Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút fdi của eu, mỹ và nhật vào việt nam...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút fdi của eu, mỹ và nhật vào việt nam

.DOC
124
107
112

Mô tả:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi Việt Nam ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư nước ngoài năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển của nước ta. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp đáng kể cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, và đặc biệt chuyển giao cho Việt Nam những công nghệ hiện đại và tương đối hiện đại so với khu vực và thế giới. Đây là khu vực năng động của nền kinh tế nước ta, chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của nước ta, nó cùng với kinh tế quốc doanh đã tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, Việt Nam kể từ khi ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đến nay đã không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tạo điều kiện tốt cho hoạt động FDI được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Việt Nam đã không ngừng học hỏi kinh ngiệm FDI của các nước trên thế giới, tổ chức các cuộc họp với các nhà đầu tư nước ngoài để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải. Tất cả những điều đó không ngoài việc nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam. Trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ khó khăn cho Việt Nam trong việc thu hút FDI, thời kỳ Trung Quốc được coi là: "thỏi nam châm thu hút vốn". Đối với ta một nền kinh tế nhỏ và gần kề thì khó khăn trong hoạt động thu hút FDI là điều tất yếu. Cộng thêm thời kỳ ảm đạm của kinh tế Nhật, một trong những nhà đầu tư truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn của khu vực thì luồng vốn FDI vào Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM càng thêm khó khăn mặt khác các nước trrong khu vực hiện nay không ngừng thay dổi chính sách thu hút FDI của theo xu hưóng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vào. Do các nước này cần phải thu hút FDI để khôi phục lại nền kinh tế kể từ sâu vụ khủng hoảng khinh tế tầi chính năm 1997. Trong khi các nước ASEAN đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư thì Việt Nam vẫn có mức cước phí rất cao so với khu vực, đơn cử: vấn đề về cước phí internet, cước phí vận tải... . Điều đó khiến ta phải tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới đặc biệt là EU, Nhật và Mỹ... Đây là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Vì vậy, cần tăng cường khả năng thu hút FDI từ những khu vực này. Trong khuôn khổ của đề tài này chỉ đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI từ EU, Nhật và Mỹ vào Việt Nam . Nội dung của đề án bao gồm ba chương, được khái quát như sau: Chương 1: Đặc điểm và vị trí của EU, Mỹ, Nhật Bản trong lĩnh vực FDI. Chương 2: Thực trạng thu FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam trong thời gian tới. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM Chương I ĐẶC ĐIỂM VÀ VỊ TRÍ CỦA EU, MỸ, NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC FDI I. KHÁI NIỆM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một trong những khuynh hướng chủ yếu của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do tính hiệu quả mà phương thức kinh doanh đặc biệt này mang lại và do sự phát triển ngày càng tăng các mối quan hệ giữa các quốc gia, kể cả giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau. Do yêu cầu quản lý vĩ mô và nâng cao hiệu quả đầu tư, mỗi quốc gia đều có văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh quan hệ Đầu tư nước ngoài, trong đó có đề cập đến khái niệm của lĩnh vực kinh tế này. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (Ban hành năm 1987, điều chỉnh năm 1990, 1992 và 2000) đã định nghĩa như sau: "Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào khác được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo qui định của Luật này". (Ở đây cần lưu ý rằng Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ trực tiếp điều chỉnh MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM quan hệ kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài nên định nghĩa trên cũng chính là định nghĩa của Đầu tư trực tiếp nước ngoài). Từ đó, chúng ta có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầu tư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hay bất kỳ hình thái giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đem lại các hiệu quả xã hội. 2. Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1. Đối với nước chủ đầu tư 2.1.1. Các tác động tích cực Đối với nước đầu tư, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn ở trong nước. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Việc đầu tư ra nước ngoài làm cho yêu cầu tương đối về lao động ở trong nước giảm hay năng suất giảm. Ngược lại, tổng lợi nhuận thu được từ đầu tư ra nước ngoài tăng, lợi suất đối với yếu tố lao động giảm và yếu tố tư bản tăng. Như vậy, thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài có sự tái phân phối thu nhập quốc nội từ lao động thành tư bản. Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, Đầu tư trực tiếp nước ngoài kích thích việc xuất khẩu trực tiếp thiết bị máy móc. Đặc biệt là khi đầu tư vào các nước đang phát triển có nền công nghiệp cơ khí lạc hậu hoặc khi các công ty mẹ cung cấp cho các công ty con ở nước ngoài máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng và nguyên liệu. Nếu công ty của nước đầu tư muốn chiếm lĩnh thị trường thì Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động vào việc xuất khẩu các linh kiện MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM tương quan, các sản phẩm tương quan để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với nhập khẩu, nếu các nước đầu tư đầu tư trực tiếp vào ngành khai thác của nước chủ nhà, họ có được nguyên liệu giá rẻ. Trong điều kiện nhập khẩu ngang nhau, họ có thể giảm được giá so với trước đây nhập từ nước khác. Nếu sử dụng giá lao động rẻ của nước ngoài để sản xuất linh kiện rồi xuất về trong nước để sản xuất thành phẩm, họ có thể giảm được giá thành phẩm mà trước đây họ phải nhập khẩu. Trong dài hạn, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực cho cán cân thanh toán quốc tế của nước đầu tư. Đó là do việc xuất khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu... cộng với một phần lợi nhuận được chuyển về nước đã đem ngoại tệ trở lại cho nước đầu tư. Các chuyên gia ước tính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình là từ 5 đến 10 năm. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM 2.1.2. Các tác động tiêu cực Như trên đã phân tích thì Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước đi đầu tư nhưng đó là tác động tích cực trong dài hạn. Trước mắt, do sự lưu động vốn ra nước ngoài mà việc đầu tư trực tiếp này lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực tạm thời cho cán cân thanh toán quốc tế. Nguyên nhân là do trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán ngân sách. Vì vậy, nó khiến một số ngành trong nước sẽ không được đầu tư đầy đủ. Một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư. Hãy xem xét một trong những nguyên nhân mà các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoài là nhằm sử dụng lao động không lành nghề, giá rẻ của những nước đang phát triển. Điều này tất yếu làm tăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề của nước đầu tư. Thêm vào đó, nước sở tại lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư, họ tự sản xuất được hàng hoá cho mình càng làm cho nguy cơ thất nghiệp này thêm trầm trọng. Xu hướng giảm mức thuê mướn nhân công ở nước chủ đầu tư và tăng mức thuê công nhân ở nước sở tại dẫn đến sự đối kháng về lao động ở nước đầu tư và quyền lợi lao động ở nước chủ nhà. Tóm lại, có một số tác động không tốt tới cán cân thanh toán quốc tế hay làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của việc các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoài song không vì thế mà khuynh hướng này có MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM chiều hướng bị giảm sút. Để đáp ứng yêu cầu thực tế và vì những lợi ích to lớn và lâu dài mà hình thức đầu tư này mang lại, nhất định Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ. 2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 2.2.1 Tác động tích cực Đối với các nước đang phát triển, tác dụng chủ yếu của Đầu tư trực tiếp nước ngoài là làm tăng thêm tích luỹ và bù đắp vào lỗ hổng ngoại tệ. Do thu nhập của các nước này còn thấp nên tích luỹ thấp trong khi tỷ lệ tư bản đầu ra lại cao. Muốn đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhất định (là tỷ lệ tích luỹ trừ đi tỷ lệ tư bản đầu ra) thì một trong những biện pháp là phải hạ tỷ lệ tư bản đầu ra. Biện pháp này yêu cầu phải nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý và Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đáp ứng được đòi hỏi này. Bên cạnh tỷ lệ tích luỹ thấp, các nước đang phát triển còn thiếu nhiều ngoại tệ. Do vậy, không thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu đầu tư thiết bị, Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng lấp được lỗ hổng này. Ngoài ra Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có thể kéo theo đầu tư trong nước. Khi nước ngoài đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở, các ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy nước sở tại đầu tư. Như vậy, nó cũng làm tăng thêm việc làm cho các nước này. Lợi ích quan trọng mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại là công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật trong các nước đang phát triển, góp phần làm tăng năng suất các yếu tố sản xuất, khai thác và sử dụng hiệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổi kết cấu sản phẩm, phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Nó có tác động lớn lao đối với quá trình công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. 2.2.2. Tác động tiêu cực Như chúng ta đã phân tích thì không thể phủ nhận được ảnh hưởng tích cực đối với thu chi quốc tế của nước sở tại mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại, nhưng xét về lâu dài, việc các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đem vốn đến đầu tư và hàng năm lại chuyển lợi nhuận về nước sẽ tạo ra gánh nặng ngoại tệ đối với các nước này, đặc biệt là sau khi TNCs thu hồi vốn. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm cũng phải lúc nào cũng đi theo chiều hướng mong đợi của chúng ta, những nước tiếp nhận vốn đầu tư. Những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, lao động không lành nghề trở nên có hiệu suất thấp. Thực tế cho thấy, các công ty có vốn FDI nhìn chung ít sử dụng lao động tại chỗ (trừ những doanh nghiệp gia công xuất khẩu hoặc doanh nghiệp chỉ sử dụng công nhân với lao động giản đơn, dễ đào tạo) và để hạ giá thành sản phẩm, họ đã sử dụng phương thức sản xuất tập trung tư bản nhiều hơn. Nó có tác động làm giảm việc làm, đi ngược với chiến lược việc làm của các nước đang phát triển. Mặt khác nữa, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước sở tại còn phải chịu nhiều thiệt thòi. Các ngành công nghiệp mới mẻ, hiện đại của các nước công nghiệp phát triển đã có điều kiện xuất hiện ở những quốc gia này song chủ yếu lại bị các MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM nước đầu tư kiểm soát, kết cấu kinh tế thì bị phụ thuộc vào đối tượng ngành hàng sản xuất mà nước đầu tư quyết định kinh doanh. Không chỉ có vậy, sự dịch chuyển những kỹ thuật công nghệ kém tiên tiến, tiêu hao nhiều năng lượng từ các nước đầu tư đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức... Tóm lại, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại vừa được lợi lại vừa bị thiệt hại. Giải quyết vấn đề này hài hoà như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách, sách lược và chiến lược thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu nước sở tại xây dựng được một kế hoạch đầu tư cụ thể và khoa học thì việc thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao. 2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế xã hội Việt Nam. * Đầu tư nước ngoài đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất của Việt Nam. Không tính dầu khí, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. * Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Theo thống kê từ cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài với đầu tư nước ngoài tập trung 50,5 % vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, còn lại 45,5% vào dịch vụ. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM * Thông qua đầu tư nước ngoài đã hình thành các KCN và KCX * Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 40 vạn lao động trực tiếp, không kể khoảng 1 triệu lao động gián tiếp khác 9 theo cách tính của WB, cứ 1 lao động trực tiếp tạo ra việc làm cho khoảng 2-3 lao động gián tiếp trong xây dựng và cung ứng các loại dịch vụ khác). * Đầu tư nước ngoài đã góp phần phá thế bao vây cấm vận của một số thế lực phản động quốc tế, nâng cao quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực. * Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Lai ... đã góp phần làm cho trọng điểm kinh tế có tác động tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo cho các vùng xung quanh phát triển theo. * Đầu tư nước ngoài đã phóp phần chuyển giao công nghệ sang Việt Nam những công hiện đại và tương đối hiện đại so với khu vực và thế giới. Đây là yếu tố rất quan trọng cho ta thực hiện CNH - HĐH đất nước. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA EU, MỸ, NHẬT TRONG VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Một số đặc điểm nổi bật của EU trong lĩnh vực FDI với Thế giới MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM Khu vực EU có một vài đặc điểm quan trọng, trong lĩnh vực đầu tư EU cũng là một trong ba nước trọng điểm trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, không ngừng các nước và vùng lãnh thổ nghiên cưú EU để mở rộng quan hệ, để điều kiện thận lợi cho dòng FDI chẩy vào. Đặc điểm nổi bật nhất của EU đó là sự liên kết kinh tế xã hội chặt chẽ. Đây là khu vực duy nhất thế giới cho đến nay sử dụng đồng tiền chung Châu Âu trong nội bộ khối, chính sách tiền tệ cũng được sử dụng chung chẳng hạn: vấn đề về lãi suất, vấn đề về tỷ giái hối đoái... điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia đầu tư từ ngoài khối đầu tư vầo khu vực và thậm chí ngay cả các nhà đầu tư tại nội bộ khối cũng dễ dàng đầu tư trong khối. Bởi vì, các nhà đầu tư dễ dàng chuyển tiền của mình sang các nước trong nội bộ khối do không có tỷ giá hối đoái giữa các nước. Khu vực EU có sức mạnh kinh tế lớn. Nếu GDP của EU cộng thêm NA UY, THUỴ SĨ và ICELAND vào khoảng 8.000 tỷ $ gấp đôi khu vực ASEAN cộng thêm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Trong khi dân số của khu vực này nhỏ hơn rất nhiều so với khu vực Asean và Trung quốc. Điều đó đã chứng tỏ khu vực EU có tiềm lực kinh tế mạnh như tthế nào. Tiềm lực kinh tế mạnh cộng thêm sự năng động của khu vực này đã đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của thế giới. Hiện nay, Việt Nam thu hút FDI của EU còn rất hạn chế so với tiềm năng của hai khu vực, do đó chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa trong việc thu hút FDI của EU. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM Công nghệ cao của thế giới được tập trung ở EU. Đây là khu vực công nghệ nguồn của thế giới. Điều đó đặt ra cho phía Việt Nam là: để thu hút FDI của EU thì ta cần phải có một đội ngũ trình độ kỹ thuật cao mới có đủ khả năng để tiếp cận công nghệ hiện đại của khu vực này. Sự phát triển cao về kinh tế xã hội , trình độ văn hoá, đầu tư rất lớn trong nội bôi khối... đó là những đặc điểm kinh tế xã hội nổi bật chung của EU. Ngoài ra ta còn thấy đặc điển khinh tế riêng của từng nước ví dụ: đặc điểm kinh tế Đức, nước có tiềm lực kinh tế mạnh thứ ba thế giới mà chủ yếu phát triển mạnh về các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với quy mô của thế giới. Đây là điều rất đáng chú ý của kinh tế Đức, nó đặt ra cho Việt Nam là: trong quá trình thu hút FDI của Đức ta phải có các dự án có quy mô không quá lớn không phù hợp với yêu cầu đặt ra đối với các nhà đầu tư. Có lẽ đây là khó khăn cho ta trong việc thu hút FDI từ Đức bởi các nhà đầu tư có truyền thống đầu tư vào các dự án có quy mô nhỏ thì rất hạn chế đầu tư sang các khu vực khác cách quá xa. EU bao gồm những nước có trình độ phát triển tương đối đồng đều nhau vào loại cao nhất Thế giới. Vì vậy, cùng với xu hướng chung của Thế giới là đầu tư phát triển giữa các quốc gia này chiếm trên 3/4 toàn bộ FDI trên Thế giới, điều đó dễ hiểu khi ta thấy đầu tư nội bộ khối EU chiếm tỷ trọng lớn đồng thời ngày càng gia tăng giữa các quốc gia tong nội bộ khối Hiện nay khoảng một nửa dòng vốn đầu tư từ các nước EU được thực hiện trong nội bộ khối EU ngày càng được gia tăng MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM chiếm tỷ trọng từ 19,7% dòng vốn FDI toàn cầu năm1995 tăng lên 48,1% năm 2000 đạt con số trên 550 tỷ $. Đầu tư dưới hình thức mua lại và sáp nhập phát triển mạnh về quy mô, số lượng và tố độ kể từ sau cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á năm1997. Tổng giá trị mua lại và sáp nhập của EU trrong năm 1998 đạt 332 tỷ $ bằng 80% dòng vốn FDI của EU, gấp 3,5 lần năm 1995. Tuy nhiên, hoạt động mua lại và sáp nhập có xu hướng nước ngoài trững lại từ cuối năm 2001. Lý do, vì tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến những tập đoàn kinh tế lớn do sự kém linh hoạt hơn các tập đoàn kinh tế hay các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có quy mô nhỏ hơn. Mỹ là điểm đến chính trong dòng vốn đầu tư ra của EU. Trung bình thời kỳ 1995-2000, đầu tư của EU vào Mỹ chiếm khoảng 30% dòng FDI từ EU. Mỗi năm đầu tư của EU vào Mỹ chiếm 60% tổng vốn FDI vào Mỹ Trong thời kỳ 1995-1997. Tỷ lệ này tăng nhanh từ 8,5% vào năm 1998 và 1999, giảm xuống 72% vào năm 2000. 2. Một số đặc điểm kinh tế nổi bật của Mỹ trong lĩnh vực FDI với Thế giới. Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước. Mỹ đầu tư nhiều nhất vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp. Như vậy, những nước có nền kinh tế càng phát triển càng thu nhận nhiều FDI. Và các nước ở MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả ASEAN) là địa chỉ hấp dẫn để thu hút FDI. Đặc biệt FDI của Mỹ được phân bổ theo qui mô và cơ cấu nhằm tối đa hóa lợi nhuận 2.1 - Quy mô vốn đầu tư Cũng như đa số các nước tư bản khác, Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động xuất khẩu tư bản dưới hỡnh thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ cuối thế kỷ 19 và nhanh chóng trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong khoảng vài chục năm đầu, Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu tư bản, sau hai cường quốc tư bản lúc ấy là Anh và Pháp. Kể từ sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến nay, Hoa Kỳ mới thực sự vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế nói chung và trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng. Bảng biểu 1 dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy rừ hơn tỡnh hỡnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hoa Kỳ trong những năm gần đây. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM Nguồn: Viện phân tích kinh tế Hoa Kỳ (BEA) Từ bảng biểu 1 bắt đầu từ năm 1989 đến hết năm 2001, trung bỡnh mỗi năm Hoa Kỳ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khoảng 113,2 tỷ USD và liên tục giữ vị trí dẫn đầu thế giới về FDI. Giai đoạn 1994-2001, mức tăng FDI bỡnh quõn hàng năm của nước này là 9,21%, trong đó tăng cao nhất vào các năm 1997-1999 và sụt giảm trong hai năm tiếp theo , ứng với biểu đồ phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tuy giảm cả về tuyệt đối và tương đối (giảm tỷ trọng FDI so với toàn thế giới) trong một, hai năm gần đây nhưng khoảng cách giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong lĩnh vực FDI vẫn cũn tương đối lớn và nước này vẫn tiếp tục duy trỡ vị trớ số 1 thế giới về FDI. 2.2 - Cơ cấu đầu tư Cơ cấu theo thị trường đầu tư MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM Như đó phõn tớch ở trờn, luồng chảy chủ đạo của nguồn FDI toàn cầu là từ các nước phát triển đến các nước phát triển. Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bảng 1.3 trỡnh bày chi tiết về cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị trường từ năm 1994 đến hết quý II năm 2002. Bảng 2: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị trường giai đoạn 1994 - 2002 Đơn vị : triệu USD Thị trường Canada Châu Âu Mỹ Latinh Châu Phi Trung Đông FDI 99447 533955 180574 12800 0,82 % 8088 Châu Á-TBD 147956 Quốc tế 2683 Tổng FDI 985521 (*) Tính đến hết quý II năm 2002 Tỷ trọng 10,09 % 54,18 % 18,32 % 1,30 % 15,01 % 0,27 % 100 % Nguồn: BEA Châu Âu, nơi tập trung phần lớn các nước công nghiệp phát triển, là thị trường FDI lớn nhất của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 19942002, hơn một nửa lượng FDI của nước này đó đổ vào đây. Ngoài ra, chỉ riêng nước láng giềng Canada, cũng là một quốc gia phát triển, đó thu hỳt 10,09% FDI của Hoa Kỳ. Đó là chưa kể đến thị phần của các nước phát triển khác nằm rải rác ở những khu vực cũn lại trên thế giới. Trong số những “khách hàng nhỏ”, các nước Mỹ Latinh, vốn được coi là “sân sau” của Hoa Kỳ, và khu vực châu Á Thái Bỡnh Dương là những địa chỉ hấp dẫn hơn cả đối với nguồn MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM FDI của Hoa Kỳ. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự vươn lên đầy năng động của các nước châu Á - Thái Bỡnh Dương, mà đa số là các quốc gia đang phát triển, trong việc thu hút FDI. Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư Bảng 3: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo lĩnh vực giai đoạn 1994 2002. Đơn vị : triệu USD Lĩnh vực Dầu mỏ Sản xuất Thực phẩm Hoá chất Luyện kim Máy móc, thiết bị Điện tử FDI 66800 280358 Tỷ trọng 5,18% 21,76% 21570 82171 16473 36829 68510 28839 48634 1,67% 6,38% 1,28% 2,86% 5,32% 2,24% 3,77% 62975 66912 4,89% 5,19% 110898 1288548 8,61% 100% Thiết bị vận tải Các ngành SX khác 30,85%Bán buôn Dịch vụ397579 Tài chính, ngân hàng Các lĩnh vực khác Tổng FDI (*) Tính đến hết quý II năm 2002 Nguồn: BEA Qua bảng 1.4 có thể thấy tài chính - ngân hàng là thế mạnh của Hoa Kỳ khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Lĩnh vực này chiếm MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM trên 30% tổng FDI của Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2002, lớn hơn tất cả các ngành sản xuất gộp lại. Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, mà đứng đầu là ngành hoá chất và điện tử. Dịch vụ và dầu mỏ cũng là những ngành chiếm tỷ trọng khá lớn. Có thể nói FDI của Hoa Kỳ nói chung, cũng như các lĩnh vực là thế mạnh của nước này trong FDI nói riêng, bao trùm một phạm vi lớn các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ dầu mỏ đến điện tử, từ hoá chất đến dịch vụ và tài chính ngân hàng. Sự đa dạng trong lĩnh vực đầu tư này là minh chứng sinh động cho một nền kinh tế vững mạnh và toàn diện của Hoa Kỳ. Như vậy, chúng ta đó phõn tớch những nột khỏi quỏt trong tỡnh hỡnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Với cơ cấu FDI đa dạng về thị trường cũng như về lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là với một lượng vốn FDI khổng lồ qua các năm, có thể nói Hoa Kỳ đó khẳng định được vị trí số 1 thế giới trong lĩnh vực FDI. Để đạt được và duy trỡ vị trớ này trong một khoảng thời gian dài liờn tục, Hoa Kỳ đó và đang có những chiến lược hết sức phong phú, đa dạng trong các hoạt động FDI của mỡnh trờn toàn cầu. Cỏc chiến lược đó có thể được đề cập trên nhiều phưong diện khác nhau.Đó là chiến lược trên tầm vĩ mô của chính phủ Hoa Kỳ và chiến lược trên tầm vi mô của các công ty nước này khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 3. Một số đặc điểm kinh tế nổi bật của Nhật trong lĩnh vực FDI với Thế giới. Nhật là một trong những nước có tiềm năng kinh tế có thể nói ngang hàng với Mỹ trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM Cũng như các nhà đầu tư khác, Nhật phân bổ nguồn vốn đầu tư của mình theo ngành, theo khu vực nhằm thu được tối đa lợi nhuận. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT VÀO VIỆT NAM 3.1. FDI theo cơ cấu ngành: Ngành công nghiệp khai khoáng ngày càng có xu hướng giảm,thay thế vào đó là những ngành mang hình thức thương mại, tài chính, tiền tệ, dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh và một số dịch vụ khác. Riêng trong lĩnh vực đầu tư vào các ngành chế tạo thì vẫn ở mức độ không cao lắm. 3.2. FDI theo cơ cấu khu vực địa lý: Nhật vẫn ưu tiên hàng đầu cho các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, khu vực Châu Á luôn được Nhật tăng cường đầu tư thôn. Tuy nhiên, Nhật cũng dang chuyển hướng đầu tư sang các nước có nền kinh tế phát triển trong đó Mỹ có quan hệ đầu tư ra nước ngoài lớn nhất sau đó mới đến các nước thuộc EU và Châu Á là khu vực được Nhật tập trung đầu tư. II. ĐẶC ĐIỂM FDI CỦA EU, MỸ, NHẬT TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM. 1. Vị trí của EU trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam. Đầu tư của EU vào Việt Nam trong chiến lược Châu Á mới của mình cũng xác định Việt Nam là mũi đột để từ đó thâm nhập vào các thị trường khác ở Châu Á, bởi EU đã tìm thấy ở Việt Nam nhiều lợi thế để chọn Việt Nam là "địa bàn đầu cầu", địa điểm quan trọng chiến lược đối ngoại của mình. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay do Trung Quốc đang là nước thu hút mạnh mẽ FDI dồng thời những nhà đầu tư từ EU phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với quy mô doanh ngiệp các nước phát triển của Thế giới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan