Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và ...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng

.PDF
84
91
75

Mô tả:

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm vốn Trong bất kể một nền sản xuất nào, để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có hai yếu tố căn bản đó là tƣ liệu sản xuất và nguồn lực lao động. Doanh nghiệp cần tiền để mua sắm máy móc thiết bị, đất đai, nhà xƣởng, và chi trả lƣơng cùng các chi phí khác Tiền tệ chính là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp. Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, và có một phần từ khoản vay nợ. Trong cuốn sách Tài chính doanh nghiệp do trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2009 của các tác giả TS Bùi Hữu Phƣớc, TS Lê Thị Lanh, TS Lại Tiến Dĩnh, TS Phan Thị Nhi Hiếu, vốn đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Vốn là lượng giá trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.” Còn trong cuốn Financial Management của C. Paramasivan và T. Subramanian do nhà xuất bản New Age ấn hành, vốn đƣợc hiểu nhƣ sau: “Thuật ngữ vốn đề cập đến tổng đầu tư của doanh nghiệp vào tiền mặt và tài sản. Nó cũng được gọi là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh doanh, nó được gọi là vốn. Vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.” Tóm lại, vốn là một phạm trù đƣợc xem xét, đánh giá và tiếp cận dƣới những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Tuy nhiên ta có thể hiểu khái quát: Vốn kinh doanh là toàn bộ những giá trị ban đầu hay các giá trị tích lũy đƣợc cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp 1.1.2. Khái niệm v đặc điểm vốn lưu động a. hái niệm vốn lưu động Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tƣợng lao động. Lƣợng tiền ứng trƣớc để thỏa mãn nhu cầu về các đối tƣợng lao động gọi là vốn lƣu động. Vốn lƣu động là một bộ phận của vốn kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, liên tục và thời gian luân chuyển dƣới 1 năm Biểu hiện dƣới dạng hình thái vật chất của vốn lƣu động chính là tài sản ngắn hạn. Trong doanh nghiệp ngƣời ta thƣờng chia TSNH thành tài sản ngắn hạn sản xuất và tài sản lƣu thông 1  Tài sản ngắn hạn sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất nhƣ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và tài sản ở khâu sản xuất nhƣ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ  Tài sản lƣu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chƣa đƣợc tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu Có nhiều quan điểm khác nhau khi đƣa ra khái niệm về VLĐ nhƣng bản chất về VLĐ đều giống nhau. “Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSNH nhất định. Do đó để hình thành nên TSNH, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động”. “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh”. Tóm lại, VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên TSNH nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục VLĐ chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lƣu thông và từ trong lƣu thông toàn bộ giá trị của chúng đƣợc hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh. Trong các doanh nghiệp thƣơng mại thì vốn lƣu động luôn chiếm một tỷ lệ lớn so với tổng số vốn kinh doanh (thƣờng chiếm khoảng 70 – 80% vốn kinh doanh). b. Đặc điểm vốn lưu động Trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh doanh thì vốn lƣu động không ngừng vận động và thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn bằng tiền sang các hình thái khác nhau và khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm thì vốn lƣu động lại trở lại hình thái ban đầu là vốn bằng tiền Sự vận động của vốn qua các giai đoạn đƣợc mô tả qua sơ đồ sau: T – H – SX – H’ – T’  Giai đoạn 1 (T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lƣu động dƣới hình thái tiền tệ đƣợc dùng để mua sắm các đối tƣợng lao động để dự trữ cho sản xuất Nhƣ vậy ở giai đoạn này vốn lƣu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tƣ hàng hoá  Giai đoạn 2 (H-SX-H’): ở giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tƣ dự trữ đƣợc đƣa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình 2 Thang Long University Library sản xuất các sản phẩm hàng hoá đƣợc chế tạo ra Nhƣ vậy ở giai đoạn này vốn lƣu động đã từ hình thái vốn vật tƣ hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.  Giai đoạn 3 (H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu đƣợc tiền về và vốn lƣu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn, vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giữa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lƣu động đƣa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn, phát triển đƣợc vốn lƣu động và ngƣợc lại Đây là một nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp. Sự vận động của vốn lƣu động nhƣ vậy gọi là sự tuần hoàn vốn. Trong quá trình đó, vốn lƣu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa đƣợc thực hiện và vốn lƣu động đƣợc thu hồi. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ, quá trình kinh doanh diễn ra liên tục lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo sự chu chuyển của vốn lƣu động. Và trong quá trình này, vốn lƣu động thay đổi hình thái không ngừng, do đó tại một thời điểm vốn lƣu động cùng tồn tại dƣới các hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lƣu động có một vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải thƣờng xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn đƣợc lƣu chuyển liên tục và nhịp nhàng. Trong cơ chế tự chủ và tự chịu về tài chính tại các doanh nghiệp hiện nay, sự vận động của vốn lƣu động đƣợc gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và ngƣời lao động. Vòng quay của vốn càng đƣợc quay nhanh thì doanh thu sẽ càng cao, càng tiết kiệm đƣợc vốn, bên cạnh đó còn giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý nhất, doanh nghiệp tăng thu nhập và có điều kiện mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống công nhân viên chức tại công ty. Tóm lại, vốn lƣu động luôn vận động nên kết cấu vốn lƣu động luôn biến động và phản ánh sự vận động không ngừng của hoạt động kinh doanh. 1.1.3. Phân loại vốn lưu động Để quản lý, sử dụng vốn lƣu động có hiệu quả thì công việc trƣớc tiên mà doanh nghiệp cần phải làm là phân loại vốn lƣu động. Tùy thuộc vào những hoạt động của mình mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc phân chia vốn lƣu động theo các tiêu thức khác nhau Để quản lý vốn lƣu động có hiệu quả, chúng ta cần tiến hành phân loại vốn lƣu động: 3 a. Căn cứ v o quá trình tuần ho n vốn  VLĐ trong khâu dự trữ: là bộ phận VLĐ để thiết lập, dự trữ về vật tƣ, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp tiến hành sản xuất liên tục. Bao gồm các khoản vốn sau: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật liệu đóng gói và vốn công cụ, dụng cụ nhỏ.  VLĐ trong khâu sản xuất: là vốn đƣợc dùng để đảm bảo cho quá trình, sản xuất của các bộ phận tham gia vào dây chuyền công nghệ đƣợc diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Bao gồm: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trƣớc.  VLĐ trong khâu lƣu thông: là vốn dùng để dự trữ sản phẩm, bảo đảm cho tiêu thụ thƣờng xuyên, đều đặn theo nhu cầu của khách hàng. Bao gồm: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền. Cách phân loại này cho thấy vai trò sự phân bổ của VLĐ trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ b. Căn cứ v o hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này vốn lƣu động đƣợc chia thành:  Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:  Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền trong doanh nghiệp là một loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh sản xuất, doanh nghiệp luôn phải có dự trữ một lƣợng tiền nhất định.  Các khoản phải thu: Chủ yếu đó là các khoản thu từ khách hàng – số tiền mà họ đang nợ doanh nghiệp (phát sinh trong quá trình bán hàng, dịch vụ dƣới hình thức bán trả sau).  Vốn vật tƣ, hàng hóa: gồm có 3 loại và đều đƣợc gọi chung là hàng tồn kho  Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ  Sản phẩm dở dang  Thành phẩm  Vốn trả trƣớc ngắn hạn: nhƣ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chỉ phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí về công cụ dụng cụ. Việc phân loại theo cách này giúp cho nhà quản lý dễ dàng nắm bắt đƣợc lƣợng vốn hiện nay đang tồn đọng ở khâu nào để có những biện pháp nhanh chóng, chính xác kịp thời nhằm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn nói chung và vốn lƣu động nói riêng. 4 Thang Long University Library c. Căn cứ v o nguồn hình th nh  Vốn lƣu động đƣợc hình thành từ vốn chủ sở hữu:  Vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách cấp (đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc)  Vốn cổ phần, liên doanh...  Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh  Vốn lƣu động đƣợc hình thành từ vốn nợ: Gồm vốn vay ngắn hạn và các khoản nợ hợp pháp nhƣ nợ thuế, nợ cán bộ công nhân viên, nhà cung cấp Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tƣợng huy động vốn tối ƣu để có đƣợc số vốn ổn định đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. d. Căn cứ v o hả năng chuyển hóa th nh tiền  Vốn bằng tiền  Vốn các khoản phải thu  Hàng tồn kho  Vốn tài sản lƣu động khác: Tạm ứng, chi phí trả trƣớc, thế chấp, ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn 1.1.4. Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp Vốn, lao động và công nghệ là ba yếu tố cơ bản để một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đó, vốn là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất của sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, VLĐ có các vai trò chủ yếu sau: Một là: Vốn lƣu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục có hiệu quả. Nếu vốn lƣu động bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hoá, làm cho các doanh nghiệp không thể mở rộng đƣợc thị trƣờng hay có thể bị gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là: Do đặc điểm của vốn lƣu động là phân bố khắp trong và ngoài doanh nghiệp, đồng thời chúng lại chu chuyển nhanh nên thông qua quản lý và sử dụng vốn lƣu động, các nhà tài chính doanh nghiệp có thể quản lý toàn diện tới việc cung cấp, sản xuất và phân phối của doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói rằng vốn lƣu động là một công cụ quản lý quan trọng. Nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh cũng nhƣ khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tƣ, hàng hóa, tiền vốn từ đó có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. 5 Ba là: Vốn lƣu động có kết cấu phức tạp, do tính chất hoạt động không thuần nhất, nguồn cấp phát và nguồn vốn bổ sung luôn thay đổi Để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trƣớc hết phải tiến hành nghiên cứu kết cấu vốn lƣu động. Kết cấu vốn lƣu động thực chất là tỷ trọng giữa các thành phần vốn lƣu động trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Thông qua kết cấu vốn lƣu động cho thấy sự phân bổ vốn trong giai đoạn luân chuyển vốn, từ đó doanh nghiệp xác định phƣơng hƣớng và trọng điểm quản lý nhằm đáp ứng kịp thời đối với từng thời kỳ kinh doanh. Bốn là: Vốn lƣu động là tiền đề cho sự tăng trƣởng và phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, thƣơng mại và các doanh nghiệp nhỏ. Bởi các doanh nghiệp này vốn lƣu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn, sự sống còn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lƣu động. Tóm lại, vốn lƣu động có một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng vốn lƣu động nhƣ thế nào cho hiệu quả sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.5. Kết cấu của vốn lưu động v các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu của vốn lưu động trong doanh nghiệp a. ết cấu vốn lưu động  Kết cấu của vốn lƣu động là tỷ trọng giữa các thành phần vốn lƣu động trong tổng số vốn của doanh nghiệp  Vốn lƣu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lí, sử dụng vốn lƣu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trƣởng và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay Doanh nghiệp sử dụng vốn lƣu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tƣ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bố hợp lí vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn b. Các nhân tố ảnh hưởng tới ết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp  Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hƣởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp:  Các nhân tố về mặt cung ứng vật tƣ nhƣ: Khoảng cách giữa các doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trƣờng; kỳ hạn giao hàng và khối lƣợng vật tƣ đƣợc cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tƣ cung cấp. 6 Thang Long University Library  Các nhân tố về mặt sản xuất nhƣ: Đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.  Các nhân tố về mặt thanh toán nhƣ: Phƣơng thức thanh toán đƣợc lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỉ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lƣu động cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lƣu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lƣu động mà mình đang quản lí và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lƣu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. 1.1.6. Nhu cầu vốn lưu động v phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động a. Nhu cầu về vốn lưu động trong doanh nghiệp Nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên là mức vốn lƣu động cần thiết để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra đƣợc liên tục theo một quy mô kinh doanh đƣợc xác định trƣớc.Việc xác định nhu cầu VLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì:  Vốn lƣu động là cơ sở đảm bảo cho quá trình sản xuất và lƣu thông của doanh nghiệp đƣợc liên tục, tránh bị ứ đọng, lãng phí vốn.  Vốn lƣu động là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lí, hợp pháp và đáp ứng kịp thời nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp  Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, hợp lí VLĐ đồng thời là căn cứ để đánh giá công tác quản lý VLĐ trong doanh nghiệp. b. Một số phư ng pháp ác định nhu cầu vốn lưu động như sau: Nhu cầu VLĐ phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn lƣu động doanh nghiệp ứng ra phụ thuộc vào nhu cầu lớn hay nhỏ của mỗi doanh nghiệp trong từng kỳ kinh doanh khác nhau. Nếu lƣợng vốn dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực tế sẽ gây khó khăn cho quá trình luân chuyển vốn trong kinh doanh, không đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng, mất uy tín đối với khách hàng, đánh mất cơ hội ký kết thêm các hợp đồng mới… Ngƣợc lại, nếu nhu cầu VLĐ xác định quá cao sẽ gây hại cho bản thân công ty, gây nên tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí, đồng thời phát sinh thêm các chi phí không hợp lý làm tăng tổng chi phí, ảnh hƣởng đến tổng lợi nhuận sau thuế của công ty. Do vậy cần xác định nhu cầu vốn lƣu động cần thiết để phù hợp với tình hình hoạt động của công ty Để xác định nhu cầu VLĐ cho năm tới, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: 7 Phư ng pháp 1: ác định trực tiếp Đặc điểm của phƣơng pháp này là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lƣu động bình quân năm qua các báo cáo, nhiệm vụ sản xuất năm kế hoạch và khả năng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp năm kế hoạch. VLĐ dự kiến Doanh thu thuần dự kiến = Số lần luân chuyển VLĐ dự kiến Cách tính này đơn giản, tuy nhiên độ chính xác không cao do các số liệu dùng để tính toán là số liệu ƣớc tính, mang tính chủ quan của ngƣời lập báo cáo. Phư ng pháp 2: ác định gián tiếp Phƣơng pháp này dựa vào các yếu tố tạo thành nhu cầu VLĐ nhƣ: tiền và các tài khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác với doanh thu thuần của năm N để tính doanh thu và nhu cầu VLĐ cho năm N+1 Các bƣớc tiến hành: Bước 1: Xác định số dƣ bình quân các khoản mục hợp thành nhu cầu VLĐ trong năm N Khi xác định số dƣ bình quân các khoản cần phải phân tích tình hình để loại trừ các số liệu không hợp lý. Bước 2: Xác định tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục trên so với doanh thu thuần trong báo cáo kết quả kinh doanh Trên cơ sở đó, xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần. Bước 3: Xác định nhu cầu VLĐ năm N+1 Ƣu điểm của phƣơng pháp này là xác định đƣợc nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh Do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn Tuy nhiên, do vốn sử dụng có nhiều loại, quy trình sản xuất kinh doanh thƣờng qua nhiều khâu vì thế tính toán nhu cầu vốn theo phƣơng pháp này tƣơng đối phức tạp và mất nhiều thời gian. 1.2. Nội dung quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ không chỉ nhằm tăng uy tín, thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trƣờng, đồng thời tạo ra sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao mà giá thành lại thấp để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động còn tạo nhiều lợi nhuận, là cơ sở để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động. Việc xem xét một cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có quản lý hoạt động VLĐ sẽ vô cùng có lợi cho bất cứ ai có ý định tiến hành đầu tƣ 8 Thang Long University Library Để quản lý VLĐ tốt việc đầu tiên cần phải đƣa ra một chính sách quản lý vốn lƣu động phù hợp với doanh nghiệp. 1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động Nguồn VLĐ có vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, hiệu quả. Nó có ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận cũng nhƣ sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai Chính vì vậy mà việc xác định và thực hiện chính sách quản lý VLĐ là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tùy thuộc vào hình thức, quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ những chiến lƣợc phát triển dự định trong ngắn hạn hay dài hạn mà mỗi doanh nghiệp lại chọn cho mình một chính sách quản lý VLĐ khác nhau Nhìn chung ta có thể chia các chính sách quản lí vốn lƣu động mà các doanh nghiệp lựa chọn thành ba chính sách sau: chính sách quản lý VLĐ cấp tiến, chính sách quản lý VLĐ thận trọng và chính sách quản lý VLĐ dung hòa Hình 1.1. Mô hình chính sách quản lí vốn lưu động TSNH Chính sách Chính sách Chính sách cấp tiến thận trọng dung hòa Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn TSNH TSDH Nợ ngắn hạn TSDH Dài hạn a. TSNH TSDH Dài Dài hạn hạn Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến Là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến, doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH.  Chi phí hoạt động vốn thấp hơn do các khoản phải thu khách hàng, hàng lƣu kho đƣợc giữ ở mức tối thiểu giúp doanh nghiệp giảm đƣợc ở chi phí quản lý, chi phí lƣu kho cũng nhƣ những tổn thất do lỗi thời, hƣ hỏng. Các khoản mục khác đều đƣợc duy trì ở mức tối thiểu… Bên cạnh đó, lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn làm chi phí vay ngắn hạn thấp hơn dài hạn. 9  Sự ổn định của nguồn vốn không cao do nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn ngắn hạn (thời gian sử dụng dƣới 1 năm)  Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty không đƣợc đảm bảo: quản lý VLĐ theo trƣờng phái cấp tiến thƣờng duy trì mức thấp nhất của toàn bộ VLĐ, công ty chỉ giữ một lƣợng tiền tối thiểu, dựa vào chính sách quản lý có hiệu quả và vay ngắn hạn để đáp ứng mọi nhu cầu không dự báo trƣớc.  Chính sách này sẽ đem lại cho doanh nghiệp thu nhập cao do chi phí quản lý, lãi vay, lƣu kho đều thấp làm cho EBT cao hơn Tuy nhiên, nó cũng mang đến những rủi ro nhƣ: không có đủ tiền để thực hiện chính sách quản lý có hiệu quả, công ty dự trữ hàng thấp dẫn đến doanh thu có thể bị mất khi hết hàng dự trữ. b. Chính sách quản lý VLĐ thận trọng Là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản và nợ thận trọng, doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH.  Khả năng thanh toán đƣợc đảm bảo do doanh nghiệp luôn duy trì VLĐ ở mức độ tối đa luôn đủ để trả các khoản nợ ngắn hạn.  Tính ổn định của nguồn vốn cao do nguồn vốn huy động chủ yếu từ nguồn dài hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này đầu tƣ vào các hoạt động SXKD mà chƣa phải lo ngay đến việc trả nợ.  Chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt đƣợc các rủi ro nhƣ biến động tăng giá thành sản phẩm do dự trữ hàng tồn kho ở mức cao… Tuy nhiên, thu nhập không cao do phải chịu chi phí cao hơn làm cho EBT giảm. c. Chính sách quản lý VLĐ dung hòa Dựa theo mô hình các chính sách quản lý vốn lƣu động trên, ta có thể nhận thấy VLĐ có thể đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng các nguồn vốn nợ ngắn hạn hoặc dài hạn. Ở hai chính sách cấp tiến và thận trọng có những ƣu và nhƣợc điểm khác biệt. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể lựa chọn chính sách quản lý dung hòa. Chính sách quản lý dung hòa là chính sách có đặc điểm là sự kết hợp quản lý tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc quản lý tài sản cấp tiến và nợ thận trọng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp muốn lựa chọn chính sách dung hòa nhƣng rất khó có thể thực hiện đƣợc. Do cần có sự cân đối của các dòng tiền, thời gian, sự kiểm soát chặt chẽ cũng nhƣ khả năng của những nhà quản trị. Nên hầu hết chính sách dung hòa chỉ đƣợc thực hiện một cách tƣơng đối ở các doanh nghiệp. Mặc dù chính sách dung hòa có ƣu điểm là hạn chế đƣợc những nhƣợc điểm của chính sách thận trọng và cấp tiến là giữ độ rủi ro ở mức trung bình nhƣng tỷ suất sinh lời kỳ vọng đạt đƣợc cũng chỉ ở mức trung bình. 10 Thang Long University Library 1.2.2. Quản lý vốn bằng ti n Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn bằng tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tƣơng ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thƣờng xuyên phải có một lƣợng tiền tƣơng xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thƣờng Nội dung chủ yếu của quản lý vốn bằng tiền mặt bao gồm các vấn đề chính sau:  Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán tiền mặt còn thiếu trong kỳ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm đƣợc cơ hội kinh doanh tốt mang lại lợi nhuận cao  Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền doanh nghiệp cần phải xây dựng những nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt  Tất cả các khoản thu chi bằng tiền mặt phải đƣợc thông qua quỹ, không đƣợc chi tiêu ngoài quỹ  Phải có sự phân định rõ ràng giữa nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ  Tăng tốc độ quá trình thu tiền và làm chậm lại quá trình chi tiền  Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt Xác định rõ đối tƣợng tạm ứng, các trƣờng hợp tạm ứng, mức độ và thời gian tạm ứng  Thƣờng xuyên đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho doanh nghiệp Dự trữ tiền mặt là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày. Doanh nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ về ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn. Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ mất cơ hội hƣởng các khoản ƣu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tƣ phát sinh ngoài dự kiến. Lƣợng tiền mặt tối ƣu của doanh nghiệp phải thỏa mãn 3 nhu cầu chính:  Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động SXKD hàng ngày của doanh nghiệp nhƣ: trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả ngƣời lao động, trả thuế 11  Dự phòng cho các khoản phải thu ngoài kế hoạch  Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trƣờng có sự thay đổi đột ngột Để xác định lƣợng dữ trữ tiền mặt tối ƣu, chúng ta có thể áp dụng mô hình Baumol Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí là nhỏ nhất. Tổng chi phí (TC) bao gồm:  Chi phí giao dịch (TrC): TrC = xF Trong đó: T: Tổng nhu cầu tiền về tiền trong năm C: Quy mô một lần bán chứng khoán F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán  Chi phí c hội ( C): OC = xK Trong đó: C/2 : Mức dự trữ tiền mặt trung bình K : Lãi suất đầu tƣ chứng khoán ồ thị 1.1. Mức dữ trự ti n mặt Tiền mặt đầu kỳ (C) C/2 Tiền mặt cuối kỳ (0) Thời gian Bán CK Tổng chi phí (TC): TC = TrC + OC = xF+ xK 12 Thang Long University Library Tổng chi phí là một hàm của C Để tổng chi phí là nhỏ nhất thì đạo hàm cấp một của TC phải bằng 0 và mức dự trữ tiền tối ƣu là: C* = Trong đó: C* là mức dự trữ tối ƣu Vậy, tại mức C = C* ta đƣợc TCmin. Theo mô hình Baumol, khi vốn bằng tiền xuống thấp, doanh nghiệp bán chứng khoán để thu tiền về, từ đó doanh nghiệp phải mất chi phí giao dịch cho mỗi lần bán chứng khoán Ngƣợc lại, khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền thì doanh nghiệp mất khoản tiền thu đƣợc do không đầu tƣ chứng khoán hay gửi tiết kiệm. 1.2.3. Quản lý các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa, dịch vụ. Các khoản phải thu bao gồm: các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc, tạm ứng, trả trƣớc… Phải thu nội bộ là khoản nợ của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị phụ thuộc trong cùng một doanh nghiệp về các khoản vay, chi hộ, trả hộ, thu hộ hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dƣới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên. Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu Để công tác quản lý các khoản phải thu đƣợc dễ dàng và thuận tiện cho việc theo dõi, đạt hiệu quả cao doanh nghiệp nên áp dụng chính sách tín dụng hợp lí. Khi xây dựng chính sách bán chịu, doanh nghiệp cần đánh giá kĩ ảnh hƣởng của chính sách tới lợi nhuận của doanh nghiệp theo các tiêu thức sau: dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ. Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu. Các chi phí phát sinh do việc tăng thêm các khoản nợ Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận. Với nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lƣợc về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, và các dịch vụ mới…trong đó, chính sách tín dụng thƣơng mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tín dụng thƣơng mại nhƣ con dao 2 lƣỡi, có thể đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi thế nhƣng cũng có thể gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh Do đó, các doanh nghiệp cần phải đƣa ra những phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng, từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thƣơng mại hay không. 13 Đây là nội dung chính của công tác quản lý các khoản phải thu. Chính sách tín dụng thƣơng mại có những tác động cơ bản sau:  Do thực hiện chính sách bán chịu nên khách hàng mua nhiều hàng hóa hơn, do đó làm tăng doanh thu và giản chi phí hàng tồn kho.  Tín dụng thƣơng mại làm tăng lƣợng hàng hóa sản xuất ra, do đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản.  Khi cấp tín dụng thƣơng mại cho khách hàng có thể làm tăng thêm chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp cho thiếu hụt ngân quỹ. Nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng cao và làm cho lợi nhuận bị giảm. Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì công việc đầu tiên phải làm là phân tích tín dụng khách hàng. Khi phân tích tín dụng khách hàng ngƣời ta thƣờng đề ra các tiêu chuẩn, nếu khách hàng đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn đó thì có thể đƣợc mua chịu. Các tiêu chuẩn ngƣời ta sử dụng để phân tích tín dụng khách hàng là:  Phẩm chất, tƣ cách tín dụng: tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ Điều này đƣợc phán đoán trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trƣớc đây đối với doanh nghiệp hoặc đối với các doanh nghiệp khác.  Năng lực trả nợ: dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp, vốn của khách hàng để đánh giá sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng.  Thế chấp: xem xét khả năng tín dụng của khách hàng trên cơ sở các tài sản riêng mà họ sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.  Điều kiện kinh tế: tiêu chuẩn này đánh giá đến khả năng phát triển của khách hàng trong hiện tại và tƣơng lai Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá các khoản tín dụng thƣơng mại đƣợc đề nghị. Việc đánh giá khoản tín dụng thƣơng mại đƣợc đề nghị để quyết định có nên cấp hay không dựa vào NPV của luồng tiền. Một số mô hình thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng:  Quyết định tín dụng khi xem xét 1 phư ng án cấp tín dụng: Mô hình cơ bản: NPV = CFt/k – CF0 CF0 = VC x S x ACP/365 CFt = [S x (1-VC) – S x BD - CD] x (1 - T) 14 Thang Long University Library Trong đó: CFt : dòng tiền sau thuế mỗi giai đoạn CF0 : giá trị doanh nghiệp đầu tƣ vào khoản phải thu khách hàng VC : tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu S : doanh thu dự kiến mỗi kì ACP : thời gian thu tiền bình quân tính theo ngày BD : tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền từ bán hàng CD : luồng tiền ra tăng thêm của bộ phận tín dụng T : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp K : tỉ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế Sau khi tính toán NPV, doanh nghiệp quyết định dựa trên cơ sở: NPV>0: cấp tín dụng NPV=0: bàng quan NPV<0: không cấp tín dụng  Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phư ng án tín dụng: Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Số lƣợng bán (Q) Q0 Q1 (Q1>Q0) Giá bán (P) P0 P1 (P1 > P0) AC0 AC1 (AC1 > AC0) 100% h (h ≤100%) Thời hạn nợ 0 T Tỷ suất chiết khấu 0 R Chi phí sản xuất bình quân (AC) Xác suất thanh toán Phƣơng án 1: Không cấp tín dụng NPV=P0Q0 – AC0Q0 Phƣơng án 2: Cấp tín dụng NPV1= P1Q1h/(1+R) – AC1Q1 Doanh nghiệp đƣa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV và NPV1 NPV>NPV1: Không cấp tín dụng NPV=NPV1: Bàng quan 15 NPVNPV2: Không cấp tín dụng sử dụng thông tin rủi ro tín dụng NPV1=NPV2: Bàng quan NPV1 - Xem thêm -

Tài liệu liên quan