Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận định mức nhân lực - ind...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận định mức nhân lực - industrial engineering tại công ty tnhh changshin việt nam

.PDF
115
341
139

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HỒ THỊ TUYẾT VÂN BIÊN HÒA, THÁNG 11/2012 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA QUẢN TRỊ - KINH TẾ QUỐC TẾ ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC–INDUSTRIAL ENGINEERING TẠI CÔNG TY TNHH CHANGSHIN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ TUYẾT VÂN Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. PHAN THÀNH TÂM BIÊN HÒA, 11/2012 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Lạc Hồng, những người đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Thầy cô không những giúp em nâng cao kiến thức, còn trang bị cho em rất nhiều hành trang để em có thể hoàn thiện mình, vững bước hòa nhập vào cuộc sống. Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Phan Thành Tâm tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất của em, nhờ sự hướng dẫn, đóng góp tận tình của thầy đã giúp em có thể củng cố và hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc công ty TNHH Changshin Việt Nam, chị Nguyễn Thị Tươi – Giám đốc bộ phận IE, anh Nguyễn Trọng Vinh – Phó giám đốc bộ phận IE, cùng các anh, chị bộ phận IE đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tìm hiểu hoạt động thực tế của công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy Changshin Việt Nam là môi trường làm việc rất tốt luôn tạo điều kiện, giúp đỡ người lao động ở các tỉnh xa và nhiều chương trình phúc lợi khác. Bên cạnh đó, Công ty còn có đội ngũ quản lý với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành luôn quan tâm đến người lao động tạo cảm giác gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc được giao. Mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài làm của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các anh chị ở bộ phận cùng quý thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn đề tài này. Cuối lời, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công đến quý thầy cô trường Đại học Lạc Hồng; Ban Giám đốc cùng tất cả các anh,chị ở bộ phận định mức nhân lực – Industrial Engineering tại công ty TNHH ChangshinViệt Nam. Sinh viên thực hiện Hồ Thị Tuyết Vân MỤC LỤC -----Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC TẠI BỘ PHẬN IE ..................................................................................................... 4 1.1 Giới thiệu sơ bộ quá trình hoạt động định mức nhân lực – IE .............................. 5 1.2 Những vấn đề chung về định mức nhân lực IE ..................................................... 5 1.1.1 Khái niệm cơ bản về IE ............................................................................. 5 1.1.2 Lịch sử của IE ............................................................................................ 6 1.3 Hoạt động của bộ phận định mức nhân lực – IE ................................................... 7 1.3.1 Tiêu chuẩn ................................................................................................. 7 1.3.2 Takt time.................................................................................................... 7 1.3.3 Cycle time.................................................................................................. 8 1.3.4 Line Of Balance (LOB): Cân bằng chuyền ............................................... 8 1.3.5 Bottle Neck (Neck time): Thời gian cao nhất ........................................... 9 1.3.6 Yamazumi: Cân bằng chuyền.................................................................. 10 1.3.7 Chuẩn bị sắp xếp quy trình làm việc (layout) ......................................... 13 1.3.8 Product Of Hour (POH): Sản lượng sản xuất trong 1 giờ ....................... 13 1.3.9 Return Rate (RR): Tỷ lệ phục hồi ........................................................... 13 1.3.10 Cutting School ....................................................................................... 14 1.3.11 Stitching School .................................................................................... 15 1.3.12 Đội ngũ Relief ....................................................................................... 15 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC CỦA BỘ PHẬN IE TẠI CÔNG TY CHANGSHIN................................... 17 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Changshin Việt Nam ............................ 17 2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................... 17 2.1.2 Quá trình phát triển.................................................................................. 18 2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động và sơ đồ tổ chức tại công ty TNHH Changshin Việt Nam............................... 19 2.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất .................................................................. 19 2.2.1.1 Sản phẩm chính yếu ..................................................................... 19 2.2.1.2 Nguyên vật liệu chủ yếu .............................................................. 19 2.2.1.3 Quy trình công nghệ và dây chuyền sản xuất .............................. 20 2.2.1.4 Các loại máy móc, thiết bị đang sử dụng trong sản xuất ............. 21 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động .......................................... 22 2.2.2.1 Chức năng .................................................................................... 22 2.2.2.2 Nhiệm vụ ..................................................................................... 22 2.2.2.3 Mục tiêu hoạt động ...................................................................... 22 2.2.2.4 Sơ đồ tổ chức công ty Changshin ................................................ 24 2.3 Phân tích thực trạng tình hình hoạt động định mức nhân lực của bộ phận IE tại công ty TNHH Changshin Việt Nam ........................................................................ 25 2.3.1 Giới thiệu tổng quan về bộ phận IE ........................................................ 25 2.3.2 Giới thiệu về quy trình hoạt động của bộ phận IE tại VJ ........................ 26 2.3.2.1 Hoạt động của IE ......................................................................... 26 2.3.2.2 Quy trình phân tích mã giày mới ................................................. 29 2.3.2.3 Dòng di chuyển công việc của bộ phận IE .................................. 30 2.3.2.4 Các bước phân tích mã giày ........................................................ 31 2.3.2.5 Các khu vực cần phân tích ........................................................... 33 2.3.3 Quy trình hoạt động nhóm định mức nhân lực của bộ phận IE tại công ty TNHH Changshin Việt Nam ..................................................................................... 34 2.3.3.1 Sơ đồ tổ chức tại bộ phận IE........................................................ 36 2.3.3.2 Định mức nhân lực cho mã hàng ................................................. 37 2.3.3.3 Bảng phân tích nhân lực mã hàng................................................ 48 2.3.3.4 Nhập số liệu IE phân tích lên hệ thống Mes ................................ 48 2.3.3.5 Lập layout, bố trí máy móc cho xưởng sản xuất ......................... 48 2.3.3.6 Dự báo nhân lực trước 1 tháng .................................................... 48 2.3.3.7 Định mức máy móc cho tất cả các mã hàng và máy móc hàng tháng .......................................................................................................................... 51 2.3.4 Quy trình hoạt động nhóm huấn luyện, đào tạo đa kỹ năng của bộ phận IE tại công ty TNHH Changshin Việt Nam .............................................................. 53 2.3.4.1 Lớp huấn luyện Stitching School ................................................ 53 2.3.4.2 Nguồn nhân lực thay thế .............................................................. 55 2.3.4.3 Hổ trợ may upper sản xuất và xuất khẩu ..................................... 56 2.4 Thuận lợi, khó khăn và những hạn chế trong quá trình định mức nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực thay thế, đa kỹ năng ................................................................... 57 2.4.1 Thuận lợi ................................................................................................. 57 2.4.2 Khó khăn ................................................................................................. 58 2.4.3 Hạn chế .................................................................................................... 59 2.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bộ phận IE trong hoạt động định mức nhân lực thông qua phân tích SWOT ............................................... 60 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 63 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC – INDUSTRIAL ENGINEERING TẠI CÔNG TY CHANGSHIN VIỆT NAM ................................................................. 64 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp phát triển hoạt động định mức nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực thay thế tại bộ phận IE................................................................................ 64 3.1.1 Xu hướng phát triển của bộ phận IE và công ty Changshin trong tương lai ............................................................................................................................... 64 3.1.2 Định hướng phát triển của bộ phận IE tại công ty TNHH Changshin Việt Nam trong năm 2012~2015 ...................................................................................... 65 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận – Industrial Engineering tại công ty TNHH Changshin Việt Nam .............................................. 68 3.2.1 Nhóm giải pháp về tăng tỷ lệ cân bằng chuyền (LOB) và tỷ lệ phục hồi (Return Rate) ............................................................................................................. 68 3.2.1.1 Mục tiêu ....................................................................................... 68 3.2.1.2 Biện pháp thực hiện ..................................................................... 68 3.2.1.3 Kết quả dự kiến............................................................................ 70 3.2.2 Nhóm giải pháp giảm tỷ lệ hao hụt (loss) và áp dụng thời gian tốt nhất 71 3.2.2.1 Mục tiêu ....................................................................................... 71 3.2.2.2 Biện pháp thực hiện ..................................................................... 71 3.2.2.3 Kết quả dự kiến............................................................................ 72 3.2.3 Nhóm giải pháp quản lý hệ thống dữ liệu và cải tiến.............................. 72 3.2.3.1 Mục tiêu ....................................................................................... 72 3.2.3.2 Biện pháp thực hiện ..................................................................... 72 3.2.3.3 Kết quả dự kiến............................................................................ 73 3.2.4 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực......................................................... 73 3.2.4.1 Mục tiêu ....................................................................................... 73 3.2.4.2 Biện pháp thực hiện ..................................................................... 74 3.2.4.3 Kết quả dự kiến............................................................................ 78 3.3 Nhận xét – Đề xuất – Kiến nghị .......................................................................... 78 3.3.1 Nhận xét .................................................................................................. 78 3.3.2 Đề xuất – Kiến nghị................................................................................. 79 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Bảng định mức nhân lực cho mã hàng Phụ lục 2: Một số layout đang áp dụng tại công ty Phụ lục 3: Những công đoạn huấn luyện may Phụ lục 4: Dự báo nhân lực (T/O) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT -----CQM (Control Quality Management): Bộ phận hỗ trợ chất lượng. C/T (Cycle time): Thời gian lao động làm việc thực tế Develop: Bộ phận phát triển mẫu. EXT, FSR (Extreme size, Full size run): sản xuất thử trước khi vào sản xuất. IE (Industrial Engineering): Bộ phận định mức nhân lực JIT (Just In Time): Bộ phận quản lý kế hoạch. LOB (Line Of Balance): Cân bằng chuyền M&A (Machine & Auto): Phòng bảo trì và cung cấp máy móc Neck time (Bottle neck): Thời gian công đoạn cao nhất PFC (Process Flow Chart): Quy trình công nghệ. Phòng Material: Phòng quản lý nguyên vật liệu. Relief: Nguồn nhân lực thay thế Size: Kích cỡ giày. T/T (Takt time): Thời gian khách hàng yêu cầu T/O (Total operation): Tổng số người Trial: Sản xuất thử VJ: Tên viết tắt của công ty TNHH Changshin Việt Nam. VSM: Quản đốc phân xưởng DANH MỤC BẢNG-BIỂU ĐỒ-HÌNH ẢNH -----1. Bảng Bảng 1.1: Bảng Yamazumi chưa cân bằng ..................................................... 11 Bảng 1.2: Bảng Yamazumi đã cân bằng ......................................................... 13 Bảng 1.3: Bảng T/O dự đoán toàn bộ số người tháng 7 .................................. 49 Bảng 2.1: Bảng số liệu hiển thị số lượng máy Nosew VJ và Kukdong cần trong tháng 8 ............................................................................................................ 52 Bảng 2.2: Danh sách phân bổ Relief xuống xưởng theo từng tuần ................. 56 Bảng 2.3: Bảng số liệu thể hiện số lượng sản xuất chuyển Relief trong 1 tuần .................................................................................................................................. 57 2. Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện thị trường xuất khẩu các sản phẩm NIKE trên thế giới...................................................................................................................... 24 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch số người giữa IE và xưởng sản xuất khu vực cắt, may, lắp ráp, chuẩn bị.................................................................. 47 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch số người giữa IE và xưởng sản xuất khu vực Component ......................................................................................... 47 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ đánh giá học viên sau tuần học cắt ................................ 54 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ đánh giá kỹ năng của từng học viên qua các khóa học . 55 3. Hình Hình 2.1: Công ty TNHH Changshin Việt Nam ............................................. 18 Hình 2.2: Các sản phẩm đang sản xuất tại công ty Changshin Việt Nam....... 20 Hình 2.3: Một số nguyên vật liệu đang sử dụng tại công ty TNHH Changshin Việt Nam .................................................................................................................. 21 Hình 2.4: Một số loại máy đang sử dụng tại công ty Changshin .................... 22 4. Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình sản xuất giày tại công ty Changshin ...................... 22 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Changshin Việtnam ....................... 26 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thể hiện quy trình hoạt động của IE ở giai đoạn 1 ............... 28 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ thể hiện quy trình hoạt động của IE ở giai đoạn 2 ............... 29 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức tại bộ phận IE .......................................................... 36 Sơ đồ 2.6: Biểu đồ dòng chảy vật liệu mã hàng Nike Shox Turbo 13 ............ 39 5. Quy trình Quy trình 2.1: Quy trình phân tích mã giày mới ............................................. 31 Quy trình 2.2: Dòng di chuyển công việc ....................................................... 32 Quy trình 2.3: Quy trình phân tích các mã giày .............................................. 33 Quy trình 2.4: Quy trình khu vực lắp ráp của mã hàng Nike Free Run 3 với kế hoạch 1500 đôi trên 1 chuyền .................................................................................. 41 Quy trình 2.5: Quy trình Nosew/Fuse mã hàng Nike Free Run 3 với kế hoạch 800 đôi / 1 chuyền .................................................................................................... 42 -1PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cạnh đó là các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp gặp không ít những cơ hội, kèm theo những nguy cơ và thách thức. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, không ngừng đổi mới. Trong sản xuất, nguồn nhân lực chiếm vị trí rất quan trọng, là tài sản quý báu nhất của tất cả các doanh nghiệp, hết sức cần thiết trong việc tạo ra sản phẩm cho công ty. Không chỉ thế, nguồn nhân lực đó còn quyết định số lượng đặt hàng. Nếu người lao động tạo ra sản phẩm tốt, đạt chất lượng, số lượng đặt hàng từ khách hàng NIKE cho công ty ngày càng nhiều hơn, lợi nhuận của công ty đạt được sẽ tốt hơn. Trong sản xuất, nếu sử dụng nguồn nhân lực quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến việc tạo ra sản phẩm và chất lượng của sản phẩm. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp phải thiết lập những mục tiêu: sử dụng nguồn nhân lực và trang thiết bị trong sản xuất một cách hiệu quả với mục đích giảm bớt chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy, sản phẩm đạt chất lượng, giảm những lãng phí trong sản xuất…nhưng vẫn đảm bảo quá trình sản xuất luôn ổn định trong mỗi doanh nghiệp. Để thực hiện được những mục tiêu như thế, công ty đã lập nên nhiều phòng ban thực hiện những yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp. Trong đó, sự đóng góp của bộ phận IE với nhiệm vụ chính yếu là định mức nhân lực và máy móc trong sản xuất. Và nhiệm vụ thứ yếu là cải tiến, đào tạo nguồn nhân lực thay thế nhằm hỗ trợ trong sản xuất khi bộ phận có người vắng nghỉ hàng ngày. Bộ phận còn lập nên các dự án để hỗ trợ các xưởng gặp khó khăn trong sản xuất như về sản lượng, con người… 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài Ngày nay, vấn đề định mức nhân lực là vấn đề hấp dẫn, đầy tiềm năng hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều hướng đến. Thế nên, có rất nhiều bài báo, luận văn nói rất nhiều đến đề tài này. -2Tại trường đại học Lạc Hồng, có rất nhiều anh chị các khóa trước đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề xoay quoanh quá trình nguồn nhân lực. Cụ thể như: Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Starprint Việt Nam” do Phạm Thị Tú Anh - Lớp 05QT5 trường đại học Lạc Hồng làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu khoa học “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Dịch vụ giao nhận, vận tải và thương mại Công Thành” do Phan Thị Tường Vy Lớp - 06QT4 trường đại học Lạc Hồng làm chủ nhiệm. Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài, báo cáo đề cập đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Trên cơ sở tiếp thu, tác giả cũng xin được phép nghiên cứu tiếp, phát huy cao hơn và thêm vào đó là sự bức phá về vấn đề nguồn nhân lực. Đó chính là định mức nguồn nhân lực. Dựa vào nền tảng đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận định mức nhân lực Industrial Engineering tại công ty TNHH Changshin Việt Nam” để phần nào giải quyết các vấn đề trong việc bố trí nhân lực trong sản xuất và phân bổ nhân lực thay thế khi xưởng sản xuất có người vắng nghỉ hàng ngày, đồng thời đưa ra các phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định mức nhân lực, giúp công ty sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn nhân lực đã và đang làm việc tại công ty TNHH Changshin Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Với đề tài nghiên cứu này, tác giả đưa ra hai mục tiêu chính: - Phân tích thực trạng tình hình hoạt động của bộ phận định mức nhân lực tại công ty Changshin. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận định mức nhân lực – Industrial Engineering tại công ty Changshin. Mục đích: Tìm ra những vấn đề tồn tại, những thuận lợi, khó khăn, các điểm yếu và đề ra những biện pháp khắc phục. -3Nâng cao kiến thức về định mức nhân lực tại công ty Changshin, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức, học hỏi kinh nghiệm trong quá trình trải nghiệm thực tế tại công ty. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác định mức nhân lực – IE tại công ty TNHH Changshin Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Phòng định mức nhân lực IE tại công ty Changshin. + Thời gian: từ ngày 01/07/2012 đến ngày 30/10/2012 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp: thống kê, khảo sát, so sánh, phân tích…nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: số liệu được thu thập từ trên các báo cáo, hệ thống, số liệu kiểm tra thực tế…và được xử lý trên hệ thống bằng Excel. 6. Những đóng góp của đề tài Với đề tài này, giúp bộ phận IE đánh giá lại quá trình hoạt động tại công ty trong thời gian qua, giúp bộ phận nắm rõ hơn những khó khăn đang vấp phải. Bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định mức nhân lực từ đó đẩy mạnh hơn hiệu quả hoạt động của bộ phận IE tại công ty Changshin trong thời gian tới. 7. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động định mức nhân lực tại bộ phận IE. Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động định mức nhân lực của bộ phận IE tại công ty Changshin. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận định mức nhân lực – Industrial Engineering tại công ty Changshin Việt Nam. -4CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH MỨC NHÂN LỰC - IE 1.1 Giới thiệu sơ bộ quá trình hoạt động định mức nhân lực - IE Trong quá trình hoạt động sản xuất - con người, máy móc là yếu tố nồng cốt của các doanh nghiệp. Việc thừa, thiếu nhân lực, trang thiết bị dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh. Hàng ngày, mọi hoạt động sản xuất đều cần đến sức lao động, bàn tay, khối óc con người, hoạt động máy móc, trang thiết bị để tạo ra các sản phẩm công ty. Vì vậy, định mức nhân lực, máy móc rất cần thiết và cấp bách, nó quyết định sự lớn mạnh, phát triển, sự tồn vong của doanh nghiệp. Nếu định mức nhân lực tốt, đào tạo nguồn nhân lực thay thế vững mạnh giúp đẩy mạnh việc phát triển và hoàn thiện nhiệm vụ định mức, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận định mức nhân lực nói riêng và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, tiết kiệm máy móc, chi phí nhân công của doanh nghiệp nói chung. Để giúp cho việc định mức nhân lực tại bộ phận IE có hiệu quả, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: + Kiểm tra thời gian làm việc thực tế của người lao động một cách hiệu quả. + Phân tích thời gian làm việc của người lao động theo đúng quy định và phải theo đúng trong quy trình của PFC. + Biết kết hợp các công đoạn lại với nhau. + Sắp xếp layout, máy móc hợp lý cho xưởng sản xuất. + Gửi bảng phân tích IE xuống xưởng kịp thời vào đúng các giai đoạn D-14, D6, D-D, D+7, D+28. + Nhập số liệu lên hệ thống Mes thật chính xác. + Kiểm tra, so sánh số lượng sản xuất thực tế tại xưởng với số liệu IE phân tích. + Kiểm tra, cải tiến giúp bảng phân tích nhân lực IE với LOB đạt tối thiểu là 90% và tối đa là 100%. + Kiểm tra, định mức người làm việc gián tiếp. + Phân bổ nhân lực các xưởng sản xuất hợp lý. + Đào tạo nguồn nhân lực thay thế, đa kỹ năng. -5Bên cạnh những yếu tố nêu trên, phòng IE còn hổ trợ may upper cho những xưởng không sản xuất kịp, hoặc không đủ diện tích nhà xưởng để sản xuất, may gia công upper xuất khẩu cho các nước có nhu cầu đặt hàng về upper. 1.2 Những vấn đề chung về định mức nhân lực IE 1.2.1 Khái niệm cơ bản về IE IE là có liên quan đến sự cải thiện, thiết kế và lắp đặt các hệ thống thích hợp của con người, vật liệu, thiết bị, thông tin và năng lượng. Nó dựa trên kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong khoa học toán học, vật lý và xã hội cùng với các nguyên tác và các phương pháp phân tích kỹ thuật và thiết kế, xác định, dự đoán, và đánh giá các kết quả được lấy từ hệ thống. [16]  Nhà máy: Tạo ra lợi nhuận bằng cách nâng cao năng suất sản xuất. [1] Nâng cao chỉ số sản xuất dựa vào việc vận hành nhân lực hợp lý bằng cách phân tích công đoạn. [1]  Giá thành sản phẩm: Chuẩn bị tài liệu nhân lực cho New CBD (Cost Break Down). [1] Đáp ứng với Nike New CBD thay đổi theo yêu cầu nội dung phân tích công đoạn. [1]  Tại sao phải thực hiện IE: Sự tồn tại của doanh nghiệp là quan trọng trước khi mở rộng doanh nghiệp. [1] Điều quan trọng đối với nhà máy là nâng cao năng suất và giảm giá thành sản xuất. [1] Nhà máy có được hai yếu tố này sẽ giảm ưu thế trong sự cạnh tranh. Mọi người đều biết rằng cần phải thực hiện cải tiến để loại bỏ lãng phí ở giai đoạn phát triển sản phẩm và sản xuất là một điều rất quan trọng. [1]  Mục tiêu của IE: Điều hành hiệu quả các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ. [13] Thiết kế mới các Hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ từ quy mô nhỏ đến trung bình và lớn. [13] -6Phát hiện, mô hình hóa, tìm lời giải và đề xuất các thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống công nghiệp theo hướng tăng năng suất, giảm giá thành, rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. [13] Phân tích, đánh giá, mô hình hoá và hỗ trợ ra quyết định cho các cấp quản lý. Chủ trì thực hiện các công việc: Tổ chức điều độ - lập kế hoạch sản xuất và dịch vụ, Dự báo cho sản xuất và dịch vụ, Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, Tổ chức quản lý dự án Công nghiệp, Thiết kế hệ thống Công nghiệp (Sản xuất, dịch vu), Tổ chức công tác thống kê - điều tra phục vụ quản lý…[13]  Điểm khác biệt so với khoa học khác: Về cơ bản, IE không có một "bộ khung sườn" khoa học cơ bản như cơ học, hóa học đay điện tử. Hơn nữa, bởi vì một yếu tố chính yếu trong bất kỳ hệ thống sản xuất nào đó là con người, IE có yếu tố con người trong đó. Có thể nói, chính điều này tạo ra sự khác biệt căn bản. Tại đại học bang North Carolina, khía cạnh con người còn được gọi là ergonomics, mặc dù ở các nơi khác, nó được gọi là các yếu tố con người (human factors). Một sự khác biệt tinh tế khác giữa IE và các ngành kỹ thuật khác đó là IE nhấn mạnh vào toán rời rạc. IE xử lý các hệ thống mà các thông số của nó được đo đạc một cách rời rạc thay vì liên tục. [13] Mục đích tối cao nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.2.2 Lịch sử của IE IE (Industrial Engineering) là một ngành học mới mở đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1999 tại trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. Ngành này có mặt ở hầu hết các trường Đại học Mỹ, Canada và các nước phát triển ở châu Âu. Tại châu Á, ngành này có mặt ở các trường Đại học các nước Australia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Ấn độ, Brunei, Pakistan và một số nước khác. [13] Hiện tại, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước có bộ phận IE: + Các doanh nghiệp trong nước: Tailwan, Pausung, Pouchen, Chinglu, Việt Vinh, Chí Hùng, Changshin… + Các doanh nghiệp nước ngoài: QD (Changshin Trung Quốc), JJ (Changshin Indonesia), CDC (Changshin Hàn Quốc)… -7Do nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế bị ảnh hưởng lớn nhất vào năm 2008, sự đóng góp định mức nhân lực, máy móc từ IE đã giúp không ít doanh nghiệp không bị phá sản. Trọng trách ngành IE là giải quyết các vấn đề trong sản xuất doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất sản xuất, tìm ra những giải pháp hiệu quả giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn định sản xuất. Vai trò của IE: Khi nhắc tới hai từ IE, tất cả các doanh nghiệp điều ngầm hiểu IE là: + Dự báo dài hạn và xác định nguồn nhân lực với chi phí tối thiểu để đáp ứng nhu cầu công ty đưa ra gồm những yếu tố như: nhân công, năng lực sản xuất, máy móc sản xuất… + Giảm lãng phí trong sản xuất bằng cách kiểm tra, phân tích nhân công, máy móc theo PFC. + Giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng tính linh hoạt và hiệu quả sử dụng nguồn lực. + Cải tiến quy trình và cải tiến phương pháp làm việc, loại bỏ thao tác thừa như đo lường lao động và thiết kế công việc. + Phân bổ đội ngũ relief xuống xưởng theo từng tuần. 1.3 Hoạt động của bộ phận định mức nhân lực - IE 1.3.1 Tiêu chuẩn  Định nghĩa: Là một hệ phương pháp nhằm giảm hao hụt sản phẩm, giảm độ dao động của quy trình (cả chất lượng và sản lượng) và tăng hiệu suất sử dụng máy. [10] Là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui định và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện một công việc. [10]  Lợi ích: Tránh những thao tác và việc làm không cần thiết. Giúp người lao động xác định được công việc của họ là gì. -8Tạo sự ổn định giữa những người lao động, giữa các ca sản xuất. Là nền tảng chuẩn mực cho công tác cải tiến. Đảm bảo an toàn. Ổn định chất lượng. Ngăn ngừa hư hỏng của máy móc thiết bị. Giảm giá thành. [1] 1.3.2 Takt time  Định nghĩa: Takt time là thời gian khách hàng yêu cầu làm ra một sản phẩm (Một đôi). [1] [14] Công thức tính: Ví dụ: Kế hoạch sản xuất 500 đôi/ngày  Lợi ích của Takt time: [1] [14] Ổn định sản xuất. Thiết kế tế bào công việc. Trong một tế bào công việc lý tưởng, tất cả các nhiệm vụ đều cân bằng. Thời gian để thực hiện sự bằng nhau là Takt time. Nếu bất kỳ một người nào có thời gian nhiều hơn Takt time, các công việc không thể sản xuất theo nhịp độ cần thiết.  Về tâm lý: Sự phản hồi tức thời của sự thực hiện là một sự thúc đẩy mạnh. Sự sửa chữa tức thời để đạt Takt time trên mỗi chu kỳ là rất cần thiết. 1.3.3 Cycle time  Định nghĩa: Cycle time là thời gian cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm. [1] -9Cách tính: Bao gồm thời gian làm việc của máy, người lao động và thời gian đi lại chờ đợi. [1] Được đo bằng cách bấm đồng hồ 10 lần để lấy bình quân (bỏ thời gian cao nhất, thời gian thấp nhất). [1]  Mối quan hệ giữa Cycle time và Takt time: [1] [10] Takt time và Cycle time phải tương đương nhau. Sản xuất thừa bị triệt tiêu. Nguyên tắc: Cycle time <=Takt time. Chú ý: Nếu Cycle time > Takt time phải cân bằng chuyền, loại bỏ lãng phí, thao tác thừa. 1.3.4 Line Of Balance (LOB): Cân bằng chuyền [1] [10] Cân bằng chuyền là hoạt động để một chuyền sản xuất đảm bảo nguyên tắc: Cycle time <= Takt time. Cycle time của từng người lao động trên chuyền phải xấp xỉ bằng nhau. Các bước tiến hành: Bước 1: Kiểm tra thời gian thực tế (C/T) của từng công đoạn. Bước 2: Tính toán Takt time (thời gian khách hàng yêu cầu). Bước 3: Phân bổ công đoạn cho từng người lao động trong từng tổ (chuyền) đảm bảo: + Thời gian làm việc của mỗi người lao động phải sắp xỉ, tương đương nhau. + Thời gian làm việc của mỗi người lao động phải thấp hơn hoặc bằng (tối ưu) T/T. Cách tính: Ví dụ: Mã hàng: Trainer 1 Chuyền: Nos D Tổng thời gian các công đoạn: 1.708 (sec) - 10 Tổng số công nhân: 50 người Thời gian công đoạn cao nhất: 40 (sec) 1.3.5 Bottle Neck (Neck time): Thời gian cao nhất [1] [9]  Định nghĩa: Trong nhiều công đoạn để hoàn thành một sản phẩm, công đoạn nào có thời gian cao nhất được gọi là Bottle Neck (Công đoạn cao nhất hoặc công đoạn thắt cổ chay).  Nguyên nhân: Nguyên nhân chính dẫn đến Bottle Neck là do sự cân bằng chuyền chưa hợp lý, phân bổ công việc giữa người lao động không đồng đều (người có thời gian quá cao, người có thời gian thấp).  Hậu quả: 7 lãng phí: Chờ đợi, vận chuyển, tồn kho, sản xuất thừa, hàng hư, công đoạn thừa, thao tác thừa… Sản lượng mỗi ngày thấp hơn sản lượng mục tiêu. Dòng chảy nguyên vật liệu bị xáo trộn (tình trạng may phụ…) 1.3.6 Yamazumi: Cân bằng chuyền  Định nghĩa: Yamazumi là một thuật ngữ từ tiếng Nhật, được hiểu như là công cụ hổ trợ cho việc cân bằng chuyền. [1]  Lợi ích: Là cơ sở để tiến hành cân bằng chuyền. Tổ trưởng (T/L) nắm được tất cả các công đoạn sản xuất của từng chuyền. Biết được thời gian cụ thể của từng người lao động trong từng công đoạn nhằm phân bổ, sắp xếp số lượng người hợp lý cho công đoạn (công đoạn cần bao nhiêu người). [1]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan