Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lý lớp 4...

Tài liệu Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lý lớp 4

.PDF
21
7
67

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.THANH HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4 Người thực hiện: Lê Thị Hương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử và Địa lý -0- THANH HÓA, NĂM 2017 -1- I.MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trong chương trình Tiểu học bên cạnh các môn Toán, Tiếng Việt thì môn Tự nhiên- xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Phân môn Địa lí là một môn học mới trong chương trình lớp 4, có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật hiện tượng địa lí trên bề mặt Trái đất mà còn giải thích, phân tích, so sánh tổng hợp các yếu tố địa lí cũng như giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mục tiêu dạy học phân môn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng trên đất nước Việt Nam. Bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Đồng thời nó còn giáo dục các em việc phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lí nhằm góp phần tích cực vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Trong phân môn Địa lí, bản đồ và bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không phải để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ và bảng số liệu là đối tượng để học sinh chủ động khám phá khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng bản đồ, lược đồ tranh ảnh và trò chơi trong dạy học phân môn Địa lí là một trong những điều kiện quyết định sự thành công của tiết dạy, vì nó làm tăng hiệu quả giờ dạy, học sinh có hứng thú trong học tập, giờ học vui tươi thoải mái và là phương tiện để phát triển tư duy của người học. Để học sinh chủ động tích cực trong giờ học Địa lí, đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức, hướng dẫn, phải có phương pháp dạy học phù hợp để lôi cuốn các em hứng thú trong từng bài học, từng hoạt động. Muốn làm được như vậy, ngoài kiến thức của giáo viên thì việc sử dụng phương pháp dạy học mới, phương pháp dạy học tích cực, việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh -2- và trò chơi trong dạy học Địa lí ở Tiểu học là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4” I.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy phân môn Địa lí lớp 4, đồng thời giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy học phân môn Địa lí, giúp học sinh nắm vững kiến thức địa lí, biết sử dụng thành thạo bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu, tham gia tích cực vào các trò chơi học tập trong môn Địa lí lớp 4 I.3. Đối tượng nghiên cứu: - Tìm hiểu một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4. I.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. -3- II. NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận: Để nâng cao chất lượng dạy học địa lí, giáo viên cần sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau.Trong đó sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ, trò chơi trong dạy học địa lí là cần thiết. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học. Việc sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ, trò chơi sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó học sinh tiếp thu kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, tự nhiên làm cho giờ học địa lí sinh động. Mục tiêu dạy học địa lí lớp 4 là hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầu hình thành, rèn luyện một số kĩ năng địa lí. a. Hình thành biểu tượng địa lí: - “ Biểu tượng địa lí là hình ảnh về các sự vật hoặc hiện tượng địa lí được tri giác, phản ánh vào trong ý thức của học sinh, được giữ lại trong trí nhớ và có khả năng tái tạo theo ý muốn”[1]. Đối với học sinh Tiểu học người ta phân các biểu tượng địa lí ra làm hai loại: + Biểu tượng kí ức ( còn gọi là biểu tượng tái tạo) là sự phản ánh đối tượng đã được trực tiếp tri giác trong quá khứ [1]. + Biểu tượng tưởng tượng (còn gọi là biểu tượng sáng tạo) là sự phản ánh những đối tượng tuy không tri giác trực tiếp, nhưng được tư duy tạo ra trên cơ sở những đối tượng có liên quan đã tri giác được [1]. Ở Tiểu học, phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất là cho các em quan sát đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,… b. Hình thành khái niệm địa lí: - Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những sự vật và hiện tượng địa lí đã được trừu tượng hóa và khái quát hóa, dựa vào các dấu hiệu bản chất, sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp,..). Như vậy khái niệm địa lí khác với biểu tượng địa lí ở chỗ: trong khái niệm có sự tham gia tích cực của tư duy [ 1]. Theo quan điểm nhận thức về mặt khoa học thì trong Địa lí có 3 loại khái niệm chính: + Khái niệm địa lí chung: Là những khái niệm được hình thành để chỉ không những sự vật và hiện tượng địa lí đơn nhất mà còn là một loạt các sự vật và hiện tượng địa lí cùng loại, có những thuộc tính giống nhau. -4- + Khái niệm địa lí riêng: Là khái niệm chỉ những sự vật và hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng và phản ánh đặc điểm riêng của nó. Ví dụ: sông Hồng, nhà máy thủy điện Ya-li,… + Khái niệm địa lí tập hợp: Nói đến khái niệm địa lí tập hợp là nói đến những đặc điểm chung của đối tượng ở từng khu vực, từng vùng riêng biệt trên trái đất. II.2.Thực trạng của việc dạy học địa lí lớp 4 hiện nay trong trường Tiểu học: a/Giáo viên: - Thực tiễn dạy học Địa lí ở trường Tiểu học hiện nay cho thấy giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học Địa lí. Giáo viên thường dạy theo phương pháp truyền thống. Học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Giờ học còn mang nặng lý thuyết, chưa nhẹ nhàng và phong phú, sôi nổi, chưa gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. - Giáo viên mới chỉ truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa theo các tiết học, việc khai thác vốn hiểu biết của học sinh, hướng dẫn học sinh tự giác học tập còn hạn chế. Các giờ học còn nặng nề, áp đặt. - Một số ít giáo viên nắm kiến thức tổng thể về Địa lí chưa hệ thống, giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào kiến thức sách giáo khoa, ít nghiên cứu tài liệu nên dẫn đến bài dạy còn rời rạc, không lô- gic, học sinh có thể hiểu ngay nhưng không biết các sự vật hiện tượng đó có liên quan với nhau. - Đặc biệt việc sử dụng bản đổ ( lược đồ, tranh ảnh,..) trong mỗi giờ dạy là việc làm thường nhật, nó có vai trò quan trọng trong việc khai thác nội dung bài thì nhiều giáo viên còn dạy chay hoặc chưa khai thác hết tác dụng của bản đồ, lược đồ làm cho bài dạy mờ nhạt. - Bên cạnh đó số giáo viên đưa trò chơi vào dạy học các bài địa lí còn ít dẫn đến tiết dạy đơn điệu chưa gây hứng thú cho học sinh. b/ Về học sinh: - Học sinh sử dụng bản đồ chưa thành thạo nên khai thác nội dung bài chưa sâu dẫn đến ngại học Địa lí. - HS còn chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp. Các kỹ năng sống chưa được tích lũy và hoàn thiện tích cực. - Khả năng tự học còn hạn chế, việc tìm hiểu khám phá kiến thức còn ít nên việc lĩnh hội kiến thức đạt kết quả chưa cao. Tôi đã tiến hành khảo sát việc sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu để khai thác nội dung của bài và việc nắm kiến thức Địa lí của học sinh tại lớp -5- 4A2 kết quả như sau: Nội dung Tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Biết khai thác nội dung từ bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu 4 9,3% 19 44,2% 20 46,5% Nắm được kiến thức Địa lí 8 18,6% 22 51,2% 13 30,2% Từ kết quả khảo sát cho thấy số học sinh nắm được kiến thức về địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ để khai thác nội dung bài còn hạn chế. Vì vậy vấn đề đặt ra là giáo viên phải nắm được hệ thống kiến thức địa lí, có kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ và có phương pháp tổ chức dạy học phù hợp, tích cực sáng tạo để giúp các em chủ động kiến thức, nhớ lâu, biết xâu các chuỗi và biết liên kết mối quan hệ giữa đặc điểm của vị trí, địa hình với khí hậu; giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người. Từ thực trạng này để giúp giáo viên giảng dạy môn địa lí lớp 4 đạt hiệu quả tôi đã tiến hành một số biện pháp sau: II. 3. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lí lớp 4: Biện pháp 1: Giáo viên xác định đúng đặc trưng bộ môn, nắm vững kiến thức địa lí một cách có hệ thống: Nói đến địa lí ta thường nghĩ đến vị trí địa lí, địa hình và khí hậu; nói đến thiên nhiên thường gắn với hoạt động sản xuất của con người. Cứ như vậy kiến thức địa lí là một chuỗi các đặc điểm về vị trí, địa hình, khí hậu, con người và hoạt động sản xuất của con người ở vùng miền đó. Việc nắm kiến thức địa lí logic chính xác, có hệ thống của giáo viên là rất cần thiết, giúp học sinh định hướng và hiểu đúng đặc điểm địa lí của một vùng miền nào đó. Thực tế cho thấy một số ít giáo viên chưa xác định đúng đặc trưng của môn Địa lí, kiến thức về địa lí chưa nhiều, mỗi tiết lên lớp chỉ cung cấp cho học sinh đủ, đúng kiến thức trong sách giáo khoa, ít mở rộng, liên hệ những kiến thức về hiện tại, chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí với nhau, hệ thống kiến thức không lôgic dẫn đến tình trạng giáo viên cung cấp đến đâu thì học sinh chỉ hiểu và biết đến đó. Nên đối với giáo viên việc đọc sách báo nhiều, nghiên cứu tài liệu, lấy thông tin, sưu tầm tư liệu có liên quan -6- trong thời điểm hiện tại một cách cập nhật là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với phân môn Địa lí. Đặc trưng của môn Địa lí đó là tìm hiểu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển về hoạt động kinh tế của một vùng miền. Các yếu tố tự nhiên ( vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản.. ) được tìm hiểu, khai thác trên bản đồ, lược đồ. Các yếu tố này có tác động qua lại với nhau và có tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế, con người và ngược lại điều kiện về con người, hoạt động kinh tế cũng tác động ngược lại đến yếu tố tự nhiên của vùng, miền đó. Nghĩa là giáo viên phải xác định được mối quan hệ sâu sắc giữa các yếu tố địa lí. Như vậy xác định được đặc trưng của môn học giúp giáo viên nắm nội dung bài, từ đó xây dựng được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. phù hợp, sẽ truyền thụ được hết nội dung kiến thức địa lí đến với các em, giúp các em hiểu sâu sắc nội dung bài học. Biện pháp 2: Giáo viên cần thu thập thông tin, tư liệu địa lí thiết thực tại thời điểm hiện tại để phục vụ cho bài dạy Phần lớn các tiết học Địa lí đều tìm hiểu khí hậu, dân cư, kinh tế của một vùng miền. Đòi hỏi sự tìm tòi, thu thập các thông tin, tư liệu có liên quan đến vùng miền đó là vô cùng cần thiết. Kiến thức Địa lí được trình bày trong sách giáo khoa và sách giáo viên rất đơn giản, ngắn gọn và cô đọng, nó như là cái cốt, cái lõi để giáo viên biết cách khai thác, hướng dẫn giúp học sinh tìm đúng nội dung, hiểu chính xác kiến thức được truyền tải. Đặc biệt với sự phát triển về kinh tế, xã hội ngày nay thì việc cập nhật thông tin, tư liệu là rất cần thiết để truyền thụ đến học sinh một cách đầy đủ và chính xác. Ví dụ: Khi thực hiện bài dạy: “ Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên” giáo viên cần cập nhật thông tin về các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên, đặc biệt là nhà máy thủy điện Y-a-li, việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên qua lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc… Biện pháp 3: Giáo viên chủ động lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung bài dạy: Tuỳ theo từng bài cụ thể giáo viên chủ động lựa chọn hình thức tổ chức, định hướng dạy học theo phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò chủ đạo thì việc chủ động -7- đưa phương pháp mới vào dạy học địa lí là cần thiết, phục vụ thiết thực cho tiết dạy nhẹ nhàng tích cực trên cơ sở học sinh được trải nghiệm, để tìm tòi khám phá kiến thức mới. Ở mỗi bài học, tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để việc chuyển tải nội dung bài học một cách dễ hiểu đến với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học địa lí góp phần nâng cao chất lượng môn học. Biện pháp 4: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo và biết khai thác kiến thức từ bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu: Đặc trưng của môn Địa lí đó là tìm hiểu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển và các yếu tố này được thể hiện rất rõ trên bản đồ, lược đồ và bảng số liệu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi, kiến thức, hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Trong các tiết học nếu giáo viên không sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc có bản đồ, lược đồ nhưng học sinh không biết cách sử dụng thì sẽ không khai thác được nội dung bài, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách máy móc. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, tranh ảnh và trò chơi trong các tiết Địa lí sẽ giúp các em học nhẹ nhàng, giảm bớt sự nhàm chán tạo cho các em thói quen thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên; từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ tôn trọng và bảo vệ, giữ gìn nó. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, bản đồ ( lược đồ) và bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Như vậy bản đồ (lược đồ) và bảng số là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ ( lược đồ) và bảng số liệu giáo viên phải thực hiện từng nội dung như sau: a/ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ( lược đồ): + Về phía giáo viên: Xác định kiến thức trong bài tối thiểu cần thiết để biết cách làm việc với bản đồ như: Xác định phương hướng trên bản đồ, nắm được kí hiệu trong bảng chú giải và có biểu tượng địa lí trên bản đồ. Soạn hệ thống -8- câu hỏi dựa trên lược đồ, trong sách giáo khoa và trình độ học sinh để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi này được thể hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm. + Về phía học sinh: Học sinh phải được trang bị một số kiến thức tối thiểu để biết cách làm việc với bản đồ như: - Xác định được phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ. - Đọc tên bản đồ, xem trong bảng chú giải, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ. - Xác định vị trí địa lí, giới hạn của các vùng miền trên bản đồ ( lược đồ ) - Nhận biết được vị trí, một số đặc điểm của đối tượng địa lí trên bản đồ. -Dựa vào màu sắc, kí hiệu phân biệt được độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. - Sử dụng bản đồ ( lược đồ) để chỉ đúng tên dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của mỗi vùng miền. *Giáo viên hướng dẫn để các em thực hiện các bước với bản đồ ( lược đồ ): + Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ + Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. + Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu. + Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng. + Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình, khí hậu, sông ngòi. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,… trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức từ bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh và phân tích,… Ví dụ 1: Bài 1: Dãy núi Hoàng Liên Sơn - Những kiến thức trong bài cần khai thác qua lược đồ: + Nhận biết vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn. + Kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ. + Chỉ được đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ. - Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với bản đồ - Cho học sinh quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ trang 70 Câu 1: Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ theo thứ tự từ Tây sang Đông? Trong các dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất? 1….. ….. 2 ………… 3……… ……. 4………… 5……………. -9- Câu 2: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? Câu 3: Chỉ đỉnh núi Phan- xi –păng trên lược đồ và cho biết độ cao của nó? Ví dụ 2: Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm vị trí hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ qua các bước sau: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ đồng bằng Bắc Bộ sách giáo khoa trang 98, làm việc theo cặp: Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ và rút nhận xét về hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ. Bước 2: Giáo viên yêu cầu 1, 2 học sinh đại diện lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ và nêu nhận xét về hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ Bước 3: Giáo viên chỉ lại vị trí của đồng bằng Bắc Bộ và kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ có hình dạng tam giác với đỉnh Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển. Bước 4: Giáo viên phát cho học sinh lược đồ đồng bằng Bắc Bộ. Yêu cầu học sinh dựa vào kí hiệu, xác định và tô màu vùng đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ đó. - Giáo viên chọn một số bài tốt khen ngợi trước lớp và cho học sinh nêu lại hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ. b/ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu: Để giúp học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu giáo viên cần phải: - Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua bảng số liệu. - Soạn hệ thống các câu hỏi dựa vào bảng số liệu và trình độ của học sinh để gợi ý cho học sinh tự khám phá ra kiến thức mới. - Bồi dưỡng cho học sinh năng lực so sánh, đối chiếu phân tích các số liệu. - Sử dụng được bảng số liệu để nêu đặc điểm về diện tích, khí hậu, nông nghiệp, hoạt động sản xuất… *Hướng dẫn các em khai thác bảng số liệu theo các bước sau: Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu. Bước 2: Đọc tên bảng số liệu. Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu ở từng cột. Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra nhận xét. Ví dụ : Khi dạy bài 5: Tây Nguyên Kiến thức trong bài học sinh cần nắm qua bảng số liệu: - Nhận biết được độ cao của các cao nguyên ở Tây Nguyên qua bảng số liệu. - Biết sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. -10- + Hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với bảng số liệu Câu 1: Bảng số liệu cho biết gì? Câu 2: Đọc tên các cao nguyên và cho biết độ cao các nguyên trong bảng số liệu ? Câu 3: Em hãy sắp xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao? Tóm lại: Qua việc khai thác kiến thức từ bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu tôi thấy các em ham thích môn học, hiểu bài nhanh, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Biện pháp 5: Giáo viên phối hợp sử dụng tranh ảnh, phim, mô hình, vật thật để hình thành các biểu tượng, khái niệm địa lí: Ngày nay cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Cùng với bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thì tranh ảnh cũng rất quan trọng và thiết thực trong các tiết học địa lí. Tranh ảnh không chỉ là hình ảnh minh họa cho bài giảng của giáo viên mà còn chứa đựng kiến thức bên trong. Qua việc khai thác tranh ảnh giáo viên dễ dàng hình thành các khái niệm Địa lí còn học sinh có thể lĩnh hội các kiến thức phần địa lí một cách dễ dàng và hứng thú. Hình thành khái niệm địa lí chung có thể tiến hành theo 4 bước: Bước 1: Hình thành biểu tượng bằng cách cho học sinh quan sát đồng thời hình thành khái niệm qua khai thác những hiểu biết sẵn có của học sinh về các đối tượng quan sát. Bước 2: Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra các dấu hiệu chung, bản chất của các đối tượng. Bước 3: Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội được đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung của bản chất, của các đối tượng. Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. Sau đó giáo viên và học sinh cùng trao đổi, thảo luận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của đối tượng nhằm đưa ra khái niệm đúng về đối tượng. Ví dụ: Hình thành khái niệm về đảo – Bài 29 “ Biển, đảo và quần đảo” - Cho học sinh quan sát một hòn đảo bằng tranh ảnh -11- - Khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng cách đặt một số câu hỏi: + Trong lớp ta ai đã nhìn thấy đảo? Các em nhìn thấy khi nào và ở đâu? + Em hãy tả hoặc vẽ một hòn đảo mà em nhìn thấy? - Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của các em, tôi đặt tiếp câu hỏi để các em phát hiện dấu hiệu chung và bản chất của đảo: là phần đất nổi, có nước bao bọc xung quanh. - Nêu khái niệm: Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Tóm lại: Sử dụng tranh ảnh, mô hình là khuynh hướng ngày càng tăng trong quá trình dạy học, giúp học sinh có hứng thú tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu kiến thức. Biện pháp 6: Giáo vên cần tổ chức trò chơi trong phân môn Địa lí: Có thể nói cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ. Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các kiến thức của các em nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp, làm không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học là: “ Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong dạy học địa lí trò chơi vô cùng quan trọng là phương pháp củng cố -12- kiến thức, chốt kiến thức một cách khéo léo, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả. Tổ chức trò chơi theo các bước sau: Bước 1: Lựa chọn trò chơi Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu hỏi: Với mục đích, nội dung bài học này có thể lựa chọn những loại trò chơi nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Thông thường các bài học giới thiệu địa danh có thể sử dụng trò chơi” Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”; Các bài ôn tập có thể sử dụng trò chơi “ Ô chữ kì diệu” hoặc “ Hái hoa dân chủ”, các bài học về đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ,… có liên quan đến các con sông, có thể sử dụng trò chơi “ Ra câu đố”. Sau khi lựa chọn trò chơi giáo viên chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch chơi, phần thưởng,… Bước 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi - Giáo viên nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh. Bước 3: Tổ chức và tiến hành chơi - Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi giáo viên hướng dẫn xong nên cho học sinh chơi thử để các em nắm vững cách chơi, cũng có thể để giáo viên rút kinh nghiệm và điều chỉnh một vài yêu cầu nếu thấy cần thiết. Trong khi học sinh chơi giáo viên là trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách quan. Để trò chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể đồng thời giáo viên kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi phạm luật chơi. Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả: Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách quan công bằng. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Chú ý biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động tích cực. Ví dụ : Khi dạy bài Hoạt động sản xuất của người dân Ở Tây Nguyên Tôi đã tổ chức trò chơi “ Ô chữ kì diệu”. - Trò chơi này được tiến hành khi củng cố bài vào cuối tiết học. Để thực hiện -13- bài dạy này giáo viên sử dụng máy chiếu thì hiệu quả giờ dạy sẽ tốt hơn. - Giáo viên có ô chữ sau: C T H Á C Â Y C Ô Y A L I N H À G Ỗ U N Đ T H Ủ Y C À P H Ê C H I Ê N N G N R Ô N G E S C O I Ệ N G H I Ệ P G - Giáo viên đưa ra các câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm ra ô chữ như sau: * Ô chữ hàng ngang: Ô số 1: Đây là chỗ dòng sông, dòng suối vượt qua vách đá cao nằm chắn ngang rồi đổ xuống ? ( Từ gồm 4 chữ cái) Ô số 2: Đây là loại cây trồng nhiều ở vùng đất đỏ ba – dan ? ( Từ gồm 13 chữ cái) Ô số 3: Tên nhà máy thủy điện được xây dựng trên dòng sông Xê- xan? ? ( Từ gồm 4 chữ cái) Ô số 4: Đây là ngôi nhà to, làm bằng tre, gỗ. Mái nhà cao, là nơi hội họp, tiếp khách của cả buôn? ( Từ gồm 7 chữ cái) Ô số 5: Sản vật của rừng dùng để làm nhà, đóng đồ dùng? ? ( Từ gồm 2 chữ cái) Ô số 6: Tên của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc? ? ( Từ gồm 6 chữ cái) Ô số 7: Đây là ngành sản xuất điện từ sức nước? ( Từ gồm 8 chữ cái) Ô số 8: Đây là sản phẩm nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột? ? ( Từ gồm 5 chữ cái) Ô số 9: Đây là nhạc khí được làm bằng đồng, có núm tròn ở giữa mà đồng bào Ê-đê, Ba na, Xơ- đăng dùng trong các lễ hội? ? ( Từ gồm 6 chữ cái) * Ô chữ hàng dọc: Tây Nguyên- Khi học sinh mở được ô chữ hàng dọc thì một bức tranh về Thành phố Buôn Mê Thuột được hiện ra. Giáo viên giới thiệu: Tây Nguyên- là mảnh đất có nhiều các dân tộc sinh sống, có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. -14- Tây Nguyên còn là vùng đất có nhiều thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm , khai thác sức nước làm thủy điện. Và hiện nay đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết chung sức chung lòng xây dựng quê hương Tây Nguyên ngày một giàu đẹp. - Kết thúc tiết học video clip bài hát “ Bài ca Tây Nguyên” được vang lên học sinh được xem những hình ảnh đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong điệu múa cồng chiêng, nhà rông,… và tiết học đã để lại thật nhiều ấn tượng trong tâm trí học trò. Tóm lại: Sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí ở bậc Tiểu học- đặc biệt với học sinh lớp 4 là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát huy tính tích cực say mê học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức Địa lí cho các em, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trên đây là một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí lớp 4. Khi tôi áp dụng kinh nghiệm này vào dạy học phân môn Địa lí ở lớp 4 thì bản thân tôi và đồng nghiệp đã nắm được kiến thức địa lí vững vàng, có hệ thống; chủ động trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phân môn Địa lí; trong các giờ dạy địa lí giáo viên đã tổ chức được các trò chơi phù hợp tạo hứng thú học tập cho học sinh và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn học sinh biết khai thác và sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ) cũng như bảng số liệu. Chất lượng dạy học phân môn Địa lí đã được nâng lên rõ rệt: -15- - Học sinh biết sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thành thạo để khai thác kiến thức. - Học sinh biết sưu tầm tranh ảnh, mô hình làm phong phú cho tiết học. - Biết chơi các trò chơi trong phần củng cố bài và cho các tiết ôn tập. Đặc biệt là học sinh yêu thích môn học. Kết quả cụ thể như sau: Nội dung Tốt Hoàn thành Biết khai thác nội dung từ bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu 36 83,7% 7 16,3% Nắm được kiến thức Địa lí 35 81,4% 8 18,6% Chưa hoàn thành 0 0 0% 0% III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1.Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng phương pháp, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Dạy học địa lí trên cơ sở khai thác vốn sống, kinh nghiệm sẵn có của các em. Trên cơ sở đó cùng trải nghiệm, khám phá để lĩnh hội kiến thức mới. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phải biết sử dụng thành thạo bản đồ ( lược đồ), bảng số liệu, tranh ảnh đúng lúc, đúng chỗ để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Tích cực sưu tầm tranh ảnh, các tư liệu có liên quan đến bài dạy đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn địa lí. - Tổ chức trò chơi học tập phù hợp với bài dạy để học sinh được “ Học mà chơi, chơi mà học”. Như vậy để dạy tốt một tiết học phân môn Địa lí lớp 4 giáo viên cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng, phương tiện, thiết bị dạy học, phải sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ), bảng số liệu, trong các tiết học cần tổ chức trò chơi học tập. Tìm hiểu, sưu tầm thông tin, tham khảo tài liệu có liên quan đến bài dạy, có đầu tư sáng tạo và chia sẻ cùng đồng nghiệp trong quá trình soạn giảng. Có như vậy giáo viên mới có đủ cơ sở để tự tin, vững vàng tổ chức những giờ học Địa lí nhẹ nhàng, hiệu quả, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tâm hồn -16- học sinh, giúp cho trẻ có cái nhìn thêm rộng mở, thêm yêu thiên nhiên con người và đất nước Việt Nam, yêu sự sống trên trái đất và biết đấu tranh giữ gìn bảo vệ bầu không khí trong lành và cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường. III.2. Kiến nghị: 1.Đối với giáo viên: Qua thực tế giảng dạy tôi thấy để học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4 giáo viên nên: - Tổ chức cho học sinh thăm quan các danh lam thắng cảnh của địa phương và của đất nước. - Bổ sung thêm một số tranh ảnh, tư liệu đặc biệt cần ứng dụng các công nghệ thông tin để giờ dạy đạt hiệu quả tốt hơn. 2. Đối với nhà trường: - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (nếu có điều kiện) cho giáo viên và học sinh thăm quan các danh lam thắng cảnh của địa phương và của đất nước. Trên đây là một số kinh nghiệm để dạy học tốt phân môn Địa lí lớp 4. Vì thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của bản thân, không sao chép của người khác. Thanh Hóa, ngày 8 tháng 4 năm 2017 BGH xét duyệt Người viết: Lê Thị Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4 - Nhà xuất bản giáo dục 2/ Sách Giáo viên Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Nhà xuất bản giáo dục -17- 3/ Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4- Nhà xuất bản giáo dục -18- DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TT 1 2 3 Tên Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán chuyển động đều Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số Lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 4, lớp 5 một cách có hiệu quả Cấp đánh giá Kết quả Năm học đánh đánh giá giá xếp loại C 2005- 2006 Cấp Thành phố B 2010-2011 Cấp Tỉnh B 2013- 2014 Cấp Tỉnh -19-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan