Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

.PDF
124
308
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Phúc - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Tùng i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô và các cán bộ công chức của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Phúc - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị; Chi cục Kiểm Lâm đã tin tưởng cử tôi tham gia lớp đào tạo thạc sĩ, đặc biệt anh chị đồng nghiệp tại các Phòng trực thuộc đã nhiệt tình tổng hợp, cung cấp các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp những người đã luôn tạo mọi điều kiện, cổ vũ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Tùng ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN XUÂN TÙNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC Tên đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Cam Lộ là huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị với diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 18.398,63 ha, chiếm 53,1% diện tích đất tự nhiên. Đây là địa phương có nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển hoạt động rừng sản xuất. Trồng rừng sản xuất ở huyện Cam Lộ đã góp phần đáng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, quá trình phát triển hoạt động trồng rừng còn mang tính tự phát, năng suất cũng như chất lượng rừng không đồng đều và hiệu quả trồng rừng còn thấp. Mức độ đóng góp của hoạt động trồng rừng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương chưa cao. Trước bối cảnh đó, việc nghiên cứu, đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” là hết sức cấp thiết và quan trọng. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp phân tích thống kê và phân tích kinh tế để xác định kết quả và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo từng loại rừng, từng phương thức bán và theo từng địa bàn. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế đối với sản xuất lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng; Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng rừng sản xuất của các nông hộ tại huyện Cam Lộ. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ........................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. viii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 3 4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp ............................................................................... 3 4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp ................................................................................. 3 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................... 4 5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT ................................... 6 1.1. Lý luận cơ bản về rừng trồng sản xuất ................................................................. 6 1.1.1. Quan niệm về rừng và rừng trồng sản xuất .................................................. 6 1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của rừng trồng sản xuất................................................... 8 1.1.3. Xu hướng và mô hình chủ yếu về rừng trồng sản xuất............................... 13 iv 1.2. Hiệu quả kinh tế của rừng trồng sản xuất .......................................................... 15 1.2.1. Quan niệm và phân loại hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất ................... 15 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất .............................. 17 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất ............. 20 1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại một số nước đang phát triển và tại các địa phương của Việt Nam ................................................ 23 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số nước đang phát triển ............................................ 23 1.3.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước ........................................... 25 1.3.3. Kinh nghiệm từ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị .............. 27 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ ................. 29 2.1. Giới thiệu tổng quan về Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị .................................. 29 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 32 2.2. Thực trạng ngành sản xuất lâm nghiệp tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ...... 37 2.2.1. Tài nguyên rừng tỉnh QuảngTrị .................................................................. 37 2.2.1.1. Quy hoạch rừng theo mục đích và địa giới hành chính ........................ 38 2.2.1.2. Quy hoạch rừng theo mục đích và đơn vị chủ quản ............................. 39 2.2.2. Tài nguyên rừng huyện Cam Lộ ................................................................. 40 2.2.2.1. Hiện trạng quy hoạch phân loại rừng .................................................... 40 2.2.2.2. Quy hoạch rừng sản xuất theo đơn vị hành chính ................................. 40 2.2.3. Kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Cam Lộ ................................... 41 2.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị qua kết quả khảo sát nông hộ trồng rừng ......................................................................... 43 2.3.1. Thông tin các nông hộ trồng rừng khảo sát ................................................ 43 2.3.1.1. Đặc điểm mẫu điều tra .......................................................................... 43 2.3.1.2. Thu nhập bình quân của các hộ trồng rừng ........................................... 46 2.3.2. Đánh giá kết quả và hiệu quả rừng trồng sản xuất quy mô nông hộ tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ................................................................................. 47 v 2.3.2.1. Chi phí rừng trồng sản xuất ................................................................... 47 2.3.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm rừng trồng của các nông hộ ..................... 61 2.3.2.3. Kết quả và hiệu quả tài chính từ hoạt động trồng rừng sản xuất của các nông hộ tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị .............................................................. 64 2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ............................................................................ 68 2.3.4. Phân tích ý kiến đánh giá của nông hộ trong hoạt động kinh doanh rừng trồng tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ................................................................... 70 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị .................................................................................................................. 74 2.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................... 74 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................. 75 2.4.3. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị .................................................................... 75 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................................ 77 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển .................................................. 77 3.1.1. Về quan điểm .............................................................................................. 77 3.1.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 78 3.1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 78 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 78 3.1.3. Các định hướng phát triển........................................................................... 79 3.1.3.1. Định hướng chung ................................................................................. 79 3.1.3.2. Định hướng cụ thể ................................................................................. 79 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị .................................................................................................................. 81 3.2.1. Các giải pháp về kỹ thuật công nghệ .......................................................... 81 3.2.1.1. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 81 vi 3.2.1.2. Giải pháp về khoa học công nghệ ......................................................... 85 3.2.2. Các giải pháp về chính sách và thể chế ...................................................... 85 3.2.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ......... 85 3.2.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý................................................................. 87 3.2.2.3. Đổi mới và tăng cường chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất ............. 87 3.2.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực .................................. 89 3.2.3. Các giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................ 89 3.2.3.1. Quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất gắn với mạng lưới chế biến và thị trường cả trên thực địa .............................................................................................. 89 3.2.3.2. Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm ....................................................... 90 3.2.3.3. Tổ chức thu mua nguyên liệu ................................................................ 91 3.2.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng ......................................................................... 92 3.2.4. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập .................................. 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 95 1. Kết luận ................................................................................................................. 95 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 103 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích BCR : Tỷ suất thu nhập và chi phí (Benefits to cost Ratio) HQKT : Hiệu quả kinh tế IRR : Tỷ suất thu hồi nội bộ (Internal Rate of Return) Keo LH : Keo lai hom Keo LTH : Keo lai từ hạt Keo TT : Keo tai tượng KTXH : Kinh tế xã hội LN : Lợi nhuận MH : Mô hình MI : Thu nhập hỗn hợp (Mix income) NPV : Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) PMT : Giá trị hiện tại ròng trên 1 năm (Payment) PTBV : Phát triển bền vững PTLN : Phát triển lâm nghiệp RĐD : Rừng đặc dụng RPH : Rừng phòng hộ RSX : Rừng sản xuất RTN : Rừng tự nhiên RTSX : Rừng trồng sản xuất XĐGN : Xoá đói giảm nghèo viii DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Chỉ tiêu kỹ thuật cây giống một số loài cây trồng rừng sản xuất phổ biến11 Bảng 2.1. Tình hình các loại đất đồi núi trên địa bàn huyện Cam Lộ ...................... 31 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ........................................................................................ 33 Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Cam Lộ qua 3 năm 2014 - 2016 ............... 34 Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cam Lộ đến 31/12/2016 ........................... 36 Bảng 2.5. Quy hoạch phân chia 3 loại rừng của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến 31/12/2016 .................................................................................. 38 Bảng 2.6. Quy hoạch rừng và đất rừng sản xuất tỉnh Quảng Trị theo chủ quản lý .. 39 Bảng 2.7. Các loại rừng và đất lâm nghiệp huyện Cam Lộ đến 31/12/2016 ............ 40 Bảng 2.8. Diện tích rừng sản xuất huyện Cam Lộ phân theo xã đến 31/12/2016 .... 41 Bảng 2.9. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp tại huyện Cam Lộ qua 3 năm 20142016 ......................................................................................................... 42 Bảng 2.10. Đặc điểm nguồn lực của các hộ trồng rừng (n=90) ................................ 44 Bảng 2.11. Thu nhập bình quân của các hộ trồng rừng ............................................ 46 Bảng 2.12. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ trồng rừng năm 2016 ............. 47 Bảng 2.13. Chi phí trồng rừng theo loài cây ............................................................. 48 Bảng 2.14. Chi phí trồng rừng theo năm từng loài cây ............................................. 51 Bảng 2.15. Chi phí theo loài cây ............................................................................... 52 Bảng 2.16. Chi phí trồng rừng theo vùng sinh thái ................................................... 54 Bảng 2.17. Chi phí trồng rừng theo năm theo vùng sinh thái ................................... 56 Bảng 2.18. Chi phí theo vùng sinh thái ..................................................................... 57 Bảng 2.19. Chi phí trồng rừng theo phương thức bán .............................................. 59 Bảng 2.20. Chi phí trồng rừng theo năm theo phương thức bán............................... 60 Bảng 2.21. Chi phí theo phương thức bán................................................................. 61 Bảng 2.22. Kết quả và hiệu quả trồng rừng theo loài cây (tính bình quân/ha) ......... 64 Bảng 2.23. Kết quả và hiệu quả trồng rừng theo vùng sinh thái............................... 66 Bảng 2.24. Kết quả và hiệu quả trồng rừng theo phương thức bán .......................... 67 Bảng 2.25. Những khó khăn trong hoạt động trồng rừng ......................................... 71 ix DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1. Chuỗi cung trồng rừng sản xuất ở huyện Cam Lộ .................................... 62 x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng trồng sản xuất có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nước ta. Ngoài việc góp phần đáng kể nâng cao độ che phủ của rừng thì rừng sản xuất còn là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu cho các ngành chế biến, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu hộ dân sống trong rừng và gần rừng. Trong nhiều thập kỷ qua, Chính phủ và ngành Lâm nghiệp đã có nhiều chủ trương chính sách đẩy mạnh công tác phát triển rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng nhằm cung cấp đủ nhu cầu gỗ nguyên liệu cho tiêu dùng trong nước và góp phần nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Dưới tác động của quá trình tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về gỗ cho hoạt động xây dựng và sản xuất đồ dân dụng hay hàng hóa tiêu dùng ngày càng tăng. Xu hướng trên đang tạo sức ép lớn đối với tài nguyên rừng, đặc là rừng tự nhiên. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho phát triển ngành rừng trồng sản xuất, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, làm tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng và ven rừng. Huyện Cam Lộ là huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị với diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 18.398,63 ha, chiếm 53,1% diện tích đất tự nhiên. Đây là địa phương có nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển hoạt động rừng sản xuất. Trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Cam Lộ không ngừng tăng lên dưới tác động của các chương trình dự án như 327, 661 và một số chương trình khác. Cùng với tác động của các chương trình, nhu cầu thị trường cũng đang từng bước dẫn dắt, thu hút các hộ gia đình phát triển hoạt động trồng rừng ở địa phương một cách nhanh chóng. Với thay đổi trên, trồng rừng sản xuất ở huyện Cam Lộ đã góp phần đáng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái ở huyện Cam Lộ cũng như tại tỉnh Quảng Trị. Sự tiến bộ của kỹ thuật lâm sinh đã tạo ra những giống cây lâm nghiệp có chu kỳ ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, có khả năng cho sản lượng cao, trong số đó đặc biệt có cây Keo, nổi bật là giống Keo tai tượng và Keo lai. Hơn nữa, thị trường lâm sản có nguồn gốc rừng trồng ngày càng phát triển về quy mô và đa dạng chủng 1 loại sản phẩm. Những yếu tố này đã tạo cơ hội cho phát triển rừng trồng sản xuất cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, quá trình phát triển hoạt động trồng rừng còn mang tính tự phát, năng suất cũng như chất lượng rừng không đồng đều và hiệu quả trồng rừng còn thấp. Mức độ đóng góp của hoạt động trồng rừng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương chưa cao. Trước bối cảnh đó, việc xác định hiệu quả rừng trồng sản xuất một cách cụ thể đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đang là vấn đề quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý định hướng điều hành sản xuất của địa phương đồng thời giúp nông dân có thêm các thông tin hữu ích trong việc ra quyết định sản xuất. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất của các nông hộ trên địa bàn huyện huyện Cam Lộ, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu ích cho người sản xuất và các nhà hoạch định chính sách trong việc phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững, hiệu quả. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế đối với sản xuất lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng; - Phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng rừng sản xuất của các nông hộ tại huyện Cam Lộ và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 2 Đối tượng khảo sát là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trồng rừng và quản lý rừng trên địa bàn huyện Cam Lộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2014 - 2016. Cơ chế, chính sách định hướng và các giải pháp đề xuất được áp dụng cho những năm tiếp theo. Số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2017. - Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu và tính toán hiệu quả kinh tế các lâm phần trồng các loài cây leo lai, keo tai tượng trồng đầu năm 2011 và đã khai thác ở quy mô nông hộ. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp Được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Phát triển lâm nghiệp và một số cơ quan liên quan khác. Ngoài ra, nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành ở TW để định hướng. 4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp Được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn đối với các hộ trồng rừng nhằm đáp ứng thông tin, số liệu phục vụ các chỉ tiêu nghiên cứu. Chọn điểm nghiên cứu: Chọn 3 xã có diện tích rừng trồng sản xuất lớn ở huyện Cam Lộ gồm: Cam Chính, Cam Hiếu và Cam Tuyền đại diện cho 3 nhóm có quy mô diện tích rừng trồng khác nhau để tiến hành điều tra. Tại mỗi xã chọn 3 thôn theo quy mô diện tích tương tự việc chọn xã. Ở mỗi thôn được chọn, lập danh sách toàn bộ hộ có rừng trồng đầu năm 2011 đã khai thác rừng trồng thông qua Trưởng thôn và cán bộ nông lâm xã. Chọn mẫu điều tra: Mẫu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp từ danh sách hộ có tham gia trồng rừng trên địa bàn từng xã. Số mẫu được chọn để 3 điều tra là 90 mẫu với 30 hộ mỗi xã. Việc lựa chọn trên nhằm đảm bảo mỗi quan sát đều cung cấp các thông tin liên quan đến chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài một cách đồng nhất, hạn chế các sai lệch do biến động giá của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra cũng như các tác động của điều kiện tự nhiên ở mức tối thiểu. Nội dung bảng câu hỏi gồm: Thông tin chung về các hộ điều tra: vùng, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, quy mô hộ, lao động hộ, kinh nghiệm…; Thông tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ, trang thiết bị sản xuất trong gia đình; Thông tin về các hoạt động sản xuất ngoài lâm nghiệp; Các thông tin về hoạt động trồng rừng của hộ gồm: Thông tin đầu vào như: lao động, chi phí, diện tích đất rừng trồng sản xuất; Thông tin đầu ra như: thị trường, sản lượng, giá bán, thu nhập… 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng nhằm hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá xu hướng thay đổi rừng trồng sản xuất, lý thuyết về hiệu quả kinh tế nói chung và rừng trồng sản xuất nói riêng. Phương pháp phân tích thống kê và phân tích kinh tế để xác định kết quả và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo từng loại rừng, từng phương thức bán và theo từng địa bàn. Phương pháp chuổi cung được sử dụng nhằm phân tích quá trình tiêu thụ các sản phẩm rừng. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả RTSX. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư gồm: Chi phí đầu tư phân bón/ha; Chi phí giống/ha; Chi phí công lao động/ha; Chi phí lãi vay; Chi phí quản lý bảo vệ rừng sau trồng; Chi phí khác (phòng trừ sâu bệnh hại, ...) Nhóm chỉ tiêu về kết quả sản xuất gồm: Năng suất rừng trồng (N/S); Tổng giá trị thu hoạch (Bt); Thu nhập hỗn hợp (MI). Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất gồm: Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV); Chỉ tiêu thu nhập và chi phí (BCR); Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR); Tỷ suất lợi nhuận thu nhập; Tỷ suất lợi nhuận chi phí. 4 5. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của rừng trồng sản xuất và hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất; Chương 2: Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT 1.1. Lý luận cơ bản về rừng trồng sản xuất 1.1.1. Quan niệm về rừng và rừng trồng sản xuất Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về rừng, tùy thuộc vào gộc đọ nhìn nhận vai trò, chức năng, tính chất và những đặc trưng cơ bản về rừng. Theo tác giả Morozov (1930), thì rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Theo định nghĩa của FAO: Rừng là những diện tích đất lớn hơn 0,5 ha, có cây gỗ bao phủ ít nhất 10% diện tích, mà trước đây không phải là đất nông nghiệp hoặc đô thị. UNFCCC (2001), định nghĩa Rừng là một khu vực có diện tích tối thiểu là 0.05ha (hoặc quần thể tương đương) mà ít nhất 10-30% diện tích được bao phủ bởi những cây (gỗ) có khả năng đạt đến chiều cao từ 2-5m trở lên khi thành thục. Ngay ở Việt nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về rừng. Cẩm nang Lâm Nghiệp Việt Nam 2004, định nghĩa rừng “là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật phải có một diện tích đủ lớn và có mật độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ để hình thành hoàn cảnh rừng khác với hoàn cảnh bên ngoài”. Theo luật bảo vệ và phát triển rừng thì “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các quần thể thực vật, động vật và vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”. Như vậy, cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về rừng, quan niệm được nhiều người thừa nhận đó là: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các quần thể thực vật, động vật và vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. 6 Phân loại rừng: Căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại rừng thành những loại khác nhau Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng được chia thành hai loại: - Rừng tự nhiên: là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bị tác động), rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh tự nhiên hay nhân tạo. - Rừng trồng: là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng. Căn cứ vào tổ thành rừng, dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài mà người ta chia ra thành rừng thuần loài và rừng hỗn loài. - Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừng chỉ có một loài. Tuy nhiên trên thực tế, rừng có một số loài khác nhưng số lượng các loài khác này không vượt quá 10% thì vẫn được coi là rừng thuần loài (rừng thuần loài tương đối). - Với rừng hỗn loài, để biểu thị mức độ tham gia của các loài người ta dùng công thức tổ thành. Thành phần cây gỗ là bộ phận chính và chủ yếu tạo nên độ khép tán (được biểu diễn thông qua độ tán che), độ đầy và trữ lượng lâm phần. Căn cứ vào đặc tính sử dụng rừng, rừng được chia thành 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. - Rừng đặc dụng: Được xác định nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. - Rừng phòng hộ: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống cát bay, sóng biển, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. - Rừng sản xuất: Được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái. 7 Như vậy, rừng trồng sản xuất là một loại rừng được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh là chủ yếu. Vì mục đích này, quá trình nghiên cứu rừng trồng sản xuất phải gắn liền mục đích chính của rừng là tạo lợi ích cho chủ thể của rừng. 1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của rừng trồng sản xuất 1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Trồng và phát triển rừng sản xuất một mặt ngăn chặn được tình trạng suy thoái của rừng, nâng cao năng suất trữ lượng và làm tăng độ che phủ của rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; mặt khác nó cũng gắn với nguy cơ giảm tính đa dạng sinh học của rừng. Vì vậy, việc đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất nhất thiết phải được xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển đến tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phát triển bền vững về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Không vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường về sau. Trồng rừng sản xuất có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, trồng rừng sản xuất phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, sinh thái: Không phải bất kỳ ở đâu cũng có thể rừng trồng sản xuất mà chỉ những vùng có diện tích đất trống đồi núi trọc, có điều kiện về đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, sinh thái phù hợp mới có thể tiến hành trồng rừng sản xuất. Hiện tại, hầu hết các tỉnh có lợi thế về phát triển rừng, lợi nhuận, ngân sách thu được từ rừng là không đáng kể, bản thân người dân sống ở vùng có rừng không sống được bằng nghề rừng lại sống chủ yếu nhờ vào đất nông nghiệp; đất nông nghiệp lại ít, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn, cố gắng lắm cũng chỉ đủ ăn, nếu gặp thiên tai thì lại bị nghèo đói. Thứ hai, trồng rừng sản xuất nhằm khai thác hết tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ ba, trồng rừng sản xuất góp phần nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững: Trồng rừng sản xuất làm tăng lưu vực nguồn sinh thủy và khả năng phòng hộ đầu nguồn các hồ đập, điều tiết dòng chảy chống xói mòn, rữa trôi đất, cải thiện và điều hòa khí hậu trong vùng sinh thái, tạo môi trường sống thuận lợi cho các các loài động vật rừng sinh sống và phát triển. Theo kết quả nghiên cứu mới đây về kinh tế môi trường của các nhà khoa học. Việc trồng và phát triển rừng làm tăng giá trị dịch vụ môi trường nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển bền vững. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan