Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa việt nam tại thành phố hồ chí minh

.PDF
74
636
137

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ................................................................................................. 1 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH ............................................................. 1 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 2 1.2.1. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh .................................... 2 1.2.1.1. Yếu tố về tài sản, tài năng của doanh nghiệp .............................. 2 1.2.1.2. Yếu tố về năng lựcquản lý của doanh nghiệp.............................. 2 1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể ......................................................................... 3 1.2.2.1. Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp ........................................ 3 1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng .............................................................. 3 1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ ........................................... 3 1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh............................................................................................................. 4 1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ......................................................... 4 1.3.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí ................................................................ 5 1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa ........................................................................ 5 1.3.3. Chiến lược trọng tâm hóa ....................................................................... 6 1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHỰA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 6 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............ 10 2.1. THỊ TRƯỜNG NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...... 10 2.1.1. Thực trạng về khả năng cung cấp của các doanh nghiệp ................... 10 2.1.1.1. Nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa .................. 10 2.1.1.2 Tình hình cung cấp của các doanh nghiệp.................................. 13 2.1.2. Thực trạng về nhu cầu của thị trường .................................................. 15 2.1.2.1 Thị trường nội địa ....................................................................... 16 1 2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu.................................................................. 17 2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU SẢN PHẨM .............................................. 18 2.2.1. Cơ cấu sản phẩm của 4 nhóm chủ yếu ................................................. 18 2.2.2. Thực trạng cơ cấu sản phẩm trong từng nhóm .................................... 20 2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...................................... 22 2.4. THỰC TRẠNG VỀ TÀI CHÍNH .............................................................. 26 2.5. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................................................................................ 28 2.6. SO SÁNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI HÀNG NHẬP NGOẠI VÀ SẢN PHẨM DO ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI .............................................................. 29 2.6.1. So sánh sản phẩm.................................................................................. 29 2.6.1.1. Chất lượng ................................................................................. 29 2.6.1.2. Chủng loại sản phẩm.................................................................. 32 2.6.1.3. So sánh giá cả ........................................................................... 32 2.6.2. So sánh phương thức cạnh tranh .......................................................... 33 2.6.3. Nguyên nhân của tình hình .................................................................. 33 2.6.3.1. Nguyên nhân trực tiếp................................................................ 34 2.6.3.2. Nguyên nhân gián tiếp ............................................................... 34 2.7. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA ............................................................................................................... 35 2.7.1. Các văn bản pháp luật ......................................................................... 35 2.7.2. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu ............................................. 35 2.7.3. Các chính sách về thuế, tài chính, hải quan ......................................... 36 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 39 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................................................... 39 3.1.1. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong những năm tới ....................... 39 2 3.1.1.1. Dự báo về phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới .... 39 3.1.1.2. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước ............................. 40 3.1.1.3. Dự báo về tình hình ngành nhựa trong nước ............................. 45 3.1.1.4. Dự báo nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa ...... 46 3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 46 3.1.2.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nhựa TP Hồ Chí Minh46 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp nhựa Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 47 3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA TP HỒ CHÍ MINH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................ 48 3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ .................................................................. 48 3.2.1.1. Đối với thị trường trong nước.................................................... 49 3.2.1.2. Đối với thị trường xuất khẩu...................................................... 50 3.2.2. Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm ............................ 50 3.2.3. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất .................................... 51 3.2.4. Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh ................................................. 53 3.2.5. Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu .................................... 56 3.2.6. Phát huy khả năng quản lý và nguồn nhân lực .................................... 58 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM ................................................................................................................. 61 3.3.1. Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế................................... 61 3.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ ..................... 61 3.3.3. Chính sách hỗ trợ một số mặt hàng sản xuất trong nước .................... 63 3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm ..... 63 3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những ngành hàng mới KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 63 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ XX đã tạo bước nhảy vọt trong việc cung cấp các tiện nghi cho đời sống con người. Một trong những thành tựu đó là việc phát kiến ra các loại chất dẻo (hay còn gọi là nhựa). Nó đã nhanh chóng được đưa vào ứng dụng nhằm thay thế dần các vật liệu truyền thống như kim loại, thủy tinh, gỗ, giấy, vải, da … Nhờ có các đặc tính ưu việt về độ bền, nhẹ, các sản phẩm nhựa đã từng bước xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Ngày nay, thật khó có thể hình dung sự thiếu vắng của các vật dụng bằng nhựa trong tiện nghi đời sống con người. Một nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy 70% vật dụng con người sử dụng đều có xuất xứ từ nhựa. Ở nước ta, ngành công nghiệp nhựa là ngành công nghiệp non trẻ, mới thực sự phát triển từ khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trong suốt 10 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) ngành nhựa Việt Nam không phát triển. Nếu năm 1975 là năm đầu tiên sau khi thống nhất sản lượng của ngành nhựa đạt 50 ngàn tấn/năm thì 14 năm sau đó (1989) sản lượng của ngành cũng chỉ đạt 50 ngàn tấn. Ngành công nghiệp nhựa thựa sự khởi sắc và có tốc độ tăng trưởng cao trong 10 năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt 25 đến 30%/năm. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập AFTA, để có thể cạnh tranh nổi với các nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi ngành nhựa Việt Nam phải có những bước tiến mới cả về sản phẩm, công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên của ngành, về giá cả sản phẩm, hình thức tiêu thụ, … 4 Vì lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục đích chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho các doanh nghiệp và Nhà nuớc định hướng chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho cả ngành nhựa Việt Nam nói chung. Sự phân bố sản xuất của ngành nhựa tại Việt Nam bao gồm khoảng 75% tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh do đó đề tài này chỉ xin đề cập đến hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các kiến thức của các môn học kinh tế đặc biệt là chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, dựa trên số liệu thống kê, báo cáo của Hiệp hội nhựa ở Thành phố Hồ Chí Minh và những dự báo tình hình nhu cầu về sản phẩm nhựa trong những năm tới. Nội dung chính của luận văn sẽ bao gồm ba chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 5 - Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là khả năng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế trong điều kiện thị trường tự do và công bằng. Nói cách khác, cạnh tranh kinh tế là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trên một thị trường chung nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở đó tạo ra và sử dụng ưu thế về giá trị sử dụng, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm của họ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể đưa ra các sản phẩm thay thế, hoặc các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc điểm về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xét đến tính cạnh tranh của một doanh nghiệp ta cần phải xem xét đến tiềm năng sản xuất một hàng hóa hay dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp. Ngày nay nền kinh tế của các nước dù xu hướng phát triển dưới bất kỳ hình thức nào, đều vận hành theo cơ chế thị trường. Xu hướng tự do hóa thị trường làm cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường cân bằng, tức là lượng cung bằng lượng cầu hàng hóa. Do đó các quyết định của mọi tổ chức kinh tế về việc phân phối các nguồn lực và sản xuất như thế nào đều trên cơ sở giá cả thị trường mà hình thành. Môi trường kinh tế thế giới ngày nay không có gì là cố định, luôn luôn khó đoán trước các vấn đề như biến động của thị trường, nhu cầu khách hàng, chu kỳ vòng đời sản phẩm, tốc độ thay đổi của kỹ thuật, .. thì cạnh tranh càng diễn ra quyết liệt. Đặt biệt khi hàng rào thương mại giữa các quốc gia được tháo bớt thì không một thị trường do công ty nào đó chiếm giữ lại thoát khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài. Ngày nay cạnh tranh là một vấn đề một mất một còn: doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ loại trừ doanh nghiệp hoạt động tồi, và các tiêu chuẩn như giá cả 7 thấp nhất, chất lượng cao nhất và dịch vụ tốt nhất sẽ nhanh chóng là những chuẩn mực so sánh đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp nào đó không thể sánh vai với công ty đang hoạt động tốt nhất thì sớm hay muộn cũng sẽ bị phá sản. Đó là quan điểm về cạnh tranh trong kinh doanh hiện đại. 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh 1.2.1.1. Yếu tố về tài sản, tài năng của doanh nghiệp Yếu tố tài sản của doanh nghiệp bao gồm các loại tài sản vô hình và hữu hình mà nhà quản trị có thể sử dụng được, những loại tài sản này được thể hiện trên bản tổng kết tài sản của doanh nghiệp. Các lọai tài sản hữu hình bao gồm máy móc thiết bị, vốn, nhà xưởng, vật tư,…; tài sản vô hình bao gồm nhãn hiệu, sự độc quyền về phát minh, tên tuổi của doanh nghiệp …Những loại tài sản này có thể xác định giá trị thị trường của nó và có thể bán cho những doanh nghiệp khác. Yếu tố tài năng của doanh nghiệp bao gồm những tài sản vô hình mà việc chuyển giao chúng cho một doanh nghiệp khác rất khó khăn. Yếu tố tài năng ở đây bao gồm tất cả những bí quyết về kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng mà doanh nghiệp đang sở hữu. Những yếu tố thuộc về tài năng của một doanh nghiệp không thể nào trao đổi hay mua bán bởi vì chỉ có một số ít tài năng này thuộc về một vài con người nào đó trong doanh nghiệp, trong khi đó phần lớn tài năng này được gắn liền với một tập thể lao động, với cấu trúc và quy trình của hệ thống vận hành sản xuất hoặc dịch vụ. Mặt khác, những yếu tố tài năng thông thường dựa trên một khối lượng kiến thức ngầm được tích lũy lâu dài, chúng không thể mã hóa hay phân loại được, và cũng không thể nào diễn tả bằng văn bản. 1.2.1.2. Yếu tố về năng lựcquản lý của doanh nghiệp Cũng tương tự như yếu tố về tài năng, yếu tố về năng lực quản lý cũng là một yếu tố không thể mua bán được. Nếu như yếu tố tài năng thể hiện những kỹ năng về phương diện kỹ thuật, thì yếu tố năng lực quản lý thể hiện những kỹ năng về phương diện quản trị. Yếu tố này thể hiện khả năng quản trị quá trình kinh doanh của doanh nghiệp . Những yếu tố thuộc về năng lực quản lý thậm chí còn khó chuyển đổi, mua bán hơn cả yếu tố tài năng bởi vì chúng được hình thành gắn liền với phong cách, văn hóa của doanh nghiệp. Do đó, việc bắt chước một hệ thống mới và thành công của một doanh nghiệp khác sẽ đòi hỏi doanh nghiệp đang xem xét phải thay đổi cách tiếp cận trong vấn đề kinh doanh và đây là một quá trình vô cùng khó khăn. 8 Để có thể sử dụng các nguồn lực bên trong nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp không những cần phải cố gắng phát triển hay sở hữu cho được những năng lực quản lý đặc thù riêng biệt từ đó mới có thể tạo lợi thế trên cơ sở phí tổn thấp hoặc sự khác biệt về sản phẩm mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực học tập và cải tiến. 1.2.2. Sức cạnh tranh tổng thể Đối với các doanh nghiệp, việc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải dựa trên những đánh giá chính xác về sức cạnh tranh của mình trước khi tiến ra thị trường. Thông qua các tiếp cận của mô hình sức cạnh tranh của các doanh nghiệp như yêu cầu ở trên. Mô hình sức cạnh tranh tổng thể được Michael Porter xây dựng dựa trên việc xem xét sức cạnh tranh là tổng hòa của 4 yếu tố sau: 1.2.2.1. Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp Các yếu tố này bao gồm các yếu tố về con người như chất lượng, kỹ năng, chi phí; yếu tố vật chất; các yếu tố về trình độ như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường, các yếu tố về vốn. Các yếu tố này có thể chia thành hai loại là yếu tố cơ bản như môi trường tự nhiên, địa lý, lao động không có kỹ năng và các yếu tố nâng cao như thông tin, lao động có trình độ cao …Trong hai yếu tố trên thì yếu tố thứ hai có ý nghĩa quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng quyết định những lợi thế cạnh tranh ở mức độ cao và những công nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là những yếu tố có tính quyết định, chúng phải được đầu tư phát triển một cách lâu dài. 1.2.2.2. Nhu cầu của khách hàng Đây là yếu tố có tác động rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thông qua nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu của khách hàng còn có thể gợi mở ra cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ của mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người có lợi thế cạnh tranh trước tiên. 1.2.2.3. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như thị trường nguyên liệu đầu vào, thị trường máy móc thiết bị, sự phát triển của công nghệ thông tin, tin học. Đối với các doanh nghiệp, 9 yếu tố thông tin là yếu tố có quyết định sống còn, cùng với sự phát triển của công nghệ đã ngày càng rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian. 1.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh Ở đây, đề cập tới cách thức mà doanh nghiệp được hình thành, tổ chức, quản lý cũng như mức độ cạnh tranh trong nước. Sự phát triển các hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu có được quản lý và tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong 4 yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là những yếu tố nội tại của doanh nghiệp; yếu tố 2 và 3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngoài ra, còn có hai yếu tố cần tính đến là những cơ hội như những phát minh sáng chế, khủng hoảng (ví dụ khủng hoảng dầu mỏ) và vai trò của Chính phủ. Vai trò của Chính phủ có tác động tương đối lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như chi tiêu của Nhà nước, thái độ của Nhà nước đối với cạnh tranh, chính sách thuế, chính sách phát triển vùng của Nhà nước, chính sách về công nghệ, đào tạo, trợ cấp, tình hình bao cấp của Nhà nước. 1.3. CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH Theo Giáo Sư Michael Porter của Đại Học Harvard, chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp của các kết quả cuối cùng (mục đích) mà doanh nghiệp đang tìm kiếm và các chính sách nhờ đó doanh nghiệp cố gắng đạt tới mục tiêu trên. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu và chính sách trong chiến lược cạnh tranh của một công ty được mô tả như một bánh xe mà trục trung tâm của bánh xe là mục đích của doanh nghiệp. Xoay quanh trục trung tâm, hướng về mục tiêu của doanh nghiệp là các chính sách để đạt được mục tiêu, các chính sách này bao gồm các nội dung như: nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, marketing, tài chính và kiểm soát… Mục tiêu của doanh nghiệp cũng chính là lực nối kết, gắn bó các chính sách với nhau, không thể tách rời. Việc hoạch định chiến lược cạnh tranh hữu hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: các mục tiêu chiến lược, nguồn lực của công ty, các áp lực cạnh tranh hiện tại đối với công ty, sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, vị trí của công ty đang ở đâu trong vị thế cạnh tranh, đặc điểm chung của nền kinh tế, chính sách hiện tại và tương lai của Nhà nước đối với nền kinh tế … 10 Cũng theo Giáo Sư Michael Porter có ba cách tiếp cận chiến lược cạnh tranh chung: chiến lược nhấn mạnh chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược trọng tâm hóa. 1.3.1. Chiến lược nhấn mạnh chi phí Chiến lược này nhằm giúp công ty có lợi thế về chi phí so với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Trong cạnh tranh, xu hướng chung của các công ty là tìm cách giảm giá bán trong khi vẫn đảm bảo phải giữ nguyên chất lượng và dịch vụ. Chiến lược nhấn mạnh chi phí của công ty thường yêu cầu phải có các điều kiện chủ yếu như sau: - Sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. - Thị phần lớn. - Nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thường xuyên với số lượng cung ứng lớn. - Giảm thiểu các chi phí ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Có khách hàng tiêu thụ số lượng lớn và ổn định. Do đó loại chiến lược này áp dụng dễ dàng hơn với các công ty lớn, dẫn đầu thị trường. Các công ty mới vào cuộc hay các sản phẩm thay thế khó khăn hơn khi áp dụng chiến lược này. Chiến lược cạnh tranh bằng cách nhấn mạnh chi phí ngày nay đã trở thành một bộ phận chủ yếu của nghệ thuật quản lý, khả năng tăng giá bán của các doanh nghiệp ngày càng bị công cuộc cạnh tranh tiêu diệt mà thay bằng việc cố gắng tiết giảm chi phí để hạ giá bán, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. 1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa Chiến lược thứ hai là làm khác biệt hóa các sản phẩm và dịch vụ của một công ty, làm cho các dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty mình có những điểm độc đáo và ưu việt hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này tạo ra lợi thế lớn cho công ty vì với những ưu điểm khác biệt này sẽ tạo được tính độc quyền cho sản phẩm trong thị trường cạnh tranh. Các đặc tính sẽ hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm và hơn thế nữa có khi nó còn ghi sâu trong óc người tiêu dùng rất lâu. 11 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm dễ dàng đem đến cho công ty tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân chung và nó tạo cho công ty vị trí vững chắc hơn trong cuộc cạnh tranh, sự biến động giá cả nhờ đó được giảm thiểu. Sự khác biệt hóa sản phẩm làm cho sự đối phó với các áp lực cạnh tranh cũng dễ dàng hơn nhiều. Nó làm cho khách hàng có điều kiện so sánh để có thể không gây áp lực đòi giảm giá, nó làm cho sản phẩm thay thế gặp trở ngại lớn hơn khi đến với người tiêu dùng, nó có lợi nhuận nhiều hơn để dễ dàng đối phó khi gặp áp lực lên giá từ người cung ứng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng cách khác biệt hóa cần lưu ý các đặc điểm sau: - Ưu tiên và chú trọng công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và dịch vụ. - Không có khả năng chiếm lĩnh thị phần lớn. - Cần nhấn mạnh công tác quảng cáo và marketing. - Thường khác biệt hóa sản phẩm ít khi đi cùng với giảm thiểu chi phí vì cần phải đầu tư tốn kém cho công tác thiết kế, nghiên cứu những đặc tính riêng có cho sản phẩm và công nghệ, kỹ thuật sản xuất cao hơn, tinh vi hơn sản phẩm cùng loại. Nhưng khách hàng vì danh tiếng và chất lượng sản phẩm lại sẵn sàng trả giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại khác. Các công ty ở giai đọan thách thức có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh này để vượt lên thành công ty dẫn đầu. 1.3.3. Chiến lược trọng tâm hóa Nếu như chiến lược nhấn mạnh chi phí và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là nhắm đến mục tiêu và phạm vi hoạt động toàn ngành, thì chiến lược trọng 12 tâm hóa được xây dựng xoay quanh việc phục vụ thật tốt một thị trường mục tiêu đã lựa chọn với phạm vi hẹp. Đối với chiến lược này công ty cần phải tập trung vào các đặc điểm sau: - Một nhóm người chuyên biệt. - Một bộ phận hàng hóa chuyên biệt. - Một vùng thị trường nhất định nào đó. Qua chiến lược này công ty có khi đạt được sự khác biệt hóa thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một đối tượng cụ thể và đạt được chi phí hơn khi chỉ trọng tâm phục vụ cho một nhóm khách hàng nào đó trong một bộ phận nào đó của thị trường. 1.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHỰA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Nhờ sự nhận thức đúng đắn vai trò của sản phẩm nhựa đối với việc phát triển kinh tế, trên cơ sở nắm bắt kịp xu hướng phát triển ngành công nghiệp nhựa trên thế giới và trước những đòi hỏi của nhiều lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng trong nước nên trong vòng 15 năm qua ngành nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ nhanh đóng góp phần đáng kể cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân nước ta. Ngành nhựa ngày càng thể hiện vai trò quan trọng phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới thể hiện ở những mặt như sau: - Sản phẩm nhựa ra đời với ưu thế vượt trội đã thay thế nhiều sản phẩm truyền thống khác như: bao dệt PP thay thay thế bao đay, ống nước nhựa thay thế ống kim loại, két nhựa thay thế két gỗ, chai nhựa thay thế chai thủy tinh, ly chén nhựa thay ly chén sứ và thủy tinh, nệm mút nhựa thay thế nệm cao su và nệm cỏ. - Hàng nhựa gia dùng sản xuất trong nước đã thay thế hoàn toàn hàng ngoại nhập. 13 - Các sản phẩm nhựa tham gia tích cực vào xuất gián tiếp, từng bước xuất khẩu trực tiếp, đồng thời tham gia tích cực vào chương trình nội địa hóa như phụ tùng nhựa cho ô tô, xe máy, thiết bị máy móc điện lạnh, điện tử … - Ngành nhựa đã có sức thu hút nhất định đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong 15 năm qua vốn đầu tư cho ngành nhựa là khoảng 3 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngoài chiếm hơn 75%. - Các chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu và lao động cũng tăng nhanh trong thời kỳ từ năm 1990 đến năm 2004. Năm Tổng sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng (%) 1975 50.000 - 1980 10.000 - 80 1989 50.000 500 1990 60.000 20 1991 75.000 25 1992 100.000 33 1993 120.000 20 1994 197.000 64 1995 280.000 42 1996 420.000 50 1997 500.000 20 1998 600.000 20 1999 750.000 25 2000 937.000 25 2001 1.050.000 12 2002 1.260.000 12 2003 1.450.000 15 2004 1.600.000 11 Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam 14 Tổng sản lượng (tấn) 1600900 1400900 1200900 1000900 800900 600900 400900 200900 900 2000 Tốc độ tăng trưởng (%) 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Đồ thị 1: Biễu diễn tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam Đặc điểm của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam là phát triển trong bối cảnh nước ta chưa có công nghiệp hóa dầu, nơi tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho ngành nhựa. Hiện nay ngành nhựa mới đáp ứng 10% nhu cầu bằng nguồn nguyên liệu trong nước. So với nhiều nuớc trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan thì ngành nhựa nước ta có đặc điểm là sản phẩm nhựa gia dụng chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng trên 40%). Mặc dù trong những năm gần đây sản phẩm nhựa đã được sử dụng trong các ngành xây dựng, nông nghiệp, sản xuất máy móc thiết bị, vận tải …tuy nhiên còn ở tỷ lệ thấp. Đây là mặt yếu của ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng vì chưa phát huy được lợi thế của mình, thâm nhập một cách tích cực vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển mạnh mẽ hơn. Mặt khác, sự phân phối sản xuất của ngành nhựa theo vùng lãnh thổ như hiện nay chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến chi phí tiêu dùng của nhân dân. Hiện nay, khoảng 80% năng lực sản xuất nhựa tập trung tại phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh). Khoảng 15% ở phía miền Bắc (chủ yếu tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hải Phòng) và khu vực miền Trung chiếm khoảng 5% (chủ yếu tại Thành phố Đà Nẵng). Ngoài ra, bình quân đầu người về sản phẩm nhựa của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp, cụ thể năm 2004, chỉ tiêu tiêu thụ chất dẻo tính trên đầu người như sau: Việt Nam: 20 Kg/người; Thái Lan 28,3 Kg/người; Malaysia: 45,1 Kg/người; Hàn Quốc: 81,1 Kg/người; Nhật Bản: 89 Kg/người; Singapore: 122 Kg/người; Mỹ: 180,1 Kg/người. 15 180.1 122 81.1 89 45.1 Mỹ Singapore Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia 28.3 Thái Lan 20 Việt Nam Chỉ tiêu tiêu thụ (kg/người) 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 Nước Đồ thị 2: Chỉ tiêu tiêu thu chất dẻo tính trên đầu người giữa các nước 16 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. THỊ TRƯỜNG NGÀNH NHỰA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh đã có từ trước năm 1975, là thị trường nhựa lớn nhất cả nước. Tổng sản lượng sản phẩm nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận chiếm tỷ trọng 80% tổng sản lượng cả nước. Vì thế, nó quyết định sự phát triển hay tụt hậu của cả ngành nhựa Việt Nam. Tốc độ phát triển của ngành nhựa rất lớn từ năm 1990 đến 2004 đạt khoảng 25% trong khi tốc dộ tăng trưởng kinh tế của cả nước là 7-8% và tốc độ tăng trưởng công nghiệp khoảng 14%. Thị trường trong nước cũng như thế giới đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành nhựa do nhu cầu về sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành nhựa hiện nay cũng đang đứng trước nhiều khó khăn do giá dầu tăng làm tăng giá nguyên liệu, sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khi Việt Nam gia nhập AFTA cũng như việc gia nhập WTO trong tương lai gần, nguồn nhân lực hạn chế, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp,… 2.1.1. Thực trạng về khả năng cung cấp của các doanh nghiệp 2.1.1.1. Nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa a/ Nguyên vật liệu nhập khẩu: Khoảng 90% nguyên liệu cho ngành nhựa hiện nay phải nhập khẩu. Nguồn nhập khẩu rất phong phú đa dạng từ nhiều nước Châu Âu, Châu Á. Các loại nguyên liệu nhập khẩu hiện nay trong nhành nhựa bao gồm trên 40 loại nguyên liệu nhựa trong các nhóm PP, LDPE, LLDPE, HDPE, PS, ABS, PA, PVC, PVA, PVAc, PET, … được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật, Arab Saudi, Mỹ, Đức, Pháp, … Hiện nay, do ngành nhựa Việt Nam đang phát triển nhanh nên số lượng nguyên liệu nhập khẩu hàng năm rất lớn, từ 1,23 triệu tấn đến 1,65 triệu tấn mỗi năm, với tổng giá trị lên đến trên 1 tỷ USD vào năm 2004, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%. Giá trị nhập khẩu của nguyên liệu nhựa trong những năm qua như sau: 17 Giá trị nhập khẩu (triệu USD) Năm Tốc độ tăng trưởng (%) 1993 100 - 1994 125 25 1995 242 93 1996 334 38 1997 384 15 1998 460 20 1999 482 5 2000 531 10 2001 531 - 2002 614 16 2003 785 28 2004 1.181 50 Giá trị nhập khẩu (triệu USD) Bảng 2: Giá trị nguyên liệu nhựa nhập khẩu 1993-2004 1300 1200 1100 1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 1993 Tốc độ tăng trưởng (%) 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Năm Đồ thị 3: Giá trị nhập khẩu nguyên liệu nhựa 1993-2004 Như vậy, nhu cầu về nguyên liệu nhựa ngày một tăng. Tuy nhiên giá cả và số lượng nhập khẩu không ổn định do sự bất ổn của giá dầu thế giới (hầu hết nguyên liệu cho ngành nhựa là sản phẩm của ngành công nghiệp hóa dầu). Vì 90% nguyên liệu cho ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là do nhập khẩu do đó ngành công nghiệp gia công chế biến sản phẩm nhựa bị ảnh hưởng rất lớn. Rất 18 nhiều doanh nghiệp nhỏ do khả năng cạnh tranh yếu nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. b/ Nguồn nguyên vật liệu trong nước Nuớc ta có nguồn dầu khí đang được khai thác với sản lượng rất lớn. Do đó, có thể nói tiềm năng sản xuất các loại nguyên vật liệu cho ngành nhựa là một cơ hội cần phải được khai thác. Sản xuất trong nước bắt đầu từ 1989, chỉ sản xuất 3 loại nguyên liệu chính đó là nhựa PVC, hỗn hợp PVC và chất hóa dẻo DOP. Đến năm 2004, chỉ mới có một số liên doanh sản xuất tại Việt Nam bằng nguyên liệu chính được nhập khẩu từ nước ngoài. - Elf Atochem sản xuất PVC compound 12.000 tấn/năm (100% vốn đầu tư Elf Atochem). - Liên Doanh Việt Thái Plaschem sản xuất PVC compound 6.000 tấn/năm (liên doanh giữa Vinplast và Thai plastic). - Liên Doanh Mitsui – Vina sản xuất nhựa PVC 80.000 tấn/năm. - Liên Doanh LG – Vina sản xuất DOP 30.000 tấn/năm (liên doanh giữa LG Chemical và Ferchenco). - Liên Doanh Oxy – Vina sản xuất nhựa PVC công suất 100.000 tấn/năm (liên doanh giữa Petronas, Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ, Petro Vietnam). Đơn vị tính: 1.000 tấn Công ty 2000 2001 2002 2003 2004 80 80 80 80 80 Phú Mỹ - - 25 100 100 LG Vina 30 30 30 50 50 Việt Thái 10 10 10 20 20 ELF Atochem 5 5 5 10 10 125 125 150 260 270 Mitsui Vina Tổng cộng Bảng 3: Sản lượng nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước từ 2000 – 2004 19 20 50 10 Mitsui Vina 80 Phú Mỹ 100 LG Vina Việt Thái ELF Atochem Đồ thị 4: Sản lượng nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước năm 2004 Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trong cả nước nói chung, chưa có nhà máy chế biến dầu khí, cơ sở để cho ngành công nghiệp hóa dầu ra đời. Do ngành công nghiệp hóa dầu chưa phát triển nên việc đầu tư sản xuất nguyên liệu để chủ động về nguồn đầu vào của ngành là rất khó, bởi suất đầu tư cho một nhà máy sản xuất nguyên liệu rất lớn nếu không chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào thì không có cơ sở đảm bảo cho sự thành công của một nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa. Chỉ khi nào khu công nghiệp lọc dầu Dung Quốc với nhà máy lọc dầu số 1 đi vào hoạt động và nhà máy lọc dầu số 2 ở Thanh Hóa được khởi công xây dựng và đi vào sản xuất thì triển vọng phát triển nguồn nguyên liệu nhựa cho công nghiệp nhựa mới có khả năng thành hiện thực. Mặt khác, do hoạt động trong cơ chế thị trường, giá cả cũng là vấn đề để các nhà máy gia công nhựa hiện nay mong muốn mua nguyên liệu được sản xuất trong nước hay không, nhất là khi nước ta gia nhập AFTA vào năm 2006, khi mà thuế nhập khẩu chỉ còn 0-5% thì các nhà máy sản xuất nguyên liệu PE, PP, PS ở khu vực ASEAN đã có kinh nghiệm sản xuất, đã khấu hao xong thiết bị thì chắc chắn giá sẽ rất cạnh tranh với nguyên liệu sản xuất trong nước. 2.1.1.2 Tình hình cung cấp của các doanh nghiệp Sau năm 1975, sản lượng ngành nhựa nước ta đạt 50.000 tấn/năm, đến năm 2004 sản lượng nhựa cả nước đã tăng lên 32 lần đạt 1.600.000 tấn/năm trong đó các doanh nghiệp nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 75% sản lượng. Năm Tổng sản lượng (tấn) Chỉ số chất dẻo/ người (kg) Tốc độ tăng trưởng (%) 2000 937.000 11,57 - 2001 1.050.000 13,00 12,4 2002 1.260.000 15,60 20,0 2003 1.450.000 18,70 19,8 2004 1.600.000 20,10 7,4 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan