Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ logistics...

Tài liệu Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ logistics

.PDF
72
95
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 34: 2008-2012 ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TS. CAO NHẤT LINH SVTH Họ tên: MSSV : Lê Phương Anh 5085940 DUYỆT LUẬN VĂN Ý kiến của thầy (cô)................................................................................................... Cần Thơ, 2012 ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ LỜI CAM ĐOAN Đây chỉ là một bài nghiên cứu dựa trên thực tế một cách khách quan cùng với những thành tựu, những báo cáo khoa học đã và đang được thừa nhận. Do đó, em xin cam đoan bài luận văn này không vi phạm các quy định của pháp luật cũng như có ảnh hưởng tiêu cực đến nền văn hóa của Việt Nam và các nước khác trên thế giới; đề tài này được thực hiện với mong muốn sẽ phần nào đóng góp ý kiến để pháp luật Việt Nam được ngày càng hoàn thiện hơn. Ký tên LỜI CẢM TẠ Với mong muốn trở thành một người có ích cho xã hội, gia đình, bản thân, em đã trãi qua 4 năm học tập ở trường Đại Học Cần Thơ. Thời gian 4 năm, có đôi lúc em cảm thấy rất dài, nhưng hiện tại, em tưởng chừng như mới hôm vừa rồi còn bỡ ngỡ bước vào trường, sinh hoạt đầu khóa rồi học những môn học đầu tiên trong chương trình. Bốn năm qua em đã được học tập rất nhiều từ sự dạy bảo của các thầy cô, không chỉ có bài học kiến thức mà còn cả mà còn cả bài học về đạo làm người. Em xin chân thành cám ơn tất cả các thầy, các cô đã tận tâm dạy dỗ, dìu dắt chúng em trong những năm qua! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ................. 4 1.1. Lược sử hình thành ........................................................................................ 4 1.1.1. Sự hình thành của Logistics trong quân sự ................................................. 4 1.1.2. Nguyên nhân dịch vụ Logistics xuất hiện trong quá trình lưu thông hàng hóa.................................................................................................................... 4 1.1.3. Các giai đoạn phát triển của Logistics ......................................................... 5 1.2. Khái quát chung về dịch vụ logistics ............................................................ 7 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm .............................................................................. 7 1.2.1.1. Khái niệm thuật ngữ Logistics ................................................................ 7 1.2.1.2. Đặc điểm.................................................................................................. 9 1.2.2. Phân loại ................................................................................................... 12 1.2.2.1. Căn cứ vào phương thức khai thác hoạt động Logistics ....................... 12 1.2.2.2. Căn cứ theo một số nghiên cứu khác .................................................... 13 1.2.2.3. Phân loại theo khuôn khổ pháp luật ...................................................... 14 1.2.2.4. WTO phân loại Logistics một cách khái quát ....................................... 15 1.2.3. Vai trò và tác dụng của dịch vụ Logistics.............................................. 15 1.2.3.4. Vai trò.................................................................................................... 15 1.2.3.5. Tác dụng ................................................................................................ 17 1.2.4. Các yếu tố tạo nên Logistics.................................................................... 19 CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGI-STICS........................................................................................ 21 2.1. Một số chế định cơ bản ................................................................................ 21 2.1.1. Điều kiện kinh doanh............................................................................... 21 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics... 24 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng ....................................................... 25 2.1.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics....................................................................................... 26 2.1.5. Giới hạn trách nhiệm............................................................................... 28 2.1.6. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa .................................................. 30 2.1.7. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics khi cầm giữ hàng hóa.................................................................................................... 31 Một số chế định khác có liên quan ............................................................. 32 2.2. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS....................................................... 34 Thực trạng .................................................................................................... 34 3.1. 3.1.1. Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay ........ 34 3.1.1.1. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong quá trình phát triển dịch vụ Logistics ................................................................................................ 34 3.1.1.2. Thuận lợi trong quá trình phát triển dịch vụ Logistics....................................35 3.1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý……………………………......35 3.1.1.2.2. Cơ sở hạ tầng ……………………………………………………36 3.1.1.2.3. Nguồn nhân lực cho lĩnh vực Logistics………………………….37 3.1.1.2.4. Môi trường pháp lý………………………………………………38 3.1.1.2.5. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam………..38 3.1.1.3. Khó khăn, hạn chế của Việt Nam trong quá trình phát triển dịch vụ Logistics ................................................................................................ 40 3.1.1.3.1. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 41 3.1.1.3.2. Hệ thống công nghệ thông tin………………………………….. 42 3.1.1.3.3. Nguồn nhân lực và quy mô........................................................... 43 3.1.1.3.4. Vấn đề pháp lý .............................................................................. 44 3.1.1.3.5. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ............. 45 3.1.2. Các cam kết của Việt Nam về mở cửa và hội nhập Logistics trong WTO.......................................................................................................... 46 3.1.3. Cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập ngành dịch vụ Logistics Asian ......................................................................................... 48 3.1.3.1. Mục tiêu................................................................................................. 48 3.1.3.2. Các biện pháp ........................................................................................ 49 3.2. Nguyên nhân ................................................................................................. 52 3.2.1. Nguyên nhân xuất phát từ các doanh nghiệp, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin........................................................................................... 52 3.2.2. Nguyên nhân pháp lý............................................................................... 57 Giải pháp....................................................................................................... 59 3.3. 3.3.1. Định hướng phát triển............................................................................. 59 3.3.2. Một số biện pháp phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam ................. 60 3.3.2.1. Tầm vĩ mô................................................................................................ 60 3.3.3.2. Ở tầm vi mô và trong các doanh nghiệp.................................................. 62 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 65 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh dịch vụ là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi các dịch vụ được cung cấp phải thể hiện được tính hữu dụng cao với mục đích đem lại sự thuận lợi tối ưu cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Trong kinh doanh, dịch vụ nổi bật nhất là dịch vụ Logistics. Nếu như trước kia, các công việc chuẩn bị để cho một hợp đồng kinh tế được thực hiện tốt thường do chính các bên trong hợp đồng thực hiện; thì ngày nay, công việc này được thực hiện bởi một đối tượng thứ ba, nằm ngoài hợp đồng kinh tế ban đầu, đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics. Hiện nay trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, dịch vụ Logistics đã khẳng định được tầm quan trọng của mình trong sự vận động của nền kinh tế, đem lại nguồn doanh thu rất lớn. Từ năm 2005, ở Việt Nam, dịch vụ Logistics đã được chính thức điều chỉnh bởi Luật thương mại; tuy nhiên, loại hình dịch vụ này lại không được sự quan tâm đúng mức từ phía các doanh nghiệp. 5. Lý do chọn đề tài: Trong thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên. Điều này đã tác động tới sự phát triển của dịch vụ Logistics, mà chủ yếu là lĩnh vực giao nhận vận tải ở nước ta. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này, phát triển ngày càng đa dạng các loại hình dịch vụ. Điều này đã phần nào đáp ứng nhu cầu trong giao nhận, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, cũng như góp phần hỗ trợ ác hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa , nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển, song cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Cụ thể, các thành phần kinh tế của Việt Nam phải hoạt động trong một môi trường đầy bất ổn, phức tạp với mức độ cạch tranh vô cùng gay gắt, không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế. Để duy trì hoạt động kinh doanh trong môi trường này, Doanh nghiệp Việt Nam phải luôn trong tư thế sẵn sàng, làm sao để có được sự chuẩn bị tốt nhất. Muốn được như vậy, dịch vụ Logistics phải thể hiện được vai trò hỗ trợ của mình, thực sự là lực đẩy của nền kinh tế. Theo đó, để phát triển dịch vụ Logistics, Việt Nam phải có nhận thức và có tầm nhìn đúng đắn hơn. Chính vì thế, đề tài này cần được nghiên cứu sâu hơn, dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, khía cạnh Luật pháp cần được đề cập trước tiên, vì đó là nền tảng ban đầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, tin tưởng, sử dụng và kinh doanh loại hình dịch vụ này. 6. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này vận dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh pháp luật để tìm hiểu sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà làm luật Việt Nam trong vấn đề điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics. Cụ thể là tập trung so sánh các quy định đã được sửa đổi, bổ sung với các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, phương pháp logic cũng được sử dụng thông qua việc giải thích các quy luật xã hội (như: quy luật cung-cầu, quy luật tối ưu hóa lợi nhuận,…), từ đó có thể đưa ra tính khả thi, tính hợp lý trong quá trình sử dụng và áp dụng luật. Ngoài ra, trong mỗi vấn đề có sự sử dụng phương pháp truyền thống là đi từ nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng và cuối cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 7. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của dịch vụ Logistics dưới sự điều chỉnh Luật thương mại 2005 và các văn bản khác có liên quan. Qua đó, tìm hiểu sự tiến bộ của Luật thương mại 2005 so với Luật thương mại 1997 trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mang tính chất đặc thù này. 8. Nội dung nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1 đề cập những vấn đề cơ bản về dịch vụ Logistics, có tác dụng diễn giải. Cụ thể, Logistics là gì, được hình thành như thế nào, có đặc điểm, mục đích, chức năng gì, được cấu thành từ những yếu tố nào,… Chương 2 tập trung vào các vấn đề pháp lý trong kinh doanh dịch vụ Logistics. So sánh sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà làm luật qua hai văn bản luật chủ yếu là Luật Thương mại 2005 và Luật thương mại 1997 bên cạnh các văn bản khác có liên quan. Chương 3 là thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Pháp luật đối với sự phát trển của dịch vụ Logistics trong nền kinh tế việt Nam. Đồng thời có sự liên hệ về các lợi ích kinh tế có được từ kinh doanh dịch vụ Logistics đối với nền kinh tế ở các nước phát triển; để từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của loại hình kinh doanh dịch vụ này đối với nền kinh tế đang phát triển của nước ta hiện nay. Tóm lại, nội dung nghiên cứu sẽ giải quyết các vấn đề sau:  Dịch vụ Logistics là gì?  Logistics được Pháp luật Việt Nam điều chỉnh như thế nào?  Làm sao để Pháp luật Việt Nam điều chỉnh có hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics? CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.3. 1.3.1. Lược sử hình thành: Sự hình thành của Logistics trong quân sự: Lúc đầu, Logistics ra đời và được áp dụng chủ yếu cho mục đích quân sự, hoàn toàn không mang lợi ích thương mại. Logistics được coi là một “điều kiện cần” trong chiến đấu, đó chính là việc vận chuyển và cung cấp lương thực, thực phẩm, trang thiết bị... đúng lúc, đúng nơi khi cần thiết cho lực lượng chiến đấu. Từ đó, Logistics đã gián tiếp giúp quân đội các nước tham chiến đạt được những thành công. Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đế chế Roman và Byzantine hùng mạnh, đã có những sỹ quan với tên gọi “logistikas” là người chịu trách nhiệm đến các vấn đề về tài chính cũng như cung cấp phân phối. Có thể xem đây là trong giai đoạn sơ khai của dịch vụ Logistics. Ngày nay thuật ngữ "Logistics" đã được phát triển mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý (management). Nó diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sản phẩm đi vào - qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay người tiêu dùng. 1.3.2. Nguyên nhân dịch vụ Logistics xuất hiện trong quá trình lưu thông hàng hóa: Từ sau thế chiến thứ nhất, lượng hàng hóa phục vụ cho sự khôi phục kinh tế sau chiến tranh không ngừng tăng cao. Điều này dẫn đến việc tồn đọng hàng hóa, gây ra cuộc khủng hoảng thừa (1929-1933). Không lâu sau, thế chiến thứ hai bùng nổ và kết thúc vào thánh 9 năm 1945, khi Nhật đầu hàng. Lúc bấy giờ, các nhà kinh tế lo ngại rằng lượng hàng hóa tăng nhanh sau chiến tranh sẽ gây ra cuộc khủng hoảng thừa, nên đã sử dụng dịch vụ Logistics như một biện pháp phòng ngừa. Thật vậy, Logistics bắt đầu được sử dụng trong kinh doanh từ những năm 1950. Điều này chủ yếu là do sự gia tăng hàng hóa cần lưu thông, từ đó tạo nên sức ép về việc cung cấp, vận chuyển trong một thế giới toàn cầu hóa, đòi hỏi phải có những nhà chuyên gia trong lĩnh vực này. Trước đây, hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán đến nước của người mua phải qua tay nhiều người vận tải, qua nhiều phương thức vận chuyển khác nhau (tàu thủy, máy bay, tàu hỏa, ô tô,…), đồng thời phải thông qua các thủ tục thông quan khác nhau tùy theo quy định của mỗi nước; đối với từng người vận tải, hàng hóa lại được vận chuyển thông qua một hoặc một số hợp đồng vận tải riêng biệt. Do đó, các công đoạn trên phát sinh các rủi ro như: Thứ nhất, vì hàng hóa được vận chuyển thông qua hợp đồng cụ thể nên quyền và nghĩa vụ của mỗi nhà vận tải này đều khác nhau (về không gian, thời gian, địa điểm, trách nhiệm vận tải chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ,… đã ký kết). Tuy nhiên, các hợp đồng này lại diễn ra theo một trình tự thời gian, mà khi chuỗi hợp đồng này được thực hiện thì người chủ sở hữu khó có thể giám sát toàn bộ các giai đoạn. Do đó, thời điểm phát hiện rủi ro thường là lúc hàng hóa đã được mang đến nơi đến cuối cùng, nên rất khó xác định thời gian, địa điểm phát sinh thiệt hại để có thể truy cứu, yêu cầu bồi thường. Thứ hai, để vận chuyển hàng hóa đến được nước của người mua không thể tránh khỏi nhiều trường hợp phải thông qua nhiều nước khác nhau dẫn đến việc phát sinh các thủ tục thông quan kèm theo. Từ đó, đòi hỏi người có trách nhiệm lo việc vận tải (tùy theo thỏa thuận mà có thể là người bán hoặc người mua) phải có một mức am hiểu nhất định về các thủ tục trên. Việc đòi hỏi này sẽ tạo nên rào cản trong việc mua bán hàng hóa giữa các nước có vị trí địa lý cách xa nhau, đặc biệt là giữa các châu lục với nhau. Xuất phát từ rủi ro trên, các nhà buôn cần một biện pháp có thể làm giảm rủi ro trong việc trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau.. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần một người, hay một tổ chức thực hiện mọi công việc ở tất cả các công đoạn để tiết kiệm thời gian, tối thiểu hoá chi phí, từ đó nâng cao lợi nhuận. Những người làm nghề này không chỉ là làm giao nhận mà còn làm cả các công việc về lưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê phương tiện vận chuyển, làm thủ tục hải quan và có thể mua giúp bảo hiểm cho chủ hàng nữa, người này gọi là Logistics Service Provider (Người cung cấp dịch vụ tiếp vận). Qua đó cho thấy, sự vận dụng dịch vụ Logistics đã đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình lưu thông hàng hóa trên thế giới. 1.3.3. Các giai đoạn phát triển của Logistics: Sự phát triển của Logistics được hình thành theo nhiều quan điểm khác nhau. Có hai quan điểm điển hình sau:  Theo Jacques Colin - giáo sư về khoa học quản lý tại trường đại học Aix Marseille II, giám đốc trung tâm nghiên cứu về vận tải và Logistics thì sự ra đời và phát triển của Logistics được chia theo thứ tự của tiến trình vận dụng Logistics, gồm 4 giai đoạn: thử nghiệm, khởi động, phát triển hệ thống bên trong doanh nghiệp và phát triển toàn diện. - Giai đoạn những năm 50 và 60 của thế kỷ XX: Đây là giai đoạn thử nghiệm, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã thử áp dụng các kỹ năng Logistics của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải trong doanh nghiệp. Giai đoạn thử nghiệm này được bắt đầu từ việc nghiên cứu các tác nghiệp và những kỹ thuật tối ưu hoá ứng dụng để giải quyết những vấn đề trong chuyên chở và kho hàng... - Giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX: Đây là thời kỳ khởi động Logistics trong doanh nghiệp. Trong thời kỳ này, Logistics trước hết là nghiên cứu việc tối ưu hoá các bộ phận tách biệt (quản lý kho bãi, quản lý hàng tồn kho, luân chuyển giao hàng...) bằng cách chuyển thể các bộ phận trên thành một hệ thống mang tính dây truyền. Nghiên cứu hiệu quả của việc giảm các chi phí hoạt động và người lao động. Chuyển dần những hoạt động này sang cho những người chuyên chở và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Sự tìm kiếm tính liên tục trong vận hành doanh nghiệp là đặc điểm chính của Logistics sản xuất ở thời kỳ này. - Giai đoạn những năm 80 đến 90 của thế kỷ XX: Giai đoạn này là giai đoạn phát triển Logistics. Đây là giai đoạn Logistics hướng vào việc phối hợp các bộ phận chịu trách nhiệm lưu chuyển các luồng hàng trong doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa các bộ phận đó. Mối quan tâm của những người điều hành các luồng luân chuyển này tập trung vào khâu lưu thông hàng hoá. Cụ thể tăng cường quản lý các chi phí trong lưu thông, giảm hàng lưu kho, đẩy mạnh vận chuyển giữa các vùng sản xuất và phân phối. Dịch vụ Logistics đã làm ổn định và đảm bảo tính liên tục của các luồng luân chuyển hàng hoá. - Giai đoạn những năm 90 của thế kỷ XX đến nay: Thời kỳ Logistics được phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng, huy động toàn bộ các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, nhất là các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp (nguồn lực của các đối tác) để xây dựng hệ thống Logistics phức tạp, đa chủ thể có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc qua lại lẫn nhau. Hệ thống này cho phép thực hiện nhiều giao dịch dẫn đến sự hoà nhập của các chủ thể vào cùng một tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.  Khác với Jacques Colin, Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific - ESCAP) của Liên hiệp quốc chia quá trình hình thành và phát triển của Logistics theo quá trình quản lý, vận hành các đối tượng của dịch vụ, hay nói cách khác là dựa trên tâm lý nhà sản xuất trong quản lý. Quan điểm này bao gồm ba giai đoạn sau1: - Giai đoạn 1: Phân phối vật chất. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta quan tâm đến việc quản lý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo hiệu quả việc giao hàng, thành phẩm và bán thành phẩm... cho khách hàng. Những hoạt động đó là: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói, di chuyển nguyên liệu... Những hoạt động này gọi là phân phối vật chất hay Logistics đầu vào. - Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics. Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, các công ty kết hợp chặt chẽ sự quản lý đầu vào và đầu ra, để giảm tối đa chi phí, đạt được tối ưu lợi nhuận. Sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất với phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã đảm bảo tính liên tục và ổn định của các luồng vận chuyển.Sự kết hợp đó được mô tả là hệ thống Logistics. - Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung cấp. Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Quản lý dây chuyền cung cấp - đây là khái niệm có tính chiến lược về quản lý dãy nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đến khách hàng cùng với dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như cung ứng chứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra... Khái niệm này coi trọng đối tác, phát triển đối tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người cung ứng, khách hàng cũng như những người liên quan đến hệ thống quản lý (các công ty vận tải, lưu kho, những người cung cấp công nghệ thông tin...). Như vậy Logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng "tiếp vận", "hậu cần" trong quân đội để giải quyết những vấn đề phát sinh của thực tế sản xuất - kinh doanh và đến nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.4. Khái quát chung về dịch vụ logistics: 1.4.1. Khái niệm và đặc điểm: 1.4.1.1. Khái niệm thuật ngữ Logistics: Logistics có nguồn gốc từ hai chữ Logis và stic, có nghĩa là tính toán một cách "hợp lý". Như vậy nội dung của Logistics bao gồm việc hướng dẫn mọi người cách thức thực hiện công việc sao cho hợp lý nhất. Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng 1 GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Th.S Kim Ngọc Đạt (2010). Logistics- Những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội. tiếng anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: "Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó" Logistic gồm có 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Công việc cụ thể là quản lý hàng tồn, giao hàng và nhận tiền theo đơn đặt hàng, phân phối hàng đến các đại lý… Công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch tốt, có sự linh hoạt, nhạy bén về kinh doanh, điều phối tốt. Ngoài ra cần có một số kỹ năng tổng quát như: ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng tính toán và khả năng giao tiếp tốt. Mặt khác, Logistics bao gồm hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất bao trùm các vấn đề lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dich vụ ở đâu, như thế nào và vận chuyển đi đâu. Cấp độ thư hai quan tâm đến việc làm thế nào để đưa các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Các công ty giao nhận kho vận trên thế giới nói chung, và ở các nước ASEAN nói riêng, ngày càng nhận thấy rằng chi phí của các dịch vụ lập kế hoạch, sắp xếp và chuẩn bị mọi mặt cho hàng hoá để sẵn sàng chuyên chở và chi phí vận tải đơn thuần có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trên nhiều khía cạnh, theo một trình tự nhất định. Nếu biết tận dụng công nghệ tin học để tổ chức tốt và chặt chẽ các khâu này, thì giá thành của hàng hoá sẽ giảm đáng kể, do vậy năng lực cạnh tranh được nâng cao. Vì vậy, Logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ (do đó thuật ngữ này bao giờ cũng ở dạng số nhiều: Logistics. Thật vậy, Logistics luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá luôn luôn sẵn sàng trong trạng thái có yêu cầu của khách hàng là có thể đáp ứng, bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, nói tới Logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ. Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung cấp dịch vụ Logistics sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phát hàng hoá (nguyên liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm),... Trên thế giới, dịch vụ Logistics rất phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong nền dịch vụ, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động, gia tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Vì vậy, khái niệm Logistics được đề cập bởi nhiều quốc gia, nhiều tổ chức khác nhau với nhiều khía cạnh :  Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.  Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa kỳ (CLM)2: Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.  Trong lĩnh vực quân sự, Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị. Định nghĩa này dduojc tạo ra do nguồn gốc hình thành của Logistics  Tài liệu giảng dạy của Đại học World Maritime3: Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người buôn bán, bán lẻ, đến tay người tiêu dung cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt các hoạt động kinh tế.  Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. 1.4.1.2. Đặc điểm: Với tính chất đa dạng và phức tạp, Logistics mang các đặc điểm cơ bản sau:  Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính, gồm Logistics sinh tồn; Logistics hoạt động và Logistics hệ thống. 2 Douglas M. Lambert, Jame R. Stock, Lisa M. Ellram (1998). Fundamentals of Logistics management. McGrawHill, tr.3 3 Ma Shuo (1999). Logistics and Supply Chain Management. Tài liệu giảng dạy của World Maritime University. Logistics sinh tồn là hoạt động đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu. Cụ thể là người kinh doanh dịch vụ Logistics luôn có thể biết một cách khái quát nhất, chủ doanh nghiệp cần gì, cần như thế nào, khi nào cần và cần ở đâu; để từ đó có thể chuẩn bị trước một số hoạt động ban đầu. Chẳng hạn, người kinh doanh dịch vụ Logistics có thể chuẩn bị cơ sở vất chất như phương tiện vận chuyển, các chứng từ mẫu,...Hay nói cách khác, để sinh tồn, Logistics luôn luôn có những trang bị thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tại bất cư thời điểm nào, trong bất cứ môi trường nào. Do đó, Logistics sinh tồn cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được, có vai trò cung cấp nền tảng cho Logistics hoạt động. Logistics hoạt động là hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các hệ thống sản xuất các sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô mà doanh nghiệp cần trong quá trình sản xuất, các công cụ sử dụng nguyên liệu thô đó trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được trong quá trình sản xuất . Khía cạnh này của Logistics cũng tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Nhưng Logistics hoạt động lại không thể dự đoán được khi nào máy móc có sự cố, để sửa chữa thì cần cái gì và thời gian sửa chữa như thế nào... Như vậy Logistics hoạt động chỉ liên quan đến sự vận động và lưu kho của nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng cho Logistics hệ thống. Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ thống hoạt động. Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế, nhân lực và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ và nhà xưởng... Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếu muốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông. Để hiểu và phân biệt rõ 3 khía cạnh này, ta sẽ tìm hiểu thông qua một vùng chuyên sản xuất cao su. Nếu kinh doanh dịch vụ Logistics tại đây, ta phải dự đoán xem các doanh nghiệp cao su cần gì, để từ đó có những bước đầu chuẩn bị. Chẳng hạn như, nếu có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa thì cần chuẩn bị phương tiện vận tải, hoặc chuẩn bị thêm về kho bãi nếu có nhu cầu về việc lưu kho. Đây là bước đầu thuộc khía cạnh Logistics sinh tồn. Trong quá trình sản xuất, các hoạt động mang tính dây truyền sẽ diễn ra, các nguyên liệu thô được đưa vào chế biến, sau khi thành phẩm sẽ được đưa đến người tiêu dùng. Các hoạt động này sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu như đóng gói, in bao bì, phân phối thành phẩm đến các đại lý,…Các hoạt động này thuộc khía cạnh Logistics hoạt động. Sau khi đã đi vào hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất cao su này sẽ cần một hệ thống có khả năng hoạt động liên tục. Điều này tạo ra nhu cầu đối với các yếu tố mang tính chất đề phòng sự cố như thiết bị, phụ tùng thay thế, thiết bị kiểm tra và hỗ trợ, khả năng xử lý các vấn đề về kỹ thuật,…Đây là Logistics hệ thống. Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống không tách rời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau và tạo thành chuỗi dây chuyền Logistics. Đây là đặc điểm cơ bản tạo nên tính liên tục và hệ thống của Logistics.  Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp Đặc điểm này thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (Logistics hoạt động), hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng (Logistics hệ thống), sản xuất được Logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào và thành phẩm đi ra trong doanh nghiệp  Logistics là một dịch vụ rất đa dạng. Logistics thể hiện tư cách dịch vụ của mình thông qua việc thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của doang nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động của Logistics đối với từng loại yêu cầu cụ thể khác nhau sẽ khác nhau, hoàn toàn không theo một khuôn khổ nhất định nào.  Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận; vận tải và giao nhận gắn liền trong một hệ thống mang tính đồng bộ cao Qua các giai đoạn phát triển, Logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn lẻ như: thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, làm thủ tục thông quan... cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho người bán đến kho người mua đúng nơi đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò là người được uỷ thác trở thành một bên chính, nhân danh chính mình, trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh đối với những hành vi của mình. Nếu trước kia, chỉ cần dăm ba xe tải, một vài kho chứa hàng... là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng, thì ngày nay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc. Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn đơn thuần như trước mà được phát triển ở mức độ cao với đầy tính phức tạp. Người vận tải giao nhận trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics.  Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức Những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, sự xuất hiện container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Theo đó, người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng vận tải với một người kinh doanh vận tải đa phương thức – gọi tắt là MTO. MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất, là chứng từ vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, chủ sở hữu hàng hóa vẫn cần một biện pháp đảm bảo cao hơn cho hợp đồng mua bán của mình nên vẫn cần một người lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hoá để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian. Vai trò đảm bảo này thuộc lĩnh vực hoạt động của dịch vụ Logistics. Dịch vụ Logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Tóm lại, Logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ trợ các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là cơ sở phát triển hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của Logistics. 1.4.2. Phân loại: 1.4.2.1. Căn cứ vào phương thức khai thác hoạt động Logistics: Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau nên hiện nay một số nhà kinh tế căn cứ vào phương thức khai thác hoạt động Logistic, phân loại như sau:  Logistics tự cung cấp (FPL- 1PL): Các công ty tự thực hiện các hoạt động Logistics của mình. Cụ thể là những công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động Logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới Logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương. Đối với Việt Nam, loại hình này không phù hợp cho các doanh nhiệp trong nước vì có sự đòi hỏi quy mô lớn cùng với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao.  Second Party logistics (SPL- 2PL): Là việc quản lý các hoạt động Logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp Logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.  Third party Logistics hay Logistics theo hợp đồng (TPL- 3PL): Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Cách giải thích khác của 3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ. Đây được coi như một sự hợp tác chặt chẽ giữa một doanh nghiệp cần sự cung ứng dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics. Nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.  Four party Logistics hay Logistics chuỗi phân phối (FPL- 4PL): là một kháI niệm phát triển trên nền tảng của TPL. FPL quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL , các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất , nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.  Gần đây cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, đã hinh thành nên một hình thức Logistics mới, Five party Logistics (5PL). Hình thức này nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, đứng ra quản lý toàn chuỗi cung ứng. Nói cách khác,đây là sự tổng hợp chức năng của hai hình thức 3PL và 4PL trên nền tảng thương mại điện tử. 1.4.2.2. Căn cứ vào một số nghiên cứu khác: Logistics được phân loại thành các nhóm sau:  Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải:  Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức (Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển);  Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức;  Các công ty môi giới vận tải.  Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Phân Phối:  Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi;  Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối .  Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Hàng Hoá:  Các công ty môi giới khai thuê hải quan ;  Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ;  Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm;  Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.  Các công ty cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành:  Các công ty công nghệ thông tin;  Các công ty viễn thông;  Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm;  Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo. 1.2.2.3. Theo điều 4 nghị định số 140/2007/NĐ-CP Logistics đưuợc phân loại cụ thể như sau:  Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:  Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;  Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;  Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;  Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gistíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.  Các dịch vụ 1ô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:  Dịch vụ vận tải hàng hải;  Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan