Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại công ty...

Tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại công ty nghĩa sơn

.PDF
95
2
128

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tên đề tài luận văn:“ Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Công ty Nghĩa Sơn.” Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn do tôi làm, những kết quả nghiên cứu tính toán trung thực. Trong quá trình làm luận văn tôi có tham khảo các tài liệu liên quan, nguồn trích dẫn rõ ràng nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài. Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác, nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường. Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2018 Học viên Nông Văn Tiến i LỜI CÁM ƠN Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy, cô và các đồng nghiệp tại phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đóng góp ý kiến cho việc soạn thảo tài liệu Hướng dẫn trình bày Luận văn thạc sĩ này. Với tất cả sự kính trọng, tác giả xin cảm ơn các thầy cô giáo tại phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học Khoa quản lý xây dựng, Khoa sau đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tác giả hoàn thành luận văn cao học này. Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng nhất tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Xuân Roanh đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả muốn gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã góp ý những lời khuyên quý giá cho luận văn này và lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2018 Học viên Nông Văn Tiến ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... v DANH MỤC BIỂU BẢNG .......................................................................................... vii DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................. viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNGQUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG ..................................................................................................... 4 1.1 Khái quát chung về công tác an toàn lao động trong xây dựng .......................... 4 1.2 Đánh giá về công tác an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam .................. 8 1.2.1 Thực trạng công tác thi công nền móng ...................................................... 8 1.2.2 Thực trạng công tác vận hành máy thi công ............................................. 14 1.2.3 Thực trạng công tác làm việc trên cao ...................................................... 17 1.2.4 Thực trạng công tác phòng chống cháy nổ và an toàn điện ...................... 21 1.3 Đánh giá công tác quản lý an toàn lao động trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. ................................................................................................................ 26 Kết luận Chương 1......................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG .................................................................................................................. 32 2.1 Quy định của pháp luật về công tác an toàn trong xây dựng ............................ 32 2.1.1 Các quy định chung ................................................................................... 32 2.1.2 Tổ chức các bộ phận phục vụ công tác an toàn lao động .......................... 33 2.1.3 Quy định về huấn luyện an toàn lao động ................................................. 34 2.2 Kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng ......................................... 37 2.2.1 Công tác an toàn khi thi công nền – móng ................................................ 37 2.2.2 Công tác an toàn khi làm việc trên cao ..................................................... 42 2.2.3 Công tác an toàn điện ................................................................................ 44 2.2.4 Công tác phòng chống cháy nổ ................................................................. 46 2.3 Các yếu tố ảnh hường đến công tác ATLĐ trong xây dựng ............................. 48 2.3.1 Thực hiện Pháp luật về an toàn lao động trong xây dựng ......................... 48 iii 2.3.2 Môi trường lao động trong xây dựng ........................................................ 49 2.3.3 Người lao động .......................................................................................... 49 2.3.4 Dụng cụ, phương tiện trong xây dựng ...................................................... 50 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 51 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY NGHĨA SƠN .................. 52 3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Nghĩa Sơn ...................................................... 52 3.2 Thực trang về công tác quản lý an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng tại công ty Nghĩa Sơn..................................................................................... 55 3.2.1 Mô hình tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động .................................. 55 3.2.2 Công tác tập huấn về an toàn lao động ..................................................... 56 3.2.3 Giám sát thực hiện kỹ thuật an toàn lao động ........................................... 58 3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động trong thi công tại Công ty Nghĩa Sơn .................................................................................... 63 3.3.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động ................ 63 3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác tập huấn về an toàn lao động .................... 68 3.3.3 Tăng cường công tác giám sát thực hiện kỹ thuật an toàn lao động ......... 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 86 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Nhổ cừ làm hỏng nhà tại công trình 34 tầng Nguyễn Trãi ............................... 9 Hình 1.2 Công trình đang thi công bị sụt lún ................................................................ 10 Hình 1.3 Một vụ việc xe cẩu thi công công trình đổ sập, xảy ra tại TP.HCM .............. 14 Hình 1.4 Hiện trường xảy ra vụ sập cần cẩu tại tuyến đường sắt đô thị Nhổ - ga Hà Nội. ................................................................................................................................ 15 Hình 1.5 Thiếu thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trên cao ..................................... 18 Hình 1.6 Nguy hiểm làm việc trên cao .......................................................................... 18 Hình 1.7 Thống kê tình hình cháy nổ tại Việt Nam ...................................................... 23 Hình 1.8 Cháy công trình nhà cao tầng, TTTM Lotte Kim Mã, Hà Nội. ..................... 25 Hình 1.9 Vụ cháy làm 13 cán bộ nguồn tử vong ........................................................... 25 Hình 2.1 Cừ thép và hệ giằng chống bảo vệ hố móng .................................................. 38 Hình 2.2 Sử dụng 02 máy đào trong khoang đào .......................................................... 40 Hình 2.3 Công nhân làm việc trên cao .......................................................................... 43 Hình 2.4Phương tiện bảo hộ cá nhân phòng điện giật .................................................. 44 Hình 2.5 Tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện ................................................... 45 Hình 2.7 Nội quy phòng cháy, chữa cháy ..................................................................... 47 Hình 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ............................................................. 53 Hình 3.2 Công nhân không mặc quần áo bảo hộ, chưa được đào tạo qua lớp ATLĐ . 57 Hình 3.3 Ý thức của 1 số công nhân còn thấp (không đội mũ khi làm việc.) .............. 58 Hình 3.4. Xe chưa được kiểm định của cơ quan thẩm quyền nhưng vẫn được sử dụng trên công trường. ........................................................................................................... 60 Hình 3.5 Công trình bị sạt lở do cừ quá yếu.................................................................. 61 Hình 3.6 Công trường không được bố trí ánh sáng đầy đủ ........................................... 61 Hình 3.7 Sự nguy hiểm khi thi công với giàn giáo quá cũ, giàn giáo bằng cây che ..... 62 Hình 3.8 Tổ chức bộ máy quản lý ATLĐ công ty Nghĩa Sơn ...................................... 64 Hình 3.9 Giải pháp công tác huấn luyện an toàn lao động ............................................ 69 Hình 3.10 Trang bị bảo hộ lao động .............................................................................. 74 Hình 3.11 Giải pháp chí phí trang thiết bị bảo hộ ......................................................... 75 Hình 3.12 Giải pháp trang thiết bị máy móc ................................................................. 76 v Hình 3.13 Đặt biển báo những nơi nguy hiểm về điện ................................................. 77 Hình 3.14 Thiết bị vận chuyển bình gas, khí nén........................................................ 78 Hình 3.16 Giải pháp an toàn điện,lửu và phòng chống cháy nổ ................................... 79 Hình 3.17 Bảo hộ lao động trên cao .............................................................................. 80 Hình 3.18 Giải pháp cán bộ giám sát khi thi công nền móng ngay từ lúc khởi công ... 81 Hình 3.19 Chống sụt lở hố móng ................................................................................. 82 Hình 3.20 Tháo, làm sạch ván khuôn. ........................................................................... 83 vi DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1.2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014 ....................................... 27 vii DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ BNN Bộ Nông nghiệp CBCNV Cán bộ công nhân viên PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCN Phòng chống cháy nổ TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn xây dựng ATLĐ An toàn lao động AT - VSLĐ An toàn vệ sinh lao động NLĐ Người lao động BHLĐ Bảo hộ lao động TNLĐ Tai nạn lao động LĐTBXH Lao động thương binh xã hội BTCT Bê tông cốt thép TVGS Tư vấn giám sát viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài: Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng công trình vừa đảm bảokỹ thuật, mỹ thuật và vừa đảm bảo an toàn trong quá trình thi công là yêu cầu tất yếu của sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua công tác an toàn lao động ở nước ta đã có những chuyển biến đáng kể về hệ thống văn bản pháp luật và bộ máy tổ chức. Chỉ thị số 132CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất, thì ở đó, khi đó phải tổ chức công tác bảo hộ lao động theo đúng phương châm: "Bảo đảm an toàn để sản xuất - Sản xuất phải đảm bảo an toàn lao động". Thể chế hóa đường lối của Đảng, Bộ Luật Lao động đã quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Trên thực tế, rất nhiều ngành, nhiều địa phương, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đã có những biện pháp, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và môi trường sản xuất kinh doanh.Tuy vậy, công tác bảo hộ lao động nói chung và công tác an toànlao động trong xây dựng nói riêng ở nước ta còn quá nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết. Nhiều doanh nghiệpmới chỉ được quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi nhuận, thiếu sự đầu tư tương xứng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. Vì vậy, Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bị thương nhiều người, thiệt hại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp. Riêng 06 tháng đầu năm 2016đã xảy ra 3.674 vụ tai nạn lao động làm 3.777người bị nạn, có 323 vụ tai nạn lao động chết người làm 356 người chết, 854 người bị thương nặng. 1 Nguyên nhân chính trong các vụ tai nạn lao động do chủ sử dụng lao động thiếu quan tâm cải thiện điều kiện làm việc an toàn, mặt khác do ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy chế làm việc bảo đảm an toàn lao động của người lao động chưa cao. Bên cạnh đó còn thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Công ty Nghĩa Sơn" làm luậnvăn thạc sĩ. 2. Mục đích của Đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý an toàn lao độngtrong xây dựng tại Công ty Nghĩa Sơn. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý an toàn trong xây dựng tại Công ty Nghĩa Sơn. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng tại Công ty Nghĩa Sơn trong những năm gần đây. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng trong nước cũng như ngoài nước; Tiếp cận các văn bản pháp luật hiện hành. 4.2 Phương pháp nghiên cứu 2 Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng; Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. 5. Mục đích đạt được của luận văn Phân tích, đánh giá thực trạng trạng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Công ty Nghĩa Sơn. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng tại Công ty Nghĩa Sơn. 3 CHƯƠNG 1 TỔNGQUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG 1.1 Khái quát chung về công tác an toàn lao động trong xây dựng An toàn lao động (ATLĐ) là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, không bị tác động xấu đến sức khỏe, không gây nguy hiểm đến tính mạng. An toàn lao động (ATLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động (ATLĐ) trong thi công xây dựng công trình là hệ thống các biện pháp về tổ chức, quản lý và điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình. Theo báo cáo của các địa phương, mức độ tai nạn lao động nói chung và đặc biệt tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng là rất bức thiết. Nhiều vụ tai nạn, sự cố công trình, thiết bị thi công gây hiệu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản mà một trong những nguyên nhân căn bản đó là người lao động và người sử dụng lao động đã không nhận thức tốt cũng như được đào tạo chuẩn mực về an toàn lao động. Trong những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015, lĩnh vực xây dựng trên cả nước đă xảy ra nhiều vụ tai nạn, sự cố công trình, thiết bị thi công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, như: Vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương vào hồi 20 giờ ngày 25/3/2015 (dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29 người bị thương; Vụ tai nạn tại công trình thi công đường sắt trên cao tại Hà Nội đã xảy ra chiều ngày 12/5/2015, làm bị thương 2 người tham gia giao thông, trong đó có một phụ nữ mang thai, Vụ sập giàn giáo tại công trình tòa nhà văn phòng Nam Sài Gòn, phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào 7giờ 35 phút sáng ngày 10/7/2015 khiến 3 người tử vong và 5 người bị thương... và nhiều vụ tai nạn, sự cố nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Hà Tĩnh và các địa phương khác… Theo các thống kê thì ngành để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng nhất trong những năm qua chính là ngành xây dựng, xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, chiếm khoảng 30% số vụ TNLĐ chết người và cũng từng ấy số nạn nhân tử 4 vong. Riêng trong năm 2014, đã xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941 người bị nạn trong đó: Số vụ TNLĐ chết người là 592 vụ, làm 630 người chết. Ba ngành có tỉ lệ TNLĐ cao nhất là xây dựng, khai khoáng và hóa chất. Số liệu thống kê tổng hợp năm 2014, từ các biên bản điều tra TNLĐ chết người trên địa bàn cả nước, thì TNLĐ liên quan đến lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết; Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy mức độ TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng là rất nghiêm trọng. Trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều. Theo số liệu công bố của các cuộc điều tra khảo sát, cũng như dễ thấy trên thực tế là các nhà thầu xây dựng ở nước ta hiện nay sử dụng rất nhiều lao động phổ thông, các lao động phổ thông này làm việc theo hợp đồng thời vụ hoặc theo công việc, không có đóng bảo hiểm xă hội, bảo hiểm tai nạn. Khi tai nạn xảy ra, chủ thầu thường tìm cách thỏa thuận với người nhà nạn nhân dàn xếp việc đền bù. Họ thường khai với cơ sở y tế và cơ quan chức năng là các tai nạn này do các nguyên nhân khác… Theo đánh giá ban đầu, một trong những nguyên nhân xảy ra mất an toàn là do các bên có liên quan trong thi công xây dựng công trình chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn trong thi công xây dựng. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý có thẩm quyền còn chưa thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn trên công trường xây dựng. Ý thức, và sự hiểu biết về an toàn trong lao động của người lao động còn yếu. Để hạn chế tai nạn lao động trong thi công xây dựng ngoài các quy định có tính pháp lý thì cần có sự vào cuộc từ nhiều phía như cơ quan quản lý nhà nước trong đó có Bộ Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam, doanh nghiệp, người lao động, các tổ chức được huấn luyện ATLĐ, vệ sinh lao động và cấp chứng chỉ huấn luyện. Trong nhưng năm qua, các cấp công đoàn trong cả nước cả nước đã có nhiều biện pháp và giải pháp để thực hiện những mục tiêu đã đề ra, trong đó chủ yếu tập trung vào việc tham gia xây dựng, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của công nhân, viên chức, lao động trong lĩnh vực An toàn lao động, vệ sinh lao động, Bảo vệ môi trường, tích cực tham gia thực hiện chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2015 – 2020; Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ làm Bảo hiểm lao động của công đoàn các cấp, đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực nghiên cứu Khoa học 5 kỹ thuật, Bảo hộ lao động, đào tạo tại chức cho cán bộ công đoàn; Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác Bảo hộ lao động ở những ngành nghề, địa phương có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp. Cùng với đó, công đoàn các cấp đã trực tiếp xử lý và hướng dẫn nhiều đơn thư khiếu nại, thắc mắc của người lao động, các cơ quan về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như việc công nhận tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động; Vấn đề làm thêm giờ, thời gian trực của một số ngành đặc thù…để bảo vệ quyền lợi, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Từ những kết quả trên, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đang tiếp tục phối hợp cùng Liên đoàn Lao động các tỉnh, các ngành, tiếp tục đẩy mạnh phong trào phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hỗ trợ người lao động hiểu rõ và giữ được quyền lợi của mình trong mọi trường hợp. Trong đầu tư, thi công xây dựng công trình, để dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, ngoài những biện pháp, giải pháp kỹ thuật thì vấn đề an toàn lao động đã và đang vấn đề rất được quan tâm. Vai trò của công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng có những vai trò, nội dung cơ bản như sau: Vai trò: - Tạo môi trường làm việc an toàn, tạo ý thức về an toàn lao động - Ngăn ngừa các sai sót dẫn đến tai nạn và nguy cơ mất an toàn trong thi công xây dựng; - Hạn chế và giảm thiểu tối đa tai nạn lao động trong xây dựng; - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động; - Nâng cao ý thức, hiệu quả của người sử dụng lao động và người lao động; - Nâng cao hiệu quả đầu tư công trình; 6 Những yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công: Yêu cầu bảo bảo ATLĐ được thể hiện rất rõ tại Luật lao động, Luật Xây dựng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong xây dựng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về kiểm định an toàn các thiết bị trong xây dựng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào quy mô, tính chất của mỗi loại hình công trình, yêu cầu về đảm bảo ATLĐ của mỗi dự án, cho mỗi đối tượng là khác nhau. Để đảm bảo ATLĐ, thuận lợi cho công tác thi công xây dựng công trình, riêng đối với loại hình công trình là nhà cao tầng, yêu cầu ATLĐ đối với công trường xây dựng cần phải đảm bảo các yêu cầu, nguyên tắc sau (Điều 3,Thông tư số 22/2010/TT- BXD của Bộ Xây dựng: Quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình): - Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địađiểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng; - Vật tư, vât liệu phải được sắp xếp gọngàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy; - Trên công trường phải có biển báo theo (Điều 74 Luật Xây dựng).Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy ATLĐ phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn, ban đêm phải có đèn tín hiệu; - Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ, có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắtđiện một phần hay toàn bộ khu vực thi công. Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng; 7 - Khi thi công, chủ đầu tư phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể cho các phòng, ban, bộ phận phụ trách kỹ thuật thi công trên công trường; - Phải có phương án phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy nổ, kèm theo quy chế hoạt động; - Trên công trường thi công phải bố trí các thiết bị chữa cháy. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy phải có biển bảo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó; - Và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 1.2 Đánh giá về công tác an toàn lao động trong xây dựng ở Việt Nam 1.2.1 Thực trạng công tác thi công nền móng Đào đất, làm tường cừ hố đào khi thi công móng hoặc tầng ngầm trong thời gian gần đây đã gây ra nhiếu sự cố cho các công trình lân cận hố đào, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số đô thị khác. Sự cố đã xảy ra trong cả quá trình thi công tường cừ lẫn trong khi đào đất. Các sự cố chủ yếu đã xảy ra là: nứt gãy kết cấu, đứt đường ống, nghiêng lún nhà, sụt đất, đổ tường rào, sập đổ nhà. Các hiện tượng này thường xảy ra tại các khu vực có đất sét yếu hoặc cát chảy khi tường cừ hố đào không đủ độ cứng hoặc thiếu khả năng cách nước (cọc ép, cọc khoan nhồi không liên tục, cừ tràm hoặc một số loại khác). Tại một vài công trình sự cố đã xảy ra ngay cả khi đất nền không quá yếu nhưng tường cừ không đủ cứng hoặc khi tường cừ là tường trong đất đủ cứng nhưng lại bị khuyết tật, không ngăn được xói ngầm nền nước và cát. Các ví dụthực tế xảy ra: 8 Hình 1.1 Nhổ cừ làm hỏng nhà tại công trình 34 tầng Nguyễn Trãi Cao ốc Saigon Residence nằm trên đường Nguyễn Siêu, cao 12 tầng, 2 tầng hầm với độ sâu đào 4 m. Biện pháp chống đỡ thành hố đào là tường cừ thép sâu 12m bên phía tiếp giáp với đầu hồi nhà chung cư Cosaco và cọc BTCT mặt tiếp giáp với đường phố. Sự cố xảy ra vào 30/10, vỉa hè tiếp giáp chung cư Cosaco bị lún đột ngột tạo ra một hố sâu 2m, diện tích 30m2 và phát hiện thấy chung cư bị nghiêng do lún. Nhà thầu xây dựng đã đo và thấy, nền nhà chung cư bị nghiêng 18-32mm và cư dân được khuyến cáo di chuyển ngay sang nơi khác. Khuya 10/5, công trình xây dựng tòa nhà Vinacomin (do Tập đoàn Than -khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư) bên đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM đang thi công phần móng thì xảy ra sự cố sụt lún địa chất. 9 Hình 1.2 Công trình đang thi công bị sụt lún Trước tình hình nhiều công trình lân cận hố đào bị sự cố trong thời gian gần đây, Bộ Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhằm phòng ngừa các sự cố cho các công trình lân cận chúng. Khối lượng và độ sâu khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thiết kế biện pháp thi công hố đào phải phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn TCVN 4419:1987 - Khảo sát cho Xây dựng. Nguyên tắc cơ bản; TCVN 160:1987 - Khảo sát Địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc ; TCXD 194 : 1997 Nhà cao tầng- Công tác khảo sát địa kĩ thuật ; TCXD 205:1998 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế. Khi cốt đáy móng hoặc đáy giằng móng ở dưới cốt đất mà người và thiết bị di chuyển thì bắt buộc phải đào đất hố móng hoặc hào để thi công móng hoặc giằng móng.Hố móng có thể là nông hoặc sâu, thành hố có thể là thẳng đứng hoặc dốc và có thể không được gia cố hoặc có được gia cố.Biện pháp đào đất hố móng hoặc hào có thể là cơ giới như sử dụng các máy xúc hoặc đào thủ công. Thi công cọc ép 10 Cọc ép hiện nay được sử dụng tương đối rộng rãi ở Việt Nam. Đặc điểm về công nghệ thi công cọc ép là phải sử dụng hệ giá thép, kích thủy lực và các đối trọng để ép cọc bê tông cốt thép xuống đất. Trong quá trình thi công ép cọc, cần chú ý một số nguy cơ khác mang nét đặc thù của quá trình thi công này: Hệ giá ép đặt trên mặt đất không cân bằng và ổn định nên bị nghiêng khi các đối trọng bê tông được cẩu lên, dẫn tới giá ép bị đổ, gây tai nạn lao động; Các đối trọng bê tông bị lệch, không thẳng hàng, dẫn tới hệ đối trọng mất cân bằng, bị trượt và rơi từ trên cao xuống người làm việc ở dưới;Kích thủy lực bị vỡ phớt dầu, hoặc đường ống dẫn dầu bị vỡ do áp lực bơm dầu vượt quá mức cho phép. Thi công cọc đóng Giải pháp cọc đóng thường được sử dụng cho những công trình xây dựng xa khu dân cư. Đặc điểm của công nghệ thi công cọc đóng là các cọc bê tông cốt thép hoặc cọc thép được đóng xuống đất bằng cách sử dụng búa đóng. Búa đóng này được treo vào hệ giá búa. Hệ giá búa này được đặt trên các thiết bị giữ (di chuyển hoặc cố định). Trong quá trình thi công cọc đóng, có một số nguy cơ gây tai nạn lao động sau:Các phần đệm đầu cọc bị vỡ, hoặc cọc bị vỡ, nát trong quá trình búa đóng vào đầu cọc và rơi xuống người làm việc ở dưới;Các mối nối bằng bulông hoặc hàn của búa hay giá búa bị lỏng và tuột trong quá trình thi công, làm cho một bộ phận nào đó hoặc cả hệ búa rơi xuống dưới, gây tai nạn lao động;Cọc bị rơi trong quá trình cẩu lắp vào vị trí đóng do đứt hoặc tuột dây cáp;Các nguy cơ gây tai nạn lao động khi làm việc với máy và thiết bị thi công xây dựng. Thi công tường vây tầng hầm công trình Các công trình cao tầng hiện nay đều được thiết kế tầng hầm. Để thi công tầng hầm, đất trong lòng tầng hầm phải được đào tới cốt đáy tầng hầm. Điều quan trọng là vách đất của tầng hầm phải được giữ ổn định bằng tường vây, nếu không, đất ở vách có thể sụp đổ và gây tai nạn lao động cho người làm việc trong lòng tầng hầm.Tường vây tầng hầm bị sập đổ một phần hay hoàn toàn và đè vào những người công nhân đang làm việc ở dưới; Tai nạn lao động xảy ra trong lúc thi công hệ thống chống đỡ tạm của tường vây. Ví dụ như trong lúc cẩu các thanh thép hình của hệ văng chống thì dây cáp 11 bị đứt hay tuột, hoặc các thanh thép hình va đập vào công nhân; Hệ văng chống tạm không đủ khả năng chịu lực và bị biến hình hoặc mất ổn định, dẫn tới cả hệ văng chống và tường vây bị sụp đổ, gây tai nạn lao động. Khi đó, có thể đất xung quanh công trình sẽ sụp lở vào bên trong tầng hầm, làm cho các công trình bên cạnh bị lún, nghiêng hoặc đổ, gây tai nạn cho cả những người và công trình khác; Công nhân làm việc hoặc leo trèo trên các thanh chống ngang của tường vây tầng hầm mà không đeo dây an toàn hoặc không có giàn giáo nên có thể bị trượt ngã; Đáy tầng hầm bị nước ngầm đẩy và bị vỡ (cốt nước ngầm cao hơn cốt đáy tầng hầm), gây tai nạn lao động. Vách đất bị sụp, lở và đè lên người làm việc ở dưới - Hố (hào) có vách thẳng đứng với chiều cao vượt quá chiều cao giới hạn đối với từng loại đất. - Hố (hào) đào có mái dốc với góc nghiêng vượt quá độ nghiêng cho phép đối với từng loại đất. - Một số trường hợp như trong quá trình đào hố hoặc hào, vách đất vẫn còn ổn định. Nhưng qua thời gian, đất bị ẩm ướt do mưa hay nước ngầm làm cho lực dính hay lực ma sát trong đất bị giảm, do đó vách đất sẽ bị sụp, lở. - Vách đất còn có thể bị sụp, lở do tác động của ngoại lực như: vật liệu hoặc đất đào lên được chất thành đống gần mép hố đào; Hố (hào) ở gần đường giao thông có thể bị lực chấn động của các phương tiện vận chuyển qua lại và vách đất bị sụp, lở. - Đối với hố (hào) có vách thẳng đứng được gia cố, nếu lắp dựng hoặc tháo dỡ kết cấu chống vách không đúng quy định thì có thể làm mất tác dụng của hệ chống đỡ hoặc gây chấn động mạnh làm cho đất sụp, lở. Người bị ngã xuống hố - Lên hoặc xuống hố (hào) sâu mà không có thang hoặc không tạo bậc ở vách đất của hố (hào). - Leo trèo trên các kết cấu chống vách đất. - Bị ngã khi làm việc trên mái dốc mà không đeo dây an toàn. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan