Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh...

Tài liệu Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh phú thọ

.PDF
230
93
113

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --- --- TRẦN VÂN ANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --- --- TRẦN VÂN ANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử Mã số: 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Côi 2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí Hà Nội 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào. Tác giả Trần Vân Anh 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN Viết là Đọc là DHDA Dạy học dự án DHHĐ Dạy học hợp đồng ĐC Đối chứng GV Giáo viên HDV Hướng dẫn viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản LSDT Lịch sử dân tộc LSĐP Lịch sử địa phương SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................... 4 5. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 5 7. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................. 5 8. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 5 Chương 1 TỔNG QUAN ....................................................................................... 7 1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở một số nước trên thế giới ................................................................................................................. 7 1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở trong nước ........ 14 1.2.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học lịch sử địa phương nói chung ..... 14 1.2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc dạy học lịch sử địa phương ở tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 28 1.3 Những vấn đề luận án được kế thừa và cần tiếp tục giải quyết ...................... 31 Chương 2 VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................... 34 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 34 2.1.1. Các khái niệm ....................................................................................... 34 2.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu..........................................................38 2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương ............................ 45 2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 48 2.2.1.Thực trạng việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ ....................................................................................................................... 48 2.2.2. Định hướng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 60 6 Chương 3 BIÊN SOẠN NỘI DUNG VÀ LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ . 63 3.1. Biên soạn nội dung lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ .... 63 3.1.1. Khái quát chương trình Lịch sử dân tộc ở trường THPT ....................... 63 3.1.2. Xác định nội dung lịch sử địa phương trong dạy học ở trường THPT tỉnh Phú Thọ .......................................................................................................... 65 3.1.3. Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ68 3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.............................................................................................................91 3.2.1. Lựa chọn hình thức dạy học bài lịch sử địa phương nội khóa................... ........................................................................................... .91 3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương ............................ 97 Chương 4 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................. 103 4.1. Yêu cầu khi lựa chọn phương pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 103 4.1.1. Lựa chọn phương pháp phải đáp ứng mục tiêu của việc dạy học LSĐP ..................................................................................................................... 103 4.1.2. Lựa chọn phương pháp phải đảm bảo “tính vừa sức”, giúp HS lĩnh hội được kiến thức cơ bản ................................................................................... 104 4.1.3. Lựa chọn phương pháp phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo của học sinh .................................................................................................. 104 4.1.4. Lựa chọn, vận dụng phương pháp phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.................................................................. 105 4.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ .................................................... 105 4.2.1. Vận dụng dạy học theo dự án vào dạy học lịch sử địa phương ............ 105 4.2.2. Vận dụng dạy học theo hợp đồng vào dạy học lịch sử địa phương....... 111 7 4.2.3. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương ................... 116 4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần ............................................................... 124 4.3.1. Mục đích tiến hành TNSP .................................................................... 124 4.3.2. Đối tượng và địa bàn tiến hành TNSP ................................................. 124 4.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành TNSP .......................................... 125 4.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................... 131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 143 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 148 8 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Tên bảng trong luận án Trang Bảng 2.1. Bảng kết quả khảo sát nhận thức của GV về tầm quan 51 STT 1. trọng của dạy học LSĐP 2. Bảng 2.2. Bảng thống kê nguồn tài liệu GV sử dụng để biên soạn tài 51 liệu dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ 3. Bảng 2.3. Bảng thống kê nội dung kiến thức trong bài học LSĐP tỉnh 52 Phú Thọ 4. Bảng 2.4. Thống kê kết quả về mức độ tổ chức ngoại khóa LSĐP. 53 5. Bảng 2.5. Bảng kết quả khảo sát việc áp dụng phương pháp dạy học 54 hiện đại vào dạy học LSĐP của GV 6. Bảng 2.6. Bảng khảo sát những khó khăn trong quá trình dạy học lịch 55 sử địa phương 7. Bảng 2.7. Bảng khảo sát nhận thức của HS về tầm quan trọng của 56 việc dạy học LSĐP 8. Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của HS về tỉnh 58 lịch sử tỉnh Phú Thọ 9. Bảng 3.1. Bảng hệ thống nội dung LSĐP Phú Thọ tương ứng với 67 LSDT 10. Bảng 3.2. Bảng hệ thống nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ ở cấp THCS 69 và THPT 11. Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả TNSP vận dụng dạy học dự án vào bài 110 học LSĐP 12. Bảng 4.2. Thống kê kết quả TNSP vận dụng dạy học hợp đồng vào 115 bài học LSĐP 13. Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả TNSP dạy học di sản trong dạy học LSĐP 123 14. Bảng 4.4. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần (Bài “Phú 135 Thọ- miền đất của di sản văn hóa) 9 15. Bảng 4.5. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần ( Bài Truyền 136 thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ) 16. Bảng 4.6. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung 137 bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa) 17. Bảng 4.7. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung 138 bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Truyền thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ) 18. Bảng 4.8.a. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Phú Thọ - 140 miền đất của di sản văn hóa) 19. Bảng 4.8.b. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Truyền thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ) 140 10 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Tên các hình trong luận án STT 1 Hình 3.1. Giờ học LSĐP tại bảo tàng Hùng Vương của HS trường Trang 94 THPT Vũ Thê Lang 2 Hình 3.2 . HS trường THPT Hưng Hóa học LSĐP tại di tích cột cờ 95 thành Hưng Hóa 3 Hình 3.3. HS trường THPT Vũ Thê Lang chuẩn bị hoạt động ngoại 99 khóa về LSĐP 4 Hình 4.1. HS đề xuất chủ đề nhỏ trong bài học LSĐP theo phương 107 pháp dạy học dự án 5 Hình 4.2. Một nhóm HS Trường THPT Việt Trì báo cáo kết quả dự 109 án tìm hiểu LSĐP 6 Hình 4.3. HS trường THPT Việt Trì báo cáo sản phẩm hợp đồng 114 7 Hình 4.4. Sử dụng phim tài liệu về Đền Hùng trong giờ học LSĐP 120 ở trường THPT Minh Đài 8 Hình 4.5 . HS trường THPT Nguyễn Tất Thành trải nghiệm di sản 121 hát Xoan trong hoạt động ngoại khóa 9 Hình 4.6. HS trường THPT Hưng Hóa thành kính làm lễ tại ban thờ các 122 nghĩa binh thành Hưng Hóa 10 Hình 4.7 a. Biểu đồ về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của 139 các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần (Bài Truyền thống yêu quê hương, đất nước của nhân dân Phú Thọ) 11 Hình 4.7.b.Biểu đồ về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của 139 các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần ( Bài Phú Thọ Miền đất của di sản văn hóa) 12 Hình 4.8. Sơ đồ tổng hợp biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu 142 quả dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay thế giới có nhiều biến chuyển to lớn trên nhiều lĩnh vực, những chuyển biến đó tác động đến các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu. Điều này đòi hỏi con người phải có sự linh hoạt nhằm thích ứng với tình hình mới. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã đưa nhân loại bước vào một nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, văn minh tri thức. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đã lôi cuốn các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam vào guồng quay chung. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới. Để công cuộc đổi mới, hội nhập thành công, giáo dục phải đi trước một bước, đào tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Yêu cầu này đã được cụ thể hóa trong điều 2, Luật Giáo dục (2009): Mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [91; 8 ] Trong trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Đảng đã đề ra. Ngoài phần lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (LSDT), lịch sử địa phương ( LSĐP) có một vị trí quan trọng. Trước hết, việc dạy học LSĐP góp phần làm cụ thể, phong phú và sinh động hơn các sự kiện trong dạy học lịch sử; giúp học sinh “trực quan sinh động” quá khứ của dân tộc. Bên cạnh đó, các tài liệu LSĐP sống động, giàu hình ảnh còn khơi gợi cảm xúc lịch sử cho học sinh. Đây chính là cơ sở để giáo dục tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống và những nét đẹp địa phương mình đang sống, từ đó có trách nhiệm công dân với làng quê, với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. Mặt khác, dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng đối với việc rèn luyện các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, thực hành các công tác xã hội …Đây chính là biểu biện cụ thể 2 của việc thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với xã hội” nhằm thực hiện mục đích “giáo dục phổ thông phải đạt đến kết quả gắn liền với lịch sử, thiên nhiên và xã hội ở địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực. Học sinh ngay từ khi đi học đã sống thực với xã hội xung quanh”.[14;56] Việc dạy học LSĐP thường được thực hiện theo trong hai trường hợp: Bài học LSĐP và sử dụng tài liệu LSĐP để dạy học lịch sử dân tộc. Bên cạnh hoạt động nội khoá, hoạt động ngoại khóa về LSĐP cũng cần thiết phải tổ chức nhằm nâng cao hứng thú của HS. Việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường phổ thông. Như vậy, chúng ta thấy rằng dạy học LSĐP có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh. Các hình thức, phương pháp tiến hành cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy, hiện nay việc dạy học LSĐP còn nhiều bất cập. Ở nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế…do nhận thức được tầm quan trọng của LSĐP cũng như có nhiều thuận lợi trong dạy học LSĐP nên việc tiến hành bài học LSĐP đạt được hiệu quả nhất định. Song, ở nhiều nơi khác, đặc biệt những vùng nông thôn, miền núi… công tác dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị xem nhẹ, bỏ qua. Những giờ LSĐP bị biến thành bài ôn tập, dạy lịch sử dân tộc hoặc làm bài kiểm tra không phải là hiếm gặp. Còn bài học LSĐP được dạy học một cách nghèo nàn hay nặng nề về nội dung, nhàm chán, khô khan về hình thức đã khiến học sinh không hứng thú và không đạt được hiệu quả cao trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, việc dạy học LSĐP cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do nhiều nguyên nhân, việc dạy học LSĐP chưa được nhà trường, giáo viên bộ môn và học sinh chú ý, nên hiệu quả dạy học LSĐP còn nhiều hạn chế , chưa đáp ứng được mục tiêu về bồi dưỡng nhận thức, rèn kỹ năng và định hướng thái độ cho học sinh. Chính vì thế, học sinh không hiểu nhiều về nơi mình đang sinh sống, ít cảm thấy tự hào, yêu quý và xác định trách nhiệm với quê hương. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là làm thế nào để học sinh hiểu biết, yêu quê 3 hương, đất nước, sống có trách nhiệm và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc trong điều kiện hiện nay, cần phải nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học Xã hội – nhân văn nói chung, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng, trong đó có phần LSĐP. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu của bản thân. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Đề tài không đề cập tới tất cả các vấn đề của LSĐP mà chỉ tập trung vào dạy học LSĐP trong chương trình Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Địa bàn điều tra và thực nghiệm sư phạm trên một số trường THPT ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau trong tỉnh Phú Thọ, đại diện cho địa hình thành phố, nông thôn, miền núi của tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần những biện pháp chủ yếu và thực nghiệm sư phạm toàn phần các bài học LSĐP ở một số trường THPT tỉnh Phú Thọ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở biên soạn các bài học lịch sử địa phương và xác định hình thức tổ chức, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. - Việc nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả luận án. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: 4 - Tìm hiểu lý luận về tâm lý học, giáo dục học, các tài liệu về giáo dục lịch sử nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng và các tài liệu lịch sử khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn dạy học LSĐP hiện nay ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ. - Tìm hiểu khoá trình lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT (chương trình chuẩn), khai thác lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ để tiến hành biên soạn một số bài lịch sử địa phương cụ thể ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao chất lượng dạy học. - Thực nghiệm sư phạm một số bài LSĐP nhằm khẳng định tính khả thi của những biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở phương pháp luận Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, giáo dục lịch sử; đồng thời, dựa trên quan điểm lý luận giáo dục hiện đại ở trong nước và nước ngoài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: + Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử, các văn bản của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục có liên quan đến đề tài. + Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Lịch sử THPT, tài liệu về LSĐP tỉnh Phú Thọ, các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài để xác định nội dung lịch sử Phú Thọ cần khai thác và thiết kế nội dung các bài học LSĐP tương ứng với nội dung lịch sử dân tộc trong chương trình. - Nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực tiễn dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ… - Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm đối với một số bài LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 5 - Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm thu được. 5. Giả thuyết khoa học Trong tình hình thực tiễn hiện nay, nếu vận dụng các biện pháp theo những yêu cầu luận án đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ. 6. Đóng góp của đề tài - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường THPT. - Phản ánh một bức tranh thực tiễn về việc dạy học lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ. - Biên soạn các bài học lịch sử địa phương và xác định hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất các phương pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. 7. Ý nghĩa của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm phong phú lý luận dạy học bộ môn về dạy học LSĐP ở trường THPT; đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của bản thân. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng rộng rãi trong dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ nói riêng, các trường THPT nói chung nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường THPT, là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT. Lý luận và thực tiễn 6 Chương 3. Biên soạn nội dung và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ Chương 4. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Thực nghiệm sư phạm. 7 Chương 1 TỔNG QUAN Lịch sử địa phương là một phần của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học LSĐP với tư cách là một bộ phận của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, chúng tôi xin điểm một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam về dạy học LSĐP hoặc có liên quan đến dạy học LSĐP, đồng thời tìm hiểu những công trình nghiên cứu phục vụ công tác dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, qua đó, rút ra những điểm luận án có thể kế thừa và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. 1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở một số nước trên thế giới Ở nhiều nước, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển, công tác nghiên cứu về địa phương rất được chú trọng. Ở nước Nga, việc giáo dục LSĐP được tiến hành từ rất sớm. Từ năm 1918, nước Nga Xô Viết đã đưa dạy học LSĐP vào giờ nội khóa ở trường phổ thông và từ năm học 1920-1921, môn Địa phương học được đưa vào trong chương trình dạy học ở nhà trường và sau đó thành tài liệu bắt buộc ở trường trung học. Dưới thời Xô Viết, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương được coi trọng. Năm 1930, môn Địa phương học được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm. Sau đó, nhiều tổ chức, cơ quan quản lí, nghiên cứu, phổ biến LSĐP lần lượt ra đời, như “Hội bảo tàng địa phương”, “Hội bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa”. [128;17] Vào những năm 80 của thế kỷ XX, có các công trình: “Lịch sử địa phương ” do G.N Matixin chủ biên ( 1980),“ Phương pháp công tác lịch sử địa phương ” do N.X. Bôrixôp chủ biên (1982)…Trong các công trình nghiên này, các tác giả đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn và dạy học lịch sử địa phương, trong đó đặc biệt nhấn mạnh “phải làm cho học sinh hứng thú trong quá trình nhận thức lịch sử địa phương mình”. Kế thừa và phát huy các thành quả của giáo dục Xô Viết, năm 2000, giáo trình “Phương pháp giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông” cũng đề cập tới hình thức tổ chức tham quan lịch sử ở trường phổ thông.[153] 8 Những hoạt động giáo dục truyền thống với các hình thức dạy học đa dạng được phản ánh trên nhiều tài liệu, các trang mạng Internet. Các trường phổ thông thường quan tâm tới hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương, cụ thể: Các trường học đóng trên địa bàn phát xít Đức đã từng chiếm đóng trước đây như Novgorod và Puskov thường tổ chức cho học sinh tham quan rừng địa phương, cho học sinh nghe những câu chuyện từ các cựu binh chiến tranh.[163] Nhiều bảo tàng lịch sử và truyền thống địa phương cũng được thành lập như bảo tàng Luga tại Leningrad (được thành lập từ năm 1976), bảo tàng Tosno, Slantsy [164]…Đây là nơi cung cấp những cái nhìn tổng quan về lịch sử, truyền thống văn hóa, là trung tâm văn hóa của mỗi vùng, địa phương. Như vậy, từ thời nước Nga Xô Viết cho tới ngày nay, giáo dục LSĐP rất được coi trọng trong giáo dục cộng đồng và giáo dục trường học. Ở một số nước thuộc Đông Âu trước đây, công tác nghiên cứu và giảng dạy địa phương cũng được chú trọng. Tại Hungary, nhà trường kết hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu, hiện vật, thành lập “làng bảo tàng”.[127;12] Năm 1996, nghị viện Châu Âu thông qua bản “Khuyến nghị số 1283, liên quan đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu” trong đó có nêu: Lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc (nhưng không phải là lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người thiểu số.[169] Năm 2009, dự án: "Kết nối trung tâm châu Âu thông qua dạy học lịch sử địa phương” - một cách tiếp cận mới trong giáo dục lịch sử, đã được thực hiện bởi các nhà giáo dục, các nhà khoa học tới từ Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc Slovakia, Hungary và Ucraina. Dự án thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 8 năm 2010. Mục tiêu của dự án nhằm phát triển các tài liệu giáo dục lịch sử về những chủ đề phổ biến trong lịch sử Trung Âu thông qua cách tiếp cận từ những tư liệu lịch sử địa phương như: lịch sử cuộc sống hàng ngày của người dân, lễ kỉ niệm, không gian công cộng và di tích…từ đó các nhà giáo dục chia sẻ kinh nghiệm và tìm tiếng nói chung trong việc lựa chọn tư liệu giảng dạy LSĐP trong nhà trường phổ thông.[167] 9 Ở nước Anh, công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được quan tâm, phát triển. Năm 1908, Hội đồng giáo dục Anh đã kêu gọi các trường học nên chú ý tới “lịch sử của thị trấn và huyện trên địa bàn của trường học”. Năm 1952, Bộ giáo dục Anh đề nghị các trường học nên sử dụng những tư liệu địa phương để minh họa cho các chủ đề giáo dục quốc gia. Ngày 30/9/1982, Hiệp hội LSĐP nước Anh (BALH) được thành lập nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục cộng đồng thông qua nghiên cứu LSĐP. Hiệp hội cũng tích cực vận động Hội đồng chương trình Quốc gia tăng số tiết giảng dạy LSĐP trong trường học, chuẩn bị các khóa học, ấn phẩm về LSĐP dành cho GV. [157], [161], [165] Có nhiều tài liệu nghiên cứu về địa phương và giảng dạy LSĐP ở Anh, tiêu biểu như cuốn “Dạy học lịch sử địa phương” của tác giả W.B.Stephen (1977), hay “Lịch sử địa phương và người giáo viên” của Robert Doutch (1967). W.B. Stephen trong “Dạy học lịch sử địa phương” đã khẳng định vai trò, vị thế của LSĐP trong nhà trường, đồng thời cũng xác định mối quan hệ của LSĐP với LSDT. Ông cho rằng LSĐP là sự minh họa cho LSDT. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất những công việc cụ thể của giáo viên trong chuẩn bị bài học LSĐP, lựa chọn các nội dung cơ bản trong dạy học LSĐP như: sự định cư buổi sơ khai của lịch sử, địa danh và những di tích còn lại; về địa lý và thông tin liên lạc, giao thông vận tại của địa phương. Cuốn sách được nhiều giáo viên lịch sử đề cập tới khi thảo luận trong diễn đàn dạy học LSĐP. Ở nước Anh, có nhiều website có liên quan tới việc biên soạn và giảng dạy LSĐP như: www.balh.co.uk (website của Hiệp hội lịch sử địa phương ở Anh); www.dlrcoco.ie (website của hội đồng hạt Comhairie Contae) ; www.le.ac.uk ( website của Đại học Leicester, một trung tâm nghiên cứu lịch sử địa phương ở Anh)…Các website và diễn đàn giảng dạy LSĐP được giáo viên lịch sử ở Anh tham gia, trao đổi nhiều kinh nghiệm về khai thác, chia sẻ tư liệu và biện pháp giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường học tại nước Anh. Qua những công trình nghiên cứu và các chia sẻ trên diễn đàn dạy học LSĐP ở Anh, chúng ta nhận thấy ở việc dạy học LSĐP rất được coi trọng. Ngoài hình thức dạy học trên lớp, giáo viên lịch sử còn tổ chức học tập, nghiên cứu LSĐP tại các di 10 tích, bảo tàng, hướng dẫn HS trải nghiệm cuộc sống địa phương, tiếp xúc và phỏng vấn nhân chứng và người dân địa phương…[158], [159], [162] Ở Mĩ và Canada, việc dạy học về địa phương đặc biệt được chú trọng, học sinh ngay từ tiểu học đã được học về lịch sử và địa lí của bang, của tỉnh mình đang sống. Trong chương trình giảng dạy của các cấp học phổ thông ở Mỹ và Canada, môn Lịch sử được đưa vào giảng dạy từ khá sớm, thậm chí từ các lớp học tiền phổ thông (các lớp mẫu giáo). Những yêu cầu đặt ra đối với mỗi cấp học được quy định rõ ràng trong Chuẩn quốc gia môn Lịch sử. Ngay từ các lớp mẫu giáo, những kiến thức lịch sử đã được lồng ghép trong các bài giảng của giáo viên theo phương pháp “chơi mà học”, “học mà chơi”. Theo đó, HS các lớp mẫu giáo được bước đầu làm quen với những kiến thức sơ đẳng về lịch sử và địa lý, về mối quan hệ giữa thế giới hôm nay với thế giới ngày xưa thông qua các câu chuyện lịch sử, các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử... ở cộng đồng, địa phương mình đang sống. Đối với HS Tiểu học (Elementary School), yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Lịch sử là cho HS bước đầu làm quen với những nhân vật lịch sử, những tấm gương yêu nước của lịch sử nước Mỹ và thế giới thông qua những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian... Từ đó xây dựng cho HS niềm tin vào tính cách, bản lĩnh của những nhân vật lịch sử, của những con người có thật trong lịch sử, bước đầu hiểu được tác động và ảnh hưởng của họ đối với lịch sử phát triển của dân tộc, của bang và địa phương. Đồng thời, HS nhận biết và giải thích được những biểu tượng của lịch sử dân tộc, lịch sử của bang, của địa phương như quốc huy, cờ liên bang, cờ của bang, cờ của cộng đồng.[18;192,193] Trong số các tài liệu nghiên cứu về dạy học LSĐP ở Mĩ, có cuốn “Sơ giản: Dạy học lịch sử địa phương ở lớp 6-12” của Robert L. Stevens. Đây là công trình nghiên cứu thú vị về dạy học LSĐP trong các lớp 6-12. Tác giả bắt đầu từ tiền đề rằng "điều quan trọng là nắm bắt được trí tưởng tượng của học sinh trung học thông qua các bài học lịch sử theo phương pháp tích cực". Tác giả cho rằng, một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này là để học sinh nhìn vào lịch sử của cộng đồng họ, hoặc lân cận với họ. Tác giả chỉ ra, một nghiên cứu về LSĐP hé mở nhiều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất