Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh tr...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh trà vinh

.PDF
104
184
144

Mô tả:

i ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT VÕ THỊ THANH THÚY NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2014 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT VÕ THỊ THANH THÚY NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH TRÀ VINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ MÃ SỐ : 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH LONG TP. HỒ CHÍ MINH - 2014 LỜI CAM ĐOAN ii i Tôi xin cam đoan luận văn: “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh” do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Tác giả Võ Thị Thanh Thúy i v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu BKH&ĐT Nội dung Tiếng Việt Bộ Kế hoạch và Đầu tư ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTNN Đầu tư nước ngoài BT BTO Nội dung Tiếng Anh Xây dựng chuyển giao Xây dựng chuyển giao vận hành Build – Transfer Build – Transfer – Operate EVN Tập đoàn điện lực Vietnam Electricity FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GNP Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Produc GNI Thu nhập quốc dân Gross national income IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc Internation Country Risk gia Guide Tổ chức Hợp tác và Phát Organization for Economic triển kinh tế Co-operation and Development ICRG OECD OLI PCI Sở hữu - Nội bộ hoá - Quốc Ownership – Localization tế hoá Internationalization Chỉ số năng lực cạnh tranh Pronvincial Competitiveness cấp tỉnh Index iii TI TNCs VA VCCI UNCTAD USAID WIR WTO Tổ chức minh bạch quốc tế Transparency International Các công ty xuyên quốc gia Trans - National Companies Giá trị gia tăng Value Added Phòng Thương mại và Vietnam Chamber of Công nghiệp Việt Nam Commerce and Industry Hội nghị Liên hợp quốc về Unitted Nation Conference on Thương mại và Phát triển Trade and Development Cơ quan Phát triển Quốc tế United States Agency for Hoa Kỳ International Development Báo cáo Đầu tư thế giới World Investment Report Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organanization iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 1. Bảng Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư của tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................................................... 41 Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành nghề của tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................................................... 44 Bảng 2.3: Hệ số ICOR của tỉnh Trà Vinh và Việt Nam................................................45 Bảng 2.4: Đóng góp của khu vực FDI vào GDP tỉnh Trà Vinh....................................47 Bảng 2.5: Đóng góp của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Trà Vinh 48 Bảng 2.6: Đóng góp của khu vực FDI vào nguồn thu ngân sách của tỉnh Trà Vinh 49 Bảng 2.7: Số dự án FDI phân theo khu vực và tính chất hoạt động của tỉnh Trà Vinh 50 Bảng 2.8: Đóng góp của khu vực FDI vào nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................................................... 50 Bảng 2.9: Số lao động đang làm việc trong khu vực FDI của Trà Vinh.......................54 2. Biểu Biểu đồ 2.1: Số dự án FDI được cấp phép giai đoạn 2002 - 2013 của tỉnh Trà Vinh . 39 Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư của tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................................................... 42 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các dự án FDI phân theo các ngành kinh tế năm 2013.................43 Biểu đồ 2.4: Hệ số ICOR khu vực FDI và toàn tỉnh Trà Vinh......................................44 Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Trà Vinh.............................................46 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng vốn FDI thực hiện so với tổng vốn đầu tư của tỉnh Trà Vinh ... 52 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007 -2013 của tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................................................... 52 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu đóng góp của khu vực FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp giai v đoạn 2007 – 2013 của tỉnh Trà Vinh ..................................................................................................................................... 53 Biểu đồ 2.9: Thu nhập bình quân của người lao động theo loại hình doanh nghiệp của Trà Vinh ..................................................................................................................................... 56 3. Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Khung chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................................................................................... 10 MỤC LỤC Lời cam đoan.................................................................................................................. i Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................. ii Danh mục các bảng.......................................................................................................iii Danh mục các biểu........................................................................................................iv 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2 5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................3 6. Bố cục của đề tài........................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI............................................................. 6 Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài........................................ 6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................................................................... 6 Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài............................................... 7 Khung chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 Tiêu chí 1: Hiệu quả thu hút vốn FDI.............................................................................. 10 Tiêu chí 2: Hiệu quả kinh tế của vốn FDI........................................................................ 13 Tiêu chí 3: Hiệu quả xã hội của vốn FDI......................................................................... 17 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa phương...................................................................................................................... 19 Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư....................................................... 19 Nhóm nhân tố thuộc về nhà đầu tư nước ngoài...................................................... 21 Kinh nghiệm các quốc gia, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................................................... 23 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI của một số quốc gia Châu Á 23 1.4.1.1 Kinh nghiệm của Singapore....................................................................... 23 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan....................................................................... 25 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI số địa phương . 27 1.4.2.1 Kinh nghiệm tỉnh Bình Dương 27 1.4.2.2 Kinh nghiệm của Đồng Nai....................................................................... 30 Kết luận chương 1...................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH TRÀ VINH ..................................................................................................................................... 33 Đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh 33 Vị trí địa lý 33 Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................................................. 34 Nguồn nhân lực 34 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.................................................................................................................. 35 Y tế, văn hóa, giáo dục.................................................................................................................. 36 Chính sách, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương....................................................................... 37 Đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh 39 Hiệu quả thu hút vốn FDI............................................................................................................. 39 Dự án FDI qua các năm....................................................................................................... 39 Dự án FDI theo đối tác........................................................................................................ 41 Dự án FDI theo cơ cấu ngành.............................................................................................. 43 Hiệu quả kinh tế của vốn FDI....................................................................................................... 44 Hệ số sử dụng vốn FDI........................................................................................................ 44 Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Trà Vinh............................... 46 Đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Trà Vinh . 48 Đóng góp của khu vực FDI vào thu ngân sách tỉnh Trà Vinh.............................................. 49 Đóng góp của khu vực FDI vào nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Trà Vinh50 Đóng góp của khu vực FDI vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh52 Hiệu quả xã hội của vốn FDI........................................................................................................ 54 Giải quyết việc làm cho người lao động.............................................................................. 54 Tăng thu nhập cho người lao động...................................................................................... 55 Đánh giá chung về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh 57 Những thành công......................................................................................................................... 57 Những hạn chế 59 Kết luận chương 2...................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH TRÀ VINH ..................................................................................................................................... 63 Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh 63 Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của Trà Vinh......................................................... 63 Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh Trà Vinh64 Gợi ý các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh 65 Giải pháp 1. Thu hút FDI có chọn lọc và đưa ra các chính sách riêng biệt thu hút các nhà đầu tư chiến lược ................................................................................................................................... 67 Giải pháp 2. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng....................................................74 Giải pháp 3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao................................. 68 Giải pháp 4. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư.............................70 Giải pháp 5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến.............................................................. 70 Giải pháp 6. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ................................................ 742 Giải pháp 7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra chống hành vi chuyển giá và gây ô nhiểm môi trường ................................................................................................................................... 74 Kết luận chương 3........................................................................................................ 77 Phần kết luận................................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong chặng đường hơn 25 năm đổi mới, dòng vốn FDI đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, dòng vốn FDI đã bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý kinh tế, gia tăng kim ngạch, tăng nguồn thu cho ngân sách, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trực tiếp tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, FDI cũng đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của người dân. Gần đây, đã xuất hiện hàng loạt sự việc tác động xấu đến sự phát triển của Việt Nam, gây bức xúc cho dư luận xã hội, trong đó nổi bật lên là chất lượng sử dụng FDI còn thấp, thiếu tính bền vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng, các dự án FDI vẫn tập trung chủ yếu vào gia công, lắp ráp nên giá trị gia tăng không cao, hành vi chuyển giá, trốn thuế... Vì thế, Việt Nam cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút vốn FDI theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại... Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam của vùng ĐBSCL, là một tỉnh nghèo, kinh tế còn chậm phát triển. Việc thu hút vốn từ bên ngoài để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển còn thấp, đặc biệt là từ nguồn vốn FDI, đến cuối năm 2013 tỉnh chỉ có vỏn vẹn tổng số 30 dự án FDI được cấp phép, với tổng vốn đăng ký 188,89 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, những năm gần đây Trà Vinh đang là một tỉnh đầy tiềm năng phát triển của khu vực ĐBSCL, nhờ vào các công trình lớn cấp quốc gia đang được triển khai xây dựng như dự án nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải, dự án quét luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, dự án Cầu Cổ Chiên,…có thể thấy đây 2 là những cơ hội lớn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Trà Vinh. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh” với mong muốn nghiên cứu và đánh giá thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI thời gian qua, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian tới, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục đích chung: Đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh. Mục đích cụ thể: + Luận giải và hệ thống hoá lý thuyết về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Đánh giá thực trạng về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh. Phạm vi nghiên cứu + Không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Trà Vinh. + Thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2007 đến 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú trọng vào các phương pháp sau đây: 3 - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng. 5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Nghiên cứu trong nước Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Nguyệt Anh (2009), tác giả đã đánh giá về thực trạng huy động nguồn vốn đầu tư tỉnh Trà Vinh và đưa ra một số về hạn chế về mặt huy động vốn đầu tư như xúc tiến đầu tư còn yếu, chậm đổi mới; quy hoạch, triển khai thực hiện chưa đồng bộ; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; cơ chế chính sách chưa linh hoạt;.. đồng thời đề tài đưa ra các giải pháp về khai thác có hiệu quả các nguồn thu, tăng tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách, tích cực huy động vốn, xây dựng mục tiêu các dự án quan trọng,…để nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Trong nghiên cứu gần đây, Đặng Thành Cương (2012), đề tài đã đánh giá thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Nghệ An, nơi đã có một số đề tài nghiên cứu về thu hút vốn FDI nhưng ít có nghiên cứu đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Tác giả đã đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI theo cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản lý, đó là: giá trị gia tăng; hệ số ICOR; năng suất lao động; hiệu suất sử dụng điện năng, sử dụng đất; mức độ đóng góp vào xuất khẩu, GDP, ngân sách Nhà nước và tạo việc làm của khu vực FDI. Thông qua việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ An, nghiên cứu đã chỉ ra nhiều hạn chế dẫn đến kết quả có sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI, hiệu quả sử dụng vốn FDI thấp, quy mô vốn nhỏ. 4 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2010), đề tài nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI còn hạn chế về chuyển giao công nghệ chậm chạp, chuyển giá ra ngoài, khu vực FDI chưa tạo được tác động lan tỏa tới các khu vực kinh tế khác, những bất cập trong cấu trúc vốn FDI hay tình hình trì hoãn thực hiện dự án và rút vốn đầu tư gia tăng. Thông qua thực trạng đó, đề tài cũng đưa ra kiến nghị về nâng cao hiệu quả như cần có quan điểm, tư duy, định hướng mới về thu hút và sử dụng FDI. Hướng mạnh FDI vào các mục tiêu phát triển,…đề tài nhấn mạnh việc thu hút vốn FDI phải có sự chọn lọc các dự án mang lại hiệu quả cao. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), trong đề tài nghiên cứu này đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả trung gian và hiệu quả cuối cùng của điều chỉnh chính sách FDI qua các nhóm tiêu chí sau: nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài đến thu hút FDI và kết quả thực hiện vốn (hiệu quả trung gian); Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội ở tầm tổng thể (hiệu quả cuối cùng) bao gồm: nhóm tiêu chí đánh giá tác động kinh tế, nhóm tiêu chí đánh giá tác động xã hội và môi trường của điều chỉnh chính sách, nhóm tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của FDI. - Nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của De Mello (1999), lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990. Đối với các nước đang phát triển thì FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn. Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada (2001); Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của Trung Quốc cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã sử dụng FDI có hiệu quả hơn so với các tỉnh khác. 5 Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992), chia các nước đang phát triển thành hai nhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn. Ông nhận xét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn. Tác giả kết luận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức độ phát triển nhất định, để có thể tiếp thu được công nghệ mới. Nói cách khác, mức thu nhập là điều kiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Dưới mức thu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Sjoholm and Lipsey, (2004), xem xét tác động của FDI vào vốn con người của các nước chủ nhà bằng cách kiểm định sự khác biệt trong mức lương giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài ở Indonesia. Họ thấy rằng mức lương trung bình tại công ty nước ngoài cao hơn các công ty tư nhân trong nước khoảng 50%. Ngoài ra, nếu tính cả hình thức trợ cấp như tiền thưởng, quà tặng, an sinh xã hội, bảo hiểm và lương hưu thì các doanh nghiệp nước ngoài phải trả lương cao hơn khoảng 60% so với doanh nghiệp tư nhân sở hữu vốn trong nước. Tuy nhiên, sự khác biệt về mức lương một phần là vì các công ty nước ngoài ở Indonesia sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao hơn. 6. Bố cục của đề tài Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Trà Vinh 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Trong chương này, luận văn luận giải và hệ thống hoá lý thuyết về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đồng thời, dựa vào những bài nghiên cứu trước luận văn đã đưa ra khung tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI. Ngoài ra, luận văn còn trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI và đưa ra các kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI ở một số quốc gia Châu Á và địa phương. Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài Cùng với xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, FDI ngày càng có vai trò quan trọng, thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế. Sự gia tăng dòng vốn FDI đã trở thành một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế hiện đại. Do đó, hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về FDI: Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế giới (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác ấy. [10] Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào cũng đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp. [38] 7 Theo Luật Đầu tư năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: việc nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. [14] Từ những khái niệm và phân tích trên đây, tác giả thống nhất với khái niệm về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận đầu tư để có được quyền sở hữu và quản lý một thực thể kinh tế hoạt động lâu dài ở nước đó với mục tiêu lợi nhuận. Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI Ở giai đoạn kinh tế trước đây, các địa phương tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy mục tiêu thu hút đó là chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện đối tác đầu tư… mà chưa chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Chuyển sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để phát triển vẫn là điều tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn FDI cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, quan trọng về số lượng nhưng phải chú trọng về chất lượng. Cần thực hiện khuyến khích thu hút vốn FDI với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống pháp luật phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng cần nâng cao hiệu quả điều tiết của Nhà nước và hiệu quả sử dụng vốn FDI để đảm bảo lợi ích quốc gia. Tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và riêng một địa phương cụ thể. Trong nghiên cứu, Đặng Thành Cương (2012), tác giả đã đề cập đến khái niệm về thu hút và sử dụng vốn FDI chính là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn đến đầu tư trực tiếp bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích kinh tế xã hội của cả nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận.[12] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), trong đề án đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020, cho rằng về thu hút FDI 8 định hướng trong thời gian tới sẽ coi trọng hơn đến cơ cấu và chất lượng; thu hút FDI hướng tới hiệu quả sử dụng vốn FDI; ưu tiên các doanh nghiệp FDI có công nghệ hiện đại; FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, kết nối chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hà Thị Ngọc Oanh (2006), hiệu quả sử dụng vốn FDI của nước nhận đầu tư phải thể hiện ở những vấn đề kinh tế - xã hội như: tỷ trọng trong nguồn thu của ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài cao hay thấp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, … Thông qua các nghiên cứu, tác giả xin đưa ra khái niệm về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đứng về phía nước nhận đầu tư như sau: Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI là phản ánh mức độ gia tăng nguồn vốn FDI phù hợp lợi ích kinh tế và xã hội của địa phương, vùng hay quốc gia. Hay nói cách khác, đó là sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng. - Hiệu quả thu hút FDI là phản ánh sự gia tăng về nguồn vốn FDI thông qua số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện đối tác đầu tư. - Hiệu quả sử dụng vốn FDI là bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua tác động hay đóng góp đến sự phát triển thị trường trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước, mức tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán,… Hiệu quả xã hội thể hiện ở việc tạo ra nhiều việc làm đối với người lao động, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, giảm thiểu buôn lậu, chuyển gía và rửa tiền, bảo đảm đạo đức kinh doanh,… Hiện nay, cần định hướng thu hút FDI vào địa phương, vùng hay quốc gia, phải tránh tư tưởng chạy theo quy mô, tốc độ, thu hút bằng mọi giá mà phải kết hợp, chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI với mục đích gắn kết với sự phát triển kinh tế và xã hội, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất