Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Mỹ thuật trên tiền giấy việt nam giai đoạn 1946 2006....

Tài liệu Mỹ thuật trên tiền giấy việt nam giai đoạn 1946 2006.

.PDF
220
595
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hồ Trọng Minh MỸ THUẬT TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1946 – 2006 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hồ Trọng Minh MỸ THUẬT TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1946 – 2006 Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Mỹ thuật Mã số: 62 21 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dũng PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hƣơng Hà Nội – 2017 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam giai đoạn 1946-2006 là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những vấn đề nghiên cứu trong bản luận án là trung thực và chƣa công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày / / 2017 Tác giả luận án Hồ Trọng Minh 2 MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................3 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................5 Chƣơng 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ............................................................................17 1.1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận án ..................................................................17 1.2. Khái niệm thuật ngữ ...........................................................................................26 1.3. Tiền giấy ở Việt Nam .........................................................................................33 Tiểu kết ......................................................................................................................52 Chƣơng 2 NHẬN DIỆN YẾU TỐ MỸ THUẬT TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM .54 2.1. Hoa văn họa tiết trên tiền giấy Việt Nam ...........................................................54 2.2. Hình ảnh chủ đề trong tiền giấy Việt Nam .........................................................76 2.3. Chân dung trong tiền giấy Việt Nam ..................................................................87 Tiểu kết ......................................................................................................................95 Chƣơng 3 ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI PHONG CÁCH MỸ THUẬT TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM ................................................................97 3.1. Đặc điểm nghệ thuật trang trí trên tiền giấy Việt Nam ......................................97 3.2. Đặc điểm nghệ thuật đồ họa trên tiền giấy Việt Nam ......................................110 3.3. Chuyển biến về các yếu tố mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam ..........................127 3.4. Đóng góp của mỹ thuật trên tiền giấy vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam ............140 Tiểu kết ....................................................................................................................152 KẾT LUẬN .............................................................................................................154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ..........158 LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................159 3 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - cb : Chủ biên - CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa - DCCH : Dân chủ Cộng hòa - đ : Đồng - GS : Giáo sƣ - NCS : Nghiên cứu sinh - NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc - Nxb : Nhà xuất bản - PGS : Phó giáo sƣ - TP : Thành phố - tr : Trang - TS : Tiến sĩ - UBTƢ MTDTGPMNVN : Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - VNCH : Việt Nam Cộng hòa 4 DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1.1: Các đợt phát hành tiền giấy tại Việt Nam ………………………... 40 Bảng 3.1: Các chi tiết mang tính biểu tƣợng trong tiền giấy Việt Nam ……. 100 Bảng 3.2: So sánh các công đoạn sáng tạo tác phẩm đồ họa và tiền giấy…… 150 Hình 3.1: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền Tài chính………………… 107 Hình 3.2: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1951…….. 107 Hình 3.3: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1959…….. 108 Hình 3.4: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1978…….. 108 Hình 3.5: Sơ đồ bố cục và trang trí hệ thống tiền giấy phát hành 1985……. 109 Hình 3.6: Sơ đồ bố cục và trang trí bộ tiền polymer ……………………….. 109 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống thƣờng nhật, mọi ngƣời có xu hƣớng sử dụng đồng tiền với giá trị tiêu dùng chứ ít ngƣời quan tâm xem đồng tiền ấy thể hiện gì, hình ảnh trên nó có ý nghĩa gì, hình ảnh mỹ thuật thế nào. Trên thế giới hiện nay có gần 200 loại tiền giấy của các quốc gia và vùng lãnh thổ đƣợc lƣu hành. Tại Việt Nam, hệ thống tiền giấy của do nƣớc CHXHCN Việt Nam (trƣớc đây là Việt Nam DCCH) đƣợc hình thành, phát triển từ năm 1945 tới nay và là hệ thống tiền duy nhất đƣợc phép lƣu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu về mỹ thuật trên tiền giấy, NCS nhận thấy các công trình nghiên cứu về văn hóa, mỹ thuật của tiền giấy Việt Nam đƣợc xuất bản chƣa nhiều. Một số tác phẩm viết về tiền giấy chủ yếu là các hồi ký về lịch sử ra đời của tiền giấy chứ không bàn luận về giá trị mỹ thuật của tiền giấy Việt Nam. Liệu tiền giấy có giá trị nghệ thuật hay không? Các hoa văn in trên tiền giấy có phải là những thành tố tạo nên mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam và có vị thế gì trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam? Nếu trong các chuyên ngành đồ họa khác nhƣ khắc gỗ, đồ họa tem bƣu chính, thiết kế bao bì, logo…ngƣời ta có thể dễ dàng tìm đƣợc tài liệu nghiên cứu và các sách tham khảo,thì mỹ thuật trên tiền giấy vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu về văn hóa và thẩm mỹ tiền giấy. Tại đây, cần tách biệt việc nghiên cứu văn hóa mỹ thuật trên tiền giấy ra khỏi việc bảo mật công nghệ và chống giả. Giữ bí mật về công nghệ và bảo an trong tiền giấy là cần thiết nhƣng nghiên cứu để làm rõ và quảng bá các giá trị mỹ thuật của tiền giấy là việc cũng phải tiến hành. Do không tồn tại nhiều các công trình nghiên cứu về mỹ thuật trên tiền giấy dẫn tới đòi hỏi về lý thuyết và thực tiễn. Về mặt lý luận, giới nghiên cứu khó khăn khi xác định giá trị mỹ thuật của tiền giấy và những đóng góp của nó trong nền mỹ thuật Việt Nam. Về mặt thực tiễn, sự hiếm hoi các tài liệu nghiên cứu về mỹ thuật trên tiền giấy khiến cho ngƣời dân không hiểu hết đƣợc cái đẹp và giá trị văn hóa nghệ thuật của tiền giấy Việt Nam, nhà quản lý khó khăn khi xây dựng tiêu chí 6 thẩm mỹ cho thiết kế tiền giấy của quốc gia... Mặt khác, việc thiếu các tài liệu nghiên cứu mỹ thuật trên tiền giấy cũng khiến cho các nhà nghiên cứu, sƣu tầm và ngƣời dân cũng khó lý giải đƣợc một số hiện tƣợng, bản chất cũng của mỹ thuật thuật tiền giấy, cũng nhƣ phƣơng pháp xác định tiền thật tiền giả. Dƣới góc độ nghiên cứu, có một số vấn đề đƣợc đặt ra: - Mỹ thuật trên tiền giấy có thuộc về ngành đồ họa hay không? Làm thế nào để xác định đƣợc chuyên ngành của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam hay nó thuộc chuyên ngành mới? - Đặc trƣng thẩm mỹ của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là gì? - Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam đóng góp gì cho lịch sử mỹ thuật Việt Nam ? NHNN Việt Nam có bộ phận thiết kế mẫu tiền, các họa sĩ tham gia thiết kế hệ thống tiền giấy trƣớc đây và hệ thống polymer hiện hành đã về hƣu hoặc chuyển công tác khác. Việc đặt vấn đề nghiên cứu mỹ thuật trên tiền giấy càng có ý nghĩa thực tiễn trong xây dựng tiêu chuẩn thẩm mỹ, công nghệ cho các hệ thống tiền tƣơng lai của nƣớc ta. Đối với giới sƣu tầm trên thế giới, tiền giấy Việt Nam đƣợc quan tâm và đánh giá cao nhƣ hiện vật văn hóa đại diện của quốc gia. Các nhóm sƣu tầm tiền cổ đƣợc hình thành, thực hiện nhiều cuộc giao lƣu trao đổi kiến thức, trƣng bày tiền cổ thu hút nhân dân tới xem trong đó có nhiều sinh viên. Vì vậy những kết quả nghiên cứu về tiền giấy Việt Nam sẽ là công cụ rất quan trọng để nâng cao nhận thức về mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam. Với suy nghĩ đó, là ngƣời sƣu tầm tiền giấy, đã từng làm việc hơn 10 năm tại Phòng Thiết kế mẫu tiền-Ngân hàng Trung ƣơng và trực tiếp thiết kế nhiều mẫu trong hệ thống tiền polymer, NCS thực hiện đề tài nghiên cứu “Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam giai đoạn 1946 đến 2006”. Mốc thời gian 1946 đƣợc xác lập trên cơ sở thời điểm phát hành tiền giấy lần đầu tiên theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 31/1/1946 về việc phát hành Tiền Tài chính do Bộ tài chính ấn loát và năm 2006 là năm phát hành đồng tiền polymer cuối cùng trong hệ thống tiền hiện hành. 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu về tiền giấy Việt Nam, NCS thấy có thể chia ra làm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các tài liệu nghiên cứu tiếp cận dƣới góc độ lịch sử, kinh tế và xã hội. Nhóm này gồm các sách, báo hoặc hồi ký, tham luận hội thảo do NHNN tổ chức. Nhóm thứ hai, là các tài liệu nghiên cứu tiền giấy Việt Nam dƣới góc độ kỹ thuật, mỹ thuật và thiết kế in ấn. Nhóm này gồm các tài liệu do các công ty tƣ vấn, thiết bị vật tƣ ngành in tiền của nƣớc ngoài và hai luận văn thạc sĩ về tiền giấy. 2.1. Nhóm các tài liệu nghiên cứu tiếp cận tiền giấy Việt Nam dưới góc độ lịch sử, kinh tế và xã hội Nhóm này đƣợc hệ thống bởi các tài liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc có đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là tiền giấy Việt Nam trên phƣơng diện lịch sử và các thông tin liên quan. Các tài liệu dƣới tồn tại ở dạng sách, bài báo, các hồi ký, tham luận hội thảo. Về các tài liệu nƣớc ngoài, năm 1996, cuốn sách tiếng Pháp Les Billets de la Banque de l’Indochine (Tiền giấy của Ngân hàng Đông Dƣơng) do Maurice Kolsky và Maurice Muszynsky. Sách dành một phần dung lƣợng lớn viết về tiền giấy do Ngân hàng Đông Dƣơng phát hành tại Việt Nam, với các khảo sát kỹ lƣỡng về kích thƣớc, hình vẽ, tên họa sĩ sáng tác, tên nhà in [151]. Về các tài liệu trong nƣớc, có một số cuốn viết về lịch sử tiền giấy Việt Nam dƣới dạng tài liệu hoặc hồi ký. Năm 1945 có cuốn sách Tiền bạc (Khảo cứu về vấn đề tiền tệ)của Phan Văn Hùm, lƣợc khảo về vấn đề tiền tệ. Sách viết về tình hình kinh tế tiền tệ nƣớc ta giai đoạn trƣớc 1945 [42]. Năm 1960, cuốn sách Lưu thông tiền tệ ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc viết bởi Trần Dƣơng và Phạm Thọ, đề cập sơ bộ tới lịch sử tiền tệ tại Việt Nam từ thời thuộc Pháp cho đến hết năm 1959 [27]. Năm 1982, cuốn hồi ký Những năm,tháng thử thách trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 của tập thể các tác giả viết về các hoạt động từ tiếp quản Ngân hàng Đông Dƣơng (thuộc Pháp) tới việc in ấn, xây dựng kho tàng, điều 8 chuyển tiền tệ từ chiến khu Việt Bắc tới các miền vùng khác trong cả nƣớc trong ngày đầu kháng chiến chống Pháp [74]. Năm 1991, cuốn sách Tiền Việt Nam đƣợc NHNNViệt Nam phát hành, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là cuốn sách đầu tiên tập hợp các tƣ liệu, hình ảnh về một số mẫu tiền tiêu biểu của nƣớc ta đƣợc sắp xếp theo các giai đoạn lịch sử phát hành. Cuốn sách này giới thiệu khái quát tƣ liệu chứ không có các nghiên cứu sâu về mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam [75]. Sách 40 mùa sen nở là tập hồi ký về con ngƣời và sự nghiệp 40 năm Ngân hàng do NHNN Việt Nam phát hành tháng 5 năm 1991, tập hợp 117 bài viết công phu và các tài liệu quan trọng liên quan tới lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam nói chung và đồng tiền Việt Nam [73]. Năm 1994, cuốn sách 100 năm tiền giấy Việt Nam đƣợc Hội tem TP. Hồ Chí Minh và Nxb. Trẻ phát hành, tập hợp sơ bộ hình ảnh và tƣ liệu về các đồng tiền giấy tiêu biểu của Việt Nam qua các thời kỳ [40]. Năm 1995, sách Một thời không quên, là cuốn hồi ký 2 tập của nhiều tác giả về Sở ấn loát Tài chính Trung Bộ in và phát hành giấy bạc Cụ Hồ (giấy bạc do Bộ tài chính phát hành trong thời đầu của kháng chiến chống Pháp từ năm 1946-1952 [86, 87]. Năm 1998, tài liệu Hội thảo Tiền tệ 300 năm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, bao gồm 20 bài tham luận của giới chức ngành Ngân hàng, các nhà nghiên cứu lịch sử và các nhà sƣu tầm tiền cổ. Năm 2006, cuốn sách Tiền Việt Nam – Xưa và nay, tài liệu do Trƣờng đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh biên soạn, giới thiệu “sƣu tầm và biên tập dƣới dạng sử ký nhằm cung cấp kiến thức phổ thông để mọi ngƣời trong các tầng lớp xã hội khác nhau ai cũng đọc đƣợc, hiểu đƣợc” [114]. Năm 2006, tài liệu kỷ yếu hội thảo Tiền Việt Nam - Các giá trị lịch sử kinh tế và xã hội. Hội thảo do NHNN Việt Nam tổ chức ngày 22 tháng 4 năm 2006 tại Hà Nội. Năm 2009, có cuốn Sưu tập tiền giấy tiêu biểu Việt Nam và Quốc tế, do tác giả Thiên Kim. Nội dung của sách chủ yếu giới thiệu hình ảnh của một số đồng tiền của 102 nƣớc trên thế giới. Trong cuốn này, tác giả có dành một số trang giới thiệu hình ảnh tiền giấy Việt Nam [58]. Năm 2009, cuốn sách Tiền cổ Việt Nam do Lục Đức Thuận và Võ Quốc Ky viết về lịch sử tiền cổ Việt Nam trải qua các triều đại phong 9 kiến đến hết thế kỷ XIX [106]. Năm 2010, cuốn sách 1000 năm tiền tệ Thăng Long do tác giả Nguyễn Thanh Châu và Ngô Hƣớng viết giới thiệu tiền tệ nói chung và tiền giấy nói riêng. Cuốn sách đáng chú ý Tiền Việt Namđƣợc nhóm tác giả Lê Việt Cƣờng, TS. Đào Minh Tú, ThS. Ngô Quang Lƣơng, Nguyễn Mạnh Tùng đƣợc xuất bản 2011. Cuốn sách đã liệt kê các đồng tiền Việt Nam trong các triều đại phong kiến cũng nhƣ các hệ thống tiền của nƣớc ta từ 1945 trở lại đây và đề cập sơ lƣợc tới tình hình kinh tế xã hội có liên quan tới các hệ thống [24]. Cùng năm này, cuốn tài liệu 60 năm Ngân hàng Việt Nam – Tư liệu và Hình ảnh do Ban biên soạn của NHNN Việt Nam với Chủ biên là Nguyễn Đồng Tiến (Phó Thống đốc NHNN Việt Nam). Sách có nhiều ảnh minh họa và các nội dung liên quan tới các mốc quan trọng trong lịch sử 60 năm xây dựng và trƣởng thành của NHNN Việt Nam [70]. Một số bài báo tiêu biểu viết về tiền tệ nhƣ các bài báo của tác giả Nguyễn Thanh Châu nhƣ “Sự hóa thân của đồng tiền”,“Vài nét về tiền tệ 300 năm Sài GònThành phố Hồ Chí Minh”, “Năm mƣơi năm giấy bạc Ngân hàng ra đời và phát triển”. Năm 2012, bài báo “Hiện tƣợng độc đáo trong lịch sử tiền tệ Việt Nam: Hàng chục loại tiền cùng lƣu hành” của nhà nghiên cứu sƣu tầm tiền Nguyễn Anh Huy. 2.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu tiền giấy Việt Nam dưới góc độ kỹ thuật, mỹ thuật và thiết kế in ấn Năm 2000, cuốn sách The Art of Money:The history and design of paper currency from around the world (Nghệ thuật tiền giấy: Lịch sử và thiết kế tiền giấy trên toàn thế giới) do David Standish viết. Trong cuốn sách này, có 2 mẫu tiền giấy Việt Nam đƣợc nhắc tới là mẫu 200 đ hiện hành (vẽ máy cày) và mẫu 500 đ của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do chế độ chính quyền Việt Nam Cộng hòa phát hành (vẽ hình con hổ) [134]. Năm 2001, tài liệu nghiệp vụ Thuyết trình cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của hãng sản xuất mực in và các yếu tố chống giả, có nội dung phân tích và xây dựng tiêu chuẩn cho thiết kế chống giả với từng cấp độ... Năm 2002, tài liệu nghiệp vụ Nghiên cứu kỹ thuật về các tờ bạc Việt Nam đƣợc hãng Sicpa thực hiện 10 nghiên cứu về hiện trạng hệ thống tiền giấy cotton (năm 1987-2010) đƣa ra các cấp độ nhận biết chống giả. Năm 2002, tài liệu nghiệp vụ Sản xuất tiền Polymer đƣợc viết bởi Danny Reid và Neil Burnham là 2 kỹ sƣ và thiết kế chính của hãng PolyTeQ Service – Úc và đƣợc giảng dạy cho các họa sĩ thiết kế mẫu tiền liên quan tới đề án thiết kế tiền Polymer của NHNN Việt Nam vào tháng 1 năm 2002. Năm 2008, có cuốn sách Kỹ thuật nhận biết tiền thật tiền giả do TS. Phan Văn Tính (chủ biên). Nội dung của sách chỉ đề cập thuần túy tới vấn đề kỹ thuật sản xuất tiền giấy, hoàn toàn không bàn tới vấn đề mỹ thuật, văn hóa của tiền giấy. Năm 2013, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Tố Uyên, tiêu đề“Nghệ thuật thiết kế mẫu tiền giấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” chuyên ngành Lý luận và Lịch sử mỹ thuật ứng dụng, bảo vệ tháng 12 năm 2013 tại Trƣờng Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Luận văn đƣợc trình bày với 104 trang, trong đó toàn bộ phần nội dung có liên quan tới đề tài chủ yếu nằm trong chƣơng 2. Ở chƣơng này, Nguyễn Thị Tố Uyên đã khái quát vấn đề lý thuyết của thiết kế tiền giấy nhƣ bố cục, màu sắc, kỹ thuật trong 17 trang của phần đầu chƣơng này. Trong 25 trang của phần sau, Nguyễn Thị Tố Uyên giới thiệu sơ bộ lịch sử ra đời của tiền giấy Việt Nam từ năm 1945 tới nay với 8 hệ thống tiền khác nhau. Nhƣ vậy, nội dung mỗi bộ tiền chỉ đƣợc đề cập từ lịch sử, phân loại tiền giấy Việt Nam và phần phân tích đặc điểm trong khoảng 2,5 trang. NCS cho rằng dung lƣợng nhƣ vậy là ít và sơ lƣợc. NCS nhận thấy, các nội dung đƣợc đề cập trong phần 2 đều đã đƣợc đề cập tới trong các sách hoặc tài liệu ngành Ngân hàng xuất bản trƣớc đó và/hoặc xuất hiện trên các trang thông tin điện tử. Luận văn chƣa đi vào phân tích sâu về mỹ thuật của bất kỳ một đồng tiền nào để làm nổi bật lên vẻ đẹp văn hóa và giá trị nghệ thuật của nó. Năm 2014, Luận văn thạc sỹ Mỹ thuật của Trần Tuấn Nam, chuyên ngành Mỹ thuật tạo hình đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học mỹ thuật Việt Nam. Luận văn có tên là Bố cục theo chủ đề trong trang trí tiền giấy Việt Nam từ 1946 đến 2006. Luận văn có độ dài 66 trang, bao gồm 3 chƣơng. Nội dung chủ yếu của luận văn này là bố cục và chủ đề của các đồng tiền giấy Việt Nam. Luận văn có đƣa ra một số vấn đề 11 về bố cục tiền giấy theo các chủ đề, tuy nhiên còn rất sơ lƣợc. Khảo sát các nội dung đƣợc đề cập tới trong luận văn, NCS nhận thấy Trần Tuấn Nam đã ở liệt kê mốt số dạng bố cục thƣờng thấy ở tiền giấy và mô tả các hình ảnh xuất hiện trong các bộ tiền Việt Nam, không phân tích nguyên nhân, diễn biến tình hình kinh tế chính trị, văn hóa mỹ thuật và công nghệ để dẫn tới cách thiết kế và bố cục đó. NCS nhận thấy còn nhiều điểm sai sót về mặt thông tin chung, các phần phân tích bình luận về bố cục, chủ đề đều thiếu các phân tích chính xác, cụ thể về mặt thiết kế, mỹ thuật và chƣa nêu đƣợc tính đặc sắc về mỹ thuật của các dạng bố cục chủ đề. 2.3. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu các công trình Đánh giá chung các công trình liên quan tới đề tài, NCS nhận thấy các công trình trên có những điểm chung nhƣ sau: - Về đối tượng nghiên cứu: Ngoài các tài liệu kỹ thuật in ấn tiền giấy, các công trình trên thƣờng có đối tƣợng chủ yếu là tiền xu hoặc cổ tiền gắn liền lịch sử hình thành hoặc các sự kiện có liên quan tới các hệ thống tiền xu hoặc tiền giấy (theo dạng hồi ký về sự kiện) chứ không đề cập tới giá trị nghệ thuật thiết kế của tiền giấy Việt Nam. Một số tài liệu viết về tiền giấy (bao gồm cả hai luận văn thạc sĩ đã kể ở trên) vẫn mang tính liệt kê sơ bộ về phƣơng pháp in ấn hoặc bố cục mà có ít sự phân tích liên hệ tới nghệ thuật. - Hướng tiếp cận nghiên cứu: Các bài viết thƣờng sử dụng phƣơng pháp tiếp cận lịch sử. Các tài liệu hƣớng dẫn chuyên ngành thiết kế tiền giấy thì thuần túy dùng phƣơng pháp tiếp cận của các ngành khoa học kỹ thuật. Các luận văn viết về thiết kế tiền giấy của Nguyễn Thị Tố Uyên và Trần Tuấn Nam ít sử dụng phƣơng pháp luận thiết kế hoặc lấy tiêu chí mỹ thuật để nghiên cứu. Nhƣ vậy hƣớng nghiên cứu tiền giấy Việt Nam dƣới góc độ mỹ thuật chƣa đủ dung lƣợng cần thiết, thiếu các phân tích bình luận về trang trí và mỹ thuật để làm rõ giá trị mỹ thuật của tiền giấy Việt Nam. Đây chính là phần mà NCS sẽ thực hiện trong luận án này. - Phần nội dung: Các công trình trên cho biết nhiều thông tin hữu ích liên quan chủ yếu tới các vấn đề tiền cổ (tiền xu Việt Nam qua các triều đại) và một phần về lịch sử phát hành tiền giấy ở Việt Nam. NCS cũng nhận thấy có thể học hỏi 12 nhiều từ các công trình nghiên cứu, nhà sƣu tầm về kiến thức tiền tệ và nghiên cứu lịch sử thông qua tiền tệ. NCS cũng kế thừa ở các chuyên gia thiết kế, các tài liệu kỹ thuật về thiết kế tiền giấy những thông tin về cách trang trí, phƣơng pháp thiết kế tiền giấy trên thế giới và coi đó nhƣ các luận cứ quan trọng trong đề tài của mình. NCS nhận thấy trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề liên quan tới mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam, chƣa có tài liệu nào nêu đƣợc đặc trƣng của thẩm mỹ tiền giấy Việt Nam, phân tích các hình thức trang trí trên tiền giấy Việt Nam cũng nhƣ giá trị của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu. NCS thực hiện hƣớng tìm riêng của mình là nghiên cứu về mỹ thuật trên tiền giấy với các yếu tố nhƣ hình thức trang trí, để qua đó thấy đƣợc yếu tố văn hóa và thẩm mỹ thời đại cũng nhƣ những đóng góp của mỹ thuật trên tiền giấy vào nền nghệ thuật của nƣớc ta. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích tổng quát Đề tài làm xác định đồ họa tiền giấy Việt Nam nhƣ một phần của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, làm sáng rõ nhận thức về giá trị mỹ thuật trên tiền giấy cũng nhƣ các đóng góp của mỹ thuật trên tiền giấy vào nền mỹ thuật Việt Nam. 3.2. Mục đích cụ thể - Làm rõ mỹ thuật trên tiền giấy nhƣ một dạng đồ họa độc đáo. - Làm rõ yếu tố mỹ thuật của tiền giấy, nghiên cứu sự tồn tại của mỹ thuật trên tiền giấy. Trong đó nhấn mạnh tới nghệ thuật trang trí cũng nhƣ việc sử dụng, kế thừa mỹ thuật truyền thống trong thiết kế tiền giấy và nghiên cứu đặc trƣng đồ họa độc đáo của tiền giấy là tạo bản mẫu bằng nét vẽ. - Làm rõ những đặc điểm về mỹ thuật và hiệu quả thẩm mỹ bởi phƣơng pháp in ấn độc đáo của tiền giấy Việt Nam. 13 - Nghiên cứu sự liên hệ giữa mỹ thuật trên tiền giấy và mỹ thuật Việt Nam, sự chuyển biến trong phong cách mỹ thuật trên tiền giấy theo tiến trình lịch sử, bao gồm các yếu tố nhƣ sử dụng hình tƣợng nghệ thuật, phong cách trang trí, đồ họa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tƣợng nghiên cứu là đặc trƣng của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam. Trong đó có các yếu tố nhƣ nghệ thuật sử dụng nét, nghệ thuật trang trí và ứng dụng mỹ thuật truyền thống trong mỹ thuật tiền giấy Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đƣợc giới hạn trong các hệ thống tiền giấy do nhà nƣớc Việt Nam DCCH, nay là CHXHCN Việt Nam phát hành từ năm 1946 đến năm 2006 trên lãnh thổ nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên, để làm rõ các vấn đề của đối tƣợng nghiên cứu, đề tài có liên hệ tới các hệ thống tiền giấy đã từng phát hành tại Việt Nam nhƣ: - Bộ tiền giấy lƣu thông tại Nam bộ (đƣợc gọi là Tiền Nam Bộ) và tín phiếu Trung Bộ (liên khu V)…đƣợc phát hànhtrong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và 2 bộ tiền do UBTƢMTDTGP MNVN phát hành ở miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và bộ tiền phát hành vào miền Nam sau ngày thống nhất 30/4/1975 (để thay thế tiền Ngân hàng Quốc gia do VNCH). - Hệ thống tiền giấy của Ngân hàng Đông Dƣơng, hệ thống tiền do Ngân hàng Quốc gia thuộc chính quyền VNCH phát hành tại Miền Nam trƣớc 30/4/1975. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tiền giấy ra đời trong các bối cảnh xã hội cụ thể, nhƣ tình hình kinh tế chính trị và sự ảnh hƣởng của văn hóa dân tộc. Vì thế, việc nghiên cứu mỹ thuật trên tiền giấy cần phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành lịch sử, chính trị, văn hóa và mỹ thuật. - Phương pháp khảo sát, đo đạc ghi chép: các tƣ liệu là hiện vật nhƣ tiền giấy, bản in tiền bằng kẽm…Phƣơng pháp này cho phép NCS có đƣợc các số liệu cần thiết đƣợc ghi chép đo đạc thực tế mà không nhất thiết phải dựa vào các nguồn 14 trích dẫn khác. Ngoài ra với kinh nghiệm và kiến thức trong nghề thiết kế tiền giấy, NCS có thể phát hiện, phân tích và trình bày giá trị nghệ thuật của từng mẫu tiền, từng phƣơng pháp in ấn cũng nhƣ giá trị thiết kế của cả hệ thống. - Phương pháp so sánh: Luôn cần sử dụng phƣơng pháp so sánh để làm rõ các giá trị nghệ thuật của tiền giấy Việt Nam cũng nhƣ nêu đƣợc sự biến chuyển của mỹ thuật trên tiền giấy trong tiến trình lịch sử. - Phương pháp khảo sát tham dự: NCS có hơn 10 năm làm việc tại Tổ họa, sau đổi tên thành Phòng Thiết kế mẫu tiền, NHNN Việt Nam, trực tiếp tham gia thiết kế nhiều mẫu ngân phiếu thanh toán và một số mệnh giá tiền polymer cũng nhƣ tiền xu nên. Điều này cho phép NCS có điều kiện tiếp xúc với các cán bộ thiết kế, công nhân xƣởng in cũng nhƣ các chuyên gia nƣớc ngoài, đồng thời có những kiến thức cần thiết trong nghề thiết kế tiền giấy. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phi cấu trúc hay bán cấu trúc thƣờng đƣợc xem là phƣơng pháp định tính. Ở đề tài này, phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc NCS thực hiện đối với các nhà thiết kế tiền giấy, các nhà sƣu tầm và một số cá nhân khác nhằm làm rõ các giá trị của tiền giấy Việt Nam nhƣ tính nhận biết, vẻ đẹp và các giá trị văn hóa khác… - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đối với ngành nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng, ngƣời ta thông qua việc phân tích một vài trƣờng hợp cụ thể điển hình rồi hệ thống hóa, so sánh với các trƣờng hợp khác để tìm ra các nét tƣơng đồng và khái quát hóa thành các bản chất chung của hiện tƣợng. Trong đề tài nghiên cứu này, việc sử dụng nghiên cứu trƣờng hợp là hợp lý khi mà số lƣợng mẫu khảo sát có tới hàng trăm mẫu. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Những đóng góp về mặt khoa học - Đề tài đóng góp vào hiểu biết chung của ngành lý luận lịch sử mỹ thuật về một đối tƣợng nghiên cứu mới. 15 - Kết quả của đề tài sẽ xác định vị trí của mỹ thuật trên tiền giấy vào loại nghệ thuật đồ họa đặc biệt. Đây là vấn đề hiện nay chƣa có tài liệu nào chứng minh hoặc xác nhận mẫu tiền giấy là tác phẩm nghệ thuật. - Kết quả của đề tài sẽ làm rõ ngôn ngữ mỹ thuật trên tiền giấy và giá trị của nó trong nền mỹ thuật Việt Nam. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Việc làm rõ các giá trị mỹ thuật của tiền giấy Việt Nam góp phần vào nhận thức chung của xã hội về sản phẩm quen thuộc với công chúng là tiền giấy. - Qua việc nghiên cứu tính thẩm mỹ - văn hóa - dân tộc của tiền giấy, đƣa tiền giấy thành một công cụ quảng bá hình ảnh quốc gia, làm cho ngƣời Việt Nam cũng nhƣ ngƣời nƣớc ngoài quan tâm và trân trọng tiền giấy Việt Nam. - Góp phần nâng cao nhận thức về mỹ thuật truyền thống và vai trò của hoa văn dân tộc trong thiết kế tiền giấy. 7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu - Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là loại thể nào? Tiền giấy Việt Nam có giá trị nghệ thuật hay không? - Đặc trƣng của mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam nhƣ thế nào? Phong cách mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam có sự thay đổi nhƣ thế nào? - Ngôn ngữ mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là gì, đóng góp gì trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam? 7.2. Giả thuyết nghiên cứu - Mỹ thuật trang trí trên tiền giấy Việt Nam có giá trị nghệ thuật đặc sắc, là dạng đồ họa đặc biệt, thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng. - Mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam là sản phẩm kết hợp giá trị văn hóa, mỹ thuật, trang trí truyền thống cùng với các yếu tố đặc trƣng cho ngôn ngữ đồ họa của tiền giấy. Hoa văn dân tộc kết hợp hoa văn lƣới, hình ảnh chủ đề và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là các thành tố chủ yếu tạo nên diện mạo của tiền giấy Việt Nam. 16 - Cùng dòng chảy lịch sử mỹ thuật Việt Nam, mỹ thuật trên tiền giấy cũng có nhƣng biến đổi phong cách qua các giai đoạn lịch sử. - Với ngôn ngữ đồ họa nét và cách trang trí độc đáo, mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam có vị trí nhất định trong tiến trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam. 8. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu (9 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (10 trang), phụ lục (75 trang), nội dung của đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các vấn đề có liên quan tới luận án (37 trang) - Chƣơng 2: Nhận diện yếu tố mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam (43 trang) - Chƣơng 3: Đặc trƣng nghệ thuật và sự biến đổi của phong cách mỹ thuật trên tiền giấy Việt Nam (57 trang) 17 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1.1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận án 1.1.1. Cơ sở lý thuyết Trên thế giới đã tồn tại thuật ngữ The Art of Money (Nghệ thuật tiền giấy), trong đó đề cập tới các chủ đề trong tiền giấy cũng nhƣ cách in ấn. Tuy nhiên, những tài liệu coi tiền giấy nhƣ một thực thể mỹ thuật thì chƣa nhiều. Cuốn sách đáng chú ý nhất hiện nay là cuốn The Art of Money của David Standish viết năm 2000 cũng chƣa đi vào nghiên cứu lý luận tiền giấy và chƣa thực sự phân tích tiền giấy nhƣ thực thể mỹ thuật mà chỉ dừng lại ở việc giới thiệu lịch sử tiền giấy và các chủ đề cơ bản cũng nhƣ một số hình ảnh tiền giấy tiêu biểu trên thế giới [134]. Đề cập đến chức năng của tiền tệ nói chung và tiền giấy nói riêng, hầu hết chúng ta đều thống nhất với nhau ở 3 chức năng cơ bản là: Phƣơng tiện trao đổi, thƣớc đo giá trị và cất trữ giá trị [38, tr.9]. Tuy nhiên, tiền giấy còn là sản phẩm do con ngƣời tạo ra và ghi dấu các giá trị về văn hóa và thẩm mỹ trên đó. Nhƣ vậy, tiền giấy có thể đƣợc xem xét dƣới góc độ là sản phẩm của nghệ thuật tạo hình. Việc này tạo cơ sở để đề tài nghiên cứu đi đúng hƣớng và điều kiện tiên quyết để các điểm mới khác đƣợc tồn tại. Việc biện luận cho quan điểm này đƣợc thực hiện trên cả cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Theo quan điểm về phân loại các loại hình nghệ thuật của M. Cagan đƣợc trình bày trong cuốn Hình thái học của nghệ thuật, nghệ thuật có thể chia thành nghệ thuật hai chức năng (nghệ thuật và vụ lợi) và nghệ thuật một chức năng (nghệ thuật thuần túy) [67, tr.431]. Ông cho rằng: “Trong quá trình phát triển lịch sử của nghệ thuật, do ảnh hƣởng của những nhân tố khác nhau, đan chéo nhau, đã bắt đầu diễn ra ngày càng tích cực hơn “phản ứng phân rã” của những phức thể nghệ thuật tổng hợp cổ xƣa nhất là nghệ thuật văn nghệ và nghệ thuật kỹ thuật” [67, tr.431]. Theo sơ đồ phân loại nghệ thuật tại bảng số 25 của cuốn sách, ta có thể khái quát vấn đề nhƣ sau: Khởi đầu từ nghệ thuật nguyên thủy, phân loại thành nghệ thuật có 18 xu hƣớng “kỹ thuật phức tạp” và “văn nghệ phức tạp”, từ nghệ thuật có xu hƣớng kỹ thuật phức tạp, theo nhánh phân hóa “sản xuất nghệ thuật” mà trở thành có 2 loại là “Sáng tạo theo kiến trúc” và “sáng tạo theo miêu tả”, từ nhóm sáng tạo theo kiến trúc cùng với môi trƣờng tồn tại và sự phát triển của khoa học mà tạo thành các thể nghệ thuật có tính kiến trúc, trong đó có “nghệ thuật ứng dụng”[67, tr.324]. Nhƣ vậy, ta có thể rút ra quan điểm là thiết kế đồ họa in ấn là chuyên ngành của mỹ thuật, thiết kế tiền giấy cũng sử dụng các phƣơng pháp của thiết kế đồ họa in ấn nhƣng ở tầm mức cao hơn với việc thiết kế cho nhiều phƣơng pháp in ấn khác nhau. Tờ tiền lƣu lại các hình ảnh, hoa văn họa tiết và ngôn ngữ của mỹ thuật nên bản thân nó là sản phẩm mỹ thuật. Nhà nghiên cứu tiền giấy nổi tiếng thế giới Hans de Heij không chỉ cho là Thiết kế tiền giấy là chuyên ngành của Thiết kế đồ họa in ấn, mà ông còn coi đó là “is a specific of graphic design” (dạng đặc biệt của Thiết kế đồ họa) [137, tr.9]. Theo ông, nhà thiết kế tiền cần thông thạo 37 yếu tố cấu thành của tiền giấy [137, tr.62] cùng với sự hiểu biết về đặc tính kỹ thuật của giấy in tiền, của các yếu tố chống giả, kỹ thuật của nhiều phƣơng pháp in ấn khác nhau. Nhƣ vậy, nhà thiết kế mẫu tiền hoàn toàn khác biệt so với nhà thiết kế đồ họa in ấn thông thƣờng, hoạt động thiết kế tiền cũng hoàn toàn khác biệt so với hoạt động thiết kế đồ họa in ấn. Sự khác biệt này thể hiện ở tính tầm mức, trình độ của hoạt động thiết kế. Nếu việc thiết kế đồ họa in ấn chỉ thiết kế cho 1 phƣơng pháp in thì thiết kế mẫu tiền tích hợp trong đó nhiều công nghệ in ấn khác nhau. Ngƣợc lại, nếu đồ họa in ấn có muôn hình cách thể hiện thì tiền giấy chỉ có cấu trúc hình thức khá cố định với 3 yếu tố chính là (1) hoa văn họa tiết trang trí, (2) nội dung hình ảnh chủ đề và (3) chân dung cách nhân vật lịch sử. Với đối tƣợng sử dụng lớn, số lƣợng bản in cực lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tiền giấy là sản phẩm đồ họa đặc biệt mà theo M. Cagan, việc phát triển của nghệ thuật ứng dụng luôn song hành cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật [67, tr.324]. Ngày 12 tháng 2 năm 1996, Viện nghiên cứu Tiền tệ Châu Âu đã đƣa ra các tiêu chí cho việc thiết kế đồng tiền châu Âu trong Phụ lục phần 1 trong văn bản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan