Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp về cách học trợ từ [wa(は)] và [ga(が)] trong tiếng nhật...

Tài liệu Một số giải pháp về cách học trợ từ [wa(は)] và [ga(が)] trong tiếng nhật

.PDF
53
194
76

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC -------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÁCH HỌC TRỢ TỪ [WA(は )] VÀ [GA(が)] TRONG TIẾNG NHẬT NGÔ THỊ MỸ LINH BIÊN HÒA, THÁNG 12/2012 [Type text] TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC -------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÁCH HỌC TRỢ TỪ [WA(は )] VÀ [GA(が)] TRONG TIẾNG NHẬT Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ MỸ LINH Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Trần Hoàng Quyên BIÊN HÒA, THÁNG 12/2012 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian hoc tập và rèn luyện tại trường Đại học Lạc Hồng- Khoa Đông Phương – nghành Nhật Bản học, em đã học hỏi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Đầu tiên em muốn gởi lời biết ơn sâu sắc nhất dành cho cha mẹ đã luôn ủng hộ,nâng bước em trên con đường học vấn và đường đời. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường, ban lãnh đạo khoa Đông Phương Học trường Đại học Lạc Hồng đã tạo mọi điều kiện, môi trường học tập thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn quý thầy cô chuyên nghành tiếng Nhật đã rất tận tâm, nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho em trong những năm tháng qua. Cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên trong những lúc buồn vui, khó khăn. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc từ tận trái tim đến người cô dạy tiếng Nhật đồng thời cũng là giảng viên hướng dẫn Nghiên cứu khoa học cho em là Th.s Nguyễn Trần Hoàng Quyên. Cô là một người không chỉ giảng dạy kiến thức trên bục giảng mà còn chỉ bảo, hướng dẫn rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như các kiến thức liên quan đến Nhật Bản. Cô là người đã truyền lửa cho em hăng say học tiếng Nhật và tự tin bước đi vững vàng trên đường đời sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô rất nhiều. Tuy nhiên, do khả năng có hạn, nên việc mắc phải thiếu sót và có nhiều hạn chế trong bài báo cáo là điều không thể tránh khỏi. Kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Ngô Thị Mỹ Linh MỤC LỤC TRANG PHẦN MỞ ĐẦU ················································································· 1 PHẦN NỘI DUNG ·············································································· 5 CHƯƠNG I: Giới thiệu về trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] tiếng Nhật ················ 6 1.1 Định nghĩa trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật ···························· 7 1.2 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật ································································································· 8 1.2.1 Đặc điểm cấu tạo của trợ từ [WA(は)] và [ GA(が)] trong tiếng Nhật ········· 8 1.2.2 Chức năng của trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật ·················· 9 1.2.2.1 Chức năng của trợ từ [WA(は)] ·················································· 9 1.2.2.2 Chức năng của trợ từ [GA(が)] ·················································12 CHƯƠNG II: Hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật và điều kiện thành lập một câu vừa sử dụng [WA(は)] và [GA(が)] ···············14 2.1 Hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] trong tiếng Nhật ··································15 2.2 Hình thức sử dụng trợ từ [GA(が)] trong tiếng Nhật ··································19 2.3 Điểm tương đồng và khác biệt giữa trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)] ··········23 2.3.1 Điểm tương đồng ······································································23 2.3.2 Điểm khác biệt giữa trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)] ·························26 CHƯƠNG III: Một số giải pháp về cách học trợ từ trong tiếng Nhật ··············29 3.1 Kết quả bảng khảo sát ······································································32 3.2 Một số giải pháp về cách học trợ từ tiếng Nhật ·········································41 PHẦN KẾT LUẬN ·············································································43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ····································································44 PHỤ LỤC ························································································46 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ thể hiện việc học trợ từ Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ thể hiện khả năng sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ thể hiện việc dịch trợ từ [WA(は)] và trợ từ [GA(が)] 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những thị trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nhân Nhật Bản. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, trong số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư mới vào 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu với số vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,86 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư mới vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi giới doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ hiện còn yếu kém và cam kết xây dựng một vài khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Chính điều này cùng với việc đồng yên tăng giá đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam với qui mô bình quân đầu tư 8,8 triệu USD/dự án. Nhờ việc thực hiện các chính sách mời gọi đầu tư hợp lý, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trong danh sách lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật Bản trong năm 2011 với tổng kim ngạch đầu tư là 1,84 tỷ USD. Đặc biệt, sau khủng hoảng động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011, Chính phủ Nhật Bản tập trung tái thiết đất nước và định hướng các doanh nghiệp trong nước mở rộng đầu tư ra nước ngoài, quan tâm hơn cả đến thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam, tạo ra tác động lan tỏa sâu rộng đối với nền kinh tế. Nhiều năm nay, Nhật Bản không chỉ nằm trong tốp các nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất, mà còn là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã trở nên khăng khít, mật thiết hơn bao giờ hết. Tình hình quốc tế cũng như trong khu vực đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước ngày một sâu sắc hơn. 2 Với nền kinh tế đang trên con đường phát triển và mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản đã thu hút số lượng người Việt Nam theo học tiếng Nhật tăng lên. Để có thể am hiểu ngôn ngữ quốc gia nói chung và Nhật ngữ nói riêng thì trước hết ngữ pháp và từ vựng là hai yếu tố không thể thiếu. Để học tốt tiếng Nhật ngoài việc học nhiều từ và ngữ pháp thì việc học trợ từ đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng ta biết được ý nghĩa của câu thông qua từ và ngữ pháp nhưng để hiểu đúng ý nghĩa đó thì phải dựa vào trợ từ. Trong đó [WA(は)]và [GA(が)] là hai trợ từ mặc dù có cùng nghĩa và có thể thay thế cho nhau nhưng khi sử dụng thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi. Trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] đi sau danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ . Trong một câu có hai chủ ngữ thì yêu cầu sử dụng chính xác hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] là điều cần thiết để hiểu đúng ý nghĩa của câu. Là sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, khoa Đông Phương Học, chuyên nghành Nhật Bản học. Người viết nhận thấy tầm quan trọng của hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] do đó người viết muốn tìm hiểu về hai trợ từ này và điều kiện để thành lập một câu có sử dụng [WA( は)]và [GA(が)]. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài - Tài liệu tiếng Việt về đề tài gồm có: Giang Thị Thanh Nhã, Ban Biên tập trường Đại Học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc Gia Hà Nội (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu và dạy- học tiếng nhật, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tập hợp các đề tài nghiên cứu trong đó có đề tài nghiên cứu về trợ từ [WA(は)]và [GA(が)]. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt,Nhà xuất bản Giáo Dục là cuốn sách giới thiệu về các loại từ, đặc điểm cấu tạo và chức năng cũng như ý nghĩa của các loại từ. 3 Hoàng Văn Hành (chủ biên), Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (2008), Từ tiếng việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam – viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn viết về từ và cấu trúc từ trong tiếng Việt. -Tài liệu tiếng Nhật về đề tài gồm có: 野田尚史 (1985,2005), “日本語文法セルフ.マスターシリーズ1はとが”, く ろしお出版 khái quát về cách sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] và có các bài tập áp dụng trong từng trường hợp. 野田尚史(1996), “新日本語文法選書1「は」と「が」” ,くろし出版 khái quát về đặc điểm và chức năng của hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)], đưa ra những trường hợp và đối tượng được sử dụng cùng hai trợ từ này. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu a) Mục tiêu: Người viết chọn đề tài “ Tìm hiểu về trợ từ [WA(は)] và[GA(が)] trong tiếng Nhật” mục tiêu trước hết là muốn khái quát lại về định nghĩa, đặc điểm, cấu tạo, chức năng của trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật. Mục tiêu thứ hai là tóm tắt, giải thích ý nghĩa rõ ràng, hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật, giúp người học sử dụng chính xác từng tình huống. Mục tiêu thứ ba là so sánh, đối chiếu tìm ra những điểm tương đồng - khác biệt giữa hai trợ từ Việt- Nhật về đề tài này. b) Phạm vi nghiên cứu: Hình thức trình bày về cách sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật trong luận văn này không phải là toàn bộ cách sử dụng của hai trợ từ. Người viết chỉ đề cập đến những cách sử dụng cơ bản trong những trường hợp cụ thể. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này với mục đích “Tìm hiều về trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật” người viết đã sử dụng một số phương pháp sau đây: - Thống kê: Từ những tài liệu tìm được (sách, báo, tạp chí,…) người viết thống kê và sắp xếp những hàng mục. - Phương pháp phân tích: phân tích chức năng và ý nghĩa của hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)]. - Phương pháp so sánh, đối chiếu : So sánh chức năng và ý nghĩa của hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] với trợ từ “ thì” trong tiếng Việt. 5. Những đóng góp của đề tài Khái quát lại về định nghĩa, đặc điểm, cấu tạo, chức năng, vai trò, giải thích ý nghĩa rõ ràng và hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] và [ GA(が)] trong tiếng Nhật, giúp người học sẽ có thêm kiến thức về hai trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] để hiểu đúng ý nghĩa trong câu và sử dụng chính xác từng tình huống. 6. Cấu trúc của đề tài Chƣơng I: Giới thiệu về trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] tiếng Nhật Chƣơng II: Hình thức sử dụng [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật và điều kiện thành lập một câu vừa sử dụng [WA(は)] và [GA(が)] Chƣơng III: Một số giải pháp về cách học trợ từ trong tiếng Nhật 5 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng I: Giới thiệu về trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật. Chƣơng II: Hình thức sử dụng trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật và điều kiện thành lập một câu vừa sử dụng [WA(は)] và [GA(が)]. Chƣơng III: Một số giải pháp về cách học trợ từ trong tiếng Nhật 6 CHƢƠNG I GIỚI THIỆU VỀ TRỢ TỪ [WA(は)] VÀ [GA(が)] TRONG TIẾNG NHẬT 7 1.1 Định nghĩa trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật Trợ từ tiếng Nhật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện tính chắp dính và có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngữ pháp tiếng Nhật. Có thể nói, mọi ý nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng… đều được thể hiện bằng trợ từ. Xét một cách tổng quát thì trợ từ tiếng Nhật là những phân từ đánh dấu chức năng ngữ pháp hay biểu thị các kiểu quan hệ ngữ nghĩa của các từ mà chúng đi kèm trong câu. Có thể nói, đặc trưng loại hình cơ bản của tiếng Nhật được thể hiện rõ nhất qua sự có mặt của các trợ từ và hoạt động tích cực của chúng trong câu. Trợ từ tiếng Nhật có những đặc điểm cơ bản sau: - Về hình thức, trợ từ là những từ có hình thức tương đối ngắn (từ 1 đến 4 âm tiết). - Về mặt ý nghĩa, trợ từ khác với danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ… ở chỗ chúng không có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực để biểu thị tên gọi, biểu thị hoạt động, trạng thái hay tính chất và số lượng của sự vật hay ý nghĩa xưng hô, chỉ định thay thế tên gọi của sự vật… Tuy nhiên, không thể coi chúng là những từ hoàn toàn trống nghĩa. Ý nghĩa cơ bản của trợ từ là biểu thị quan hệ, tuỳ theo vị trí của chúng trong câu và các từ loại mà chúng đi cùng. - Về chức năng, trợ từ tiếng Nhật không có khả năng làm trung tâm của cụm từ hay làm thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Trợ từ chủ yếu biểu hiện ý nghĩa ngữ Pháp, các quan hệ ngữ pháp, xác định vị trí của các thành phần câu. - Trong câu, trợ từ không có khả năng đứng độc lập mà luôn tồn tại bên cạnh một từ nào đó, như cái “nhãn” của nó. Chính nhờ có trợ từ mà trật tự từ của các thành phần câu – trừ vị ngữ - là tương đối tự do. Sự thay đổi vị trí của các thành phần câu không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa cơ bản của câu. Nói chung, vị trí của trợ từ thay đổi, chức năng ngữ pháp và chức năng ngữ nghĩa cũng thay đổi. - Về loại, trợ từ tiếng Nhật có nhiều loại, với những chức năng khác nhau. Dựa trên tiêu chí hình thức (vị trí của trợ từ trong câu) và tiêu chí chức năng (khả năng kết hợp với các từ loại nào), trợ từ được chia thành nhiều nhóm khác nhau. 8 [WA(は)] nghĩa là "thì" trong tiếng Việt là trợ từ đi sau danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu, là một trợ từ có nhiều chức năng được dùng để chỉ một người hay sự việc đã được giới thiệu từ trước mà người nói lẫn người nghe đều quen thuộc (danh từ, tên...). dùng để chỉ những thông tin, giải thích, thực tế, phong tục có thể dùng với những trợ từ như [NI(に)], [DE(で)], [KARA(から)], [MADE(まで)] (hai trợ từ) để làm nổi rõ. Ngoài ra ... [WA(は)] còn có thể dùng thay trợ từ [O(を)] để nhấn mạnh đối tượng. [ GA(が)] có thể dịch là “về phần...” hay “ Nói về…” được dùng khi tình trạng hay sự việc mới vừa xảy ra hay mới được giới thiệu.Chủ đề có thể là bất cứ gì mà người đối thoại muốn nói, thường dùng cho quán ngữ (cụm từ được dùng theo thói quen).Trong tiếng Nhật trợ từ [ GA(が)] có thể thay thế trợ từ [WA(は)] và làm cho ý nghĩa của câu thay đổi. 1.2 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của trợ từ[WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật 1.2.1 Đặc điểm cấu tạo của trợ từ [WA(は)] và [ GA(が)] trong tiếng Nhật [WA(は)] nghĩa là "thì" trong tiếng Việt, là trợ từ hay được dùng đệm cho trạng từ thời gian (ví dụ thay vì nói [ima(今)] thì dùng [ima wa (今は)] ", trạng từ nơi chốn ví dụ thay vì nói [ ベトナムで( Betonamu de)] thì nói [ベトナムでは( Betonamu deha)] và dùng cho nhiều trường hợp khác, được dùng trong câu kể và nhấn mạnh chủ thể và cụm từ đứng trước nó có cấu trúc như sau: [Chủ thể] [WA(は)] [tính chất]/[hành động] Trong trường hợp đưa đối tượng lên để nhấn mạnh, thì chủ thể sẽ được theo sau bởi trợ từ [GA(が)] có sự kết hợp giữa trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] để nhấn mạnh đối tượng cũng giống như tiếng Việt cũng đảo đối tượng lên trước để nhấn mạnh (thường dùng trợ từ "thì"), sẽ có cấu trúc sau: 9 Câu thông thường: [Chủ thể] [WA(は)] [đối tượng] [O(を)] [hành động] Câu nhấn mạnh: [Đối tượng] [WA(は) [chủ thể] [GA(が)] [hành động] Chúng ta có thể thấy, trong tiếng Việt, đảo đối tượng lên để nhấn mạnh thường là trong câu hỏi hoặc sử dụng khi đang nối tiếp nội dung từ trước đó . Trong tiếng Nhật chủ ngữ ngôi thứ nhất trong câu khẳng định được ẩn đi do đó trợ từ cũng được ẩn theo chủ ngữ. (Chủ thể ẩn) [vế câu làm đối tượng của hành động] [O(を)] [hành động] [GA(が)] được dùng trong câu trả lời cho một câu hỏi về chủ thể và sử dụng trong câu có dạng sau: [chủ thể] [GA(が)] [tính chất]/[hành động] {koto/mono} 1.2.2 Chức năng của trợ từ [WA(は)] và [GA(が)] trong tiếng Nhật 1.2.2.1 Chức năng của trợ từ [WA(は)] a) Một trong những chức năng cơ bản của [ WA(は)] là biểu hiện chủ ngữ trong câu. Chủ ngữ là phần giới hạn phạm vi( đối tượng) muốn trình bày trong câu . Sau chủ ngữ là phần giải thích miêu tả về chủ ngữ đó. Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ tham khảo 2 câu ví dụ dưới đây: Ví dụ 1:子供たちは カレーを作っています。(Kodomotachi wa kare- o tsukutteimasu) Bọn trẻ thì đang làm món cà ri. Ví dụ 2: カレーは 子供たちが作っています。(Kare-wa kodomotachi ga tsukutteimasu) Cà ri thì bọn trẻ nó đang làm. 10 Trợ từ [WA(は)] trong câu 1 được dùng trong trường hợp khi người nghe muốn biết thông tin về “ những đứa trẻ” thì người nói sẽ thông báo cho người nghe biết “ những đứa trẻ đang làm gì” hoặc là “ những đứa trẻ đang làm món gì”. Mặt khác trợ từ [WA(は)] dùng trong câu 2 trong trường hợp người nghe muốn biết về món cà ri thì người nói thông báo “ món cà ri như thế nào” hoặc là “ ai đã làm món cà ri”. Như vậy [WA(は)] là chủ ngữ chỉ thị hoàn toàn độc lập với cách chỉ thị của trợ từ [GA(が)] và [O(を)]. Vì vậy điều cơ bản ở đây cho dù danh từ nào đi nữa thì nó Cũng có thể trở thành chủ ngữ của câu. Ví dụ: (Kodomotachi wa) trong câu số 1 danh từ chỉ chủ thể của hành động (kodomota chi) là chủ ngữ. (Kare-wa) trong câu số 2 danh từ chỉ đối tượng của hành động (kare-) cũng trở thành chủ ngữ. Khi phân tích như vậy ta thấy [WA(は)]là trợ từ biểu hiện chủ ngữ trong câu khác với [GA( が)] và [O( を)] biểu thị vế câu. b) Chức năng thứ hai của [WA(は)] là có ý nghĩa so sánh [WA(は )] là trợ từ chỉ ra chủ ngữ trong câu nhưng không nhấn mạnh chức năng biểu thị chủ ngữ mà nhấn mạnh ý so sánh . Ví dụ 3:子供たちはカレーは 作っているがごはんはんは 炊いていない。 (kodomotachi wa kare- wa tsukutteiru ga gohan wa taite inai) Cà ri thì bọn trẻ nấu nhưng cơm lại không nấu. Ví dụ trên ta cảm thấy người nói muốn nhấn mạnh ý so sánh( kare- )với (gohan) Ta có cấu trúc so sánh sau đây: …… A [WA(は )] X keredo, B [WA(は )] Y. A và B trong câu 4 đều thuộc thành phần giống nhau còn X và Y chỉ những động tác và trạng thái đối lập như “ nấu” , “ không nấu”, cấu trúc [ A wa X] và [ B wa Y] được nối với nhau bằng các từ [KEDO(けど)],[GA(が)]. 11 Tức nhiên ý nghĩa so sánh được nêu ra không chỉ bị giới hạn trong cấu trúc 4. Ví dụ trong câu 5 (kare-wa) có ý nghĩa so sánh . Ví dụ 5: 子供たちはカレーは作っています。 ( kodomotachi wa kare- wa tsukutte imasu) Cà ri thì bọn trẻ đang làm. Khi nghe câu này thì người nghe vẫn hiểu được nghĩa của câu ngoài cà ri ra thì bọn trẻ không làm món nào khác.Ngoài ra , so với câu khẳng định thì trợ [WA( は)] thường được dùng trong câu phủ định hơn. Ví dụ 6: 子供たちはカレーを作っています。(Kodomotachi ha kare- ha tsukuteimasu) Bọn trẻ làm cà ri. Ví dụ 7: 子供たちはカレーは作っています。(kodomotachi ha kare- ha tsukutteimasu) Cà ri thì bọn trẻ làm. Trong câu 6 và 7 là câu khẳng định , câu 6 vì không sử dụng [WA(は )] nên là một câu bình thường nhưng câu 7 đã sử dụng [WA( は)] là một câu có ý so sánh mạnh. Ví dụ 8:子供たちはカレーは 作っていません。 ( kodomotachi wa kare- wa tsukutte imasen) Cà ri thì bọn trẻ không nấu. Ví dụ 9:子供たちはカレーを作っていません。 ( kodomotachi wa kare- o tsukutteimasen) Bọn trẻ không nấu cà ri. Trong câu 8 và 9 là câu phủ định nhưng câu 8 sử dụng [WA(は ) là một câu bình thường , trợ từ [WA( は )] được sử dụng trong câu phủ định như câu 8 có ý nghĩa so sánh “ Không làm cà ri nhưng lại làm những món khác”. Tuy nhiên trợ từ [WA( は)] được sử dụng trong câu khẳng định như câu 7 nhiều khi ta không cảm thấy nó nhấn 12 mạnh ý so sánh.Do đó chức năng của [WA(は )] không nhấn mạnh nhiều đến chủ ngữ nhưng lại nhấn mạnh ý phủ định. 1.2.2.2 Chức năng của trợ từ [GA(が)] [WA(は)] là trợ từ biểu hiện chủ ngữ trong câu nhưng [GA(が)] là trợ từ biểu thị thành phần chính của vị ngữ. [WA(は)] và [GA(が)] vì có mức độ hoàn toàn khác nhau nên có lẽ không có quan hệ đối lập với nhau. Tuy nhiên trong thực tế nó lại có quan hệ đối lập. Ví dụ 10:八木はホームラン打った。 (hachiki ha ho-muran utta) (Hachiki wa) trong câu 10 biểu hiện chủ ngữ trong câu, đồng thời( hachiki wa)là thành phần chính biểu hiện chủ thể của động tác .[WA(は)] không phải là trợ từ biểu hiện cấu tạo chính nhưng trong câu này (hachiki wa) đối với động từ (utsu) thì nó là thành phần cấu tạo chính . [WA(は)] không phải là trợ từ biểu thị thành phần chính một cách chủ động nhưng trong câu 10 này ( hachiki wa) đối với động từ ( utsu) nó là thành phần chính còn (Hachiki ga) trong câu 11 thì nó sẽ như thế nào? Ví dụ 11: 八木がホームランを打った。 (Hachiki ga ho-muran o utta) (Hachiki ga) chỉ ra thành phần chính của ( utsu) đồng thời (hachiki ga) này cũng biểu hiện nó không phải là chủ ngữ của câu. Tóm lại sử dụng (hachiki ga) này vì nó không biểu hiện chủ ngữ (hachikiwa) .Với ý nghĩa như vậy thì [GA(が)] của (hachimoku ga) biểu thị nó không phải là chủ ngữ của câu. Do đó (hachiki wa) của câu 10 và (hachiki ga) câu 11 có điểm một chung là chúng đều là thành phần chính của động từ (utsu) nhưng có sự đối lập giữa (hachiki wa) là chủ ngữ của câu còn (hachiki ga) không phải là chủ ngữ của câu.Vì vậy sự đối lập giữa chủ ngữ và không phải chủ ngữ, không chỉ có [WA( は ) và [GA(が )] mà (homuran wa) của câu 12 và (ho-muran o) của câu 13 có điểm một chung là chúng đều là 13 thành phần chính của động từ (utsu) nhưng đối lập nhau về chủ ngữ và không phải chủ ngữ. Ví dụ 12:ホームランは 八木が打った。(ho-muran wa hachimoku ga utta) Ví dụ 13.ホームランを八木が打った。(ho-muran o hachiki ga utta) Ví dụ 14: 昨日の試験では 八木がホームランを打った。(kynou no shiken dewa hachiki ga ho-muran o utta) Ví dụ 15: 昨日の試験で 八木がホームランを打った。 ( kynou no shiken de hachiki ga ho-muran o utta) Chủ ngữ (kynou no shikenn dewa) và ( kynou no shiken de) không phải là chủ ngữ có sự đối lập nhau, đây là sự đối lập giữa trợ từ [DEWA( では )] và trợ từ [DE(で )]. Sự đối lập này cơ bản là do các trợ động từ và bảng về sự đối lập đó như sau [GA(が)] [O(を)] [NI(に)] [DE(で)] Chủ ngữ ―wa ―wa ―niwa ―dewa Không phải ―ga ―o ―ni ―de chủ ngữ Sự đối lập như bảng trên là sự đối lập về cấu tạo, sự đối lập trên dưới là sự đối lập về chủ ngữ và không phải chủ ngữ. Sự đối lập giữa [---WA] và [----GA] giống như bảng trên mà chúng ta biết về cấu tạo của trợ từ [GA( が )] là sự đối lập giữa chủ ngữ và không phải chủ ngữ .Nó có chung điều cơ bản sau: Về trợ từ [O( を) có sự đối lập giữa [O(を )] không phải chủ ngữ và [WA(は)] là chủ ngữ .Về trợ từ [NI(に)] có sự đối lập giữa [NI(に)] không phải chủ ngữ và [WA(は)] là chủ ngữ. Như vậy trợ từ [GA( が )] có chức năng biểu hiện danh từ đó nhưng không phải là chủ ngữ của câu. 14 CHƢƠNG II HÌNH THỨC SỬ DỤNG TRỢ TỪ [WA(は)] VÀ [GA(が)] TRONG TIẾNG NHẬT VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP MỘT CÂU VỪA SỬ DỤNG [WA(は)] VÀ [GA(が)]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan