Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện diên k...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện diên khánh, tỉnh khánh hòa

.PDF
85
139
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN KINH TẾ THỦY SẢN ----------o0o--------- NGÔ ANH PHỤNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NHA TRANG - 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN KINH TẾ THỦY SẢN ----------o0o--------- NGÔ ANH PHỤNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. ĐẶNG HOÀNG XUÂN HUY NHA TRANG - 2017 i NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Khánh Hòa, ngày tháng năm 2017 Giáo viên hướng dẫn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Đặng Hoàng Xuân Huy - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài, giúp tôi khắc phục được nhiều thiếu sót trong quá trình làm bài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế thủy sản, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang, những người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức căn bản cần thiết để thực hiện đề tài này. Xin được cảm ơn sâu sắc đến Ủy ban nhân dân Huyện Diên Khánh và các anh chị, cô chú làm việc tại Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Và cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các các xã viên tại Diên Khánh và các bạn sinh viên trường Đại học Nha Trang đã tham gia nhiệt tình vào việc góp ý và trả lời bảng phỏng vấn để tôi hoàn thành bảng câu hỏi trong quá trình điều tra, và tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các tác giả của bài báo và nghiên cứu trước đây vì đã cung cấp thông tin quan trọng, giúp tôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện khóa luận. Trong quá trình làm bài khóa luận, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để hoàn thành tốt bài khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Ngô Anh Phụng iii MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................................................................5 2.1. Hợp tác xã ...........................................................................................................5 2.1.1. Khái niệm HTX ..........................................................................................5 2.1.2. Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã .........................................................6 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................7 2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của HTXNN trong nền kinh tế .....................................8 2.2. Lý thuyết về hiệu quả .......................................................................................11 2.2.1. Khái niệm hiệu quả ...................................................................................11 2.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ...................................................................12 2.2.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế xã hội của HTXNN: ...................13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................18 3.1 Mô tả và kết quả thu thập dữ liệu ...................................................................18 3.2 Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................18 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................18 3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................18 3.2.3. Nghiên cứu chính thức..............................................................................20 3.3. Phương pháp và thủ tục phân tích .................................................................21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................23 iv 4.1. Thực trạng của HTXNN ở Huyện Diên Khánh ............................................23 4.1.1. Giới thiệu chung về Huyện Diên Khánh ..................................................23 4.1.2. Tình hình phát triển về số lượng HTXNN huyện Diên Khánh ................26 4.1.3. Tình hình về trình độ của cán bộ quản lý HTXNN ..................................27 4.1.4. Tình hình về xã viên HTXNN ..................................................................28 4.1.5. Hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện Diên Khánh giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................29 4.2. Kết quả khảo sát ...............................................................................................42 4.2.1. Kết quả khảo sát nhận thức, hành vi và cảm nhận của xã viên ở HTXNN huyện Diên Khánh ..............................................................................................42 4.2.2. Kết quả khảo sát về ý kiến của sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp đối với HTXNN ở huyện Diên Khánh......................................................................48 4.2.3. Đánh giá tổng quát ....................................................................................50 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở huyện Diên Khánh giai đoạn 2017-2020 ....................................................................................53 4.3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích phát triển HTX. .............53 4.3.2. Khắc phục yếu kém, phát huy nội lực, nội tại các loại hình HTX ...........54 4.3.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing (chiêu thị) trong HTXNN .....................57 4.3.4. Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với HTXNN .....................................58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................63 5.1. Kết luận .............................................................................................................63 5.2. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66 v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu ...............................................................................18 Bảng 4.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý các HTXNN tại huyện Diên Khánh năm 2012 - 2016 ............................................................................................27 Bảng 4.2. Số lượng xã viên của các HTXNN tại huyện Diên Khánh năm 2012 – 2016 ...........................................................................................................................28 Bảng 4.3. Vốn hoạt động của các HTXNN huyện Diên Khánh năm 2012-2016 .....29 Bảng 4.4. Vốn góp xã viên của các HTXNN huyện Diên Khánh năm 2012-2016 ..30 Bảng 4.5. Lãi chia theo vốn góp tính/100đ của các HTXNN huyện tại Diên Khánh năm 2012 - 2016 ........................................................................................................31 Bảng 4.6. Tỷ số sinh lời trên doanh thu của các HTXNN tại huyện Diên Khánh năm 2012-2016..................................................................................................................32 Bảng 4.7. Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các HTXNN tại huyện Diên Khánh năm 2012-2016 ..............................................................................................33 Bảng 4.8. Tỷ số thanh toán hiện hành của các HTXNN tại huyện Diên Khánh năm 2012-2016..................................................................................................................34 Bảng 4.9. Số ngày bình quân thu hồi được nợ của các HTXNN tại huyện Diên Khánh năm 2012-2016 ..............................................................................................35 Bảng 4.10. Số lượng HTXNN tại huyện Diên Khánh cung ứng các dịch vụ năm 2012 - 2016 ...............................................................................................................36 Bảng 4.11. Giá trị đóng góp ngân sách của các HTXNN tại huyện Diên Khánh năm 2012 - 2016 ...............................................................................................................42 Bảng 4.12. Phân bố xã viên theo trình độ học vấn....................................................43 Bảng 4.13. Phân bố xã viên theo Hợp tác xã ............................................................43 Bảng 4.14. Phân bố sinh viên theo trình độ học vấn .................................................48 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ % xã viên được các HTXNN tại huyện Diên Khánh cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp năm 2012 - 2016 ...........................................................38 Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ % xã viên được các HTXNN tại huyện Diên Khánh cung ứng dịch vụ lúa giống năm 2012 - 2016...........................................................................39 Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ % xã viên được các HTXNN tại huyện Diên Khánh cung ứng dịch vụ làm đất năm 2012 - 2016 ..............................................................................39 Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ % xã viên được các HTXNN tại huyện Diên Khánh cung ứng dịch vụ tín dụng nội bộ năm 2012 - 2016 .................................................................40 Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ % xã viên được các HTXNN tại huyện Diên Khánh cung ứng dịch vụ thủy nông năm 2012 - 2016 .........................................................................40 Biểu đồ 4.6. Nhận thức của xã viên về việc tham gia HTXNN ................................44 Biểu đồ 4.7. Hành vi của xã viên sử dụng dịch vụ của HTXNN ..............................45 Biểu đồ 4.8. Cảm nhận của xã viên về chính sách của HTX ....................................47 Biểu đồ 4.9. Ý kiến của sinh viên về quyết định làm việc tại HTXNN Diên Khánh ...................................................................................................................................49 vii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức HTXNN ..............................................................................8 Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Diên Khánh – Tỉnh Khánh Hòa ......................23 Hình 4.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho nông nghiệp Diên Khánh chia theo nguồn vốn năm 2015 ...........................................................................................................................25 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HTX: Hợp tác xã HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp NNVPTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp. Để có được nền nông nghiệp đang từng bước tiến bộ như ngày nay, phải kể đến sự đóng góp đáng kể của các hợp tác xã nông nghiệp. 71 năm trước (năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho điền chủ và nông gia Việt Nam, xác định: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần có hợp tác xã” (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 2016). 57 năm sau (năm 2003), cụm từ Hợp tác xã đã đi vào một bộ luật riêng, do quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành. Từ đó, Hợp tác xã đã có một bước tiến mới. Như vậy, từ xưa đến nay, không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của các Hợp tác xã nông nghiệp. Diên Khánh là một huyện của tỉnh Khánh Hòa, có số lượng Hợp tác xã nông nghiệp cao nhất tỉnh, đóng góp không hề nhỏ cho nền nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa. Từ khi luật Hợp tác xã ra đời, các Hợp tác xã cả nước nói chung và Hợp tác xã nông nghiệp Diên Khánh nói riêng đã có nhiều bước phát triển lớn, đáp ứng được nhu cầu của xã viên như tiêu thụ nông sản, làm đất, thủy nông, tín dụng, áp dụng được khoa học kỹ thuật trong sản xuất giúp đời sống người dân ngày một cải thiện. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế là hoạt động sản xuất nông nghiệp và cung cấp dịch vụ của các Hợp tác xã nông nghiệp ở Huyện Diên Khánh vẫn chưa hiệu quả, biểu hiện qua việc thiếu vốn kinh doanh, thiếu đất canh tác, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, máy móc thiết bị lạc hậu, số lượng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, qua đào tạo vẫn chưa cao… Như vậy, trước những vấn đề đó, việc nghiên cứu đề tài “Nâng 2 cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” là cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, từ đó đưa ra các giải pháp để giúp các HTXNN ở Diên Khánh hoạt động hiệu quả hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Làm rõ vai trò, ý nghĩa cơ bản của HTXNN hiện nay. - Tiến hành phân tích thực trạng về hiệu quả kinh tế xã hội của HTXNN trên địa bàn huyện Diên Khánh năm 2012-2016. - Đánh giá nhận thức, hành vi và cảm nhận của xã viên về dịch vụ, chính sách của HTXNN. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTXNN ở huyện Diên Khánh. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu thuộc giai đoạn từ năm 2012 đến 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu thông qua phương pháp định tính và định lượng. - Nghiên cứu định tính: Dựa vào việc nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết (các mô hình về sự hài lòng của xã viên, chất lượng dịch vụ HTX cung cấp). Sử dụng phương pháp chuyên gia (phỏng vấn chuyên sâu, thảo luận nhóm với các cán bộ lãnh đạo trong ngành, các chuyên gia am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn…) để thiết kế bản câu hỏi. 3 - Nghiên cứu định lượng: Dùng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp để nhận xét các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội của HTXNN. Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp xã viên, sinh viên thông qua bản câu hỏi thu thập thông tin. Từ đó, sử dụng các công cụ phần mềm Excel 2013 để xử lý số liệu thu thập được. 1.5. Đóng góp của khóa luận - Ý nghĩa về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Cho thấy thực trạng hoạt động của các HTXNN ở địa bàn huyện Diên Khánh từ năm 2012-2016. Thông qua kết quả thu thu thập được, nghiên cứu còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động ít hiệu quả của các HTXNN tại Diên Khánh. Các hợp tác xã nông nghiệp có thể sử dụng bộ dữ liệu này để nghiên cứu và có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 1.6. Kết cấu của khóa luận Ngoài mục lục, bảng, phụ lục…, khóa luận gồm 05 chương: Chương 1: Phần mở đầu. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu như nêu lên sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa kết quả nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hợp tác xã, hiệu quả kinh tế-xã hội. Chương ngày đưa ra một số khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò cũng như ý nghĩa của Hợp tác xã nông nghiệp, tiếp đến là cơ sở lý thuyết về hiệu quả gồm khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế cũng như chỉ ra các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế-xã hội của hợp tác xã nông nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 đã mô tả chi tiết phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo, những hiểu biết về thang đo Likert, phương pháp phân tích SWOT. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật 4 thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp xã viên, mẫu n=150 xã viên và phỏng vấn 100 sinh viên. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 4 giới thiệu về HTXNN ở địa bàn Huyện Diên Khánh, tình hình phát triển về số lượng, trình độ cán bộ quản lý, tình hình về xã viên, hiệu quả hoạt động của các HTXNN. Trình bày kết quả nghiên cứu qua khảo sát 150 xã viên và 100 sinh viên và áp dụng phương pháp SWOT để đánh giá chung về các HTXNN. Cuối cùng là đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở huyện Diên Khánh giai đoạn 2017-2020. Chương này đề ra 3 giải pháp chính là giải pháp về công tác tuyên truyền, giải pháp để khắc phục yếu kém, phát huy nội tại, giải pháp marketing trong HTX và giải pháp cuối cùng là nâng cao vai trò của Nhà nước đối với HTXNN. Chương 5: Kết luận. Chương này tóm tắt về những kết quả người nghiên cứu đã phân tích, kết luận về hiệu quả đạt được của các HTXNN, và tóm gọn nội dung của các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HTX VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI 2.1. Hợp tác xã 2.1.1. Khái niệm HTX Hợp tác xã là một mô hình sản xuất, kinh doanh có mặt ở nhiều châu lục trên thế giới và xuất hiện từ lâu đời. Tính đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về HTX. Liên minh Hợp tác xã Quốc tế định nghĩa: Hợp tác xã là một hiệp hội tự chủ do các cá nhân tự nguyện liên kết với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua việc hình thành doanh nghiệp do tập thể xã viên đồng sở hữu và quản lý dân chủ. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX. Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung. Ở Việt Nam, Hợp tác xã hoạt động theo pháp luật. Theo Luật Hợp tác xã 2003, "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.” 6 Tuy nhiên, định nghĩa như Luật Hợp tác xã năm 2003 thì bản chất của hợp tác xã vẫn chưa được làm rõ và chưa thể phân biệt được giữa hợp tác xã với doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm đó, Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời đã thay đổi khái niệm này thành như sau: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.” (Quốc hội, 2012. Luật HTX năm 2012). Luật Hợp tác xã 2012 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2013 thể hiện gần đúng nhất với bản chất đích thực của hợp tác xã, làm rõ hơn tính ưu việt của hợp tác xã nhằm khuyến khích và phát triển mạnh mẽ mô hình hợp tác xã kiểu mới. Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi góp phần phát triển hợp tác xã lành mạnh, bền vững góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ thành viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước (Socodevi, 2013). Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả sẽ dựa trên cơ sở của Luật Hợp tác xã 2012. 2.1.2. Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã - Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX. - HTX kết nạp rộng rãi thành viên. - Thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. - HTX tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. - Thành viên và HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm. 7 - HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX. - HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế (Quốc hội, 2012. Luật HTX năm 2012). 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu (sau đây gọi chung là đại hội thành viên) (Quốc hội, 2012. Luật HTX năm 2012). Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người, với nhiệm kỳ tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm (Quốc hội, 2012. Luật HTX năm 2012). Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã. Có thể do hợp tác xã thuê ngoài, có nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị (Quốc hội, 2012. Luật HTX năm 2012). Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ, do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng không quá 07 người (Quốc hội, 2012. Luật HTX năm 2012). 8 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức HTXNN Điều hành HTXNN Quản trị HTXNN Hội đồng quản trị Bầu hoặc thuê Bầu Giám đốc Ban kiểm soát Tuyển dụng Lao động Đại hội thành viên Bầu Bầu 2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của HTXNN trong nền kinh tế 2.1.4.1. Vai trò của HTXNN Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của các HTX, đặc biệt là HTXNN trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Hợp tác xã nông nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp nhau tăng sức cạnh tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật để phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các hộ sản xuất, xã viên với Nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (Cẩm nang Hợp tác xã nông nghiệp, 2014). Hợp tác xã nông nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường đến các xã, thôn (Cẩm nang Hợp tác xã nông nghiệp, 2014). 9 Hợp tác xã phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho xã viên và người lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, là tiền đề quan trọng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông thôn; các hợp tác xã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn (Cẩm nang Hợp tác xã nông nghiệp, 2014). Hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hoá, trường học để phục vụ cho xã viên và cộng đồng dân cư (Cẩm nang Hợp tác xã nông nghiệp, 2014). 2.1.4.2. Ý nghĩa của HTXNN Về ý nghĩa, HTXNN có ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Cụ thể như sau: Về mặt chính trị, HTX nông nghiệp về bản chất là một tổ chức kinh tế của người dân thuần tuý chứ không phải là một tổ chức chính trị, xã hội. Nó không theo đuổi các mục tiêu chính trị và cũng không có nhiệm vụ chính trị. Nó chỉ theo đuổi thuần tuý mục tiêu lợi ích kinh tế của các thành viên. Tuy nhiên vì là một tổ chức gồm nhiều thành viên, số lượng có thể lên tới vài nghìn người tại một địa bàn nên trên thực tế có vai trò to lớn ở địa phương, và do vậy cũng có ý nghĩa chính trị nhất định. Thêm nữa, đó là một tổ chức dân chủ. Do vậy, nếu tổ chức này hoạt động và phát triển tốt sẽ góp phần cực kỳ quan trọng vào việc ổn định trật tự, an ninh chính trị, xã hội. Còn ngược lại, sẽ có những tác động xấu tới ổn định trật tự, an ninh chính trị, xã hội, đặc biệt khi các HTXNN này tan rã sẽ làm mất ổn định trật tự chính trị xã hội. Mặc dù không mang nhiệm vụ chính trị nhưng do ý nghĩa chính trị của nó mà chúng ta cần phải tạo điều kiện để các HTX nông nghiệp này hoạt động tốt, lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước (Lê Xuân Thủy, 2011). 10 Về mặt kinh tế, HTXNN là một tổ chức kinh tế như mọi tổ chức kinh tế khác, nó tham gia vào các hoạt động kinh tế và đem lại lợi ích kinh tế cho thành viên, xã hội và Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế ở địa phương, đặc biệt thông qua hoạt động cho vay tín dụng để làm đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển. Với tư cách là một HTX nông nghiệp, các HTX nông nghiệp là kênh dẫn vốn, huy động vốn quan trọng tạo huyết mạch cho nền kinh tế, đặc biệt ở các vùng điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế. Với ý nghĩa này, các HTX nông nghiệp xứng đáng được Nhà nước quan tâm giúp đỡ để làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần phát huy tiềm năng trong nhân dân thúc đẩy kinh tế phát triển (Lê Xuân Thủy, 2011). Về mặt xã hội, HTX nông nghiệp tuy không phải là một tổ chức xã hội nhưng là một tổ chức có đông thành viên, thu hút đa phần cá nhân và hộ gia đình tại một địa phương tham gia nên có ý nghĩa về mặt xã hội. HTXNN phát triển góp phần duy trì và nâng cao mức sống của thành viên – những người chịu thiệt thòi, thua thiệt trong cuộc cạnh tranh nên có ý nghĩa xã hội to lớn. Nó góp phần duy trì và ổn định trật tự xã hội trên địa bàn, đặc biệt thông qua các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của HTXNN. Các mối quan hệ xã hội trên các giá trị tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau thông qua HTXNN được duy trì, củng cố và phát huy. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của HTX nông nghiệp vì thế cần được gìn giữ và tôn trọng để các giá trị về đạo đức, xã hội của HTX nông nghiệp được bảo tồn và phát huy, góp phần tạo ra một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và phồn thịnh (Lê Xuân Thủy, 2011). Về mặt văn hoá, HTXNN cũng như các doanh nghiệp khác mang những nét văn hoá riêng của mình. Tuy nhiên, do HTX nông nghiệp là tập hợp của một tập thể các cá nhân, con người nên nó đặc biệt coi trọng sự tham gia về cá nhân của những con người và khuyến khích sự phát huy năng lực cá nhân, sự tích cực tham gia vào hoạt động chung của tập thể như tham gia quản lý, tham gia điều hành. Những giá trị về bình đẳng nam nữ, bình đẳng giai cấp, không phân biệt đối xử… mang giá trị nhân văn cao ở các HTXNN. Các giá trị văn hoá, nhân văn đó được thường xuyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan