Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội việt nam...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội việt nam

.PDF
109
6
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ TRỊNH SƠN HỒNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRỊNH SƠN HỒNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ơ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRUNG THÀNH Hà Nội -2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chƣa từng đƣợc ngƣời khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015 Tác giả Luận văn Trịnh Sơn Hồng LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo hƣớng dẫn, Tiến sỹ Lê Trung Thành đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học này. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thu thập các số liệu cần thiết để trình bày trong luận văn. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015 Tác giả Luận văn Trịnh Sơn Hồng TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: “ Nâng cao hiệu quả đầu tƣ Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Tác giả: Trịnh Sơn Hồng. Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Bảo vệ năm: 2015. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sỹ Lê Trung Thành. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích: Luận văn đƣợc thực hiện với mục đích nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014, chỉ ra những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế; phân tích nguyên nhân của các hạn chế nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ của quỹ BHXH Việt Nam trong tƣơng lai. Nhiệm vụ: trên cơ sở khung lý thuyết về hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội, kết hợp các số liệu thu thập đƣợc, tác giả phân tích thực trạng, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ. Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn tiếp cận vấn đề hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH theo hƣớng mới đó là phải thỏa mãn đƣợc các yêu cầu về an toàn, sinh lợi và thanh khoản. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2008-2014 (các số liệu đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn đều là những số liệu đƣợc cập nhật mới). Qua đó đánh giá đƣợc những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó trong hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam trong tƣơng lai. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI ...........4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội ....4 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................. 4 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 5 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tƣ của Quỹ Bảo hiểm xã hội ...................... 8 1.2.1. Những vấn đề chung về Quỹ Bảo hiểm xã hội ................................... 8 1.2.2. Hoạt động đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội ............................................ 21 1.2.3. Khái niệm hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH ............................................. 30 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội ............. 31 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH ................. 37 1.3.Kinh nghiệm đầu tƣ tăng trƣởng quỹ Bảo hiểm xã hội ở một số nƣớc trên thế giới và tổ chức bảo hiểm thƣơng mại ........................................................ 39 1.3.1. Kinh nghiệm đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội ở một số nƣớc trên thế giới ....................................................................................................... 39 1.3.2. Kinh nghiệm đầu tƣ của một số tổ chức bảo hiểm thƣơng mại ........ 43 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam .......................................................................... 44 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 46 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 46 2.2. Phƣơng pháp tập hợp, phân tích, đánh giá số liệu.................................... 47 2.2.1. Mục tiêu và đặc điểm của phƣơng pháp............................................ 47 2.2.2. Cách thức triển khai .......................................................................... 47 2.2.3 Thu thập số liệu .................................................................................. 48 2.2.4. Phân tích số liệu .................................................................................... 48 2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu chuyên gia .................................................. 49 2.3.1. Mục tiêu và đặc điểm ............................................................................ 49 2.3.2. Cách thức triển khai .............................................................................. 49 2.3.3. Các vấn đề tập trung phỏng vấn sâu ..................................................... 50 2.3.4. Đối tƣợng phỏng vấn............................................................................. 50 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ............................................................................................. 51 3.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội Việt Nam ...................................... 51 3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tƣ tăng trƣởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ......................................................................................................... 54 3.2.1. Quy định pháp lý về đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ............ 54 3.2.2. Tình hình đầu tƣ tăng trƣởng quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2008-2014 ........................................................................................... 57 3.2.3. Tƣơng quan lợi suất đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội với lạm phát và lợi suất đầu tƣ của các quỹ đầu tƣ trong nƣớc cùng thời kỳ ............................ 66 3.2.4. Rủi ro trong hoạt động đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ........ 68 3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 73 3.3.1. Các kết quả đã đạt đƣợc .................................................................... 73 3.3.2. Hạn chế.............................................................................................. 74 3.3.3. Các nguyên nhân của hạn chế ........................................................... 75 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ QUỸ BHXH VIỆT NAM ............................................................... 84 4.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2015-2020 .......................... 84 4.2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ................................................................................................... 85 4.2.1. Điều chỉnh hợp lý các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tƣ tăng trƣởng quỹ BHXH Việt Nam .............................................................. 85 4.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động đầu tƣ quỹ và đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ........................ 86 4.2.3. Mở rộng danh mục đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam ................................. 87 4.2.4. Một số giải pháp khác ........................................................................... 95 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 97 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nguyên nghĩa 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 TNLĐ- Tai nạn lao động, bệnh BNN nghề nghiệp 4 BHTM Bảo hiểm thƣơng mại 5 CSTT Chính sách tiền tệ 6 DN Doanh nghiệp 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 NVĐT Nguồn vốn đầu tƣ 9 QĐ Quyết định 10 TTCK Thị trƣờng chứng khoán 11 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 12 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 13 GDP Tổng sản phẩm quốc nội i DANH MỤC BẢNG BIỂU TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bảng Nội dung Bảng Cân đối thu- chi quỹ BHXH bắt buộc giai đoạn 2008 - 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 2014 Cân đối thu - chi Quỹ BHXH tự nguyện giai đoạn 2008 2014 Cân đối thu - chi Quỹ BHXH tự nguyện giai đoạn 2008 2014 Đầu tƣ bảo toàn tăng trƣởng Quỹ BHXH giai đoạn 20082014 Trang 58 59 60 62 Bảng hệ số k qua các năm 64 Tăng trƣởng NAV quỹ đầu tƣ vào Việt Nam năm 2014 67 Tăng trƣởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010 2015 Dự báo tốc độ tăng dân số, GDP và CPI theo các kịch bản đến 2020 Hệ số Bêta theo ngành của Việt Nam Quý II/2014 Cơ cấu danh mục đầu tƣ đề xuất cho các kịch bản giả định của nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020 ii 74 83 85 89 DANH MỤC HÌNH VẼ TT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Mô hình bảo hiểm xã hội 8 2 Hình 1.2 Sơ đồ dòng tài chính của Quỹ BHXH 10 3 Hình 1.3 Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống 35 4 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 46 5 Hình 3.1 6 Hình 3.2 7 Hình 3.3 8 Hình 3.4 9 Hình 4.1 10 Hình 4.2 Tăng trƣởng tổng tài sản đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam 2008-2014 Thay đổi tỷ trọng vốn đầu tƣ của quỹ BHXH Việt Nam vào các loại tài sản trong giai đoạn 2008-2014 Biến thiện của hệ số k giai đoạn 2008 - 2014 Tƣơng quan tỷ lệ lãi đầu tƣ bình quân của Quỹ BHXH và chỉ số lạm phát Cơ cấu danh mục đầu tƣ đề xuất cho quỹ BHXH trong kịch bản nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng yếu Cơ cấu danh mục đầu tƣ đề xuất cho quỹ BHXH trong kịch bản nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng tốt iii Trang 63 64 65 67 90 90 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hoạt động, các nguồn thu của Bảo hiểm xã hội (BHXH) bao gồm thu do các đóng góp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, đóng góp của Nhà nƣớc trong một số trƣờng hợp và các nguồn thu hợp pháp khác. Các nguồn thu này khi đƣa vào quỹ BHXH có một bộ phận đƣợc chi dùng ngay (cho các trợ cấp BHXH ngắn hạn); nhƣng phần lớn dùng để chi trả cho các trợ cấp BHXH dài hạn mà tính từ khi đóng phải hàng chục năm sau mới phải chi (nếu tính riêng cho một ngƣời). Đối với những hệ thống BHXH tại các quốc gia có dân số trẻ nhƣ Việt Nam, số ngƣời đóng góp hiện tại lớn hơn nhiều so với số ngƣời hƣởng BHXH hiện tại, thì số tiền chƣa đƣợc dùng ngay là rất lớn. Đây đƣợc gọi là phần nhàn rỗi tƣơng đối của quỹ BHXH. Theo quy luật tiền tệ, phần nhàn rỗi của quỹ BHXH không đƣợc để đóng băng mà phải đƣợc đƣa vào lƣu thông, phải đƣợc đầu tƣ để tránh những rủi ro về tiền tệ nhƣ lạm phát và các rủi ro khác. Do vậy, đầu tƣ trƣớc hết là để bảo toàn giá trị của phần vốn này. Mặt khác, phần sinh lời thực tế (sau khi đã điều chỉnh tỷ lệ lạm phát) sẽ làm tăng quy mô của quỹ BHXH, góp phần cải thiện các trợ cấp BHXH gồm cả trợ cấp dài hạn và trợ cấp ngắn hạn. Do thiết kế kỹ thuật, có tính tới yếu tố thu nhập hiện thời của ngƣời lao động, nên phí BHXH chỉ là phí tối thiểu. Nếu tính riêng cho một ngƣời lao động thì phần đóng góp không đủ chi trả cho họ từ sau khi nghỉ hƣu cho đến khi họ chết. Chính vì vậy, trong kỹ thuật tính phí BHXH phải dựa trên số đông và có tính đến các yếu tố đầu tƣ. Nếu không đầu tƣ tăng trƣởng thì quỹ BHXH không thể chi dùng đủ cho tƣơng lai, trong khi nhu cầu thụ hƣởng của ngƣời lao động ngày càng cao theo thời gian (trợ cấp đƣợc hƣởng tính trên cơ sở thu nhập và mức sống dân cƣ khi hƣởng). Để hạn chế rủi ro, cơ quan BHXH thƣờng lựa chọn một số hình thức đầu tƣ theo quy định của pháp luật trên cơ sở các nguyên tắc đầu tƣ là an toàn, sinh lợi, có tính thanh khoản và đạt lợi ích kinh tế xã hội. 1 Xét trong trƣờng hợp của Việt Nam, trong những năm vừa qua, BHXH Việt Nam đã tiến hành một số hình thức đầu tƣ quỹ nhƣ mua trái phiếu Chính phủ, gửi tiền tại các Ngân hàng Thƣơng mại quốc doanh.v.v. tuy nhiên hiệu quả đầu tƣ chƣa thực sự cao. Bên cạnh đó, do những sự biến đổi nhanh của nền kinh tế Việt Nam và Thế giới, đòi hỏi hoạt động đầu tƣ Quỹ BHXH Việt Nam phải thƣờng xuyên đƣợc nghiên cứu đánh giá và có những điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ, vừa mang lại nguồn thu giúp cân đối quỹ vừa đƣa đƣợc một nguồn tài chính dồi dào vào lƣu thông trong nền kinh tế. Hiệu quả đầu tƣ Quỹ còn thấp trong khi có nhiều kênh đầu tƣ khác trên thị trƣờng tài chính có khả năng sinh lời cao hơn nên việc cải tổ lại hoạt động để nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam trong giới hạn rủi ro phù hợp đã trở thành nhu cầu cấp thiết. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam” cho Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014, chỉ ra những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế; phân tích nguyên nhân của các hạn chế nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ của quỹ BHXH Việt Nam trong tƣơng lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu Hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam b. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2008-2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Phƣơng pháp định lƣợng sử dụng dữ liệu về hoạt động đầu tƣ quỹ 2 BHXH Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014 để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ. Phƣơng pháp định tính là phỏng vấn sâu ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan để tổng hợp và đƣa ra các nhận định chung, thống nhất. Chi tiết về phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 2 của luận văn. 5. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn gồm bốn chƣơng: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cở sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội 1.1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tƣ của các tổ chức bảo hiểm nhƣ: Các tác giả Karl, Holzheu và Raturi (2003) trong công trình nghiên cứu “Capital Markets and Insurance Sycles” đã chỉ ra vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng vốn. Các tác giả đã xem xét mối quan hệ và tác động giữa tỷ lệ lãi và việc đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng thế giới vào các năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Trong công trình nghiên cứu “Insurance companies: walking up to international standards” của các tác giả Masters và Dupont vào năm 2003 đã chỉ ra việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy tắc kế toán quốc tế là một việc rất khó khăn khi các doanh nghiệp này thực hiện các khoản đầu tƣ và phải quản trị rủi ro của các khoản đầu tƣ này. Trong công trình nghiên cứu “ The insurance industry and the financial services authority” của Boleat vào năm 1998 đã xem xét vai trò và tác động của chính phủ tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Việc các chính phủ có xu hƣớng giảm dần sự phân biệt giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các thể chế tài chính khác có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bảo hiểm song lại tạo các các điều kiện bất lợi về chi phí. Tác giả Frederic Mishkin phân tích hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trong chƣơng 12 “Các tổ chức tài chính phi ngân hàng” trong cuốn Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính đã đánh giá: các doanh nghiệp bảo hiểm 4 là một trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng cùng với các quỹ trợ cấp, quỹ tƣơng hỗ, các công ty tài chính, chính phủ ( khi đứng ra làm trung gian tài chính). Qua các ví dụ thực tế, tác giả đã chỉ ra rằng khi có thu nhập đầu tƣ cao sẽ khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm có thể giữ cho phí bảo hiểm thấp. Tuy nhiên, khi đầu tƣ giảm cùng với sự sụt giảm lãi suất, công với sự gia tăng ồ ạt của tai nạn và các khoản bồi thƣờng đã gây nên tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Một câu hỏi đặt ra là: trên thế giới, vấn đề hiệu quả hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và hiệu quả đầu tƣ quỹ Bảo hiểm xã hội có đƣợc nghiên cứu nhƣ một chủ đề riêng biệt? Qua tìm hiểu các tài liệu, tác giả thấy rằng hoạt động đầu tƣ ngay từ đầu đã đƣợc đặt ra là một phần tất yếu, không thể tách rời trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và quỹ Bảo hiểm xã hội nói riêng. Tuy nhiên đến nay, các nghiên cứu mới chỉ chủ yếu tập trung vào việc đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, vấn đề hiệu quả đầu tƣ của các Quỹ Bảo hiểm xã hội vẫn chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Trịnh Chi Mai (2013), Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc về vấn đề hiệu quả hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Về lý luận: Mở đầu trong các nghiên cứu tại Việt Nam, luận án đã đƣa ra một cầu nối giữa các nguyên tắc đầu tƣ và việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Từ đó đi đến khái niệm hiệu quả hoạt động đầu tƣ dựa trên ba nguyên tắc đầu tƣ đặc thù của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: an toàn - sinh lời - đảm bảo khả năng thanh toán thƣờng xuyên. Các thƣớc đo đánh giá hiệu quả đầu tƣ đƣợc đƣa ra là: Tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tƣ đảm bảo khả năng thanh toán tổn thất lớn, rủi ro 5 đo bằng hệ số bêta của danh mục đầu tƣ đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Luận án đã xây dựng đƣợc lý luận và phƣơng pháp xác định chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong cơ cấu vốn để đảm bảo cho hoạt động đầu tƣ đạt đƣợc hiệu quả theo hệ thống đánh giá trên. Lý luận này hoàn toàn phù hợp với hệ thống Solvency I và II trên thế giới quy định về mức vốn an toàn của doanh nghiệp bảo hiểm. Về học thuật: Tác giả đã thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ theo quan điểm nhìn nhận hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tƣ nhƣ hai mặt của một vấn đề. Từ đó, tác giả đề xuất phƣơng pháp vận dụng các lý thuyết quản trị tài chính, lý thuyết đầu tƣ và quản trị rủi ro hiện đại trong các thƣớc đo của các chỉ tiêu đánh giá. Mô hình quản trị rủi ro VaR, mô hình định giá tài sản vốn CAPM, các mô hình kinh tế lƣợng phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hƣởng đã đƣợc sử dụng cho việc tính toán theo các thƣớc đo đã đề ra. Các kết quả nghiên cứu theo hƣớng này sẽ đảm bảo đƣợc những định hƣớng chặt chẽ để một doanh nghiệp bảo hiểm quản trị hoạt động của mình một cách khoa học và chuyên nghiệp. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ này cũng có thể vận dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ các doanh nghiệp khác. Nghiên cứu này giúp cho việc định hƣớng các doanh nghiệp bảo hiểm tại thị trƣờng Việt Nam phát triển theo các mô hình hoàn chỉnh đã hình thành tại các thị trƣờng bảo hiểm lâu đời trên thế giới với các đề xuất về:(i) Sự định hƣớng phát triển ngành bảo hiểm phi nhân thọ đóng vai trò là nhà đầu tƣ quan trọng và có tác động tích cực đến việc tạo ra cơ cấu đầu tƣ hiệu quả của nền kinh tế ;(ii) Mở rộng việc huy động vốn và đầu tƣ ra thị trƣờng khu vực, quốc tế cùng với sự phát triển các sản phẩm bảo hiểm cho các ngành với sự chú trọng vào ngành nông nghiệp. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm của trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân do PGS.TS Nguyễn Văn Định chủ biên năm 2009 và giáo trình Nguyên lý 6 bảo hiểm của trƣờng ĐH Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh do PGS.TS Phan Thị Cúc chủ biên đã làm rõ các vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm vai trò, các nguyên tác, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm, các hình thức đầu tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm, cách thức tổ chức hoạt động đầu tƣ và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả đầu tƣ. Hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của quỹ Bảo hiểm xã hội nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng và rủi ro tiền tệ, nên hoạt động đầu tƣ của các tổ chức này cần phải đƣợc tiến hành rất thận trọng. Luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Trung Kiên năm 2005 với đề tài “ Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam” đã chỉ ra: ba hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm là bảo hiểm, đầu tƣ và hoạt động khác. Hoạt động đầu tƣ có sự khác nhau giữa công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm phi nhân thọ, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có tỷ lệ đầu tƣ vào chứng khoán và các tài sản tài chính trung và dài hạn cao hơn, trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chú trọng vào đầu tƣ ngắn hạn. Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Định năm 2004 với đề tài “ Hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước tại Việt Nam” đã làm rõ các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nƣớc tính đến năm 2003 và đề xuất các giải pháp. Tác giả đã xem xét kinh nghiệm chung của các nƣớc, kinh nghiệm riêng của Pháp, Malaysia nhƣ mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động đầu tƣ là bảo vệ quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm, luật hóa các quy định của nhà nƣớc, thay đổi các quy định cho phù hợp với biến động của thị trƣờng, quy định danh mục đầu tƣ, quy định giới hạn tỷ trọng tối đa/ tối thiểu cho từng loại tài sản đầu tƣ. Qua các tài liệu trên có thể thấy rằng phần lớn các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận theo hƣớng đánh giá kết quả hoạt động đầu tƣ của các 7 doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và quỹ bảo hiểm xã hội nói riêng thông qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sinh lời mà chƣa đánh giá hiệu quả đầu tƣ của quỹ dƣới góc độ tổng hòa của ba yếu tố: an toàn, sinh lời và thanh khoản. Từ những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết triệt để này, tác giả thấy rằng cần tiếp cận và đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ của quỹ bảo hiểm xã hội dựa trên ba nguyên tắc đầu tƣ đặc thù nêu trên. 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tư của Quỹ Bảo hiểm xã hội 1.2.1. Những vấn đề chung về Quỹ Bảo hiểm xã hội 1.2.1.1 Khái niệm Quỹ Bảo hiểm xã hội Theo ILO: “Bảo hiểm xã hội là thuật chia sẻ rủi ro và tài chính làm cho bảo hiểm xã hội đạt hiệu quả và trở thành một hiện thực ở tất cả các nước trên thế giới”. Theo giáo trình Kinh tế bảo hiểm của Đại học Kinh tế quốc dân: “Bao hiểm xã hội là sự đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm, bị mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, trên cơ sở san sẻ trách nhiệm đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội”. Hình 1.1 Mô hình Bảo hiểm xã hội Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 12/07/2006 : “BHXH là một tổ chức của Nhà nước nhằm sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung do sự đóng góp của người chủ sử dụng lao động, người lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, 8 bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Khoản trợ cấp này giúp cho người lao động và gia đình họ sống ổn định, điều này còn tác động đến cả an sinh xã hội”. Theo Luật BHXH năm 2006: “Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH cho người lao động theo quy định của Pháp luật”. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng để chi trả cho ngƣời lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp những biến cố hoặc rủi ro. Quỹ BHXH đƣợc hình thành từ các nguồn: ngƣời sử dụng lao động đóng, ngƣời lao động đóng, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tƣ quỹ, hỗ trợ của nhà nƣớc và các nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách Nhà nƣớc và quỹ BHXH có cùng bản chất, chức năng và có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng. Hoạt động của ngân sách nhà nƣớc (NSNN) và quỹ BHXH đều không nhằm mục đích kiếm lời. Việc thu - chi ngân sách và quỹ BHXH đều đƣợc quy định bằng pháp luật và cơ chế quản lý phải tuân theo nguyên tắc cân đối nguồn thu và chi … 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan