Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mức độ chấp nhận của ông bà và cha mẹ về chương trình huấn luyện hành vi làm cha...

Tài liệu Mức độ chấp nhận của ông bà và cha mẹ về chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ

.PDF
157
121
143

Mô tả:

DANH MỤC VIẾT TẮT ADHD (Attention deficit hyperactivity disorder): Rối loạn tăng động giảm chú ý BPT (Behavioral parent training): Huấn luyện hành vi làm cha mẹ CBT (Cognitive behavioral therapy): Trị liệu nhận thức hành vi ĐTB: Điểm trung bình M (Mean): Điểm trung bình OCD (Obsessive-Compulsive disorder): Rối loạn ám ảnh cƣỡng bức PCIT (Parent - child interaction therapy): Trị liệu tƣơng tác cha mẹ - con cái SD (Standard deviation): Độ lệch chuẩn ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4 5. Khách thể nghiên cứu..............................................................................................4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................4 7. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................4 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................5 CHƢƠNG 1................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................6 1.1 Tổng quan nghiên cứu chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ..................6 1.1.1 Lịch sử chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ............................................. 6 1.1.2 Các kết quả nghiên cứu thực tiễn ................................................................................. 13 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài.....................................................................33 1.2.1 Hành vi làm cha mẹ ......................................................................................................... 33 1.2.2 Chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ.......................................................... 35 1.2.3 Mức độ chấp nhận chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ...................... 40 CHƢƠNG 2..............................................................................................................45 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .....................................................................................45 2.1 Khách thể nghiên cứu..........................................................................................45 iii 2.2 Địa bàn nghiên cứu .............................................................................................45 2.3 Tổ chức nghiên cứu .............................................................................................46 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................47 CHƢƠNG 3..............................................................................................................50 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................50 3.1 Niềm tin của ông bà và cha mẹ về các chiến lƣợc khen thƣởng, trừng phạt trong việc nuôi dạy con ......................................................................................................50 3.2 Mức độ chấp nhận, khả thi và hiệu quả dự kiến của các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ........................................................................57 3.2.1 Mức độ chấp nhận các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ .................................................................................................................................................... 57 3.2.2 Mức độ khả thi của các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ............................................................................................................................................ 63 3.2.3 Hiệu quả dự kiến của các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ............................................................................................................................................ 69 3.2.4 Thời gian tham gia chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ...................... 73 3.2.5 ĐTB chung của 7 kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ .......................................................................................................................................................... 76 3.3 Các mối tƣơng quan và hồi qui đáng lƣu ý trong nghiên cứu.............................78 3.3.1 Tƣơng quan giữa niềm tin thích nghi và không thích nghi của ông bà và cha mẹ với các biến nhân khẩu ....................................................................................................... 78 3.3.2 Tƣơng quan giữa mức độ chấp nhận, mức độ khả thi và hiệu quả dự kiến của chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ với các biến nhân khẩu ........................ 80 3.3.3 Tƣơng quan giữa mức độ chấp nhận, mức độ khả thi hiệu quả dự kiến của kĩ thuật khen ngợi, chỉ dẫn hiệu quả, phớt lờ với các biến nhân khẩu .............................. 82 3.3.4 Tƣơng quan giữa niềm tin của khách thể với mức độ chấp nhận, mức độ khả thi và hiệu quả dự kiến của chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ................. 83 iv 3.3.5 Hồi qui dự báo niềm tin, mức độ chấp nhận, mức độ khả thi và hiệu quả dự kiến của chƣơng trình từ các biến số nhân khẩu ................................................................ 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................88 1. Kết luận .................................................................................................................88 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................89 3. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................101 PHỤ LỤC ...............................................................................................................102 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Nội dung chính của các chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ....37 Bảng 1.2: Sự khác biệt giá trị văn hóa, niềm tin, thói quen của cha mẹ ở các khu vực trên thế giới ...............................................................................................................42 Bảng 2.1: Mô tả nhân khẩu học của khách thể nghiên cứu ......................................45 Bảng 3.1: Sự khác biệt có ý nghĩa trong quan điểm giữa ông bà và cha mẹ về các chiến lƣợc khen thƣởng, trừng phạt trong việc nuôi dạy con ...................................50 Bảng 3.2: Niềm tin của ông bà và cha mẹ về các chiến lƣợc khen thƣởng, trừng phạt trong việc nuôi dạy con .............................................................................................54 Bảng 3.3: Sự khác biệt về niềm tin theo thế hệ và giới ............................................54 Bảng 3.4: Mức độ chấp nhận của ông bà và cha mẹ về các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ........................................................................57 Bảng 3.5: Sự khác biệt theo thế hệ và giới về mức độ chấp nhận các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ...........................................................60 Bảng 3.6: Cách nhìn nhận mức độ khả thi của ông bà và cha mẹ về các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ..................................................63 Bảng 3.7: Sự khác biệt theo thế hệ và giới về cách nhìn nhận mức độ khả thi của các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ....................................67 Bảng 3.8: Cách nhìn nhận mức độ hiệu quả của ông bà và cha mẹ về các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ..................................................69 Bảng 3.9: Sự khác biệt theo thế hệ và giới về cách nhìn nhận hiệu quả dự kiến của các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ..............................71 Bảng 3.10: Sự khác biệt theo thế hệ và giới trong mức độ chấp nhận, mức độ khả thi và hiệu quả dự kiến của yếu tố thời gian trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ .......................................................................................................................73 Bảng 3.11: Sự khác biệt theo thế hệ và giới về mức độ chấp nhận, mức độ khả thi và hiệu quả dự kiến của 7 kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ...................................................................................................................................76 vi Bảng 3.12: Tƣơng quan giữa ĐTB niềm tin thích nghi và không thích nghi của ông bà và cha mẹ với các biến nhân khẩu ........................................................................78 Bảng 3.13: Tƣơng quan giữa mức độ chấp nhận, mức độ khả thi và hiệu quả dự kiến của chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ với các biến nhân khẩu ..............80 Bảng 3.14: Tƣơng quan giữa mức độ chấp nhận, mức độ khả thi hiệu quả dự kiến của kĩ thuật khen ngợi, chỉ dẫn hiệu quả, phớt lờ với các biến nhân khẩu ...............82 Bảng 3.15: Tƣơng quan giữa niềm tin của khách thể với mức độ chấp nhận, mức độ khả thi và hiệu quả dự kiến của chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ........83 Bảng 3.16: Hồi qui giữa các biến nhân khẩu, niềm tin thích nghi, không thích nghi với mức độ chấp nhận chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ......................84 Bảng 3.17: Hồi qui giữa các biến nhân khẩu, niềm tin thích nghi, không thích nghi với mức độ khả thi chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ............................85 Bảng 3.18: Hồi qui giữa các biến nhân khẩu, niềm tin thích nghi, không thích nghi với hiệu quả dự kiến chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ .........................85 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tần suất tham khảo cách thức nuôi dạy con qua các phƣơng tiện giữa ông bà và cha mẹ ......................................................................................................56 viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là một trong những môi trƣờng quan trọng ảnh hƣởng đầu tiên và trực tiếp tới sự phát triển và xã hội hóa của trẻ. Ngay từ những năm 1920, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nhận ra vai trò không thể tách rời của môi trƣờng trong sự phát triển và duy trì các vấn đề hành vi của trẻ. Các tác giả đều đồng ý rằng, môi trƣờng gia đình, đặc biệt là việc thực hiện hành vi làm cha mẹ có thể mang tính dự báo quan trọng nhất với các vấn đề hành vi của trẻ. Kể cả trong suốt tuổi vị thành niên, khi mà mối quan hệ bạn bè, truyền thông và các yếu tố khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng ảnh hƣởng lớn tới trẻ, thì các nghiên cứu vẫn chứng minh đƣợc rằng cha mẹ tiếp tục là yếu tố giải thích cho vô vàn sự biến đổi trong sự phát triển của trẻ nhƣ sự phạm pháp, các vấn đề sức khỏe tâm thần, thành tích học tập...hơn bất cứ yếu tố nào [75]. Bên cạnh cha mẹ, ông bà cũng là một nhân tố không thể không nhắc tới trong môi trƣờng gia đình. Số liệu thống kê cho thấy trong vòng 40 năm trở lại đây tuổi thọ trung bình của con ngƣời ngày càng tăng: từ 60 lên 71,4 [115], cùng với đó các hộ gia đình nhiều hơn 2 thế hệ có xu hƣớng ngày càng phổ biến ở nhiều khu vực nhƣ Châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Phi [116], đặc biệt tại Mỹ (2016) có hơn 7.2 triệu ông bà sống chung cùng con cháu [118]. Những con số thống kê này đồng nghĩa với việc ông bà sẽ sẽ ngày càng có thêm nhiều thời gian sống cùng con cháu hơn, kể cả khi chúng đã bƣớc vào tuổi vị thành niên. Vì vậy, bên cạnh ảnh hƣởng của cha mẹ, thì họ - ông bà cũng sẽ có những ảnh hƣởng nhất định tới sự phát triển nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ. Nhận ra vai trò quan trọng và những tác động trực tiếp của gia đình đến trẻ, theo thời gian, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng các thay đổi hành vi có cấu trúc có hiệu quả nhất khi làm việc với trẻ trong môi trƣờng tự nhiên của chúng. (Moreland và cs, 1982 dẫn theo [12, tr.xvii]). Điều này có nghĩa là tiếp cận trị liệu gia đình và can thiệp đa hệ thống đƣợc xem là cách thức trị liệu có hiệu quả nhất với trẻ, và đƣợc thực hiện tốt nhất trong bối cảnh xem xét gia đình nhƣ một hệ thống tƣơng quan (Haley 1976, Minuchin 1974 dẫn theo [12, tr. xvii]). Từ những cơ sở này, chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ bắt đầu manh nha và phát triển. Chƣơng trình là chiến lƣợc mang tính hệ thống với đứa trẻ bởi cha mẹ là 1 ngƣời quyết định môi trƣờng (trƣờng học, giáo viên,…) nên cha mẹ sẽ ảnh hƣởng tới mối quan hệ xã hội và bạn bè của trẻ, từ đó họ cũng sẽ là ngƣời quyết định hành vi nào đƣợc hoặc không đƣợc khuyến khích trong gia đình. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ đã đem lại những hiệu quả rất tích cực cho cả trẻ và cha mẹ. Bên cạnh đó các tác giả cũng xây dựng những chƣơng trình dành riêng cho cả ông bà khi mà tỉ lệ ông bà trở thành ngƣời chăm sóc chính ngày càng có xu hƣớng tăng. Mặc dù các chƣơng trình này rất phổ biến tại nhiều nƣớc trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn là một chƣơng trình mới mẻ, chƣa có nhiều nghiên cứu thích ứng và đánh giá hiệu quả. Do vậy việc tìm hiểu mức độ chấp nhận về chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ là điều cần thiết. Đặt trong bối cảnh nƣớc ta, năm 2015 số hộ gia đình có từ ba thế hệ trở lên chiếm khoảng 21% tƣơng đƣơng với hơn 4.6 triệu hộ gia đình [112], do đó không phải lúc nào các chƣơng trình này thực hiện với cha mẹ cũng hiệu quả nếu ông bà là ngƣời chăm sóc chính của trẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu mức độ chấp nhận chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ không nên chỉ giới hạn cho đối tƣợng cha mẹ mà còn cần phải tìm hiểu cả từ phía ông bà. Song song với đó, tại Việt Nam hiện vẫn còn thiếu các nghiên cứu về chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ, đặc biệt là chƣa có nghiên cứu nào tiến hành so sánh quan điểm và mức độ chấp nhận chƣơng trình giữa hai thế hệ ông bà và cha mẹ. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu về “mức độ chấp nhận của ông bà và cha mẹ về chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ” trên 514 ông bà và cha mẹ đang có con học tiểu học tại địa bàn Hà Nội. Việc thực hiện nghiên cứu này không chỉ giúp tìm ra đƣợc những khác biệt trong mức độ chấp nhận giữa hai thế hệ, mà cùng với đó đặt những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng một chƣơng trình huấn luyện kĩ năng phù hợp hơn với những gia đình có ông bà là ngƣời tham gia chăm sóc trẻ trong bối cảnh đất nƣớc ta. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng và sự khác biệt về mức độ chấp nhận, về cách nhìn nhận tính khả thi và về hiệu quả chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ giữa ông bà và cha mẹ. 2 Nghiên cứu tôn trọng sự khác biệt văn hóa ảnh hƣởng tới mức độ chấp nhận, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của chƣơng trình. Vì vậy, việc tìm ra sự khác biệt của các khách thể chỉ nhằm mục tiêu điều chỉnh chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ phù hợp hơn trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, cũng nhƣ đề xuất các khuyến nghị cho các nhà nghiên cứu và nhà thực hành quan tâm tới đề tài này. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1 Câu hỏi nghiên cứu 1. Thực trạng niềm tin về chiến lƣợc khen thƣởng, trừng phạt trong việc nuôi dạy con cái của ông bà và cha mẹ nhƣ thế nào? 2. Liệu có sự khác biệt niềm tin về chiến lƣợc khen thƣởng, trừng phạt trong việc nuôi dạy con cái của ông bà và cha mẹ? 3. Thực trạng mức độ chấp nhận, cách nhìn nhận tính khả thi và hiệu quả dự kiến của ông bà và cha mẹ về chƣơng trình huấn luyện kĩ năng làm cha mẹ nhƣ thế nào? 4. Liệu có sự khác biệt trong mức độ chấp nhận, cách nhìn nhận tính khả thi và hiệu quả dự kiến giữa ông bà và cha mẹ về chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ? 5. Yếu tố nào là yếu tố tác động, mang tính dự báo tới mức độ chấp nhận, khả năng triển khai và cách nhìn nhận về hiệu quả dự kiến của ông bà và cha mẹ về chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ? 3.2 Giả thuyết nghiên cứu 1. Ông bà và cha mẹ có nhiều niềm tin không thích nghi hơn niềm tin thích nghi về các chiến lƣợc khen thƣởng, trừng phạt trong việc nuôi dạy con cái. 2. Có sự khác biệt về mặt niềm tin với các chiến lƣợc khen thƣởng, trừng phạt giữa ông bà và cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. 3. Ông bà và cha mẹ chấp nhận và nhìn nhận tính khả thi, hiệu quả dự kiến của chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ ở mức trung bình. 4. Có sự khác biệt trong mức độ chấp nhận, cách nhìn nhận tính khả thi và hiệu quả dự kiến của các kĩ thuật trong chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ giữa ông bà và cha mẹ. 5. Các yếu tố nhƣ trình độ học vấn, tuổi, học vấn, thu nhập, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin có ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận, khả năng triển khai chƣơng trình và cách nhìn nhận về hiệu quả dự kiến của chƣơng trình can thiệp này. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận (1) Đọc và tổng hợp các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu: Tổng quan nghiên cứu tại các nƣớc phƣơng Tây, phƣơng Đông và Việt Nam về mức độ chấp nhận và hiệu quả của chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ. (2) Xây dựng các khái niệm cơ sở của đề tài, bao gồm: Hành vi làm cha mẹ; chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ; chấp nhận. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn (1) Xây dựng bảng hỏi nhân khẩu. (2) Xây dựng bảng hỏi về quan điểm của ông bà và cha mẹ riêng biệt, bao gồm: (a) Mức độ đồng tình về các chiến lƣợc thƣởng, phạt, đòn roi, khen ngợi… (b) Tần suất tiếp cận với các nguồn thông tin, cách thức nuôi dạy con. (c) Mô tả ngắn gọn các kĩ thuật, đƣa ra các phƣơng án đánh giá mức độ chấp nhận, mức độ sẵn sàng thực hiện và hiệu quả dự kiến của các kĩ thuật. (3) Chuẩn bị và tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu (4) Tổng hợp các thông tin và số liệu thu đƣợc. (5) Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học. (6) Phân tích trên kết quả thu đƣợc, đƣa ra các lập luận, bằng chứng để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đã nêu ra ban đầu. (7) Đƣa ra các khuyến nghị dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu để điều chỉnh chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ phù hợp hơn với bối cảnh văn hóa. 5. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu bao gồm 514 ông bà và cha mẹ chia thành 257 cặp có con đang học tiểu học tại Hà Nội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng 3 phƣơng pháp nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu tài liệu, (2) điều tra bảng hỏi, (3) xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học. 7. Giới hạn nghiên cứu Giới hạn nội dung: Nghiên cứu chỉ chỉ nhằm đánh giá thái độ, nhận thức trên cơ sở thu thập ý kiến, quan điểm của các khách thể về các kĩ thuật chính trong 4 chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ trên thông những mô tả về bản chất, cách thức thực hiện các kĩ thuật dƣới dạng văn bản. Giới hạn thời gian: Thời gian: Từ tháng 01/2017 tới tháng 11/2017 Giới hạn địa điểm: Khảo sát đƣợc tiến hành tại 3 trƣờng tiểu học trong địa bàn Hà Nội: (1) Trƣờng phổ thông liên cấp song ngữ Wellspring (N= 78), (2) trƣờng tiểu học Long Biên (N= 99) và (3) trƣờng tiểu học Bát Tràng (N= 80). 8. Cấu trúc luận văn Bên cạnh phần mở đầu và phần kết luận khuyến nghị, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng chính. Chƣơng 1 trình bày tổng quan cơ sở lý luận của đề tài. Chƣơng 2 trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu và cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu. Chƣơng 3 trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan nghiên cứu chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ 1.1.1 Lịch sử chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ 1.1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ Chƣơng trình can thiệp cha mẹ có trẻ gặp vấn đề hành vi bắt đầu manh nha từ đầu thế kỉ 20. Mặc dù các nghiên cứu đầu tiên đều khẳng định huấn luyện cha mẹ dựa theo định hƣớng hành vi, tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng sử dụng cha mẹ là nhân tố thay đổi cũng có sự đóng góp đáng kể của các chuyên gia trong các định hƣớng khác, bao gồm cả những nhà phân tâm học (Zacker 1978, dẫn theo [67, tr.79]). Một trong những ca đầu tiên đƣợc ghi lại về can thiệp trị liệu là ca bé Hans của Freud (1909). Freud không trực tiếp trị liệu cho bé Hans mà hƣớng dẫn cha đứa trẻ các kĩ thuật để giải quyết các nỗi sợ ngầm ẩn. Cách tiếp cận này dẫn tới mô hình nền tảng của can thiệp trị liệu tìm kiếm những thay đổi tích cực dựa trên mối quan hệ cha mẹ - con cái. [12, tr.xv]. Tới những năm 1920 kĩ thuật thay đổi hành vi mới bắt đầu đƣợc phát triển, quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu ở thời điểm đó bắt đầu nhận ra vai trò không thể tách rời của môi trƣờng trong sự phát triển và duy trì các vấn đề hành vi của trẻ. Cụ thể trong các bài viết chi tiết từ hàng nghìn ca của mình, Healy và Bronner (1926) (dẫn theo [94, tr.257]) đã kết luận rằng môi trƣờng gia đình, đặc biệt là việc thực hiện hành vi làm cha mẹ có thể mang tính dự báo quan trọng nhất với hành vi phạm tội. Hay nói cách khác, cha mẹ là một nhân tố vô cùng quan trọng cần phải xem xét trong quá trình can thiệp hành vi của trẻ. Tuy nhiên, ở thời điểm đó kết luận của các tác giả quá tân tiến và không thể triển khai áp dụng ngay lập tức, một phần là do việc trị liệu tâm lý cho trẻ chƣa đƣợc thực hiện một cách rộng rãi, mặt khác vào những năm 1950 thì trị liệu cho trẻ chủ yếu dựa trên tiếp cận phân tâm (trị liệu 1-1 giữa nhà trị liệu và trẻ), ít quan tâm tới một vấn đề hành vi cụ thể mà chú trọng tới những vấn đề tâm lý ngầm ẩn hơn (Sternbach, 1947; Berman, 1959 dẫn theo [94, tr.257]). 6 Kể từ khi nó bắt đầu phát triển vào những năm 1960, huấn luyện hành vi làm cha mẹ đã trải qua 3 giai đoạn phát triển nhƣ sau [12]: Giai đoạn đầu tiên từ 1960-1970 tập trung vào sự phát triển ban đầu của mô hình can thiệp "huấn luyện cha mẹ". Đầu những năm 1960 bắt đầu xuất hiện sự thay đổi trong mô hình trị liệu cho các vấn đề hành vi của trẻ, thay vì trị liệu trực tiếp cho trẻ 1-1, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố liên quan bởi họ nhận ra đƣợc hạn chế của phân tâm học trong việc thay đổi các vấn đề hành vi, đặc biệt là hành vi của trẻ ngoài môi trƣờng trị liệu (ở nhà, trƣờng). Các tác giả nhận ra rằng sự không tham gia của cha mẹ với việc trị liệu cho trẻ đồng nghĩa với việc có rất ít thay đổi trong môi trƣờng ở nhà. Ngƣợc lại, các nguyên tắc chính của mô hình hành vi bắt đầu tỏ ra có hiệu quả trong việc thay đổi hành vi của trẻ ở nhiều môi trƣờng khác nhau. Sự hợp lƣu của các yếu tố này tạo đà cho việc phát triển các ý tƣởng của nhà trị liệu huấn luyện cha mẹ sử dụng các kĩ thuật quản lý hành vi để làm thay đổi hành vi của trẻ. Tới giữa những năm 1960, việc coi cha mẹ là một nhân tố chính thức thay đổi hành vi của trẻ bắt đầu có chỗ đứng và là nền tảng cho "huấn luyện cha mẹ" đƣợc thiết lập. Kể từ thời điểm này đã nổi lên xu hƣớng khá hiệu quả khi làm việc với những trẻ có vấn đề thông qua huấn luyện cha mẹ hoặc can thiệp cha mẹ. Điển hình là mô hình huấn luyện cha mẹ dựa trên mô hình bộ ba của Tharp và Wetzel's (1969) gồm 1 nhà trị liệu (nhà tham vấn) dạy cho cha mẹ (ngƣời hòa giải) để giảm hành vi gây rối của trẻ (mục đích) (dẫn theo [67, tr.80]). Mặc dù các nghiên cứu trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế tuy nhiên các nhà nghiên cứu bƣớc đầu đã đƣa ra đƣợc các bằng chứng khẳng định rằng ít nhất huấn luyện cha mẹ có hiệu quả ngắn hạn trong việc thay đổi hành vi cả của cha mẹ và trẻ. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu thử nghiệm nhiều chiến lƣợc khác nhau nhƣ viết hƣớng dẫn, chỉ dẫn video, làm mẫu… để dạy cha mẹ cách sử dụng chiến lƣợc quản lý hành vi cụ thể. Ngoài ra họ cũng nhận ra rằng, mặc dù có thể dạy cha mẹ các kĩ thuật quản lý hành vi cơ bản để can thiệp các vấn đề hành vi của trẻ nhƣng cha mẹ vẫn cần linh hoạt hơn và tính tới cả những rắc rối trong sự tƣơng tác giữa cha mẹ và con cái ở nhà. Giai đoạn thứ 2 bắt đầu từ giữa những năm 1970 đến giữa những năm 1980, tập trung vào giá trị xã hội và khái quát hóa hiệu quả lâu dài của trị liệu. Họ kiểm 7 nghiệm hành vi trên 4 lĩnh vực: môi trƣờng thiết lập (thay đổi quan sát đƣợc trong môi trƣờng trị liệu có xuất hiện ở nhà, trƣờng…); thời gian (duy trì trong khoảng thời gian bao lâu); anh chị em ruột (có áp dụng đƣợc với đối tƣợng không phải trẻ em không), và hành vi (có cải thiện đồng thời với các hành vi không nhắm tới không). Họ cũng nghiên cứu việc mở rộng chƣơng trình giáo dục huấn luyện cha mẹ, xem xét các yếu tố hoàn cảnh có thể ảnh hƣởng tới việc thực hiện và kết quả của chƣơng trình. Huấn luyện cha mẹ trở thành một hình thức can thiệp hiệu quả trong rất nhiều bài phê bình suốt giai đoạn này. Giai đoạn thứ 3 là từ giữa những năm 1980 đến nay: Giai đoạn này tập trung chủ yếu vào các cách thức cải thiện hiệu quả của chƣơng trình huấn luyện cha mẹ. Các nghiên cứu về chƣơng trình huấn luyện cha mẹ tập trung chủ yếu vào mảng hành vi đập phá, gây rối của trẻ. Lí do nó chỉ tập trung vào mảng này là bởi tồn tại một niềm tin rằng các hành vi đập phá tại nhà thƣờng trở nên trầm trọng, tăng cao hoặc bị duy trì một cách không cố ý bởi những tƣơng tác không thích nghi giữa cha mẹ và con cái (Kazdin 2003, Patterson 1982, dẫn theo [67, tr.81]). Những mẫu hình tƣơng tác thiếu thích nghi này bao gồm củng cố các hành vi gây rối, chỉ dẫn không hiệu quả, và sự thất bại trong việc củng cố một cách thỏa đáng cho các hành vi tích cực. Những năm 1990, sự thành công của chƣơng trình huấn luyện cha mẹ ngày càng lớn mạnh. Có nhiều nghiên cứu thực tiễn, so sánh, hiệu quả và thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các phƣơng pháp và nguyên tắc liên quan đến huấn luyện cha mẹ nhƣ một nhà đồng trị liệu. Zacker (1978) đã chỉ ra rằng cha mẹ rất nhanh chóng trở thành những chuyên gia và áp dụng các nguyên tắc thiết yếu của việc học nhận thức xã hội và thay đổi hành vi [dẫn theo 12, tr.xvi]. Bởi vì trị liệu hành vi dựa trên các hiện tƣợng tự nhiên và có thể quan sát đƣợc nên nó dễ dàng đƣợc chấp nhận bởi cha mẹ mà không có sự lƣỡng lự hay kháng cự. Các nghiên cứu đã đƣa ra kết quả không còn nghi ngờ gì về ảnh hƣởng của cha mẹ đến con cái và ngƣợc lại, do vậy huấn luyện cha mẹ có thể đƣợc thiết lập nhƣ một chƣơng trình bền vững, toàn diện và mới mẻ để quản lý hành vi của trẻ em và vị thành niên. Huấn luyện cha mẹ không chỉ đƣa ra các cách thức thay đổi và kiểm soát các hành vi tiêu cực, nó còn làm tăng khả năng giải quyết và sự tự tin của cha mẹ về các kĩ năng làm cha mẹ của họ. Những chƣơng trình này đƣợc thiết kế cho phép cha mẹ trở thành những nhân tố 8 của sự thay đổi trong cuộc sống của con họ và trở thành mẫu hình ứng xử. Với niềm tin rằng các vấn đề hành vi của trẻ thƣờng dễ vô tình phát triển, trầm trọng và bền vững hơn do tƣơng tác không thích nghi của cha mẹ-con cái, nên tất cả các can thiệp đều nhằm mục đích cuối cùng là dạy cha mẹ cách thay đổi và cách loại bỏ những mẫu hình tƣơng tác trong gia đình không tốt để có đƣợc những thay đổi lâu dài và có cấu trúc [12]. 1.1.1.2 Nền tảng lý thuyết của chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ Chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ dựa trên những nguyên tắc cơ bản của ba lý thuyết chính: lý thuyết gắn bó, lý thuyết hành vi và lý thuyết học tập xã hội. Những phân tích dƣới đây sẽ làm rõ việc áp dụng các nguyên tắc này vào chƣơng trình nhƣ thế nào. Thứ nhất, các chƣơng trình thƣờng tập trung vào xây dựng mối quan hệ, và việc này là rất cần thiết bởi các tác giả tìm ra rằng, tƣơng tác tích cực giữa cha mẹ và con cái sẽ củng cố những ảnh hƣởng của các chiến lƣợc kỉ luật - thứ đƣợc coi là ít căng thẳng và không đòi hỏi cha mẹ phải đƣơng đầu ngay với các hành vi thách thức của trẻ. Thêm vào đó, sự chú ý tích cực của cha mẹ đƣợc coi nhƣ một hệ quả quyền năng với hành vi của trẻ, vì vậy hƣớng dẫn cha mẹ áp dụng chú ý tích cực tới trẻ là điểm then chốt trong các chƣơng trình [6, tr.522]. Lý thuyết gắn bó chính là nền tảng cơ bản của quan điểm này. Theo đó, chƣơng trình sẽ tăng cƣờng sự đáp ứng tích cực của ngƣời chăm sóc nhằm tăng cảm giác an toàn và tin tƣởng của trẻ, từ đó cải thiện chất lƣợng mối quan hệ giữa hai bên. Thứ hai, khi mối quan hệ đƣợc cải thiện, cùng với nguồn lực cha mẹ, chƣơng trình tiếp tục tập trung trong một khoảng thời gian liên tục nhất định vào việc cải thiện vấn đề hành vi của trẻ - thứ khiến cha mẹ phải tìm kiếm trị liệu can thiệp thông qua các chiến lƣợc kỉ luật. Nền tảng chính của các chiến lƣợc này chủ yếu dựa trên lý thuyết học tập xã hội và lý thuyết hành vi [38, tr.273]. Các lý thuyết này đều có chung ý tƣởng rằng trẻ học tập thông qua các củng cố và trừng phạt có chủ ý hoặc không có chủ ý, và thông qua quan sát mọi ngƣời xung quanh chúng. Vấn đề hành vi của trẻ phát triển và duy trì ở nhà bằng cách học tập qua các tình huống có mối tƣơng tác phi chức năng với cha mẹ hoặc với các thành viên trong gia đình [83]. Patterson và cs (1982) đã chỉ ra rằng hành động của trẻ và phản ứng đi kèm 9 của cha mẹ thƣờng đƣợc cấu thành bởi một loạt các tƣơng tác liên tiếp liên quan tới việc gia tăng các hành vi không phù hợp cả về mặt tần suất và mức nghiêm trọng [79]. Các nhà lý luận theo trƣờng phái học tập xã hội cũng cho rằng mọi quá trình học tập giúp đứa trẻ thích nghi trong cuộc sống trong một vài trƣờng hợp thì góp phần vào sự kém thích nghi của chúng. Một đứa trẻ còn non nớt khi học tập qua bắt chƣớc, quan sát ngƣời lớn thì không thể biết đƣợc chúng đang bắt chƣớc hành vi nào là không phù hợp. Cha mẹ có thể vô tình củng cố cho những hành vi không phù hợp này và dập tắt các hành vi xã hội phù hợp khác. Vì vậy, rất nhiều hành vi không phù hợp của trẻ cũng nhƣ của ngƣời lớn là sản phẩm của quá trình học tập nhầm lẫn, hoặc là kết quả của việc thiếu những huấn luyện phù hợp; và cho dù là lí do nào thì bằng cách áp dụng nguyên tắc học tập sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa một cách hiệu quả bất cứ khi nào vấn đề xảy ra [82, tr.243]. Hay nói cách khác, việc ứng dụng lý thuyết học tập xã hội vào chƣơng trình nghĩa là tập trung vào thay đổi các củng cố ngẫu nhiên của cha mẹ nhƣ là chú ý vào hành vi tích cực và lờ đi hành vi không phù hợp, cùng với đó cho phép cha mẹ trở thành những nhân tố của sự thay đổi trong cuộc sống của trẻ và là những mẫu hình hành vi.Việc hiểu đƣợc quá trình này không chỉ giúp cha mẹ nắm đƣợc vai trò của mình trong việc thực hành kỉ luật với trẻ, mà còn ủng hộ tầm quan trọng của việc huấn luyện cha mẹ cách tƣơng tác với trẻ một cách hiệu quả nhất. Thứ ba, vận dụng mô hình cơ bản “A-B-C” của lý thuyết hành vi, trong chƣơng trình huấn luyện, cha mẹ còn đƣợc dạy cách quản lý các yếu tố môi trƣờng ngẫu nhiên để đáp ứng trƣớc và sau khi hành vi của trẻ xảy ra. Đầu tiên cha mẹ học cách nhận diện, ghi lại và thay đổi một loạt các sự kiện và kích thích đi trƣớc có ý nghĩa tới hành vi của trẻ (luật lệ, yêu cầu, hƣớng dẫn không rõ ràng, không hiệu quả; hoặc yếu tố môi trƣờng, nhƣ thiếu tính tổ chức/sắp xếp trong các hoạt động thƣờng ngày...). Cũng theo nguyên tắc hành vi thì một hành vi sẽ có xu hƣớng tăng lên hoặc giảm đi tùy theo hệ quả (củng cố hoặc trừng phạt) đi sau hành vi đó. Chính vì vậy, tiếp sau đó cha mẹ sẽ học cách xác định hệ quả đóng vai trò nhƣ những củng cố tích cực hoặc tiêu cực cho các hành vi của trẻ. Nguyên tắc này là nền tảng xuyên suốt cho một loạt các kĩ thuật đặc trƣng của chƣơng trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ nhƣ củng cố tích cực bao gồm những củng cố xã hội nhƣ khen ngợi hoặc 10 chú ý tích cực, củng cố bằng vật chất nhƣ điểm thƣởng, phần thƣởng (đồ ăn, đồ chơi...). Hệ quả làm giảm các hành vi không phù hợp bao gồm phớt lờ chủ động, khoảng lặng và tƣớc quyền lợi. Việc nhận diện các sự kiện đi trƣớc hành vi của trẻ, cũng nhƣ hệ quả đi sau sẽ giúp cha mẹ học cách quản lý, điều chỉnh vấn đề của trẻ một cách hiệu quả hơn. 1.1.1.3 Mục đích chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ Cha mẹ có nhiều thời gian ảnh hƣởng tới trẻ trong môi trƣờng tự nhiên hơn bất cứ ngƣời nào khác, do vậy mục đích của chƣơng trình nhằm giúp cha mẹ nắm đƣợc các nguyên tắc chính trong quản lý hành vi của trẻ, tăng năng lực và sự tự tin của cha mẹ trong việc nuôi dạy con, đồng thời cải thiện mối quan hệ cha mẹ-con cái, hỗ trợ sự phát triển của trẻ thông qua việc giảm thiểu và phòng ngừa các vấn đề của trẻ, khái quát và duy trì hiệu quả sau can thiệp. Ngoài ra, việc huấn luyện cha mẹ còn có có ý nghĩa trong việc tiết kiệm nguồn lực và tăng hiệu quả kinh tế vì không phải lúc nào cũng đủ các nhà trị liệu đƣợc thừa nhận về năng lực để can thiệp cá nhân với trẻ [69]. 1.1.1.4 Cấu trúc chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ Chƣơng trình huấn luyện thƣờng đƣợc thực hiện bởi nhà trị liệu với từng gia đình hoặc nhóm gia đình, và đƣợc thực hiện với cha mẹ nhiều hơn là với trẻ. Mặc dù không bắt buộc, nhƣng các nhà trị liệu khuyến khích sự có mặt của cả 2 bố mẹ. Một khóa trị liệu chuẩn thông thƣờng sẽ có 16 phiên, mỗi tuần một phiên, tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình, mức độ trầm trọng và thời gian tồn tại của vấn đề mà số phiên sẽ dao động từ 6 đến 20 phiên [85, tr.668]. Các phiên cần phải tuân theo cấu trúc một cách nghiêm ngặt nhƣng vẫn có khoảng thời gian trống để giải quyết các vấn đề của gia đình nảy sinh trong phiên trị liệu, giới thiệu và thực hành các kĩ năng mới và phƣơng pháp cụ thể cho từng mong muốn, nhu cầu của gia đình. Mỗi phiên trị liệu kéo dài khoảng 60 phút cho một gia đình và 90 phút cho nhóm gia đình [108, tr.162]. Tất cả các phiên đều bắt đầu bằng việc (1) hâm nóng không khí thông qua ôn tập, thảo luận lại bài tập về nhà, các khó khăn gặp phải và điều chỉnh nếu cần thiết; (2) phần mở đầu (giới thiệu các kĩ thuật mới: hƣớng dẫn lý thuyết, học qua video...); (3) thực hành các kĩ thuật mới thông qua hƣớng dẫn, làm mẫu, đóng vai, thực hành trên trẻ (nếu cần thiết) và (4) kết thúc với bài tập về nhà. 11 Các kĩ thuật phải đƣợc nhà trị liệu hƣớng dẫn một cách cụ thể phù hợp với từng hoàn cảnh của các gia đình nhƣng vẫn dựa trên nguyên tắc cơ bản. Nếu cần thiết có thể gọi điện thoại vào giữa 2 buổi trị liệu liên tiếp để phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra, động viên những thành công đã có và duy trì sự hợp tác của cha mẹ. Ngoài ra, nhiều chƣơng trình cũng kết hợp thực hiện với giáo viên nhằm theo dõi hành vi của trẻ ở trƣờng và liên kết với phần thƣởng ở nhà. Một yếu tố khá phổ biến trong nhiều chƣơng trình chính là chuẩn bị cho họ cách quản lý các vấn đề hành vi ở trong các tình huống phức tạp hơn nhƣ là ở nơi công cộng. 1.1.1.5 Một số chương trình Huấn luyện hành vi cha mẹ nổi tiếng Chƣơng trình Triple P (Positive Parenting Program - Chƣơng trình cha mẹ tích cực) đƣợc xây dựng bởi Sanders vào năm 1999 là một hệ thống đa cấp độ nhằm phòng ngừa các vấn đề hành vi, cảm xúc và phát triển của trẻ [89, tr.5]. Các chiến lƣợc đƣợc phân thành các nhóm: Tăng cƣờng mối quan hệ cha mẹ con cái; khuyến khích các hành vi mong muốn thông qua hình phạt tích cực; dạy các kĩ năng và hành vi mới; quản lý hành vi sai và không thích nghi; phòng ngừa các vấn đề trong các tình huống có nguy cơ cao; khuyến khích kĩ năng tự điều chỉnh ở trẻ. Chƣơng trình bao gồm năm cấp độ phân theo nhu cầu của cha mẹ cũng nhƣ mức độ nghiêm trọng trong vấn đề của trẻ. Cấp độ 1 là chƣơng trình phổ quát hƣớng tới cung cấp thông tin cho mọi cha mẹ thông qua tranh ảnh và phƣơng tiện truyền thông. Cấp độ 2 hƣớng tới những quan tâm cụ thể hơn của cha mẹ liên quan tới sự phát triển hoặc hành vi của trẻ. Cấp độ 3 bao gồm 3-4 phiên can thiệp ngắn với những cha mẹ có con có vấn đề hành vi cụ thể. Cấp độ 4 hƣớng tới các cha mẹ tìm kiến huấn luyện chuyên sâu. Cuối cùng là cấp độ 5 với chƣơng trình tăng cƣờng (11 phiên) dành cho những gia đình có trẻ có vấn đề hành vi nghiêm trọng bên cạnh những rối loạn chức năng gia đình đi kèm (xung đột mối quan hệ, trầm cảm, ngƣợc đãi...) Chƣơng trình Incredible Years (Những năm tháng tuyệt vời) do WebsterStratton xây dựng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của quá trình xã hội hóa của gia đình và giáo viên, đặc biệt là những ngƣời ảnh hƣởng tới trẻ nhỏ. Chƣơng trình áp dụng cho cha mẹ có con từ 0-12 tuổi [103, tr.13] có rối loạn thách thức chống đối, vấn đề hành vi và rối loạn tăng động/giảm chú ý [103, tr.14]. Chƣơng trình gồm 1420 phiên đi theo các chủ đề: Thời gian chơi đặc biệt; huấn luyện cảm xúc và xã hội; 12 sử dụng khen ngợi; thúc đẩy trẻ qua phần thƣởng; đặt ra giới hạn hiệu quả; quản lý và phớt lờ hành vi không phù hợp; khoảng lặng để bình tĩnh; hệ quả tự nhiên và logic, giải quyết vấn đề [119]. Chƣơng trình gồm ba phiên bản: (1) Phiên bản cho cha mẹ nhắm tới cha mẹ có con có nguy cơ cao và cha mẹ có con đang có biểu hiện vấn đề hành vi. (2) Phiên bản cho giáo viên tập trung tăng cƣờng chiến lƣợc quản lý lớp học, đẩy mạnh kĩ năng xã hội phù hợp và sự sẵn sàng tới trƣờng của trẻ đồng thời giảm sự hung hăng, bất hợp tác. Phiên bản cho trẻ nhằm huấn luyện kĩ năng quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề liên cá nhân, nội qui trƣờng học và cách để thành công trong môi trƣờng học đƣờng. Chƣơng trình Parent – Child Interaction Therapy (Trị liệu tƣơng tác cha mẹ - con cái) do Eyberg xây dựng từ những năm 1970 [9, tr.415] nhấn mạnh tới việc cải thiện chất lƣợng mối quan hệ và thay đổi mẫu hình tƣơng tác cha mẹ con cái. Chƣơng trình áp dụng cho cha mẹ có trẻ có rối loạn hành vi (2-7 tuổi), bị lạm dụng (2-12 tuổi), các vấn đề hƣớng nội, hƣớng ngoại, chậm phát triển tâm thần, khuyết tật phát triển hoặc rối loạn ngôn ngữ [103, tr.44]. Trị liệu tập trung vào hai tƣơng tác cơ bản: Tƣơng tác trực tiếp với trẻ - liên quan tới trị liệu trò chơi để tăng cƣờng sự liên kết giữa cha mẹ và trẻ trong quá trình chơi; và tƣơng tác trực tiếp với cha mẹ - cha mẹ học cách sử dụng các kĩ thuật quản lý hành vi khi chơi với trẻ [103, tr.43]. Chƣơng trình không bị giới hạn về mặt thời gian, và chỉ dừng lại khi cha mẹ đã học đƣợc các kĩ năng tƣơng tác với con, cũng hành vi của trẻ đƣợc đánh giá trong giới hạn bình thƣờng. Mỗi giai đoạn trị liệu bắt đầu với một phiên giáo dục tâm lý; sau đó cha mẹ sẽ thực hành ở trong các phiên tiếp theo với con của mình trong phòng chơi đƣợc trang bị gƣơng một chiều cùng với micro và hệ thống thu không dây, điều này cho phép nhà trị liệu nhắc nhở và củng cố họ để tạo thành mẫu hành vi mới. 1.1.2 Các kết quả nghiên cứu thực tiễn 1.1.2.1 Nghiên cứu tại Phương Tây Nghiên cứu về tính hiệu quả Cho tới thời điểm hiện tại, đã có hàng nghìn nghiên cứu đánh giá chƣơng trình huấn luyện hành vi dành cho cha mẹ nhằm can thiệp vấn đề của trẻ, và nó đƣợc coi là một phƣơng pháp trị liệu đƣợc chứng minh là có hiệu quả về mặt khoa 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan