Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái tràng an...

Tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái tràng an tỉnh ninh bình

.PDF
114
280
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THANH TÚ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THANH TÚ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRỊNH XUÂN DŨNG Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Lê Thanh Tú, học viên cao học khóa 2013 – 2015, Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Khoa học và Đào ta ̣o Khoa Du l ịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên Lê Thanh Tú MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 7 2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 9 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 13 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 15 7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 16 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ................................................ 17 1.1 Khái niệm.................................................................................................. 17 1.1.1. Du lịch sinh thái .................................................................................... 17 1.1.2. Cộng đồng ............................................................................................. 17 1.1.3. Cộng đồng địa phương ......................................................................... 18 1.1.4. Du lịch cộng đồng ................................................................................. 19 1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng .............................................. 20 1.3 Các yếu tố quyết định sự thành công của du lịch cộng đồng ................... 21 1.4 Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên dựa vào cộng đồng ................. 22 1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 22 1.4.1.1. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla .......................... 22 1.4.1.2. Mô hình phát triển DLCĐ tại VQG Gunung Halimun (Indonesia) 24 1.4.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 25 1.4.2.1. Mô hình du lịch cộng đồng Bản Hồ - Sapa ..................................... 25 1 1.4.2.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình........................ ......................................................................................... 26 1.5. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập ....................................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN ......................................... 29 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An. ... 29 2.1.1. Giới thiệu khái quát về khu du lịch Tràng An .................................... 29 2.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng........................................ 30 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch ........................................................................... 30 2.1.2.2. Cộng đồng dân cư ........................................................................... 41 2.1.2.3. Chính sách địa phương ................................................................... 44 2.1.2.4. Khả năng cung ứng dịch vụ cơ bản ................................................. 46 2.1.2.5. Khả năng tiếp cận điểm du lịch ....................................................... 48 2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tràng An .......... 49 2.2.1. Các loại hình du lịch tại khu du lịch Tràng An .................................. 49 2.2.2. Hiện trạng khai thác các tuyến tham quan......................................... 51 2.2.3. Khách du lịch và doanh thu ................................................................ 52 2.2.3.1. Khách du lịch................................................................................... 52 2.2.3.2. Doanh thu du lịch ............................................................................ 62 2.2.4. Đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc của DLCĐ ...................... 62 2.2.4.1. Vai trò CĐĐP đối với phát triển du lịch Tràng An ......................... 62 2.2.4.2. Thực trạng tham gia của cộng đồng ............................................... 66 2.2.4.3. Chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng địa phương ......................... 74 2.2.5. Những hạn chế còn tồn tại ở Tràng An .............................................. 75 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 77 2 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠi KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN .............................................................. 79 3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................... 79 3.2. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch .................. 81 3.3. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch .................. 81 3.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng ......................................... 82 3.5. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội về du lịch ........................ 85 3.6. Giải pháp đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch86 3.6.1. Về công tác quy hoạch ........................................................................ 86 3.6.2. Về công tác xây dựng.......................................................................... 87 3.7. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch ........................................ 89 3.8. Xây dựng các chƣơng trình du lịch (tour) đến Tràng An ......................... 90 Tiểu kết chƣơng 3...................................................................................................... 92 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 100 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển ........... 63 Hình 2.2.. Mô hình cộng đồng dân cƣ cung cấp dịch vụ du lịch tại Tràng An ......................................................................................................................... 67 Hình 2.3. Sơ đồ phân chia lợi ích du lịch Tràng An ....................................... 75 Đồ thị 2.1. Quy luật thời vụ trong kinh doanh du lịch ở Tràng An ............... 56 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công của hoạt động DLCĐ .... 21 Bảng 1.2. Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla nằm giữa hai khu nghỉ Huatulco và Puerto Esscondido. Mazunte và Puerto Angel là hai điểm DL khác trong vùng... 23 Bảng 1.3. Mô hình DLST cộng đồng ở Ventanilla ............................................. 23 Bảng 1.4. Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở VQG Gunung Halimun ...... 24 Bảng 2.1. Đánh giá của khách DL về thái độ của CĐĐP ở KDL Tràng An ... 42 Bảng 2.2. Số lao động địa phƣơng tham gia hoạt động du lịch ........................ 43 Bảng 2.3. Lƣợng khách đến khu du lịch Tràng An giai đoạn 2011-2014 ........ 53 Bảng 2.4. Thị phần khách Tràng An - so với toàn tỉnh Ninh Bình (2011 – 2014) ...................................................................................................................... 55 Bảng 2.5.Hoạt động của khách du lịch khi đến KDL Tràng An ....................... 57 Bảng 2.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch Tràng An ................................... 58 Bảng 2.7. Những điều không hài lòng của khách du lịch Tràng An ................ 58 Bảng 2.8. Loại hình cơ sở lƣu trú nên đƣợc đầu tƣ xây dựng tại Tràng An .... 59 Bảng 2.9. Các dịch vụ nên đƣợc đầu tƣ tại Tràng An ........................................ 60 Bảng 2.10. Doanh thu du lịch tại Tràng An (2011-2014) .................................. 62 Bảng 2.11.Thu nhập của ngƣời dân tham gia du lịch tại Tràng An .................. 71 Bảng 2.12. Thu nhập từ các hoạt động liên quan gián tiếp đến du lịch ........... 73 Bảng 2.13. Thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa ngƣời tham gia du lịch và không tham gia du lịch ........................................................................................... 74 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ý nghĩa STT Từ viết tắt 1. CĐ Cộng đồng 2. CĐĐP Cộng đồng địa phƣơng 3. CSHT Cơ sở hạ tầng 4. CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật 5. DL Du lịch 6. DLCĐ Du lịch cộng đồng/ du lịch dựa vào cộng đồng 7. DLST Du lịch sinh thái 8. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9. GTVT Giao thông vận tải 10. HDV Hƣớng dẫn viên 11. IUCN 12. KDL Khu du lịch 13. LK Lƣợt khách 14. SNV Tổ chức phát triển Hà Lan 15. UBND Uỷ ban nhân dân 16. UNWTO Tổ chức du lịch thế giới 17. UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục Liên Hợp Quốc 18. VNAT Tổng cục Du lịch Việt Nam 19. VQG Vƣờn Quốc Gia Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với tƣ cách là một ngành kinh tế đang phát triển nhƣ vũ bão cùng với đời sống ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao. Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng đƣợc nâng cao. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam đƣợc UNESCO công nhận ngày càng phong phú. Nhiều điểm du lịch đƣợc các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình nhƣ Quần thể danh thắng Tràng An. Ninh Bình rất vinh dự đƣợc đại diện cho Việt Nam, lần đầu tiên đƣợc UNESCO xét công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp (Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới). Với vị trí nổi bật trong số các cảnh quan núi đá vôi dạng tháp quan trọng nhất của thế giới. Nơi đây là một minh chứng quan trọng ở cấp độ toàn cầu về các giai đoạn cuối cùng của sự tiến hóa vùng núi đá vôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Cảnh quan này bao gồm một loạt các địa hình núi đá vôi truyền thống, bao gồm các tháp tuyệt đẹp, các chóp nón, và các đồi karst chuyển tiếp, đƣợc bao quanh bởi một mạng lƣới các vùng trũng kín và các thung lũng liên kết với nhau bởi một hệ thống các hang động xuyên thủy. Đƣợc hình thành bởi sự tƣơng tác của một số cấu trúc kiến tạo và các sự kiện lớn trong khu vực, khu vực này là nơi duy nhất đã bị biển xâm thực và kiến tạo lại nhiều lần trong lịch sử địa chất gần đây, nhƣng hiện tại là vùng nội địa. Địa hình phát triển qua hơn năm triệu năm đã tạo nên một cảnh quan có vẻ đẹp lạ thƣờng với vẻ đẹp thẩm mỹ đặc biệt - một sự pha trộn của các ngọn núi bị bao quanh bởi các vách đá chóp cao, đƣợc bao bọc trong rừng nhiệt đới nguyên sinh, và đƣợc bao quanh bởi lƣu vực nội địa rất lớn và đã phát triển đầy đủ với những dòng chảy sông suối lắng trong đƣợc kết nối thông qua các hang động và suối ngầm. Môi trƣờng 7 độc đáo này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cƣ dân đầu tiên cƣ trú ở khu vực này khoảng 30.000 năm trƣớc đây. Khu du lịch sinh thái Tràng An đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình - nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình - có diện tích 2168 ha và nằm trên địa bàn 8 xã, phƣờng thuộc huyện Hoa Lƣ, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình. Trong đó: xã Trƣờng Yên: 772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha; xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; phƣờng Ninh Khánh: 31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phƣờng Tân Thành: 43,68 ha. Cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía nam, thực sự đã trở thành “Nơi mơ đến, chốn mong về” của du khách trong và ngoài nƣớc. Hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ. Những năm gần đây, khu du lịch Tràng An đã nhận đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của trung ƣơng và địa phƣơng, sự đóng góp và hỗ trợ của các ngành, đồng thời nhận đƣợc sự ủng hộ tham gia của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại đây. Tuy vậy, du lịch cộng đồng ở đây còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế chính sách và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, ngƣời dân địa phƣơng tham gia du lịch chƣa nhiều, còn mang tính tự phát, manh mún và chƣa có tổ chức đơn vị quản lý và bảo trợ pháp lý. Trong khi đó, địa phƣơng cũng chƣa có chính sách hỗ trợ giúp ngƣời dân vay vốn với lãi suất thấp hoặc khuyến khích ngƣời dân làm du lịch cộng đồng và họ chƣa đƣợc làm chủ hoạt động du lịch và lợi ích họ đƣợc chia sẻ là rất ít. Về lâu dài, nếu không có giải pháp phát triển phù hợp cải thiện vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch địa phƣơng thì chính họ sẽ là nhân tác tiêu cực làm suy giảm giá trị du lịch, hình ảnh du lịch nơi đây. Trƣớc thực trạng đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Tràng An tỉnh Ninh Bình” nghiên cứu trƣờng hợp tại hai xã (Trƣờng Yên, Ninh 8 Xuân) nhằm đƣa ra tổng quan về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của Khu du lịch sinh thái Tràng An. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của du lịch cộng đồng, góp phần đƣa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng trong việc xóa đói giảm nghèo, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên đồng thời bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, giới thiệu hệ sinh thái của khu du lịch và các giá trị văn hóa truyền thống của cộng địa phƣơng cho các thế hệ tƣơng lai. 2. Lịch sử nghiên cứu Hoạt động DLST tại Việt Nam đã xuất hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy mới xuất hiện nhƣng ngày càng đƣợc quan tâm và chú ý bởi các nhà hoạt động du lịch, môi trƣờng. DLST đƣợc xác định là một trong những tiềm năng, thế mạnh đặc thù của du lịch Việt Nam, đƣợc định hƣớng trong chiến lƣợc phát triển ƣu tiên của nền kinh tế. Điều này đƣợc thể hiện thông qua các hội nghị, hội thảo tổ chức chuyên đề nghiên cứu về hoạt động DLST: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) đƣợc tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” đƣợc tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dƣơng (ESCAP). Tại đó các vấn đề về hoạt động DLST đƣợc phân tích và đánh giá chi tiết đƣa ra những phƣơng hƣớng hoạt động, phát triển trong tƣơng lai. Với một số các khái niệm du lịch sinh thái đƣợc đƣa ra: Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.” 9 Trong hội thảo về “Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam” (9/1999) đã đƣa ra định nghĩa về DLST: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng.” Ở Việt Nam, khái niệm cộng đồng luôn gắn kết và đi liền với “làng xã”, tạo nên một chỉnh thể mô tả cụ thể nhất mối quan hệ gắn kết của xã hội Việt Nam. Cộng đồng có thể nói là tập hợp các thực thể trong một xã hội, bao gồm nhiều mối quan hệ cộng sinh liên quan ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội. Nó là xã hội có tổ chức kết cấu chặt chẽ đến các tổ chức kết cấu thiếu chặt chẽ đƣợc liên kết với nhau bởi các phong trào, mối quan tâm lợi ích chung và riêng trong cùng một nhóm trong một không gian tạm thời hay lâu dài. Sự tự nguyện hi sinh đối với các giá trị đƣợc tập thể coi là cao cả. Sự đoàn kết mọi thành viên trong tập thể đó. Ngoài ra chúng ta có những cách nhìn nhận về một cộng đồng dựa trên các nền văn hóa, văn minh con ngƣời. Ở đó những lợi ích chung gắn kết các thể loại với nhau tạo thành một cố kết tập thể tạo nên cộng đồng. Du lịch dựa vào cộng đồng là một khía cạnh mới trong ngành kinh tế du lịch. Lần đầu tiên du lịch dựa vào cộng đồng đƣợc đƣa ra tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam – 2003. Các chuyên gia đã khái quát những đặc trƣng của du lịch dựa vào cộng đồng của Việt Nam: Đảm bảo văn hóa và thiên nhiên bền vững; Nâng cao nhận thức cho lao động; Tăng cƣờng quyền lực cho cộng đồng; Tăng cƣờng hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nƣớc. Có thể thấy rằng du lịch dựa vào cộng đồng là một phƣơng thức du lịch mà ở đó cộng đồng địa phƣơng vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động du lịch. Nó bảo đảm sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Nhƣng đồng thời cũng 10 là sự đảm bảo phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cƣ bản địa nơi diễn ra hoạt động du lịch. Các chuyên khảo và bàn luận về du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quy hoạch du lịch, hãng lữ hành. Bùi Thị Hải Yến và nhóm tác giả (2012), cho rằng du lịch cộng đồng là phƣơng thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phƣơng có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận đƣợc sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, các nhân trong nƣớc và quốc tế; của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ chính phủ và nhận đƣợc phần lớn lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch bền vững, để mọi tầng lớp dân cƣ đều có thể sử dụng, tiêu dùng sản phẩm du lịch. Nguyễn Thanh Bình trong bài “Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực” tạp chí Du lịch số 3, năm 2006: “Du lịch cộng đồng là một mô hình du lịch nơi cộng đồng dân cƣ có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển từ giai đoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình phát triển sau này và quan trọng hơn là đƣợc hƣởng lợi từ sự phát triển đó. Hay nói ngắn gọn là hình thức du lịch do dân và vì dân”. Bên cạnh đó là các bài báo khác của các tác giả nhƣ: Đào Thế Tuấn với “Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch cộng đồng” tạp chí Xƣa và Nay số 247 năm 2005 nhấn mạnh mối liên kết trong quan hệ DLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại trong quan hệ DLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại hoạt động du lịch, đồng thời nhấn mạnh vai trò gìn giữ văn hóa bản sắc dân tộc. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đƣa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng ngƣời dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trƣờng chung quanh thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trƣng của địa phƣơng: phong cảnh, văn hóa…” 11 Một số tên gọi thƣờng dùng khi nói đến du lịch cộng đồng: Du lịch dựa vào cộng đồng (Community based tourism) Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community development tourism) Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community based ecotourism) Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community participation in tourism) Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng (Community based mountain tourism) [30, tr.3]. Mỗi tên có sự khác nhau nhƣng cơ bản dựa trên những cơ sở giống hoặc tƣơng đồng về phƣơng pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời cho ta thấy tầm quan trọng và đối tƣợng ƣu tiên hàng đầu hƣớng tới trong mục tiêu hoạt động, định hƣớng phát triển tại mỗi địa điểm. Tại vùng nghiên cứu của đề tài này, hiện nay đã có nhiều công trình khoa học, luận văn nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch tại Khu du lịch sinh thái Tràng An ở các mức độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau nhƣ: Đặng Văn Bào, Trƣơng Quang Hải (2009), Khu du lịch sinh thái cảnh quan Tràng An-Những giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường, Hà Nội. Cơ quan Hội di sản văn hoá (2008), Ninh Bình Di sản văn hoá và tiềm năng du lịch, Tạp chí Thế giới Di sản số 09/2008. UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Báo cáo hội thảo khoa học: Giá trị di sản văn hoá cố đô Hoa Lư và khu du lịch sinh thái Tràng An. Những bài báo nghiên cứu trên tạp chí: Phạm Đức Ánh (2002), Du lịch ninh Bình phát triển bền vững; Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), Du lịch Ninh Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên của các tác giả nhƣ: Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Trần Thị Vân (1998), Trƣơng Quang Hải (2007). 12 Tuy đã đạt một số kết quả tốt, nhƣng trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá tài nguyên, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng chƣa đƣợc đề cập đến trong các nghiên cứu. Các nghiên cứu đó chƣa thực sự quan tâm đến vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong chiến lƣợc phát triển du lịch lâu dài. Nguyên nhân một phần có thể do khu du lịch Tràng An mới đƣa vào hoạt động chính thức đƣợc 2-3 năm sau khi mở rộng và quy hoạch lại. Trong đề tài này. tác giả sẽ tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung thực trạng du lịch tại địa phƣơng, từ đó phát triển DLCĐ cụ thể chi tiết, giúp ngƣời dân có thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và thêm hiểu biết văn hoá. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Đề tài góp phần vào việc định hƣớng và đƣa ra các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa bản địa, giảm áp lực tới môi trƣờng và tài nguyên du lịch, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng, thúc đẩy ngƣời dân tham gia vào việc bảo tồn tài nguyên du tỉnh Ninh Bình nói chung và hai xã: Trƣờng Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài gồm: + Thu thập phân tích các tài liệu về du lịch cộng đồng. + Khảo sát thực tế nhằm thu thập, bổ sung thông tin, tƣ liệu liên quan đến nghiên cứu. + Điều tra, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tại hai xã: Trƣờng Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. + Phân tích xử lí các thông tin, tƣ liệu liên quan đến nghiên cứu. + Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở hai xã: Trƣờng Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, 13 tỉnh Ninh Bình đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch, bảo tồn văn hóa bản địa, phát triển du lịch một cách bền vững. + Khai thác các tour du lịch đến Khu du lịch sinh thái Tràng An phục vụ khách du lịch hiên tại và tƣơng lai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lí luận có liên quan đến DLCĐ, một số mô hình và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của một số quốc gia và Việt Nam, các nguồn lực, thực trạng và kiến giải cho phát triển các loại hình này tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Do thời gian và kinh phí có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động DLCĐ tại hai xã: Trƣờng Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên sự phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu đƣợc giới hạn từ năm 2005 đến năm 2015. Cuộc khảo sát tại điểm đƣợc tiến hành vào tháng 5/2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Nghiên cứu tài liệu Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu không chỉ đƣợc áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, thu thập tài liệu thứ cấp nhƣ các số liệu, tài liệu từ các tổ chức bộ ngành, mạng internet, các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học, sách báo, tạp chí, trang web điện tử, các báo cáo đã có về khu vực..., mà còn sử dụng trong quá trình phân tích chọn lọc, xử lí các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 14 Những tài liệu thông tin luôn đƣợc bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lí, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu. Khảo sát thực địa Tác giả lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với thu thập tƣ liệu bằng văn bản, ảnh tƣ liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thông qua 2 chuyến điền giã khảo cứu tại 2 xã Trƣờng Yên và Ninh Xuân vào tháng 5/2015. Phƣơng pháp này giúp tác giả quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp xúc các bên liên quan, các phòng, ban của huyện, tỉnh và ngƣời dân địa phƣơng để thu thập đƣợc những nguồn tƣ liệu cần thiết và cập nhật. Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng hỏi. Bảng hỏi đƣợc thiết kế dành cho hai đối tƣợng là ngƣời dân địa phƣơng hai xã: Trƣờng Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình có tham gia hoạt động du lịch và khách du lịch đến Tràng An. Tổng số bảng hỏi khảo sát là: 220 bảng hỏi dành cho khách du lịch và 100 bảng hỏi dành cho ngƣời dân địa phƣơng. Số lƣợng bảng hỏi thu về tƣơng đối đầy đủ và đã đƣợc tác giả xử lí. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ du lịch của Trạm Du lịch Tràng An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, các cán bộ của chính quyền địa phƣơng. 6. Những đóng góp của đề tài Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ và vận dụng vào nghiên cứu ở hai xã: Trƣờng Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Đây là một sự đóng góp cho ngành khoa học du lịch và là cơ sở tƣ liệu tham khảo và vận dụng cho các học viên, sinh viên, các cán bộ khoa học thực hiện các đề tài có liên quan. 15 Đồng thời luận văn cũng đề ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng liên kết đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác hợp lí các giá trị tri thức truyền thống tại hai xã: Trƣờng Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lƣ) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Trên có sở đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Ngoài ra, luận văn cũng có các giải pháp và đề xuất về việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, các dịch vụ bổ sung một cách hợp lí nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch đồng thời giảm thiểu áp lực tới môi trƣờng và tài nguyên du lịch. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng và một số kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An. Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An. 16 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1 Khái niệm 1.1.1. Du lịch sinh thái Hiện nay, DLST ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của cộng đồng bởi tính gần gũi, bảo vệ tài sản vốn có của tự nhiên và cƣ dân địa phƣơng đã sinh sống nhiều đời. Nó góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế - XH. Thúc đẩy và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trƣờng của các tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt là trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu nhƣ hiện nay với tốc độ khai thác tài nguyên nhanh chóng, dần phá hủy sự cân bằng sinh thái tại các khu vực của thế giới. Nhƣ đã trình bày tại phần lịch sử nghiên cứu, có khá nhiều khái niệm khác nhau về DLST. Tuy nhiên có thể thấy rằng tất cả các khái niệm đều quan tâm tới thiên nhiên và môi trƣờng, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng - bảo vệ thiên nhiên. Các yếu tố này là trọng tâm của hoạt động du lịch sinh thái đƣợc diễn ra trong luận văn này. Theo Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 đã đƣa ra khái niệm: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [12, tr.3]. 1.1.2. Cộng đồng Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra trong các công trình khoa học với nhiều ngữ nghĩa khác nhau. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Cộng đồng đƣợc hiểu là “Một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc”. [29, tr.601] 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan