Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một vài giải pháp để dạy học tốt “ mở rộng vốn từ” phân môn luyện từ và câu ở lớ...

Tài liệu Một vài giải pháp để dạy học tốt “ mở rộng vốn từ” phân môn luyện từ và câu ở lớp 4

.DOC
14
148
58

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ................................................................................................................ 1. Tên sáng kiến: Một vài giải pháp để dạy học tốt “ Mở rộng vốn từ” phân môn Luyện từ và Câu ở lớp 4. 2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục Tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học, thì phân môn Luyện từ và Câu là một trong những phân môn chủ lực nhất vì nó là con đường, là cánh cửa để dẫn dắt học sinh tiếp cận và khám phá thế giới văn học một cách hiệu quả, nó cũng còn là cơ sở nền tảng về kiến thức ngôn ngữ học Tiếng Việt. Chính tầm quan trọng đó, mà từ những lớp 2-3; học sinh đã được làm quen với môn học này. Đến lớp 4-5 thì môn học được quan tâm nhiều hơn, được bố trí tăng tiết, để củng cố và hỗ trợ vốn Tiếng Việt cho học sinh ở những lớp cuối cấp. Xác định được tầm quan trọng đó, từ nhiều năm qua với vai trò giáo viên dạy lớp, bản thân tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu, sách báo, phương tiện, phương pháp dạy học để xây dựng nhiều giải pháp để dạy “ Mở rộng vốn từ” phân môn Luyện từ và Câu cơ bản phù hợp, cụ thể như: + Dạy theo định hướng từ sách giáo khoa, sách giáo viên ở phân môn Luyện từ và Câu do Bộ Giáo Dục xuất bản; + Ngoài phương tiện dạy học dành cho phân môn Từ và Câu được thiết bị cung cấp, giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học để vận dụng; + Linh hoạt nội dung dạy học theo hướng dẫn của công văn 5842 phù hợp trên từng đối tượng học sinh; kết hợp nhiều hình thức dạy học từ cá nhân đến tổ, nhóm, để tránh tẻ nhạt, đơn điệu…; + Xây dựng và khai thác phù hợp phiếu bài tập ở buổi chính và buổi 2, đan xen các trò chơi học tập để củng cố hệ thống kiến thức, nhằm gây cảm hứng mới mẻ cho học sinh; + Xin tư vấn từ Ban Giám Hiệu trường, thảo luận chia sẻ với giáo viên trong tổ, khối để từng lúc điều chỉnh các giải pháp đang vận dụng. Việc vận dụng các giải pháp trên nhiều năm qua đã đem lại ít nhiều hiệu quả, đồng thời cũng còn những hạn chế tồn tại nhất định cần bổ sung cải tiến. a) Ưu điểm của giải pháp cũ + Những giải pháp đã vận dụng cơ bản phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi trẻ, không quá sức nặng nề nên học sinh nắm được hệ thống chuẩn kiến thức - kĩ năng theo cấu trúc chương trình của phân môn; + Giáo viên nắm vững phương pháp dạy phân môn Luyện từ và Câu, tác động hiệu quả đến học sinh, nên chất lượng giáo dục có đi lên; + Nhiều học sinh hành văn tốt, có kiến thức về từ vựng, cú pháp ổn định, các em yêu thích môn học. b) Hạn chế của giải pháp cũ + Hình thức dạy học thiếu tính mới, còn đơn điệu và nặng tính truyền thống; + Giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo cao, chưa mạnh dạn thay đổi các giải pháp đã lỗi thời, nên tính hiệu quả vẫn có nhưng không cao; + Phương tiện dạy học thiếu tính cập nhật mới, chưa được kĩ thuật hoá cao, đôi khi mất thời gian lên lớp mà không gây được hứng thú ở học sinh, các em còn thụ động; + Mô hình dạy học ít thay đổi, chưa tác động cao đến tính tự học, tự phát huy ở từng cá thể, nên học sinh đôi khi ghi nhớ máy móc, chưa khắc sâu…; + Đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên chưa đạt tầm cao, chỉ mang tính đơn giản, nhỏ lẻ, thiếu khoa học … Từ những hạn chế nhất định trên, tôi trăn trở suy nghĩ và tìm cách để thay đổi. Được sự tư vấn từ Ban Giám Hiệu, sự chia sẻ ở đồng nghiệp, nỗ lực cải tiến của bản thân, tôi đã mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung và cải tiến một vài giải 2 pháp dạy học tốt “ Mở rộng vốn từ” phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, để mang lại tính mới, tính hiệu quả và khả thi hơn. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Khắc phục những hạn chế còn tồn tại để nâng cao hiệu quả hơn nữa việc dạy “ Mở rộng vốn từ” phân môn Luyện từ và Câu ở lớp 4; giúp học sinh có cái nhìn đúng nghĩa hơn về phân môn, yêu thích Tiếng Việt và học tốt môn Tiếng Việt; chia sẻ đến đồng nghiệp những thành tựu trong việc dạy Từ và Câu ở lớp 4. 3.2.2. Nội dung giải pháp 3.2.2.1. Những điểm mới của giải pháp - Đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Luyện từ và Câu vừa là phương tiện vừa là giải pháp có hiệu quả và sinh động, hấp dẫn nhất hiện nay. Đây là điểm mới làm phong phú, khoa học hơn nhiều vấn đề, tạo sự chú ý tư duy ở học sinh; - Nhằm nâng cao chất lượng học tập và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Cần tổ chức ôn tập kiến thức về Từ và Câu qua buổi 2. Từ việc xây dựng nội dung phù hợp và tổ chức các hình thức luyện tập hợp lý chất lượng của học sinh sẽ dần được nâng lên; - Thay đổi mô hình tổ chức dạy học, tăng cường hình thức dạy học theo nhóm. Việc học tập này tạo sự thân thiện hợp tác ở học sinh để cuối cùng kết quả cả nhóm đều nắm rõ; - Tranh ảnh, đồ dùng dạy học cũng là một phần quan trọng trong dạy học. Nó gây tính hưng phấn, hứng thú cho học sinh. Vì vậy, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo thông qua củng cố việc tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho phân môn. 3.2.2.2. Cách thức thực hiện giải pháp mới Giải pháp 1: Đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy “ Mở rộng vốn từ” phân môn Luyện từ và Câu + Chúng ta đều biết, ngày nay trong mọi lĩnh vực ngành nghề đều tiến tới tin học hoá, vì có công nghệ thông tin mới tối giản hoá cho chúng ta về thời gian 3 và công sức trong nhiều khâu, nhiều quy trình của công việc nhưng đồng thời cũng đem lại cho chúng ta cả một kho tàng về tri thức, công nghệ trong tất cả các mặt của cuộc sống. Chính vì thế mà yêu cầu việc cập nhật trình độ vi tính cho giáo viên bắt buộc phải là 100%. Bản thân tôi, sau khi được mở mang, được rèn luyện về kỹ năng Tin học, tôi có điều kiện nghiên cứu, khám phá nhiều dữ liệu, nhiều hình thức, cách dạy mới lạ, thấy rất hữu dụng và tiến bộ hơn so với những cách dạy trước đây, nên mạnh dạn đầu tư trải nghiệm, khám phá nó; + Vì vậy, tôi mạnh dạn thay thế cho một số hình thức dạy học truyền thống xưa nay như viết, chép, ghi, đính, dán…, về một vấn đề nào đó, bằng cách vận dụng phần mềm power point thiết kế giáo án trình chiếu, để làm phương tiện khơi gợi, cung cấp, dẫn dắt, minh chứng cho tất cả các kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội. Do vậy, công nghệ thông tin vừa là phương tiện mà cũng vừa là một giải pháp dạy học có hiệu quả và sinh động, hấp dẫn hiện nay. Chẳng những nó là mới, mà còn làm phong phú, khoa học hơn nhiều vấn đề, gây hào hứng và tạo sự chú ý thu hút ở học sinh, giúp sự tư duy phân tích được mở rộng. Ví dụ: “ Khi yêu cầu học sinh hãy làm rõ nghĩa từ và so sánh sự giống, khác nhau giữa du lịch và thám hiểm”( Sách giáo khoa-104/ tập 2) - Nếu như trước đây dùng lời để giải thích, học sinh không có điểm tựa, thiếu phương tiện định hướng, hoặc chỉ ít một số hình ảnh ở sách giáo khoa sẽ làm cho học sinh rất khó khăn tìm hiểu vấn đề, còn giáo viên phải đặt nhiều câu hỏi gợi mở, dẫn dắt rất tốn thời gian, nhưng kiến thức tìm ra vẫn thiếu tính tri giác khắc sâu do mơ hồ, nặng diễn giải …; - Nhưng nếu sử dụng trình chiếu, giáo viên chỉ đưa ra 2 hình ảnh và đặt vấn đề:“Đây là 2 ảnh mô tả về du lịch và thám hiểm. Vậy tranh nào là thám hiểm? Tranh nào là du lịch? Tại sao?”. Trên cơ sở đó học sinh sẽ quan sát đối chiếu, so sánh ,…tự biết du lịch là gì? Thám hiểm là gì? Chúng vì sao giống nhau? Vì thường có đoàn, nhóm, người, hướng dẫn, chọn địa điểm…, khác nhau ở mục đích, trang phục, phương tiện,…, rồi nhiều học sinh bổ sung, đúc kết, cuối cùng vấn đề được tiếp thu thật nhẹ nhàng. Điều đó làm học sinh nhớ sâu 4 kiến thức, vững nghĩa từ, biết được thêm nhiều hình ảnh lí thú về thám hiểm và du lịch, lại còn tác động tích cực đến tư duy hành động là giúp trẻ yêu quý thiên nhiên, đất nước, con người, thích khám phá và biết bảo vệ bảo tồn thiên nhiên, cảnh vật,… 5 + Tuy nhiên, không vì tính ưu việt của nó mà ta lạm dụng mức độ sử dụng, vận dụng mọi lúc mọi nơi trong một tiết dạy hay cập nhật quá nhiều dữ liệu cho một vấn đề cũng không hiệu quả. Mà người dạy phải xác định rõ yêu cầu là sử dụng với mục đích gì? Cho đối tượng nào? Ở khâu nào? Khai thác đến mức độ nào? Mở ở đâu? Dừng khi nào?..., để thiết kế bài dạy. Vì vậy, tuỳ mục đích, đối tượng mà người dạy sẽ thiết kế hình ảnh lớn, nhỏ, ít, nhiều, kênh hình, kênh chữ, ảnh động, âm thanh, phim…, cho phù hợp và đạt tính khả thi thì mới đem lại hiệu quả cao; Ví dụ: + Hình ảnh là đại diện cho kiến thức chính mà học sinh khai thác tìm ra vấn đề thì phải cơ bản rõ nét nghĩa, không đánh đố, cũng không quá phơi bày, chỉ cần qua hình ảnh, học sinh sẽ biết là động nghĩa nó thế nào? Cách vận dụng; + Hoặc khi dạy làm câu theo chủ đề…, giáo viên sẽ dùng hình ảnh gợi ý, để định hướng học sinh. Các em được mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết và sẽ tìm được nhiều ý tưởng đặt câu tốt hơn, sẽ tham gia học tập tốt hơn, biết biến hoá, mở rộng câu cú theo nhiều hướng khác nhau; + Hình ảnh để giải thích, minh chứng, hoặc mở rộng,…(là đặc thù trong giảng dạy “ Mở rộng vốn từ” phân môn Luyện từ và Câu) phải phong phú, đa dạng, nhiều sắc thái…, mà qua đó học sinh sẽ nắm vững vấn đề, khắc sâu kiến thức về vấn đề đó, biết mối liên quan giữa kiến thức đang học và sự tương quan với ngữ nghĩa đồng dạng, một vấn đề không chỉ thu nhỏ trong một vài tranh ở sách giáo khoa (hoặc do giáo viên sưu tầm) mà sẽ được khái quát mở rộng ở mức độ bao trùm, nhiều góc độ, nhiều ngữ cảnh, để vấn đề được thêm rõ, thêm sâu. Qua đó kiến thức được chứng minh, học sinh dễ nhớ, khắc sâu vì nó được hình thành từ sự tự nhiên yêu thích phấn khích mà không nhồi nhét đơn điệu; * Ngoài ra, khi thiết kế giáo án trình chiếu, giáo viên cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau 6 - Không chọn những màu sắc loè loẹt, đồ hoạ vui nhộn để tạo hình nền, sẽ gây mất tập trung ở học sinh về ảnh chủ diện mà cần tuân thủ nguyên tắc tương phân; màu đậm trên nền trắng hoặc chữ trắng trên nền sậm màu (đen, xanh, đậm, đỏ đậm…); - Fond chữ, khung, nền hợp lí (nên dùng Arial, Times New Roman…) hạn chế dùng VNI- times vì dễ mất đuôi khi trình chiếu; - Cỡ chữ phải size 24 trở lên; - Nội dung hình nền không tràn lấp mà tạo khoảng trống theo tỉ lệ thích hợp 1/5 để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét, không mất chi tiết khi trình chiếu, đảm bảo không gây phân tán tư duy trong học sinh. Tránh dùng hình ảnh tràn lan, không rõ nghĩa, mờ nhạt…, vì nó không có tác dụng cung cấp thông tin như ta mong muốn; - Tất cả các hình ảnh minh hoạ phim ảnh, âm thanh, các trò chơi (ô chữ kỳ diệu, ô cửa bí mật, hái hoa hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, sơ đồ tư duy…) phải được diễn ra phù hợp, sinh động, nhẹ nhàng nhưng khắc sâu… Đó mới là sự mới mẻ, khác lạ khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính vì điều này mà đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ tin học đạt tầm, mới có khả năng thiết kế những bài dạy đòi hỏi kỹ thuật cao. Do vậy học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng cập nhật về Tin học của giáo viên cũng là góp phần lớn vào cải tiến, làm mới phương pháp dạy học. Kiến thức, sự hiểu biết của người Thầy có mới thì việc dạy mới có sự chuyển biến mới, tích cực. Tóm lại: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không phải là điểm mới hoàn toàn, nhưng chính bản thân người dạy chúng ta phải làm cho nó luôn mới, bằng cách nâng cao kỹ năng vận dụng, để có khả năng nghiên cứu thiết kế nhiều hình thức, chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách nhẹ nhàng, hài hoà, phù hợp, mà gây hứng thú và khắc sâu. Phải cải tiến hình thức tích cực để mỗi giờ học, học sinh đều thấy mới. Giải pháp 2: Tăng cường ôn luyện kiến thức dạy “ Mở rộng vốn từ” phân môn Luyện từ và Câu qua buổi 2 7 Thực tế đơn vị trường tôi đang dạy, học sinh được học 9 buổi/tuần, nên giáo viên có điều kiện giúp đỡ phụ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng lớp ở tất cả các môn. Riêng môn Tiếng Việt tôi được dạy 8 tiết/ tuần, tôi sử dụng nửa thời gian đó để tập trung cho Luyện từ và Câu. Vì Từ và Câu cũng hỗ trợ tốt cho Tập làm văn, chính tả… Thường buổi chính tôi thực hiện theo chuẩn kiến thức - kỹ năng, mục tiêu của tiết học được quy định ở sách giáo khoa. Ở buổi 2, tôi dạy theo thực tế học sinh mình. Qua tiết học chính, tôi đánh giá được học sinh tiếp thu đạt tốt bao nhiêu phần trăm, các em còn vướng nội dung nào. Cần mở rộng, khắc sâu thêm phần nào để học sinh ghi nhớ mãi làm kiến thức nền về Tiếng Việt dài lâu. Từ đó tôi thiết kế bài dạy buổi 2 theo nhóm trình độ Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, hoặc nhóm 1, 2, 3, 4,…(VD: Nhóm 1 bồi dưỡng về đặt câu; nhóm 2 ôn luyện về từ; nhóm 3 phụ đạo kiến thức chính;…) rồi lên lớp đúng kế hoạch bài dạy của mình…; Để việc dạy buổi 2 không nhàm chán, không tính đơn điệu và không lặp lại quy trình như buổi 1, thường tôi cho học sinh tự quản, tự phát huy, theo hình thức cá nhân hoặc hợp tác nhóm. Yêu cầu giao việc của giáo viên không nặng nề, không ôm đồm, không quá cầu toàn, kiến thức học sinh phải đạt, mà chủ yếu là học mà vui, vui mà học. Thường để dẫn vào một đề tài ôn luyện nào đó, tôi thường kể chuyện, đố, hoặc đố mẹo nhỏ để thu hút, rồi giao việc, nếu các em làm được sẽ là một khám phá, một kỳ tích, một vinh dự được tuyên dương… Như vậy, tôi đặt vấn đề để học sinh tự thể hiện tìm kiếm qua phiếu bài tập, qua tranh ảnh, qua sách giáo khoa, qua câu hỏi,… đôi khi là trò chơi vui nho nhỏ… Ví dụ: Dạy bài “ Đồ chơi- Trò chơi”, tôi chỉ giao việc rất nhẹ nhàng: + Em kể lại tên Đồ chơi - Trò chơi mà sáng nay ta tìm hiểu. (Học sinh nêu); 8 + Em nào tìm thêm được những trò chơi mới ngoài những trò chơi mà phạm vi lớp học, góc sân trường có thể thực hiện. Thầy sẽ tổ chức cho các em chơi. Ở đây yêu cầu vui, nhẹ nhưng đáp ứng nhiều mục đích. - Học sinh phải nhớ những trò chơi đã học mà tìm những trò chơi mới các em sẽ nhớ lại; - Trò chơi mới nhưng chơi ở phạm vi nhỏ, học sinh sẽ động não, tìm những trò chơi phù hợp như: Lật sách đếm tranh, kể chuyện thi hoặc làm đồ chơi đơn giản,… các em biết sáng tạo và làm ra sản phẩm mới; - Các em được vui chơi nhưng không nằm ngoài nhiệm vụ học tập. Giải pháp 3: Tăng cường hình thức dạy học theo nhóm Học theo nhóm là mô hình học tập của học sinh mà từ lâu các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng nó. Nhằm tạo sự hợp tác, hợp lực và chia sẻ, tranh luận về một vấn đề, một kiến thức nào đó. Từ xưa ông cha ta đã có câu: “ Học thầy không tày học bạn” là quan niệm đúng đắn. Ở xu thế ngày nay, việc phát 9 huy tính tự học là cần thiết, tự học không phải là học một mình, mà tự học là từ người học tìm ra kiến thức cần thiết. Mà người học đôi khi là một, là đôi, là nhóm lớn là do yêu cầu vấn đề. Một kiến thức nhiều mảng, nó sâu rộng hoặc còn mơ hồ chưa rõ, không thể kết luận ngay thì hình thức nhóm là tối ưu, nó giúp rút ngắn thời gian, bổ sung kiến thức, đấu tranh để đi đến chân lý của vấn đề. Bên cạnh đó, hình thức nhóm còn phát huy tính thể hiện, chia sẻ để giúp nhau tiến bộ, tất cả cũng được tham gia. Trong nhóm, nếu người năng nổ bản lĩnh thì điều động dẫn dắt, người nhạy bén lanh lợi thì được giao yêu cầu nhiều hơn, người chậm thì nghe, thì được bạn chỉ dẫn… và cuối cùng thì kết quả đều được cả nhóm nắm rõ. Việc học tập này tạo sự thân thiện hợp tác để tất cả học sinh phát huy mà không e dè, nhút nhát, thiếu tự tin nếu được giáo viên yêu cầu làm rõ vấn đề. Ở đây, nếu một yêu cầu không rộng vẫn có thể hợp tác nhóm như nhóm 2, để các bạn, cùng phát hiện, kiểm tra, so sánh, đối chiếu,… bổ sung qua lại. Ví dụ 1: Giáo viên yêu cầu: Hãy tìm 3 từ gần nghĩa với từ “nhân hậu” và 3 từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”, trong thời gian 1 phút, nếu 1 học sinh sẽ loay hoay, sẽ không kịp thời gian quy định; nhưng nếu 2 học sinh mỗi em tìm 3 từ mọi việc sẽ ổn thoả, đáp ứng được yêu cầu. Ví dụ 2: Khi dạy bài: Nhân hậu- Đoàn kết, Tôi dùng những thẻ từ ghi từ đã cho như: Nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. Sau đó cho học sinh làm bài theo nhóm đôi; trình bày bằng hình thức thi đua. Giáo viên chia hai đội, mỗi đội cử 4 học sinh lên thi gắn những chiếc thẻ từ vào hai cột đã chia trên bảng. Đội nào làm nhanh, làm đúng là thắng cuộc. Tóm lại: Việc dạy học theo nhóm cần phát huy và duy trì thường xuyên để học sinh trở thành một thói quen, một kỹ năng thuần phục, để học sinh quen dần sự hợp tác, tương trợ, hay dẫn dắt điều động nhau cùng học tập. Lâu ngày sẽ hình thành ở các em nhiều kỹ năng như tự lực, tự quản, tự quyết,… là những kỹ năng cần thiết giúp học sinh học tốt. 10 Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả, củng cố việc làm đồ dùng dạy học để tự phục vụ và chia sẻ Do thiết bị dạy học không đủ đảm bảo cho 100% tiết học ở từng môn học, nhất là ở phân môn Luyện từ và Câu. Do vậy, để khắc phục hạn chế đó, người giáo viên thường chọn cách ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phân môn này hoặc tự làm thêm đồ dùng dạy học. Ở đây, đồ dùng chủ yếu là phiếu bài tập hoặc bảng phụ mềm, thẻ từ hoặc một số hình ảnh mở rộng thực tế…; + Phiếu học tập bình thường nhưng cần thiết và luôn thay đổi kiểu dáng, cách trình bày mới thu hút học sinh và tạo sự tư duy tốt; có khi ghép đôi giữa hai vế để hoàn chỉnh một đơn vị kiến thức, có khi nối hoa và quả, màu với màu tương ứng, hình này với hình kia,…để vừa như trò chơi, thúc đẩy tính nhanh nhạy, kỹ năng xác định, vừa là củng cố bổ sung, tìm ra kiến thức, thông tin theo yêu cầu; + Bảng phụ mềm, thẻ từ: thay vì sử dụng bảng ở thiết bị, qua một tiết dạy người giáo viên sẽ viết, đính, gỡ, xoá…sẽ mất thời gian và không lưu giữ được hoặc khi cần số lượng thiết bị nhiều để chia theo nhóm, tổ chức trò chơi sẽ bị đọng. Do vậy, một số thông tin kiến thức chuẩn (ghi nhớ, quy ước, tên từ loại,..) giáo viên sẽ thể hiện trên giấy A3, A4, A0. Sau đó ép mũ dẻo để bảo quản lưu giữ, có thể cuốn, gấp, xếp lại phù hợp với không gian lưu trữ và thuận lợi khi vận dụng; Hình thức dạy học nhóm rất cần loại đồ dùng này, không cồng kềnh, có thể viết xoá, cuốn lại, di dời…, rất thuận tiện. Khi chơi trò chơi cho thi đua tìm từ sẽ cần lượng thẻ từ rất lớn. + Tranh ảnh, hình ảnh thực tế: Thường tôi thu thập bằng điện thoại cá nhân của tôi về tất cả những hình ảnh có liên quan hoặc thật gần gũi với các em hàng ngày ở trường, lớp, thầy cô, gia đình để làm ảnh minh hoạ. Điều này học sinh rất hào hứng. Đôi khi phóng to thành tranh, đôi khi đưa vào trình chiếu. Ví dụ 1: 11 Tôi đưa tranh phóng to học sinh của nhà trường đi thăm viếng đền thờ liệt sĩ hoặc đoạn phim học sinh giỏi của trường được cho đi tham quan tắm biển Vũng Tàu đợt hè…,( khi dạy bài Du lịch- Thám hiểm). Ví dụ 2: Khi dạy bài: Nhân hậu – Đoàn kết, Tôi đưa tranh phóng to cảnh đất nước ta nhất là miền Trung bị ảnh hưởng của bão, lũ. Cảnh bà con chống chọi với thiên tai và cảnh khắp nơi đang tổ chức quyên góp, ủng hộ sẽ giúp học sinh tìm từ và đặt câu theo từ ngữ dễ hơn. Ngoài ra sự liên hệ thực tế đó sẽ làm xúc động học sinh, khắc sâu tinh thần tương thân tương ái, sống nhân hậu đoàn kết. Qua đó các em biết vận dụng vào cuộc sống bằng những việc làm cụ thể như: Ủng hộ người dân bị lũ lụt; ủng hộ bạn nghèo đồ dùng học tập; giúp đỡ người tàn tật; giúp đỡ các bạn trong lớp, trong trường có hoàn cảnh khó khăn,… 12 Cứ như thế không cần cầu kỳ, xa xôi, tôi chọn những cách dạy bằng đồ dùng thực tế, bản thân tôi có khả năng làm được, học sinh tôi yêu thích nó và tiết dạy hiệu quả. Thế là tôi đã thành công. Tôi không đi theo lối mòn mà vạch ra cho mình những cách riêng đơn giản, phù hợp để áp dụng trong giảng dạy, cũng là một giải pháp tích cực, khả thi. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Cho tất cả từ khối lớp 2 đến lớp 5 khi dạy Từ và Câu. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Xuất phát từ thực tế giảng dạy, tôi đã nhận thức được rằng: Trong quá trình dạy phân môn Luyện từ và Câu theo những giải pháp mà tôi vừa nêu trên, kết hợp với việc phát huy những giải pháp đã biết đem lại kết quả đáng phấn khởi. - Được Ban Giám Hiệu nhà trường đánh giá cao giờ dạy ở phân môn này, được đề nghị chia sẻ, phổ biến nhân rộng một số hình thức dạy học mà bản thân đã vận dụng; - Học sinh yêu thích môn học, thích thú những giờ học buổi 2; những đồ dùng dạy học thực tế của tôi nên có tác động liên quan đến tập làm văn, tập đọc, …nên chất lượng môn Tiếng Việt đi lên, không còn học sinh không đạt kiến thức- kỹ năng môn Tiếng Việt. * Trước khi áp dụng giải pháp Năm học 2015 - 2016: Học sinh đạt Tiếng Việt về phân môn Luyện từ và Câu: 26 / 30 - 86,7% * Sau khi áp dụng giải pháp + Năm học 2016 - 2017: Học sinh đạt Tiếng Việt về phân môn Luyện từ và Câu: 28 / 28 - 100%, nhiều học sinh được khen thưởng do vượt trội môn Tiếng Việt. + HKI năm học 2017 - 2018: Học sinh đạt Tiếng Việt về phân môn Luyện từ và Câu: 35 / 35 - 100% 13 Từ đó tôi kết luận rằng: Những giải pháp tôi cải tiến trên đây đã đem lại kết quả nhất định. Mong được chia sẻ, trao đổi đến tất cả quý đồng nghiệp để có sự bổ sung, góp ý để giải pháp hoàn chỉnh hơn. 3.5.Tài liệu kèm theo Không có Mỏ Cày Nam, ngày …… tháng ….... năm ………. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan