Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Mot so chu y khi giai bt hno3...

Tài liệu Mot so chu y khi giai bt hno3

.DOC
2
73
70

Mô tả:

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ HNO3 Khi cho hỗn hợp các chất ( kim loại, muối, oxit, phi kim) vào dung dịch HNO3 ( hoặc gián tiếp tạo môi trường H+ + NO3­) thì có thể đưa ra một số dự đoán từ đề như sau : 1. Khi trong sản phẩm khí có sinh ra H2 thì trong dung dịch sản phẩm không còn NO3­ nữa. (Trừ trường hợp hỗn hợp đầu có chứa kim loại kiềm) 2. Khi d của khí bé hơn 28 thì trong khí có H2. 3. Khi có sắt hoặc các hợp chất của sắt tham gia phản ứng thì trừ khi có các điều kiện đề cho:  HNO3 dư, dung dịch không chứa Fe2+ hoặc Fe3+,... ta mới được kết luận là tồn tại 1 dạng ion  của Fe; các trường hợp còn lại đều phải cho là có cả 2 ion. 4. Khi có kim loại từ Zn trở về trước trong dãy điện hóa tham gia phản ứng thì ta luôn phải cho là trong dung dịch sản phẩm có NH4+. Việc có hay không có ion NH4+ đề thường không đề cập,  nhưng mà khi ta giải không có NH4+ thì có thể sai. ( Tốt nhất là ta nên giả sử tất cả các bài toán có kim loại tham gia phản ứng thì đều có NH4+, nếu không có thì giải ra 0 thôi,nhưng mà theo  kinh nghiệm của mình thì thường là Zn trở về trước và có khi là Fe; ngoài ra các kim loại khác  thì không cho ra NH4+ đâu ). 5. Lưu ý phân tử của các sản phẩm khí sinh ra, có nhiều bài nếu đánh giá được điểm đặc biệt  trong sản phẩm khí thì giải ra rất nhanh và hạn chế được tính toán. 6. Lưu ý phản ứng cho AgNO3 vào dung dịch sau phản ứng, cũng lưu ý các tác nhân tạo tủa,  đặc biệt lưu ý phản ứng nung muối nitrat. 7. Quan trọng hơn hết là phải thuần thục các định luật bảo toàn, khi người ra đề xây dựng đề thì các ĐLBT chính là nền tảng còn khi ta giải bài thì các đlbt chính là chìa khóa phá vỡ bài toán.  Không riêng bài toán HNO3 mà các bài toán hóa khác cũng vậy. Các bán phản ứng oxi hóa khử: 2H+ + NO3­ + 1e ­­> NO2 + H2O 4H+ + NO3­ + 3e ­­> NO + 2H2O 10H+ + 2NO3­ + 8e ­­> N2O + 5H2O 12H+ + 2NO3­ + 10e ­­> N2 + 6H2O 10H+ + NO3­ + 8e ­­> NH4+ + 3H2O Nếu hỗn hợp có oxit kim loại, thì có thêm  O(2­) + 2H+ ­­> H2O Suy ra: 1) Số mol HNO3 phản ứng:  nHNO3 = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+ + 2nO(oxit kim loại) 2) Số mol NO3­ tạo muối (với kim loại): nNO3­ tạo muối = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4+ + 2nO(oxit kim loại) 3) Khối lượng muối sau phản ứng: mMuối = mKim loại + mNO3­(tạo muối với kim loại) + mNH4NO3 4) Số mol nước sinh ra: Trong trường hợp không có muối NH4+ thì: nHNO3 = 2.nH2O Chú ý: Trong trường hợp không có muối NO3­ thì tính khối lượng muối bằng tổng khối lương các ion. Các bài toán về HNO3 các em chỉ cần bảo toàn electron, nguyên tố, điện tích. Khi có mặt của các kim loại: Al, Mg, Zn thì đa số các bài tập khó sẽ có sự xuất hiện của ion  NH4+ Bảo toàn nguyên tố thường áp dụng cho các nguyên tố: kim loại; nitơ; lưu huỳnh; hidrô; oxi ion NO3­ có tính oxi hoá mạnh khi có mặt của H+ở một trong các dạng: HCl, H2SO4, HSO4­
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan