Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh xuân cương...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh xuân cương

.PDF
99
24
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN NGỌC HÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUÂN CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Hà Nội – Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------NGUYỄN NGỌC HÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUÂN CƢƠNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai Hà Nội - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Ngọc Hà i LỜI CẢM ƠN Qua những năm tháng học tập chương trình đào tạo sau đại học, Tôi đã được trang bị những kiến thức vô cùng quý báu, làm hành trang bước vào cuộc sống và quá trình công tác. Nhân dịp hoàn thành quyển luận văn, tôi xin gửi gắm lời biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học lớp Tài chính ngân hàng, niên khóa 2014-2016. Xin cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Trân trọng! Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hà ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 2 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .....................................................4 1.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................. 4 1.1.1 Tình hình nghiên cứu trước đây ................................................................ 4 1.1.2. Điểm mới trong nghiên cứu ..................................................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp ....... 7 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................... 7 1.2.2. Các phương diện phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............... 12 1.2.3. Năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp ................................... 15 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33 2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 33 2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 34 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ................................................ 34 2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu ................................ 35 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUÂN CƢƠNG .................................40 iii 3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Xuân Cương .............................................. 40 3.2. Khái quát về kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Xuân Cương ......... 46 3.3. Phân tích năng lực tài chính của công ty TNHH Xuân Cương ................ 52 3.3.1. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn................................... 52 3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty ............................ 57 3.3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản ........................................................ 58 3.3.4. Phân tích khả năng sinh lời .................................................................... 60 3.3.5. Đánh giá năng lực tài chính của công ty TNHH Xuân Cương qua mô hình Dupont ...............................................................................................................62 3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh tài chính của Công ty TNHH Xuân Cương so với một số đối thủ cạnh tranh trên địa bàn ..................................................64 3.4.1 Môi trường ngành dịch vụ vận tải và xuất nhập khẩu tại Lạng Sơn ....... 64 3.4.2 So sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Xuân Cương với các đối thủ cạnh tranh .............................................................................................65 3.4.3 Phân tích SWOT năng lực cạnh tranh tài chính của công ty TNHH Xuân Cương ...............................................................................................................69 3.4.4. Nguyên nhân những yếu kém trong năng lực cạnh tranh tài chính của công ty ..............................................................................................................72 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH XUÂN CƢƠNG..............................................75 4.1. Cơ hội và thách thức với công ty TNHH Xuân Cương trong thời gian trước mắt. ..........................................................................................................75 4.2. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2020 .................................. 76 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của công ty TNHH Xuân Cương. ....................................................................................77 4.3.1. Tái cấu trúc hoạt động, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm khắc phục tình trạng bất hợp lý trong sử dụng đòn bẩy tài chính ....................77 4.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và TSLĐ ......................................... 78 4.3.3. Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu....................... 78 iv 4.3.4. Cắt giảm chi phí không phù hợp ............................................................. 80 4.3.5. Chủ động dàn xếp khoản nợ sắp đến hạn và tích cực thu hồi nợ ........... 80 4.3.6. Huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau ................................................. 82 4.3.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý tài chính ...................................... 83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCTC 2 DN Doanh nghiệp 3 DT Doanh thu 4 DTT 5 KQKD Kết quả kinh doanh 6 SXKD Sản xuất kinh doanh 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 TS 9 TSCĐ Tài sản cố định 10 VLĐ Vốn lưu động 11 XNK Xuất nhập khẩu 12 WTO Tổ chức thương mại thế giới Báo cáo tài chính Doanh thu thuần Tài sản i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2. 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3. 10 11 Bảng 3. 11 12 Bảng 3. 12 13 Bảng 3.13 14 Bảng 3.14 15 Bảng 3. 15 16 Bảng 3. 16 Nội dung Tình hình nhân lực của Công ty TNHH Xuân Cương Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 20122015 Báo cáo khuynh hướng thay đổi KQKD của công ty TNHH Xuân Cương năm 2012-2015 Cơ cấu chi phí và lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 – 2015 của công ty Tài sản của công ty TNHH Xuân Cương 2012 - 2015 Tỷ trọng các loại tài sản của công ty TNHH Xuân Cương năm 2012-2015 Nguồn vốn của công ty TNHH Xuân Cương 2012 - 2015 Tỷ trọng các loại nguồn vốn của công ty TNHH Xuân Cương năm 2012-2015 Vốn lưu động thường xuyên của công ty năm 2012-2015 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty TNHH Xuân Cương Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của công ty TNHH Xuân Cương năm 2012-2015 Khả năng sinh lời của công ty TNHH Xuân Cương Năm 2012-2015 Phân tích chỉ tiêu ROE của công ty TNHH Xuân Cương bằng mô hình Dupont So sánh năng lực hoạt động tài sản của công ty TNHH Xuân Cương với ba đối thủ cạnh tranh So sánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty TNHH Xuân Cương với ba đối thủ cạnh tranh So sánh khả năng sinh lời của công ty TNHH Xuân Cương với ba đối thủ cạnh tranh ii Trang 49 52 55 56 57 58 59 60 61 62 64 66 68 70 72 73 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 37 2 Hình 3.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 50 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quốc gia là một con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo, con thuyền đất nước chỉ lướt tới đích nếu các tay chèo nhịp nhàng, phối hợp”. Đó là luận điểm của Robert S.Kaplan – một giáo sư chuyên nghành kế toán & quản trị kinh doanh tại trường đại học Harvard, là đồng chủ tịch cao cấp của tập đoàn Palladium Group và là cha đẻ của mô hình Balanced Scorecard. Luận điểm đó được ông nêu ra trong buổi lễ trao giải 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009. Câu nói đó cho thấy mỗi doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Dễ thấy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng….Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức rủi ro khi đầu tư vốn. Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 2015 môi trường kinh doanh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương vừa được ký hết ngày 05/10/2015, các doanh nghiệp đã được nhà nước hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính và các ngân hàng hỗ trợ về vốn vay để phát triển. Kết quả là nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động trong môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Trong xu hướng tích cực chủ động hội nhập, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng cần phải đón đầu nắm bắt những cơ hội và 1 thách thức. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Công ty TNHH Xuân Cương, là một doanh nghiệp lớn tại Lạng Sơn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng không nằm ngoài làn sóng hội nhập đó. Hội nhập đồng nghĩa với lượng hàng hóa vận chuyển qua cửa khẩu ngày một nhiều hơn và làm tăng sức ép cạnh tranh vốn đã gay gắt giữa các doanh nghiệp. Muốn có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty Xuân Cương cần phải vận dụng tối đa các tiềm năng sẵn có về mặt tài chính. Là một công ty có uy tín, có quy mô lớn hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu và giao vận quốc tế công ty TNHH Xuân Cương tại tỉnh Lạng Sơn đang rất cần tiếp cận được nguồn vốn từ các nhà đầu tư và tìm ra giải pháp sử dụng vốn một cách hiệu quả. Việc phân tích và tìm ra biện pháp để nâng cao năng lực tài chính sẽ góp phần đáng kể thực hiện mục tiêu cạnh tranh và phát triển bền vững của ban giám đốc công ty Xuân Cương. Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính cho công ty TNHH Xuân Cương trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay là yêu cầu thiết thực và cấp bách. Do đó tôi nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xuân Cương” với mục tiêu chính hướng tới năng lực tài chính của công ty. Do đề tài có phạm vi quá rộng, hơn nữa xét về các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì năng lực tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng vật chất để tạo nên các năng lực khác của doanh nghiệp nên trong luận văn này chỉ xin tập trung vào việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh về mặt tài chính của công ty TNHH Xuân cương. Đối với tôi đây là một sự kết hợp giữa những lý thuyết học được về tài chính với thực tiễn để tìm hiểu thực trạng và giải pháp tài chính 1 cho một công ty với quy mô vừa và nhỏ, đóng góp một phần nào đó phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Xuân Cương tỉnh Lạng Sơn. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Thế nào là năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp? Các tiêu chí nào phản ánh năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp. - Những nhân tố nào tác động đến năng lực tài chính của doanh nghiệp? - Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xuân Cương trên phương diện tài chính được đánh giá như thế nào? - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty TNHH Xuân Cương là gì? 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về cạnh tranh tài chính của công ty, các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của công ty. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty Xuân Cương trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh về tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính của công ty. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Năng lực cạnh tranh và việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xuân Cương. + Đánh giá năng lực cạnh tranh tài chính của công ty TNHH Xuân Cương thông qua việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong 4 năm (2012, 2 2013, 2014, 2015). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở các kiến thức đã học trong môn tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, lời mở đầu, kết luận, luận văn thạc sĩ được kết cấu gồm 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu luận văn Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh tài chính của công ty TNHH Xuân Cương. Chƣơng 4: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của công ty TNHH Xuân Cương. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu trƣớc đây Một cách tổng quát, có nhiều tạp chí, bài nghiên cứu khoa học, hội thảo, luận văn, luận án tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nghiên cứu về mặt lý luận đã đưa ra được những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng khung lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể: Vũ Duy Vĩnh, 2009 “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính. Luận văn đề cập đến vấn đề cạnh tranh và vai trò của tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian qua. Hoàn thiện các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đoàn Mạnh Thịnh, 2010 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Ngoại thương. Luận văn đã đưa ra những lý luận khái quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đó có đề cập đến môi trường cạnh tranh và mô hình năng lực cạnh tranh của Michael Forter (năm lực lượng cạnh tranh). Tác giả chỉ ra thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty Thương Mại Hà Nội và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Phạm Thị Minh Hiền, 2011 “Sử dụng công cụ tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia 4 nhập WTO”, Luận án tiến sĩ kinh tế , Học viện Tài Chính. Luận án hoàn thiện thêm lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, làm rõ lý luận về công cụ tài chính và tác động của công cụ tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những vấn đề lý luận về ngành dệt may và doanh nghiệp ngành dệt may, về tổ chức thương mại thế giới WTO và những ảnh hưởng của WTO đến hoạt động kinh tế - thương mại của các nước thành viên, về cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO. Luận án đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay. Phân tích có hệ thống, đánh giá khách quan thực trạng sử dụng công cụ tài chính vĩ mô như: công cụ thuế, công cụ tín dụng, công cụ tỷ giá hối đoái và công cụ đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành dệt may giai đoạn 2000-2009. Vũ Anh Tuấn, 2013 “Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, phân tích lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Trình bày các vấn đề lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính đối với tập đoàn kinh tế, phân tích lý thuyết về tác động của cơ chế quản lý tài chính đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế. Đề xuất những giải pháp đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh thực hiện chủ trương cấu trúc lại các doanh nghiệp. Hoàng Lan Hương, 2014 “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA của Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC)”. Luận văn cao học trường Học viện Tài chính. Dựa trên quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh, bằng phương pháp phân tích SWOT theo góc độ tài chính, luận 5 văn nêu lên những đánh giá về năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA trên thị trường Việt nam trong giai đoạn phát triển từ năm 2010 đến đầu 2014. Với các đánh giá về vị thế của dịch vụ VNPT-CA so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác, luận văn nghiên cứu những tác động về mặt tài chính doanh nghiệp như chính sách giá, chi phí marketing, chi phí đầu tư và một số chi phí khác của công ty VDC đến năng lực cạnh tranh dịch vụ. Song song đó, luận văn cũng chỉ ra các tác động đến từ mảng tài chính mang yếu tố vĩ mô hơn như chính sách về chi phí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho dịch vụ CA của tập đoàn VNPT. 1.1.2. Điểm mới trong nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên đây đều đưa ra những lý thuyết đầy đủ về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cùng với đó là xây dựng được chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh về tài chính của các doanh nghiệp. Các đề tài hầu hết đều đã đưa ra những lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về tài chính của doanh nghiệp. Một số luận văn đã xây dựng được mô hình đánh giá năng lực tài chính để từ đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các giải pháp đưa ra có tính thực tế cao phù hợp với từng doanh nghiệp và địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng phụ thuộc vào ngành và địa bàn hoạt động, vì vậy ta không thể áp dụng giải pháp một cách đồng nhất cho tất cả các doanh nghiệp khác. Do đó, tác giả muốn nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh về tài chính của một doanh nghiệp cụ thể là công ty TNHH Xuân Cương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, từ những đặc điểm riêng của doanh nghiệp và dựa trên kết quả phân tích tình hình tải chính của doanh nghiệp, tác giả đưa ra giải pháp tài chính hữu ích cho doanh nghiệp được nghiên cứu. Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về năng lực cạnh tranh về 6 tài chính của công ty TNHH Xuân Cương đến năm 2016, trên cơ sở phân tích các yêu tố liên quan đến các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Xuân Cương để làm cơ sở đưa ra giải pháp thích hợp và kiến nghị đối với các đơn vị liên quan. Những kiến nghị về giải pháp được nêu ra trong luận văn có thể vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Xuân Cương nhằm khai thác tối đa năng lực vốn có để phát triển bền vững, củng cố uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đồng thời, cạnh tranh cũng là động lực phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thông qua cạnh tranh, kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra được những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn. Cũng thông qua cạnh tranh, thị trường sẽ loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Để không bị đào thải, buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vậy, hàng hóa trên thị trường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Trong điều kiện cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp đó phải bán được sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận. Vì thế, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực cải tiến nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng thông qua nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, định giá sản phẩm hợp lý, đổi mới phương thức bán hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm. Trong 7 quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận, sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là cơ sở và động lực cho sự phát triển. Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu cạnh tranh và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này. Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Với cách tiếp cận này, mục tiêu cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận siêu ngạch của nhà tư bản thông qua việc đấu tranh để tận dụng và khai thác các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất. Do vậy, nhà kinh tế học P.Samuelson lại cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Nhìn ở góc độ thị trường, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: Cạnh tranh trong thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh của mình. Trong cuộc tranh tài giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế trên thị trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với một vận tốc nhanh không thể ngờ trong một thị trường thế giới càng ngày càng nhiều biến động. 8 Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp, theo tác giả “Cạnh tranh là quá trình mà chủ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so với đối thủ về một lĩnh vực nhất định, quá trình tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đối thủ”. Đây là quá trình sáng tạo, đổi mới có tính chất toàn diện nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và ứng phó với những thay đổi ngày càng đi lên của thị trường nhiều biến động của nền kinh tế thế giới. 1.2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu theo vài quan niệm khác nhau: + Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. + Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận thông qua một số chỉ tiêu như năng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất, là khả năng của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được mục tiêu quan trọng nhất: lợi nhuận. Có thể khái quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo một cách cô đọng hơn như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc khai thác, sử dụng lợi thế bên trong và bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan