Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm kinh doanh vnpt đồng nai...

Tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm kinh doanh vnpt đồng nai

.PDF
104
1
92

Mô tả:

LÊ THANH TÙNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI * LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THANH TÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - ĐỒNG NAI * LUẬN VĂN KHÓA 4 - NĂM 2021 THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI LÊ THANH TÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY THỤC Đồng Nai, tháng 06/2021 LỜI CAM KẾT Tôi tên là: Lê Thanh Tùng, cam đoan rằng Luận văn “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Duy Thục. Những tài liệu, số liệu sử dụng cho Luận văn này được thu thập từ thực tế và phục vụ nghiên cứu đúng mục đích và đều có trích dẫn đầy đủ. Các giải pháp, kiến nghị trong Luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích và đúc kết một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế. Tác giả luận văn Lê Thanh Tùng i LỜI CẢM ƠN Em trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Duy Thục – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Trường đại học trường Đại học Đồng Nai đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong quá trình học tập, để em có kiến thức hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Anh Chị trong các Phòng ban của Trung Tâm Kinh Doanh VNPT - Đồng Nai đã cung cấp số liệu, tài liệu để em hoàn thành đề tài luận văn. Tác giả luận văn Lê Thanh Tùng ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ý nghĩa Ký hiệu VT - CNTT Viễn thông – Công nghệ thông tin VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam NNL Nguồn nhân lực ATLĐ An toàn lao động BCVT Bưu chính viễn thông CNTT Công nghệ thông tin CSHT Cơ sở hạ tầng CSKH Chăm sóc khách hàng ĐT&PTNNL Đầu tư & phát triển nguồn nhân lực FPT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT IPTV Truyền hình giao thức Internet LĐ-TBXH Lao động- Thương binh xã hội M&DV Mạng va dịch vụ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng phân loại sức khỏe theo thể lực cho từng loại ................................... 15 Bảng 2.1: Thông tin Trung tâm kinh doanhVNPT – Đồng Nai .................................. 29 Bảng 2.2: Xếp loại sức khỏe của NLĐ khám chữa bệnh năm 2018 tại VNPT Đồng Nai ..................................................................................................................... 42 Bảng 2.3. Tình hình bệnh của NLĐ khám chữa bệnh năm 2018 tại VNPT Đồng Nai ............................................................................................................................... 43 Bảng 2.4. Xếp loại sức khỏe của NLĐ khám chữa bệnh năm 2019 tại VNPT Đồng Nai ..................................................................................................................... 44 Bảng 2.5. Tình hình bệnh của NLĐ khám chữa bệnh năm 2019 tại VNPT Đồng Nai ............................................................................................................................... 44 Bảng 2.6. Xếp loại sức khỏe của NLĐ khám chữa bệnh năm 2020 tại VNPT Đồng Nai ..................................................................................................................... 45 Bảng 2.7. Tình hình bệnh của NLĐ khám chữa bệnh năm 2020 tại VNPT Đồng Nai ............................................................................................................................... 46 Bảng 2.8. Cơ cấu nhân lực theo trình độ của lực lượng công nhân, nhân viên........... 48 Bảng 2.9. Bảng phân bổ lao động phù hợp chuyên môn nghiệp vụ năm 2020 ........... 49 Bảng 2.10. Tình hình trình độ tay nghề bậc thợ của NLĐ tại VNPT Đồng Nai năm 2020 ..................................................................................................................... 49 Bảng 2.11. Tình hình thâm niên công tác của NLĐ tại VNPT Đồng Nai năm 2020 ............................................................................................................................. 50 Bảng 2.12. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020 ............... 50 Bảng 2.13. Bảng tổng hợp các Khiếu nại của khách hàng năm 2019 và 2020 ........... 51 Bảng 2.14. Kết quả ghi nhận số sự cố trên mạng lưới VNPT Đồng Nai trong năm 2019 và 2020 ....................................................................................................... 52 Bảng 2.15: Đánh giá thái độ ứng xử; chấp hành nội quy của CBCNV....................... 56 Bảng 2.16 Kết quả khảo sát sự nỗ lực, khả năng làm việc độc lập/ nhóm, giao tiếp ............................................................................................................................... 59 Bảng 2.17. Kết quả khảo sát khả năng nhận thức các vấn đề của NLĐ trong công việc ..................................................................................................................... 62 Bảng 2.18. Đánh giá rào cản của NLĐ khi thực hiện công việc ................................. 65 Bảng 3.1: Mục tiêu tăng trưởng doanh thu của VNPT Đồng Nai đến năm 2025 ....... 72 Bảng 3.2. Số CBCNV dự định cử đi đào tạo từ năm 2022 đến 2025 ......................... 75 Bảng 3.3 Suất đầu tư dành cho công tác đào tạo từ năm 2016 - 2020 ........................ 75 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai...................... 31 Hình 2. 2: Kết quả khảo sát thể lực của CBCNV tại VNPT Đồng Nai .................... 55 Hình 2. 3: Kết quả khảo sát sự bố trí công việc phù hợp và điều kiện làm việc....... 58 Hình 2. 4: Kết quả khảo sát khả năng thích nghi với sự thay đổi có liên quan tới công việc. .................................................................................................................. 63 Hình 2. 5: Tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá kết công việc tại VNPT Đồng Nai... 64 Hình 2. 6: Rào cản trong việc đạt được mục tiêu công việc ..................................... 65 v MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................v CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC .........6 1.1. Các khái niệm ............................................................................................................... 6 1.1.1. Nguồn nhân lực .................................................................................................6 1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực ..............................................................................7 1.1.3. Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực ............................................................8 1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực .................................................... 9 1.2.1. Thể lực .............................................................................................................10 1.2.2. Trí lực ..............................................................................................................11 1.2.3. Tâm lực ............................................................................................................12 1.2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực ...................................................................................13 1.3. Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực trong doanh nghiệp................................... 14 1.3.1. Các tiêu chí đánh giá thể lực ..........................................................................14 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá trí lực ...........................................................................15 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá tâm lực .........................................................................16 1.3.4. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực ................................................17 1.4. Một số hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .... 18 1.4.1. Sự phù hợp về số lượng, cơ cấu lao động .......................................................18 1.4.2. Sự phù hợp về chất lượng lao động ................................................................19 1.4.3. Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ nguồn nhân lực........................20 1.4.4. Nâng cao chất lượng về phẩm chất, đạo đức và tác phong làm việc .............22 1.4.5. Hoạt động tạo môi trường, điều kiện làm việc và chế độ nghỉ ngơi ...............22 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ............................................................................................................................................. 23 1.5.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................................23 vi 1.5.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ................................................................25 1.6. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp Viễn thông – Công nghệ thông tin trong nước ................................................................................... 26 1.6.1. Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp Viễn thông – Công nghệ thông tin.............................................................................26 1.6.2. Bài học rút ra từ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nước .....................................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – ĐỒNG NAI .................................................................................29 2.1. Tổng quan về Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai .................................... 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................29 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................31 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ..............................................................32 2.2. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai42 2.2.1. Đánh giá sức khỏe thể chất nguồn nhân lực của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai .................................................................................................................42 2.2.2. Đánh giá năng lực nguồn nhân lực của VNPT - Đồng Nai ............................47 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Nai ................................................................................................. 52 2.3.1. Những nhân tố bên trong ................................................................................52 2.3.2. Những nhân tố bên ngoài ................................................................................53 2.4. Khảo sát về chất lượng nhân lực tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Nai ............................................................................................................................................. 53 2.4.1. Lý do, tiêu chí và đối tượng thực hiện khảo sát ..............................................53 2.4.2. Kết quả khảo sát ..............................................................................................53 2.5. Đánh giá chung thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Nai ............................................................................................................. 66 vii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - ĐỒNG NAI ......................................69 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Nai ....................................................................................................................................... 69 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai ...................................................................................................................................69 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai ................70 3.2. Một số giải pháp về đào tạo, hỗ trợ đào tạo nâng cao nguồn nhân lực ............... 72 3.2.1 Căn cứ đề xuất .................................................................................................72 3.2.2. Một số giải pháp về đào tạo, hỗ trợ đào tạo nâng cao nguồn nhân lực .........72 3.3. Kiến nghị ..................................................................................................................... 85 KẾT LUẬN ...............................................................................................................87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................88 DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC ................................................................................90 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Viễn thông Công nghệ thông tin, các sản phẩm và dịch vụ này là cốt lõi mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay, do nhu cầu thực tế một số dịch vụ truyền thống có chiều hướng giảm doanh thu như: dịch vụ điện thoại cố định, MegaVNN, thoại..., bên cạnh đó các dịch vụ khác như FTTH, Data trên nền tảng 4G, 5G..., đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt là dịch vụ Công nghệ thông tin đang có chiều hướng tăng mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời cũng là nền tảng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các công nghệ mới đang từng bước được triển khai hứa hẹn nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VT, CNTT như công nghệ 5G, Bigdata, AI, Blockchain, IoT... Ngoài những yếu tố liên quan đến công nghệ cũng có rất nhiều yếu tố liên quan về chính sách kinh tế, xã hội, môi trường... sự cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra giữa các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cũng là những yếu tố quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và tổ chức nói riêng. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt đối với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì điều đó càng có ý nghĩa hơn. Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai trong những năm qua công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã được các cấp lãnh đạo quan tâm đâu tư, nhờ đó chất lượng và khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế của nguồn nhân lực tại đây đã không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, do tốc độ đổi mới công nghệ trong ngành VT- CNTT rất nhanh, môi trường hoạt động của đơn vị có tính cạnh tranh rất cao, nên việc đòi hỏi phải đổi mới và nâng cao chất lượng NNL trở nên vô cùng cấp thiết, qua quá trình điều hành công việc hàng ngay cho thấy việc phát triển nguồn 1 nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai vẫn còn một số bất cập cần phải hoàn thiện như: Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, năng suất lao động còn thấp so với một số doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực, việc bố trí lao động tại chỗ một số bộ phận chưa hợp lý. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triể nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai là yếu tố cần thiết và cấp bách. Việc xây dựng một nguồn nhân lực có chất lượng cao kèm theo đó là một đội ngũ cán bộ quản lý mạnh, có đủ trình độ để điều phối và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn tới. Đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai” nhằm đi sâu phân tích, đánh giá hiện trạng nguồn lực con người tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị đáp ứng yêu cầu phát triển Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai trong thời gian tới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nói riêng lâu nay đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: [1]. GS.TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiện đề tài, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Khoa học xã hội 05-03, Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; [2]. TS. Nguyễn Thanh Vũ ( 2015), Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát trển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Tiền Giang, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; Luận án xác định được 9 yếu tố ảnh hưởng và đã góp phần vào việc phát triển 6 thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang thông qua kết quả nghiên cứu cả định tính và định lượng. 2 [3]. Mai Bình Dương ( 2012), Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam( Viettinbank), Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM; Trong nghiên cứu của mình, bên cạnh những lý thuyết cơ bản về quản trị nguồn nhân lực, tác giả Mai Bình Dương đã tiếp cận vấn đề theo hướng nhấn mạnh vai trò và tâm quan trọng của việc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; phải kết hợp thỏa mãn lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. [4]. Đào Mạnh Ninh (2011), Luận văn Phát triển nguồn nhân lực ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT), Đại học Quốc gia Hà Nội; Nghiên cứu của Đào Mạnh Ninh tiếp cận nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp dưới góc độ đây là quá trình biến đổi nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng của con người cả về năng lực vật chất lẫn tinh thân, cả đạo đức lẫn tay nghề, tâm hồn lẫn hành vi ở một người trình độ cao hơn, toàn diện hơn. Tại Viettel, đã có một số nghiên cứu liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, công tác đào tạo à phát triển nguồn nhân lực nhưng chủ yếu là tại các đơn vị trực thuộc, các công ty con của Viettel. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tiêu biểu như: [5]. Lê Hải anh ( 2012), Luận văn thạc sĩ Một số giải pháp tạo dựng và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao tại Công ty TNHH MTV TM&XNK Viettel; [6]. Nguyễn Thị Hương Thủy (2011), Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Viễn thông Viettel ( Viettel Telecom), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Kế thừa những thành quả nghiên cứu đi trước, luận văn nghiên cứu những lý luận cơ bản liên quan đến nguồn nhân lực, quản trị nguôn nhân lực và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng lý thuyết ở trên, khi nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai, tác giả sẽ tập trung vào các bước của quá trình đào tạo, lượng hóa công tác đánh giá chất lượng đào tạo tại Viettel từ đó phân tích, đánh giá 3 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a, Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai. b, Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai. - Phạm vi thời gian: Đề tại tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2021 – 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc; - Phương pháp điều tra, khảo sát, chuyên gia; - Phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho lãnh đạo Trung tâm Kinh doanh VNPT – Đồng Nai tham khảo đề ra chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai. Các nhóm giải pháp đề xuất của đề tài là tư liệu nghiên cứu, chỉ rõ các mặt hạn chế, tồn tại trong hệ thống nhân sự của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai trong thời gian vừa qua. Đề xuất những gợi ý cho lãnh đạo các đơn vị vận dụng nhằm nâng cao năng suất lao động tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời giúp cho Trung tâm Kinh doanh VNPT - Đồng Nai có thể cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. 4 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thàng 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Đồng Nai Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Đồng Nai 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Các khái niệm Để phát triển, mỗi quốc gia nói chung, mỗi doanh nghiệp nói riêng đều phải dựa vào các nguồn lực cơ bản như: Tài nguyên thiên nhiên, NNL, tiềm lực về khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn… Trong đó nhân lực (con người) là tài nguyên quý giá nhất, là nguồn lực cơ bản và chủ yếu nhất quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. 1.1.1. Nguồn nhân lực Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: NNL là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. NNL của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục đích nhất định. NNL khác với các nguồn lực khác của DN do chính bản chất của con người. (Trần Kim Dung (2011)). Hiểu theo góc độ rộng hơn thì NNL chính là nguồn lực của con người bao gồm hai yếu tố chính là thể lực và trí lực. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực của con người còn tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính...Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách.. của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác đến mức gần cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của con người. Ở Việt Nam, theo ý kiến của GS.TSKH Phạm Minh Hạc thì: nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất (GS.TSKH Phạm Minh Hạc (2001)), GS.TS Hoàng Chí Bảo cho rằng: nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực 6 và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng _ hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát triển của con người”, tức là kết cấu bên trong của nguồn lực bao gồm sức mạnh thể lực, trí tuệ và sự kết hợp hai yếu tố đó tạo thành năng lực sáng tạo của cong người trong quá trình cải tạo tự nhiên (GS.TS Hoàng Gia Bảo (1993)). Theo tác giả Lê Thị Ngân trong luận văn tiến sĩ thì nguồn nhân lực được quan niệm là tổng thể sức lao động của xã hội đang và sẽ được vận dụng cho quá trình sản xuất xã hội hay nói một cách rõ hơn: nguồn lực là tổng thể những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong tổng số lực lượng lao động của xã hội và được họ đang và sẽ đem ra vận dụng để sản xuất ra hàng hóa. (TS. Lê Thị Ngân (2005)). Như vậy các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều thống nhất với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội và được đặc trưng bởi số lượng và chất lượng nguồn nhân lực (trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất, khả năng sáng tạo…) 1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực Hiện nay trên thế giới và đặc biệt các nước đang phát triển thì các vấn đề nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những thập kỉ gần đây chủ yếu nhằm vào chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập. Một cách rõ ràng hơn, có thể nói nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Có người cho rằng: Chất lượng nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển. 7 Chất lượng nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhiệm được một công việc nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực là truyền đạt các kiến thức, thay đổi quan điểm, nâng cao kỹ năng thực hành cho người lao động trong tương lai. Chất lượng: là quá trình biến đổi, hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao…là quá trình học tập, nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai cho tổ chức. Trong khi đó, quan niệm của tổ chức giáo dục_ khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO): chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cư, trong mối quan hệ phát triển của đất nước Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO): sự phát triển nguồn nhân lực như một quá trình mở rộng các khả năng tham gia hiệu quả vào phát triển nông thôn, bao gồm tăng năng lực sản xuất. Quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): phát triển nguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi rộng lớn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như những thỏa mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người. => Từ những vấn đề trên, ta rút ra được “phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lượng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người lao động”. 1.1.3. Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực Về mặt xã hội, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước. 8 Về phía doanh nghiệp chất lượng nguồn nhân lực là để đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đó là một hoạt động sinh lợi đáng kể. Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp. Nó là động lực, chìa khóa mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Công tác đào tạo trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, khả năng sáng tạo và đổi mới của người lao động trong doanh nghiệp. Về phía người lao động nó đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển bản thân của người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động cơ, thúc đẩy lao động tốt. + Giúp cho nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng công việc, qua đó nhân viên thực hiện công việc tốt hơn. Đặc biệt, khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp, hoặc khi mới nhận công việc mới. Từ đó, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. + Tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp, cập nhật kiến thức mới. + Tạo động lực thúc đẩy phát triển và mang lại thành công của doanh nghiệp. + Tạo ra một lực lượng lao động lành nghề, linh hoạt và có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. + Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với các nhà quản lý, đề ra các chính sách quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả. 1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu của con người càng đòi hỏi cao hơn theo tiêu chí đánh giá không ngừng giám xuống, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại phải chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám trên mỗi sản phẩm, dịch vụ, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Để làm được điều này đòi hỏi tổ chức, 9 doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ nhân viên năng động, luôn bám sát nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo sự thay đổi đó. Mặt khác, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, các tổ chức, đơn vị luôn phải đảm bảo có một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ để đáp ứng kịp thời với sự thay đổi này. Chính vì những lý do trên, có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗii tổ chức doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ luôn tạo nên lợi thế cạnh tranh vững chắc cho một tổ chức. 1.2.1. Thể lực Thể lực của nguồn nhân lực được thể hiện qua trạng thái sức khỏe của người lao động. Theo Tổ chức y tế thế giới: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật ". Sức khỏe là chỉ tiêu tổng hợp, là sự phát triển hài hòa của con người về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nói đến sức khỏe không chỉ nói về vấn đề thể lực, thể trạng của con người như sức dẻo dai, thể trạng về bệnh tật…mà sức khỏe ở đây bao gồm cả những yếu tố về tinh thần, tâm lý của con người, mức độ thoải mái của con người về hoàn cảnh sống, môi trường lao động và môi trường xã hội…. Sức khỏe được phản ánh qua nhiều chỉ tiêu biểu hiện như tiêu chuẩn đo lường chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng, vv…theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1615 / BYT - QĐ ngày 15/8/1997, sức khỏe được chia thành 5 loại căn cứ vào 13 chỉ số Sức khỏe, bao gồm: Thể lực chung Mắt Tai mũi họng Răng hàm mặt Tâm thần - Thần kinh Tuần Hoàn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan