Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường otc ở việt nam...

Tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường otc ở việt nam

.DOCX
99
408
126

Mô tả:

Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam LỜI MỞĐẦU Thị trường chứng khoán là nơi luân chuyển và phân bổ các nguồn vốn từ khu vực có lợi nhuận thấp sang khu vực có lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho các nguồn vốn được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Do đó, khi vốn đã trở thành một loại hàng hoáđặc biệt, phát triển thị trường chứng khoán là việc rất cần thiết để phát triển nền kinh tế hàng hoá. Thị trường chứng khoán được hình thành và phát triển bắt đầu từ nhu cầu tự phát về trao đổi và sau đóđược phát triển với quy mô lớn dần về phương thức giao dịch, quản lý cũng ngày càng chặt chẽ hơn. Thị trường chứng khoán bao gồm hai loại thị trường: thị trường giao dịch các loại chứng khoán được cấp giấy phép niêm yết (thị trường chứng khoán tập trung) và thị trường giao dịch các chứng khoán của công ty vừa và nhỏ không hoặc chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung (thị trường giao dịch phi tập trung). Sự kết hợp giữa hai loại thị trường này sẽ tạo thành một hệ thống thị trường chứng khoán khá hoàn chỉnh, rộng lớn, sôi động và linh hoạt. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) đãđi vào hoạt độngđược 8 năm; hàng hoá trên thị trường tuy đãđược bổ sung nhưng vẫn còn khá nghèo nàn; các điều kiện chặt chẽ còn là những cản trở lớn đến việc được tham gia niêm yết khi đại bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước trong diện cổ phần hoáđều là những doanh Nguyễn Hoàng - CKB - K7 1 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết của thực tế, với sự cố gắng học hỏi của bản thân vàđược sự giúp đỡ của các thầy cô giáo đặc biệt làTh.sĩ Nguyễn Thanh Phương, em chọn đề tài “Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam” nhằm mục đích nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thành lập thị trường chứng khoán phi tập trung của một số nước trên thế giới qua đó lựa chọn một mô hình và các giải pháp thích hợp cho việc thành lập thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam. Ngoài phần mởđầu và kết luận, báo cáo được chia làm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về OTC Chương II: thực trạng hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam và kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới Chương III : Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Nguyễn Hoàng - CKB - K7 2 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I MỘTSỐVẤNĐỀLÝLUẬNCƠBẢNVỀ OTC I.CƠBẢNVỀTHỊTRƯỜNGOTC: Thuật ngữ OTC - nghĩa là giao dịch “ngoài quầy” theo cách diễn đạt nguyên thuỷ - xuất hiện khi các chứng khoán vẫn còn được giao dịch một cách thủ công. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền thông và vi xử lý, thị trường OTC hiện đại đã thoát ly xa khỏi các quầy và hoạt động theo một cơ chếđược tổ chức với sự trợ giúp về kỹ thuật điện tử rất tinh vi, có khả năng kết nối trên quy mô rộng lớn giữa các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán với nhau, nhưng thuật ngữ OTC vẫn được dùng để mô tả các hoạt động mua bán các chứng khoán không được tham gia trên sở giao dịch. Nguyễn Hoàng - CKB - K7 3 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Như vậy, thị trường OTC là một thị trường có tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật, nó khác biệt hoàn toàn so với thị trường “chợđen” - là thị trường tự phát và không cóđiều chỉnh của pháp luật. Có thể nói thị trường OTC có một sốđặc điểm sau: - Các giao dịch có thểđược tiến hành ở mọi nơi do thị trường OTC không có sàn giao dịch tập trung hay có thể nói các giao dịch được tiến hành thuận lợi hơn so với giao dịch trên TTGDCK. - Các giao dịch có thểđược tiến hành trực tiếp giữa người mua và người bán dựa trên sự thương lượng về giá cả, số lượng và phương thức thanh toán. Nguyễn Hoàng - CKB - K7 4 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam - Thị trường OTC không giới hạn số lượng thành viên giao dịch như trên SGDCK. Tuy nhiên, thị trường OTC được phát triển thành một hệ thống có tổ chức và gần giống với SGDCK ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản. Thị trường chứng khoán phi tập trung có mối liên hệ chặt chẽ với Sở Giao dịch chứng khoán. Trong các giai đoạn phát triển ban đầu, thị trường OTC có chức năng như là một nhánh của Sở Giao dịch chứng khoán. Trong quá trình phát triển, nó sẽ vừa có sự cạnh tranh (nhưng không loại trừ) và vừa có sự hợp tác liên hệ với SGDCK để có thể tương trợ lẫn nhau phát triển và góp phần lớn đến sự phát triển về số lượng và chất lượng của thị trường vốn. Có thể khái quát các chức năng của thị trường OTC như sau: - Đóng vai trò chuẩn bị ban đầu cho Sở Giao dịch chứng khoán, cung cấp các cổ phiếu không niêm yết với khả năng thanh khoản cao và giới thiệu các cổ phiếu đã hội đủ các tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán. - Đóng vai trò bổ trợ cho SGDCK thông qua việc cung cấp các lô lẻ cổ phiếu, đình chỉ và tạm ngưng giao dịch các cổ phiếu. - Cùng với Sở Giao dịch chứng khoán, giữ cho giá cả dao động ở mức thấp nhất thông qua việc kiểm tra chéo thông tin giá cả của các cổ phiếu. Nguyễn Hoàng - CKB - K7 5 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam II. VAITRÒVÀTÁCĐỘNGCỦA OTC ĐỐIVỚINỀNKINHTẾ 1. Những tác động tích cực của OTC Thị trường chứng khoán (Thị trường chứng khoán tập trung và thị trường OTC) là một thể chế tài chính bậc cao mà hoạt động của nó thông qua các giao dịch cụ thể là mua bán, trao đổi cổ phiếu, trái phiếu với nhiều loại hình khác nhau, phù hợp với tâm lý muôn vẻ của người dân, qua đó cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, ngân hàng và Chính phủ huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư và phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán ra đời là một bước phát triển cao và hoàn thiện của thị trường vốn, đồng thời nó cũng trở thành một công cụ quan trọng của thị trường vốn. Công cụ này có những lợi thế rất căn bản so với các công cụ khác (thị trường ngầm hoặc thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng), cụ thể là: Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC có tính thanh khoản rất cao nên việc hình thành thị trường này sẽ thoả mãn được nhu cầu của người có vốn và người cần có vốn. Tâm lý của người có vốn là muốn để vốn ở nơi vừa có thể sinh lợi nhuận cao nhưng lại vừa có thể dễ dàng rút vốn về khi cần thiết. Còn người cần có vốn lại muốn huy động vốn với thời hạn dài, ổn định và với chi phí thấp. Nếu gửi ngân hàng thì các yêu cầu trên không thể thoả mãn được cùng một lúc. Song, nếu mua chứng khoán trong điều kiện đã có thị trường chứng khoán, nhất là thị trường OTC, thì hai yêu cầu trên sẽđược thoả mãn: người sử dụng Nguyễn Hoàng - CKB - K7 6 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Ngoài ra, trong quá trình vận hành của nền kinh tế, luôn xuất hiện một số quỹ có vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi như quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi, quỹ tương hỗ. Hoạt động tách biệt giữa các khoản thu và chi của các loại quỹ này đã dẫn đến việc thường xuyên có một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi. Để tránh tình trạng “vốn chết” trong qúa trình vận hành, các tổ chức quản lý quỹ này thường gửi vào ngân hàng lấy lãi hoặc tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhằm tạo ra khả năng sinh lời cao hơn. Thị trường OTC tạo ra nhiều cơ hội đầu tư khác nhau, với những mức độ rủi ro khác nhau, có thể thoả mãn được yêu cầu của tất cả các đối tượng trong xã hội. Các công ty vừa và nhỏ có thể tham gia huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh v.v trong khi các nhàđầu tư (người có vốn) cũng tiếp cận nhanh hơn với các đối tượng cần vốn và cơ chế giải phóng vốn thông thoáng, dễ dàng hơn. Đó là vì các công cụ thị trường chứng khoán rất đa dạng với nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu khác nhau (cả về thời gian, tính chất và mức độ an toàn cũng như quy mô). Thị trường OTC cùng với thị trường chứng khoán tập trung tạo thành một hệ thống đánh giá giá trị doanh nghiệp và nền kinh tế một cách tổng hợp nhất, chính xác nhất (kể cả giá trị vô hình và hữu hình) thông qua cung cầu, giá cả và chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từđó cũng tạo ra môi trường cạnh tranh rất mạnh Nguyễn Hoàng - CKB - K7 7 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam So với thị trường chứng khoán tập trung, thị trường OTC có cơ chế rộng mởhơn nên cũng dễ dàng huy động vốn hơn và tính thanh khoản của các loại chứng khoán trên thị trường này cũng cao hơn. Thông qua cơ chế hoạt động của thị trường OTC, Chính phủ cũng có thể huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế. Ở nhiều nước có thị trường chứng khoán phát triển, các chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung thì cũng được tham gia vào thị trường OTC, nhất là các chứng khoán của Chính phủ (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương...). Nhà nước nào cũng có nhiệm vụổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái trước hết phụ thuộc vào các chính sách và các biện pháp kinh tế của Chính phủ. Ngân sách Nhà nước càng lớn mạnh thì khả năng thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh tế càng dễ dàng. Thông tin qua thị trường chứng khoán, Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức của Chính phủ có thể phát hành các loại trái phiếu Nhà nước bán cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế xã hội để có tiền bùđắp thiếu hụt ngân sách hoặc có vốn để xây dựng các công trình công cộng, các dựán của Nhà nước... Các doanh nghiệp nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì cũng có thể phát hành trái phiếu để vay vốn trên thị trường sơ Nguyễn Hoàng - CKB - K7 8 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Cũng như thị trường chứng khoán tập trung, thị trường OTC cũng là một trong những công cụ kiểm soát và huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài có vị trí và vai tròđặc biệt quan trọng đối với các nước có nền kinh tếđang phát triển. Trên thực tế, các khoản vốn đầu tư từ nước ngoài thường được thu hút dưới hai hình thức, đó làđầu tư trực tiếp thông qua các dựán sản xuất kinh doanh, vàđầu tư gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. Cả hai loại hình này nếu như không có TTCK thì sẽ không phát huy hết được hiệu quả của nó. Bản thân các nhàđầu tư nước ngoài khi xem xét về khía cạnh môi trường đầu tư, họ thường tính đến khả năng sinh lợi, khả năng hoàn vốn cũng như khả năng chuyển đổi sở hữu khi thấy cần thiết vàđiều đó chỉ có thể thực hiện được khi có thị trường chứng khoán, nơi luôn tạo ra sự chu chuyển cho các luồng vốn đầu tư (chuyển hoá tư bản từ trạng thái này sang trạng thái khác) và cung cấp các thông tin một cách chính xác nhất để tìm hiểu các đối tác đầu tư. Việc tham gia của nhàđầu tư nước ngoài còn được thể hiện thông qua việc mua trực tiếp các chứng khoán là các cổ phiểu, trái phiếu của các công ty trong nước và việc tham gia vào các công ty chứng khoán liên doanh hoặc công ty chứng khoán 100% vốn nước Nguyễn Hoàng - CKB - K7 9 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Bên cạnh việc tạo ra sân chơi cho các công ty vừa và nhỏ không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên SGDCK, thị trường OTC cũng tạo tiền đề cần thiết để các chứng khoán hội đủ các điều kiện sẽđược niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. 2. Những mặt hạn chế của OTC Thị trường chứng khoán có tác dụng tích cực là công cụ huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu mà hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nó cũng có những nét hạn chế nhất định, có thể gây ra những hậu quả khó có thể lường hết được, làm ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, người ta thường ví thị trường chứng khoán như con dao hai lưỡi, biết sử dụng thì sẽ mang lại rất nhiều sự tiện lợi nhưng ngược lại không biết cách sử dụng và phát huy hiệu quả thì có thể gây rối loạn trong nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay, nó có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính mang tầm quốc gia, khu vực và thế giới. Trong đó, những biểu hiện tiêu cực trên thị trường chứng khoán thường thấy như: Nguyễn Hoàng - CKB - K7 10 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Yếu tốđầu cơ dễ gây ảnh hưởng dây chuyền làm cho giá cổ phiếu có thể tăng đột biến và giả tạo. Sự kiện này càng dễ xảy ra và trở nên rất nguy hiểm khi có nhiều người cấu kết với nhau đểđồng thời mua vào hay bán ra một loại chứng khoán nào đó. Sự cấu kết giữa những người đầu cơđó sẽ tạo ra một sự khan hiếm hay thừa thãi giả tạo làm cho giá chứng khoán có thể tăng lên hay giảm xuống một cách đột ngột, gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường. Hiện tượng giao dịch nội gián thường xảy ra trên thị trường chứng khoán. Một cá nhân nào đó lợi dụng việc nắm bắt, tiếp xúc được với những thông tin nội bộ cũng như các thông tin quan trọng khác, không được phép công bố của doanh nghiệp và sử dụng các thông tin đó cho giao dịch nhằm thu lợi bất chính thìđược gọi là giao dịch nội gián. Thị trường chứng khoán là nơi chứa đựng các thông tin nhiều chiều, trong đó có các thông tin từ nội bộ công ty cũng như các thông tin từ sở giao dịch, có thông tin chính thức được phổ biến và có thông tin chưa được phép phổ biến. Hoạt động giao dịch nội gián được xem là một hành động phi đạo đức về mặt thương mại, vì một Nguyễn Hoàng - CKB - K7 11 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Thông tin sai sự thật: Việc thông tin sai sự thật về hoạt động của công ty cũng như các chứng khoán giao dịch trên thị trường, tạo ra sự hoảng loạn của thị trường, dẫn đến tình trạng bán ồạt một loại chứng khoán nào đó với giá quá thấp làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó phục vụ cho mục tiêu, ýđồ phá hoại công ty hoặc mua vào các chứng khoán với giá thấp để nắm giữ , thao túng hoặc thâu tóm công ty. Việc phao tin đồn gây bất lợi cho các nhàđầu tư chân chính thường được gắn liền với các hoạt động nhưđầu cơ, trục lợi, lũng đoạn thị trường. Ngoài ra, cũng cần xét đến yếu tố chính trị tác động bên ngoài do phá hoại thị trường và biến động dây chuyền từ các Sở Giao dịch chứng khoán. Thông tin sai sự thật cũng là một trong các hành vi bị cấm trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Dễ huy động vốn, đồng thời cũng dễ bị rút vốn ồạt gây nên khủng hoảng thị trường: Cơ chế vận hành thị trường chứng khoán cho phép các nhàđầu tư có thể tiến hành đầu tư một cách nhanh chóng, tuy nhiên các đối tượng đầu tư cũng hàm chứa một tính lỏng rất cao (việc rút vốn nhanh), nhất là trên thị trường OTC. Chính Nguyễn Hoàng - CKB - K7 12 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Tuy nhiên, khi có những xu hướng biến động bất lợi cóảnh hưởng đến giá chứng khoán, các nhàđầu tư lại bán tống, bán tháo các loại chứng khoán nhằm thu hồi vốn, bảo vệ lợi ích đầu tư vàđồng vốn, điều này trong thực tếđã gây ra không ít trường hợp làm thị trường hoảng loạn và có thể dẫn đến sụp đổ. Bài học thực tế qua ba lần khủng hoảng thị trường chứng khoán quốc tế (1929, 1987 và 1997) là một minh chứng điển hình cho việc rút vốn ồạt dẫn đến khủng hoảng thị trường chứng khoán. IV. CÁCNGUYÊNTẮCHOẠTĐỘNGCƠBẢNCỦA OTC Về bản chất, chứng khoán là “tư bản giá”, khác hẳn so với các loại hàng hoá thông thường khác, do đó, thị trường chứng khoán là một loại thị trường đặc biệt, tuy có rất nhiều người tham gia nhưng lại có rất ít người có khả năng phân tích và xác định được giá cả của chứng khoán trên thị trường, nhất làđối với thị trường OTC. Chính vì vậy, mọi sự cấu kết hoặc mua bán nội gián xảy ra sẽ gây tác hại rất lớn cho người đầu tư và cho nền kinh tế. Để hạn chế khiếm khuyết trên, tất cả các thị trường OTC đều đưa ra những nguyên tắc hoạt động. Trong đó, có một số nguyên tắc đãđược tiêu chuẩn hoá và trở thành chuẩn mực quốc tế, đó là: 1. Nguyên tắc công khai Nguyễn Hoàng - CKB - K7 13 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Bản thân các công ty có chứng khoán niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin theo định kỳ, tức thời và thông tin theo yêu cầu một cách trung thực vàđầy đủ cho các nhàđầu tư, ví dụ trong trường hợp công ty phát hành có những thay đổi như: Thay đổi tên hay địa chỉ của trụ sở chính; tăng hay giảm vốn; Khi hoáđơn, séc đã phát hành hết hạn hay khi các giao dịch với ngân hàng bịđình chỉ; Khi các vụ kiện tụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý công ty, ảnh hưởng không tốt đến công ty; Sát nhập với một công ty khác; Các hoạt động kinh doanh bịđình chỉ... Ngoài ra các tổ chức phát hành phải nộp các báo cáo định kỳ như báo cáo kinh doanh, báo cáo kiểm toán, danh sách cổđông. 2. Nguyên tắc trung gian Giao dịch mua bán chứng khoán qua thị trường OTC cũng tuân theo các nguyên tắc chung về thị trường chứng khoán đó là phải qua các trung gian thị trường, tức là qua các công ty môi giới chứng khoán; còn giá giao dịch được hình thành theo nguyên tắc thoả thuận. Nguyên tắc trung gian là căn bản cho việc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán tập trung Nguyễn Hoàng - CKB - K7 14 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Đối với các nhà môi giơí trung gian, họđược hưởng hoa hồng trên cơ sở môi giới giao dịch cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng hoàn toàn các dịch vụ từ nhà môi giới (môi giới trọn gói), trên cơ sở các nhà môi giới cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng khoán cho khách hàng, nhưđại diện cho khách hàng để thương lượng, mua bán chứng khoán, thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán, nhận chi trả cổ tức cho khách hàng, và có thểđáp ứng cho khách hàng trong các nghiệp vụ mua trước, bán sau (giao dịch bảo chứng), hoặc liên quan đến vấn đề tư vấn, lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán. Ngoài ra các trung gian môi giới cũng có thể chỉ nhận môi giới một phần dịch vụ các nhàđầu tư yêu cầu, như việc chỉ làm trung gian mua bán một số loại chứng khoán nào đó mà thôi. Nguyễn Hoàng - CKB - K7 15 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam 3. Nguyên tắc thực hiện công bằng Các chuyên gia chứng khoán và các nhà tạo lập thị trường trên thị trường OTC đều là những người được tiếp cận với các thông tin đặc biệt do họ thường xuyên tiếp cận trực tiếp với các thông tin trên sổ lệnh, vì vậy họ có nhiều khả năng là những đầu mối làm “rò rỉ” thông tin khi có sự biến động thị trường. Nếu không bị cấm, các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường có thể sử dụng các thông tin này (bao gồm các thông tin nội bộ) để thực hiện kinh doanh cho chính mình nhằm thu lợi nhuận. Do vậy, những đối tượng này Nguyễn Hoàng - CKB - K7 16 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam V. CÁCĐỐITƯỢNGTHAMGIA OTC Những nguyên tắc hoạt động trên đòi hỏi việc mua bán chứng khoán trên thị trường OTC không chỉđơn thuần là quan hệ giữa người mua và người bán, mà phải có sự tham gia của một sốđối tượng khác, trước hết là người làm trung gian, môi giới và người tổ chức việc mua bán, định giá. Đồng thời, đểđảm bảo sự an toàn của thị trường, sự tham gia, quản lý giám sát của Nhà nước đối với thị trường chứng khoán là hết sức quan trọng. Như vậy, có thể thấy thị trường OTC bao gồm một sốđối tượng tham gia cơ bản như sau: 1. Hàng hoá cho thị trường Việc buôn bán chứng khoán trên các SGDCK bị giới hạn trong những chứng khoán của các công ty lớn với những điều kiện niêm yết quy định khá chặt chẽ.Còn thị trường OTC tiến hành buôn bán nhiều loại chứng khoán khác nhau, bao gồm: các cổ phiếu của các công ty cổ phần, công ty bảo hiểm, các chứng khoán của Chính phủ vàđịa phương, cổ phiếu của các quỹ tương hỗ v.v. Hầu như tất cả các chứng khoán được phát hành đều được buôn bán trên thị trường OTC. Sau đó, một số chứng khoán mới được niêm yết và buôn bán trên các sở giao dịch chứng khoán. Số còn lại sẽ vẫn tiếp tục buôn bán trên thị trường OTC. 2. Các nhà môi giới và các nhà tạo giá Nguyễn Hoàng - CKB - K7 17 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Việc này được gọi là tạo ra một giá thị trường (thuật ngữ: to make a market) cho chứng khoán. Khi đã chào giá như vậy, họ sẽ sẵn sàng thực hiện mua hoặc bán với số lượng được nêu bằng chính tài khoản của công ty họ. Không giống như thị trường sàn giao dịch, nơi mà mỗi chứng khoán chỉ duy nhất có một chuyên gia tạo giá, trong thị trường OTC số lượng nhà tạo giá cho một chứng khoán có thể nhiều hơn. Một công ty hay cá nhân muốn làm một nhà tạo giáđối với một chứng khoán nào đó, họ cần phải đáp ứng một yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn. Trong đó, thường có hai điều kiện tiên quyết là: - Phải đăng ký vàđãđược công nhận là thành viên của tổ chức chủ quản thị trường OTC. - Phải đáp ứng giá trị vốn thuần tối thiểu đối với từng loại thị trường chứng khoán được giá, đồng thời duy trì mức đó suốt quá trình hoạt động. Nguyễn Hoàng - CKB - K7 18 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam - Phải cung cấp liên tục giá nêu từ hai phía mua và bán (two sided quotations) đối với CK được uỷ nhiệm tạo giáđể duy trì thị trường. - Phải sẵn sàng thực hiện giao dịch ít nhất là một đơn vị giao dịch (thường là một lô tròn 100 cổ phần) với giáđược nêu của mình. - Phải đảm bảo rằng các giá nêu trên là hợp lý so với giá thị trường của chứng khoán trong cuộc. - Tôn trọng triệt để các giới hạn chênh lệch tối đa cho phép. - Báo cáo hàng tháng các dữ liệu giao dịch và các thông tin khác theo quy định về giao dịch chứng khoán và yêu cầu chủ quản. - Thống kê và báo cáo lượng giao dịch (theo ngày) đối với chứng khoán được tạo giá. - Mẫn cán thực hiện các nhiệm vụ liên tục trong thời gian làm việc hàng ngày. Cơ chế tạo giáđối với một chứng khoán theo cách cùng lúc có sự tham gia của nhiều công ty, cộng với sự tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu trên đây, sẽ cung cấp cho thị trường một giá tốt nhất, đảm bảo sựđiều hoà liên tục và cần thiết cho thị trường. Nguyễn Hoàng - CKB - K7 19 Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Nhà tạo lập thị trường là người thực hiện chức năng duy trì thị trường cho một loại chứng khoán. Chẳng hạn, đối với chứng khoán A là chứng khoán không niêm yết vàđược mua bán trên thị trường phi tập trung (OTC). Nhà tạo lập thị trường là người đặt ra mức giá bán chứng khoán A cho bên mua với sự thách giá trên cơ sở tương ứng với mức giá mà bên bán (khách hàng của họ) yêu cầu. Sau khi nhàđầu tưđặt lệnh mua bán chứng khoán A trên thị trường OTC, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này tới nhà kinh doanh (thuộc bộ phận kinh doanh của công ty môi giới). Nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm người có thể bán số chứng khoán A (nhà môi giới bên bán). Lúc này, nhà môi giới bên bán đóng vai trò là người tạo lập thị trường cho chứng khoán A. Trên thực tế có nhiều nhà môi giới sẵn sàng bán chứng khoán A và như vậy sẽ có rất nhiều nhà tạo lập thị trường đối với chứng khoán A tương đương với các mức “thách giá” khác nhau. Nhà kinh doanh bắt đầu tiến hành thương lượng về giá cả của chứng khoán A với các nhà tạo lập thị trường để có thểđạt được mức giá tối ưu. Giao dịch sẽđược thực hiện khi nhà kinh doanh tìm được nhà tạo lập thị trường bán số chứng khoán A với mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà môi giới đãđăng kýđều là những nhà tạo lập thị trường. Để có thể trở thành một nhà tạo lập Nguyễn Hoàng - CKB - K7 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan