Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty viễn thông đồng nai ...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty viễn thông đồng nai

.PDF
107
2
89

Mô tả:

I Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- TRẦN PHƯƠNG NAM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2008 II CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TS. NGUYỄN THỊ CÀNH (Ghi rõ họ , tên ,học hàm ,học vị và chữ ký ) Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI (Ghi rõ họ , tên ,học hàm ,học vị và chữ ký ) Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. LÊ NGUYỄN HẬU (Ghi rõ họ , tên ,học hàm ,học vị và chữ ký ) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA , ngày 08 tháng 08 năm 2008 III CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------- Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . . NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên : TRẦN PHƯƠNG NAM Giới tính : Nam Ngày, tháng, năm sinh : 10 / 01 / 1978 Nơi sinh : Đồng Nai. Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Khoá (Năm trúng tuyển) : 2006 1- TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN • Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh • Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh công ty Viễn Thông Đồng Nai • Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 28 / 01 / 2008 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 01 / 07 / 2008 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : GS.TS. NGUYỄN THỊ CÀNH Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) IV LỜI CÁM ƠN Trước tiên , tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu , quí Thầy Cô trong khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Đại Học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt khóa học . Tôi xin trân trọng cám ơn GS.TS. Nguyễn Thị Cành đã tận tình hướng dẫn và đóng góp các ý kiến quí báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty Viễn Thông Đồng Nai và các chuyên gia đã trả lời phỏng vấn cùng các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này Sau cùng , tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình , bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này Đồng Nai , ngày 30 tháng 06 năm 2008 Học viên Trần Phương Nam V TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là một tất yếu khách quan và cũng là một nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp nói chung cũng như của công ty Viễn Thông Đồng Nai nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên WTO với đầy những thách thức và cơ hội. Cạnh tranh ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về mức độ và quy mô, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các đối thủ tại địa phương, trong nước mà còn cả những tập đoàn đa quốc gia . Đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai” được nghiên cứu với mục đích làm rõ những đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .Sau đó tiến hành phân tích môi trường hoạt động cũng như phân tích các nguồn lực của công ty từ đó xác định được các cơ hội , nguy cơ cũng như các điểm mạnh , điểm yếu của công ty . Tìm hiểu , đánh giá các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty thông qua phương pháp chuyên gia . Từ kết quả đánh giá đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai nhằm giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn trong hiện tại và tương lai. V SUMMARY Increasing the competitive capacity is an objective requirement as well as an urgent issue of enterprises in general and of Dong Nai Telecommunication Company in particular during the development of market economy and international economic integration, especially when many new challenges and opportunities opened since Vietnam has become a member of WTO. The competitiveness has increased in terms of both level and scale, not only at local scale but also at multinational scale. The topic “Increasing the competitive capacity of Dong Nai Telecommunication Company” is studied with aiming at defining operation characteristics of enterprises basing on basic theory on competitiveness and competitive capacity. Then, a study on the operation environment and human resources of the company is carried out to define which are opportunities, which are challenges as well as which are strong points and weak points of the company. Special method shall be used to understand composition and factors which have impacts on the competitive capacity of the company to propose solutions to increase the competitive capacity for Dong Nai Telecommunication Company to help the company operated more effectively at the present and in the future. VI MỤC LỤC Trang bìa……………………………………………………………………………I Nhận xét……………………………………………………………………………II Nhiệm vụ luận văn thạc sĩ …………………………………………………………III Lời cám ơn…………………………………………………………………………IV Tóm tắt luận văn…………………………………………………………………….V Mục lục…………………………………………………………………………….VI Danh sách các chữ viết tắt……………………………………………………… VII Danh sách hình vẽ , bảng biểu…………………………………………………...VIII CHƯƠNG 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU………………………………………………..1 1.1.Cơ sở hình thành đề tài………………………………………………………….2 1.2.Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………3 1.3.Đối tượng , phạm vi giới hạn nghiên cứu……………………………………….3 1.4.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài……………………………………………………..3 1.5.Phương pháp luận nghiên cứu…………………………………………………..4 1.6.Kết cấu nội dung luận văn………………………………………………………5 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.Khái niệm về cạnh tranh ……………………………………………………….8 2.2. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh……………………………………..9 2.3. Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh………………………………………………10 2.3.1. Quan điểm của tổ chức công nghiệp…………………………………...........10 2.3.3. Năng lực cốt lõi……………………………………………………………...10 2.3.4. Năng lực khác biệt……………………………………………………..........11 2.4. Xây dựng lợi thế cạnh tranh…………………………………………………...11 2.5. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………………13 2.5.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp…………………………………...14 2.5.2. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp…………………………………………15 2.5.3. Các yếu tố khác……………………………………………………………...15 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………………17 2.6.1. Thị phần của doanh nghiệp………………………………………………….18 2.6.2. Năng lực tài chính…………………………………………………………...18 2.6.3. Năng lực quản lý và lãnh đạo………………………………………………..18 2.6.4. Khả năng nắm bắt thông tin…………………………………………………18 2.6.5. Chất lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ………………………………..........18 2.6.6. Kênh phân phối……………………………………………………………...19 2.6.7. Tiếp thị và xúc tiến……………………………………………………..........19 2.6.8. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D)……………………………..........19 2.6.9. Trình độ lao động……………………………………………………………19 2.7. Mô hình nghiên cứu…………………………………………………………...20 2.7.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng………………………………...21 2.7.2 Áp lực từ các đối thủ hiện tại………………………………………………..22 2.7.3 Năng lực thương lượng của người mua……………………………………...22 2.7.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp……………………………..........23 2.7.5. Các sản phẩm thay thế………………………………………………………23 2.8. Phân tích chuỗi giá trị…………………………………………………………24 2.8.1. Các hoạt động chủ yếu………………………………………………………25 2.8.2. Các hoạt động hỗ trợ ………………………………………………………..25 2.9. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh…………………………………...26 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI…………………………………..33 3.1.Giới thiệu công ty Viễn Thông Đồng Nai……………………………………..34 3.2. Phân tích môi trường vĩ mô của công ty ……………………………………..39 3.2.1. Các yếu tố kinh tế……………………………………………………...........39 3.2.2. Các yếu tố chính trị_ pháp lý ……………………………………………….41 3.2.3. Ảnh hưởng từ các yếu tố văn hóa , xã hội…………………………………...43 3.2.4. Các yếu tố công nghệ ……………………………………………………….43 3.3. Phân tích môi trường tác nghiệp …………………………………………… ..46 3.3.1. Đối thủ cạnh tranh…………………………………………………………...46 3.3.2. Nguy cơ từ đối từ đối thủ tiềm năng………………………………………...49 3.3.3. Áp lực từ phía khách hàng…………………………………………………..50 3.3.4.Áp lực từ nhà cung cấp ……………………………………………………...50 3.3.5. Các sản phẩm thay thế………………………………………………………50 3.4. Phân tích nguồn lực của công ty Viễn Thông Đồng Nai……………………...51 3.4.1. Giá trị thương hiệu…………………………………………………………..51 3.4.2. Công nghệ…………………………………………………………………...52 3.4.3. Nguồn nhân lực ……………………………………………………………..52 3.5. Chuỗi giá trị của công ty………………………………………………………54 3.5.1. Hoạt động đầu vào…………………………………………………………..54 3.5.2. Hoạt động sản xuất………………………………………………………….54 3.5.3.Hoạt động Marketing………………………………………………………...58 3.5.4. Hệ thống thông tin quản lý…………………………………………………..60 3.5.5.Họat động nghiên cứu và phát triển………………………………………….60 CHƯƠNG 4 :ĐÁNH GIÁ CÁC NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI……………………………………………………...63 4.1.Đánh giá năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai…………….64 4.2. Đánh giá tính bền vững của các năng lực cạnh tranh…………………………79 CHƯƠNG 5 :ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI………………71 5.1. Các giải pháp nhằm duy trì năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai………………………………………………………………………………….72 5.1.1. Tăng cường hoạt động Makerting hỗn hợp………………………………….74 5.1.2. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng……………………………..........75 5.1.3 . Hoàn thiện về công nghệ……………………………………………………75 5.2. Các giải pháp nhằm củng cố và xây dựng năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai……………………………………………………………………75 5.2.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong công ty……………………………………………….75 5.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty………………………..77 5.2.3. Xây dựng hóa doanh nghiệp………………………………………………...77 5.2.4. Xây dựng chiến lược cắt giảm chi phí……………………………………....79 5.2.5. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng……………………………………...80 CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………….81 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..85 PHỤ LỤC………………………………………………………………………….86 Danh sách chuyên gia phỏng vấn Phiếu lấy ý kiến chuyên gia Kết quả đánh giá điểm số các yếu tố của chuyên gia Kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia LÝ LỊCH TRÍCH NGANG VII DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Hình 1.1 : Khung nghiên cứu đề tài luận văn……………………………………….5 Hình 2.1 :Sơ đồ các các lợi thế cạnh tranh của Porter……………………………..12 Hình 2.2 : Mô hình năm tác lực cạnh tranh của Michael Porter…………………..20 Hình 2.3: Chuỗi giá trị của Porter………………………………………………….24 Bảng 2.1: Mức độ quan trọng của các yếu tố năng lực cạnh tranh đánh giá năng lực cạnh tranh…………………………………………………………………………..27 Bảng 2.2: Bảng thể hiện trọng số của từng yếu tố…………………………………28 Bảng 2.3 : Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của từng công ty…………………..29 Bảng 2.4 : Bảng tổng hợp thể hiện điểm số của từng công ty …………………….30 Hình 3.1: Biểu đồ doanh thu của công ty Viễn Thông Đồng Nai………………….35 Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn Thông Đồng Nai…...35 Bảng 3.2 : Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty Viễn Thông Đồng Nai…………………………………………………………………………...38 Hình 3.2 : Mô hình tổ chức của công ty……………………………………………39 Hình 3.3: Biểu đồ thuê bao rời mạng Viễn Thông Đồng Nai qua các năm………..46 Hình 3.4: Biểu đồ thị phần của các công ty về máy điện thoại cố định tại Đồng Nai…………………………………………………………………………..47 Bảng 3.3: Biểu đồ tăng trưởng nhân lực VT Đồng Nai giai đọan 2003 – 2007…...53 Hình 3.5 : Biểu đồ thị phần ADSL của các công ty trên địa bàn tỉnh Đồng Nai…..53 Hình 3.6: Mô hình hoạt động của một mạng điện thoại…………………………...55 Hình 3.7 : Biểu đồ thị phần ADSL của các công ty trên địa bàn tỉnh Đồng Nai…..56 Bảng 3.4 : Một số tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông…………………..57 Hình 4.1: Mô hình phương pháp chuyên gia………………………………………66 Bảng 4.1 : Bảng tổng hợp thể hiện sự đánh giá của các chuyên gia……………….67 Hình 4.2: Đồ thị so sánh năng lực cạnh tranh giữa các đối thủ có xét đến trọng số ( 1 đến 16 là các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh )…………………………….68 Bảng 4.2 : Bảng xếp hạng các công ty……………………………………………..69 Hình 4.3: thể hiện mức độ quan trọng của từng yếu tố…………………………….70 VIII DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADSL : Asymmetric Digital Subscriber Line ( Đường dây thuê bao bất đối xứng ) CPI : Consumer Price Index ( Chỉ số giá tiêu dùng ) EVN Telecom : Electrical Viet Nam Telecom ( Công ty viễn thông Điện Lực ) FPT : Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ IP : Internet Protocol ( Giao thức internet ) IO : Industrial Organization ( Tổ chức công nghiệp ) NGN : Next Generation Network ( Mạng thế hệ kế tiếp ) R&D : Research and Development ( Nghiên cứu và phát triển ) RBV : Resource – Based View ( Quan điểm dựa trên nguồn lực ) SCA : Substainable Competitive Advantage ( Lợi thế cạnh tranh ) SPT : Sai Gon Post and Telecommunication Service Corporation ( Công ty cổ phần dịch vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn ) VNPT : Viet Nam Post and Telecom Group ( Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam) Viettel Telecom : ( Tổng công ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội) WEF : World Economic Forum ( Diễn đàn kinh tế thế giới ) WTO : World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới ) 1 CHƯƠNG 1 : CHƯƠNG MỞ ĐẦU 2 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Ngày 1/1/2008 là thời điểm mà tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam tiến hành bóc tách các bưu điện tỉnh thành trong đó có Bưu Điện Đồng Nai theo quyết định số 496/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 15/11/2007 về việc tách bưu chính ra khỏi viễn thông thành lập Công Ty Viễn Thông Đồng Nai trực thuộc công ty mẹ Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, kinh doanh các lọai hình dịch vụ viễn thông. Khó khăn lúc này là Công Ty Viễn Thông Đồng Nai vừa cải tổ lại tổ chức vừa tiến hành đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời điểm mà các công ty viễn thông trong nước khác như Viettel , FPT, EVN Telecom, …đang đua nhau mở rộng mạng lưới dành giật thị trường. Lĩnh vực viễn thông hiện nay có tốc độ tăng trưởng khá cao từ 15-20% (nguồn vnpt.com..vn) thu hút rất nhiều doanh nghiệp tham gia . Các doanh nghiệp mới này với mô hình kinh doanh thường gọn nhẹ hơn , năng động hơn được hưởng chính sách ưu đãi phát triển , được lựa chọn các loại hình kinh doanh dịch vụ , chọn lựa khu vực , thị trường có lợi thế và đặc biệt là được tự định giá cước và các chương trình khuyến mãi . Đây chính là điểm mà công ty Viễn Thông Đồng Nai nói riêng và VNPT nói chung gặp nhiều khó khăn vì phải chịu sự quản lý điều tiết của nhà nước , trước sức ép của các doanh nghiệp này làm cho kế họach phát triển thuê bao mà tập đoàn giao cho Công Ty Viễn Thông Đồng Nai tính đến thời điểm tháng 12/2007 mới chỉ đạt gần 80% và doanh thu cũng chỉ đạt 90% theo kế họach (nguồn công ty Viễn Thông Đồng Nai) . Tỷ lệ thuê bao rời mạng ngày càng tăng đặc biệt là ở khu vực thành phố và các khu công nghiệp . Qua đó cho thấy các đối thủ cạnh tranh có những tác động đáng kể đặc biệt là công ty Viễn Thông Quân Đội (Viettel ) , công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ (FPT), công ty Viễn Thông Điện Lực (EVN). Trong đó công ty Viettel và EVN cạnh tranh trực tiếp với công ty Viễn Thông Đồng Nai về cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và hạ tầng mạng . Ngoài ra cùng với công ty FPT , Viettel và EVN Telecom cũng cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao (ADSL) đây chính là dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời gian gần đây. 3 Hai dịch vụ trên chính là hai dịch vụ cơ bản chiếm phần lớn doanh thu của công ty Viễn Thông Đồng Nai. Trước tình hình trên và được sự ủng hộ của ban giám đốc , học viên đã quyết định chọn đề tài : “nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công Ty Viễn Thông Đồng Nai” để từ đó có các giải pháp nhằm tạo được các lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty tại thời điểm hiện tại so với các đối thủ cạnh tranh để xác định điểm mạnh , điểm yếu qua đó cho thấy đâu là lợi thế cạnh tranh , đâu là các yếu thế của công ty từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty + Năng lực của công ty hiện nay như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh? + Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty ? - Xem xét các đối thủ cạnh tranh + Đối thủ cạnh tranh là ai ? + Họ có những điểm mạnh , điểm yếu gì? 1.3. Đối tượng , phạm vi giới hạn của đề tài Các đối tượng đề tài nghiên cứu là công ty Viễn Thông Đồng Nai và các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp hai lọai hình dịch vụ viễn thông cơ bản trên tại địa bàn Đồng Nai vào thời điểm hiện nay là : - Dịch vụ điện thọai cố định - Dịch vụ internet tốc độ cao (ADSL) 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn này được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp như : tỷ lệ thuê bao rời mạng ngày càng tăng , đầu tư kém hiệu quả , doanh thu không đạt kế hoạch ... Nghiên cứu giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, qua đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giúp công ty khắc phục những tồn tại yếu kém và hoạt động một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 1.5. Phương pháp luận nghiên cứu 4 Cơ sở lý thuyết chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết về cạnh tranh của Micheal Porter thông qua mô hình nghiên cứu 5 tác lực cạnh tranh. Từ mô hình 5 tác lực tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của nó đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty . Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn được triển khai qua hai giai đoạn : Giai đoạn đầu sử dụng nghiên cứu định tính nhằm khẳng định và bổ sung các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh , xây dựng bảng câu hỏi . Giai đoạn hai là nghiên cứu định lượng , sẽ tiến hành thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn các chuyên gia bằng bảng câu hỏi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty sau đó tiến tính toán các điểm số mà chuyên gia đánh giá để được kết quả. Nguồn số liệu thu thập : - Dữ liệu sơ cấp : Từ các chuyên gia trong ngành thông qua các bảng câu hỏi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cũng như của đối thủ cạnh tranh. Số mẫu khảo sát thông thường từ 7 đến 15 chuyên gia chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo của công ty Viễn Thông Đồng Nai , Sở thông tin và truyền thông tỉnh Đồng Nai - Dữ liệu thứ cấp : Các thông tin về chiến lược phát triển, môi trường họat động của ngành Các thông tin về doanh số , nguồn lực , thị phần , tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Viễn Thông Đồng Nai và của các đối thủ cạnh tranh Nguồn thu thập từ internet , các tạp chí chuyên ngành , các báo cáo họat động sản xuất kinh doanh .. Khung nghiên cứu luận văn : 5 Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp Phân tích môi trường họat động của công ty Viễn Thông Đồng Nai Phân tích vĩ mô Phân tích cấu trúc ngành Phân tích nguồn lực Xác định cơ hội , nguy cơ Phân tích chuỗi giá trị Xác định điểm mạnh điểm yếu Xác định được năng lực cạnh tranh Đánh giá được năng lực cạnh tranh Đề xuất các giải pháp nhằm củng cố, duy trì và xây dựng năng lực cạnh tranh Kết luận và kiến nghị Hình 1.1 : Khung nghiên cứu đề tài 1.6. Kết cấu nội dung luận văn - Tên đề tài : “ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai “ - Bố cục : Ngoài phần mở đầu và kết luận , luận văn gồm 5 chương : 6 Chương 1 : Chương mở đầu Giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài , nêu lên các mục tiêu nghiên cứu , đối tượng , phạm vi, giới hạn của nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh Gồm có cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh , xác định mô hình nghiên cứu , các phương pháp thực hiện nghiên cứu .. Chương 3 : Phân tích và xác định năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai Giới thiệu sơ lược về công ty Viễn Thông Đồng Nai và các đối thủ cạnh tranh . Tiến hành phân tích môi trường hoạt động của công ty . Phân tích nguồn lực và xác định năng lực cạnh tranh của công ty Chương 4 : Đánh giá năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai Dùng phương pháp chuyên gia để thực hiện việc đánh giá các năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ Chương 5 : Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Viễn Thông Đồng Nai Chương 6 : Kết luận và kiến nghị 7 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 8 2.1.Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh theo Michael Porter là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng , thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp . Tuy nhiên bản chất cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà doanh nghiệp phải tạo và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh. (Michael Porter , 1996) Theo ông Michael Fairbanks - một chuyên gia nghiên cứu và tư vấn về năng lực cạnh tranh, thì cạnh tranh tạo động lực tối đa hoá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế. Ngoài ra, cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì được sử dụng hàng hoá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, hậu mãi tốt hơn.( Trần Kim Hào (2007), tạp chí Bưu Chính Viễn Thông ,số 4, trang 5 ) Trong cuốn “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”, cạnh tranh được định nghĩa: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”. Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh cung và cầu, hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất: Khi cung một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những đơn vị kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán thì mới có thể tồn tại. Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất; Ngược lại, khi cung một hàng hóa nào đó thấp hơn cầu, hàng hóa đó trở nên khan hiếm trên thị trường, giá cả tăng cao, tạo ra mức lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Điều này sẽ tạo ra một hấp lực đối với người kinh doanh đầu tư vốn xây dựng thêm những cơ sở sản xuất mới hoặc tăng thêm năng lực sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có. Đây chính là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Điều quan trọng là động lực đó hoàn toàn tự nhiên, không theo và không cần bất kỳ một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan