Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào t...

Tài liệu Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tại hưng yên

.PDF
181
85
149

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH HẢI NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ THÔNG QUA LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP TẠI HƢNG YÊN Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Lê Phƣớc Minh 2. TS. Phí Vĩnh Tƣờng HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Minh Hải MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................................... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc.......................................................... 12 1.3. Những nhận xét qua nghiên cứu tổng quan ............................................. 19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ THÔNG QUA LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP......................................................................... 20 2.1. Chất lƣợng đào tạo nghề .......................................................................... 20 2.2. Hiệu quả đào tạo nghề .............................................................................. 36 2.3. Một số vấn đề lý luận về liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp........ 46 2.4. Chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT với DN ............................................................................................................. 60 2.5. Kinh nghiệm về mô hình liên kết đào tạo ................................................ 62 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ THÔNG QUA LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP TẠI HƢNG YÊN ................................................... 84 3.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội của tỉnh Hƣng Yên............................................. 84 3.2. Hệ thống cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên ................................................................. 88 3.3. Thực trạng liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên .................................................................... 92 3.4. Đánh giá yếu tố tác động tới hiệu quả liên kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Hƣng Yên ............................................. 118 3.5. Những nguyên nhân hạn chế hiệu quả liên kết ...................................... 120 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ THÔNG QUA LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP TẠI HƢNG YÊN.............................. 125 4.1. Những căn cứ phát triển các mối liên kết nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề ............................................................................... 125 4.2. Xây dựng các mục tiêu, nguyên lý, chính sách và các nguyên tắc cơ bản liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp ......................................... 131 4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở Hƣng Yên ............................ 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 155 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 167 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt CSĐT CSĐTN CNH - HĐH DN ĐBSH ĐTN GD&ĐT GDNN HSSV NXB LT LĐ-TBXH LKĐT LKĐTN TH TCN THCN TTg QĐ QLLKĐT UBND UNESCO Nội dung Cơ sở đào tạo Cơ sở đào tạo nghề Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Doanh nghiệp Đồng bằng sông hồng Đào tạo nghề Giáo dục và đào tạo Giáo dục nghề nghiệp Học sinh sinh viên Nhà xuất bản Lý thuyết Lao động - Thƣơng binh và xã hội Liên kết đào tạo Liên kết đào tạo nghề Thực hành Trung cấp nghề Trung học chuyên nghiệp Thủ tƣớng chính phủ Quyết định Quản lý liên kết đào tạo Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liêp hợp quốc) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Khung phân tích tác động của liên kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối với nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề ............... 5 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2010-2016, % ................ 84 Bảng 3.2: Số lƣợng doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế, 2011-2015 ... 85 Bảng 3.3: Lao động phân theo loại hình kinh tế, % ........................................ 86 Bảng 3.4: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lƣợng lực lƣợng lao động đã qua đào tạo nghề ............................................................................... 96 Bảng 3.5: Đánh giá của cựu sinh viên về chất lƣợng đào tạo ......................... 98 Bảng 3.6: Đánh giá về mức độ phù hợp của cơ sở vật chất và chƣơng trình đào tạo của cơ sở đào tạo so với yêu cầu thực tế ....................... 100 Bảng 3.7: Đánh giá công tác chỉ đạo của cơ sở đào tạo trong liên kết với doanh nghiệp ....................................................................................... 103 Bảng 3.8: Đánh giá mức độ liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp của cán bộ, giáo viên, viên chức các trƣờng đào tạo nghề, % ............ 105 Bảng 3.9: Đánh giá về liên kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp của lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp ............................................................ 110 Bảng 3.10: Đánh giá về mức độ liên kết giữa CSĐT với cựu sinh viên học nghề .............................................................................................. 113 Bảng 3.11: Đánh giá chung về chất lƣợng đào tạo nghề .............................. 116 Bảng 3.12: Đánh giá của các nhà quản lý về hiệu quả liên kết cơ sở đào tạo-doanh nghiệp trong đào tạo nghề .................................................. 117 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Chất lƣợng đáp ứng mục tiêu đề ra ..................................................... 21 Hình 2.2: Sơ đồ quan niệm về chất lƣợng đào tạo .............................................. 22 Hình 2.3: Giản đồ nhân quả của ISHIKAWA .................................................... 29 Hình 2.4: Mô hình TQM trong các cơ sở đào tạo ............................................... 30 Hình 2.5: Mô hình tổng thể quá trình đào tạo ..................................................... 31 Hình 2.6: Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo .................................... 36 Hình 2.7: Mô hình doanh nghiệp trong nhà trƣờng ............................................ 58 Hình 2.8: Mô hình nhà trƣờng trong doanh nghiệp ............................................ 58 Hình 2.9: Mô hình liên kết nhà trƣờng độc lập với doanh nghiệp ...................... 59 Hình 2.10: Sơ đồ mô hình hệ thống đào tạo kép ở CHLB Đức .......................... 63 Hình 2.11: Mô hình đào tạo nguồn nhân lực cho DN địa phƣơng của Nhật ..... 65 Hình 3.1: Kết quả phân tích Mô hình cân bằng cấu trúc (SEM) các nhân tố tác động tới hiệu quả liên kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp ............... 120 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay, việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: Nguồn lực con ngƣời là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. Trong bối cảnh đó, nƣớc ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời đang và sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn quá thấp. Gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lao động nông nghiệp, nông thôn, trong đó đa phần chƣa đƣợc trang bị kỹ năng nghề; sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống. Điều này cho thấy để bắt kịp trình độ của thế giới, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ, trong đó quan trọng nhất là đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung, nhân lực qua đào tạo nghề nói riêng. Nhìn từ phía doanh nghiệp Việt Nam, muốn tồn tại và phát triển thì sớm, hay muộn, ít hay nhiều đều đứng trƣớc nhu cầu về chất lƣợng nhân lực ngày càng cao. Hiện nay đang có một nghịch lý rất đáng quan tâm là, trong khi việc tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của các DN ngày càng khó khăn hơn, thì lƣợng HSSV đã tốt nghiệp của các CSĐT còn thất nghiệp cũng ngày càng tăng. Đa số HSSV giỏi ra trƣờng cũng phải mất một khoảng thời gian mới thực sự quen với công việc đƣợc giao. Nhìn từ phía các cơ sở đào tạo (CSĐT) thực tế từ trƣớc đến nay, về cơ bản chỉ đào tạo cái mình có, theo chƣơng trình của mình, mà chƣa chú trọng đến nhu cầu thị trƣờng, nhu cầu từng ngành nghề mà doanh nghiệp cần trong thực tiễn hiện tại và tƣơng lai. Nói cách khác, các cơ sở đào tạo không biết và chƣa biết những sản phẩm - ngƣời lao động, với tƣ cách "hàng hóa đặc biệt" mình làm ra - đƣợc thị trƣờng chấp nhận, đƣợc xã hội hóa đến đâu…Vì vậy, cùng với nhiều lý do cộng hƣởng khác, HSSV ra trƣờng rất nhiều ngƣời chƣa có định hƣớng nghề nghiệp đúng với nhu cầu thị trƣờng và sở trƣờng cá nhân, thiếu kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp, còn lúng túng khi áp dụng lý thuyết vào thực tế, yếu kém về ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực làm việc. Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, khu vực. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1 2011-2020 đã nêu ra định hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới là: “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”. Đặc biệt hiện nay ở Hƣng Yên có rất nhiều CSĐT, đang thực hiện đào tạo nghề với quy mô lớn, cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên, chất lƣợng đào tạo ở hầu hết các CSĐT chƣa cao. Rất nhiều HSSV sau khi tốt nghiệp ra trƣờng không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do thiếu sự liên kết giữa CSĐT và DN trong công tác đào tạo nghề. Cung đào tạo do các CSĐT đƣa ra chủ yếu dựa trên khả năng của mình mà không tính đến cầu tƣơng ứng từ các DN. Điều này dẫn đến sự mất cân đối cung - cầu đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất lƣợng, gây ra những lãng phí lớn và hiệu quả đào tạo không cao. Chính vì vậy việc tác giả tìm hiểu và nghiên cứu đề tài luận án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cở sở đào tạo và doanh nghiệp tại Hưng Yên” là hết sức cần thiết, phân tích và làm rõ hiện trạng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề nói chung và lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của DN và xã hội, trong đó chú trọng giải pháp dựa trên liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo nghề và áp dụng vào đánh giá thực trạng chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN tại Hƣng Yên, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua sự liên kết giữa CSĐT và DN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lƣợng đào tạo nghề, hiệu quả đào tạo nghề và liên kết giữa CSĐT với DN trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua sự liên kết giữa CSĐT với DN tại Hƣng Yên; tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong những năm tới. 2 - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT với DN ở tỉnh Hƣng Yên 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. - Về không gian:Tỉnh Hƣng Yên. - Về thời gian: Giai đoạn 2010-2017. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận - Hướng tiếp cận mang tính hệ thống: Đào tạo và sản xuất là những hệ thống con của hệ thống kinh tế - xã hội. Phát triển đạo tạo nghề và phát triển sản xuất đều phải phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển. - Hướng tiếp cận mang tính thị trường:Liên kết cơ sở đào tạo-doanh nghiệp (UIC) đƣợc hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang gia tăng, vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn, doanh nghiệp đứng trƣớc áp lực ngày càng gia tăng của việc đổi mới công nghệ sản xuất để có thể cạnh tranh trong khi các cơ sở đào tạo tuy có lợi thế về khả năng tiếp cận tri thức, khoa học nhƣng lại thiếu tài lực và vật lực để có thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Việc hình thành liên kết giữa CSĐT với DN về bản chất là xuất phát từ quan hệ cung-cầu. Nên luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận thị trƣờng để phân tích. - Hướng tiếp cận mang tính liên ngành: Có sự phối hợp của ngành khoa học xã hội nhƣ kinh tế học, kinh tế chính trị, xã hội học để xây dựng cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ phân tích thực trạng liên kết. - Hướng tiếp cận mang tính lịch sử: Liên kết giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp đã đƣợc đặt ra từ lâu. Trong những cuộc cách mạng công nghiệp trƣớc đây việc đổi mới công nghệ sản xuất đƣợc xem là một quá trình “hủy diệt sáng tạo” trong đó công nghệ sản xuất mới hiệu quả hơn ra đời và thay thế các công nghệ sản xuất cũ. Và xu thế đó tiếp tục cho đến ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ này. Do đó, để hiểu rõ về nguyên nhân hình thành liên kết giữa cơ sở đào tạo (nhà trƣờng) và doanh nghiệp cần bắt đầu từ lịch 3 sử hình thành mối quan hệ này và cách nó phát triển và biến thể ở các quốc gia. Hơn nữa, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có một nền tảng rất lớn các nghiên cứu về liên kết nhà trƣờng và doanh nghiệp. Do đó, việc tham khảo các nghiên cứu liên quan sẵn có về vấn đề này thực sự có giá trị rất lớn về cả lý luận và thực tiễn. - Hướng tiếp cận mang tính dự báo: Dự báo luôn là một phần rất quan trọng của một công trình nghiên cứu khoa học. Với luận án này, nghiên cứu này dựa trên phân tích tài liệu thứ cấp để đƣa ra dự báo về xu hƣớng và các mô hình liên kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong tƣơng lai. Luận án sử dụng một khung phân tích tổng thể về liên kết cơ sở đào tạo-doanh nghiệp để làm kim chỉ nam trong quá trình nghiên cứu. Khung phân tích này đƣợc nghiên cứu sinh phát triển dựa trên nghiên cứu của [130] áp dụng vào thực tiễn địa bàn Hƣng Yên (Xem Bảng 1.1). Do trong quá trình nghiên cứu tài liệu cũng nhƣ phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu sinh biết đƣợc một số yếu tố nhƣ thƣơng mại hóa sáng chế và công bố quốc tế chƣa đƣợc triển khai ở trong các trƣờng hợp liên kết doanh nghiệp-nhà trƣờng ở Hƣng Yên, đặc biệt giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề nên trong phạm vi của luận án sẽ lƣợc bỏ các yếu tố trên từ mô hình gốc. Trong khung phân tích, chúng ta có thể dễ dàng hình dung thấy rằng có hai tác nhân thúc đẩy doanh nghiệp và cơ sở đào tạo tiến tới hình thành liên kết. Nhân tố bên ngoài chính là yêu cầu từ phía chính quyền. Chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng thực sự muốn thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ để có thể cải tiến công nghệ sản xuất bên cạnh nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc. Do đó, chính quyền nhìn chung sẽ có các chính sách khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo hình thành liên kết. Liên kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp (UIC) có rất nhiều loại đƣợc phân loại từ thấp (mức độ liên kết yếu) nhƣ trao đổi thông tin, công bố các nghiên cứu khoa học,… tới cao (các hoạt động liên kết sâu, rộng) nhƣ cung cấp dịch vụ nghiên cứu, chia sẻ cơ sở hạ tầng và đối tác nghiên cứu. Các hình thức liên kết này trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động tới chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề. Từ khung phân tích trên có thể thấy rằng, để nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề thông qua liên kết cần thúc đẩy và nâng cấp các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Chính quyền (cả trung ƣơng và địa phƣơng) đóng một vai trò quan trọng trong việc này. 4 Bảng 1: Khung phân tích tác động của liên kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối với nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề ở tỉnh Hưng Yên 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. + Tổng quan các tài liệu, các văn bản về chủ trƣơng, chính sách, quyết định, các quy định của pháp luật có liên quan đến chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề và việc liên kết giữa CSĐT và DN trong đào tạo nghề. + Nghiên cứu các tài liệu nƣớc ngoài về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế có liên quan đến đề tài luận án. + Nghiên cứu các công trình trong nƣớc có liên quan đến vấn đề liên kết đào tạo nghề để phát hiện và khai thác những khía cạnh chƣa đƣợc đề cập đến để làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phƣơng pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập ý kiến từ các lãnh đạo, quản lý các DN, cán bộ quản lý các CSĐTN và các lao động đã qua đào tạo nghề để tìm hiểu thực trạng chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua sự liên kết giữa CSĐT và DN để đƣa ra giải pháp phù hợp. Mẫu 1: Phiếu khảo sát về chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN (dành cho lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp) Mẫu 2: Phiếu khảo sát về chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN (dành cho cán bộ, giáo viên, viên chức các Cơ sở đào tạo nghề) Mẫu 3: Phiếu khảo sát về chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN (dành cho ngƣời lao động đã tốt nghiệp các CSĐTN) + Phƣơng pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo các CSĐTN, các DN, lãnh đạo trong những cơ quan Nhà nƣớc có liên quan trong lĩnh vực dạy nghề để lấy ý kiến về những khó khăn trở ngại, những đề xuất để tháo gỡ nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong liên kết đào tạo nghề. + Phƣơng pháp thu thập số liệu: Tác giả thu thập các thông tin về đào tạo nghề và liên kết đào tạo nghề thông qua Tổng cục thống kê, Cục Thống kê tỉnh Hƣng Yên, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hƣng Yên, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hƣng Yên, Sở Lao động thƣơng binh xã hội tỉnh Hƣng Yên, các CSĐTN, các DN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên ... 6 + Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Khảo sát, nghiên cứu những kinh nghiệm thực tiễn đƣợc tổng kết của các đơn vị đã từng thực hiện việc liên kết đào tạo nghề giữa CSĐT và DN tại Hƣng Yên. (tác giả tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi, Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hƣng Yên và Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên ... là những cơ sở đang có những hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp) - Nhóm các phương pháp xử lý số liệu, dữ kiện và bổ trợ + Phƣơng pháp thống kê; Dùng phần mềm SPSS; Phân tích, so sánh, tổng hợp rút ra những nhận định về liên kết đào tạo nghề. + Phƣơng pháp chuyên gia để xin ý kiến các chuyên gia có uy tín, các cán bộ có trách nhiệm trong việc đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực cho thị trƣờng lao động để tham khảo các biện pháp tổ chức, liên kết nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề. 5. Đóng góp mới của luận án Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã có một số đóng góp tri thức mới cụ thể nhƣ sau: - Luận án đã làm rõ đƣợc cơ sở lý luận về chất lƣợng, hiệu quả đào tạo nghề và sự liên kết giữa CSĐT và DN trong đào tạo nghề. - Luận án đánh giá, phân tích đƣợc thực trạng chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN, chỉ ra ƣu, nhƣợc điểm của liên kết trong đào nghề trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. - Luận án đã đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về lý luận - Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ đƣợc cơ sở lý luận về chất lƣợng đào tạo nghề, hiệu quả đào tạo nghề và sự liên kết giữa CSĐT và DN trong đào tạo nghề. - Làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. 7 6.2. Về thực tiễn - Đánh giá, phân tích đƣợc thực trạng chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN, chỉ ra đƣợc các yếu tố có tác động tích cực và các yếu tố có tác động cản trở đến liên kết trong đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. - Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. 7. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, cơ cấu luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Chƣơng 3: Thực trạng chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tại Hƣng Yên. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Ở các nƣớc trên thế giới, nghiên cứu về đào tạo nghề, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết đào đạo, đƣợc nhiều tổ chức quốc tế, các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và giới học giả hết sức quan tâm. Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) là tổ chức quốc tế lớn nhất dành sự quan tâm sâu sắc đến giáo dục đào tạo, chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Các nghiên cứu, cẩm nang hƣớng dẫn, chƣơng trình hợp tác, dự án phát triển của UNESCO khá nhiều, đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống, chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo, năm 2013 UNESCO xuất bản cuốn “UNESCO Handbook on Education Policy Analysis and Programming” [126] (Cẩm nang phân tích chính sách và kế hoạch hóa giáo dục).Trong đó, đề xuất một phƣơng pháp hệ thống và cấu trúc hóa nhằm hỗ trợ việc phân tích các chính sách giáo dục và đào tạo cũng nhƣ kế hoạch hóa lĩnh vực này để tăng cƣờng khả năng tiếp cận, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý, giải quyết các vấn đề liên ngành, liên lĩnh vực đối với mọi cấp trình độ cũng nhƣ loại hình giáo dục, đào tạo của mỗi quốc gia. Cẩm nang cung cấp khung lý thuyết cho việc phân tích chính sách, hoạch định kế hoạch, khuyến khích sự đối thoại chính sách giữa các cơ quan chính phủ với các đối tác phát triển; từ đó đƣa ra các hƣớng dẫn từng bƣớc phân tích chính sách và hoạch định chƣơng trình giáo dục và đào tạo. Hiệp hội phát triển giáo dục Vƣơng quốc Anh là một tổ chức nghề nghiệp, hoạt động vì mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực của các thành viên hiệp hội, thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo nghề. Năm 2001, Hiệp hội công bố xuất bản tác phẩm với tên gọi “Measuring effectiveness in development education” (Đo lƣờng hiệu quả trong giáo dục phát triển)[116]. Nghiên cứu này đƣa ra các nguyên tắc khi phân tích, đánh giá một hệ thống giáo dục; các mục tiêu đánh giá, đo lƣờng hiệu quả; định nghĩa các khái niệm về đánh giá, hiệu quả, tác động lan tỏa, các chỉ số đo lƣờng hiệu 9 quả; các cấp độ hiệu quả: cấp độ cá nhân ngƣời học; cấp độ cơ sở giáo dục, đào tạo; cấp độ đầu tƣ của nhà nƣớc; cấp độ hiệu quả trên toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Tác giả George Psacharopoulos (2008) [115] khi nghiên cứu về giáo dục và dạy nghề, đã xác định các thách thức và đề xuất một số giải pháp giải quyết các thách thức đó. Theo đó, đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng trong các vấn đề về giải quyết thất nghiệp cho thanh niên; giải quyết việc thiếu kỹ thuật viên trung cấp cho các DN đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa; truyền bá tri thức công nghệ đồng thời đây cũng là con đƣờng phát triển phù hợp cho những học sinh có mong muốn sớm làm việc kiếm tiền để có thể tự lập nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những vấn đề phát triển nhƣ: (i) thanh niên có nghề nhƣng vẫn thất nghiệp; (ii) sự phát triển về quy mô của các cơ sở đào tạo đối lập với sự thiếu hụt lao động có tay nghề kỹ thuật trong các doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đã đƣa ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách đối với ngƣời lao động và đào tạo nghề gắn với nhu cầu của các DN và xã hội[115]. Bardhan, A., Hicks, D., and Jaffee, D. (2009) đã đƣa ra nhu cầu của nhà sử dụng lao động đƣợc biểu hiện bằng mong muốn của họ có đƣợc những lao động đƣợc đào tạo với những kiến thức và phẩm chất con ngƣời đáp ứng đƣợc yêu cầu của những vị trí công việc mà những lao động này phải đảm nhiệm trong các cơ quan, tổ chức cũng nhƣ trong doanh nghiệp. Bằng cách đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có đƣợc nguồn lực quan trọng, thậm trí là quan trọng bậc nhất để làm tròn sứ mạng của mình, để tồn tại và phát triển; đặc biệt là trong điều kiện thời đại của kinh tế tri thức ngày càng chiếm vai trò chủ đạo [109]. Tổ chức Cedefop (European Centre for the Development of Vocational Training - Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề châu Âu) [111] cũng nhƣ các tác giả: Lisbeth Lundahh and Theodor Sander [116]; Kathrin Hoeckel [118]; Rita Nikolai và Christian Ebner [116] ... đã có những kiến giải khá toàn diện về lợi ích mang lại cho các bên tham gia thông qua con đƣờng liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với DN. Đặc biệt, từ năm 2005 đến năm 2009, Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề châu Âu (Cedefop) đã triển khai nghiên cứu về lợi ích liên kết đào tạo với DN theo nhiều hƣớng khác nhau tại các quốc gia châu Âu nhƣ: Cộng hoà Séc, Đan mạch, Đức, Tây ban nha, Pháp, Ý, Latvi, Hungary, Hà lan, Austria, Ba lan, Bồ đào nha, Romania, Slovenia, Slovakia, Phần lan, Thụy điển và Vƣơng quốc Anh cũng nhƣ Nauy và Iceland... Để từ đó khẳng định: 2 nhóm lợi ích chính mà chƣơng trình liên kết đào tạo nghề đem lại là: Lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Cả 2 nhóm lợi ích đều 10 đƣợc phân tích cụ thể qua 3 cấp độ: Cấp độ vi mô (lợi ích của cá nhân); Cấp độ trung gian (lợi ích của DN); Cấp độ vĩ mô (lợi ích của xã hội) [111]. Ngoài ra, các thành viên của trung tâm Cedefop cũng rất quan tâm đến yếu tố tiền lƣơng và cơ hội việc làm. Theo họ, đây là những yếu tố tạo nên thành công của liên kết đào tạo nghề. Các tác giả Ritzer, G (1996), Van Vught, F (1991),Westerheijden D.F.(2002). Đã nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng đã nhận định: Mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đƣợc hiểu nhƣ là những giao dịch giữa các trƣờng và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Mối quan hệ này đang chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố trong đó có nhận thức về lợi ích của sự hợp tác, cũng nhƣ những rào cản và động lực của sự hợp tác đó [121], [123], [126]. Hơn nữa, theo Carayon (2003); Gibb & Hannon (2006) những nhân tố thuộc về hoàn cảnh nhƣ tuổi tác, giới tính, số năm học, số năm làm việc trong giới doanh nghiệp, đặc điểm của cơ sở đào tạo và của quốc gia…cũng ảnh hƣởng tới phạm vi của việc hợp tác [115], [116]. Các tác giả: Ann Dykman, David R.Mandel [108]; Chana Kasipar, Se-Yung LIM, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying, Frank Bunning [112]; Chun Gyun Jung [114]; Lisbeth Lundahh and Theodor Sander [119]; Rita Nikolai and Christian Ebner [120]... đã đề cập tới nhiều giải pháp liên kết mang lại hiệu quả tích cực nhƣ: đào tạo tại xí nghiệp, nơi sản xuất với vai trò chủ đạo thuộc về DN. Theo tác giả Frank Bunning và Schnarr cần chú ý đến hoạt động xúc tiến chiến dịch cộng tác (strategic partnership) giữa các thành viên nhƣ: Các cá nhân; Gia đình; Cộng đồng; Các tổ chức tình nguyện; Cơ sở ĐTN tƣ nhân; Cơ sở ĐTN quốc gia; Công nhân và tổ chức; Ngƣời quản lý và tổ chức; Chính phủ... Vấn đề là phải tạo đƣợc sự thoải mái, tự nguyện trong liên kết [112]. Tác giả Wu Quanquan nhấn mạnh, phải có sự hợp tác lẫn nhau giữa DN và cơ sở đào tạo, tiến hành đào tạo theo yêu cầu - Training by Order [112] thông qua sự tích cực, chủ động giữa các đối tác. Các tác giả: Chana Kasipar, Se-Yung LIM, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying, Frank Bunning [112]; Tazeen Fasih [122]... nhấn mạnh tới trách nhiệm, vai trò của DN, các quy định về nghĩa vụ, khoản kinh phí đóng góp cho quỹ đào tạo, hỗ trợ phát triển nhân lực. Các chính sách cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi; Chính sách khuyến khích DN tự đào tạo lao động thông qua việc cho phép DN tính chi phí đào tạo nhân lực vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; chính 11 sách đào tạo nghề (ĐTN) miễn phí thông qua một số dự án dạy nghề cho một số đối tƣợng lao động thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, cần có hệ thống chính sách hỗ trợ DN tham gia ĐTN nhƣ: Chính sách quy định trách nhiệm của DN khi tiếp nhận lao động qua ĐTN; Chính sách đối với chuyên gia, nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao của DN tham gia ĐTN…; Chính sách sử dụng ngƣời lao động qua ĐTN, đặc biệt cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nƣớc về lao động với đại diện giới chủ, đại diện giới thợ, đại diện của các hội nghề nghiệp và CSĐTN trong việc xác định nhu cầu của DN về lao động và xây dựng danh mục, tiêu chuẩn nghề. Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt khu vực châu Âu rất chú trọng tới liên kết đào tạo với DN. Nhiều mô hình liên kết đào tạo đƣợc thử nghiệm, áp dụng nhƣ: Mô hình "đào tạo kép" - Mô hình liên kết đào tạo song hành (Dual System) của Cộng hoà liên bang Đức [5], [36], [119], [120], [124]; Mô hình "đào tạo luân phiên" (Alternation) của Pháp [5], [36]; Mô hình "2 + 2" của Nauy [129]; Mô hình dạy nghề tam phƣơng (Trial System) của Thụy Sỹ [120], [128]; Mô hình "ba kết hợp” (Three in one) của Trung Quốc [112]; Mô hình "hệ thống 2 + 1" (2 + 1 system) của Hàn Quốc [114]; Mô hình "hệ thống hợp tác đào tạo nghề" (Cooperative Training System) của Thái Lan [112]... tuy mỗi mô hình có những ƣu nhƣợc điểm và điều kiện, môi trƣờng riêng song về cơ bản, các mô hình đã chứng minh đƣợc tính ƣu việt trong liên kết đào tạo với DN tại mỗi quốc gia ở một giai đoạn lịch sử nhất định. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Ở Việt Nam, việc liên kết đào tạo tại trƣờng và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề tƣờng bƣớc đƣợc nghiên cứu ở những phƣơng diện khác nhau: Các tác giả Nguyễn Minh Đƣờng [18]; [19]; [20]; [21]; [22], Phùng Xuân Nhạ [49], Trần Khắc Hoàn [28], Phan Văn Kha [35]; [36], Trịnh Thị Hoa Mai [43], Nguyễn Thị Kim Nhã [50] và Trần Anh Tài [63], đều có chung nhận định: liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với DN đem lại lợi ích không chỉ cho cơ sở đào tạo, DN, ngƣời học mà còn cho cả xã hội. Đặc biệt, trong tài liệu kỹ thuật tổng quan về các chủ đề đƣợc bàn luận trong hội nghị khu vực về ĐTN tại Việt Nam tổ chức ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2012, có sự tham gia của Tổ chức phát triển Đức GIZ thông qua sự phối hợp của hai bộ: Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội Việt Nam - Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức về chuyên mục: “Đột phá chất 12 lượng đào tạo nghề” [66], những vấn đề về lợi ích trong liên kết đào tạo giữa CSĐT và DN đƣợc tổng hợp thành 4 nhóm sau: 1. Lợi ích đem lại cho chính phủ trên các phƣơng diện: Cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của nhân dân; Tăng tính cạnh tranh của các ngành; Cải thiện các hoạt động kinh tế, cải thiện sự đầu tƣ cho giáo dục, hỗ trợ nhà nƣớc đạt các mục tiêu phát triển. 2. Lợi ích đem lại cho DN, cụ thể: DN có cơ hội tuyển dụng nhân lực; Giảm bớt sự thiếu hụt nhân lực có trình độ, tay nghề cao; Có lực lƣợng lao động lành nghề, tăng tính cạnh tranh; Công nhân lành nghề có cơ hội phát triển năng lực. 3. Lợi ích đem lại cho CSĐT qua: Xây dựng chƣơng trình đào tạo có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động; Có cơ hội nhận hỗ trợ từ DN về CSVC, tài chính, nhân sự; Trở thành đối tác trong hoạt động kinh tế của DN; Tạo đƣợc vị thế cho cơ sở đào tạo, gia tăng khả năng tuyển sinh, tạo việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp... 4. Lợi ích đem lại cho học viên: Sẵn sàng tiếp cận việc làm ngay sau khi tốt nghiệp; Có nhiều cơ hội việc làm đƣợc trả lƣơng cao; Hài lòng với nghề nghiệp; Có chứng chỉ về dạy nghề; Chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập suốt đời. Nhƣ vậy, theo tác giả luận án, trên phƣơng diện tổng thể, lợi ích về liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với DN đƣợc nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ, toàn diện. Riêng lợi ích cho chính ngƣời dạy là giáo viên, giảng viên, CBKT chƣa đƣợc đề cập cụ thể. Thông qua LKĐT, giảng viên, giáo viên cơ sở đào tạo có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, cập nhật những biến đổi của KH - KT, nâng cao kiến thức thực hành nghề nghiệp; CBKT phía DN có điều kiện củng cố kiến thức khoa học ngành nghề, phát triển kỹ năng trong quá trình làm việc với học viên. Tuy nhiên, bàn về lợi ích cũng phải chú ý tới chất lƣợng và hiệu quả. Hiện còn rất thiếu những công trình nghiên cứu về chất lƣợng và hiệu quả ĐTN thông qua liên kết giữa CSĐTN với DN. Các tác giả Trần Khánh Đức - Nguyễn Lộc [17], Nguyễn Minh Đƣờng Phan Văn Kha [19], Phan Minh Hiền [27], Trần Khắc Hoàn [28], Bành Tiến Long [40], Trần Anh Tài [63], Phan Chính Thức [94] và Nguyễn Đức Trí [96] rất quan tâm tới quá trình tìm kiếm giải pháp tăng cƣờng hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo và DN. Đáng chú ý là bẩy giải pháp: Đa dạng hoá nội dung, cơ chế quan hệ; Thiết lập hệ thống thông tin về thị trƣờng lao động; Điều chỉnh quy mô, cơ cấu đào tạo theo nhu cầu; Đổi mới mục tiêu và nội dung đào tạo; Hoàn thiện hệ thống cơ sở đào tạo và sử dụng nhân lực; Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn điều phối về phát 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan