Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 5...

Tài liệu Một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học lớp 5

.PDF
24
81
67

Mô tả:

1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trưíc yªu cÇu ®æi míi cña sù nghiÖp ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt nưíc. Trong bèi c¶nh héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ vµ xu hưíng toµn cÇu ho¸. Chóng ta cÇn ph¶i ph¸t triÓn nhanh h¬n, m¹nh h¬n, hiÖu qu¶ h¬n trªn lÜnh vùc Gi¸o dôc vµ §µo t¹o. Víi môc tiªu cña Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o ®ưîc ChÝnh phñ phª duyÖt vÒ chñ trư¬ng ®æi míi chư¬ng tr×nh Gi¸o dôc phæ th«ng. §æi míi vÒ chư¬ng tr×nh vµ néi dung phư¬ng ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lưîng Gi¸o dôc toµn diÖn cho thÕ hÖ trÎ, ph¸t huy tư duy s¸ng t¹o vµ n¨ng lùc tù häc cña häc sinh. §¸p øng yªu cÇu ph¸t triÓn nguån nh©n lùc phôc vô “C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt nưíc” phï hîp víi thùc tiÔn vµ truyÒn thèng ViÖt nam. TiÕp cËn tr×nh ®é gi¸o dôc ë c¸c nưíc ph¸t triÓn trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi. Để đào tạo con người mới một cách toàn diện phù hợp với sự phát triển hiện nay, việc giáo dục con người mới có đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ, kiến thức,... đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại thì cùng với những đổi mới về nội dung dạy học là sự đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng, khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Với hoạt động chủ đạo của học sinh, người thầy chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫn, học sinh tự khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề dưới sự trao đổi, thảo luận, hợp tác, thống nhất ý kiến để hình thành kiến thức. Việc đổi mới phương pháp dạy học không thể nói trên lý thuyết mà mỗi người giáo viên cần vận dụng thực tế trong mỗi tiết dạy học toán. Giáo viên cần phải hiểu đổi mới ở mỗi đối tượng học sinh là đổi mới cái gì? ở mỗi mạch kiến thức toán học truyền thụ như thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức “dễ, sâu, chắc” đó mới là đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học toán ở tiểu học nó có một vị trí vô cùng quan trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn toán tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết để học các môn học khác và học tập tiếp môn toán lên Trung học cơ sở. Đặc biệt các yếu tố hình học ở lớp 5 giúp các em nhận biết được hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Giúp các em rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo, hình thành các phẩm chất: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó. Các tiết dạy hình học được xác định là khó đối với giáo viên vì cần phải trang bị cho mình mặt kiến thức thật sự 1 vững chắc thì mới truyền tải đến học sinh có hiệu quả. Có thể truyền thụ kiến thức cho học sinh chỉ “một, hai” nhưng giáo viên cần phải hiểu rộng mạch kiến thức đó đến “ chín,mười”. Giáo viên hiểu sâu thì mới dạy cho học sinh dễ hiểu về bản chất của vấn đề. Vậy để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh khi học về các yếu tố hình học và rèn kỹ năng thực hành các kiến thức đó cần phải thế nào? Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài :“ Một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học ở lớp 5” nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu phương pháp và thực trạng dạy và học các yếu tố hình học ở lớp 5 - Nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy và học các yếu tố hình học ở lớp 5 - Phân dạng, đề xuất phương pháp và dẫn dắt học sinh học các yếu tố hình học ở lớp 5 có chất lượng. - Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 vận dụng vào thực tiễn giải các bài toán có yếu tố hình học, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại mới. 1.3 . Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, tổng kết về các biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải các bài toán có yếu tố hình học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu : Để viết sáng kiến này, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê kết quả. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN: Mục tiêu của quá trình dạy học toán ở Tiểu học cơ bản là cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu về số học các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học đơn giản. Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng các suy luận đơn giản. Giải các bài toán có nội dung hình học được xem là một trong năm nội dung chính của môn Toán ở Tiểu học. Và cùng với các nội dung khác góp phần rèn luyện trí tuệ cho học sinh. Đồng thời nó cung cấp các biểu tượng ban đầu về các dạng hình, giúp học sinh làm quen với có khái niệm hình học sơ đẳng, tập sử dụng các dụng cụ học tập, hình thành cho các em một số kĩ năng thực hành hình học như: Nhận biết, phân tích ước lượng các đại lượng hình học, học sinh được rèn luyện năng lực quan sát, so sánh, tổng hợp, dự đoán từ 2 đơn giản đến phức tạp, đến trừu tượng hoá. Tạo cho học sinh có khả năng hoạt động, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết. Các yếu tố hình học tuy không giữ vị trí là hạt nhân, cốt lõi nhưng có một vai trò thiết thực, quan trọng không chỉ riêng trong toán học mà nó còn vận dụng vào cuộc sống như đo đạc, tính chu vi, diện tích các hình và thể tích các vật thể.Thông qua việc tiệp thu các kiến thức hình học học sinh được tích lũy và hình thành những biểu tượng chính xác về một số hình đơn giản, từ đó năng lực tư duy của các em cũng phát triển cùng với khả năng cụ thể hóa, trừu tượng hóa, khái quát hóa...phát triển một cách cao độ. Các yếu tố hình học lớp 5 góp phần vào việc củng cố kiến thức, kĩ năng về các yếu tố hình học mà các em đã học từ các lớp dưới. Mở rộng, phát triển và cắt ghép hình, vẽ hình khối trong không gian, phát triển trí tưởng tượng trong hình học không gian, cách lập luận suy diễn logic, biết cách giải các bài toán về yếu tố hình học. Giúp các em tích luỹ được những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập. Từ các họat động thực tiễn và dựa vào kiến thức tiếp thu được của việc học về các yếu tố hình học, học sinh sẽ tích luỹ được những kiến thức cần thiết phục vụ cho đời sống thực tiễn hàng ngày của các em. Như vậy, yếu tố hình học với vai trò là một trong những nội dung cơ bản, vừa hỗ trợ cho việc học tập các nội dung khác trong chương trình môn Toán ở Tiểu học. Do đó việc tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 là một việc rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 2. 2 THỰC TRẠNG: 2. 2. 1 Thực trạng: a/ Về giáo viên: Hầu hết các đồng chí giáo viên được phân công dạy lớp 5 đều là những đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong giảng dạy. Nhiều đồng chí có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cao. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy người giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và vẫn còn một số tồn tại trong việc dạy học các yếu tố hình học có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học đó là: - Vận dụng các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học chưa linh hoạt. - Một số tiết dạy hình học chưa có đủ đồ dùng dạy học được cấp, mà giáo viên không tự làm được các đồ dùng đó nên dạy chay, chỉ sử dụng các hình trong SGK để giảng giải, vì vậy học sinh tiếp cận kiến thức một cách trừu tượng không hiểu bản chất của một số công thức hình học. - Giáo viên thường sử dụng giáo án điện tử khi dạy các tiết hình học để ít phải dùng đồ dùng dạy học nhiều, cồng kềnh, khó diễn đạt. Nhưng thực tế khi xây dựng các công thức hình học trên giáo án điện tử bị lướt rất nhanh nên học sinh rất khó tưởng tượng khi quan sát hình trên màn chiếu dẫn đến không hiểu bài. - Khi dạy các tiết thực hành luyện tập, giáo viên hướng dẫn chưa tỉ mỉ, chưa biên soạn được các bài tập trắc nghiệm để khắc sâu kiến thức cho học sinh nên học sinh chưa áp dụng được vào thực tế. 3 - Hiện nay để thực hiện tốt thông tư 22, giáo viên chấm bài phải nhận xét, chữa lỗi rất kĩ . Vì vậy, một tiết dạy giáo viên chỉ tranh thủ chấm 5 đến 6 bài mà không kiểm tra được tất cả học sinh trong lớp. b/ Về học sinh: - Kiến thức hình học rất trừu tượng, nhiều khi các em tiếp thu kiến thức mang tính chất công nhận chứ chưa hiểu bản chất và con đường đi đến các công thức toán học đó. Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức hình học mang tính chất trừu tượng mới. - Học sinh còn lúng túng khi thực hành một số thao tác cơ bản chẳng hạn như : + Biểu tượng về các hình nắm chưa vững cho nên còn nhầm lẫn giữa diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, nhầm lẫn giữa đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. + Học sinh chưa thực sự nắm chắc được khái niệm hình học, nhất là ở lớp 5 các khái niệm đã phát biểu thành công thức. + Học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc vẽ hình. Đặc biệt hạ đường cao của hình tam giác chưa chuẩn xác. + Khả năng tưởng tượng khi vẽ hình còn hạn chế như vẽ hình hộp không vẽ nét khuất hoặc thiếu. - Do khả năng tư duy yếu, thiếu linh hoạt nên khi giải các bài toán xuôi chiều thì không vướng mắc nhưng khi giải các bài toán ngược chiều thì gặp khó khăn. 2.2.2 Kết quả của thực trạng trên Đầu năm học 2016 -2017, tôi đã ra đề khảo sát ở lớp 5B do tôi chủ nhiệm Sau khi chấm bài tôi thu được kết quả như sau: Kết quả Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số học sinh SL TL SL TL SL TL 31em 5 em 16,1 % 21em 64,6% 6 em 19,3% Chất lượng bài làm của học sinh chưa tốt, tỉ lệ điểm dưới 5 còn cao. Nguyên nhân là do: - Một số bài làm của học sinh chưa biết tư duy để vẽ hình chính xác. - Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương còn nhầm lẫn. - Bài làm của học sinh trình bày chưa khoa học, lời giải hình học chưa chặt chẽ. 2.2.3 CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để giải quyết những khó khăn trong qúa trình dạy học môn hình học, người giáo viên phải có kiến thức tốt về hình học và lòng say mê nghề nghiệp, biết sử dụng các phương pháp dạy học sao cho hợp lý nhất thì kết quả dạy học mới được nâng cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy Hình học cho học sinh lớp 5. * Các biện pháp chủ yếu : 4 Biện pháp 1 : Giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình, hệ thống hoá và nắm chắc những kiến thức hình học học sinh cần nắm vững ở lớp 5. Biện pháp 2 : Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm cho mỗi tiết dạy. Biện pháp 3 : Khi dạy các dạng toán hình học cần áp dụng phương pháp dạy đặc trưng cho mỗi dạng bài. Biện pháp 4 : Ở mỗi tiết dạy giáo viên cần nghiên cứu để nêu ra các ‘’ tình huống có vấn đề’’ để tự học sinh giải quyết nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Biện pháp 5 : Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực để dạy các yếu tố hình học * Các biện pháp tổ chức thực hiện. Biện pháp 1. Hệ thống hoá và nắm chắc những kiến thức hình học học sinh cần nắm vững ở lớp 5. Giáo viên cần xác định đúng nhiệm vụ dạy học hình học để có định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong từng mạch kiến thức, từng bài dạy. Vì vậy cần nắm vững ở lớp 5 học sinh học những kiến thức gì và chỉ dạy học sinh ở mức độ nào. Cần truyền thụ đầy đủ nội dung kiến thức cần đạt, không nên dạy quá khó và quá cao. Chương trình toán 5 được dạy trong 35 tuần 165 tiết. Trong đó các bài toán về yếu tố hình học được dạy tập trung trong một chương gồm 28 tiết. a) Nội dung các yếu tố hình học gồm: - Hình tam giác. Hình thang. Hình tròn - Tính diện tích hình tam giác. Tính diện tích hình thang. Tính chu vi, diện tích hình tròn. - Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. - Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Đơn vị đo thể tích: cm3, dm3, m3. Bảng đơn vị đo thể tích. b) Mức độ yêu cầu: - Hình tam giác: Giới thiệu chiều cao và đáy của tam giác thường, của hình tam giác vuông. Sự phân loại hình tam giác dựa trên góc vuông. Biết vẽ chiều cao tam giác ứng với đáy cho trước. Nắm được công thức tính diện tích hình tam giác. Biết tính chiều cao và cạnh đáy hình tam giác dựa vào công thức tính diện tích tam giác. - Hình thang: Nhận dạng và vẽ được hình thang. Hình thang được mô tả “ Hình có bốn cạnh có hai cạnh song song được gọi là hình thang. Hai cạnh song song gọi là đáy: đáy dài hơn gọi là dáy lớn, đáy ngắn hơn gọi là đáy bé. Hai cạnh kia gọi là cạnh bên”. Đồng thời nêu được chiều cao của Hình thang là đoạn thẳng giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy gọi là đường cao của hình thang. Dựa trên góc vuông để nhận biết hình thang vuông và hình thang thường. Biết vẽ đường cao hình thang, nắm và nhớ công thức tính diện tích hình thang, đồng thời biết vận dụng công thức để giải toán, biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để tính hai đáy, chiểu cao hình thang. - Hình tròn: 5 + Nhận dạng và vẽ được hình tròn. Nắm được các yếu tố trong hình tròn. + Biết tính chu vi và diện tích hình tròn theo công thức tổng quát. Dựa vào công thức tính diện tích hình tròn để tính bán kính, đường kính của hình tròn. - Hình hộp chữ nhật; Hình lập phương: Biết nhận dạng các hình, nắm được quy tắc, công thức tổng quát, cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích. Biết giải các bài tập có nội dung hình học. - Đơn vị đo thể tích: Được giới thiệu trực tiếp. Chẳng hạn cm 3; dm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm; 1dm. Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị thể tích kế tiếp nhau. Các nội dung hình học ở các lớp 1,2,3,4 được dạy xen kẽ với các kiến thức số học, yếu tố đại số, đo đại lượng và giải toán nhằm tạo ra mối liên hệ hữu cơ và sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các tuyến kiến thức với nhau và dạy rải rác trong chương trình từ đầu năm học đến cuối năm. Song ở lớp 5 là lớp duy nhất các yếu tố hình học được dạy tập trung trong một chương, số tiết dạy nhiều hơn, kiến thức kĩ năng đòi hỏi cao hơn so với các lớp dưới. Biện pháp 2 : Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm cho mỗi tiết dạy. Trong mỗi tiết học toán, giáo viên cần có bài tập trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức, kĩ năng nắm bài của học sinh. Mỗi tiết học tối đa chỉ có 35 phút, giáo viên không thể chấm hết bài cho học sinh toàn lớp, nếu kiểm tra miệng thì cũng chỉ được một số em. Vì vậy, có được hệ thống bài tập trắc nghiệm sẽ giúp giáo viên nắm bắt được toàn bộ học sinh cả lớp xem trong tiết dạy đó em nào tiếp thu tốt, em nào còn chưa hiểu bài để từ đó giáo viên có phương án kèm cặp, bổ sung kiến thức cho các em. Nhưng khi sử dụng bài tập trắc nghiệm giáo viên cần phải linh hoạt, khéo léo đưa ra lúc nào cho phù hợp và hiệu quả. Đối với những bài dạy kiến thức mới, giáo viên cần đưa bài tập trắc nghiệm vào giữa tiết dạy khi vừa hình thành xong kiến thức mới, hoặc ở cuối tiết dạy. Còn đối với các tiết luyện tập, giáo viên nên đưa bài tập trắc nghiệm sau hết một mạch kiến thức. Một số lưu ý khi soạn bài tập trắc nghiệm : - Cần phải chọn nội dung kiến thức trọng tâm của tiết dạy. - Các phương án làm bài tập trắc nghiệm đó chỉ từ 2- 3 phương án, không nên đưa nhiều phương án gây nhiễu, gây khó khăn cho học sinh. - Nội dung bài tập cần ngắn gọn, không đưa các bài toán nhiều phép tính hoặc con số lớn, vì bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh chỉ tính trong thời gian ngắn. - Cần tìm những lỗi học sinh thường sai để soạn bài tập trắc nghiệm. - Bài tập cần trình bày khoa học, dễ nhìn và cần phải chính xác về toán học. Sau đây là một số bài tập trắc nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng qua quá trình giảng dạy : Ví dụ 1 : Dạy tiết : Hình tam giác Sau bài học giáo viên đưa bài tập trắc nghiệm sau và yêu cầu học sinh cả lớp chọn phương án đúng bằng thẻ hoặc bảng con. A Bài tập trắc nghiệm : Chọn phương án đúng Bài 1 : 6 B H C 1. AH là đường cao tương ứng với đáy AC 2. AH là đường cao tương ứng với đáy AB 3. AH là đường cao tương ứng với đáy BC Bài 2 : 1. Tam giác có 3 góc nhọn. 2. Tam giác có 2 góc nhọn, 1 góc tù. 3. Tam giác vuông. Bài 3 : B A M C Trong tam giác ABC : 1. CM là đường cao, AM là cạnh đáy. 2. CM là đường cao, AB là cạnh đáy. Ví dụ 2 : Dạy tiết Diện tích hình tam giác. Bài tập trắc nghiệm : Chọn phương án đúng Bài 1 : Tính diện tích tam giác ABC ? A 4cm 5cm B H C 6cm A làm B làm 2 S= 6x4 : 2= 12cm S= 5x4 : 2 = 10cm2 Tính diện tích tam giác ABC ? Bài 2 : C làm S = 6 x 4 x 2 = 48cm2 5 cm 7 H B C 4cm 8cm A làm B làm 2 S= 5x4 : 2= 10cm S= 5x8 : 2 = 20cm2 Ví dụ 3 : Dạy tiết : Luyện tập ( trang110- SGK toán 5) Bài tập trắc nghiệm : 4dm 3dm 2dm 2dm 4dm 3dm Hình N Hình M Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. a) Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật bằng nhau. b) Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật bằng nhau c) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật M lớn hơn diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật N. Hầu hết các tiết toán về hình học đều có thể thiết kế được các bài tập trắc nghiệm, vì vậy giáo viên cần nghiên cứu để có hệ thống bài tập trắc nghiệm phù hợp giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả cao. Biện pháp 3 : Lựa chọn phương pháp đặc trưng cho mỗi dạng bài. Để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, phù hợp với sự phát triển tư duy và nhận thức của các em, trong quá trình dạy học các dạng toán hình học cho học sinh lớp 5 tôi đã vận dụng một cách thường xuyên và linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh lớp 5 như: + Phương pháp trực quan + Phương pháp phối kết hợp chặt chẽ giữa tư duy cụ thể với tư duy trừu tượng + Phương pháp thực hành luyện tập Cụ thể, trong mỗi dạng toán, trong quá trình tổ chức dạy các dạng toán hình học cho học sinh lớp 5 tôi đã thực hiện như sau: 1. Dạy về hình học phẳng: a) Các yếu tố hình học phẳng gồm: + Hình tam giác: Các loại tam giác, chiều cao, đáy, diện tích hình tam giác 8 + Hình thang: Hình thang, hình thang vuông, đáy lớn, đáy bé, cạnh bên, chiều cao của hình thang, diện tích hình thang. + Hình tròn: Đường tròn, tâm, bán kính, chu vi, diện tích Ví dụ 1: Xây dựng công thức diện tích hình tam giác Giáo viên sử dụng trực quan để xây dựng công thức: - Ta cắt bìa thành 2 hình tam giác bằng nhau và cắt 1 trong 2 hình tam giác đó thành 2 mảnh 1 và 2. -Ta ghép 2 mảnh đó vào hình tam giác thứ 2 để có 1 hình chữ nhật. Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu: “ Hình chữ nhật có chiều dài bằng đáy hình tam giác, chiều rộng bằng đường cao hình tam giác.” Hỏi học sinh: Diện tích hình chữ nhật gấp mấy lần diện tích hình tam giác ? ( Gấp đôi ) Hỏi tiếp: “ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?. Lấy tích của chiều dài và chiều rộng cùng đơn vị. Từ câu trả lời của học sinh, Hỏi tiếp: ” Vậy muốn tính diện tích hình tam giác ta phải làm thế nào ? Biết các yếu tố tương ứng trên hình vẽ. Học sinh trả lời: “ Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy đáy nhân với đường cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2” S= axh 2 S : Diện tích của hình tam giác a: đáy của hình tam giác h: đường cao của hình tam giác Sau khi biết cách tính diện tích hình tam giác giáo viên hướng dẫn học sinh suy ra cách tính chiều cao hay cạnh đáy S= axh 2 => h = Sx2 a Ví dụ 2 . Dạy về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính: - Học sinh đã được làm quen với hình tròn bằng cách quan sát các đồ vật, mẫu vật .... có dạng hình tròn ở lớp 1. Lên lớp 5 học sinh được biết thêm về các yếu tố của hình tròn. Khi dạy giáo viên có thể tiến hành như sau: Giới thiệu hình tròn . - Giáo viên gọi cho học sinh nêu các ví dụ về hình tròn (mặt trời...) - Giáo viên giới thiệu compa, cách sử dụng. Để vẽ được hình tròn ta phải dùng compa. A M 0 r N d 9 - Giáo viên giới thiệu hình tròn (dùng tay chỉ quét lên bề mặt hình tròn) đây là hình tròn, dùng phấn tô đậm đường bao quanh hình tròn  đó là đường tròn. - Giáo viên yêu cầu học sinh dùng bút chì tô đậm đường tròn  HS nhắc lại. * Giới thiệu các yếu tố của đường tròn (hình tròn) - Giáo viên nêu: điểm 0  tâm của đường tròn - Giáo viên yêu cầu học sinh nối tâm với một điểm tuỳ ý trên đường tròn - Giáo viên thực hành làm  đường vừa nối được  bán kính - Yêu cầu học sinh vẽ các đoạn OA, OB, OC  đều là bán kính. - Yêu cầu HS dùng compa ướm thử lên các đoạn OA, OB, OC, OD rồi nêu nhận xét các bán kính trong một hình tròn thì bằng nhau  cho vài em nêu. - Giáo viên vẽ một đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai điểm trên đường tròn  đường kính  học sinh so sánh giữa đường kính và bán kính. - Giáo viên gọi vài em nêu các yếu tố trong hình tròn. * Luyện tập: Học sinh vẽ đường tròn bằng compa theo bán kính cho trước và đường kính. - Như vậy khi dạy bài này giáo viên cần cho học sinh phân biệt được hình tròn và đường tròn. - Hình tròn là phần (mặt phẳng) nằm trong đường tròn. - Đường tròn là đường cong khép kín bao quanh hình tròn (do đầu compa vẽ lên). - Chỉ nói diện tích hình tròn chứ không nói là diện tích đường tròn. Ví dụ 3: Xây dựng công thức tính chu vi hình tròn : Bằng phương pháp trực quan ta xác định số đo chu vi của bài: “ Hình tròn ” -Gợi ý: Cho học sinh nhận xét mối liên hệ giữa đường kính , bán kính, số pi (  3,14 ). -Vậy chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số pi (  3,14 ) và công thức là : C= d x 3,14 O Cụ thể bằng trực quan (hình vẽ ) giáo viên thực hiện lăn hình tròn trên một đường thẳng đã vẽ. Đánh dấu điểm A của đường tròn nằm trên đường thẳng trước khi lăn điểm A đó sau khi lăn hình tròn được một vòng . Gợi ý cho học sinh : chu vi hình tròn chính là độ dài đường tròn . Dùng thước mét đo đoạn thẳng để học sinh thấy được chu vi hình tròn . Từ trực quan để học sinh nắm được cách tính chu vi hình tròn. C= d x 3,14 Hoặc: C= r x 2 x3,14 C: Chu vi hình tròn d: Đường kính hình tròn r: Bán kính hình tròn 2. Dạy về hình học không gian: 10 Ở lớp 5 ngoài nhiệm vụ bổ sung và phát triển những biểu tượng hình học phẳng. Chương trình còn phát triển một số biểu tượng hình học không gian cho học sinh. Các em được giới thiệu đầy đủ các yếu tố đặc điểm của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần và thể tích của hình đó. a) Giới thiệu hình hộp chữ nhật: - Giáo viên cho học sinh quan sát hình hộp chữ nhật bằng mô hình - Học sinh mỗi em một bao diêm  có dạng hình hộp chữ nhật - Học sinh quan sát nhận xét: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt? Các mặt có dạng hình gì, đỉnh, cạnh  học sinh nêu đặc điểm của hình hộp chữ nhật. b) Hình lập phương Từ hình hộp chữ nhật  học sinh quan sát hình lập phương và học sinh cùng rút ra đặc điểm của hình lập phương và đặc điểm các mặt, cạnh, đỉnh.... d) Giảng dạy quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích - Quy tắc chung để tính diện tích xung quanh của cả 2 loại hình (hình hộp chữ nhật, hình lập phương ) là: Diện tích xung quanh bằng chu vi đáy nhân chiều cao Giáo viên cho học sinh khai triển hình hộp chữ nhật (hình lập phương) rồi gợi ý học sinh: diện tích xung quanh mỗi hình đều bằng diện tích của hình chữ nhật có chiều dài là chu vi đáy và chiều rộng bằng chiều cao của hình (minh hoạ trên mô hình). Học sinh tính chu vi đáy theo công thức tính chu vi hình chữ nhật (hình vuông) Đối với hình lập phương còn có cách tính khác, diện tích một mặt nhân với 4 Để tính diện tích toàn phần của 2hình nói trên ta đều lấy diện tích xung quanh cộng diện tích hai mặt đáy. Trong đó diện tích mặt đáy tính theo quy tắc đã học về diện tích hình chữ nhật (diện tích hình vuông). Riêng hình lập phương còn có cách tính khác là lấy diện tích một mặt nhân 6. Để xây dựng quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật, giáo viên dùng mô hình hình hộp chữ nhật được ghép từ các khối vuông 1cm 3 bằng nhựa để hướng dẫn học sinh nhận xét. 11 Ví dụ : Giáo viên cho học sinh quan sát và từ đó hướng dẫn học sinh tính thể tích của hình hộp chữ nhật cụ thể có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3cm, chiều cao 2 cm. Bằng cách chia thành các hình lập phương 1cm3. Gợi ý cho học sinh nêu : + 2 lớp hình lập phương + Mỗi lớp gồm 4 x 3 hình lập phương Gợi ý cho học sinh tính : Thể tích này là V= 4 x 3 x 2 = 24( cm3) Giúp cho học sinh nêu: “ Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng, rồi nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ) Công thức: V= a x b x c V: Thể tích của hình hộp chữ nhật a: Chiều dài hình hộp chữ nhật b: Chiều rộng của hình hộp chữ nhật c: Chiều cao của hình hộp chữ nật Cũng tương tự như vậy, xây dựng công thức tính thể tích của hình lập phương. V= a x a x a Khi học sinh đã nắm được quy tắc và công thức tính. Giáo viên nên hình thành cho học sinh các quy tắc tính ngược được. Suy ra từ công thức V V ; axb= Ví dụ: Chiều cao = axb c Khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 5, giáo viên quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thực hành. Tăng cường so sánh đối chiếu để hệ thống hoá các quy tắc, công thức tính toán giúp học sinh nhớ lâu. Đồng thời cần chú ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh lớp 5. Để giúp các em nhớ được công thức (kể cả công thức ngược) thì giáo viên phải thường xuyên ôn tập, hệ thống hoá để giúp các em nhận thấy có thể từ quy tắc này trong khi dạy giáo viên đã thường sử dụng 4 phương pháp (công thức) này suy ra quy tắc (công thức kia). 3. Dạy giải toán có nội dung hình học Khi giải các bài toán này học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức và hiểu biết về: + Yếu tố hình học: Công thức tính chu vi, diện tích, thể tích và các cách tính ngược + Cách giải các loại toán điển hình + Các phép tính số học + Cách tính giá trị những đại lượng thông dụng trong cuộc sống xung quanh như tính: số gạch lát nền, tính diện tích quét vôi nhà, tính m3 nước của bể. +Cách trình bày bài giải sao cho ngắn gọn, khoa học, dễ hiểu, đúng và đủ yêu cầu bài toán. * Đối với những bài có nội dung hình học cần chú ý mấy điểm sau: 12 - Lớp 5 bài tập hình chủ yếu là tính toán còn dạng hình phân tích tổng hợp, nhận dạng, đo đạc có phần giảm hơn so với lớp trước. Trong quá trình tính toán cần giúp cho các em nắm vững cách tính, công thức, quy tắc. - Các yếu tố hình học có những nét riêng nên việc giải các bài tập toán cũng đi riêng theo tính riêng biệt đó. - Khi giải các bài toán về tính diện tích, yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài ,phân biệt được ba yếu tố : dữ kiện, điều kiện và ẩn số, đặc biệt phải chú ý đến những từ “ chìa khoá”. Ví dụ 1: Một cái bể nước hình hộp chữ nhật dài 15dm, rộng 9dm, cao 5dm, hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước. Để giải bài toán này học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính, nắm được 1dm 3 = 1l. Ví dụ 2: Một tam giác có đáy là 20cm, có diện tích bằng hình vuông có cạnh 10cm, tính đường cao của tam giác đó. *Đối với bài toán này để đi tính chiều cao tam giác phải biết tính diện tích tam giác mà diện tích tam giác bằng diện tích hình vuông. Để giải bài toán này học sinh áp dụng quy tắc tính diện tích hình vuông sau đó áp dụng cách tính ngược h S 2 để làm bài. a Ví dụ 3: Một nhà máy đào một cái bể ngầm hình hộp chữ nhật dài 12m, rộng 6m và sâu 3m. Đất đào lên cứ 1m 3 nặng 1,25 tấn. Nếu dùng xe tải loại 5 tấn để chuyển số đất đó thì phải bao nhiêu chuyến mới hết? Học sinh tìm thể tích của bể, tìm khối lượng đất, từ đó tính tải trọng của xe để tìm ra số chuyến xe. Như vậy từ các kiến thức đã học, học sinh đã biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Với cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh ở từng dạng bài như trên tôi đã giúp các em nắm chắc được kiến thức bài học, giúp các em tự tìm tòi, khám phá và tiếp thu được nội dung kiến thức một cách chủ động, phát huy được tính tích cực trọng học tập của học sinh, có thể nói cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh một cách triệt để. Biện pháp 4 : Nghiên cứu để nêu ra các “ tình huống có vấn đề’’ để tự học sinh giải quyết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em trongmỗi tiết dạy. Đối với học sinh tiểu học, nếu như các em được tiếp nhận kiến thức theo trình tự nội dung sách giáo khoa đôi khi các em dễ quên đi các công thức toán học mới được xây dựng. Vì trong quá trình hình thành kiến thức không có những tình huống cần động não để giải quyết thì sẽ không nhớ lâu. Cho nên, việc tạo ra những tình huống có vấn đề trong các tiết dạy hình học là rất cần thiết. Nhưng để tạo ra được những tình huống gây sự chú ý cho học sinh và tác dụng thực sự đến việc học của học sinh thì không phải giáo viên nào cũng có thể làm được. Đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, suy nghĩ, tìm ra được những “hạt sạn” mà SGK viết chưa chặt chẽ hoặc những nội dung kiến thức học sinh hay nhầm lẫn để đặt tình huống có vấn đề cho học sinh tự giải quyết. Với 13 kinh nghiệm của bản thân thì những tiết học đó gây hứng thú học tập cho học sinh rất tốt và hiệu quả dạy học tốt hơn rất nhiều so với các tiết dạy mà chỉ truyền thụ đầy đủ nội dung một cách bình thường như lâu nay chúng ta vẫn thường làm. Khi giáo viên đặt tình huống có vấn đề thì cần phải điều khiển học sinh phát hiện vấn đề cần giải quyết, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được đích học tập. Trong dạy học hình học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể chia thành 4 mức độ : * Mức độ 1: (Đối tượng học sinh tiếp thu chậm) Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết. Học sinh thực hiện cách giải quyết theo hướng dẫn của giáo viên. * Mức độ 2: (Đối tượng học sinh tiếp thu bình thường) Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên, khi cần thiết giáo viên cùng học sinh đánh giá. * Mức độ 3: (Đối tượng học sinh tương đối nhanh) Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống gợi vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. * Mức độ 4: (Đối tượng học sinh tiếp thu nhanh) Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh tự đánh giá chất lượng, hiệu quả học tập, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi cần thiết. Nhìn chung, trong tiết dạy có tình huống vấn đề cần giải quyết thì giáo viên cần vận dụng phù hợp với các đối tượng học sinh của lớp mình, làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ 1 : Khi dạy bài Diện tích hình tam giác. Sách giáo khoa viết qui tắc tính diện tích tam giác như sau : Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao(cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2 Đối với tiết dạy này giáo viên có thể nêu ra 2 tình huống : Một là : Cho tam giác ABC có đáy AB = 8cm, chiều cao AH = 4cm. Tính diện tích tam giác ABC ? Ở tình huống này giáo viên đã cho dữ kiện chiều cao không tương ứng với đáy AB của tam giác ABC. Như vậy nếu học tiếp thu chậm sẽ áp dụng máy móc công thức tính diện tích tam giác và vẫn tính được bằng 16cm2 . Giáo viên cần yêu cầu học sinh vẽ hình theo dữ kiện đề bài ra và nhận xét. Với học sinh có năng lực giáo viên chỉ cần hỏi : Em có băn khoăn gì khi áp dụng công thức tính diện tích tam giác trong bài toán này không ? Còn đối với học sinh tiếp thu chậm, giáo viện cần gợi mở hơn : Em hãy chú ý chiều cao AH và đáy của AB của tam giác có tương ứng với nhau không ? ( tức là đường cao có được hạ từ đỉnh đối diện xuống cạnh đáy AB không ?). Từ đó học sinh sẽ phát hiện bài toán này với dữ kiện cho như vậy không thể tìm được diện tích tam giác ABC. Giáo viên yêu cầu học sinh có năng lực sẽ giải quyết vấn đề bằng cách sửa lại dữ kiện bài toán. ( có thể chiều cao CH = 4cm hoặc cạnh đáy BC = 8 cm). Sau đó cho học sinh thực hiện tính diện tích tam giác. Giáo viên sẽ kiểm tra học sinh 14 tiếp thu chậm, còn học sinh khác sẽ tự kiểm tra bài của nhau. Qua cách giải quyết vấn đề đó, học sinh chắc chắn sẽ nhớ kiến thức sâu và chắc hơn. Hai là : Cho tam giác ABC có đáy AB = 8dm, chiều cao CH = 40cm. Tính diện tích tam giác ABC ? Một số học sinh tiếp thu chậm sẽ áp dụng công thức tính ngay diện tích tam giác bằng 160 cm2 hoặc 160 dm2 mà không đổi cùng đơn vị đo. Giáo viên sẽ cho học sinh nhận xét về đơn vị đo của chiều cao và đáy, sau đó học sinh tự giải quyết vì tình huống này đơn giản hơn tình huống thứ nhất. Như vậy, giáo viên đã dựa vào qui tắc ở SGK viết chưa đầy đủ để tạo tình huống có vấn đề cho học sinh tự giải quyết nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh. Ví dụ 2 : Khi dạy tiết Luyện tập chung ( trang 128- SGK toán 5) Bài 1 : Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm. Tính : a) Diện tích kính dùng làm bể cá đó (bể không có nắp). b) Thể tích bể cá đó ? c) Mức nước trong bể cao bằng 3 4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể). Bài toán này thoạt nhìn thấy bình thường, học sinh vận dụng công thức tính toán đúng theo yêu cầu. Nhưng tôi nhận thấy nếu như với hình minh họa như SGK thì câu c của bài toán sẽ tính thể tích nước không chính xác, vì hình vẽ 6 con cá to như vậy thì thể tích nước gồm cả thể tích của 6 con cá. Thế nên, sau khi học sinh làm xong bài tập tôi đã đặt ra tình huống cho học sinh tự giải quyết, bằng cách tôi đưa một bài toán dữ kiện giống hệt bài toán ở SGK nhưng hình minh họa thì chỉ có nước mà không có con cá nào.Yêu cầu học sinh tính câu c và so sánh với câu c của bài toán trước. Học sinh đã phát hiện ra ngay, ở bài toán trong SGK thì thể tích nước tính được là không đúng hay nói cách khác không tính được thể tích nước ở câu c. Giáo viên đặt vấn đề tiếp: Vậy để bài toán trong SGK tính được thể tích nước chính xác chúng ta cần sửa lại dữ kiện bài toán như thế nào ? (Học sinh đưa ra 3 phương án, một là hình minh họa phải bỏ đi 6 con cá, hai là thêm dữ kiện thể tích của cá không đáng kể, ba là cho thêm thể tích của 6 con cá). Nhưng tôi đã đặt tiếp vấn đề : trong thực tế cuộc sống thì 15 thể tích 6 con cá có thực và tính được nên không thể sửa theo phương án 2, mà chỉ sửa dữ kiện bài toán theo phương án 1 và 3 của học sinh đưa ra. Qua tình huống trên, giáo viên và học sinh đã giải quyết được một loạt vấn đề : Khi đưa hình minh họa trong các bài toán hình học phải chính xác, học sinh biết được khi ra một đề toán cần áp dụng thực tế của cuộc sống vì toán học gắn liền với cuộc sống hàng ngày, bản thân học sinh tự phát hiện ra vấn đề cần giải quyết qua cách đặt vấn đề của giáo viên, vì thế học sinh rất hứng thú trong giờ học toán đó và nắm kiến thức rất chắc chắn. Một số học sinh có năng lực còn biết cách tính thể tích của một vật bằng cách cho vật đó vào một bể chứa nước và tính thể tích nước dâng. Trên đây chỉ là một vài ví dụ dựa vào ‘’hạt sạn’’ của sách giáo khoa để tạo ra tình huống có vấn đề áp dụng dạy một số tiết hình học, hiệu quả của tiết học là kích thích được sự say mê học toán ở học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Biện pháp 5 : Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực để dạy các yếu tố hình học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học đặc trưng phù hợp với mỗi tiết dạy, ở bài nào thì chúng ta cần áp dụng phương pháp gì, đó là cả một vấn đề cần đến sự đầu tư kĩ lưỡng của giáo viên. Cần phải biết phối hợp, vận dụng hợp lý các phương pháp nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của từng tiết dạy. Đổi mới phương pháp dạy học không loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà phải vận dụng các phương pháp đó để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo kiểu mới, tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia giải quyết vấn đề, từ đó thu nhận kiến thức mới và luyện kĩ năng mới. Mỗi phương pháp dạy học chỉ có tác dụng tốt khi nó được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ. Không có phương pháp nào là “vạn năng” là “ tuyệt đối” đúng, là có thể phù hợp với mọi khâu của tiết dạy toán. Nói chung khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 cần vận dụng một số phương pháp sau đây: + Phương pháp trực quan + Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa tư duy cụ thể với tư duy trừu tượng + Phương pháp thực hành luyện tập 1. Phương pháp trực quan: Sử dụng phương pháp trực quan nghĩa là giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể, để dựa vào đó nắm bắt được kiến thức, kĩ năng. Ở Tiểu học chỉ tiếp thu kiến thức hình học dựa trên những hình ảnh quan sát trực tiếp, dựa trên các hoạt động thực hành như: Đo đạc, tô, vẽ, cắt, ghép, gấp xếp hình. Chẳng hạn để đi đến quy tắc tính diện tích hình thang ở lớp 5 (tiết 90) giáo viên cần dạy như sau: - Giáo viên có hình thang (bằng bìa )ABCD - học sinh quan sát. A B A B M D H C D H C(B) M 16 - Bằng cách cắt ghép hình để hướng dẫn học sinh tìm ra quy tắc chung. a) Lấy M là điểm chính giữa của BC. Nối AM, cắt theo đường AM được tam giác ABM và tứ giác AMCD. b) Ghép tam giác ABM vào vị trí KCM ta được tam giác ADK. Vì diện tích hình thang ABCD bằng diện tích của tam giác ADK và bằng (DK x AH): 2 = (DC + CK) x AH x 1 2 Vì CK = AB nên ta có công thức diện tích hình thang là: (AB + CD) x AH x 1 2 Như vậy, đối với học sinh tiểu học không cần phải chứng minh chặt chẽ bằng suy diễn logic mà chỉ cần dựa vào quan sát trực quan để rút ra kết luận. Một số tiết dạy hình học giáo viên sử dụng giáo án điện tử để thực hiện cắt ghép hình rút ra công thức toán học. Thực tế các tiết học đó học sinh không hiểu bản chất và con đường đi đến công thức mà chỉ công nhận, vì vậy dễ quên và vận dụng máy móc. Theo kinh nghiệm của bản thân khi dạy các tiết về hình học giáo viên nên triệt để sử dụng đồ dùng trực quan thì hiệu quả dạy học sẽ cao hơn. 2. Phương pháp phối kết hợp chặt chẽ giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng của học sinh tiểu học: Hình học ở Tiểu học là hình học trực quan nên phương pháp cơ bản để dạy là kết hợp chặt chẽ giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng, theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Học sinh tiếp thu và vận dụng các kiến thức hình học theo quá trình hoạt động với những vật thể hoặc với mô hình hay sơ đồ hình vẽ. Và áp dụng những điều khái quát đã lĩnh hội được vào những trường hợp cụ thể. Ví dụ: Khi dạy về hình hình hộp chữ nhật, giáo viên có thể làm như sau: Giới thiệu hình hộp chữ nhật: giáo viên dùng hình hộp chữ nhật cho học sinh quan sát. Mỗi lần đều giơ một hình hộp chữ nhật với chất liệu ( bìa, nhựa...), với màu sắc, kích thước và có vị trí khác nhau và nói: Đây là hình hộp chữ nhật để cho học sinh nhận dạng và học sinh nhắc lại. - Học sinh lấy trong hộp đồ dùng tất cả hình hình hộp chữ nhật đặt lên mặt bàn và nêu rõ đặc điểm của hình hộp chữ nhật. - Học sinh tự nêu tên hình hộp chữ nhật ABCD; MNPQ + Dùng bút chì màu tô các hình hộp chữ nhật có trong bài tập. - Học sinh tự nêu tên các vật có dạng hình hộp chữ nhật ở trong lớp, ở nhà (hộp phấn, cái tủ....) Áp dụng phương pháp đó khi dạy bài Hình thang, Hình lập phương...... giáo viên cũng phải sử dụng linh hoạt các đồ dùng dạy học trực quan để kết luận một số đặc điểm của Hình thang và Hình lập phương. 3. Phương pháp thực hành luyện tập trong dạy các yếu tố hình học: - Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành, luyện tập để củng cố kiến thức mới hoặc rèn luyện kỹ năng làm bài tập, thực hành. Hoạt động thực hành luyện tập trong môn toán chiếm 50% 17 tổng thời gian học toán. Vì vậy phương pháp thực hành luyện tập được sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy toán. - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp này để dạy kiến thức mới, bằng cách hướng dẫn học sinh sử dụng các đồ dùng học tập của từng học sinh để học bài mới một cách tích cực. Tiếp đó, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành, luyện tập để vận dụng kiến thức mới học trong các trường hợp từ đơn giản đến phức tạp, qua thực hành- luyện tập, học sinh càng hiểu và nắm vững kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy về tính diện tích hình tam giác. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau. Học sinh thực hành cắt đôi một hình tam giác thành 2 tam giác theo đường cao sau ghép với hình tam giác còn lại để được một hình chữ nhật. Sau đó so sánh diện tích hình tam giác mới với diện tích hình chữ nhật -> diện tích hình chữ nhật bằng 2 lần diện tích hình tam giác ban đầu. Mà tính diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài x chiều rộng nên diện tích hình tam giác bằng chiều rộng nhân chiều dài chia 2, mà: chiều dài chữ nhật bằng cạnh đáy hình tam giác, chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao hình tam giác vậy diện tích hình tam giác bằng đáy nhân chiều cao chia 2 (Cùng một đơn vị đo). Vậy bằng phương pháp thực hành cắt, ghép hình học sinh đã rút ra được kết luận chung cho việc tính diện tích hình tam giác. Trong các tiết luyện tập về hình học, học sinh được thực hành luyện tập giải các loại bài tập dạng từ dễ đến khó, để củng cố kiến thức mới và rèn kỹ năng. Sử dụng phương pháp này chủ yếu để học sinh tăng cường luyện tập. Vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh được luyện tập nhiều và đặc biệt là cần tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hành-luyện tập, tránh làm thay hoặc áp đặt cho học sinh. Như vậy, khi giảng dạy các yếu tố hình học trong một tiết dạy giáo viên phải biết kết hợp khéo léo các phương pháp trên, tạo không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng. Đặc biệt mỗi giáo viên cần lựa chọn các phương pháp đảm bảo tính khoa học, vừa sức; đảm bảo tính tích cực, tự giác; đảm bảo tính tính hệ thống và vững chắc; chú ý đảm bảo cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với ứng dụng trong đời sống. Ngoài 4 phương pháp nêu trên, khi dạy về các yếu tố hình học, giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với các mạch kiến thức khác như đo đại lượng, đại số, giải toán, đặc biệt là hỗ trợ cho việc giảng dạy số học. Đồng thời người giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ hình học. Thường xuyên ôn tập củng cố và hệ thống các kiến thức và kỹ năng hình học. 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Với sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số kinh nghiệm dạy các yếu tố hình học ở lớp 5”đã áp dụng dạy học tại lớp 5B năm học 2016 - 2017, giúp tiết dạy trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học phân môn hình học . 18 19 Kết quả khảo sát môn Toán thời điểm cuối tháng 3 Kết quả Hoàn thành tốt Số học sinh 31 em Hoàn thành SL TL SL TL 10 em 32 % 21 em 68% Chưa hoàn thành SL TL So sánh với kết quả trước khi áp dụng kinh nghiệm này,tôi nhận thấy: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em không còn thấy lúng túng khi thực hành, tạo cho các em tâm lý tự tin vững vàng và hứng thú, say mê, yêu thích môn học này.Vì vậy kết quả đạt được đã cao hơn hẳn. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I . Kết luận: Việc nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ở lớp 5. tôi rút ra kết quả sau: Dạy học theo phương pháp tích cực hoá hoạt động người học qua nội dung dạy học về các yếu tố hình học lớp 5, học sinh ham thích học tập, chủ động tích cực nắm bắt và lĩnh hội kiến thức theo yêu cầu của tiết học. Giáo viên cần tập trung vận dụng một số nội dung sau đây: 1. Tư duy của học sinh Tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển còn ở trong giai đoạn tư duy cụ thể. Do đó việc nhận thức các kiến thức hình học trừu tượng là vấn đề khó. Chính vì vậy, giáo viên cần nhận thức rõ bản chất của đối tượng và phương pháp toán học, phân biệt rõ chứng minh suy diễn với thực nghiệm, suy luận chứng minh với suy luận có lý để từ đó đặt ra các yêu cầu vừa sức với học sinh lớp 5, cũng như lựa chọn phương pháp sư phạm thích hợp với trình độ phát triển khả năng nhận thức toán học của học sinh. 2. Để diễn đạt một nội dung toán học phải dùng ngôn ngữ. Ngôn ngữ tự nhiên có nhiều hạn chế khi sử dụng để diễn đạt nội dung toán học, nhiều khi ngôn ngữ tự nhiên phụ thuộc vào yếu tố cảm xúc gây khó khăn cho suy luận chính xác. Vì vậy người giáo viên cần xây dựng hệ thống ngôn ngữ ngắn gọn có khả năng biểu diễn chính xác kiến thức, đó là ngôn ngữ toán học giúp học sinh tiểu học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. 3. Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đặc biệt được chú trọng trong các tiết học toán. Trong khi xác định yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cho trình độ chung toàn lớp thì người giáo viên luôn chú ý có các câu hỏi nâng cao vừa sức tạo ra sự hứng thú, kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi một sự cố gắng, phấn đấu cao hơn ở mỗi học sinh. 4. Giáo viên cần nắm vững học sinh đã hình thành kiến thức như thế nào, học sinh đã tiếp thu kiến thức được ở mức độ nào, mỗi học sinh còn gặp khó khăn gì, hoặc sai lầm gì phổ biến khi học xây dựng các kiến thức hình học, từ đó giáo viên sẽ có các biện pháp dạy phù hợp với các đối tượng học sinh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan