác giả luận văn Chung Lợi Hƣng iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy Cô giảng dạy Chương trình cao học Quản trị kinh doanh của trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh đã dành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn hoàn thành luận văn. Cám ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện đề tài! n n y 10 tháng 07 năm 2017 Tác giả luận văn Chung Lợi Hƣng iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. x PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .......................... 4 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh .................................................................................. 4 1.1.1. Cạnh tranh là gì? .................................................................................................... 4 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh................................................................................................... 5 1.1.3. Năng lực cạnh tranh ............................................................................................... 5 1.2. Công cụ phân tích Năng lực cạnh tranh vận dụng vào ngành du lịch ........................ 9 1.2.1. Giới thiệu khung phân tích ..................................................................................... 9 1.2.2. Các nhân tố trong mô hình ................................................................................... 10 1.3. Lý luận cơ bản về du lịch và điểm đến du lịch ........................................................ 17 1.3.1. Khái niệm du lịch ................................................................................................. 17 1.3.2. Khái niệm về điểm đến du lịch ............................................................................. 19 1.3.3. Khái niệm về ngành du lịch ................................................................................. 19 1.3.4. Khái niệm về sản phẩm du lịch ............................................................................. 21 1.3.5. Khái niệm về khách du lịch ................................................................................. 22 1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số nước ..................................... 25 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HÀ TIÊN 28 2.1. Khái quát tình hình du lịch Hà Tiên ....................................................................... 28 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên -kinh tế -xã hội của thị xã Hà Tiên ......................................... 28 v 2.1.2. Tình hình du lịch tại thị xã Hà Tiên ...................................................................... 30 2.2. Phân tích Năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên theo mô hình kim cương của M.Porter ......................................................................................................................... 36 2.2.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất của ngành du lịch................................................. 36 2.2.2. Điều kiện về cầu du lịch ...................................................................................... 39 2.2.3. Các ngành hỗ trợ liên quan .................................................................................. 40 2.2.4. Chiến lược, cơ cấu cạnh tranh ngành du lịch Hà Tiên ..................................... 43 2.2.5. Quản lý nhà nước ................................................................................................. 44 2.2.6. Vai trò của cơ hội ................................................................................................ 47 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch Hà Tiên qua ma trận hình ảnh cạnh tranh.......... 48 2.3.1. Quy trình đánh giá ................................................................................................ 48 2.3.2. Kết quả đánh giá................................................................................................... 49 2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh du lịch Hà Tiên ......................................... 55 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................... 59 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HÀ TIÊN ..................................................................................................... 60 3.1. Định hướng phát triển du lịch Hà Tiên thời gian tới................................................ 60 3.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................................... 60 3.1.2. Định hướng phát triển .......................................................................................... 61 3.1.3. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 62 3.2. Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Hà Tiên ............................ 64 3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.......................................... 65 3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ........................................ 66 3.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................................. 67 3.2.4. Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và an ninh ............................................ 68 3.2.5. Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh điểm đến Hà Tiên ......... 69 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................... 71 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 73 PHỤ LỤC vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ĐĐDL: Điểm đến du lịch GDP: Gross Dometsic Product: Tổng thu nhập quốc dân ISO: International Organization for Standardization: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế MICE: Du lịch Công vụ [là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm)] NLCT: Năng lực cạnh tranh PCI: Provinvial Competitiveness index: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh SPDV: Sản phẩm dịch vụ TNDL: Tài nguyên du lịch TDTT: Thể dục thể thao UNWTO: World Tourism Organization: Tổ chức du lịch thế giới UBND: Ủy ban nhân dân VH & DL: Văn hóa và du lịch WEF: Wold Economic forum : Diễn đàn kinh tế thế giới vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đơn vị hành chính, diện tích và dân số thị xã Hà Tiên năm 2015 ................ 29 Bảng 2.2. Tổng lượt khách và doanh thu du lịch Hà Tiên (2012-2015) ....................... 31 Bảng 2.3. Doanh thu và lượt khách của Hà Tiên .......................................................... 32 Bảng 2.4. Bảng lượt khách Hà Tiên qua các năm 2012-2015 ....................................... 39 Bảng 2.5. Thống kê cơ ở lưu trú tại Hà tiên năm 2015 ................................................. 41 Bảng 2.6. Bảng Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................. 49 Bảng 2.7. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhóm tiêu chí “hoạt động kinh doanh du lịch” ...... 49 Bảng 2.8. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhóm tiêu chí .................................................. 51 Bảng 2.9. Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí .............................................. 52 Bảng 2.10. Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí............................................ 53 Bảng 2.11. Ma trận hình ảnh cạnh tranh về nhóm tiêu chí............................................ 54 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình kim cương của Micheal Porter .......................................................... 9 Hình 2.1 Biểu đồ doanh thu một số điểm du lịch .......................................................... 32 Hình 2.2. Biểu đồ lượt khách ở một số điểm du lịch .................................................... 33 Hình 2.3. Biểu đồ lượt khách đến Hà Tiên năm 2012 – 2015 ....................................... 40 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Với xu thế toàn cầu hóa đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch trên phạm vi toàn cầu phát triển nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của thế giới. Tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển. Chính những đóng góp đáng kể đó của ngành “công nghiệp không khói” vào sự phát triển nhanh của nhiều nền kinh tế mà hiện nay rất nhiều quốc gia coi trọng việc phát triển du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến để thu hút khách du lịch. Hà Tiên – Kiên Giang là một điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến với thập cảnh non nước hữu tình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú cùng với các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống văn hóa mang nét đặt trưng nên Hà Tiên ngày càng thu hút nhiều lượt khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, hiện nay các tỉnh lân cận trong khu vực cũng đang xúc tiến phát triển ngành du lịch, đó là một thách thức lớn đối với điểm đến du lịch Hà Tiên. Để có thể cạnh tranh với các điểm đến khác thì du lịch Hà Tiên cần phải xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của mình để có những biện pháp cụ thể trong chiến lược phát triển và cạnh tranh với các điểm du lịch khác trong khu vực. Nghiên cứu này với mục tiêu là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Hà Tiên. Để hoàn thành mục tiêu đầu tiên tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý thuyết liên quan đến đề tài trong và ngoài nước. Mô hình lý thuyết chính được tác giả sử dụng là mô hình kim cương của Micheal Porter và năng lực cạnh tranh quốc gia, nhưng được tác giả điều chỉnh lại để phân tích năng lực cạnh tranh ngành du lịch Hà Tiên. Tác giả đã sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu sơ cấp, thứ cấp và phương pháp chuyên gia. Ma trận hình ảnh cạnh tranh điểm đến du lịch Hà Tiên và các điểm du lịch so sánh khác được thảo luận và lấy ý kiến từ các chuyên gia, đồng thời tác giả sử dụng khung phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên mô hình kim cương của Micheal Porter để phân tích năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên. Kết quả đánh giá về năng lực cạnh tranh cho thấy điểm đến du lịch Hà Tiên có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến so sánh là Bạc Liêu, An Giang và x Châu Đốc. Kết quả cũng cho thấy được hiện tại trong khu vực tây Nam Bộ thì Châu Đốc chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với Hà Tiên vì điểm năng lực cạnh tranh của Châu Đốc xấp xỉ bằng với Hà Tiên. Theo các chuyên gia thì hạn chế lớn nhất của du lịch Hà Tiên là về nhân lực phục vụ du lịch chưa được phát triển để đáp ứng với nhu cầu du lịch Hà Tiên hiện tại; các tài nguyên du lịch Hà Tiên được đánh giá cao nhất trong các chỉ tiêu so sánh. Cuối cùng, dựa vào các kết quả nghiên cứu và thực trạng tình hình du lịch Hà Tiên tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể như: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và an ninh du lịch, đầu tư và quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch. * Từ khóa: năng lực cạnh tranh, du lịch, Hà Tiên xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, với những tác động của toàn cầu hóa, không chỉ những ngành sản xuất hàng hóa mà ngành cung ứng dịch vụ cho xã hội cũng phát triển không ngừng. Đặc biệt, ngành Du lịch là ngành vừa mang giá trị văn hóa lịch sử vừa đem lại lợi ích kinh tế đáng kể mà còn đáp ứng nhu cầu khám phá, học hỏi, nghỉ dưỡng… đến người tiêu dùng. Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của các loại sản phẩm du lịch khác nhau. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể cho nên du lịch còn được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”. Hòa vào xu hướng phát triển của du lịch toàn cầu và khu vực, Du lịch đã tăng trưởng khá nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Vì tạo hóa đã ban tặng cho Kiên Giang – vùng đất nơi cuối trời phía Tây Nam của Tổ quốc nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến đó là thập cảnh Hà Tiên và đảo ngọc Phú Quốc; trong đó Huyện đảo Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc nơi cực Nam Tổ quốc, được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch bậc nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Mặt khác, Thị xã Hà Tiên – vùng đất có quá trình hình thành và phát triển đã hơn 300 năm; có nhiều di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh; là đầu mối giao thông, cửa ngõ giao thương; thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh Kiên Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng và phát triển để Hà Tiên trở thành một đô thị hiện đại, văn minh và phát triển du lịch theo hướng bền vững thì mới chỉ là những bước đi ban đầu; trước những nguồn lực du 1 lịch đang bị chia sẻ, lợi thế phát triển du lịch đang giảm dần và áp lực cạnh tranh càng gia tăng; yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giữ chân khách du lịch đến với Hà Tiên dài ngày hơn, đòi hỏi cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm cung ứng chuỗi giá trị du lịch bền vững. Trước những yêu cầu cấp thiết đó và là một người con của đất Hà Tiên nên quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên” để nghiên cứu nhằm góp phần thiết thực vào sự phát triển bền vững của du lịch Hà Tiên, đồng thời giúp cho ngành du lịch tại thị xã xác định những lợi thế cần tạo lập, củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh ngành “công nghiệp không khói” của thành phố Hà Tiên trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Hà Tiên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng hợp cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh; hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch. - Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên. - Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý thuyết và thực tế liên quan về năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Hà Tiên, số liệu thu thập trong 04 năm gần nhất và được thu thập từ Phòng Văn hóa Thông tin thị xã, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch thị xã; trong đó có sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, báo đài, website, báo cáo của các cơ quan chuyên môn... và thu thập từ kết quả của phương pháp chuyên gia. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 2 - Phương pháp thống kê, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp, tài liệu nhằm xác định lợi thế cạnh tranh của du lịch Hà Tiên. - Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến để nhận định những yếu tố tác động và mức độ tác động đối với ngành du lịch tại thị xã; cụ thể, tác giả đã tiến hành phỏng vấn ý kiến của 10 chuyên gia (d n s c đín kèm ở p ần p ụ lục). 5. Dự kiến đóng góp của luận văn - Tổng hợp cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh; hệ thống hóa một số vấn đề lý luận vào thực tiễn ngành du lịch thị xã Hà Tiên. - Giúp ngành du lịch Hà Tiên sử dụng hiệu quả các nguồn lực và phương hướng phát triển bền vững trong thời gian tới thông qua việc xác định rõ lợi thế cạnh tranh. Đây là cũng là đề tài đầu tiên thực hiện tại thị xã Hà Tiên về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch nhằm xác định lợi thế cạnh tranh, cần được giữ vững, phát triển bền vững ngành này. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm 3 chương không kể phần mở đầu: C ươn 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh. C ươn 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên. C ươn 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Tiên. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 1.1.1. Cạnh tranh là gì? Cạnh tranh có nguồn gốc la tinh là: competere, nghĩa là tham gia đua tranh với nhau, thuật ngữ này cũng được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, thương mại, luật... và thường xuyên được đề cập trong sách, báo, các diễn đàn kinh tế -xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng; tùy theo từng góc độ tiếp cận khác nhau mà có những quan điểm khác nhau về cạnh tranh, cụ thể như: Theo K. Marx: “Cạn tr n l sự n ằm gi n n đu đấu tr n y ắt iữ c c n iật n ữn điều kiện t uận lợi tron sản xuất v tiêu dùn n tư bản ó để t u được lợi n uận siêu n ạc ”. Theo Bách khoa toàn thư mở (http://vi.wikipedia.org): “Cạn tr n l n đu đấu tr n c ốn lại c c c n ân được sự tồn tại sốn c n n độn y c c n óm c c lo i vì mục đíc i n được lợi n uận đị vị sự kiêu ãn i n c c p ần t ưởn y n ữn t ứ k c”. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: sự trườn n ằm tr n n đu kìn địc iữ c c n kin do n trên t ị i n cùn một loại t i n uyên sản xuất oặc cùn một loại k c hàng về p í mìn ”. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus cho rằng Cạn tr n l sự kìn địc iữ c c do n n iệp cạn tr n với n u để d n k c n oặc t ị trường. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về cạnh tranh khác nhau tùy theo từng quan điểm nhưng khái niệm cạnh tranh có tính bao quát nhất là của Giáo sư Michael E. Porter – người được mệnh danh là “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh; theo Ông thì: cạn tr n là tạo r năn suất v năn suất l i trị sản lượn do một đơn vị l o độn oặc vốn sinh ra. Nó p ụ t uộc v o cả c ất lượn lẫn đặc điểm củ sản p ẩm (yếu tố quyết địn i củ sản p ẩm) v tín iệu quả m n ờ v o đó sản p ẩm được sản xuất r . Điều này cho thấy, bản chất của cạnh tranh không phải là tiêu diệt đối thủ mà là tạo ra và 4 mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để họ có thể lựa chọn chúng ta mà không đến với đối thủ cạnh tranh. 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh Theo Michael E. Porter (1985) thì Lợi t ế cạn tr n l n iệp m n lại c o n ười mu m i trị đó vượt qu c i p í củ do n n iệp tạo r nó. Gi trị m n ười mu sẵn s n để trả v n ữn i trị m một do n i trị c o ơn n ăn trở việc đề n ị i t ấp ơn đối t ủ c o n ữn lợi íc tươn đươn y cun cấp n ữn lợi íc độc n ất ơn l nảy sin một i c o ơn. Điều này cho thấy rằng lợi thế cạnh tranh chính là tâm điểm của mọi chiến lược; muốn đạt được lợi thế cạnh tranh thì cần phải lựa chọn, nghĩa là xác định rõ lợi thế cạnh tranh nào và trong phạm vi nào. Đồng thời, lợi thế cạnh tranh khởi nguồn từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng, lợi thế này có thể biểu hiện bằng những giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh (tron điều kiện lợi íc c o k c n l tươn đươn ) hay cũng có thể là những giá trị gia tăng cao hơn so với đối thủ làm cho khách hàng sẵn sàng chi trả một mức giá cao hơn; là những giá trị mà đối thủ khác không có và những phương pháp mà đối thủ khó có thể làm theo được. 1.1.3. Năng lực cạnh tranh Nói đến cạnh tranh thì không thể không nói đến thuật ngữ “năn lực cạn tr n ” – đó cũng chính là sự quan tâm thường trực của các nhà hoạch định chính sách quốc gia, chính phủ, doanh nhân và các nhà nghiên cứu... Theo khái niệm về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh có thể hiểu rộng về năng lực cạnh tranh là sự bao hàm cả thực lực và lợi thế cạnh tranh của một ngành, của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, tùy theo từng quan điểm nghiên cứu khác nhau trên mỗi cấp độ: quốc gia, ngành, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ... mà có từng định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh như: 1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) định nghĩa: “Năn lực cạn tr n quốc i l k ả năn củ nước đó đạt được n ữn t n quả 5 n n v bền vữn về mức sốn n ĩ l đạt được mức tăn trưởn c o x c địn sự t y đổi tổn sản p ẩm quốc nội trên đầu n ười t eo t ời i n”. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF- World Economic Forum) thì năn lực cạn tr n củ một quốc i l k ả năn đạt v duy trì được mức tăn trưởn c o l tăn năn lực sản xuất bằn việc đổi mới sử dụn c c côn n ệ c o ơn đ o tạo kỹ năn liên tục qu n tâm đến côn bằn xã ội v bảo vệ môi trườn . Nói đến năng lực cạnh tranh quốc gia là nói đến cách thức các quốc gia tạo ra điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển kinh tế; nó đo lường những gì hình thành nên sự phát triển này như: chính sách, thể chế và các yếu tố quyết định năng suất. Nghĩa là nó theo dõi những yếu tố quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất cao và so sánh thành quả của mỗi quốc gia với chuẩn mực quốc tế. 1.1.3.2. Năng lực cạnh tranh ngành Theo Michael E. Porter (1980) thì một ngành (sản p ẩm y dịc vụ) là một nhóm doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm hay dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với nhau. Ngoài ra, ngành còn được định nghĩa là một nhóm các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thay thế gần gũi cho nhau. Trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành thì chủ thể của cạnh tranh chính là ngành; để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành, giáo sư Michael E. Porter đưa ra cách phân tích năng lực cạnh tranh dựa vào phân tích cơ cấu ngành trong quản trị chiến lược, theo đó năng lực cạnh tranh ngành chịu ảnh hưởng bởi một số nhóm nhân tố: các yếu tố về lợi thế tự nhiên, vị trí địa lý, quy mô địa phương; chất lượng môi trường kinhh doanh, trình độ phát triển cụm ngành, độ tinh thông trong hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp trong ngành; hạ tầng xã hội – thể chế chính trị, các chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ. 1.1.3.3. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần tạo ra thu nhập và phát triển bền vững. Trong thực tế, doanh nghiệp không thể hội tụ tất cả các lợi thế cùng một lúc, nếu như có lợi thế về mặt này thì bất lợi ở mặt kia; nhưng không phải là không có lợi thế cạnh tranh cho riêng mình bằng chiến lược khác biệt hóa, chiến lược chi phí tối ưu, chiến lược tập trung. 6 Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm –dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho khách hàng. 1.1.3.4. Năng lực cạnh tranh sản phẩm –dịch vụ Năng lực cạnh tranh của SPDV chính là năng lực nắm giữ, tiêu thụ nhanh chóng và nâng cao thị phần của loại SPDV đó so với SPDV cùng loại của một doanh nghiệp khác tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và trong cùng thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán và đặc biệt là Năng lực cạnh tranh của SPDV được tạo ra bởi doanh nghiệp, nghĩa là sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm –dịch vụ cao trong khi năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp tạo ra sản phẩm –dịch vụ đó ở mức thấp. Đây là hai cấp độ có phạm trù khác nhau nhưng lại có quan hệ hữu cơ với nhau, cho thấy sự ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp về cơ bản và lâu dài đối với năng lực cạnh tranh của sản phẩm –dịch vụ. 1.1.3.5. Năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (được viết tắt l PCI -Provinvial Competitiveness Index) là chỉ số dùng để đánh giá và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy phát triển của lĩnh vực kinh tế tư nhân. PCI được phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. 1.1.3.6. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về NLCT trong ngành du lịch ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu du lịch trên thế giới vì nó được coi là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của các điểm đến du lịch. Trước đây, cạnh tranh trong du lịch thường chủ yếu quan tâm đến giá cả và thường chỉ được chú trọng ở tầm mức vi mô. 7 NLCT điểm đến được xem xét đến hai góc độ: (1) Điểm đến; và (2) Năng lực cạnh tranh. Thuật ngữ NLCT đã trở thành điểm trọng tâm của chính sách du lịch, khi cạnh tranh gia tăng, chính sách du lịch tập trung vào cải thiện NLCT thông qua việc tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm giám sát, kiểm soát và tăng cường chất lượng và hiệu quả của ngành, bảo vệ các nguồn lực. Với cách tiếp cận xem xét NLCT gắn với số lượng khách du lịch và thu nhập của điểm đến, nghiên cứu của Larry Dwyer và Chulwon Kim (2003) cho rằng: “Năn lực cạnh tranh củ điểm đến là khả năng củ điểm đến tạo ra và kết hợp các sản phẩm có giá trị i tăn để duy trì nguồn lực trong khi giữ vững vị thế trên thị trườn trước đối thủ cạn tr n ” và “một điểm đến có năn lực cạnh tranh nếu thị phần củ nó được đ n i bởi số lượng khách du lịch và lợi nhuận tăn lên”. Crouch và Ritchie (1999) cho rằng điểm đến có khả năng cạnh tranh nếu “sự phát triển du lịch là bền vững, không chỉ về khía cạnh kinh tế, sinh thái, mà cả về khía cạnh xã hội văn o v c ín trị”. Crouch và Ritchie tập trung vào sự thịnh vượng của nền kinh tế trong dài hạn như là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng cạnh tranh của điểm đến. Do đó, “điểm đến có khả năn cạnh tranh nhất l điểm đến có thể tạo ra sự thịn vượng bền vữn c o dân cư một cách hiệu quả nhất”. Từ sự phân tích ở trên, tác giả cho rằng năng lực cạnh tranh điểm đến được xem là tập hợp các yếu tố nguồn lực như: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, các chính sách, thể chế và con người của một điểm đến tạo ra một hình ảnh về sự phát triển du lịch bền vững, có hiệu quả, có khả năng hấp dẫn, thu hút và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách hơn so với các điểm đến khác. 1.1.3.7. Mối quan hệ ở mỗi cấp độ của năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, thì NLCT được xem xét dưới các cấp độ như: năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành –doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của SPDV. Giữa chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau rất cơ hữu, liên kết tạo điều kiện phát triển hay cũng có thể chế định nhau, ảnh hưởng đến nhau tạo thành một chuỗi liên kết. Chẳng hạn, NLCT quốc gia sẽ phát triển bền vững khi nâng cao NLCT của ngành –doanh nghiệp và NLCT quốc gia mở ra cơ hội cho ngành –doanh nghiệp khai thác điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nhằm nâng cao NLCT ngành –doanh nghiệp; về quan hệ giữa NLCT của SPDV và NLCT của doanh nghiệp cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau, NLCT của ngành –doanh nghiệp cũng có thể được đo lường bằng NLCT của SPDV mà ngành –doanh nghiệp sản xuất ra. 8 1.2. Công cụ phân tích Năng lực cạnh tranh vận dụng vào ngành du lịch 1.2.1. Giới thiệu khung phân tích Trong luận văn này, tác giả điều chỉnh khung phân tích NLCT quốc gia của Michael Porter (1990) để đánh giá NLCT của du lịch Hà Tiên. Mô hình kim cương của Michael Porter bao gồm bốn nhân tố chính và hai biến số bổ sung. Bốn nhân tố này là những yếu tố riêng lẽ hoặc hệ thống tạo ra môi trường kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp trong quốc gia đó thành lập và cạnh tranh. Thêm vào đó, mô hình kim cương là một hệ thống có khả năng tương tác, củng cố lẫn nhau; tác động của một yếu tố sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác; lợi thế của một yếu tố cũng có thể tạo ra hoặc phát triển lợi thế ở một số yếu tố khác. Tuy nhiên, lợi thế trong mỗi yếu tố không phải là điều kiện tiên quyết để có lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Sự tương tác lẫn nhau của các lợi thế trong điều kiện quyết định sẽ đem lại lợi ích tự củng cố lẫn nhau, khiến cho các đối thủ cạnh tranh khác khó có thể vô hiệu hóa hoặc bắt chước. Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành du lịch Hà Tiên dưới mô hình kim cương thì sự lựa chọn và lồng ghép tính đặc thù của ngành kinh tế dịch vụ này vào các nhân tố cơ bản của mô hình là vô cùng quan trọng. Hình 1.1. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter N uồn M. Porter (1990) 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất