Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh glonics việt nam...

Tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh glonics việt nam

.PDF
111
10
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG VĂN THANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH GLONICS VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH HOÀNG VĂN THANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH GLONICS VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác Tác giả luận văn Hoàng Văn Thanh ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo Bộ phận Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Thị Bắc. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo công ty TNHH Glonics Việt Nam, các phòng nghiệp vụ, các cán bộ công nhân người lao động của Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ chia sẻ kiến thức trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày 19 tháng 07 năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Văn Thanh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn hoặc đóng góp mới của luận văn ................ 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ .......................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty ............ 5 1.1.1. Các khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty ............ 5 1.1.2. Vai trò nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty ....................... 8 1.1.3 Đặc điểm của công ty sản xuất linh kiện điện tử và các yêu cầu đặc thù về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................ 9 1.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lực tại công ty ............. 10 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại công ty sản xuất linh kiện điện tử......................................................................................... 20 1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam ................................................................... 22 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam ............................................................................. 22 iv 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................ 24 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 26 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 2.2.1. Khung phân tích của luận văn ............................................................... 26 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 27 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 30 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 31 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 32 2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ..... 32 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn nhân lực tại công ty .......... 32 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đo lường công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty ........................................................................................................ 32 Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH GLONICS VIỆT NAM............................... 35 3.1. Khái quát về công ty TNHH Glonics Việt Nam ...................................... 35 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH GLonics Việt Nam ......................................................................................................................... 35 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Glonics Việt Nam......................... 36 3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Glonics Việt Nam 38 3.1.4 Đặc điểm của nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ... 40 3.2 Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Glonics Việt Nam ................................................................................................................. 47 3.2.1. Thực trạng nâng cao trí lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ....... 47 3.2.2 Thực trạng nâng cao tâm lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ..... 61 3.2.3 Thực trạng nâng cao thể lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ..... 70 v 3.2.4 Đánh giá của khách hàng về chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam................................................................................ 72 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................................ 73 3.3.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ....................................................... 73 3.3.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ....................................................... 75 3.4. Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam................................................................... 76 3.4.1. Những thành tựu và hạn chế về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam .................................................................... 76 3.4.2. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 79 Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH GLONICS VIỆT NAM............................... 80 4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam.............................................................. 80 4.1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................................ 80 4.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................................ 80 4.1.3. Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................................ 81 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ......................................................................................................... 81 4.2.1 Giải pháp nâng cao về trí lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ..... 81 4.2.2 Gải pháp nâng cao về tâm lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam.... 85 vi 4.2.3 Giải pháp nâng cao về thể lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ... 87 4.3 Kiến nghị ................................................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 94 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV: CC: Cán bộ công nhân viên Cơ cấu CLNNL: Chất lượng nguồn nhân lực KT – XH: Kinh tế - xã hội LĐ: Lao động NNL: Nguồn nhân lực SXKD: Sản xuất kinh doanh SL: TNHH: Số lượng Trách nhiệm hữu hạn viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .................................... 39 TNHH Glonics Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 ........................................... 39 Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của công ty TNHH Glonics Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 ......................................... 40 Bảng 3.3: Thống kê tình hình sức khỏe của người lao động của công ty TNHH Glonics Việt Nam ................................................................. 43 Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty TNHH Glonics Việt Nam năm 2016 - 2018 ............................................................................... 44 Bảng 3.5 Nội quy của Công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................. 45 Bảng 3.6. Vi phạm phẩm chất đạo đức của CBCNV Công ty TNHH Glonics Việt Nam ........................................................................................... 46 Bảng 3.7. Thực trạng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam 47 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về công tác hoạch định của công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................. 48 Bảng 3.9 : Quy trình tuyển dụng và phân cấp trách nhiệm tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................. 50 Bảng 3.10: Bản kê chi tiết nhân sự tuyển dụng năm 2018 ............................. 53 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát công tác tuyển dụng của công ty Glonics Việt Nam ................................................................................................... 54 Bảng 3.12: Số lượng CBCNV tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng của công ty TNHH Glonics Việt Nam năm 2018 ............................................ 56 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo và phát triển của công ty TNHH Glonics Việt Nam ................................................................. 57 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát công tác đánh giá nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ................................................................. 60 Bảng 3.15. Thống kê tình hình tiền lương bình quân của CBCNV công ty từ năm 2016 – 2018 ............................................................................... 62 ix Bảng 3.16: Thời gian làm việc và tiền lương được hưởng của người lao động tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................... 63 Bảng 3.17. Đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................. 65 Bảng 3.18. Kết quả khảo sát về công tác xây dựng và phát huy văn hóa của công ty Glonics Việt Nam ................................................................ 67 Bảng 3.19: Kết quả khảo sát về công tác nâng cao thể lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................................................. 71 Bảng 3.20 Kết quả khảo sát từ khách hàng đối với chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ............................................... 72 Bảng 4.1. Dự kiến nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam ..... 85 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty TNHH GLonics Việt Nam năm 2018 .................................................................................. 41 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty TNHH Glonics Việt Nam năm 2018 .................................................................................. 42 Biểu đồ 3.4 : Thực trạng sức khỏe của công ty TNHH Glonics năm 2016 2018 ................................................................................................... 43 Biểu đồ 3.5: Tiền lương bình quân cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH Glonics Việt Nam từ năm 2016 - 2018 ............................................. 62 Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của luận văn ....................................................... 26 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Glonics Việt Nam.................. 37 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng đồng thời năng suất lao động thấp đang là vấn đề thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Thái Nguyên trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của tỉnh có sự tăng trưởng đột phá, chủ yếu là đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một số dự án đầu tư lớn trọng điểm về công nghiệp phải kể đến đó thiết bị điện tử của Tập đoàn công nghệ cao Samsung (Nhà máy SEVT sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, nhà máy SEMCO sản xuất lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp) và hàng chục nhà đầu tư của các tập đoàn Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia… hình thành 4 khu công nghiệp bao gồm Sông Công I, Điềm Thụy, Yên Bình, Nam Phổ Yên. Sự xuất hiện của tập đoàn Sam sung kéo theo sự phát triển hàng loạt các ngành công nghiệp phụ trợ đòi hỏi lực lượng lao động rất lớn trong khi đó lao động công nghiệp của Tỉnh Thái Nguyên năm 2005 là 50.558 người (trong đó doanh nghiệp là 32.297 lao động và cơ sở sản xuất là 18.261 lao động), đến ngày 1/1/2018 là 217,2 nghìn người trong đó số lao động trong khu vực kinh tế trong nước là 102,6 nghìn người và lao động khu vực FDI là 114,6 nghìn người. Trong khi đó thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2018 có 14 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 416,39 triệu USD. Với dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Thái Nguyên là 1.268,3 nghìn người bao gồm dân số thành thị là 444,6 nghìn người (35,1% tổng dân số) dân số nông thôn là 823,7 nghìn người (64,9%). Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh đến năm 2018 là 774,1 nghìn người trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 765,7 nghìn người, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,67%, 2 khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,12%, khu vực dịch vụ chiếm 27,21%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động là 1,19% trong đó khu vực thành thị là 1,49%, khu vực nông thông là 1,05%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động là 1,35% trong đó khu vực thành thị là 0,76% và khu vực nông thôn là 1,62%. Tuy nhiên xu thế già hóa dân số đang diễn ra ở Thái Nguyên là điều đáng chú ý trong quá trình xây dựng định hướng phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng cho giai đoạn 2025 tầm nhìn 2030. Đây là một vấn đề cần được đặt ra để giải quyết nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới. Công ty TNHH Glonics Việt Nam thuộc tập đoàn Bujeon chuyên về lĩnh vực sản xuất tai nghe và linh kiện điện tử sau thời gian hoạt động từ năm 2012 hình thành và phát triển đã trở thành một doanh nghiệp lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện, đã và đang góp phần đáng kể trong việc phát triển công nghiệp của địa phương. Nhưng hiện nay, công ty không những đối diện với áp lực cạnh tranh chung của thị trường mà còn áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành ngày càng gay gắt và biến động. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mà doanh nghiệp đang chú trọng giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dẫn đến nâng cao hiệu làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay chưa đạt hiệu quả cao và còn nhiều bất cập. Tình trạng tuyển dụng không theo nhu cầu thực tế và hiệu quả sử dụng lao động thấp, chế độ dành cho lực lượng lao động chưa tạo được sức hút, chưa giữ được người thực sự có tài năng… Điều này đã làm cho chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đòi hỏi cần phải có những chế độ, chính sách phù hợp để giữ gìn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời lãnh đạo công ty cũng coi việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề sống còn của công ty. Chính vì vậy tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng 3 nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng vị thế cạnh tranh của công ty trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty sản xuất linh kiện điện tử. - Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam. - Đề xuất giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH Glonics Việt Nam. Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2016 - 2018 và các giải pháp đề xuất có ý nghĩa cho giai đoạn 2019 – 2025. Về phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng NNL tại công ty TNHH Glonics Việt Nam. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn hoặc đóng góp mới của luận văn Về mặt lý luận: luận văn giúp hệ thống hóa và hoàn thiện một bước lý luận về nâng cao chất lương NNL trong doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. 4 Luận văn được thực hiện sẽ góp phần giúp cho công ty TNHH Glonics Việt Nam biết được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của công ty, đồng thời các giải pháp đề xuất cũng giúp cho công ty TNHH Glonics Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng hiệu quả kinh doanh. Kết quả của luận văn cũng là tài liệu tham khảo quan trọng cho các công ty khác trong lĩnh vực linh kiện điện tử đang hoạt động trên địa bàn. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia làm 4 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty sản xuất linh kiện điện tử. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam. Chương 4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Glonics Việt Nam. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty 1.1.1. Các khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty 1.1.1.1. Khái niệm chất lượng Chất lượng là một trong những khái niệm mang tính chất trừu tượng có rất nhiều các quan điểm khác nhau về chất lượng. Với mỗi khía cạnh khác nhau thì khái niệm chất lượng lại được hiểu theo các nghĩa khác nhau Theo từ điển tiếng Việt phổ thông “chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Viện ngôn ngữ học, 2011). Theo khái niệm này cho thấy chất lượng được thể hiện bằng sự khác biệt của sự vật (sự việc) điều đó đồng nghĩa với việc sự vật (sự việc) được đặc trưng bởi đặc tính khác biệt hoàn toàn với sự vật (sự việc) khác mà những cái khác không có được. Theo quan niệm chất lượng của ISO “chất lượng là tổng hợp các đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu đã được nêu ra hoặc hàm ý” hay một cách cụ thể hơn định nghĩa này được hiểu chất lượng là một trạng thái động liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, con người trong quá trình và môi trường đáp ứng hoặc vượt quá kỳ vọng. Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu rõ ràng cụ thể. Bởi vậy, chất lượng không chỉ xem xét là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình. 1.1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, là nguồn lực quan trọng nhất trong xã 6 hội và trong mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn nhân lực được sử dụng phổ biến và thể hiện tính khoa học rất lớn trong việc chỉ ra nguồn lực con người không chỉ thể hiện về số lượng, chất lượng mà còn thể hiện tầm quan trọng của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” (WB. World Development Indicators. - London: Oxford, 2000). Con người là một thực thể sinh học - xã hội có mối quan hệ phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cá nhân mỗi người nói riêng và của cộng đồng nói chung, theo khái niệm này khi nói đến nguồn nhân lực thì cần đề cập tới trình độ lành nghề, tới kiến thức, tới năng lực của con người. Theo tổ chức ngân hàng thế giới (WB) cho rằng “NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân” [9] theo quan niệm này, NNL được coi như là một nguồn vốn nhưng đây là nguồn vốn đặc biệt không giống như các nguồn vốn về công nghệ, vốn bằng tiền… nó thể hiện qua thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của con người. Theo GS Phạm Minh Hạc: “NNL là tổng thể những tiềm năng của con người, trước hết là tiềm năng lao động, bao gồm thể lực, trí lực, phẩm chất và nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định, có thể là một quốc gia, một vùng, một ngành hoặc một tổ chức nhất định trong hiện tại và tương lai” (Phạm Minh Hạc, 2011), vậy nguồn nhân lực thể hiện qua hai khía cạnh tiềm năng lao động và nhân cách của con người. Hay theo PGS.TS Phạm Văn Đức: “Nguồn lực con người chỉ khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động đó không chỉ là số lượng và khả năng chuyên môn mà còn cả trình độ văn hóa, thái độ đối với công việc và mong muốn từ hoàn thiện của lực lượng lao động” (Phạm Văn Đức, 1993). Như vậy NNL không chỉ đề cập đến số lượng, khả năng chuyên môn, thái độ với công việc mà còn ở khả năng tự hoàn thiện của bản thân lực lượng lao động. 7 NNL đây là một phạm trù thể hiện khả năng tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên trong luận văn tác giả nghiên cứu cụ thể hơn vào vấn đề nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp. Theo Nguyễn Duy Hưng: “Nguồn nhân lực của một tổ chức là toàn bộ người lao động làm việc trong tổ chức đó theo một cơ cấu xác định với khả năng lao động và tiềm năng sáng tạo vô hạn, được tổ chức quản lý và phát triển nhằm thúc đẩy vai trò nguồn lực hạt nhân trong quá trình thực thi sứ mạng của tổ chức” (Nguyễn Duy Hưng, 2013), theo quan điểm này nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm toàn bộ người lao động hoạt động trong tổ chức thực hiện các mục tiêu của tổ chức đề ra. Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn: “Nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương” (Bùi Văn Nhơn, 2011), theo quan điểm này kể cả lao động thời vụ cứ doanh nghiệp trả lương thì được coi là nguồn nhân lực. Bởi vậy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt cung cấp sức lao động cho chính doanh nghiệp, không chỉ xem xét đơn thuần là số lượng hay chất lượng mà là tiềm năng, sức mạnh tồn tại trong mỗi cá nhân người lao động. 1.1.1.3. Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực Khi đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực không chỉ được biểu thị về số lượng mà còn biểu thị về chất lượng, nó được thể hiện ở trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề của người lao động, thể hiện người lao động đã được đào tạo những gì đồng thời người lao động phải có sức khỏe để hoàn thành công việc. Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn: “Chất lượng NNL gồm trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội trong đó thể lực của NNL là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Trí lực của NNL là trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và 8 kỹ năng lao động thực hành của người lao động, phẩm chất tâm lý xã hội như kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao” (Bùi Văn Nhơn, 2011). Theo quan điểm của giáo sư chất lượng NNL thể hiện qua 3 nội dung cụ thể đó là trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội. Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh thì “chất lượng NNL được xem xét trên các mặt trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất” (Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu, 2003), điều đó cho thấy có nhiều khía cạnh khác nhau để đánh giá về chất lượng NNL, chất lượng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của NNL đó là sức khỏe, trình độ và năng lực phẩm chất. Hay như quan điểm của GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng thì “chất lượng NNL được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của người lao động cũng như sức khỏe của họ” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006). Theo quan điểm chất lượng NNL được xem xét trên 2 khía cạnh đó là trình độ và thể lực của người lao động. Như vậy, theo tác giả có thể thấy chất lượng NNL được thể hiện cụ thể trên 3 khía cạnh đó là trí lực, thể lực và tâm lực, đây là ba nội dung then chốt của chất lượng NNL chính vì vậy với nội dung đề tài nghiên cứu của mình tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về ba vấn đề này. 1.1.2. Vai trò nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Khi khoa học công nghê, kỹ thuật phát triển như vũ bão với những ứng dụng khoa học vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều và đa dạng buộc công ty phải có những thay đổi để tồn tại và phát triển lớn mạnh. Một trong những vấn đề then chốt cho sự tồn tại và phát triển của mình đó chính là việc ngày nay các công ty rất chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức - yếu tố thành công của công ty. Với năng lực con người là không giới hạn nếu được phát huy, khai thác, sử dụng và gìn giữ. Bởi vậy, công ty chú trọng đầu tư phát triển nâng cao chất 9 lượng nguồn nhân lực trong tổ chức là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, với việc đề cao nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp công ty khai thác được khả năng tiềm ẩn của nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và đặc biệt tạo ra lợi thế cạnh tranh to lớn về nguồn nhân lực trong tổ chức. 1.1.3 Đặc điểm của công ty sản xuất linh kiện điện tử và các yêu cầu đặc thù về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngành linh kiện điện tử là ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, ngành này sẽ cung cấp các chi tiết, bộ phận để lắp ráp thành bộ phận hoàn chỉnh của sản phẩm điện tử. Khách hàng của ngành linh kiện điện tử là các nhà lắp ráp trong nước và nước ngoài đặt ở thị trường trong nước và các nhà lắp ráp nước ngoài đặt ở thị trường nước ngoài và thường là các công ty đa quốc gia. Thường các doanh nghiệp này chỉ đầu tư chuyên môn hóa sản xuất một loại sản phẩm hoặc một loại chi tiết nhất định chứ không sản xuất nhiều sản phẩm hay chi tiết cùng một lúc. Hoạt động của ngành này thường gắn liền với các doanh nghiệp lớn, trở thành vệ tinh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chính. Lao động làm việc trong ngành sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử thường đòi hỏi chuyên môn cao vì đây là ngành công nghiệp sản xuất các chi tiết nhỏ, đòi hỏi có sự chính xác và tỉ mỉ cao. Trong lĩnh vực lắp ráp sử dụng nhiều nhân công không đòi hỏi trình độ cao để lắp ráp các bộ phận, thì lao động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử lại đòi hỏi có trình độ cao hơn, thường là các nhà vận hành máy móc, kiểm soát viên về chất lượng sản phẩm, các kỹ thuật viên và các kỹ sư. Máy móc trong các ngành sản xuất và lắp ráp linh kiện thường phức tạp hơn trong vận hành và các chi tiết, phụ kiện càng tinh xảo, phức tạp thì máy móc đòi hỏi công nghệ càng hiện đại điều đó cần đến người vận hành phải có trình độ để có khả năng vận hành. Đây là điểm yếu của các nước đang phát triển vì phần lớn các nước này thường là các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất