Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thành phố hồ chí minh

.PDF
110
90
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT DƯ THỊ CHUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT DƯ THỊ CHUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG TP.HỒ CHÍ MINH – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ Dư Thị Chung DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á) ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BTA :Bilateral Trade Agreement - Hiệp định thương mại song phương ĐTNN : Đầu tư nước ngoài EU : European Union - Liên minh Châu Âu FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Free Trade Agreement - Hiệp định thương mại tự do GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội HEPZA : Ho Chi Minh City Export Processing and Industrial Zones Authority - Ban quản lý KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh ITPC : Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất Khu CNC : Khu công nghệ cao M&A : Merger & Asquision – Mua bán và sáp nhập PNTR : Permanent Normal Trade Relations - Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn KH-ĐT : Kế hoạch đầu tư SHTP : Sai Gon Hi-tech Park - Khu công nghệ cao Sài Gòn TNCs : Transnational Corporations - Công ty xuyên quốc gia TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc UNDP : United Nations Development Programme - Chương trình phát triển Liên hợp quốc WTO XTĐT : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới : Xúc tiến đầu tư DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang Bảng 1.1 Giá trị FDI trên thế giới theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2005-2011 .........18 Bảng 1.2 Xếp hạng quốc tế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam ...................................27 Bảng 2.1 Tổng giá trị GDP của TP.HCM theo lĩnh vực kinh tế từ 2001-2012.......32 Bảng 2.2 Dự án FDI của TP.HCM được cấp phép đến 12/2012 phân theo hình thức đầu tư ....................................................................................................................35 Bảng 2.3 Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đến 12/2012 phân theo ngành kinh tế.........................................................................................................35 Bảng 2.4 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư vào Khu CNC ............48 Bảng 2.5 Tổng hợp điều chỉnh đất của Khu CNC TP.HCM...................................52 Bảng 2.6 Cơ cấu GDP của TP.HCM theo thành phần kinh tế từ 2006-2012..........59 Bảng 2.7 Các đối tác đầu tư dẫn đầu về số dự án FDI được cấp phép mới năm 2012 của TP.HCM .........................................................................................................62 Bảng 2.8 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương năm 2012 .............63 Bảng 3.1 Một số dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư ............................................................ 83 Biểu đồ 1.1 Tình hình đầu tư FDI của thế giới giai đoạn 2005-2012 .....................16 Biểu đồ 1.2 Kết quả thăm dò về quốc gia dự định đầu tư (nếu có) của chủ đầu tư và TNCs giai đoạn sau 2011.......................................................................................18 Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP về công nghiệp và dịch vụ của TP.HCM, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước giai đoạn 2001 - 2010 ...................31 Biểu đồ 2.2 Mười địa phương dẫn đầu về cấp phép đầu tư FDI năm 2011 .............50 Biểu đồ 2.3 Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của TP.HCM và Bình Dương (2007-2011)...........................................................................................................66 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của HEPZA………………………………………………38 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 6. Tính mới của luận văn .................................................................................... 2 7. Kết cấu của luận văn....................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ .............................................................................................6 1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài ........................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư nước ngoài............................................... 6 1.1.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài ............................................................... 7 1.1.3. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam ............................................ 9 1.1.4. Các nhân tố tác động đến đầu tư nước ngoài........................................... 11 1.1.4.1. Toàn cầu hoá .......................................................................................11 1.1.4.2. Khu vực hoá ........................................................................................12 1.1.4.3. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.................................13 1.1.5 Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và khu vực................ 16 1.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư ............................................................................... 18 1.2.1 Khái niệm xúc tiến đầu tư........................................................................ 19 1.2.2 Vai trò của xúc tiến đầu tư....................................................................... 20 1.2.3 Các biện pháp xúc tiến đầu tư.................................................................. 21 1.2.4 Cơ quan thực hiện xúc tiến đầu tư ...........................................................22 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến đầu tư của một địa phương ............... 25 1.2.6 Đánh giá hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư ....................................... 27 CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC THU HÚT FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................30 2.1. Tổng quan về hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây ............................................................................................... 30 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 30 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................30 2.1.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội.......................................................................30 2.1.1.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.......32 2.1.2 Cơ quan phụ trách xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh ............... 36 2.1.2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố........................................................36 2.1.2.2 Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh ......36 2.1.2.3. Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao..........37 2.1.2.4 Các tổ chức khác ..................................................................................39 2.1.3 Các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 40 2.1.3.1 Tạo dựng hình ảnh địa phương ............................................................. 40 2.1.3.2 Xây dựng mối quan hệ..........................................................................41 2.1.3.3 Vận động chính sách cho các nhà đầu tư...............................................46 2.1.3.4 Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư.......................................................47 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................................... 50 2.1.4.1 Hệ thống luật pháp và chính sách đầu tư...............................................51 2.1.4.2 Công tác quy hoạch ..............................................................................51 2.1.4.3 Cơ sở hạ tầng........................................................................................53 2.1.4.4 Nguồn nhân lực ....................................................................................54 2.1.4.5 Ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư..............................................54 2.1.4.6 Năng lực của cơ quan xúc tiến đầu tư và các đối tác ............................. 55 2.2 Đánh giá tổng quát về hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư tại TP.HCM ..... 56 2.2.1 Các thành quả đạt được ........................................................................... 56 2.2.2 Các mặt tồn tại ........................................................................................ 62 TÓM TẮT CHƯƠNG II...................................................................................................67 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM ....................................................... 68 3.1 Quan điểm, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư XTĐT trong giai đoạn 2011 – 2020………………………………………………………………………………68 3.2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác xúc tiến đầu tư của TP.HCM................. 69 3.3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư .................... 71 3.3.1 Phát triển Mô hình “Nhà Việt Nam”........................................................ 71 3.3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư....................... 72 3.3.3 Các biện pháp tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư ................... 73 3.3.4 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm ................................. 74 3.3.4.1 Vai trò của chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm ............................ 74 3.3.4.2 Xác định ngành trọng điểm cho xúc tiến đầu tư ...................................74 3.3.5 Cải thiện môi trường đầu tư..................................................................... 75 3.3.5.1 Cải thiện về đất đai...............................................................................75 3.3.5.2 Giải quyết vấn đề về cơ sở hạ tầng .......................................................76 3.3.5.3 Cải cách thủ tục hành chính..................................................................76 3.5.5.4 Một số vấn đề khác...............................................................................78 3.3.6 Các giải pháp xúc tiến đầu tư................................................................... 79 3.3.6.1 Tạo dựng hình ảnh................................................................................79 3.3.6.2 Xây dựng mối quan hệ..........................................................................81 3.3.6.3 Vận động chính sách cho nhà đầu tư.....................................................81 3.3.6.4 Nâng cấp các dịch vụ đầu tư .................................................................82 3.3.7 Đề xuất về hoạt động XTĐT tại các KCX, KCN, Khu CNC................... 83 3.3.8 Một số kiến nghị đối với cơ quan trung ương .......................................... 84 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................................86 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 87 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Đầu tư nước ngoài là một trong những biện pháp quan trọng nhằm gia tăng vốn đầu tư của một quốc gia, đó là công cụ góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước cũng như của từng địa phương tiếp nhận đầu tư. Chính vì thế, hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) nhằm thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng và đáng được chú ý, nhất là trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, việc mở cửa thị trường đầu tư quốc tế với các quốc gia thành viên theo cam kết sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội song cũng không ít những khó khăn, thách thức. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực phía Nam cũng như cả nước và cũng là một trong những địa phương thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước trong thời gian qua. Tuy đã đạt được một số thành tựu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ hiện đại, giá trị cao, gia tăng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến... Tuy nhiên, cũng giống như những địa phương khác trong cả nước, TP.HCM cũng không tránh khỏi những khó khăn, trở ngại và hạn chế trong các hoạt động XTĐT Vậy thực trạng các hoạt động XTĐT tại TP.HCM trong thời gian qua như thế nào? Thành phố đã đạt được các thành tựu gì cũng như những mặt chưa đạt được trong công tác XTĐT nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài? Và trong thời gian tới, TP.HCM nên có các biện pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XTĐT? Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM. Từ đó đề xuất 2 những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả hơn trong việc thu hút FDI. Mục tiêu cụ thể của luận văn như sau: - Làm rõ và hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư, các yếu tố tác động tới hoạt động xúc tiến đầu tư và vai trò của xúc tiến đầu tư trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài; - Phân tích thực trạng xúc tiến đầu tư nước ngoài tại TP.HCM trong thời gian từ 2001 đến 2012, từ đó đánh giá hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư tại TP.HCM - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động XTĐT tại TP.HCM trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là phân tích hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài của TP.HCM cũng như các mục tiêu, định hướng và cơ chế chính sách cùa thành phố trong hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư qua số lượng vốn FDI thành phố thu hút được từ 2001 đến 12/2012 theo mục tiêu, định hướng thu hút FDI của thành phố. Các giải pháp đề xuất đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm tìm hiểu các dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu, các nhận định của chuyên gia, các báo cáo thống kê… Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đưa ra các đánh giá nhận định về vai trò của XTĐT trong việc thu hút FDI. 6. Tính mới của luận văn Đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và xúc tiến đầu tư như: 3 Luận án tiến sĩ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” của nghiên cứu sinh Nguyễn Tấn Vinh (2011). Luận án lượng hóa các ảnh hưởng của FDI đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thông qua tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thu hút và sử dụng FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM theo hướng hiệu quả và bền vững. Công trình “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Thị Cành, Trần Hùng Sơn (2009), tạp chí Phát triển kinh tế, (225, tr 2), các tác giả đã lượng hóa tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. “Cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn FDI ở một số nước Châu Á và các bài học kinh nghiệm cho TP.HCM” của Dương Thị Bình Minh, Nguyễn Thanh Thủy (2009), trên tạp chí Phát triển kinh tế, (225, 15). Các tác giả đã đánh giá phân tích về các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI của một số quốc gia Châu Á và đề xuất các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư cho TP.HCM. “Thách thức đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO và giải pháp” của Nguyễn Tiến Dũng (2009) trên tạp chí Kinh tế dự báo, (20, 11). Tác giả đã phân tích năm thách thức và hai nguy cơ đối với thu hút FDI của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và đề xuất một số giải pháp thu hút FDI. “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020”, Luận án tiến sĩ của Trần Văn Lợi (2008). Công trình đã phân tích vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đề xuất một số giải pháp thu hút FDI cho vùng. "Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Liên minh Châu Âu (EU) tại TP. HCM" (2004) của học viên cao học Đỗ Trọng Giáp. Đề tài đánh giá tổng quan về thu hút FDI từ khu vực EU và nêu ra các giải pháp làm sao để TP. HCM thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư của EU. 4 "Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", luận văn tiến sĩ của nghiên cứu sinh Triệu Hồng Cẩm (2003). Tác giả đã nghiên cứu tình hình chung đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN giai đoạn 2001-2003, đưa ra những giải pháp nhằm quản lý quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, góp phần củng cố vai trò của chính phủ và hoàn thiện quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Anh Thư (2000). Luận án phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và một số đề xuất giải pháp thu hút FDI. Loạt bài về xúc tiến đầu tư của Liên Hiệp Quốc – ESCAP tại Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư (2003) do tổ chức nghiên cứu chính sách Châu Á (Asia Policy Research Corp. trình bày đề cập đến các khái niệm và cách thức xúc tiến đầu tư. Nhìn chung các đề tài trên đều đánh giá tổng quan về thu hút FDI, phân tích các mặt đạt được cũng như tồn tại và từ đó đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để thu hút FDI. Các đề tài cũng có ít nhiều đề cập đến công tác xúc tiến đầu tư thu hút FDI tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng quát về hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính mới của luận văn đó là làm rõ tình hình thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tại TP.HCM, phân tích hiệu quả đạt được qua số liệu vốn FDI mà thành phố thu hút được từ đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, trong đó: Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tư; Chương 2: Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài trong việc thu hút FDI tại thành phố Hồ Chí Minh; Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu 5 tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư nước ngoài Hiện nay, vấn đề đầu tư nước ngoài đã trở nên phổ biến với các quốc gia trên toàn thế giới. Chúng ta có thể hiểu rằng đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là một quá trình trong đó có sự dịch chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Bản chất của đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản. Theo V.I. Lênin, xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Xuất khẩu tư bản là một xu hướng tất yếu, đó là quá trình xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản. [4]. Luật đầu tư Việt Nam năm 2005, điều 13 khoản 2 định nghĩa: "Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư” [28, tr.2] Vậy có thể hiểu rằng đầu tư nước ngoài là một hình thức xuất khầu tư bản, trong đó các cá nhân hay tổ chức đầu tư vốn, dây chuyền công nghệ hay các tài sản hợp pháp sang các quốc gia khác nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện các mục đích khác của nhà đầu tư. Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Đầu tư nước ngoài mang lại những lợi ích to lớn về mặt kinh tế đối với cả hai phía chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với các nước là chủ đầu tư, đầu tư nước ngoài giúp cho nhà đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và sản phẩm, tìm kiếm được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định; đổi mới dây chuyền công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường 7 quốc tế, giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Với các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đầu tư quốc tế bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; bù đắp thâm hụt thương mại, cải thiện cán cân thanh toán; là động lực phát triển công nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đưa vào các quốc gia tiếp nhận đầu tư công nghệ hiện đại, thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ tại các quốc gia đang phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, đội ngũ quản lý đạt trình độ quốc tế, góp phần đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước chủ nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài đã đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, ngoài các mặt tích cực thì đầu tư nước ngoài cũng ảnh hưởng không tốt đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư như tác động xấu đến môi trường, cạnh tranh với các ngành công nghiệp nội địa, hiện tượng chuyển giá...[34]. 1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Các hình thức đầu tư nước ngoài có thể phân loại tùy theo mức độ tham gia quản lý và tính chất của nguồn vốn đầu tư. Theo tính chất của nguồn vốn đầu tư có hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance), viện trợ của của các Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations - NGOs). Theo mức độ quản lý thì có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII - Foreign Indirect Investment) [9]. Trong luận văn này, tác giả chỉ làm rõ các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa: " FDI là một đầu tư được tiến hành nhằm thu được lợi ích lâu dài tại một doanh nghiệp đang hoạt động ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói có hiệu lực trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp ấy". [43]. Các hình thức FDI bao gồm: Đầu tư mới (greenfield investment – GI) và mua lại hoặc sáp nhập (mergers and acquisitions – M&A). Đầu tư mới là việc các nhà đầu tư thành 8 lập một doanh nghiệp mới ở nước nhận đầu tư sau đó trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp đó hoạt động. Đây là cách làm truyền thống và cũng là hình thức chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước kinh tế phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển. M&A là việc các nhà đầu tư chuyển vốn vào nước nhận đầu tư thông qua hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ hoặc sáp nhập các doanh nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư. Đối với Việt Nam, M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp và được quy định tại Điều 21, khoản 6 Luật đầu tư năm 2005. Phân theo mức độ góp vốn, FDI được phân thành các hình thức sau:  Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài: theo đó nhà đầu tư nước ngoài phải tự bỏ vốn ra, vận hành kinh doanh trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư, theo pháp luật của nước sở tại. Phương thức này đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải nghiên cứu thị trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư và gặp nhiều rủi ro hơn.  Thành lập công ty liên doanh: nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với nhà đầu tư trong nước góp vốn thành lâp nên một công ty mới hoạt động trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư, theo pháp luật của nước sở tại. Liên doanh có thể bao gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài với nhiều nhà đầu tư trong nước.  Mua phần vốn góp: nhà đầu tư nước ngoài thông qua các kênh giao dịch gián tiếp hoặc trực tiếp để mua phần vốn góp của một doanh nghiệp từ đó có quyền kiểm soát hoạt động cũng như hưởng lợi nhuận do hoạt động của doanh nghiệp đó mang lại.  Ký hợp đồng hợp tác liên doanh (BCC): là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Ngoài ra còn có một số hình thức khác như:  Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà 9 nước Việt Nam.  Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.  Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. [28, tr.2] 1.1.3. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam Đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chính sách về đầu tư nước ngoài của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Chủ trương chính sách đường lối của Đảng ta về kinh tế đối ngoại được khẳng định xuyên suốt trong các kỳ đại hội VII, VII, IX của Đảng là: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” [16]. Đến Đại hội IX (04/2001) khẳng định “Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.[17]. Với tinh thần đó, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Việc ký kết vào các điều ước đa phương, song phương, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa”, đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia; quan hệ thương mại với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 60 hiệp định kinh tế và thương mại song phương và thiết lập quan hệ đầu tư với trên 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nước ta đã và đang tích cực triển khai các cam kết trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt 10 Nam-Nhật Bản (EPA); xúc tiến đàm phán Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện với EU (PCA); đàm phán Hiệp định đầu tư song phương với Hoa Kỳ (BIT) và Ca-na-đa; đàm phán Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) với Chi-lê…[33] Với phương châm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã mở cửa thị trường đón các nhà đầu tư trên thế giới đến Việt Nam với nhiều chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư. Việc chính phủ Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài 1987 và qua nhiều lần bổ sung chỉnh sửa đã thống nhất thông qua Luật đầu tư 2005 áp dụng chung cho các nhà đầu tư, không phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài là bước tiến quan trọng trong việc thu hút đầu tư quốc tế và thể hiện rõ chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam, cụ thể như:  Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam;  Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư;  Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư;  Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;  Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. [28, tr.3] Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, mục tiêu của Việt Nam là cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này vào năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là các doanh 11 nghiệp hướng xuất khẩu, chính phủ Việt Nam đã đưa ra chính sách mới theo định hướng chuyển dịch dần sang các ngành có giá trị gia tăng cao tuy nhiên vẫn giữ những ngành cần nhiều lao động để giải quyết công ăn việc làm cho người dân. 1.1.4. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.4.1. Toàn cầu hoá Toàn cầu hóa là xu thế của thời đại và là nhân tố thúc đẩy đầu tư quốc tế của các quốc gia. Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa nhưng xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình trong đó các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau; gia tăng các ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị trên toàn thế giới. Lực lượng sản xuất phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến toàn cầu hóa. C. Mác và Ph. Ăng - ghen đã chỉ ra rằng: "Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi... Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới..."[23, tr.601]. Có quan điểm cho rằng “Toàn cầu hoá là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ” [13, tr.78]. Để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các quốc gia cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc phải đảm bảo tự do hóa thương mại, tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế. Điều đó được thể hiện qua các thể chế kinh tế thương mại như các hiệp định song phương và đa phương, các công ước quốc tế. Song song với quá trình toàn cầu hoá kinh tế là sự ra đời của các tổ chức quốc tế và khu vực về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính như Liên hiệp quốc (UN) với các tổ chức trực thuộc như Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD); các tổ chức khác như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất