Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam ...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty tnhh lam sơn- sao vàng

.PDF
92
693
132

Mô tả:

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng
LỜI NÓI ĐẦU Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đã có được nhiều thành tựu to lớn: Sản lượng lương thực tăng nhanh và đảm bảo độ an toàn cao, hình thành một số vùng chuyên canh nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch một cách đáng kế, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp ngày một tăng. Mô hình sản xuất trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao. Đã xuất hiện một nền nông nghiệp hàng hoá. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước chỉ ra rằng: phải phấn đấu đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Những năm qua ngành chăn nuôi, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ áp dụng thành tựu của công nghệ sinh học như: công nghệ lai tạo giống, công nghệ trồng, chế biến bảo quản thức ăn gia súc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi đây là một điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển. Ngoài ra, sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho con người đặc biệt là đối với trẻ con, người già, người bệnh và người lao động nặng nhọc. Ở các nước phát triển mức tiêu thụ sữa rất cao (bình quân 250 lít/ người/ năm) và ngay cả các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonexia, Philipin, Thái Lan... cũng đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người từ 20- 30 lít/ năm. Trong khi đó ở nước ta do kinh tế chậm phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên tình trạng thiếu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi là khá phổ biến và trầm trọng. Thanh Hoá là tỉnh có dân số đông do đó nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm của sữa là rất lớn. Trong tương lai sẽ là thành phố công nghiệp, trung tâm thương mại lớn của cả nước mà nó là điểm hội tụ của các khách du lịch. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cần quan tâm đến chương trình chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, hiện nay nước ta gần 80% kà nguồn sữa bột nhập từ nước ngoài, chỉ khoảng 20% là nguồn nguyên liệu sữa trong nước. 1 Hàng năm, Nhà nước đã phải chi hàng chục triệu đô la để nhập sữa bột, dầu, bơ... cho nhà máy chế biến sữa. Trong khi đó Thanh Hoá cũng mới xây dựng nhà máy chế biến sữa tươi với công suất 12.000 tấn/ năm. Chính vì vậy, đã hình thành ngành chế biến sữa của công ty. Đây là ngành chăn nuôi có quy mô lớn, do vậy cần hình thành vùng chuyên môn hoá như giống, sản xuất thức ăn... sơ chế và chế biến sữa ra các sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường như sữa hộp, sữa tười tiệt trùng, thanh trùng, sữa chua, bơ, cà phê sữa, hộp bánh kẹo sữa... Chăn nuôi bò sữa là một ngành "ích nước- lợi nhà" vừa cải thiện, ổn định đời sống nhân dân vừa góp phần làm giảm lượng ngoại tệ mà Nhà nước ta hàng năm phải chi ra hàng chục đô la để nhập sữa bột. Tuy vậy, những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất hàng hoá như: cạnh tranh, chất lượng và giá thành sản phẩm sữa, vấn đề về tổ chức khâu thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm sữa, vấn đề về chính sách giá cả như thế nào để đảm bảo hài hoà lợi Ých của người chăn nuôi bò sữa với người tiêu thụ. Do vậy cần đưa ngành chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất có hiệu quả, cần tăng cả số lượng đàn bò sữa và quy mô đần bò. Vậy cần có "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng" là rất cần thiết. Đối tượng nghiên cứu sự phát triển đàn bò sữa, sản lượng sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. Phạm vi nghiên cứu chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng. Chuyên đề được hoàn thành trên cơ sở vận dụng nhiều phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và tham khảo một số tài liệu khác có liên quan. Chuyên đề bao gồm các nội dung chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi chăn bò sữa. 2 Chương II: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng. Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA I. Ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi và chăn nuôi bò sữa 1. Ý nghĩa kinh tế của ngành chăn nuôi Chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp. Chăn nuôi có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, vì chăn nuôi là ngành cung cấp những thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa... để nâng cao sức khoẻ của nhân dân. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều phân hữu cơ và sức kéo cho trồng trọt, cung cấp những nguyên liệu như da, lông, sừng, móng, xương cho công nghiệp; cung cấp nhiều nông sản cho xuất khẩu. Chăn nuôi là ngành kinh doanh mang lại nhiều lãi, vì có nhiều điều kiện để tăng năng suất lao động và sử dụng hợp lý các loại đất đai. Nó còn có tác dụng chuyển hoá những sản phẩm nông nghiệp Ýt có giá trị, những phụ phẩm, phế phẩm... thành những sản phẩm có giá trị cao như thịt, trứng, sữa. Với những ý nghĩa trên thì ngành chăn nuôi có một số vai trò chủ yếu sau: 1.1. Ngành chăn nuôi cung cấp nhiều thực phẩm quý, có thành phần dinh dưỡng cao cho nhu cầu của con người Ngành chăn nuôi là ngành sản xuất ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (như thịt, trứng, sữa...) trong khi đó 30% năng lượng và 60% lượng đạm của con người chủ yếu là thu được từ sản phẩm của ngành chăn nuôi, do đó việc tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu đời sống của con người là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu hiện sự tiến bộ trong việc cải thiện sinh hoạt, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng cường sức khoẻ đáp ứng mọi nhu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước. Ở nước ta nói chung và đặc biệt là tỉnh Thanh Hoá, cùng với xu hướng phát triển của sản xuất, ngành chăn nuôi cũng không ngừng phát triển, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, điều này được thể hiện trong cơ cấu bữa ăn: thịt, cá, trứng, sữa... sẽ được chiếm nhiều hơn gạo. 1.2. Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với nhau 4 Sự gắn bó của hai ngành này là do sự chế ước bởi quy trình công nghệ, những vấn đề kinh tế- kỹ thuật và tổ chức sản xuất quyết định. Ngành chăn nuôi cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt, làm tăng độ phì nhiêu của đất, đáp ứng nhu cầu thâm canh trong trồng trọt. Trước hết, là dựa vào việc cung cấp ngày càng nhiều phân bón, trong đó chủ yếu là phân chuồng thu được từ ngành chăn nuôi. Phân chuồng không những có khả năng cung cấp cho cây trồng tương đối đầy đủ những yếu tố dinh dưỡng cần thiết mà còn có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất đai. Điều này cũng phù hợp với mô hình nền nông nghiệp sinh thái bền vững trong tương lai. Sức kéo của đại gia súc đóng góp rất tích cực trong các công việc làm đất, chăm sóc cây trồng kịp thời vụ, vận tải hàng hoá... Đặc biệt trong nền nông nghiệp cơ giới hoá thấp, sản xuất còn tiến hành chủ yếu bằng công cụ thủ công thì sức kéo đại gia súc là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ thì nước ta nói chung và Thanh Hoá nói riêng sức kéo của trâu, bò có tầm quan trọng không lớn so với các địa phương khác. 1.3. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nh: dệt, da, len, dạ... và nhiều ngành công nghiệp khác. Do đó, phát triển chăn nuôi không những đảm bảo cân đối trong nội bộ ngành nông nghiệp mà còn thúc đẩy mạnh mẽ nhiều ngành công nghiệp khác. Đối với công nghiệp chế biến, chăn nuôi giữ vai trò tồn tại của các xí nghiệp, các nhà máy chế biến sản phẩm của ngành chăn nuôi vì nó cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi. Trước hết chăn nuôi được coi là ngành phụ, ngành tận dụng của trồng trọt thì vai trò của công nghiệp chế biến còn bị lu mờ, nhưng chăn nuôi được coi là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp thì vai trò của công nghiệp chế biến là vô cùng quan trọng. 1.4. Ngành chăn nuôi phát triển sẽ cung cấp nhiều sản phẩm cho xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của nhiều nước trên thế giới 5 Vai trò cả ngành chăn nuôi cũng được nâng lên một bước khi dạng sản phẩm xuất khẩu thay đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm đã qua chế biến, giúp cho ngành đã có khả năng thâm nhập vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản... Việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói riêng, hàng hoá nói chung còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế, ngoại giao với các nước nhằm trao đổi các trang thiết bị khi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.5. Chăn nuôi là một ngành kinh doanh có thể thu nhiều lãi, vì nó là điều kiện để tăng năng suất cao (nhất là việc cơ giới hoá các quy trình sản xuất) và sử dụng hợp lý các loại đất đai, tận dụng triệt để các loại phế phẩm của ngành trồng trọt và chế biến nông sản là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp tổng hợp thành các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao thông qua chế biến cung cấp cho gia súc. Đây cũng là một trong các yếu tố để làm cho giá thành sản phẩm chăn nuôi gia súc hạ, sẽ có khả năng phát triển nhanh chóng và rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thu nhập, tích luỹ và cải thiện đời sống. Ngoài ra, chăn nuôi là ngành cung cấp những sản phẩm vô hình nhưng mang lại tính nhân văn như: chọi trâu, chọi gà, chim cảnh... hay những động vật góp phần quan trọng trong bảo vệ mùa màng như chó, mèo... Với vai trò như vậy, ngành chăn nuôi nó chung, chăn nuôi bò nói riêng có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và trong đời sống xã hội, phát triển chăn nuôi và phối hợp đúng đắn với ngành trồng trọt là cơ sở để phát triển nông thôn toàn diện và bền vững trên cơ sở sử dụng đầy đủ, hợp lý ruộng đất, sức lao động và cả tư liệu sản xuất khác. Việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và công nghiệp chế biến là rất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân. Là cơ sở khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. 2. Ý nghĩa của chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và Thanh Hoá 6 Chăn nuôi là một ngành trong hai ngành sản xuất chủ yế của nông nghiệp. Sản phẩm chính của chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho mỗi quốc gia. Theo quan niệm hiện đại, vai trò ngành chăn nuôi được đánh giá bởi bị thế của nó trong việc biến đổi cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất quan trọng của hầu hết các nước nông nghiệp trên thế giới. Sữa bò là một trong những thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao và tương đối hoàn chỉnh, dễ tiêu hoá, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường thể lực và cải tạo nòi giống đặc biệt là đối với những nước kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trên 10% (năm 1997). Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò sữa đang rất được quan tâm thông qua chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em của Chính phủ. Chăn nuôi bò sữa là ngành sản xuất hàng hoá và là ngành có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với những nước có tiềm năng về đồng cỏ và nguồn lao động lớn. Đối với Việt Nam, chăn nuôi bò sữa phát triển góp phần quan trọng vào vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu hướng ngày càng có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó, việc phát triển chăn nuôi bò sữa đang trở thành vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Quan điểm định hướng chủ yếu là: "Nuôi bò nhằm mục đích chính là cung cấp thịt, sữa và một phần sức kéo... Ngoài hướng dùng phương thức chăn nuôi bò sữa lai, cung cấp sữa tươi tại chỗ ở các địa bàn hiện nay, đặc biệt là Thanh Hoá, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cần thông qua việc lai tạo, chọn lọc, mở rộng diện tích khai thác bò lai sind lấy sữa, nhằm tăng khả năng cung cấp sữa ở các địa bàn trong chương trình sind hoá." 7 Thanh Hoá cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của cả nước và cũng là một thành phố lớn của đất nước, nhu cầu về sữa đặc biệt là sữa tươi tăng nhanh. Trong tương lai, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, sự hình thành thói quen dùng sữa trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân với tốc độ tăng dân số cũng như tăng lượng khách du lịch tới Thanh Hoá (có khu du lịch bãi biển Sầm Sơn là một trong những khu du lịch lớn của cả nước...). Trong tương lai, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, sự hình thành thói quen dùng sữa trong bữa ăn hàng ngày cảu nhân dân và với tốc độ tăng dân số cũng như lượng khách du lịch tới Thanh Hoá, nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ phải tăng rất nhiều so với hiện tại. Chính vì vậy, việc phát triển chăn nuôi bò sữa ở Thanh Hoá là yêu cầu cấp thiết trong những năm tới. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở Thanh Hoá đang là mối quan tâm, lo ngại của các cấp, các ngành trong thành phố. Vấn đề này đã được Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đề cập tới trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam "phấn đấu mỗi năm thu hút thêm 1,3- 1,4 triệu lao động có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75%. Thực tế, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá trong những năm qua còn chưa hợp lý, vì vậy phát triển chăn nuôi bò sữa còn góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn theo hướng ngày càng hiệu quả hơn. Ngoài ra ở nước ta đã có các nhà máy sữa như Vinamilk, ông Thọ... Đặc biệt là Thanh Hoá có nhà máy đường Lam Sơn và đang xây dựng nhà máy chế biến sữa tại khu công nghiệp Lễ Môn với công suất là 12.000 tấn/ năm để thu gom toàn bộ lượng sữa tươi sản xuất ra của tỉnh và các vùng lân cận. Phát triển chăn nuôi bò sảu sẽ góp phần đáp ứng nguyên liệu tại chỗ giảm ngoại tệ để nhập khẩu sữa bột, bơ cũng góp phần giảm chi phí sản xuất sữa cho nhà máy, giảm giá thành sản phẩm. 8 Vậy phát triển chăn nuôi bò sữa ở Thanh Hoá là vấn đề có ý nghía thiết thực trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cho nhân dân và khách du lịch. Bên cạnh đó, nó còn là giải pháp quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ đó góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển chăn nuôi không những góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho gia đình cà xã hội nâng cao mức sống của nhân dân mà còn là ngành sản xuất hàng hoá tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến sữa còn non trẻ mới hình thành ở thành phố Thanh Hoá hạn chế việc sử dụng ngoại tệ vào việc nhập sữa bột, bơ, góp phần giảm chi phí sản xuất, chế biến sữa. II. Đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa 1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành chăn nuôi 1.1. Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật. Để tồn tại, các đối tượng này luôn luôn cần đến một lượng thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên. Do đó, bên cạnh việc đầu tư cơ bản cho đàn vật nuôi phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần trên không cân đối thì tất yếu sẽ dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm sự phát triển, thậm chí phá huỷ cả đàn vật nuôi. Đồng thời phải đánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị đào thải để lựa chọ thời điểm đào thải, lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi. 1.2. Chăn nuôi có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất nh sản xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất nh sản xuất nông nghiệp. 1.3. Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất để quyết định là sản phẩm chính hay sản phẩm phụ và lựa chọ phương hướng đầu tư. 9 2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành chăn nuôi bò sữa 2.1 Bò sữa là một loại động vật có hệ thần kinh cao cấp, được con người thuần hoá, chăm sóc, nuôi dưỡng lai tạo theo hướng cho sữa từ nghìn năm nay, nó chịu tác động của nhiều yếu tố sinh thái môi trường. Sự tạo sữa không phải là quá trình tích luỹ vật chất giản đơn mà là quá trình sinh lý phức tạp diễn ra trong tế bào tuyến sữa được tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu. Theo các nhà khoa học thì để sản xuất ra 1 lít sữa bình quân phải có 540 lít máu chảy qua tuyến vú. Bò sữa được hình thành từ các vùng sinh thái khác nhau: từ vùng lạnh lẽo ở Bắc Âu đến các vùng nhiệt đới Èm ở Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Tuy nhiên các vùng sinh thái khác nhau này đã hình thành các giống khác nhau: các giống bò sữa cao sản chủ yếu được tạo thành ở xứ lạnh còn các giống bò cho năng suất sữa thấp chịu được nóng, Èm và điều kiện kham khổ hình thành ở xứ nóng. Các yếu tố chủ yếu của sinh thái môi trường có tác động rõ rệt đến bò sữa đó là: nhiệt độ, độ Èm, nguồn nước, đồng cỏ, thức ăn, điều kiện vệ sinh, chăm sóc... Thực tế chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã chứng minh đặc điểm này đó là 1960 ta đã nhập 170 bò sữa lang trắng đen Bắc Kinh (nguồn gốc Hà Lan) đem về nuôi ở Ba Vì thì do điều kiện sinh thái không phù hợp nên sinh trưởng phát triển rất kém, khả năng cho sữa giảm hẳn. Từ đặc điểm này đòi hỏi trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa cần phải nghiên cứu điều tra, khảo sát kỹ lưỡng các yếu tố sinh thái môi trường và đối chiếu với đặc điểm của từng loại giống đến xác định cơ cấu giống hợp lý cho vùng chăn nuôi khác nhau ở nước ta. 2.2. Bò sữa là một loại tài sản đặc biệt có giá trị cao Trong sản xuất chăn nuôi bò sữa thì bò vắt sữa được xác định đó là một loại tài sản cố định đặc biệt, có giá trị cao. Muốn có được một con bò cái vắt sữa cần phải trải qua các giai đoạn nuôi dưỡng chăm sóc bê cái, tuyển chon bê tơ, lỡ hoặc là phải có vốn lớn để mua bò cái sinh sản. Để thu hồi vốn đòi hỏi phải qua một thời gian nhất định, trung bình từ 8- 10 năm. 10 2.3. Đặc điểm về quy luật cho sữa Tất cả giống bò đều có một quy luật chung: - Bò cái sau khi đẻ thì bắt đầu cho sữa và tăng dần đến tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 thì sản lượng sữa cao nhất, sau đó giảm dần đều từ tháng thứ 10 thì cạn sữa. Như vâyu, một chu kỳ vắt sữa khoảng 30 ngày (1 tháng) và thời gian cạn sữa khoảng 60 ngày (hơn 2 tháng). Sau khi đẻ được 3- 4 tháng, bò cái động dục trở lại, nếu cho phối giống kịp thời thì khoảng hơn 9 tháng sau bò lại để lứa tiếp theo khoảng cách giữa 2 lứa đẻ từ 13- 14 tháng. Bò sữa có một đặc điểm đặc biệt là vừa mang thai vừa cho sữa. Sản lượng sữa trong mét chu kỳ vắt sữa lại phụ thuộc vào tuổi của bò sữa. - Quy luật chung là ở chu kỳ vắt sữa thứ 2 hoặc tháng thứ 3 thì sản lượng sữa đạt cao nhất sau đó giảm dần. Trong điều kiện sinh trưởng phát dục và nuôi dưỡng bình thường một bò cái vắt sữa từ 8- 10 năm (6- 8 chu kỳ vắt sữa). 2.4. Sản phẩm chính của bò sữa là sữa tươi Sữa tươi là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng rất dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản, chế biến kịp thời. Trong sữa tươi có đủ các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể con người. Từ sữa tươi, tuỳ theo nhu cầu tiêu dùng của các nước, các vùng khác nhau mà người ta chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau (có khoảng 500 loại mặt hàng thực phẩm từ sữa) phổ biến nhất: sữa bột, sữa hộp cô đặc có đường, sữa bánh, sữa chua, bơ, fomat tươi, fomat cứng, sữa tươi tuyệt trùng thanh trùng, cazein... các chất protein trong sữa rất dễ tiêu lại có hầu hết các loại axit amin không thay thế. Trong sữa còn đầy đủ các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng nh canxi, phốt pho, lưu huỳnh, sắt, cô ban... Các kết quả nghiên cứu cho thấy "trong sữa tươi có tới gần 10 chất khác nhau trong đó có đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, men... Sữa có 20 loại axit amin, 18 loại axit 11 béo, 25 loại muối khoáng, 12 loại vitamin, 10 loại men, 4 loại đường và một số nguyên tố vi lượng khác..." Sữa tươi giàu chất dinh dưỡng như vậy nhưng lại rất dễ bị hư hỏng vì vậy trong chăn nuôi bò sữa vấn đề đặt ra là vắt sữa và chế biến cần phải có công nghệ phù hợp, bảo quản và vận chuyển phải được đặc biệt chú ý. Kết quả thí nghiệm về bảo quản sữa cho thấy: Sữa tươi khi mới vắt sữa ra thường có độ chua khoảng 16- 17 0T (độ tencne). Nhưng nếu không được bảo quản thì với nhiệt độ không khí 30- 35 0C nó rất nhanh chóng bị chua và bị hư hỏng. Độ chua của sữa sau thời gian bảo quản khác nhau, các loại vi sinh vật (vi trùng, men, mốc) có thể xâm nhập váo sữa thông qua: dụng cụ, thiết bị, thức ăn, tay chân quần áo của người vắt sữa và vú của bò sữa. Vì thế mà trong quá trình kỹ thuật vắt sữa bò bắt buộc phải đảm bảo các khâu vệ sinh cá nhân người vắt sữa, chuồng bò, vú bò trước khi vắt sữa và các dụng cụ chứa sữa, thiết bị chế biến sữa. Việc vận chuyển sữa là hết sữa quan trọng, nếu từ nơi chăn nuôi bò đến các cơ sở chế biến quá xa hoặc phương tiện, điều kiện giao thông không thuận lợi thì việc chăn nuôi bò sữa sẽ không có hiệu quả hoặc sẽ không thể phát triển được. Ví dụ điều kiện khí hậu, đất đai, đồng cỏ thuận lợi nhưng xa nơi tiêu thụ cần có thị trường tiêu thụ sữa rộng lớn sát với khu vực sản xuất điều kiện phương tiện giao thông cho việc thu mua vận chuyển bảo quản sữa, cung ứng thức ăn và chuyển giao kỹ thuật. 2.5. Chăn nuôi bò sữa là ngành kinh tế sản xuất hàng hoá Trong sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm dùng để bán gọi là sản phẩm hàng hoá, còn việc sản xuất ra toàn bộ sản phẩm để bán ngay gọi là sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là một thuộc tính phổ biến của sự phát triển sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng. Sản xuất hàng hoá không phải chỉ là một hiện tượng kết hợp tạm thời bên ngoài hặc nó không chỉ là chủ nghĩa tư bản mà cần khẳng đinh dứt khoát nó là một yếu tố khách quan, nó trở thành thuộc tính bên trong, lâu dài của chính bản thân sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp theo định hướng XHCN. Theo quan điểm trên thì chăn nuôi bò sữa là một ngành kinh tế sản xuất hàng hoá. Bởi vì sản phẩm của nó 12 là sữa tươi và thông qua chế biến các sản phẩm của sữa được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường trong và ngoài nước. Đã là một ngành kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như hiện nay thì tất yếu thị trường và giá cả có tác động trực tiếp quyết định đến ngành sản xuất này. Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa rất cần có thị trường và giá cả ổn định. Bởi vì sản phẩm của nó không phải là sản phẩm tự cung, tự cấp mà phải được tiêu thụ trên thị trường với giá cả đảm bảo đủ chi phí sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Bò sữa là một loại tài sản cố định có giá trị cần có vốn đầu tư ban đầu lớn và được thu hồi trong cả một chu kỳ sản xuất dài từ 8- 10 năm. Các nhà máy chế biến cũng cần phải có vốn đầu tư lớn để đầu tư xây dựng lắp đặt các thiết bị hiện đại và việc thu hồi toàn bộ số vốn đầu tư này đòi hỏi phải có một thời gian dài. Do đó sản phẩm của ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa cần có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định. 2.6. Bò sữa là loại động vật có khả năng chuyển hoá thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp thành sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Yếu tố đầu vào của bò sữa là cây cỏ, cây ngô, rơm, các loại sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, sau một quá trình chuyển hoá cho ra sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy tăng cường khả năng tận dụng các phụ phế phẩm trên cũng chính là tăng hiệu quả của ngành chăn nuôi bò sữa. Tóm lại, chăn nuôi bò sữa là ngành có nhiều thuận lợi song cũng là ngành có độ rủi ro cao. Những khó khăn trước mắt là chưa có kinh nghiệm cũng như còn Ýt hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa nên chưa khai thác được mặt thuận lợi cũng như khắc phục những bất thuận của các đặc điểm trên. Thực tế đó đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn con giống cũng như đầu tư trang thiết bị cho nó. Ngoài ra, việc tiêu thụ sản phẩm cũng là một vấn đề khó khăn đối với các hộ do thiếu những dụng cụ chuyên dùng để đựng sữa khi tiêu thụ mà khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ lại khá xa, điều này cũng đã ảnh hưởng không Ýt đến chất lượng sữa. Do đó, cần phát triển chăn nuôi 13 bò sữa theo quy mô tập trung để có thể tiêu thụ sữa dễ dàng hơn. Như vậy, để phát triển chăn nuôi bò sữa, ngoài việc nắm vững các đặc điểm của ngành để tìm tòi vận dụng, khống chế sao cho ngành đạt hiệu quả cao nhất thì việc làm tốt công tác bản quản rủi ro và có chính sách hỗ trợ giúp cho người chăn nuôi cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành. III. Các hình thức phát triển chăn nôi bò sữa 1. Chăn nuôi theo phương thức tự nhiên (phương thức chăn thả) là phương thức phát triển chăn nuôi xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển xã hội loài người, cơ sở thực hiện của phương thức này là dựa vào các nguồn thức ăn tự nhiên, người ta chủ yếu sử dụng các giống vật nuôi địa phương, địa bản vốn dĩ đã thích nghi với môi trường sống, điều kiện thức ăn và phương thức kiếm ăn. Phương thức này cũng chỉ tồn tại được trong điều kiện các nguồn thức ăn tự nhiên còn phong phú, dồi dào, sẵn có, mức độ tác động khai phá của con người còn Ýt. Phương thức chăn nuôi này thường yêu cầu mức đầu tư thấp, chất lượng sản phẩm thường mang đặc tính tự nhiên nên cũng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên phương thức này còn có rất nhiều hạn chế đối với nhu cầu tiêu dùng cao nh hiện nay, nó không đáp ứng được chất lượng cũng nh số lượng về thịt, sữa cho con người. Do đó phương thức này dần dần không còn phù hợp. Bò sữa là loài động vật thường xuyên phải theo dõi, chăm sóc, vệ sinh... thì mới có thể cho năng suất sữa cao cho nên phương thức chăn thả ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Việt Nam là nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển khá sớm trong khu vực, song so với các nước Châu Âu thì ngành này vẫn còn khá mới mẻ. Trước đây, phương thác chăn nuôi cũng chủ yếu dưới dạng chăn thả và quy mô nhỏ, chủ yếu là giống bò vàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật nh chuồng trại, thức ăn, các dịch vụ hỗ trợ khác... không được trang bị tốt do đó chăn nuôi năng suất thấp. Cùng với sự tăng dân số, diện tích đất được ưu tiên cho phát triển các loại cây trồng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, do vậy diện tích đất chăn thả hẹp lại và chủ yếu là đất xấu, nguồn nước Ýt, số 14 lượng và chất lượng cỏ thấp dẫn đến số lượng và chất lượng đàn bò giảm. Các nguồn thức ăn phụ phẩm chưa được sử dụng để nuôi bò, các loại thức ăn khác như dây lang, dây lạc chỉ sử dụng khi còn tươi, do đó nguồn thức ăn đã Ýt lại kém chất dinh dưỡng, do người dân chưa có ý thức trồng cây thức ăn để nuôi bò. Với phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng và kỹ thuật lạc hậu làm giảm sức sản xuất của bò. Với phương thức chăn thả thì nhân dân chưa có ý thức nhận khoán trong việc phát triển chăn nuôi bò sữa, vì vậy công tác thú y chưa được đảm bảo bò sữa rất dễ bị mắc bệnh, làm giảm khả năng sống của bò. Tuy nhiên, tập quán chăn thả này dần dần thay thế bởi phương thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. 2. Chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp Đây là phương thức chăn nuôi hoàn toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Phương châm cơ bản của chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả nang tiếp nhận thức ăn, giảm thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngăn thời gian tích luỹ năng lượng, tăng khối lượng và năng suất sản phẩm. Địa bàn chăn nuôi công nghiệp tĩnh tại bằng cách nhốt suc vật chăn nuôi trong chuồng trại, với quy mô nhỏ nhất có thể được để tăng số đầu con trên một đơn vị diện tích chuồng trại và giảm tối thiểu vận động của vật nuôi để tiết kiệm tiêu hao năng lượng. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp là thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các kích thích tố sinh trưởng để vật nuôi có thể cho năng suất sản phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chăn nuôi công nghiệp thường khác xa nhiều so với các sản phẩm chăn nuôi tự nhiên kể cả về giá trị dinh dưỡng, hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương thức chăn nuôi đang được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội. 15 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, tập quán chăn thả không đáp ứng được nhu cầu tiêu dụng, phương thức chăn nuôi theo kiểu công nghiệp ra đời, gia súc nuôi nhốt trong chuồng trại rất phù hợp với cuộc sống đô thị hoá, bãi chăn thả bị thu hẹp, mà gia súc lại cho năng suất chất lượng cao; riêng bò sữa như đã biết là động vật rất mẫn cảm với thời tiết, bệnh tật đã được chăm sóc đầy đủ, do đó đáp ứng được lượng sữa tiêu thụ trên thế giới, phương thức này càng được áp dụng rộng rãi. Với việc được trang bị kiến thức kỹ thuật, người dân đã quan tâm đến cơ sở vật chất, chuồng trại, thức ăn được chú trọng, công tác giống được đẩy mạnh, tận dụng tốt các loại phụ phẩm như rơm, lá dây lang, dây lạc, thân cây ngô... qua chế biến để có thể đáp ứng nhu cầu thức ăn cho bò lúc trái vụ. Giống thức ăn cũng được quan tâm với việc hướng dẫn người dân trồng các loại cỏ phù hợp với khẩu phần ăn của bò, người chăn nuôi biết tận dụng nguồn lực đất đai để trồng cây thức ăn nuôi bò. Chuồng trại được xây dựng đúng kỹ thuật hợp vệ sinh và công tác thú y được chú trọng. Nhà nước có nhiều chính sáh hỗ trợ người dân về vốn, giá sữa, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức thu mua sữa và tiêu thụ sản phẩm tại chỗ nên tạo sự yên tâm cho người dân khi tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa theo kiểu công nghiệp làm ngành sản xuất chính và thu nhập chính của họ. Hướng dẫn người dân phát triển chăn nuôi bò sữa theo phương thức công nghiẹp là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 3. Phương thức chăn nuôi sinh thái Là phương thức chăn nuôi tiên tiến nhất nó kế thừa được cả những ưu điểm của 2 phương thức chăn nuôi tự nhiên và công nghiệp đồng thời cũng hạn chế, khắc phục được các mặt yếu kém và tồn tại của 2 phương thức trên. Chăn nuôi sinh thái tạo điều kiện và ngoại cảnh để vật nuôi được phát triển trong môi trường tự nhiên trên cơ sở các nguồn thức ăn, dinh dưỡng mang 16 tính chất tự nhiên nhưng do con người chủ động hình thành nên luôn luôn đảm bảo tính cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng. Để đạt được điều đó, chăn nuôi sinh thái phải dựa trên điều kiện của sự phát triển cao của khoa học, kỹ thuật, nhất là các thành tựu trong công nghệ sinh học về tạo giống, tạo tập đoàn thức ăn sinh học và môi trường sinh thái. Phương thức chăn nuôi sinh thái đang được thịnh hành phát triển ở các nước đã phát triển và cung cấp sản phẩm cho khu vực tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi bò sữa phải là sự phát triển bền vững. Trong thời gian qua, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn phát triển không ổn định trong khi ngành chế biến sữa phải nhập ngoại trên 90% nguyên liệu sữa thì sữa tươi sản xuất trong nước có những lúc lại tiêu thụ rất khó khăn. Là ngành sản xuất "vốn to rủi ro lớn" chăn nuôi bò sữa nếu không phát triển bền vững trong cơ chế thị trường, nhất là trong kinh tế thị trường mở cửa phát triển bền vững hiệu quả một cách tổng quát đó là "sự phát triển đáp ứng với nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai." Sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao giá thành hạ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội không chỉ trong ngắn hạn mà là dài hạn. Để tạo ra vùng nguyên liệu sữa tập trung ổn định cung cấp ngày càng nhiều sữa cho công nghiệp chế biến. Đối với chế biến muốn có sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều trên thị trường thì chất lượng sản phẩm ngày càng phải được nâng cao, mẫu mã bao bì phù hợp thị hiếu người tiêu dùng giá cả phải chăng. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành chăn nuôi bò sữa 1. Nhóm các nhân tố tự nhiên 1.1. Khí hậu, thời tiết Bò sữa là động vật cao cấp rất mẫn cảm với sự thay đổi của yếu tố khí hậu, thời tiết nhất là: nhiệt độ và độ Èm. Các giống bò cao sản phần lớn được hình thành từ các nước ôn đới như giống bò Holstein Friesian (Hà Lan) là 17 giống bò sữa tốt nhất hiện nay được gây tạo từ Hà Lan từ thế kỷ 14 đang được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhiều nhất là Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu úc, Niuzilan, Nhật Bản... Các nước có khí hậu nhiệt đới nóng Èm việc chăn nuôi bò sữa Hà Lan thuần rất khó khăn bởi vì nó có những yêu cầu khá khắt khe về khi hậu như nhiệt độ từ 18- 200C bò phát triển tốt, Ýt mắc bệnh và khả năng cho sữa cao. Nhiệt độ thấp nhất là 90C và cao nhất là 300C . ở nhiệu độ cao bò ăn Ýt, uống nước nhiều, lượng sữa giảm. Nếu nhiệt độ thấp hơn 5 0C hoặc cao nhất là 370C có thể coi là nhiệt độ gây hại, bò ngừng tiết sữa và có thể chết. Èm độ thích nghi nhất là 60- 75%. Một số bò có khả năng chịu nóng nh Red Sindhi (ấn Độ), Sahiwal, Shortorn... có thể thích nghi với nhiệt độ 20- 30 0C. Bò có khả năng thích nghi ứng với điều kiện nhiệt đới nóng Èm như con lai F 1 (1/2 máu Holtein Friesian + 1/2 máu lai sind); F2 (3/4 HF); F3 (5/8 HF) trong đó con lai sind được lai tạo bằng cách cho lai giữa bò vàng Việt Nam với bò Redsindhi. Nhìn chung những con lai này thường tỷ lệ thuật với năng suất sữa, nhưng lại tỷ lệ nghịch với khả năng thích nghi. Ngoài ra, khí hậu thời tiết còn ảnh hưởng tới sản xuất và cung cấp thức ăn tình hình dịch bệnh và thị trường tiêu thụ sữa. Nếu khí hậu ôn hoà thì tập đoàn cây thức ăn sẽ phong phú, tạo nguồn thức ăn dồi dào, bò sữa vì thế mà sẽ phát triển tốt. Mặt khác, khí hậu thuận lợi cũng sẽ hạn chế những dịch bệnh phát triển và lây lan. Thực tế cho thấy ở những vùng sau khi bị lũ lụt hay hạn hán thường có những ổ dịch lớn và lây lan nhanh không có giải pháp kịp thời sẽ gây thiệt hại không nhỏ. Khí hậu, thời tiết cũng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm. Về mùa lạnh lượng sữa tươi được tiêu thụ Ýt hơn nhiều so với mùa hè. Việc bảo quản sữa mùa hè mạnh hơn so với mùa đông. Do vậy vấn đề tiêu thụ và sơ chế sản phẩm trước khi tiêu thụ sẽ là động lực hay kìm hãm sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng tuỳ thuộc vào khí hậu, thời tiết đặc biệt là với những nước mà mạng lưới công nghiệp chưa phát triển tốt. 1.2. Đất đai, đồng cỏ và nguồn nước 18 Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong công nghiệp nói riêng. Muốn phát triển chăn nuôi bò sữa tất yếu phải có đất đai để xây dựng chuồng trại, làm bãi chăn thả trồng cỏ và các loại thức ăn khác. Do đó, để phát triển chăn nuôi bò sữa cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. Đồng cỏ là một yếu tố quan trọng, quyết định đến quy mô đàn bò sữa và giá thành sản phẩm sữa, thông thường trong chăn nuôi bò sữa người ta cho bò ăn cỏ là chủ yếu vì bò là loại động vật nhai lại có khả năng biến chất xơ thành đạm và các chất dinh dưỡng khác để nuôi cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng năng suất sữa phụ thuộc vào mùa cỏ trong năm. Vào mùa hè, thời tiết, khí hậu thuận lợi cho cỏ phát triển năng suất sữa đạt cao nhất. Vào mùa đông, cỏ tàn úa, năng suất sữa giảm đáng kể. Thực tế qua tổng kết chăn nuôi bò sữa Hà Lan ở các nông trường nh: Sao Đỏ, Mộc Châu, Lâm Đồng, Ba Vì... đều có chung kết luận là lượng sữa thay đổi trong năm phụ thuộc vào sự phát triển của đồng cỏ. Do đó, để phát triển chăn nuôi bò sữa cần có kế hoạch sản xuất và chế biến thức ăn thô xanh. Nguồn nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của bò sữa. Nhu cầu về nước của bò rất lớn, bình quân một con bò cái vắt sữa cần cho uống từ 6- 8 lít nước/ ngày. Nguồn nước bắt buộc phải là nguồn nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh giống như việc cung cấp nước cho con người bao gồm: nước máy, nước giếng đào, giếng khoan. Vì vậy mà các vùng chua phèn, mặn thiếu nguồn nước ngọt thì không thể bố trí chăn nuôi bò sữa được. Bò sữa lại ưa cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ cho nên các vùng thấp hay bị ngập lụt cũng không phù hợp với chăn nuôi bò sữa. Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh sữa cần có nước để thường xuyên tắm chải cho bò, rửa các dụng cụ đựng sữa, vệ sinh chuồng trại... 2. Các nhân tố kinh tế- xã hội 2.1. Nguồn lao động 19 Lao động trong chăn nuôi bò sữa đòi hỏi phải có kỹ thuật cao nhất là các khâu chăm sóc, vắt sữa, các khâu khác có thể tận dụng lao động phụ nh: cắt cỏ, quét dọn vệ sinh, giao sữa... Những trại chăn nuôi quy mô lớn cần thuê mướn nhân công. Hầu hết các khâu đều là lao động thủ công: trồng cỏ, cắt cỏ, vận chuyển cỏ về trại, băm thái cỏ, cho ăn, vệ sinh, quét dọn, vắt sữa, vận chuyển sữa và bảo quản lạnh là những khâu công việc cuối cùng của cả dây truyền sản xuất sữa tươi nhưng nó lại rất quan trọng bởi vì riêng 3 khâu này chi phí chiếm 27,2% so với giá bán sữa tươi tại nhà máy. Hiện nay lao động Thanh Hoá thiếu việc làm rất nhiều, nhưng đội ngũ lao động có kỹ thuật, có trình độ trong chăn nuôi bò sữa lại Ýt, cần nhanh chóng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nhân dân tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành. 2.2. Nhân tố về sản xuất Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi bò sữa, có vốn mới mua được con giống tốt, xây dựng chuồng trại có trang thiết bị hiện đại phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chăn nuôi, đầu tư thức ăn, thuê lao động mở rộng quy mô chăn nuôi... Nh vậy vốn đầu tư cho chăn nuôi bò sữa tương đối lớn, thời gian thu hồi vốn chậm (8- 10 năm). Do đó, việc phát triển chăn nuôi bò sữa không thể làm ồ ạt hay tuỳ tiện được. Ngoài ra những cơ sở chăn nuôi của Nhà nước cần phải phát triển các công ty, các trang trại... Vốn để nhập một con bò giống sữa khoảng 20 triệu đồng, vốn xây dựng chuồng trại mua sắm dụng cụ, thức ăn... vốn đầu tư ban đầu phải khấu hao dần trong nhiều năm nếu là vốn vay ngân hàng phải tính nộp lãi suất tiền vay và chi phí sản xuất. Phát triển chăn nuôi bò sữa để hình thành các trại nuôi tập trung quy mô lớn cần tập trung và tích tụ sản xuất mới tiện lợi cho công tác dịch vụ, chuyển giao kỹ thuật, thu mua chế biến sữa. Đặc biệt là nếu hình thành nhiều trại lớn sẽ là điều kiện thuận lợi hình thành công ty sữa mà các chủ trại đều có cổ phần trong các công ty này. 2.3. Giao thông và các phương tiện vận tải 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan