Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT LÝ TỰ TR...

Tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

.PDF
133
98
118

Mô tả:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TUNG HỌC KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ NGỌC MỸ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TURNG HỌC KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH : QUAN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC VĂN HÓA GIÁO DỤC MÃ SỐ: 5.07.03 Người hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ LÊ XUÂN HỒNG TP. HỐ CHÍ MINH – 2002 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................4 T 4 T 4 Lời cảm ơn .................................................................................................9 T 4 T 4 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TÁT DỪNG TRONG LUẬN VĂN ...10 T 4 T 4 PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................12 T 4 T 4 1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................ 12 T 4 T 4 3-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: ............................................. 14 T 4 T 4 4-ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:................................... 15 T 4 T 4 4.1-Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................... 15 T 4 T 4 4.2-Khách thể nghiên cứu: ....................................................................... 15 T 4 T 4 5-GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : ................................................................... 15 T 4 T 4 6-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : ................................................................... 15 T 4 T 4 7-GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: ........................................................................ 15 T 4 T 4 8-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 15 T 4 T 4 9-ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................... 16 T 4 T 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......17 T 4 T 4 1.1- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ THỂ GIÁO DỤC :................. 17 T 4 T 4 1.1.1- Về đối tượng giáo dục :.................................................................. 17 T 4 T 4 1.1.2- Về vai trò nhiệm vụ của nhà giáo: ................................................. 18 T 4 T 4 1.1.3- Về yêu cầu đối với nhà giáo: ......................................................... 19 T 4 T 4 1.3- VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐNGV : ................ 23 T 4 T 4 1.3.1- Vai trò của người giáo viên: .......................................................... 23 T 4 T 4 1.3.1.1-Vai trò "người thiết kế": .......................................................... 23 T 4 T 4 1.3.1.2-Vai trò " người tổ chức " ......................................................... 23 T 4 T 4 1.3.1.3-Vai trò "người cổ vũ " ............................................................. 24 T 4 T 4 1.3.1.4-Vai trò "người đánh giá "......................................................... 24 T 4 T 4 1.3.2-Nhiệm vụ của người giáo viên: ....................................................... 25 T 4 T 4 1.3.3-Yêu cầu đối với người GV: ............................................................. 25 T 4 T 4 1.3.3.1- Tư cách phẩm chất, đạo đức của người giáo viên: ................. 25 T 4 T 4 1.3.3.2- Năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm của T 4 người giáo viên. ........................................................................................ 27 T 4 1.4- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QLGD VÀ PHÁT TRIỂN ĐNGV : ................ 30 T 4 T 4 1.4.1- Một số vấn đề về QLGD : 1.4.1.1- Các khái niệm cần thiết: ........ 30 T 4 T 4 1.4.1.2- Mục tiêu QLGD:..................................................................... 32 T 4 T 4 1.4.1.3- Các nguyên tắc cơ bản của QLGD: ........................................ 33 T 4 T 4 1.4.1.4- Các phương pháp chung của QLGD: ..................................... 35 T 4 T 4 1.4.1.5-Các chức năng quản lí giáo dục:.............................................. 39 T 4 T 4 1.4.2- Một số vấn đề về phát triển ĐNGV ............................................... 40 T 4 T 4 1.4.2.1- Các khái niệm cần thiết: ......................................................... 40 T 4 T 4 1.4.2.2-Các quan điểm phát triển ĐNGV: ........................................... 42 T 4 T 4 1.4.2.3. Các mô hình quản lý phát triển ĐNGV: ................................. 43 T 4 T 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG T 4 THKT LÝ TỰ TRỌNG TP HỒ CHÍ MINH .......................................46 T 4 2.1- KHÁI LƯỢC VỀ TRƯỜNG THKTLTT ............................................. 46 T 4 T 4 2.2- MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG THKTLTT ............ 49 T 4 T 4 2.2.1- Quản lý nề nếp học tập của HS : .................................................... 49 T 4 T 4 2.2.2- Kết quả rèn luyện của HS : ............................................................ 50 T 4 T 4 2.2.3- Một số kết quả đào tạo của nhà trường : ........................................ 51 T 4 T 4 2.3- THỰC TRẠNG ĐNGV CỦA TRƯỜNG THKTLTT .......................... 54 T 4 T 4 2.3.1- Các khái niệm cần thiết: ................................................................. 54 T 4 T 4 2.3.2- Thực trạng về số lượng ĐNGV của nhà trường: ........................... 56 T 4 T 4 2.3.2.1- Trong các Ban chuyên môn .................................................... 57 T 4 T 4 2.3.2.2- Trong toàn bộ nhà trường ....................................................... 58 T 4 T 4 2.3.3- Thực trạng về chất lượng ĐNGV của nhà trường ......................... 59 T 4 T 4 2.3.3.1- Về cơ cấu độ tuổi: ................................................................... 59 T 4 T 4 2.3.3.2- về thẩm niên giảng dạy: .......................................................... 61 T 4 T 4 2.3.3.3- Về trình độ chuyên môn: ........................................................ 62 T 4 T 4 2.3.3.4- về nghiệp vụ sư phạm: ............................................................ 63 T 4 T 4 2.3.3.5- về trình độ tin học và ngoại ngữ: ............................................ 64 T 4 T 4 2.3.3.6- Về trình độ lý luận chính trị: .................................................. 65 T 4 T 4 2.3.5- Thực trạng về công tác quản lý ĐNGV của nhà trường: ............... 67 T 4 T 4 2.3.5.1- Về tuyển dụng : ...................................................................... 67 T 4 T 4 2.3.5.2- Về công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng GV và nhu cầu đào tạo T 4 bồi dưỡng của giáo viên. ...................................................................... 68 T 4 2.3.5.3 Về quản lý hoạt động của giáo viên. ........................................ 71 T 4 T 4 2.3.5.4- Về thực hiện chính sách đối với ĐNGV: ............................... 73 T 4 T 4 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO T 4 VIÊN TRƯỜNG THKT LÝ TỰ TRỌNG TP HỒ CHÍ MINH .........76 T 4 3.1- MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỀN ĐNGV: ................................... 76 T 4 T 4 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: ........................................... 76 T 4 T 4 3.1.2- Định hướng phát triển công nghiệp của TP đến năm 2005 : ......... 80 T 4 3.1.3T 4 T 4 T 4 Định hướng phát triển GD&ĐT của TP đến năm 2005: ........... 81 T 4 T 4 3.1.4-Định hướng phát triển của Trường THKTLTT đến năm 2005....... 82 T 4 T 4 3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐNGV TRƯỜNG THKTLTT : 84 T 4 T 4 3.2.1- Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh :...................... 84 T 4 T 4 3.2.1.1- Hoàn thiện cơ cấu và cơ chê hoạt động của tập thể sư phạm :84 T 4 T 4 3.2.1.2- Xây dựng các nề nếp của tập thể sư phạm : ........................... 85 T 4 T 4 3.2.1.3- Xây dựng qui hoạch cán bộ .................................................... 86 T 4 T 4 3.2.1.4-Có kế hoạch nhân sự hợp lý: ................................................... 86 T 4 T 4 3.2.1.5-Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng tập thể sư T 4 phạm. .................................................................................................... 87 T 4 3.2.2- Thực hiện các chính sách đối với ĐNGV của nhà trường. ............ 88 T 4 T 4 3.2.2.1- Chính sách đãi ngộ: ................................................................ 88 T 4 T 4 3.2.2.2- Chính sách bồi dưỡng: ............................................................ 89 T 4 T 4 3.2.2.4- Chính sách sử dụng: ............................................................... 92 T 4 T 4 3.2.3- Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá chuyên môn cho ĐNGV của nhà T 4 trường: ...................................................................................................... 92 T 4 3.2.3.1- Quản lý hoạt động dạy học ..................................................... 92 T 4 T 4 3.2.3.2- Kiểm tra đánh giá chuyên môn. .............................................. 95 T 4 T 4 3.2.3.3- Vận dụng vào kiểm tra chuyên môn tại Trường THKTLTT T 4 trong thời gian sắp tới : ........................................................................ 97 T 4 3.2.4- Bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho ĐNGV của nhà T 4 trường: ...................................................................................................... 97 T 4 3.2.4.1- Bổ sung CBQL chuyên môn cho các Ban chuyên môn, qui T 4 định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi cho các cá nhân phụ trách : .................................................................................... 98 T 4 3.2.4.2 Từng bước nâng cao chất lượng CBQL chuyên môn: ............. 98 T 4 T 4 3.2.5- Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý giáo dục HS cho ĐNGV của T 4 nhà trường: ............................................................................................. 100 T 4 3.2.5.1 Một số nội dung quản lý giáo dục HS tại trường: ................. 100 T 4 T 4 3.2.6- Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý lớp cho ĐNGV của nhà T 4 trường. .................................................................................................... 102 T 4 3.2.6.1 về chế độ công tác của GVCN lớp: ....................................... 103 T 4 T 4 3.2.6.2- về tổ chức thực hiện công tác của GVCN lớp: ..................... 104 T 4 T 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................108 T 4 T 4 Kết luận :..................................................................................................... 108 T 4 T 4 Kiến nghị: ................................................................................................... 109 T 4 T 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................111 T 4 T 4 PHỤ LỤC ...............................................................................................115 T 4 T 4 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................ 115 T 4 T 4 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................ 123 T 4 T 4 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................ 130 T 4 T 4 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................ 132 T 4 T 4 Lời cảm ơn Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Khóa 10 (1999 - 2002) .chuyên ngành Quản lý và Tổ chức Công tác Văn hóa Giáo dục đã trang bị cho tôi hệ thông kiến thức cần thiết của khóa học để nâng cao năng lực công tác của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Xuân Hồng, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô ở Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh, mà đặc biệt là Thầy Hiệu trưởng Đỗ Kỳ Công đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và hoàn tất luận văn này. Thưa Quý Thầy Cô, do điều kiện nghiên cứu và khả nấng còn nhiều hạn chê, nên luận văn này chắc chắn còn nhiều thiêu sót, tôi rất mong được sự góp ý của Quý Thầy Cô, của đồng nghiệp để có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu sau này. Một lần nữa, tôi xin kính chúc Quỷ Thầy Cô dồi dào sức khỏe, thành đạt trong công việc, hạnh phúc trong cuộc sông và xin trân trọng kính chào Quỷ Thầy Cô. BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TÁT DỪNG TRONG LUẬN VĂN 1- BCH Ban chấp hành 2- CBGVCNV : Cán bộ giáo viên công nhân viên 3- CBQL : 4- CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5- CNKT Công nhân kỹ thuật 6- CNXH Chủ nghĩa xà hội 7- ĐNGV Đội ngũ giáo viên 8- GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 9- GV 10- GVCH Giáo viên cơ hữu 11- GVCN Giáo viên chủ nhiệm 12- GVTG Giáo viên thỉnh giảng 13- HS 14- QLGD 15- THCN Trung học chuyên nghiệp 16- THCS Trung học cơ sở 17- THKT Trung học kỹ thuật 18- THKTLTT 19- THPT Trung học phổ thông 20- TP 21- TPHCM Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh Quản lý giáo dục Trung học kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh : 22- TW 22- UBND Trung ương : ủy Ban Nhân Dân PHẦN MỞ ĐẦU 1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở thời nào cũng vậy, GD&ĐT bao giờ cũng là công cụ sắc bén phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của giai cấp thống trị. Theo qui luật đó nền GD&ĐT nước ta phải là công cụ sắc bén phục vụ nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ở nước ta hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện với chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm làm cho đất nước trong vài ba thập kỷ tới, từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển thành một nước công nghiệp. Việc thực hiện mục tiếu này hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ thành công của chiến lược con người, trong đó chiến lược phát triển GD&ĐT giữ vai trò quyết định. Rõ ràng GD&ĐT là một bộ phận vô cùng quan trọng của toàn bộ sự phát triển kinh tế- xã hội, nhưng chỉ là một bộ phận mà thôi, nó không thể một mình tạo nên sự phát triển được. Vì vậy đổi mới công tác GD&ĐT là một bộ phận của công cuộc đổi mới xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay. Trong chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2010 phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đà đề ra 6 giải pháp, trong đó có giải pháp phát triển ĐNGV và xem đây là một trong các giải pháp có tính đột phá. Bởi vì nói đến GD&ĐT, trước hết là nói đến người GV với đạo đức và tài năng sẽ giúp cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học ở mọi lĩnh vực: dạy chữ, dạy nghề và dạy làm người. Tri thức khoa học rộng lớn sẽ được chọn lọc qua nội dung bài giảng để những tinh hoa đó đến với HS theo từng cấp, lớp. Dân tộc ta có truyền thống "Tôn sư trọng đạo" và nghĩ rằng "Không Thầy đố mày làm nên" và "Trọng Thầy mới được làm Thầy"... Thầy, Cô giáo giữ trọng trách lớn với thế hệ trẻ và sự tồn vong của dân tộc. Vị trí cao quí của Thầy, Cô giáo là không thể thay thế được. Trường THKTLTT là nơi hội tụ đủ điều kiện để hình thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao phù hợp với chủ trương của UBND TPHCM về đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc triển khai mục tiêu đào tạo: Đào tạo kỹ thuật viên tiếp cận với công nghệ hiện đại Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao Bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật Trường được hơn 100 công ty, xí nghiệp trên địa bàn TP giúp đỡ tận tình trong việc hướng dẫn HS thực tập và tạo điều kiện cho các em tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới tại nơi sản xuất. Điều đó hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật bậc THCN và dưới bậc THON phục vụ nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của TP, cung cấp lao động có kỹ thuật cao cho các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp của TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. TPHCM với số dân 5.516.004 người, trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 3.474.000 người. Hàng năm nhu cầu đào tạo nghề nghiệp rất lớn, bình quân từ 140.000 lượt người đến 160.000 lượt người. Thực tế 5 năm qua cho thấy so với số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động thì đào tạo nghề mới đạt 43%, trong đó số lao động có tay nghề từ bậc 3/7 trở lên thì chỉ mới đạt 6%. Nói chung, công tác giáo dục nghề nghiệp, đã và đang bất cập so với yêu cầu đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH của TP về chất lượng cũng như về số lượng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là ĐNGV của các trường đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Từ những lí do nêu trên cho thấy việc tìm ra "Một số giải pháp phát triển ĐNGV Trường THKTLTT" hết sức cấp bách để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường hầu góp phần phục vụ nhu cầu nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của TP với yêu cầu ngày càng cao về số lượng cũng như về chất lượng. 2- SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận lẫn thực tiễn QLGD, trong số đó có vấn đề về giải pháp phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV trường THCN nói riêng. Ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như sau: Đề tài B-92-38-18 "Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Đại học, Cao đẳng và GV nghề" của Phạm Thành Nghị. Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Đại học, Cao đẵng và GV dạy nghề trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT. Đề tài B-96-52-11 "Xây dựng mô hình quản lý công tác phát triển bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới GD&ĐT ở Việt Nam" của Trần Thị Bạch Mai. Đề tài này khuyến nghị sử dụng các mô hình quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy Đại học, Cao đẳng. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục về đề tài "Những giải pháp bồi dưỡng GV trong các trường dạy nghề" của Trần Hùng Lượng, 1996. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục về đề tài "Nghiên cứu một số giải pháp phát triển ĐNGV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Văn hoa Ì Bộ Công an" của Hồng Ngọc Long, 1998 Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục về đề tài "Một số giải pháp quản lý phát triển ĐNGV Trường Trung học Phòng không" của Nguyễn Xuân Hường, 2000. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục về đề tài: "Một số giải pháp tăng cường quản lí đào tạo hệ THON tại Trường THKTLTT" của Đổ Kỳ Công, 2001. Các đề tài nói trên đã nghiên cứu rất nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản lý đào tạo cũng như phát triển ĐNGV nói chung. Tuy nhiên với đặc thù của Trường THKTLTT TPHCM trực thuộc Sở GD&ĐT TPHCM thì việc vận dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài nói trên chưa phù hợp hoàn toàn với yêu cầu cấp bách hiện nay của nhà trường. Do đó, cần thiết nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp phát triển ĐNGV Trường THKTLTT TPHCM " để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao về số lượng cũng như về chất lượng của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 3-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV Trường THKTLTT TPHCM. 4-ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 4.1-Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp phát triển ĐNGV Trường THKTLTT TPHCM. 4.2-Khách thể nghiên cứu: Thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của Trường THKTLTT TPHCM từ ngày thành lập ( 01/2/1986) đến nay. 5-GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : Khảo sát thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân xây dựng và phát triển ĐNGV của nhà trường trong thời gian từ ngày thành lập (01/2/1986) đến nay một cách toàn diện thì sẽ tìm ra một số giải pháp phát triển ĐNGV để góp phẫn nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường hầu đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 6-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 6.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 6.2-Nghiên cứu thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của Trường THKTLTT TPHCM. 6.3-Đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV của Trường THKTLTT TPHCM. 7-GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài chỉ tập trung vào việc nghiên cứu lý luận về phát triển ĐNGV trong trường THCN để làm căn cứ cho việc phân tích thực trạng phát triển ĐNGV của Trường THKTLTT TPHCM từ ngày thành lập (01/2/1986) đến nay và đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV của nhà trường. 8-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: + Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; + Phương pháp lấy ý kiến chuyến gia; + Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò, quan sát, ghi chép; + Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được. 9-ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ thể giáo dục và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về ĐNGV làm cơ sở lý luận để định hướng cho việc phân tích thực trạng ĐNGV của Trường THKTLTT, qua đó làm rõ những yêu cầu và những nguồn lực có thể huy động được cho việc thực hiện một số giải pháp phát triển ĐNGV nhà trường. Đề tài đã phân ĐNGV của nhà trường thành 6 dạng GV như: GV các môn văn hóa; GV các môn chung; GV các môn kỹ thuật cơ sở; GV dạy nghề; GV quản lý giáo dục học sinh và GV chủ nhiệm lớp. Từ đó xây dựng nên 6 giải pháp phát triển ĐNGV của Trường THKTLTT, trong đó có 2 giải pháp đầu mang tính cơ bản lâu dài và 4 giải pháp sau nhằm giúp cho mỗi người GV nâng dần năng lực công tác của mình cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời gian tới. Đó là các giải pháp : Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh. Thực hiện các chính sách đối với ĐNGV. Bồi dưỡng kỹ năng tự đánh giá và đánh giá chuyên môn của ĐNGV. Bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn của ĐNGV. Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý và giáo dục học sinh của ĐNGV. Bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý lớp của ĐNGV. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ THỂ GIÁO DỤC : Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến vấn đề GD&ĐT, rèn luyện xây dựng con người mới. Nếu trong tư tưởng của Hồ Chí Minh mang một tinh thần cho con người và vì con người thì vấn đề "trồng người" chiếm một vị trí đặc biệt trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Quan điểm này được thể hiện từ khi là một nhà giáo tại Trường Dục Thanh, qua bản yêu sách của những người Việt Nam yêu nước ở Paris, đến lớp huấn luyện tại Quảng Châu, suốt thời kỳ xây dựng xã hội mới cho đến bản Di chúc. 1.1.1- Về đối tượng giáo dục : Hồ Chí Minh xem việc "trồng người" mang tính chiến lược. Do đó, đối với Người, giáo dục là sự nghiệp của Đảng, các đoàn thể, các tổ chức, của nhân dân và của cả dân tộc, nói chung sự nghiệp là của mọi công dân Việt Nam. Cho nên mọi người phải có trách nhiệm đối với giáo dục như: "Đảng phải chăm lo giáo dục", "Chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức và việc giáo dục... phụ nữ và thanh niên phải là người phụ trách chính, nhất là thanh niên".!33, 712] "Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải kiên trì, bền bĩ,... Trước hết, các gia đình (tức là ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm tốt công việc ấy. Các Đảng ủy đường phố và hợp tác xã phải chịu trách nhiệm chỉ đạo thiết thực và thường xuyên. Uy ban thiêu niên nhi đông, Đoàn thanh niên, ngành giáo dục và các ngành, các đoàn thể phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các cháu ngày càng khỏe mạnh và tiến bộ. Các tỉnh ủy, thành ủy cần phải phụ trách đôn đốc việc này cho có kết quả tốt". 138, 467 - 468] Hồ Chí Minh kêu gọi: "Tôi mong rằng từ nay về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đờ nhiều hơn nữa cho trường học và ai cũng tự mình cố gắng học tập". [36, 190] Đối tượng giáo dục theo Hồ Chí Minh là tất cả mọi người không phân biệt già, trẻ, trai, gái, tầng lớp,... Đặc biệt "phụ nữ lại càng phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng mình là một phần tử trong nước". [32, 37] Tóm lại đối tượng giáo dục của Hồ Chí Minh là tất cả mọi người. Mọi người đều phải học, học không ngừng, phải được giáo dục nhưng đồng thời mọi người phải có trách nhiệm đối với giáo dục. 1.1.2- Về vai trò nhiệm vụ của nhà giáo: Trong giáo dục thì Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vai trò, nhiệm vụ của nhà giáo. Coi "nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Bây giờ đang xây dựng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để dẫn đến chủ nghĩa xã hội. Kháng chiến thì cần nhiều cán bộ quân sự. Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ thì không làm được. Không có giáo dục, không có kinh tế, thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu... Không có tượng đồng bia đá, không có gì oanh liệt, nhưng làm tròn nhiệm vụ là anh hùng". [35, 184] Đối với Hồ Chí Minh nhà giáo quan trọng như vậy nhưng do điều kiện xã hội, kinh tế còn thiếu nên làm nhà giáo lương chẳng bao nhiêu, lại bị xã hội coi thường. Trước thực trạng ấy, Hồ Chí Minh là người luôn kề vai, động viên, khuyến khích các nhà giáo đồng thời lên án những tư tưởng không đúng về nhà giáo. Hồ Chí Minh nói: "Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo ìà rất quan trọng, rất là vẻ vang; ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo, thì phải sửa chữa". [37, 331-332] Sự nghiệp giáo dục đặt lên vai các nhà giáo một nhiệm vụ hết sức nặng nề là "chăm lo dạy dỗ cho con em của nhân dân trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ giáo dục cần phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi". [34, 501] Trong khi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nước ta còn nhiều thiếu thốn, đời sống vật chất chưa dồi dào, việc đáp ứng cho giáo dục lại càng thiếu thốn hơn. Nhưng Hồ Chí Minh đã động viên: "Lương ít công việc nhiều. Khổ là khổ chung, khổ ấy là khổ gần một thế kỷ mất nước, nô lệ để lại. Sau này kinh tế khá thì đời sống vật chất khá hơn". [35, 183] Người khuyên: "nên yên tâm công tác. Phải hiểu rằng không có công tác gì vẻ vang bằng việc chăm nom bồi dưỡng các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà... các cô, các chú phải... nâng cao tinh thần trách nhiệm, không nên "đứng núi này trông núi nọ", muốn thay đổi công tác kèn cựa địa vị... Trong công tác, trong học tập, các cô các chú nên cô găng thi đua, trao đôi kinh nghiệm, để cùng nhau tiến bộ không ngừng". [34, 562Ị 1.1.3- Về yêu cầu đối với nhà giáo: Làm nhà giáo phải có "chí khí cao thượng", phải "tiên Ưu hậu lạc" nghĩa là khó khăn phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy là đạo đức cách mạng". [37 3321 Làm thầy phải yêu trò như con không nên phân biệt giữa trò này với trò khác. "Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình... cháu nào cũng là con em đại gia đình ta cũng là do Đảng và Chính phủ giao cho các cô, các chú phụ trách nuôi dạy". [34, 562] Nhà giáo có đạo đức, tình yếu con trẻ thì chưa đủ mà phải tự sửa mình, làm gương, học tập nâng cao trình độ mà vươn lên mãi để khỏi lạc hậu. Điều khiêm tốn là bản chất của nhà giáo, để "biết khả năng của mình cần được nâng lên mãi mới làm tròn nhiệm vụ được. Vì thế, các cô, các chú là những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi, thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu". [35, 126-127] Nhưng để GD&ĐT, định hướng cho thế hệ trẻ có một niềm tin về xã hội mới, phục vụ tổ quốc, phụng sự nhân dân, xây dựng xã hội thì trước hết nhà giáo phải giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê nin và có tinh thần yêu nước. Vì thế nhà giáo phải "nâng cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cám cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẩn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho". [38, 403] Để nâng cao chất lượng nội dung và phương pháp giáo dục thì nhà giáo cần tham gia vào hoạt động thực tiễn xã hội đào sâu kiến thức, rút kinh nghiệm trong giáo dục. "Các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng, các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc thì phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ dở sách đọc thì chưa đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các cô các chú phải thi đua trao đổi kinh nghiệm". [35, 224] Nhà giáo phải biết dạy "các em "5 điều yêu": Yêu tổ quốc, yếu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quí của công..."; có "4 tính tốt": hoạt bát, mạnh dạn, chất phát, thật thà..."; bốn "tư cách của con người mới: không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan... Ngoài giờ học cần hướng dẫn các em chơi vui một cách tập thể và có văn hoa như hát, múa, làm kịch, cắm trại..." [34, 563]. Đối với nhà giáo thì ai cũng có thể trở thành, "cha chưa biết thì con dạy, anh chưa biết thì em dạy... người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ". Trong mối quan hệ thầy trò thì thật dân chủ nhưng phải bảo đảm được nguyên tắc tôn sư trọng đạo. Theo Hồ Chí Minh, HS thì "giữ gìn kỷ luật cho tốt, phải sạch sẽ, gọn gàng. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa tự do, lề mề, luộm thuộm"... "đoàn kết thực sự, giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò, giữa cán bộ và công nhân". [37, 331] Người học thì kính thầy yêu bạn, khắc phục khó khăn gian khố, phấn đấu vươn lên không ngừng, "siêng năng, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn", "ở nhà thì nghe lời bố mẹ", "đối với thầy và bạn phải yêu kính", "tham gia lao động, ích nước lợi dân", "tuổi nhỏ làm việc nhỏ"...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan