Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng tại vnpt đồng nai...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng tại vnpt đồng nai

.PDF
95
1
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI TRẦN THIỆN THANH BÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRẠM THU PHÁT SÓNG TẠI VNPT ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai, tháng 08 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI TRẦN THIỆN THANH BÌNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRẠM THU PHÁT SÓNG TẠI VNPT ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Long Đồng Nai, tháng 08 năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thiện Thanh Bình - học viên lớp 19MQLKT1của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai được nhận làm luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng tại VNPT Đồng Nai”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Văn Long. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần ThiệnThanh Bình ii LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai, bản thân đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài:“Nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng tại VNPT Đồng Nai”. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng biết ơn: Giáo viên hướng dẫn TS.Hoàng Văn Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra của đề tài. Quý thầy cô giáo Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai những người đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức làm nền tảng lý luận trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra của luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo VNPT Đồng Nai, các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu cho đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Trần Thiện Thanh Bình iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 01 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 01 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................................. 03 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 05 4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 05 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 05 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 05 6.1 Phương pháp tổng hợp ...................................................................................... 05 6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 06 6.3 Phương pháp xử lý ............................................................................................ 06 7. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 06 8. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 07 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ........................................................ 08 1.1 Một số khái niệm chung về mạng di động và trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) ...................................................................................................................... 08 1.1.1 Khái niệm về mạng di động........................................................................... 08 1.1.2 Khái niệm về trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS).......................... 08 1.1.3 Sự cần thiết đầu tư trạm thu phát sóng BTS .................................................. 08 1.1.4 Cấu tạo cơ bản của trạm BTS ........................................................................ 09 1.1.5 Quy trình xây trạm BTS ................................................................................ 11 1.1.6 Điều kiện để hoạt động của BTS ................................................................... 11 1.2 Tổng quan về dự án và đầu tư dự án hạ tầng .................................................... 12 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư ........................................................... 12 iv 1.2.1.1 Khái niệm đầu tư ........................................................................................ 12 1.2.1.2 Vốn đầu tư .................................................................................................. 13 1.2.1.3 Khái niệm về dự án đầu tư.......................................................................... 14 1.2.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng ................................. 15 1.2.1.5 Loại và cấp công trình xây dựng ................................................................ 16 1.2.1.6 Các đặc điểm dự án .................................................................................... 16 1.2.1.7 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng .................................................. 17 1.2.1.8 Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng ...................................................... 18 1.2.1.9 Quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................................................. 20 1.2.1.10 Khái niệm Hiệu quả đầu tư ....................................................................... 22 1.2.2 Đầu tư dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ...................................... 24 1.2.3 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ............... 27 1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án ..................................... 28 1.3.1 Suất chiết khấu của dự án .............................................................................. 28 1.3.2 Chọn thời điểm tính toán ............................................................................... 29 1.3.3 Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV) ............................ 30 1.3.4 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR) ........................... 31 1.3.5 Chỉ tiêu giá trị hiện tại hàng năm (Annual Value – AV) .............................. 33 1.3.6 Tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit/Cost – B/C) .................................................. 34 1.3.7 Thời gian hoàn vốn (Payback method – PP) ................................................. 35 1.3.8 Chỉ tiêu điểm hòa vốn.................................................................................... 36 1.3.9. Phân tích độ nhạy của dự án ......................................................................... 37 1.3.10. Phân tích rủi ro của dự án ........................................................................... 39 1.4 Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư ................................................... 40 v 1.5 So sánh kết quả thực tế trong phát triển cơ sở hạ tầng trạm BTS .................... 42 1.5.1 Doanh nghiệp Viettel ..................................................................................... 42 1.5.2 Doanh nghiệp Mobifone ................................................................................ 44 1.5.3 VNPT tỉnh thành khác ................................................................................... 45 1.5.4 Các bài học kinh nghiệm cho phát triển cơ sở hạ tầng tại VNPT Đồng Nai . 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 46 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM THU PHÁT SÓNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (BTS) TẠI VNPT ĐỒNG NAI ............................................................................................................ 48 2.1. Tổng quan về công tác đầu tư tại VNPT Đồng Nai ........................................ 48 2.1.1 Thực trạng công tác đầu tư tại VNPT Đồng Nai ........................................... 48 2.1.1.1 Giới thiệu về VNPT Đồng Nai ................................................................... 48 2.1.1.2 Bộ máy tổ chức của VNPT Đồng Nai ........................................................ 49 2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật Đầu tư VNPT Đồng Nai ......... 50 2.1.1.4 Công tác đầu tư của VNPT Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 ..................... 52 2.1.2 Thực trạng phát triển trạm BTS trong giai đoạn 2016-2020 ........................ 53 2.1.2.1. Thực trạng triển khai các dự án đầu tư trạm thu phát sóng ....................... 54 2.1.2.2. Đánh giá về hiệu suất sử dụng các dự án .................................................. 55 2.2 Đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng BTS tại VNPT Đồng Nai 56 2.2.1 Nguyên tắc tính toán ...................................................................................... 56 2.2.2 Kết quả thực hiện các dự án phát triển BTS các năm từ 2016 đến 2020 ...... 56 2.2.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư bằng phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV và phương pháp Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR ......................................................................... 59 2.2.3.1 Đánh giá bằng các số liệu thực tế trong giai đoạn 2016-2020 ................... 59 2.2.3.2 Đánh giá bằng các số liệu giả định trong giai đoạn 2016-2020 ................. 59 vi 2.2.4 Phương pháp thời gian hoàn vốn ................................................................... 63 2.2.5 Chỉ số lợi ích/chi phí ..................................................................................... 63 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư xây dựng các trạm BTS tại VNPT Đồng Nai .......................................................................................................................... 64 2.3.1 Yếu tố bên trong ............................................................................................ 64 2.3.2 Yếu tố bên ngoài ............................................................................................ 65 2.4 Những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đầu tư xây dựng BTS tại VNPT Đồng Nai .............................................................................. 66 2.4.1 Những thành tựu đạt được ............................................................................. 66 2.4.2 Hạn chế tồn tại ............................................................................................... 67 2.4.2.1 Hạn chế về công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng ............................... 68 2.4.2.2 Hạn chế về phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm - dịch vụ............... 69 2.4.2.3 Hạn chế về nguồn nhân lực ........................................................................ 69 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................... 69 2.4.3.1 Các nguyên nhân bên trong ........................................................................ 69 2.4.3.2 Các nguyên nhân bên ngoài ........................................................................ 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 70 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM THU PHÁT SÓNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG (BTS) TẠI VNPT ĐỒNG NAI ............................................................................................................ 72 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................... 72 3.1.1 Văn bản của nhà nước ................................................................................... 72 3.1.2 Định hướng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ........................ 73 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng trạm BTS tại VNPT Đồng Nai .......................................................................................................................... 74 3.2.1 Giải pháp về Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng .............................. 74 vii 3.2.2 Nhóm giải pháp về phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm - dịch vụ ..... 76 3.2.3 Nhóm giải pháp về Phát triển nguồn nhân lực .............................................. 77 3.3 Kiến nghị .......................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 81 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả đầu tư VNPT Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 ............................. 52 Bảng 2.2 Kết quả đầu tư BTS VNPT Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 .................... 53 Bảng 2.3 Trạm BTS dung lượng thấp giai đoạn 2016-2020 .................................... 55 Bảng 2.4. Vốn đầu tư và doanh thu dự án giai đoạn 2016-2020 .............................. 56 Bảng 2.5 Tổng hợp chi phí dự án năm 2016 ............................................................ 57 Bảng 2.6 Tổng hợp kế hoạch lãi lỗ của dự án năm 2016 ......................................... 57 Bảng 2.7 Dòng tiền của dự án năm 2016 ................................................................. 58 Bảng 2.8 Tổng hợp chi phí dự án năm 2016 theo phương án dùng chung ............. 60 Bảng 2.9 Tổng hợp kế hoạch lãi lỗ của dự án năm 2016 phương án dùng chung ... 61 Bảng 2.10 Dòng tiền của dự án năm 2016 theo phương án dùng chung ................. 62 Bảng 2.11. Thị phần thuê bao di động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................... 67 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Kết quả đầu tư VNPT Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 ............................. 53 Hình 2.2 Kết quả đầu tư BTS VNPT Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 ..................... 54 Hình 2.3 Trạm BTS dung lượng thấp giai đoạn 2016-2020..................................... 55 Hình 2.5 Tổng hợp chi phí dự án năm 2016 ............................................................. 57 Hình 2.6 Tổng hợp kế hoạch lãi lỗ của dự án năm 2016 .......................................... 58 Hình 2.7 Dòng tiền của dự án năm 2016 .................................................................. 59 Hình2.8 Tổng hợp chi phí dự án năm 2016 theo phương án dùng chung ............... 60 Hình 2.9 Tổng hợp kế hoạch lãi lỗ của dự án năm 2016 phương án dùng chung .... 61 Hình 2.10 Dòng tiền của dự án năm 2016 theo phương án dùng chung .................. 62 Hình 2.11. Thị phần thuê bao di động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................... 68 x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam BTS Trạm thu phát sóng di động ISP Nhà cung cấp dịch vụ XDCB Xây dựng cơ bản TSCĐ Tài sản cố định HĐKD Hoạt động kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp VT-CNTT Viễn thông - Công nghệ thông tin GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Bình Dương - Đồng Nai; Là trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Thêm vào đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin - Viễn thông cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh nhà - là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông đã luôn cố gắng hoàn thành một cách có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao phó, Tập đoàn VNPT nói chung và VNPT Đồng Nai nói riêng đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi, tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, đặc biệt thời kỳ công nghệ số - công nghệ 4.0 thì nền tảng sóng vô tuyến và mạng internet là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, do đó đòi hỏi phải mở rộng vùng phủ sóng để đảm bảo phát triển mạng lưới, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hạ tầng viễn thông, chiếm lĩnh thị trường 5G. Nói cách khác, cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với là sự phát triển Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ in 3D, tự động hóa, năng lượng tái tạo… đang nâng cao chất lượng và giá trị cuộc sống của con người hơn bao giờ hết. Công nghệ 4.0 sẽ giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. 2 Theo giới chuyên gia, thời đại IoT- về cơ bản đó là một cuộc sống kết nối cùng với sự xuất hiện của công nghệ 5G đã và đang dần ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Một trong những điều nổi bật là 5G không chỉ kết nối người với người, người với phương tiện, mà còn cả phương tiện với phương tiện nhờ có trí tuệ nhân tạo. Khi IoT cho phép các sự vật “liên lạc” với nhau thông qua trao đổi lượng dữ liệu lớn trong thời gian thực mà không cần sự can thiệp của con người, khiến nhận định của nhiều chuyên gia 5G sẽ trở thành nền tảng cho công nghệ trong tương lai là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, một thách thức đặt ra là chi phí đầu tư để xây dựng hạ tầng 5G sẽ rất lớn. 5G với đặc điểm sử dụng băng tần cao, vùng phủ hẹp, mật độ trạm BTS 5G sẽ dày hơn nhiều so với 3G, 4G. Trong điều kiện đô thị, ngoài xây dựng các trạm BTS gốc, bắt buộc phải triển khai rất nhiều trạm nhỏ. Do vậy, trong những điều kiện đô thị này, mật độ trạm BTS 5G thậm chí có thể lên tới 40-50 trạm/km2 - gấp 4-5 lần mạng 4G. VNPT là 1 trong 3 nhà mạng được phép triển khai 5G tại Việt Nam, cùng với hai doanh nghiệp lớn khác là Viettel và Mobifone. Do đó, việc triển khai các cơ sở hạ tầng BTS để chuẩn bị cho 5G trong thời gian tới là rất cấp thiết. Tuy nhiên, để huy động nguồn lực và tài chính để đáp ứng việc xây dựng nhiều các cơ sở hạ tầng viễn thông này ngay một lúc, cùng một thời điểm là không thể, thêm vào đó, công việc chính của các nhà mạng phải là mảng kinh doanh, đây chính là nguồn thu ổn định và ngày càng tăng để củng cố doanh thu, lợi nhuận và vị thế trên thị trường. Vì thế, VNPT cần phải tính toán các phương án đầu tư, hiệu quả đầu tư các trạm thu phát sóng điện thoại di động BTS sao cho phù hợp nhất với nguồn lực sẵn có nhưng vẫn phải bảo đảm việc phát triển, kinh doanh như trao đổi, dùng chung cơ sở hạ tầng, thuê hạ tầng, … tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất, tối ưu nhất. Tính từ năm 2016 VNPT Đồng Nai chỉ có 422 cơ sở hạ tầng thu phát sóng BTS nhưng đến thời điểm 31/12/2020 VNPT Đồng Nai hiện có 836 cơ sở hạ tầng thu phát sóng BTS. Con số tăng lên đáng kể, tính ra mỗi năm, VNPT Đồng Nai triển khai đầu tư thêm hơn 100 cơ sở hạ tầng thu phát sóng BTS. Chi phí đầu tư bỏ ra là rất lớn, nếu đầu tư thêm cho 5G, chi phí bỏ ra hàng năm sẽ tăng thêm nhiều lần và không thể đảm bảo đủ vốn để đầu tư. 3 Việc đầu tư để tăng cường mở rộng mạng lưới, đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng là vấn đề thực sự cần thiết và cấp bách nhưng hiệu quả của việc sử dụng các trạm BTS là như thế nào? Có khai thác hết công suất và hiệu năng của các nhà trạm BTS hay chưa? việc đầu tư đó chưa được phân tích cụ thể, cần phải có các tính toán hợp lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông nói chung và trạm BTS nói riêng để vừa đảm bảo đủ hạ tầng phục vụ kinh doanh, vừa phải tối ưu trong tính toán chi phí. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên nên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng tại VNPT Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Năm 1993, mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính thức được thành lập, khi đó thông tin di động còn là khái niệm xa lạ với đa số người tiêu dùng. Ban đầu chỉ có một tổng đài dung lượng 2.000 số với 7 trạm BTS tại Hà Nội và một tổng đài 6.400 số với 6 trạm BTS tại khu vực phía Nam, phủ sóng 4 địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu. Sau gần 30 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, di động đã trở thành dịch vụ không thể thiếu với hầu hết người dân, ngành viễn thông đã đưa điện thoại di động từ vật xa xỉ trở thành bình dân, mang tri thức thông tin đến với bà con vùng sâu, vùng xa và nối liền khoảng cách biển đảo với đất liền. Đó là nhờ vào chiến lược đầu tư hạ tầng trạm thu phát sóng nhằm tăng vùng phủ, thiết lập mạng lưới...từ đó đưa ra sự tối ưu cho mạng lưới, chuẩn bị cho thương mại hóa sau này, giúp cho Công nghệ 5G phát triển và sẽ là cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, với những mô hình và phương thức kinh doanh mới, tạo cơ hội lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp. Vì vậy đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông tiêu biểu như: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hạ tầng viễn thông tại Công ty CP ĐTPT hạ tầng Viễn Thông ACOM”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của Nguyễn Anh Tuấn (2012), Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tác giả đã trình bày những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng phương thức xác định hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng và cho thuê lại và xét trên các phương diện quản trị công tác quản lý khách hàng, tìm khách hàng, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí đầu tư – tăng 4 doanh thu. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng viễn thông để cho thuê lại của công ty ACOM. “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả outsourcing (thuê ngoài) xây dựng các trạm BTS tại Công ty Mobifone”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của Vũ Tuấn Anh (2012), Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tác giả đã trình bày những giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao hiệu quả thuê ngoài là cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí cho Trung tâm Thông tin di động khu vực I. Những chi phí này có thể được tái đầu tư, bổ sung vào những kế hoạch cần thiết như đầu tư cho việc khuyếch trương thương hiệu, đầu tư cho các chiến dịch kinh doanh khác hoặc bằng phương thức dùng chung hạ tầng giữa các nhà mạng với nhau nhằm đem lại hiệu quả nhất. “Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thông tin di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam –VNPT”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của Cao Xuân Thỏa (2011), Đại học Ngoại Thương. Tác giả đã trình bày Thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ thông tin di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và đề ra những giải pháp Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thông tin di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam– VNPT. “Đánh giá hiệu quả khai thác các trạm phát sóng thông tin di động (BTS) tại Quảng Nam”,Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật của Đào thị Thanh Thảo (2011) – Đại học Đà Nẵng, Đề tài đã tìm hiểu về hiện trạng phát triển mạng viễn thông Quảng Nam, hiện trạng xây dựng và phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh, xây dựng các phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng trạm thu phát sóng thông tin di động. Từ đó xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả khai thác và sử dụng trạm thu phát sóng trên một vùng lãnh thổ giúp các nhà quản lý có thể xác định được hiện trạng mạng lưới trạm thu phát sóng thông tin di động và xây dựng kế hoạch phát triển hợp lý cho từng vùng lãnh thổ. “Hoàn thiện công tác quản lý dự án mở rộng vùng phủ sóng di động Vinaphone sử dụng công nghệ 4G tại Trung Tâm Hạ Tầng Mạng Miền Trung”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của Nguyễn Mạnh Tuấn (2019) – Đại học Đà Nẵng, Đề tài đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư, nhận xét đánh giá về công tác quản lý dự án đầu tư của Trung tâm phát triển 5 hạ tầng mạng miền Trung trong thời gian vừa qua và chỉ ra những thành công cũng như tồn tại hạn chế và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Trung tâm phát triển hạ tầng mạng miền Trung. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát:Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đầu tư trạm thu phát sóng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) tại VNPT Đồng Nai. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đầu tư và hiệu quả đầu tư dự án. Thứ hai, Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động tại VNPT Đồng Nai qua các chỉ tiêu NPV, IRR, so sánh thời gian hoàn vốn giữa các loại hình đầu tư. Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) tại VNPT Đồng Nai. 4. Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất,Các vấn đề lý luận về đầu tư và hiệu quả đầu tư dự án. Thứ hai,Nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) tại VNPT Đồng Nai. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi nội dung: Hiệu quả đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) tại VNPT Đồng Nai - Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu 5 năm gần đây (năm 2016 đến 2020) 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thực trạng từ hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản, chương trình vốn phát triển cở sở hạ tầng di động trạm BTS tại 6 VNPT Đồng Nai …, từ đó phân tích và tổng hợp số liệu làm rõ những ưu điểm và hạn chế của vấn đề để có thể đưa ra giải pháp đầu tư hiệu quả nhất. 6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu của các cơ quan trong và ngoài VNPT Đồng Nai liên quan đến đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) trong 5 năm gần nhất (từ năm 2016 đến năm 2020), các báo cáo tổng hợp hàng năm về đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) bên cạnh việc thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các bộ Luật, Nghị định, Thông tư, trang thông tin điện tử, các công trình nghiên cứu trước đây về đầu tư nói chung và nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) nói riêng. Dữ liệu sơ cấp (dự kiến): Tác giả khảo sát thu thập dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư và hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) thông qua bảng hỏi những khách thể liên quan đến đề tài. 6.3. Phương pháp xử lý: thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp; lập các sơ đồ và bảng biểu để phân tích đánh giá, so sánh nhằm xác định những nhân tố, những khâu có thể ảnh hưởng đến việc quản lý dự án đầu tư. Phương pháp tổng hợp dữ liệu: được sử dụng để tổng hợp các kết quả điều tra, quan sát, các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn để đưa ra các kết luận, đánh giá phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Dựa vào các số liệu đã thu thập được ở trên tiến hành tổng hợp và trình bày dưới dạng văn bản word, bảng excel, xây dựng các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ. Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để phân tích, đánh giá, so sánh đầu tư và hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) qua các năm bằng các chỉ số tài chính như (NPV, IRR, PI, PBP…) với phương hướng, nhiệm vụ đã được đề ra trong từng thời kỳ nhất định của VNPT Đồng Nai. 7. Đóng góp mới của luận văn Luận văn sau khi thực hiện có những đóng góp dự kiến như sau: Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đầu tư và hiệu quả đầu tư dự án. 7 Thứ hai, Phân tích, làm rõ thực trạng hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động tại VNPT Đồng Nai. Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) tại VNPT Đồng Nai. 8. Kết cấu của luậnvăn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Chương 2: Thực trạng đầu tư xây dựng trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) tại VNPT Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) tại VNPT Đồng Nai. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG 1.1. Một số khái niệm chung về mạng di động và trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) 1.1.1. Khái niệm về mạng di động Mạng di động hiểu đơn giản là mạng lưới các thiết bị di động được quản lý, liên kết với nhau bởi một trạm phát sóng hay đường truyền dẫn đến các dịch vụ viễn thông. Các dịch vụ viễn thông thì được cung cấp bởi các nhà mạng di động và được quản lý thông qua các đầu số riêng. 1.1.2. Khái niệm về trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) Trạm thu phát sóng di động (BTS- Base Transceiver Station) được dùng trong truyền thông về các thiết bị di động trong các mạng viễn thông bởi các nhà cung cấp dịch vụ (ISP). Thông thường, BTS được đặt tại một vị trí nhất định theo quy hoạch của các ISP (dựa theo mạng tổ ong), nhằm tạo ra hiệu quả thu phát sóng cao nhất với vùng phủ sóng rộng và ít có các điểm, vùng nằm giữa các BTS mà không được phủ sóng. Nói cách khác, BTS là một cơ sở hạ tầng viễn thông được sử dụng nhằm tạo thông tin liên lạc không dây giữa các thiết bị thuê bao viễn thông và nhà điều hành mạng. Các trạm BTS thường sẽ được triển khai tại các vị trí cố định (trên cao và gần khu dân cư) để tăng khả năng phát sóng cho nơi tập trung nhiều người sử dụng. 1.1.3. Sự cần thiết đầu tư trạm thu phát sóng BTS Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 5 nhà mạng viễn thông là Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile và Gmobile. Trong đó, Viettel, Mobifone và Vinaphone là 3 nhà mạng được sử dụng phổ biến nhất. Các nhà mạng cung cấp, quản lý dịch vụ di động bằng các đầu số di động riêng và có khoảng 130,5 triệu thuê bao di động. Với số lượng thuê bao lớn như vậy, nhất là tại các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng..., các nhà mạng phải xây dựng các trạm BTS với mật độ cao để đảm bảo vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan