Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

.PDF
132
27
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HÀ ANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HÀ ANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH CÔNG Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Đề tài Luận văn: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới…, người hướng dẫn khoa học của Luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn thạc sỹ khoa học ngành quản lý kinh tế. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường, Ban lãnh đạo các Phòng, Khoa thuộc trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, cùng tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Luật - Quản lý Kinh tế đã giúp đỡ tôi về thời gian cũng như kiến thức để tôi hoàn thành quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện Luận văn. Đặc biệt một lần nữa cảm ơn đến những cán bộ nhân viên ngân hàng đã dành chút ít thời gian để thực hiện Phiếu điều tra, và từ đây tôi có được dữ liệu để phân tích, đánh giá. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã bên tôi giúp đỡ tôi về mặt vật chất cũng như tinh thần trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Trân trọng! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ,SƠ ĐỒ .................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8 5. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 9 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ ...................................................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CC cấp xã ...................................... 10 1.1.1. Khái niệm, phân loại, vai trò của đội ngũ CC cấp xã ......................... 10 1.1.2. Chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã ..................... 15 1.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã ............................. 19 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC cấp xã ................. 29 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã ........ 34 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của một số địa phương trong nước........................................................................................ 34 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .............................................. 39 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................... 42 2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................ 48 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu............................................................ 48 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 49 2.3.1. Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng đội ngũ CC ................................ 49 2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC ................................................................................................................. 51 Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CC CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN .................... 52 3.1. Khái quát chung về huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên ........................ 52 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 52 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hôi ...................................................................... 53 3.1.3. Cơ cấu tổ chức về bộ máy tổ chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ ......... 56 3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 59 3.2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 59 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................... 72 3.2.3. Đánh giá của đội ngũ CC cấp xã về các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ .............................................. 83 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 86 3.3.1. Yếu tố khách quan .............................................................................. 86 3.3.2. Các nhân tố chủ quan .......................................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v 3.4. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 92 3.4.1. Ưu điểm .............................................................................................. 92 3.4.2. Những hạn chế, tồn tại ........................................................................ 94 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế............................................ 95 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CC CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN ... 99 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 99 4.1.1. Quan điểm, định hướng ...................................................................... 99 4.1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ ..................................................................................................................... 100 4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 101 4.2.1. Hoàn thiện chính sách tuyển dụng dựa trên năng lực ...................... 101 4.2.2. Nâng cao công tác sử dụng và phát triển chất lượng đội ngũ CC .... 103 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị ....................................................................... 110 4.3.1. Kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên và cấp Trung Ương ...................... 110 4.3.2. Kiến nghị với UBND huyện Đồng Hỷ ............................................. 111 KẾT LUẬN .................................................................................................. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGĐ : Ban Giám Đốc CBNV : Cán bộ nhân viên CĐ - ĐH : Cao đẳng - Đại học ĐVT : Đơn vị tính HĐLĐ : Hợp đồng lao động NLĐ : Người lao động NNL : Nguồn nhân lực NV : Nhân viên KT : Kinh tế XH : Xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Cơ cấu phân theo giới tính của đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................... 59 Bảng 3.2: Cơ cấu phân theo độ tuổi của đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ........................................................................... 61 Bảng 3.3: Số lượng, cơ cấu đội ngũ CC cấp xã theo trình độ chuyên môn 3 năm ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ..................................... 63 Bảng 3.4: Trình độ lý luận, quản lý nhà nước đội ngũ CC cấp xã huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016-2018........................................................................ 64 Bảng 3.5: Tình hình số lượng đảng viên của đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................... 67 Bảng 3.6: Đánh giá về công tác tuyển dụng đội ngũ CC cấp xã tại huyện Đồng Hỷ ................................................................................................ 83 Bảng 3.7: Đánh giá của đội ngũ CC về công tác bố trí, phân công công tác tại huyện Đồng Hỷ ..................................................................................... 84 Bảng 3.8: Đánh giá của đội ngũ CC về công tác đào tạo, bồi dưỡng ............. 82 Bảng 3.9: Đánh giá của đội ngũ CC về công tác đánh giá.............................. 84 Bảng 3.10: Đánh giá của đội ngũ CC về công tác chế độ chính sách ............ 85 Bảng 3.11: Đánh giá của đội ngũ CC về điều kiện làm việc .......................... 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ,SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính cấp xã của huyện Đồng Hỷ ............................................................................................................. 58 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu phân theo giới tính của đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................... 60 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu phân theo độ tuổi của đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................... 62 Biểu đồ 3.3: Số lượng, cơ cấu đội ngũ CC cấp xã theo trình độ chuyên môn 3 năm ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ................................... 63 Biểu đồ 3.4: Trình độ quản lý nhà nước đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ......................................................................... 65 Biểu đồ 3.5: Trình độ lý luận đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ......................................................................................... 66 Biểu đồ 3.6: Trình độ lý luận đội ngũ CC cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 – 2018 ......................................................................................... 68 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ CC có chứng chỉ ngoại ngữ............................................... 71 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ CC có chứng chỉ tin học .................................................... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các cơ quan chính quyền cấp xã là cầu nối giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong xã, đại diện cho Nhà nước, để thực thi quyền lực nhà nước, triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở xã. Cho nên chính quyền địa phương phải vừa đủ mạnh, phải thể hiện uy quyền của mình mới có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó; đồng thời, cũng vừa phải mềm dẻo, linh hoạt khi tiếp xúc, làm việc với dân, những người cùng sinh sống, với những mối quan hệ cộng đồng gắn bó khăng khít, bền chặt chi phối, phải đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi người dân sao cho vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với truyền thống và điều kiện của mỗi người dân, mỗi địa phương. Đồng Hỷ là một huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên 427,73 km², dân số năm 2019 là 94.480 người. Hiện nay, huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 13 xã. Tổng số công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ năm 2018 là 324 người. Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu thuộc một số lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, tài nguyên- môi trường. Các nghiên cứu này đã đánh giá được kết quả đạt được của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ trong thời gian vừa qua. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính của huyện Đồng Hỷ. Xác định rõ vấn đề này, huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, như: Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tuyển dụng công chức bảo đảm nguyên tắc công khai, công bằng, chất lượng, đáp ứng đủ nguồn lực và được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Người được dự tuyển phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của chức danh công chức cần tuyển. Cùng với đó, việc bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển công chức cần bảo đảm đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, sở trường; thực hiện đánh giá, phân loại công chức theo thẩm quyền bảo đảm đúng quy định. Mặt khác, xác định công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, đơn vị, bởi đây không chỉ nâng cao năng lực công tác cho công chức cấp xã ở thời điểm hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tương lai của các cơ quan, đơn vị nên cùng với việc ban hành các đề án, nghị quyết về xây dựng đội ngũ công chức cơ sở huyện Đồng Hỷ đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức theo từng năm. Hàng năm, huyện Đồng Hỷ cử hàng tram công chức cấp xã đi học tập trình độ đại học, thạc sĩ và hàng nghìn lượt công chức đi bồi dưỡng nghiệp vụ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các nghiên cứu cũng chỉ ra những tòn tại, hạn chế của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ như cơ cấu, chất lượng của đội ngũ công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Một trong các nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế trên là do công tác quản lý công chức còn có bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một yêu cầu có tính tất yếu khách quan, vừa mang tính cấp thiết và vừa mang tính kế thừa, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Tuy nhiên, các kết quả trên đây có được từ các nghiên cứu, báo cáo rời rạc, không tính thông nhất giữa các báo cáo. Do vậy, huyện Đồng Hỷ cần phải có một công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tiếp cận từ góc độ khoa học về quản trị nhân lực để đánh giá tổng thể về vấn đề chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Xuất phát từ những yêu cầu, lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã không còn là vấn đề mới, ở nhiều nước trên thế giới đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: chính trị học, quản lý công.... nhưng chất lượng đội ngũ công chức luôn là đề tài có tính thời sự và cũng không kém phần phức tạp. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát. Đã có nhiều công trình được công bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện khác nhau, tiêu biểu của các tác giả: Cuốn sách “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức” do TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu ra những cơ sở lý luận về xây dựng công chức theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Phân tích sâu sắc về khái niệm của công chức; nêu ra các văn bản pháp luật về công chức; thể chế quản lý công chức; phân tích tất yếu khách quan của việc xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ công chức trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh; những khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng đội ngũ công chức. Ngoài ra, trong cuốn sách này các tác giả còn nêu ra thực trạng đội ngũ công chức và thể chế quản lý công chức Việt Nam hiện nay qua các giai đoạn như: Giai đoạn từ năm 1945 – 1954; Giai đoạn từ năm 1954 – 1975; Giai đoạn từ năm 1975 – 1986; Giai đoạn từ năm 1986 - hiện nay. Sau khi đánh giá chung những ưu điểm chủ yếu, những hạn chế và nguyên nhân về thực trạng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay các tác giả còn đưa ra những kinh nghiệm xây dựng công chức của một số nước trên thế giới để vận dụng kinh nghiệm các nước vào việc xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 Cuốn sách "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Cuốn sách này đã luận chứng sâu sắc về vị trí, vai trò và yêu cầu khách quan cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người hết lòng trung thành với chế độ, có trí tuệ và năng lực. Trong xã hội ngày nay, đó là những công chức, những người trực tiếp phục vụ chế độ của dân, do dân và vì dân. Họ là người đại diện cho nhà nước để xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách. Họ là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, những thay đổi về KT - XH đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Một mặt, phải huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao; mặt khác, lại phải luôn tỉnh táo, cảnh giác để hướng sự phát triển này không đi chệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa". Công chức, công nhân viên chức là những người gánh trên vai trọng trách nặng nề của đất nước, vì vậy họ phải thực sự là những "con người xã hội chủ nghĩa". Ngay từ khi Đảng ta ra đời, vấn đề công chức đã được coi là mối quan tâm hàng đầu và ngày càng được chú trọng. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề công chức, công chức nhằm củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Tuy nhiên, muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả, thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn cần nắm thật vững lý luận, đi sâu vào bản chất của khái niệm, thấy được những nét đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 thù và vai trò của công chức Việt Nam qua từng giai đoạn cách mạng, đồng thời nhận rõ những thuận lợi cũng như khó khăn mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra, cũng như yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ công chức hiện nay…Cuốn sách này đã góp phần lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số lượng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu hiện nay. Nghiên cứu “Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới” (2004) của tác giả Thang Văn Phúc và một số tác giả khác đã giới thiệu về tổ chức nhà nước, bộ máy hành chính, lịch sử nền công vụ ở tám nước trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Anh, Mỹ. Đây là một tài liệu quý để nghiên cứu các chế độ, chính sách quản lý công chức ở các nước trên thế giới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03 “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (GS.TS. Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm đề tài) đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Tác giả Nguyễn Kim Diện với đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương” – luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012. Luận án đã làm rõ và đưa ra quan điểm, phương pháp tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo và những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng đội ngũ côn chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương. Tác giả Tạ Quang Ngọc với đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay”- luận án Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013. Luận án đã nghiên cứu thực trạng về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới ở nước ta đến nay, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Tác giả Trần Đình Thảo với bài viết: “Xây dựng đội ngũ công chức của huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam: thực trạng và những giải pháp”, tạp chí “Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng”. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng đội ngũ công chức hiện nay của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, thực trạng tuyển dụng, quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ công chức, công tác bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm công chức, thực trạng tình hình đào tạo, bồi dưỡng công chức. Từ việc phân tích thực trạng đội ngũ công chức, tác giả đã đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ công chức của huyện Đại Lộc. Bài viết “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ công chức dự bị tố chất cao” (Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Xây dựng đảng cầm quyền – kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc”) của tác giả Chu Phúc Khởi (Trung Quốc) cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc xem đội ngũ dự bị là “nguồn quan trọng của ban lãnh đạo các cấp”, và do đó xây dựng đội ngũ công chức dự bị là nhiệm vụ chiến lược liên quan đến đại cục, đến lâu dài. Đây là công tác tạo nguồn công chức lãnh đạo, quản lý tại các địa phương của Trung Quốc, là kinh nghiệm để tiếp tục nghiên cứu cho tạo nguồn công chức ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, đề tài “ Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Chu Xuân Khánh, năm 2010, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung luận án tác giả chủ yếu đề cập đến những quan niệm về công chức Nhà nước một số quốc gia khác nhau, làm cơ sở cho việc phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 tích, so sánh với thực tiễn ở Việt Nam, từ đó góp phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ công chức hành chính Nhà nước và tính chuyên nghiệp của đội ngũ này. Luận án đưa ra quan niệm về tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước, những biểu hiện của tính chuyên nghiệp và hệ thống chuẩn mực của đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp. Tác giả đã hệ thống lại quá trình hình thànhvà phát triển của đội ngũ công chức ở Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng; phân tích đánh giá thực trạng về xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính Nhà nước ở Việt Nam trên cơ sở đó rút ra các nguyên nhân cản trở việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước. Đồng thời, tác giả đã nêu một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam, phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính Nhà nước. Ngoài ra còn có các luận văn của các học viên cao học của các trường Đại học nghiên cứu về tình hình, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại các địa phương khác nhau như: Luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” của Vũ Mạnh Huy thực hiện năm 2016; luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” của Đặng Thế Anh thực hiện năm 2018; luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng” của Trần Thị Quỳnh thực hiện năm 2015; Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” của Nguyễn Thị Kiểu Nga thực hiện năm 2018; Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Thị Thảo thực hiện năm 2014; Luận văn “nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” của Nguyễn Thị Thảo thực hiện năm 2015... Về cơ bản, các luận văn này đã đánh giá được chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại các địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 phương và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công chức và chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. - Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016-2018, từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế đối với chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trên các khía cạnh trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, khả năng hoàn thành công việc.... Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 - Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại cấp xã của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Giới hạn về thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ 2016 - 2018, số liệu điều tra thực tế tháng 4,5 năm 2019. 5. Những đóng góp của luận văn - Góp phần bổ sung, hoàn thiện, và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã; đánh giá thực trạng, đưa ra những bất cập, hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Đồng Hỷ; những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngđội ngũ công chức cấp xã ở huyện Đồng Hỷ, từ đó đưa ra quan điểm, phương hướng, giải pháp bảo đảm chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Đồng Hỷ trong tình hình mới hiện nay. - Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm rõ lý luận về chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, góp phần đẩy mạnh cải cách nền hành chính công, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Kết quả đề tài có giá trị tham khảo cho huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và các nhà quản lý nói chung. Ngoài ra có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý, các đơn vị, cá nhân khác quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng công chức cấp xã. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia làm 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công chức cấp xã. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CC cấp xã 1.1.1. Khái niệm, phân loại, vai trò của đội ngũ CC cấp xã 1.1.1.1. Khái niệm - CC: Theo từ điển tiếng Việt: “Công chức là người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp”. Luật công chức năm 2008 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với CC trong bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. - CC cấp xã: Khái niệm CC cấp xã được quy định tại Khoản 3, Điều 4, Luật CC năm 2008: “CC cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất