Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số kinh nghiệm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học rèn kĩ năng sống tro...

Tài liệu Một số kinh nghiệm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học rèn kĩ năng sống trong tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường tiểu học định tường

.PDF
17
21
56

Mô tả:

MỤC 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.4 3 3.1 3.2 NỘI DUNG TRANG Mở đầu. Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu. 1 1 2 2 3 Nội dung Cơ sở lý luận của vấn đề. Thực trạng của vấn đề Các giải pháp đã áp dụng. Giúp đỡ giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể theo chủ đề, chủ điểm cho từng tuần, từng tháng, học kỳ và năm học. Yêu cầu giáo viên xác định mục tiêu cần đạt của tiết học để xây dựng kế hoạch bài học và lựa chọn hình thức tổ chức dạy - học phù hợp. Tổ chức cho giáo viên dạy mẫu một số tiết sau đó khảo sát và phỏng vấn học sinh, góp ý và rút kinh nghiệm. Tổ chức các cuộc thi theo khối lớp với nội dung tìm hiểu kiến thức và rèn kỹ năng sống cho học sinh. Hiệu quả của sáng kiến khi áp dụng. Kết luận và đề xuất Kết luận Đề xuất Phụ lục Một số hình ảnh tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp rèn kĩ năng sống cho học sinh trường tiểu học Định Tường 4 4 4 7 7 9 12 13 13 15 15 15 0 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục ở Tiểu học là giáo dục học sinh phát triển nhân cách toàn diện. Bên cạnh việc nắm được các kiến thức khoa học cơ bản ban đầu, các kĩ năng sống cũng vô cùng cần thiết đối với học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường tiểu học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, v..v. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường…). Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định . Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức cPác hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, giúp học sinh xử lý được các tình huống thực tế cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. Hiện nay, các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định cụ thể với mỗi khối học, tuy nhiên nội dung dạy học và cách thức tổ chức dạy học còn chưa được quan tâm. Chúng ta đã biết nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhưng trong thực tế hiện nay, có rất nhiều học sinh tiểu học dù học rất giỏi các môn văn hóa nhưng khả năng giao tiếp, ứng xử bình thường, khả năng tham gia các hoạt động tập thể và khả năng nhận thức thế giới xung quanh lại rất yếu. Do những áp lực về thành tích, các em chỉ tích cực dành 1 phần lớn thời gian vào học 2 môn Toán và Tiếng việt. Tình trạng học sinh ở nông thôn nhưng không biết phân biệt giữa rơm và rạ; trâu và bò, bê và nghé vv… hay xử lý các tình huống đơn giản trong cuộc sống có rất nhiều. Giáo viên dạy tiết học này chủ yếu cho học sinh chơi tự do, chưa chú trọng vào các hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh. Để giúp đỡ và định hướng cho giáo viên dạy tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp bớt đi sự khó khăn và dạy học đạt hiệu quả hơn tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học rèn kĩ năng sống trong tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh Trường tiểu học Định Tường. 2. Mục đích nghiên cứu. Nhà trường có nhiệm vụ “dạy chữ và dạy người”. Nếu nhà trường chỉ thực hiện hoạt động dạy - học các bộ môn văn hoá trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, từ đó dẫn đến các em bị hạn chế về khả năng xử lý tình huống thực tế cuộc sống, hạn chế về nhận thức thế giới xung quanh…. Đặc biệt trong xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi hiện nay đòi hỏi con người phải thường xuyên ứng phó với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống, mục tiêu giáo dục không chỉ giúp con người học để biết, học để làm, mà còn học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Do đó vấn đề giáo dục kĩ năng sống là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Để học sinh có được các kỹ năng sống cơ bản như: giao tiếp, ứng xử, nhận thức thế giới xung quanh thì giáo viên dạy tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên phải nắm vững mục tiêu của giáo dục, đặc biệt là mục tiêu giáo dục ở tiểu học. Từ đó giáo viên xác định chủ đề, nội dung và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hấp dẫn để đạt được mục tiêu. Với mong muốn giúp đỡ giáo viên bớt đi sự khó khăn trong việc tổ chức dạy học các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp và nâng cao hiệu quả dạy học quả hơn tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọ đề tài này. Từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học trong việc tổ chức dạy học các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp. 3. Đối tượng nghiên cứu. Cũng như các tiết học khác, hiệu quả dạy học của các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc nhiều vào hình thức tổ chức dạy học của giáo viên. Vì thế tôi chọn đối tượng để nghiên cứu là các biện pháp quản lý, giúp đỡ để giáo viên dạy học tốt các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giúp giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hấp dẫn để học sinh có được sự tiến bộ về các kỹ năng giao tiếp, ứng xử và sự tích cực học tập các môn học khác của. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm , góp phần nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh ở cấp tiểu 2 học. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động "phụ" mà nó giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường Tiểu học. Cũng giống như những tiết học khác, để đạt được hiệu quả trong dạy học, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì vậy với mỗi nhà trường, nếu có được các biện pháp quản lý, giúp đỡ tốt thì giáo viên dạy học các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ nâng cao được chất lượng dạy học. Qua đó cũng sẽ động viên khuyến khích được học sinh ham thích tìm hiểu về thế giới xung quanh, ham thích đi học và tích cực học tập tất cả các môn học khác. Đây chính là vấn đề tôi trăn trở và đã tìm tòi, nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu hiệu quả dạy - học của các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: Tôi tham gia dự giờ và quan sát về hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, quan sát ý thức và thái độ học tập của học sinh… - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin nội dung dạy học của giáo viên. Phỏng vấn giáo viên để tìm ra các vấn đề khó khăn mà giáo viên hay gặp phải trong các tiết dạy . Phỏng vấn học sinh để tìm hiểu xem các em thích học các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp vì sao? Qua các tiết học này các em thu được điều gì? - Phương pháp thực nghiệm giáo dục: Tiến hành dạy thực nghiệm ở một số lớp để kiểm nghiệm sự tích cực học tập của học sinh. - Phương pháp thống kê, so sánh để xử lí số liệu: Dùng để thống kê, so sánh đối chiếu giữa học sinh thực nghiệm và học sinh đối chứng. 3 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định cụ thể tại Điều 29 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cũng đã ban hành công văn số 1075/SGDĐT-GDTH ngày 22 tháng 6 năm 2012 và Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Định cũng đã có công văn hướng dẫn cho các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở Tiểu học Điều này cho thấy các cấp lãnh đạo đã rất quan tâm và chú trọng đến việc hình thành nhân cách cho học sinh thông qua việc dạy học các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp Tiểu học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội ”. Giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua những hoạt động trong các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh giảm căng thẳng trong học tập, tạo cho các em có được tính tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp các em có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng hoạt động, học tập. Từ đó kết hợp với hoạt động trên lớp thúc đẩy các em học tập đạt kết quả cao nhất. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn về công việc làm của mình; có kĩ năng giao tiếp, ứng xử một cách chủ động sáng tạo; biết hợp tác, biết yêu tập thể,...Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp củng cố, khắc sâu những kiến thức các em đã được học qua các môn học; phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em. Các hoạt động này hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, phù hợp với sự phát triển của trẻ như kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức…, từ đó rèn luyện tính tự giác cho học sinh trong việc tham gia các hoạt động, có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. 2. Thực trạng của vấn đề. Thực trạng của công tác dạy học Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học ở huyện Yên Định - Thanh Hóa hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như 4 cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng. Các nhà trường đã đưa các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp vào dạy chính thức. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: - Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến công tác dạy học Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do áp lực về thành tích nên còn dành nhiều thời gian cho 2 môn học là Toán và Tiếng việt, vì hầu như năm học nào cũng giao lưu ở 2 môn học này. Có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết. - Việc định hướng nội dung, hình thức tổ chức dạy học các tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ của một số giáo viên vẫn còn hạn chế. Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Nhìn chung, các tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do thiếu kĩ năng sống nên những hành vi lệch chuẩn của các em có chiều hướng gia tăng với những biểu hiện rất đa dạng. Các em thường nhút nhát, ngại giao tiếp, thiếu tự tin, lúng túng khi giải quyết một số vần đề đơn giản gặp phải thường ngày… * Khảo sát sự đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp đó là: - Có 12/20 (đạt 60%) giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ là rất cần thiết. - Có 4/20 (đạt 20%) giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ là cần thiết. - Có 2/20 (đạt 10%) giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ là bình thường. - Có 2/20 (đạt 10%) giáo viên cho rằng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ là không cần. Học sinh tiếp thu ở nhà và xã hội đã là đủ. Như vậy phần lớn giáo viên đều thấy được sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh tiểu học. *Khảo sát về thực trạng học sinh - Nhiều học sinh tỏ ra nhút nhát, ngại giao tiếp, lúng túng khi đặt vào tình huống có vấn đề yêu cầu cần giải quyết. - Học sinh có những biểu hiện về cách giao tiếp ứng xử hạn chế như: gặp giáo viên không chào hỏi hoặc chánh mặt để khỏi phải chào, nhìn thấy bạn bị ngã đau thản nhiên đi qua bỏ mặc bạn, có hành vi nói tục, bày tỏ thái độ hùng hổ khi va chạm với bạn…. Cụ thể như sau: Có đến 60% học sinh tỏ ra dễ hòa hợp với người khác; bình tĩnh, lịch sự khi giao tiếp; chân thành trong giao tiếp; hướng về phía người giao tiếp; biết an 5 ủi, động viên, chia sẻ; tự tin trong giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ không dùng lời….. - Có 45% học sinh biết xử lí và giải quyết được mâu thuẫn theo cách tích cực, chủ động. - 65% học sinh có những kĩ năng sống cơ bản, bước đầu bày tỏ và thể hiện ra hành vi, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Tóm lại, đa số học sinh tiểu học chưa có những kĩ năng sống cơ bản. Rất ít học sinh được tiếp cận ở mức độ thường xuyên với các thông tin về kĩ năng sống nói chung, từng kĩ năng cụ thể nói riêng. Mặc dù giáo viên đã nhận thức được bản chất, mức độ cấn thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng các đồng chí giáo viên còn lúng túng về phương thức, biện pháp để thực hiện. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ giáo viên có quan điểm đúng về mục đích thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, mức độ thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp không cao. Các giáo viên chưa ý thức đầy đủ về việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ở trường Tiểu học Định Tường, ngay từ đầu năm học 2017 -2018. Ban giám hiệu nhà trường đã phân công công tác dạy học Giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các giáo viên theo đúng số tiết ở mỗi khối lớp đã quy định tuy nhiên sau một tháng thực hiện, qua kiểm tra, ban giám hiệu nhà trường nhận thấy Giáo viên còn gặp lúng túng trong việc xác định nội dung, hình thức tổ chức dạy học các tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của các giáo viên vẫn còn hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động chỉ mang tính hình thức, đối phó chưa phong phú về hình thức và có sức hấp dẫn học sinh tham gia học tập. Giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc tìm tòi tư liệu, phương thức và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên chưa thu hút được học sinh tham gia vào hoạt động. - Nội dung của tiết học còn đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của một tiết học chưa cao. - Học sinh thích được học tiết học này chỉ vì lý do duy nhất là được chơi. Hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao, chưa thu hút  học sinh tham gia vào hoạt động và phát huy vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp như trong việc giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện nay. Từ thực trạng nói trên, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học rèn kĩ năng sống trong tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường tiểu học Định Tường. Đề tài nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học và bước đầu thiết lập cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo định hướng tích hợp với hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Những vấn đề trên được thể hiện qua các luận điểm sau: 6 - Giáo dục kĩ năng sống được xác định là nhiệm vụ của giáo dục tiểu học nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu học trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Tích hợp là phương thức có hiệu quả để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đồng thời góp phần giảm tải cho giáo dục phổ thông. - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp và vận hành đồng thời các thành tố đó theo mục tiêu giáo dục đã xác định. - Học sinh tiểu học rất hạn chế về kĩ năng sống. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do giáo dục phổ thông chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; chưa xác định được phương thức hiệu quả để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Tích hợp mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống với mục tiêu của hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp; thiết kế các chủ đề giáo dục kĩ năng sống phù hợp với nội dung, hoạt động để thực hiện chủ đề của chương trình hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp … là những biện pháp thực hiện phương thức tích hợp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách có hiệu quả. Với cương vị là hiệu trưởng làm công tác quản lý nhà trường, tôi đã tìm tòi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giúp đỡ giáo viên dạy các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp nâng cao hiệu quả của tiết học, rèn kĩ năng sống cho học sinh và qua đó cũng khơi dạy ở học sinh lòng ham mê học tập. 3. Các giải pháp đã áp dụng. 3.1. Giúp đỡ giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể theo chủ đề, chủ điểm cho các tháng. Các chủ đề, chủ điểm dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng theo nội dung và hình thức hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cần yêu cầu giáo viên bám sát vào nội dung chương trình dạy học để lập kế hoạch theo chủ đề, chủ điểm cho mỗi tiết dạy trong tuần. Ngoài ra cũng cần đưa vào kế hoạch dạy học những tiết học giáo dục về môi trường, giáo dục một số kỹ năng cơ bản về tham gia giao thông, phòng tránh đuối nước, phòng cháy chữa cháy, lồng ghép kỹ năng sống và những cách ứng xử trong các tình huống hay gặp trong cuộc sống thường ngày. Một số chủ điểm của năm học như: Tháng Chủ đề 9 Mái trường thân yêu của em 10 Vòng tay bạn bè 11 Biết ơn thầy cô giáo 12 Uống nước nhớ nguồn 1 Ngày Tết quê em 2 Em yêu tổ quốc Việt Nam 3 Yêu quý mẹ và cô giáo 4 Hòa bình và hữu nghị 5 Bác Hồ kính yêu 7 Các bước xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể theo chủ đề, chủ điểm bao gồm: - Bước 1: Trước hết, giáo viên cần phải xác định chủ đề của hoạt động, vì chủ đề chứa đựng nội dung hoạt động và định hướng cho việc lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường. Sau khi lựa chọn chủ đề, cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để chỉ đạo triển khai hoạt động đúng hướng và có hiệu quả. Việc xác định mục tiêu hoạt động phải căn cứ vào các nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chú ý vào 3 yêu cầu giáo dục sau: - Yêu cầu giáo dục về nhận thức: Hoạt động sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những thông tin gì? củng cố hoặc nâng cao những hiểu biết gì cho học sinh? - Yêu cầu giáo dục về thái độ: Qua hoạt động sẽ giáo dục học sinh về mặt tình cảm, thái độ gì ? (yêu ghét, hứng thú, tích cực…) - Yêu cầu giáo dục về kĩ năng: Qua hoạt động sẽ hình thành ở học sinh những kĩ năng gì ? (kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tự quản…) - Bước 2: Sau khi đã xác định chủ đề và mục tiêu hoạt động, hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc phần lớn vào việc chuẩn bị cho hoạt động, cụ thể là: + Vạch kế hoạch, bao gồm: Dự kiến thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động; dự kiến nội dung và hình thức hoạt động; dự kiến những điều kiện về kinh phí, phương tiện hoạt động và cơ sở vât chất cho hoạt động; + Dự kiến những công việc phải chuẩn bị và phân công lực lượng tham gia chuẩn bị. Lực lượng tham gia chuẩn bị chủ yếu là học sinh; nhưng trong nhiều hoạt động cần có sự tham gia chuẩn bị của giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, đòan – đội, các lực lượng ngoài xã hội …; + Xây dựng chương trình thực hiện hoạt động; + Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán học sinh về kĩ năng tự quản, kĩ năng điều khiển hoạt động …; + Đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị. Trong quá trình chuẩn bị hoạt động, giáo viên phải khuyến khích và lôi cuốn học sinh tham gia vào các công việc chuẩn bị, để học sinh là chủ thể tích cực hoạt động. - Bước 3: Tiến hành hoạt động: Ở bước này, học sinh sẽ điều khiển hoạt động theo chương trình đã được xây dựng từ trước. Giáo viên tham gia điều hành và khi thật cần thiết để giúp học sinh giải quyết những tình huống bất ngờ trong quá trình hoạt động. - Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm. Việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan tới kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp; vì vậy, cần phải tổ chức đánh giá kết quả từng hoạt động cũng như đánh giá sau một thời kì (học kì, năm học) để từ đó rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo. 8 Chẳng hạn tôi đã hướng dẫn cho cô Trần Thị Hoàn lập kế hoạch dạy học cho một tuần học như sau: Thứ Ngày Lớp Tên bài dạy Chuẩn bị - Máy chiếu Năm 01/3 4A Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô - Một số loại rau ăn hàng ngày Năm 01/3 3A Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô - Máy chiếu Thi vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ Hai 05/3 3A - Đàn, sân khấu… chào mừng 8 - 3 ….. …. …………………………….. …………………….. - Sau khi đã có kế hoạch dạy học cụ thể cho mỗi tiết học, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học ở mỗi tiết học. 3.2. Yêu cầu giáo viên xác định mục tiêu cần đạt của tiết học để xây dựng kế hoạch bài học và lựa chọn hình thức tổ chức dạy - học phù hợp. Từ kế hoạch bài học của mỗi tuần, yêu cầu giáo viên soạn giảng kế hoạch bài học. Trong kế hoạch bài học cần đưa ra các mục tiêu cần đạt cho mỗi tiết học. Mục tiêu phải nhẹ nhàng, phù hợp với lúa tuổi học sinh ở mỗi khối lớp. - Yêu cầu giáo dục về nhận thức: Qua tiết học giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức, hiểu biết và những thông tin gì? Ở mức độ nào?         - Yêu cầu giáo dục về thái độ qua hoạt động sẽ giáo dục học sinh về mặt tình cảm, thái độ gì ( yêu, ghét, tán thành, không tán thành, hứng thú, tích cực...)  - Yêu cầu giáo dục về kỹ năng. Học xong sẽ hình thành ở học sinh những kĩ năng gì? (kĩ năng giao tiếp, ứng xử; tự phục vụ; kĩ năng tự quản...). Để thực hiện những mục tiêu đó cần có những hình thức dạy học như thế nào? Các hình thức dạy học được lựa chọn phải đảm bảo sự thoải mái, vui vẻ, hấp dẫn và tạo được không khí thoải mái cho học sinh. Nên lựa chọn các hình thức dạy học là trò chơi. Trong mỗi tiết học yêu cầu giáo viên cần phải cho học sinh được chơi trò chơi. Đặc điểm của học sinh Tiểu học là học mà chơi, chơi mà học vì thế các em rất thích chơi trò chơi. Trò chơi có thể là do giáo viên thiết kế, có thể là trò chơi dân gian (Nhảy dây, chơi chuyền, trồng nụ trồng hoa, bịt mắt bắt dê…), trò chơi trí tuệ ( Đoán ô chữ, rung chuông vàng…) nhưng phải đảm bảo: chơi vui và có mục đích giáo dục. Trò chơi dân gian giúp các em rèn luyện thể chất, luyện tập các kỹ năng phản xạ, trò chơi trí tuệ khơi dậy sự say mê khám phá khoa học. Cũng có thể lựa chon hình thức sắm vai, diễn kịch cho học sinh chơi để hình thành cách ứng xử với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.Ví dụ khi soạn một tiết dạy với chủ điểm về ngày Quốc tế phụ nữ (Ngày dạy: 06/3/2018. Lớp 4A) tôi đã giúp đỡ giáo viên soạn như sau: Kế hoạch bài học tuần 26 Chủ điểm: Ngày Quốc tế phụ nữ I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu được phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong mỗi gia đình và xã hội. 9 - Biết yêu mến, quý trọng những người phụ nữ trong đó có bà, mẹ, chị, em và cô giáo mình. - Rèn luyện một số kỹ năng làm việc nhà để có ý thức giúp đỡ cha mẹ. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Máy chiếu, kế hoạch dạy học. - Học sinh: mang theo một số loại rau ăn thường ngày như rau muống, rau khoai, bắp cải, cà rốt…, một số đồ dùng nấu ăn bằng đồ chơi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động1 (15phút): Khám phá ô chữ bí mật để tìm ra chủ điểm tiết học. P H Q C T Ố C G C Â Y C N C C T M Q Ế C M P B G H A N Ụ N Ô N Ấ N Ữ Ằ N - Giáo viên chiếu ô chữ trên màn hình và nêu câu hỏi. - Học sinh viết các từ trả lời vào bảng con. Câu 1: Tên một hòn đảo lớn ở tỉnh Kiên Giang gắn liền với một loại nước mắm nổi tiếng mà mẹ hay dùng trong bữa ăn hàng ngày. Câu 2: Thứ mà mẹ hay mua cho em uống khi bị ốm. Câu 3: Từ dùng để chỉ phần dưới của cây, phía trên rễ cây. Câu 4: Con gì mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao? Câu 5: Người con gái chui ra từ trong quả thị có tài nấu ăn. Câu 6: Một loại vỏ cây làm thuốc, ăn vào có vị cay? Câu 7: Dụng cụ học sinh dùng để vẽ hình tròn. Câu 8: Vật dùng để cắm vào bình trang trí trong những ngày lễ tết. Câu 9: Những câu chuyện mượn chuyện loài vật để đưa ra những bài học khuyên răn con người. Câu 10: Đây là những việc mẹ phải làm hàng ngày để có bữa ăn cho gia đình? Câu 11: Từ trái nghĩa với từ “hiền lành” ? - Sau khi học sinh trả lời xong chúng ta sẽ có ô chữ đầy đủ như sau: 10 P H T Ú H G N Ô U M G G Q U Ố C U Ố C Ố C C Â Y C O C Ò C T Ấ M Q Ế C O P A B Ô N H O A N Ụ N G Ô N N Ấ U Ă N D Ữ D Ằ N Cho học sinh ghép các chữ ở hàng dọc số 4, đọc to để nêu tên chủ điểm của tiết học: Quốc tế phụ nữ. Trong hoạt động này giáo viên cần chú ý: - Nếu học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai có thể bỏ qua để tiếp tục câu hỏi khác, vì như vậy cuối cùng học sinh vẫn tìm được từ nói về chủ điểm của tiết học. - Cuối hoạt động cần tuyên dương học sinh có nhiều câu trả lời đúng. - Khi học sinh trả lời xong, giáo viên có thể giải thích hoặc cho học sinh liên hệ để giáo dục thêm. Hoạt động 2 (10 phút): Chơi trò chơi “ Mẹ làm việc gì?” - Giáo viên cho học sinh lập thành các nhóm, Phổ biến luật chơi và làm thử. - Mỗi nhóm cử ra các bạn lên diễn tả những động tác nói về công việc của mẹ hàng ngày trong thời gian 3 phút. - Các bạn khác ở dưới đoán và viết tên công việc vào giấy phù hợp với hành động diễn tả trong thời gian 3 phút, nhóm nào kể được nhiều công việc đúng nhóm đó sẽ giành chiến thắng và được khen thưởng. Hoạt động 3 (10 phút): Tổ chức sắm vai diễn kịch - Giáo viên đưa ra kịch bản như sau: Em đi học về đến nhà, thấy mẹ đang nấu cơm. Em chào mẹ rồi cất sách vở, sau đó hỏi mẹ xem có cần làm việc gì không? Mẹ nhờ em nhặt rau giúp mẹ và có thể làm những công việc khác nữa. - Phổ biến cách chơi: Mỗi nhóm 2 em tham gia diễn. Lớp quan sát để nhận xét. - Cho học sinh xung phong lên bảng sắm vai giúp mẹ nấu ăn. Học sinh lên bảng thi nhặt rau đã mang đi và nêu cách chế biến các loại rau (đã mang đi) thành món ăn. - Giáo viên cho lớp nhận xét đánh giá, khen ngợi những bạn đã làm tốt và nêu đúng cách chế biến. - Cho học sinh liên hệ với bản thân. - Giáo dục học sinh về nhà nên tích cực giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình. 11 Hoạt động nối tiếp: - Về nhà các em phải biết yêu mến và quý trọng phụ nữ, lời nói, hành động phải thể hiện sự tôn trong phụ nữ. - Biết quan tâm giúp đỡ mọi người, trong đó có việc giúp đỡ mẹ làm những công việc ở nhà. - Cuối tiết học, giáo viên cho cả lớp hát bài hát có chủ đề về mẹ hoặc cô giáo, nhận xét tiết học và khen ngợi những em đã tích cực học tập. *Trong quá trình soạn bài, tôi đã phân tích để giúp đỡ giáo viên nhận ra một số ưu điểm trong bài soạn như sau: - Ở phần mục tiêu cần lựa chọn những mục tiêu mang tính vừa sức với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh của mỗi khối lớp. Mục tiêu đạt được thông qua các hoạt động cụ thể và dễ thực hiện đối với học sinh. - Khi học sinh được học hoạt động 1 các em được tham gia vừa chơi vừa học, được thể hiện khả năng hiểu biết của mình thuộc nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ đó khuyến khích được học sinh sự say mê tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học là thích được thi đua, được vui chơi, được khen ngợi. Hình thức tổ chức của hoạt động 1 phù hơp với những đặc điểm này của học sinh tiểu học. - Ở hoạt động 2 thực chất cũng là 1 trò chơi, nhưng ở hoạt động này học sinh còn được tham gia như diễn kịch và phát huy tính sáng tạo của học sinh khi diễn tả các động tác nói về công việc của mẹ làm hàng ngày. Qua đó cũng giáo dục học sinh biết yêu quý và có ý thức giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ phù hợp với khả năng của mình. - Ở hoạt động 3 học sinh được tập luyện 1 số kỹ năng về làm việc nhà ( nhặt rau, chế biến món ăn từ rau ). Học sinh cũng được thể hiện khả năng của mình trong việc giúp đỡ cha mẹ khi ở nhà trước cả lớp. Qua đó cũng giáo dục học sinh biết yêu quý và có ý thức giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ phù hợp với khả năng của mình. 3.3. Tổ chức cho giáo viên dạy mẫu một số tiết sau đó khảo sát và phỏng vấn học sinh, góp ý và rút kinh nghiệm. Khi tổ chức cho giáo viên dạy mẫu, tôi đã lựa chọn thêm một số giáo viên có năng lực chuyên môn tham gia dự giờ để đóng góp ý kiến. Sau mỗi tiết học tôi trực tiếp phỏng vấn học sinh bằng những câu hỏi như: Em thấy tiết học này có vui không? Em có thích không? Qua tiết học em rút ra được điều gì? Tôi ghi lại những ý kiến của học sinh để góp ý cho giáo viên. Yêu cầu và giúp đỡ giáo viên phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại của tiết học. Tổ chức lấy ý kiến góp ý của những giáo viên dự giờ, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo và thống nhất cho một tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp hoàn chỉnh nhất. Việc đánh giá kết quả của tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan tới kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường nên khi góp ý đánh giá cần đưa ra những tiêu chí như: - Tiết học phải đạt được những mục tiêu đã đề ra. 12 - Hình thức tổ chức dạy học phải sôi nổi, hấp dẫn học sinh và tất cả học sinh phải chủ động, tích cực học tập theo khả năng của mình. - Không khí tiết học phải thoải mái, không gò bó. 3.4. Tổ chức các cuộc thi theo khối lớp với nội dung tìm hiểu kiến thức và rèn kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh tiểu học rất thích tham gia các cuộc thi để thể hiện mình và nhận được giải thưởng. Vì vậy tổ chức các tiết học Ngoài giờ lên lớp để rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hội thi, trò chơi cũng đem lại hiệu quả cao. - Năm học này, nhà trường đã bố trí một phòng đa năng gồm: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, loa, micro... được gắn cố định rất thuận lợi cho việc tổ chức các trò chơi. Chiều thứ bảy của tuần cuối tháng nhà trường đã chỉ đạo cho đội tổ chức các cuộc thi Rung chuông vàng cho từng khối lớp. Nội dung các câu hỏi là những kiến thức trong sách giáo khoa và trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi cho học sinh thi xong, Tổng phụ trách đội giảng giải và cho học sinh liên hệ, vận dụng các kiến thức trên. Cô Tổng phụ trách cùng với giáo viên cho các em trải nghiệm, xử lí các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như: Thực hành cấp cứu người bị đuối nước, cắt cầu dao điện, thoát hiểm khi cháy nổ vv.. Học sinh trả lời được các câu hỏi, hoặc xung phong thực hành đều có phần thưởng, tuy phần thưởng là cuốn vở, bộ đồ dùng học tập, quyển sách chuyện... nhưng học sinh rất tích cực và thích thú tham gia. - Những buổi kỉ niệm ngày lễ như 20/11; 8/3; 26/3 Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động vui chơi rèn kĩ năng sống cho học sinh. Nội dung tổ chức bao gồm: tìm hiểu kiến thức, hùng biện, xử lí các tình huống thường gặp trong cuộc sống như phòng tránh đuối nước, phòng tránh điện giật, an toàn khi tham gia giao thông...Trong các buổi hoạt động này, Đoàn cùng với Tổng phụ trách đội và các giáo viên chủ nhiệm lựa chọn các hình thức tổ chức như: Rung chuông vàng ( theo khối lớp); Chơi các trò chơi dân gian; Học viên các câu lạc bộ ( Dân ca, điền kinh, văn học...) biểu diễn và thi tài. Khi tham gia các hoạt động này học sinh được rèn luyện các kĩ năng về ứng xử, tự tin hơn khi giao tiếp trước đám đông, rèn luyện sức khỏe, nhanh nhẹn trong phản xạ và đặc biệt có thêm nhiều hiểu biết về thực tế cuộc sống. Được tham gia các hoạt động như vậy học sinh rất thích thú, vì vậy các em cũng rất tích cực khám phá tìm hiểu và cố gắng học tốt tất cả các môn học để có kiến thức dự thi. 4. Hiệu quả của sáng kiến Từ tháng 10 năm học 2017, tôi đưa ra các biện pháp trên trước Ban giám hiệu nhà trường. Tôi tiến hành thực nghiệm ở khối 3 và khối 4, ở mỗi khối có 2 lớp, Ban giám hiệu phân công dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cô Lê Thị Huyền lớp, cô Trần Thị Hoàn 3A, 4A, cô Nguyễn Thị Lịch và cô Bùi Thị Hồng lớp 3B, 4B. Trong quá trình dạy học tôi trực tiếp chỉ đạo và quản lý các tiết dạy và chọn các lớp 3A, 4A là lớp thực nghiệm. Lớp 3B, 4B là lớp đối chứng. Sĩ số và trình độ của hai lớp trong một khối là tương đương nhau. Năng lực công tác của các giáo viên chủ nhiệm không có sự chênh lệch nhiều. 13 Bằng các biện pháp như trên, mỗi lần tôi cùng tham gia soạn bài và dự giờ của cô Trần Thị Hoàn 1 đến 2 tiết trong thời gian 3 tháng liên tục. Đến cuối tháng 2 năm 2018 qua sự phản ánh của giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp rất tích cực học tập các môn học khác, nhiều em có tiến bộ rõ trong học tập, trong giao tiếp, ứng xử. Tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn phụ huynh và học sinh. Kết quả rất bất ngờ như: Tất cả học sinh của lớp 3A và 4A đều mong muốn ngày nào cũng được đi học. Nhiều phụ huynh phản ánh có những hôm các em bị ốm, bố mẹ không muốn cho đi học nhưng các em vẫn đòi đi. Trong cuộc thi rung chuông vàng tổ chức ngày 08 tháng 3 năm 2018, những em học sinh trả lời được những câu hỏi cuối cùng đều là học sinh của lớp 3A và 4A. Ngoài ra tôi còn điều tra thêm và thu được một số thông tin như bảng sau: (Cả khối 3 và khối 4 đều không có trường hợp học sinh bị ốm phải nghỉ học dài ngày). Lớp cô Trần Thị Hoàn dạy Lớp 4A: 26 em Số lượt học sinh nghỉ học từ 1/10/2017 6 đến 08/3/2018 Số lượng học sinh học tốt tăng thêm so 4 với khảo sát đầu năm ở cuối học kỳ I Lớp 3A: 30 em 9 5 Lớp cô Bùi Thị Hồng và cô Nguyễn Thị Lớp 4B: 28 em Lớp 3B: 28 em Lịch dạy. Số lượt học sinh nghỉ học từ 1/10/2017 12 24 đến 08/3/2018 Số lượng học sinh học tốt tăng thêm so 2 3 với khảo sát đầu năm ở cuối học kỳ I - Ngoài ra, trong các hoạt động tập thể, học sinh ở các lớp thực nghiệm luôn thể hiện sự tự tin hơn, khả năng ứng xử và giao tiếp tốt hơn và các em luôn dành nhiều phần thưởng trong các cuộc thi. Sau khi thu được những kết quả như trên, tôi khẳng định những biện pháp mình đã áp dụng trong quản lý các tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đem lại những kết quả như sau: + Học sinh tích cực học tập tất cả các môn học, ham tìm tòi và khám phá kiến thức. + Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. + Học sinh có hiểu biết nhiều hơn về kiến thức đời sống thực tế. + Nhiều học sinh đạt được các kĩ năng sống, kĩ năng xử lí các tình huống thông thường trong cuộc sống hàng ngày.Hiểu, biết được cách phòng tránh đuối nước, phòng tránh điện giật, phòng tránh bị xâm hại, giữ an toàn khi tham gia giao thông.... Tôi đã tiến hành triển khai các biện này tới tất cả các giáo viên dạy các tiết Giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. 14 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc tổ chức tốt các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học hiện nay nhằm mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đây là mục tiêu cần phải đạt được mà quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước đã đề ra cho ngành giáo dục. Việc rèn luyện kỹ năng sống qua các hoạt động giáo dục cũng nhằm hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả cho các em phát triển năng lực, phát triển tư duy và có được những kĩ năng sống cơ bản, ban đầu, từng bước hình thành nhân cách cho học sinh như : sự tự tin, tính kiên trì, tính tổ chức, khả năng hoà nhập, khả năng thích nghi với lối sống văn hoá văn minh, thấm nhuần các đặc điểm tâm sinh lý cần thiết, hiểu biết về thể chất, tinh thần, giá trị của bản thân, thúc đẩy phát triển về thể chất, tình cảm và tinh thần trong môi trường học tập, vui chơi. Đặc biệt để đạt được mục tiêu giáo dục là giúp học sinh học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống thì vấn đề giáo dục kĩ năng sống là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Tổ chức tốt các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần làm cho nhà trường luôn luôn là ngôi nhà thứ hai của các em và cho các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Qua đó cũng giúp học sinh tích cực hơn trong học tập. Chính vì thế không thể xem nhẹ công tác quản lý các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp mà phải xem các tiết học này quan trọng như tất cả các môn học khác. 2. Kiến Nghị. - Trong thời gian tới rất mong các cấp có thẩm quyền cần ban hành nhiều tài liệu có liên quan đến các tiết dạy Giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là đầu tư các trang thiết bị thiết thực cho công tác dạy học. Từ các trang thiết bị này giáo viên sẽ dễ lựa chọn được các hình thức dạy học phù hợp, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh tiểu học và qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy học Giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng. - Ban giám hiệu nhà trường phải nhận thức rõ vai trò của các tiết học này, coi đó là một trong những môn học cần thiết và quan trọng để đề ra biện pháp chỉ đạo cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Giáo dục ngoài giờ lên lớp. Lựa chọn đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tích cực, năng nổ trong các hoạt động phong trào và có năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi. Quan tâm thường xuyên đến sự tiến bộ của học sinh cũng như tạo điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học để động viên, khuyến khích giáo viên kịp thời. - Kế hoạch dạy học của giáo viên phải được xây dựng cụ thể và xuyên suốt, gắn liền với nội dung dạy trên lớp, gắn với chủ đề của năm học, với nội dung hoạt động đội. - Cũng giống như những môn học khác, chất lượng và hiệu quả của mỗi tiết học phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên, vì vậy đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Giáo viên dạy các 15 tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp phải hiểu rõ về vai trò, sự cần thiết của môn học. Mỗi giáo viên phải coi học sinh như chính con ruột của mình và cần dạy cho các con những kĩ năng cần thiết gì để đảm bảo cho các con có khả năng ứng phó được các tình huống thông thường trong cuộc sống. Có như vậy chúng ta mới góp phần hoàn thành được mục tiêu giáo dục ở nhà trường tiểu học hiện nay! Yên Định, ngày 12 tháng 3 năm 2018 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Lan XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan