Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại tỉnh th...

Tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại tỉnh thái nguyên

.PDF
123
75
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THÚY NGA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐINH THÚY NGA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH VŨ THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn ĐINH THÚY NGA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại Tỉnh Thái Nguyên” Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế& Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thành Vũ người đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn ĐINH THÚY NGA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3 5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NƯỚC SẠCH ..... 5 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực trong ngành nước sạch ............. 5 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực trong ngành nước sạch .......... 5 1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch .................................................. 9 1.1.3. Những yếu tố tác động đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong ngành nước sạch ..................................................................... 26 1.1.4. Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch..... 30 1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại một số địa phương trong nước............................ 32 1.2.1. Kinh nghiệm của ngành nước sạch Đà Nẵng ........................................ 32 1.2.2. Kinh nghiệm ngành nước sạch tại tỉnh Nam Định................................ 33 1.2.3. Kinh nghiệm ngành nước sạch tỉnh Lạng Sơn ...................................... 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho lĩnh vực cung cấp nước sạch tại tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................... 35 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 37 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu và xử lý số liệu ..................................... 39 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 39 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 41 2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ....................................... 41 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................ 44 Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NƯỚC SẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................ 46 3.1. Tổng quan về sự phát triển của ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên ..... 46 3.2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên ................. 49 3.2.1. Quy mô, dân số tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 49 3.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 ............................................................................................... 51 3.2.3. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 56 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên ....................................... 76 3.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài ....................................................................... 76 3.3.2. Nhóm nhân tố bên trong........................................................................ 82 3.4. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 84 3.4.1. Kết quả đã đạt được .............................................................................. 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v 3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 85 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 86 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NƯỚC SẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 88 4.1. Quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 88 4.2. Định hướng cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 88 4.3. Những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 89 4.3.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ........................................................................ 89 4.3.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng hiệu quả các chính sách lương, thưởng, phúc lợi cho người lao dộng trong ngành nước sạch ........................ 93 4.3.3. Giải pháp về xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động trong các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch ...................................... 94 4.3.4. Cổ phần hóa bước đi đúng đắn để thanh lọc và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nước sạch ................................................... 95 4.3.5. Nâng cao vai trò của văn hoá công sở trong việc phát huy tính tích cực lao động của NNL .................................................................................... 97 4.3.6. Giải pháp đổi mới kết quả đánh giá, phân loại NNL ............................ 98 4.3.7. Đẩy mạnh công tác khen thưởng, kỷ luật NNL .................................... 99 4.4. Kiến nghị ................................................................................................ 100 4.4.1. Đối với nhà nước ................................................................................. 100 4.4.2. Kiến nghị đối với ngành nước sạch .................................................... 101 4.4.3. Kiến nghị đối với địa phương ............................................................. 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC : Hợp tác kinh tế châu Á CMCN : Cách mạng công nghiệp DN : Doanh nghiệp GRDP : Tổng sản phẩm trong tỉnh NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NNL : Nguồn nhân lực QLNN : Quản lý Nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân VH, TDTT : Văn hóa, thể dục thể thao WTO : Tổ chức thương mại thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân bổ mẫu nghiên cứu.............................................................. 38 Bảng 2.2: Thang đo Likert ........................................................................... 40 Bảng 3.1: Dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2016-2018 ........................... 50 Bảng 3.2: Quy mô nguồn nhân lực trong ngành nước sạch của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 .............................................. 51 Bảng 3.3: Cơ cấu độ tuổi của nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 .............................................. 52 Bảng 3.4: Phân bổ nguồn nhân lực tham gia các dự án của ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018...................... 53 Bảng 3.5. Cơ cấu trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018...................... 56 Bảng 3.6: Cơ cấu trình độ ngoại ngữ và tin học của nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018........... 57 Bảng 3.7. Cơ cấu trình độ lý luận chính trị của nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018...................... 58 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát kỹ năng của NNL trong ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 59 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về trình độ nhận thức của NNL trong ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ............................................. 61 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về công tác tiền lương trong ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 63 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về điều kiện làm việc trong ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 64 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát đời sống tinh thần cho NNL tại ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viii Bảng 3.13: Kết quả khả năng thăng tiến và học hỏi cho NNL tại ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 66 Bảng 3.15: Quy mô nguồn nhân lực trong ngành nước sạch của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 .............................................. 84 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 3.1: Thu nhập bình quân của NNL tại ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 ............................................ 63 Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2008-2018 ............................ 77 Hình 3.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 ............ 78 Hình 3.4: Quá trình phát triển công nghệ 4.0 ............................................ 79 Hình 3.5: Bộ máy tổ chức quản lý của ngành nước sạch Thái Nguyên ......... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ix Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ chế thị trường hiện nay nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồi tại bền vững của các ngành nghề của nền Kinh tế. Ngày nay, sự cạnh tranh của các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về chất sám nghĩa là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hóa dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy để có được tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới.Muốn phát triển nhanh và bền vững chúng ta phải tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và có chính sách phát huy tối đa nguồn nhân lực đó. Nguồn nhân lực con người là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển sản xuất xã hội, nhất là trong quá trình hiện nay nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển các ngành nghề công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tỉnh Thái Nguyên với tư cách là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá của cả vùng núi phía Đông Bắc nên việc phát triển của tỉnh Thái Nguyên về mọi mặt có ý nghĩa vô cùng quan trong trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng núi phía Bắc. Nắm giữ vị trí trung tâm Tỉnh Thái Nguyên cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ thương mại cho Tỉnh và các vùng lân cận. Trong đó các dự án cung cấp nguồn nước sạch cho các khu công nghiệp lớn và người dân sử dụng, được phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu cao của nhiều đối tượng khác nhau. Qua gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong các dự án khai thác và cung ứng dịch vụ của ngành nước sạch của Tỉnh Thái Nguyên. Làm tiền đề từng bước thực hiện mục tiêu phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 ngành Nước sạch Tỉnh Thái trong những năm tới. Hiện nay ngành nước sạch trên cả nước nói chung và ngành nước sạch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã được tiến hành quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với nguồn nhân lực của ngành nước sạch. Trong khi cán bộ quản lý, nhân viên, công nhân vẫn giữ tác phong làm việc cũ, thiếu tích cực, ỷ lại thì quá trình cổ phần đòi hỏi phải có những nhân lực chất lượng về chuyên môn, năng động và sáng tạo trong công việc. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của ngành nước sạch, để quá trình cổ phần hóa được hiệu quả đem lại lợi ích cho cả ngành nước sạch và đem lại nguồn thu nhận cao cho nhân viên thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành này trở thành vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết. Làm thế nào để phát triển về quy mô, chất lượng, nguồn cung cấp?. Sự phân bố và vấn đề đào tạo bồi dưỡng như thế nào?... Đó là một loạt vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành Nước sạch của Tỉnh Thái Nguyên hiện nay khi mà tỷ lệ NNL có trình độ trung cấp còn nhiều (năm 2016 chiếm 61,32%, năm 2017 chiếm 57,83% và năm 2018 chiếm 53,78%); tỷ lệ NNL có trình độ ngoại ngữ còn khiêm tốn (năm 2016 chiếm 50,82%, năm 2017 chiếm 58,28% và năm 2018 chiếm 62,22%), tỷ lệ NNL chưa qua đào tạo trình độ chính trị (năm 2016 chiếm 91,56%, năm 2017 chiếm 89,03% và năm 2018 chiếm 86,88%) (Báo cáo ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên, 2018).Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu. 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nước sạch tại tỉnh Thái Nguyên, góp phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 nâng cao vị thế và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị nước sạch trong ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch; - Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại Tỉnh Thái Nguyên; - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại Tỉnh Thái Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nước sạch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Các thông tin, số liệu phản ánh trong luận văn tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2016-2018; số liệu sơ cấp thực hiện năm 2018. - Về nội dung: Phân tích thực trạng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nước sạch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nước sạch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. 4.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về lý luận: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về phương diện lý luận trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho một ngành cụ thể. Các vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 đề liên quan đến lý thuyết về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho một ngành cụ thể đã được hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị cung cấp cho Ban lãnh đạo ngành nước sạch nói chung và tỉnh Thái nguyên nói riêng, các cơ quan có trách nhiệm xem xét trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm có 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Chương 3: Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nước sạch Tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH NƯỚC SẠCH 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực trong ngành nước sạch 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực trong ngành nước sạch 1.1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực a. Nhân lực Có thể nói khái niệm về nhân lực hay nguồn nhân lực đã có từ rất lâu khi có sự ra đời của các phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người gồm có thể lực, trí lực và nhân cách. (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2006) Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể; nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khoẻ của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính,... Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách,... của từng con người. Nhân cách được xem là toàn bộ những đặc điểm phẩm chất tâm lý của cá nhân, qui định giá trị xã hội và hành vi của họ. b. Nguồn nhân lực Với nền tảng khải niệm về nhân lực, Nguồn nhân lực là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển. Cho tới nay đã có nhiều nhận định khác nhau về nguồn lực con người. Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 hội nhất định. Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực. (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2006) Nguồn nhân lực là số lượng người trong độ tuổi lao động sẵn sàng tham gia lao động. Chất lượng nguồn nhân lực (bao gồm: Trình độ, kiến thức, thể chất, kỹ năng, thái độ làm việc,…) được phản ánh thông qua năng lực xã hội của con người. Tiềm năng nguồn nhân lực là tổng hòa các mặt trí lực, thể lực, phẩm cách, nhân cách… của người lao động. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính…. Trí lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền tảng thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát huy hiệu quả tiềm năng của con người. Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng con người. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người mới còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt,vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người. Chính vì thế, trí lực được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động phải thông qua đầu óc của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí lực trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người. Nguồn nhân lực được xem xét một cách toàn diện, cả về số lượng và chất lượng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 - Về số lượng: nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm những người trong độ tuổi lao động của toàn doanh nghiệp. -Về chất lượng: chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua thể lực,trí lực, kỹ năng lao động, tinh thần, thái độ, ý thức lao động, phong cách làm việc. Nguồn nhân lực cần được coi là tài sản quý, cần được đầu tư, phát triển nhằm mang lại sự thỏa mãn cá nhân đồng thời đóng góp nhiều nhất cho tổ chức. Nguồn nhân lực trong tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển của tổ chức, là nhân tố quyết định nên sự thành bại trong kinh doanh. (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2006) 1.1.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu chung của việc phát triển nguồn nhân lực là giúp cho người lao động nâng cao trình độ và kỹ năng của mình trong việc hiện tại, giúp cho người lao động thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình đồng thời mở ra cho họ những bước phát triển mới trong tương lai. Trên cơ sở đó giúp cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững và nâng cao lợi ích cho người lao động.(Lê Minh Cương, 2002) Mục tiêu cụ thể gồm: - Giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách thành thạo hơn và có trách nhiệm hơn. - Nâng cao khả năng thích ứng với sự thay đổi công việc trong tương lai. - Nâng cao khả năng tiếp thu và ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất. - Nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động 1.1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành nước sạch - Đối với xã hội: Có rất nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 nước: con người, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên... nhưng hơn tất cả là yếu tố con người. Con người là trung tâm của mọi hoạt động và là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Một đất nước có khoa học kỹ thuật hiện đại, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thì sẽ tạo điều kiện lớn để phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, con người lại là người phát minh, tạo ra khoa học công nghệ. Con người có trình độ cao thì mới có khả năng tạo ra được khoa học công nghệ hiện đại, có bước đột phá.Và hiện nay thì tài nguyên thiên nhiên không phải là yếu tố quyết định. Nhiều quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế (Nhật Bản, Hàn Quốc...)nhưng lại có nền kinh tế rất phát triển do có khoa học kỹ thuật hiện đại, có khả năng tìm ra các nguồn nhiên liệu mới thay thế cho các nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Như vậy ta có thể thấy là nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của một quốc gia. Nguồn nhân lực có trình độ cao thì sẽ tạo ra một nền khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng khai thác một cách tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và mở rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hiện đại, phục vụ cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước. Ngược lại, nguồn nhân lực mà có trình độ thấp thì việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới sẽ gặp nhiều khó khăn, tài nguyên thiên nhiên không được khai thác tốt, gây lãng phí, dẫn đến kết quả là đất nước sẽ ngày càng tụt hậu so với các nước trên thế giới. Như vậy, có thể thấy là việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một thực tế khách quan không thể không quan tâm. Xu hướng hiện nay của thế giới là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tiến tới “nền kinh tế tri thức”. - Đối với doanh nghiệp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc, đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nâng cao khả năng của công ty trong việc áp dụng những tiến bộ công nghệ. Đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho sự phát triển mở rộng vùng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc có hiệu quả, năng suất và có động lực thúc đẩy nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty. - Đối với người lao động: Giúp người lao động nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong thực hiện công việc, giúp cho họ tránh được sự đào thải của doanh nghiệp, cũng như tăng khả năng tiếp cận với kiến thức mới, với các công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập và phát triển. Tạo ra tính chuyên nghiệp cho người lao động: người lao động không chỉ được trang bị, bổ sung thêm kiến thức mà còn được đào tạo tác phong làm việc công nghiệp, mang tính khoa học chuyên nghiệp cao. Tạo ra sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Nâng cao tính thích ứng của người lao đông với công việc hiện tại cũng như trong tương lai. (Bùi Quốc Hồng, 2010) 1.1.2.Chất lượng nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành nước sạch 1.1.2.1. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực “Chất lượng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động” (Bùi Quốc Hồng, 2010). Hay chất lượng nguồn nhân lực có thể được hiểu là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất