Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

.PDF
18
13
119

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHẦN GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Vệ 1 – Thành phố Thanh Hoá. SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Toán THANH HOÁ NĂM 2018. MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU Trang 1 1 1 1 1 2 2 2 4 4 6 12 13 13 13 14 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận 2.2. Thực trạng vấn đề 2.3. Các giải pháp thực hiện 2.3.1 Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp 2.3.2 Xây dựng quy trình giải bài toán có lời văn 2.3.3 Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng đánh giá xếp loại 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài Học sinh lớp một lần đầu tiên đến trường tiểu học, các em được tiếp xúc với môi trường bên ngoài với nhiều thầy cô giáo mới bạn mới .Trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động khác đã giúp các em hình thành nhân cách. Bên cạnh đó chúng ta biết rằng kiến thức mà các em cần phải tiếp thu nằm trong sách vở với nhiều môn học khác nhau trong đó có môn toán. Môn toán là một trong những môn học cơ sở cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh. Thông qua học môn toán đã giúp cho học sinh phương pháp suy luận, tư duy, lập luận một cách lô gic, phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh. Ở cấp Tiểu học nói chung dạy học sinh giải toán là giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kỹ năng thực hành một cách đa dạng phong phú nhằm phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận tạo điều kiện cho việc học tập sau này của các em. Với học sinh lớp 1 việc giải toán tập trung vào các phép tính cộng, trừ thêm bớt một số đơn vị ở phần đầu là các bài toán đơn và về cuối chương trình có các bài toán giải có lời văn. So với các dạng bài trước thì giải các bài toán có lời văn tuy không hẳn là khó hơn song có nhiều điểm khác và phức tạp hơn bởi vậy khi giải những bài toán này các em dễ mắc những lỗi, những sai sót. Để giải toán có lời văn tốt đòi hỏi các em có đầu óc tư duy trừu tượng hơn, khái quát hơn và đưa về dạng bài cụ thể hơn. Việc này không phải học sinh nào cũng làm được. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh biết giải toán có lời văn dễ dàng hơn. Vì vậy tôi đã đi sâu về nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1” nhằm hướng dẫn các em làm bài, khắc phục những thiếu sót tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn về sau này là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn để HS có kĩ năng giải toán tốt hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của lớp 1 - Trường Tiểu học Đông Vệ 1 – Thành phố Thanh Hoá. - Đánh giá quá trình dạy toán - Loại bài giải toán có lời văn từ những năm trước và những năm gần đây . - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh . - Rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. 1 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lý luận: “Giải toán có lời văn” là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Tuy nhiên vì mới quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ, lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc - hiểu biết hướng giải, đưa ra phép tính kèm câu trả lời và đáp số của bài toán. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu , học sinh thực hành - diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán, từng bước nâng cao chất lượng cho học sinh trong việc giải bài toán có lời văn đó là mục đích chính của đề tài này. 2.2. Thực trạng của học sinh trong việc giải bài toán có lời văn ở lớp 1: 2.2.1. Thực trạng Trường tiểu học Đông Vệ 1- Thành phố Thanh Hoá được thành lập từ những năm đầu của thế kỉ 20. Đây là một trong những ngôi trường có bề dày lịch sử, nhiều thế hệ học sinh đó học tập và trưởng thành dưới mái trường này. Đội ngũ giáo viên của trường gồm có 100% các cô giáo đạt chuẩn và trên chuẩn, tuy tuổi đời, tuổi nghề có chênh lệch nhau song rất tâm huyết với nghề, lớp trẻ nhanh nhẹn năng động, người có tuổi lại mẫu mực, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện cho chị em học tập trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những hoạt động như dự giờ thăm lớp, góp ý trao đổi rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy được đặc biệt chú trọng và tổ chức thường xuyên. Tất cả những yếu tố trên đó tạo nên một tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất. Bên cạnh đó cơ sở vật chất nhà trường từng bước được nâng lên, điều kiện phục vụ cho việc dạy và học ngày một tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Học sinh của trường phần lớn là con em trong Phường được phân bố trên địa bàn tương đối rộng và thành phần gia đình đa dạng. Về trình độ dân trí và điều kiện kinh tế tuy đó được cải thiện nhiều so với trước song vẫn còn sự chênh lệch, điều kiện của mỗi gia đình cũng khác nhau điều này ít nhiều có tác động đến quá trình học tập của các em. 2 Bản thân trong những năm gần đây thường xuyên được nhà trường phân công giảng dạy ở lớp 1. Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn, mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại thì không biết trả lời . Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. Nguyên nhân chính là do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác, ở giai đoạn này, các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy học sinh không làm đúng cũng là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn, chính xác? Đó chính là mục đích để tôi suy nghĩ và tìm tòi những biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán có hiệu quả nhất. Kết quả khảo sát trong học kỳ II năm học 2016 - 2017 được thống kê theo bảng: HS viết HS HS viết đúng HS viết đúng đúng câu viết đúng Lần Sĩ đáp số cả 3 bước trên lời giải phép tính khảo sát Lớp số SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu kì II 1A 44 17 38,6% 20 45,5% 23 52,3% 17 38,6% Giữa kì II 1A 44 24 54,5% 27 61,3% 30 68,2% 24 54,5% Cuối kì II 1A 44 27 61,3% 32 72,7% 31 70,4% 27 61,3% Với mong muốn giúp học sinh tránh sai sót và hình thành phương pháp học tập trong việc giải bài toán có lời văn ở học sinh lớp 1 tôi đó mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu và trình bầy đề tài với tiêu đề: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1” để các đồng chí đồng nghiệp cùng tham khảo. 2.2.2. Những nguyên nhân a. Nguyên nhân từ phía GV: - GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được nên GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Đối với GV dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, cần cho HS quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho HS thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán. Có thể tập cho những em HS giỏi tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì đến lúc học đến 3 phần bài toán có lời văn HS sẽ không ngỡ ngàng và các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng . b. Nguyên nhân từ phía HS: Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy HS không làm đúng cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề dặt ra là làm thế nào để HS nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác? 2.3. Các giải pháp thực hiện: 2.3.1. Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp: Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy:“Giải toán có lời văn” ở lớp 1 * Phương pháp trực quan Khi dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ … giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan. Ví dụ: Học sinh quan sát hình vẽ tạo phép tính thích hợp: Ngay từ đầu học kỳ I, các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả : 4 2 = 6 yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 4 + 2 = 6 4 Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ để diễn đạt theo 2 cách . Cách 1: Có 5 con vịt thêm 3 con vịt, tất cả là 8 con vịt. 5 + 3 = 8 Cách 2: Có 3 con vịt đi xuống ao có 5 con vịt, tất cả là 8 con vịt. 3 + 5 = 8 Đến bài 3 trang 85 Học sinh quan sát và cần hiểu được: Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả . Còn lại trên cành 8 quả. 10 - 2 = 8 Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn dạt - trình bày miệng ghi đúng phép tính . Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh, vì vậy khi dạy bài này, cần hướng dẫn học sinh diễn đạt, trình bày; động viên các em viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. * Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại) Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh … Ví dụ: Học sinh tóm tắt bài toán bằng lời: Đến cuối học kì I, học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời: Bài 3 trang 87 b, Có : 10 quả bóng Cho : 3 quả bóng Còn :.... quả bóng? 5 10 - 3 = 7 Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan, từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải. Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa. * Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức về “Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này ở mỗi dạng toán “thêm, bớt” giáo viên có thể biến tấu để có những bài toán có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “bớt” trở thành bài toán tìm số hạng, bài toán “thêm” trở thành bài toán tìm số trừ. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và giải. Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo … * Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin GV thiết kế các slide trong giáo án điện tử trong đó có thiết kế các hiệu ứng di chuyển ra hoặc vào, thêm hoặc bớt... để hướng dẫn HS phân tích đề toán. Bằng các hình ảnh động, cụ thể HS dễ dàng nắm được nội dung bài toán và tìm ra được cách giải. 2.3.2 Xây dựng quy trình “Giải toán có lời văn” Các bước cần thực hiện khi giải bài toán có lời văn: Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như ” thêm , và , tất cả, … ” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , …” (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc gạch chân các từ chưa sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn. Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại ” Bài toán cho gì? Hỏi gì?” và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp trẻ ngầm phân tích đề toán. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. Ví dụ: Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi: 6 - Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (… có 5 con vịt) - Trên bờ có mấy con vịt? ( … có 4 con vịt) - Em có bài toán thế nào? (…) Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở sách giáo khoa. Trong trường hợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể gắn mẫu vật (gà, vịt, …) lên bảng từ (bảng cài, bảng nỉ, …) để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọc đề toán. * Thông thường có 3 cách tóm tắt đề toán: Cách 1: Tóm tắt bằng lời: Ví dụ : Tóm tắt: Ví dụ 2: Tóm tắt: Ngân : 5 quyển Lan có : 34 que tính Hằng : 3 quyển Hà có : 52 que tính Cả hai bạn có : … quyển? (A) Cả hai bạn có : … que tính? Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng( thường chỉ dùng cho giải toán có liên quan tới độ dài hoặc biểu thị giá trị số ) Ví dụ: Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật, hình vẽ : Ví dụ: Có Thêm con thỏ : con thỏ: ? Tất cả có con thỏ Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng. Với cách viết thẳng theo cột như: 34 que tính và 52 que tính; 5 quyển và 3 quyển Kiểu tóm tắt như vậy khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác dụng gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải. 7 Có thể lồng “các câu” lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ viết câu lời giải hơn. Chẳng hạn, dựa vào dòng cuối của tóm tắt (A) học sinh có thể viết ngay câu lời giải là : “Cả hai bạn có:” hoặc “Số vở cả hai bạn có:” hoặc: “Cả hai bạn có số vở là:”. Cần lưu ý trước đây người ta thường đặt dấu ? lên trước các từ như quyển, quả, … Song làm như vậy thì hơi thiếu chuẩn mực về mặt Tiếng Việt vì tất cả học sinh đều biết là dấu ? phải đặt cuối câu hỏi. Nếu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc sơ đồ mẫu vật thì đặt dấu ? ở đằng trước các từ như quyển, quả ,… cũng được vì các tóm tắt ấy không phải là những câu. Tuy nhiên học sinh thường có thói quen cứ thấy dấu … là điền số (dấu) vào đó nên giáo viên cần lưu ý các em là: “Riêng trong trường hợp này (trong tóm tắt ) thì dấu … thay cho từ “mấy” hoặc “bao nhiêu” ; các em sẽ phải tìm cho ra số đó để ghi vào đáp số của bài giải chứ không phải để ghi vào chỗ … trong tóm tắt. Nếu không thể giải thích cho học sinh hiểu được ý trên thì chúng ta cứ quay lại lối cũ, tức là đặt dấu hỏi (?) ra đằng trước theo kiểu “Còn ? quả” cũng được, không nên quá cứng nhắc. Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là một quá trình. Không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh từng bước, miễn sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) trẻ đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu. Bước 2: Xác định cách giải bài toán. Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen. (Bài toán- trang 117) * Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm, chẳng hạn: - Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà) - Còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà) - Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?) Giáo viên nêu tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm phép tính gì? (Lấy số gà đã có cộng với số gà mua thêm) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: “Nhà An có tất cả mấy con gà ?”(9) Em tính thế nào để được 9? (5 + 4 = 9). Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà”, nên ta viết “con gà” vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà). Tuy nhiên cũng có những học sinh nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả mà không phải là do tính toán. Trong trường hợp này giáo viên vẫn xác nhận kết quả là đúng, song cần hỏi thêm: “Em tính thế nào?” (5 + 4 = 9). Sau đó nhấn mạnh: “Khi giải toán em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (ở đây là 9). Nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán. 8 * Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải, vì sao phải viết câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm. Có thể dùng một trong các cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy con gà ?) để có câu lời giải : “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là” để có câu lời giải : “Nhà An có tất cả là:" Cách 2: Đưa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ "số" (ở đầu câu), từ "là" ở cuối câu để có: “Số con gà nhà An có tất cả là:” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: “Có tất cả: … con gà ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Nhà An có tất cả số con gà là:” Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” để học sinh trả lời miệng: “Nhà An có tất cả 9 con gà” rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính) : Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào 9 và hỏi: “9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?” (là số gà nhà An có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số gà nhà An có tất cả là” v.v…ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau,sau đó bàn bạc để lựa chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc trẻ nhất nhất phải viết theo một kiểu. Bước 3: Trình bày bài giải Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở, giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau: Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số : 9 con gà Nếu lời giải ghi: “Số gà nhà An là:” thì phép tính có thể ghi: “5 + 4 = 9 (con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ “gà”). Tuy nhiên nếu học sinh viết quá chậm mà lại gặp phải các từ khó như “thuyền, quyển, …” thì có thể lược bớt danh từ cho nhanh. Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ “con gà” lại được đặt trong dấu ngoặc đơn? Đúng ra thì 5 + 4 chỉ bằng 9 thôi (5 + 4 = 9) chứ 5 + 4 không thể 9 bằng 9 con gà được. Do đó, nếu viết: “5 + 4 = 9 con gà” là sai. Nói cách khác, nếu vẫn muốn được kết quả là 9 con gà thì ta phải viết như sau mới đúng: “5 con gà + 4 con gà = 9 con gà”. Song cách viết phép tính với các danh số đầy đủ như vậy khá phiền phức và dài dòng, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra học sinh cũng hay viết thiếu và sai như sau: 5 con gà + 4 = 9 con gà 5 + 4 con gà = 9 con gà 5 con gà + 4 con gà = 9 Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ được viết 5 + 4 = 9 thôi. Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị “con gà” ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 9 đó. Có thể hiểu rằng chữ “con gà” viết trong dấu ngoặc ở đây chỉ có một sự ràng buộc về mặt ngữ nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt chẽ về toán học với số 9. Do đó, nên hiểu: 5 + 4 = 9 (con gà) là cách viết của một câu văn hoàn chỉnh như sau: “5 + 4 = 9, ở đây 9 là 9 con gà”. Như vậy cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là một cách viết phù hợp. Trong đáp số của bài giải toán thì không có phép tính nên ta cứ việc ghi: “Đáp số : 9 con gà” mà không cần ngoặc đơn. * Một số ví dụ bổ sung: Bài 1 trang 117 Học sinh đọc bài toán- phân tích đề bài - điền vào tóm tắt và giải bài toán . Tóm tắt : Bài giải An có : 4 quả bóng Cả hai bạn có là: Bình có : 3 quả bóng 4 + 3 = 7( quả bóng ) Cả hai bạn có :....quả bóng? Đáp số: 7 quả bóng Bài 2 trang 118 Tóm tắt Bài giải Có : 6 bạn Có tất cả là : Thêm: 3 bạn 6 + 3 = 9( bạn ) Có tất cả :... bạn? Đáp số: 9 bạn Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dũng thứ 3 của phần tóm tắt + thêm chữ là: VD : - Cả hai bạn có là: - Có tất cả là: Tương tự bài 3 trang 118 câu lời giải sẽ là: - Có tất cả là: Tiết 84 Luyện tập Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1,2,3 trang 117. Nhưng câu lời giải được mở rộng hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ có tất cả là Cụ thể là: - Bài 1 tr 121 Trong vườn có tất cả là: - Bài 2 tr 121 Trên tường có tất cả là: 10 Tiết 85 Luyện tập Bài 1 trang 122 HS đọc đề toán – phân tích bài toán ( như trên ) Điền số vào tóm tắt Vài học sinh nêu câu lời giải khác nhau GV chốt lại một cách trả lời mẫu: - Số quả bóng của An có tất cả là: *Tương tự Bài 2 trang 122 - Số bạn của tổ em có là: Bài 3 trang 122 - Số gà có tất cả là: Vậy qua 3 bài tập trên học sinh đó mở rộng được nhiều cách viết câu lời giải khác nhau, song GV chốt lại cách viết lời giải như sau: Thêm chữ Số + đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là như ở tiết 82 đó làm . Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài (cm) cần thêm chữ dài vào trước chữ là Ví dụ Tóm tắt Đoạn thẳng AB : 5cm Đoạn thẳng BC : 3cm Cả hai đoạn thẳng : ... cm? Bài giải Cả hai đoạn thẳng dài là: 5+ 3 = 8 ( cm) Đáp số : 8 cm Tiết 86 - > Tiết 104 Hầu hết đều có bài toán có lời văn vận dụng kiến thức toán được cung cấp theo phân phối chương trình. Tuy nhiên, việc phân tích đề - tóm tắt- giải bài toán phải luôn luôn được củng cố duy trì và nâng dần mức độ. Song cơ bản vẫn là các mẫu lời giải cho các bài toán thêm là: - Có tất cả là: - Số ( đơn vị tính ) + có tất cả là: - Vị trí ( trong, ngoài, trên, dưới, ...) + có tất cả là: - ... đoạn thẳng....+ dài là: Bài 1 trang 148 Tóm tắt Bài giải Có :8 con chim Số chim còn lại là: Bay đi : 2 con chim 8 – 2 = 6 ( con chim) Còn lại :... con chim? Đáp số: 6 con chim. Bài 2 trang 149 Tóm tắt Bài giải Có : 8 ( quả bóng) Số bóng còn lại là : Đó thả: 3 quả bóng 8 - 3 = 5 ( quả bóng) 11 Còn lại:.... quả bóng? Đáp số: 5 quả bóng Bài 3 trang 149 Tóm tắt Bài giải Đàn vịt có : 8 con Trên bờ có là: ở dưới ao : 5 con 8 – 5 = 3 ( con vịt ) Trên bờ : ... con? Đáp số: 3 con vịt . Tiết 106 Luyện tập Bài 1,2 ( Tương tự tiết 105 ) Tiết 107 Luyện tập Bài 1,2 ( tương tự như trên ) Ngoài ra còn nhiều ví dụ khác. Bước 4: Kiểm tra lại bài giải Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 thường có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác. Ví dụ: Cũng có bài toán có chữ nhiều hơn như: Mẹ 36 tuổi, mẹ nhiều hơn con 30 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi? Có học sinh máy móc làm phép cộng vì thấy "nhiều hơn",được kết quả là 66 tuổi. Phần kiểm tra cách giải bài toán này sẽ giúp các em  hiểu được mình làm đúng hay sai. Tôi giúp các em phân tích bài toán qua thực tế cuộc sống như: Mẹ bao giờ cũng hơn tuổi con. Bài toán nói: Mẹ hơn tuổi con có nghĩa là con kém tuổi mẹ. Đến đây học sinh  có thể tìm cách giải dễ dàng hơn - sau đó so sánh tuổi con với mẹ xem đã hợp lí chưa. Nhờ phần kiểm tra mà học sinh lớp tôi ít nhầm lẫn trong các dạng toán này. 2.3.3. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học: Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh tiểu học là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn”. Đồ dùng thiết bị dạy học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cực kỳ cần thiết khi dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một. Cũng trong cùng một bài toán có lời văn, nếu chỉ dùng lời để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa vất vả tốn công, vừa không hiệu quả và sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với dùng đồ dùng thiết bị, tranh ảnh, vật thực để minh hoạ. Chính vì vậy rất cần thiết phải sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học để dạy học sinh “Giải bài toán có lời văn”. Trước mỗi giờ toán tôi thường nghiên cứu kĩ bài toán tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài như các nhóm đồ vật, các mẫu hình, tranh vẽ. Mỗi học sinh có 1 hộp hình học toán. theo yêu cầu của giáo viên học sinh được rèn luyện các thao tác trên tập hợp các nhóm đồ vật, các mẫu hình. Hiện nay bộ đồ dùng trang bị đến từng lớp đã có khá nhiều các đồ dùng mẫu vật cho việc sử dụng dạy “Giải toán có lời văn” song vẫn là thiếu nếu giáo viên thực sự có trách nhiệm. Mỗi nhà trường cần có kế hoạch mua bổ xung, từng tổ khối, cá nhân giáo viên cần sưu tầm, làm thêm các thiết bị như: vật thực, tranh ảnh… làm đồ dùng, dùng chung và riêng cho từng lớp. 12 Một điều hết sức quan trọng là một số giáo viên còn ngại, hoặc lúng túng sử dụng đồ dùng dạy học khi giảng dạy nói chung và khi dạy “Giải toán có lời văn” nói riêng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần có ý thức chuẩn bị sử dụng đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Cần cải tiến nội dung sinh hoạt chuyên môn để đảm bảo việc thống nhất sử dụng đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong năm học qua, với những biện pháp như đã trình bày trên trong học tập môn toán nói chung và cụ thể phần giải bài toán có lời văn của các các em đó có nhiều tiến bộ trong trình tự làm bài cũng như cách trình bày. Phần lớn các em đó biết tóm tắt bài một cách đầy đủ, ngắn gọn và linh hoạt Việc ghi lời giải không còn lúng túng, lặp lại hoặc rườm rà. Thực hiện phép tính đúng, ghi đáp số đầy đủ theo yêu cầu. Kết quả học tập môn Toán của lớp phụ trách trong năm học 2017 - 2018 được thống kê theo bảng: Các lần khảo sát Đầu kì II Sĩ Lớp số HS viết đúng câu lời giải SL TL HS viết đúng phép tính SL TL HS viết đúng đáp số HS viết đúng cả 3 bước trên SL TL SL TL 1A 43 19 44,2% 22 51,2% 24 55,8% 19 44,2% Giữa kỳ II 1A 43 28 65,1% 31 72,1% 34 79,1% 28 65,1% Cuối kì II 43 38 88,4% 37 86,0% 39 90,7% 37 86,0% 1A 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Qua việc nghiên cứu và áp dụng những giải pháp trong giảng dạy phần giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, tôi thấy giải toán có lời văn ở lớp 1 không khó ở việc viết phép tính và đáp số mà các em thường gặp khó khăn ở câu lời giải của bài toán. Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm sáng kiến thì tôi thấy học sinh đã biết viết câu lời giải với kết quả rất cao, dẫn tới việc học sinh đạt tỉ lệ cao về hoàn thiện bài toán có lời văn.Vì vậy theo nhận định của bản thân tôi thì kinh nghiệm sáng kiến này có thể áp dụng và phổ biến nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh về việc giải toán có lời văn. Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 mà tôi đó áp dụng giúp học sinh hoàn thiện một bài giải đủ 3 bước: câu lời giải + phép tính + đáp số là vấn đề đang được các đồng chí giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 rất quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp học sinh lớp 1 viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra. Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm sáng kiến mà bản thân tôi đó vận dụng vào trong quá trình dạy và đạt kết quả tương đối khả quan. Đạt được kết quả như trên là một quá trình với những suy nghĩ trăn trở trong việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung và trong đó có giải bài toán có lời văn. Trong quá trình công tác giảng 13 dạy bản thân đó nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, hướng dẫn thiết kế bài giảng, tham gia các đợt bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn. Về phía học sinh tôi luôn quan tâm theo dõi, phân loại học sinh một cách chính xác để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh, nắm được những sai sót mà học sinh thường mắc phải trong quá trình làm bài để nhắc nhở khắc phục kịp thời. Ngoài ra để nâng cao kết quả học tập nhất là đối với những học sinh yếu kém đó cú sự quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh cùng nhau thống nhất các biện pháp trong việc quản lí giáo dục học sinh. Bên cạnh đó trong công tác giảng dạy luôn được sự quan tâm góp ý giúp đỡ của các đồng chí đồng nghiệp cùng với những suy nghĩ đúc kết, rút ra từ thực tế giảng dạy trong những năm qua đó hình thành những kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 1 giải bài toán có lời văn 3.2. Kiến nghị: Thực tế cho thấy chương trình môn toán lớp 1 cũng nặng ở một số bài, một số tiết về “Giải toán có lời văn”. Phần thời gian dành cho “Giải toán có lời văn” thường ở cuối tiết nên làm cho nội dung này phải thực hiện một cách vội vàng, chưa hợp lý. - Học sinh lớp 1 còn có những vướng mắc về từ ngữ nên đó là một khó khăn trở ngại đối với giáo viên trong dẫn dắt gợi mở cho học sinh. Chúng tôi rất mong nhà trường, phòng giáo dục đào tạo thành phố tạo điều kiện cho chúng tôi những buổi trao đổi kinh nghiệm với những chuyên đề thiết thực về “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 và các khối lớp khác trong cấp Tiểu học để bổ trợ cho chúng tôi vốn kinh nghiệm chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh thần đổi mới. Trên đây là những giải pháp tuy còn đơn sơ và cần bổ sung thêm song đó là những điều mà bản thân đã thực hiện và có hiệu quả nên tôi mạnh dạn nêu ra để chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự gúp ý của các đồng chí đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, tôi xin trân thành cảm ơn. Thanh Hoá, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết Nguyễn Thị Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 - Phương pháp dạy toán ở Tiểu học - Tác giả Đỗ Huy Hiệu, Trần Đình Hoan - Những vấn đề về cơ sở của phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học - Tác giả : Hà Sỹ Hồ. - Sách giáo khoa, sách hướng dẫn thiết kế bài giảng. DANH MỤC 15 CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN TT Tên đề tài SKKN 1. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh lớp 1 giải bài toán có lời văn. 2. Một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. 3. Một số giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Kết quả Cấp đánh đánh giá giá xếp loại xếp loại (Phòng, Sở, (A, B, Tỉnh...) hoặc C) Phòng GD&ĐT C Thành phố Thanh Hóa Phòng GD&ĐT A Thành phố Thanh Hóa Ngành GD&ĐT C Thanh Hóa Năm học đánh giá xếp loại 2012 - 2013 2014 - 2015 2014 - 2015 ---------------------------------------------------- 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan