Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp về rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Một số biện pháp về rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 3

.PDF
19
9
147

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Phú-Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán THANH HOÁ NĂM 2016 1 MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG Trang A MỞ ĐẦU 1 I Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III Đối tượng nghiên cứu 1 IV. Phương pháp nghiên cứu 1 B. NỘI DUNG 2 I. Cơ sở lý luâ ̣n 2 II Thực trạng của vấn đề Đă ̣c điểm tình hình Thực trạng dạy - học các bài toán giải 2 2 2 3 1 2 3 4 C Kết quả của thực trạng trên Giải pháp và biê ̣n pháp thực hiê ̣n KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 4 13 I Kết luâ ̣n 13 II Kiến nghị 14 A. MỞ ĐẦU I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 Môn Toán đóng vai trò quan trọng, không chỉ cung cấp kiến thức toán học mà nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, đức tính chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động sau này. Trong quá trình dạy - học Toán thì dạy giải toán là hoạt động được chú ý nhiều nhất vì với Tiểu học nó chiếm khoảng thời gian khá lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình. Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học đồng thời rèn luyện cho học sinh tư duy lô gic, diễn đạt và trình bày một vấn đề toán học trong đời sống. Có thể nói nó góp phần hình thành nhịp cầu nối toán học trong nhà trường và ứng dụng toán học trong thực tiễn. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng. Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 3 là giải các bài toán có hai bước tính với các mối quan hê ̣ trực tiếp và đơn giản. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nô ̣i dung hình học.Cũng như các lớp trước yêu cầu của dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 chủ yếu là rèn kĩ năng về “phương pháp” giải toán ( cách đặt vấn đề, tìm hiểu đề, giải quyết vấn đề); rèn khả năng “diễn đạt”; Trình bày vấn đề bằng lời nói, bằng chữ viết cho học sinh. Vậy làm cách nào để học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất, nắm chắc bản chất của dạng toán, tìm tòi được cách giải phù hợp, từ đó, làm bài một cách độc lập, tích cực và hiệu quả là điều mà tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và trăn trở. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu kĩ bản chất của các bài toán giải ở lớp 3, tôi mạnh dạn đưa ra : "Mô ̣t số kinh nghiê ̣m về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3"với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu mô ̣t số sai lầm của học sinh lớp 3 thường mắc khi giải các bài toán có lời văn. Từ đó, tìm ra biê ̣n pháp giúp bản thân rút kinh nghiê ̣m vâ ̣n dụng linh hoạt các phương pháp , các hình thức dạy học. Từ dó, áp dụng các kỹ năng dạy học sinh giải toán sao cho phù hợp với từng bài dạy, với từng đối tượng học sinh để đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học Toán . III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Lớp 3 năm học 2015 - 2016 trường Tiểu học Quảng Phú. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u: -Nghiên cứu sách giáo khoa Toán lớp 3,Vở bài tâ ̣p Toán lớp 3. -Nghiên cứu tài liê ̣u sách giáo viên Toán lớp 3 và mô ̣t số phương pháp dạy học toán ở tiểu học và các tài liê ̣u khác. 2. Phương pháp quan sát 3. Phương pháp điều tra: thực hiê ̣n phỏng vấn điều tra, dự giờ để tìm hiểu... 4. Phương pháp so sánh : so sánh, đối chiếu kết quả của lớp thực nghiê ̣m với lớp khác cùng khối. 3 5. Phương pháp thống kê toán học: thống kê số liê ̣u, phân tích kết quả điều tra thực nghiêm. 6. Phương pháp thực nghiê ̣m... B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận : Trong quá trình dạy học hiện nay, ngoài công tác dạy – học theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kĩ năng cần đạt của môn học, thì việc rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 cần được chú trọng và quan tâm một cách chặt chẽ vì chủ yếu ở lớp 1, lớp 2 các em chủ yêu làm quen với cách giải các bài toán đơn. Ở lớp 3 học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán giải bằng hai bước tính, giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nô ̣i dung hình học ở mức đô ̣ khó hơn nên khả năng diễn đạt bài giải còn có nhiều hạn chế như sai ngữ pháp, chưa rõ ý, lủng củng. Có em chưa hiểu đề dẫn đến hiểu sai đề và làm lạc đề. Bản thân là giáo viên dạy lớp 3 tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp, biện pháp để giúp học sinh có thể hiểu và vận dụng kiến thức để giải các bài toán tốt hơn. II. Thực trạng của vấn đề dạy- học giải các bài toán giải ở lớp 3. 1.Đặc điểm tình hình: Năm học 2015 – 2016 Trường tiểu học Quảng Phú có 22 lớp, trong đó có 3 lớp 5; 5 lớp 4; 4 lớp 3; 5 lớp 2 và có 5 lớp1. Khối 3 được chia thành 5 lớp: 3A, 3B, 3C, 3D, 3Đ.Trong đó lớp chủ nhiệm là lớp 3A. 2.Thực trạng dạy- học các bài toán giải . a.Thực trạng dạy của giáo viên. Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học được hầu hết giáo viên trường Tiểu học Quảng Phú chúng tôi tích cực tham gia. Các đồng chí không những trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp mà còn tham khảo thêm các ý kiến hay trên mạng nên trong giờ học đã biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để học sinh hoạt động tích cực, tự tìm ra kiến thức mới. Trong việc giải toán, giáo viên đã hướng dẫn học sinh tìm tòi ra nhiều cách giải. Mặt khác, khi dạy các dạng toán điển hình, giáo viên chưa khai thác hết nội dung bài dạy, còn thụ động trong cách giải ở sách giáo khoa làm cho học sinh tiếp thu bài thụ động, máy móc. b.Thực trạng học giải toán của học sinh. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh có học lực trung bình và yếu rất ngại giải toán có lời văn. Mặt khác khả năng tư duy ở nhiều học sinh trung bình và yếu còn nhiều hạn chế, không có khả năng thiết lập các mối liên hệ giữa các đại lượng trong bài toán, gặp những bài tập biến dạng một chút là học sinh rất khó khăn. Một số học sinh chưa đọc kĩ đề bài, khả năng phân tích để xác định dạng toán chưa đúng, thiếu suy nghĩ về dữ kiện và điều kiện đưa ra trong bài toán, các em thường làm bài theo mẫu nên rất dễ quên. 3. Kết quả của thực trạng trên. 4 Thực trạng trên cho thấy chất lượng giảng dạy các bài toán giải cho học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh không nắm được cách giải và giải toán còn sai nhiều. Nhìn chung trong những năm học gần đây chất lượng môn toán nói chung và chất lượng môn Toán lớp 3 nói riêng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học đặt ra. Là một giáo viên nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy ở lớp 3, điều đó khiến tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh giải toán có lời văn được tốt hơn.Vì thế, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng giải toán của học sinh lớp 3A(lớp thực nghiệm do tôi phụ trách) và lớp 3B do cô Phượng phụ trách (đây là hai lớp có chất lượng tương đối đồng đều.) với đề kiểm tra như sau: Đề bài: ( thời gian 40 phút) Bài 1: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp con 6 lần.Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam ? Bài 2: Nhà Lan nuôi 24 con gà, mẹ đã bán đi 1 số gà đó. Hỏi nhà Lan còn lại 3 bao nhiêu con gà? Bài 3: Mẹ Hoa mua 4 gói kẹo và 1 gói bánh, mỗi gói kẹo cân nă ̣ng 180g và gói bánh cân nă ̣ng 355g. Hỏi mẹ Hoa đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ? Bài 4: Mô ̣t công ti dự định xây 45 ngôi nhà, đến nay đã xây được 1 5 số nhà đó. Hỏi công ti còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà nữa ? Cách đánh giá: Toàn bài cho 10 điểm. Bài 1: ( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm. Bài 2:( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm Bài 3:( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm. Bài 4:(2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm. Kết quả học sinh làm bài được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Chất lượng môn Toán đầu năm của hai lớp 3A và 3B Chất lượng Lớp 3A( 30HS) 3B( 29HS) Hoàn thành HT ở mức 1 ( Điểm 9-10) HT ở mức 2 ( Điểm 7-8) Chưa HT HT ở mức 3 ( Điểm 5-6) ứng với điểm dưới 5 2 6.7 10 33.3 11 36.7 7 23.3 3 10.3 10 34.5 11 38.0 5 17.2 Bảng 1 cho thấy kết quả giải toán có lời văn ở hai lớp 3A và 3B tương đối đồng đều . Cả hai lớp chất lượng giải toán có lời văn chưa cao, số lượng học sinh khá, giỏi còn hạn chế, số học sinh yếu vẫn còn nhiều. Từ thực tế dạy học 5 cũng như kết quả khảo sát trên, tôi rất trăn trở về chất lượng dạy và học toán hiện nay của lớp tôi cũng như các lớp khối 3 trường tôi, cần phải tìm ra một giải pháp để giải quyết tình hình trên. Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi dạy loại toán này. Nguyên nhân sai lầm do học sinh không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn thuật ngữ “gấp ” và “hơn ”. Khi giải bài toán học sinh chưa đọc kĩ đề bài, chưa hiểu đúng các dữ kiện của bài toán giữa cái đã cho và cái cần tìm. Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản. Sai lầm do học sinh còn lúng tung khi sử dụng từ ngữ để viết câu lời giải và chưa nắm vững các bước giải của bài toán để có biện pháp khắc phục.Vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán, đặc biệt là giải toán có lời văn, tôi đã mạnh dạn đưa ra "Mô ̣t số kinh nghiêm ̣ về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3" 4. Giải pháp và biện pháp thực hiện: Giải pháp giúp HS sữa chữa những sai lầm của học sinh trong quá trình làm các bài toán giải. Sai lầm của học sinh khi học toán là một hiện tượng phổ biến, cho đến nay trước những sai lầm của học sinh giáo viên thường cho rằng học sinh ít chú ý nghe giảng ở trên lớp, không chịu khó làm bài tập nên không nắm được kiến thức hoặc kiến thức không vững, không chắc ... mà ít người để tâm theo dõi, nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, có hệ thống, các nguyên nhân sai lầm về kiến thức, suy luận trong khi học toán có phần thuộc về tinh thần, thái độ học tập của học sinh nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Trong dạy học để ngăn ngừa hoặc hạn chế học sinh mắc sai lầm ta cần phải nghiên cứu nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó. “Bài toán giải bằng hai bước tính ở lớp 3 ” là một loại toán cần nhiều đến tư duy, bởi vì đề bài được nêu ra dưới hình thức có lời văn hoàn chỉnh. Vì vậy, để giải được học sinh cần phải tìm được sự liên quan giữa các đại lượng, các yếu tố đã học và yếu tố cần tìm của bài toán một cách lôgíc. Nói chung, nội dung được đưa ra trong đề toán đều gắn liền với thực tế hoạt động của các sự vật, các yếu tố cuộc sống để học sinh dễ liên hệ, nó mang tính chất đa dạng. Như vậy, đây là loại toán khó đối với học sinh ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em chưa tiếp xúc nhiều với cuộc sống. Bản chất các em còn rất hồn nhiên, ngây thơ, vì vậy, sự chú ý của học sinh tiểu học hướng ra bên ngoài chứ chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy, vào trí nhớ lôgic. Trí nhớ các em còn nhớ máy móc, nhớ dễ dàng đối với các hiện tượng, hình ảnh cụ thể hơn là các câu chữ trừu tượng, khô khan. Khi suy luận, các luận cứ lôgíc các em còn gắn nhiều với thực tế. Bởi vậy dạy các nội dung toán giải sao cho các em hứng thú và có được kỹ năng làm bài tập là việc làm cần nhiều công sức của người thầy. Việc rèn luyện, hình thành, củng cố kỹ năng giải toán của học sinh ở gần như chưa có. Chính vì vậy học sinh không thể tránh khỏi những khó khăn, sai lầm. Qua thực tế giảng dạy và khảo sát học sinh ở một số lớp tôi thấy sai lầm của học sinh khi giải các bài toán giải là do những nguyên nhân sau: 6 a- Sai lầm do học sinh không đọc kỹ đề bài, nhầm lẫn thuật ngữ “gấp ” và “hơn ” : Ví dụ 1: (BT1 -VBTT3 T60) : Một người có 50 quả trứng. Lần đầu bán 12 quả, lần sau bán 18 quả. Hỏi sau hai lần bán, người đó còn bao nhiêu quả trứng ? - Tìm hiểu đề toán: Bài toán cho ta biết những gì ? (Có 50 quả trứng, bán lần đầu 12 quả, lần sau bán 18 quả.) Bài toán yêu cầu ta phải làm gì ? (Còn lại bao nhiêu quả trứng) Tóm tắt đề bài toán Có 7 học sinh lớp 3A năm học 2015-2016 đã giải như sau: Bài giải: Sau khi bán, còn lại số quả trứng là: 50 - 12 = 38 (quả ) Người đó còn lại số quả trứng là: 38 + 18 = 56 (quả ) Đáp số: 56 quả trứng Còn đa số học sinh làm đúng bài toán với lời giải như sau: Bài giải: Số quả trứng người đó bán cả hai lần là: 12 + 18 = 30 (quả trứng) Người đó còn lại số quả trứng là: 50 - 30 = 20 (quả trứng) Đáp số: 20 quả trứng 7 học sinh mắc sai lầm trên đều do các em chưa đọc kỹ đề bài toán, một dữ kiện quan trọng của bài toán “Lần đầu bán 12 quả, lần sau bán 18 quả" Đây chỉ là một trong những ví dụ học sinh mắc sai lầm loại này. b- Khi giải bài toán học sinh chưa đọc kĩ đề bài, chưa hiểu đúng các dữ kiện của bài toán giữa cái đã cho và cái cần tìm Ví dụ 2: Bài tập 1 - trang 51 (SGK) Quãng đường từ nhà đến chợ huyện dài 5 km, quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài gấp 3 lần quãng đường từ nhà đến chợ huyện. Hỏi quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu ki - lô - mét ? Khi gặp bài toán trên học sinh rất lúng túng. Tôi tiến hành kiểm tra trên lớp 3A năm học 2015 - 2016 chỉ có một số ít học sinh giải bài toán này theo cách giải sau: Quãng đường từ Chợ huyện đến Bưu điện tỉnh dài số ki - lô - mét là: 5  3 = 15 (km) Quãng đường từ Nhà đến Bưu điện tỉnh dài số ki - lô - mét là: 5 + 15 = 20 (km) Đáp số: 20 km Một số học sinh khác do quen cách tính chỉ có một phép tính nên không viết được trọn vẹn lời giải. 7 Khi đã làm bài toán giải bằng một phép tính sang bài toán giải bằng hai phép tính có em áp dụng máy móc cách tính của bài toán giải bằng một phép tính c- Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản: Ví dụ 3: Bài 3 - trang 157 Một quãng đường dài 25 850 m, trong đó có 9850 m đường đã trải nhựa. Hỏi còn bao nhiêu ki- lô- mét đường chưa trải nhựa ? Với bài toán trên học sinh có thể tính được kết quả nhưng không để ý đến tên đơn vị đề bài mà chỉ để ý đến yêu cầu của bài bắt tìm gì ? và trong quá trình giải các em điền ngay tên đơn vị mà không qua bước đổi đơn vị đo Có 15 học sinh đã giải như sau: Còn lại số mét đường chưa trải nhựa là : 25 850 - 9850 = 16 000 (km) Đáp số: 16 000 km Chỉ có 13 em có lời giải và kết quả đúng như sau: Bài giải: Số ki- lô- mét đường chưa trải nhựa là : 25 850 - 9850 = 16 000 (m) Đổi : 16 000 m = 16 km Đáp số: 16 km 15 học sinh mắc sai lầm trên đều do các em chưa đọc kỹ đề bài toán, một dữ kiện quan trọng của bài toán “Bài toán cho biết quãng đường dài theo đơn vị là mét nhưng yêu cầu đi tìm đoạn đường còn lại theo đơn vị là ki- lô- mét”. d- Sai lầm do học sinh còn lúng tung khi sử dụng từ ngữ để viết câu lời giải và chưa nắm vững các bước giải của bài toán. Ví dụ 4: Bài 4 - VBTT3 trang 46 Mẹ mua rau hết 5600 đồng. Mẹ đưa cô bán hàng mô ̣t tờ giấy bạc loại 5000 đồng và mô ̣t tờ loại 2000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền? Tôi tiến hành kiểm tra trên lớp 3A năm học 2015 - 2016 , nhưng chỉ có 16 em có lời giải và kết quả đúng. Số học sinh còn lại đặt lời giải và phép tính như sau: Bài giải: Số tiền mẹ mua rau hết là : 5000 - 2000 = 3000 (đồng) Cô bán hàng trả lại mẹ số tiền là : 5600 - 3000 = 2600 (đồng) Đáp số : 2600 đồng Tóm lại: Trên đây là những khó khăn sai lầm cơ bản học sinh thường gặp khi giải bài toán có lời văn. Trong quá trình giải, học sinh dễ bộc lộ những sai lầm nhưng không phải rành mạch từng loại mà có những sai lầm đan xen bao hàm lẫn nhau. Người giáo viên phải nắm chắc được những khó khăn cơ bản, làm cơ sở tìm hiểu những khó khăn sai lầm cụ thể để giúp đỡ học sinh sửa chữa. Sau đây là khảo sát trên lớp 3A và lớp 3B ở trường tôi trong năm học đã nêu ở trên. 8 Kiểm tra những bài tâ ̣p sau ở vở Bài tâ ̣p Toán lớp 3: Lớp 3A, lớp 3B đều 3 bài Bài 3 - trang 75 Bài 4 - trang 33 Bài 1 - trang 81 Kết quả thu được như sau: Chất lượng Hoàn thành Chưa HT HT ở mức 1 ( Điểm 9-10) ứng với điểm dưới 5 Lớp 3A( 30HS) 3B( 29HS) HT ở mức 2 ( Điểm 7-8) HT ở mức 3 ( Điểm 5-6) 2 6.7 10 33.3 12 40 6 20.0 4 13.8 9 31.0 12 41.4 4 13.8 Nhìn vào bảng thống kê trên ta nhận thấy : Kết quả giải toán của HS chưa mĩ mãn. Chất lượng HS giỏi còn khiêm tốn . Số bài điểm yếu còn nhiều. Cụ thể khi chấm bài cho HS tôi nhận ra một số nhược điểm như sau : - HS chưa nắm chắc bản chất của bài toán. - Một số HS không hiểu bản chất vấn đề nên trình bày câu lời giải không chính xác. - Một số HS khác lại biết cách làm nhưng tính toán còn sai sót do không nắm chắc các kiến thức ở lớp dưới. -Mô ̣t số học sinh làm phép tính đúng nhưng lại viết sai đơn vị bài toán .... *Các biện pháp tổ chức thực hiện. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy giải các bài toán có lời văn ở lớp 3: Qua điều tra thực trạng về giải toán có lời văn ở trường tôi và căn cứ vào nội dung giải toán có lời văn ở Tiểu học, tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp dạy giải các bài toán giải cụ thể như sau: a- Phương pháp chung: Đối với giáo viên Tiểu học, việc dạy giải toán cần tiến hành theo một quy tắc nhất định. Những quy tắc đó được xác định trên cơ sở: - Yêu cầu của nội dung kiến thức trong bài. Để phát huy cao nhất tác dụng, yêu cầu của việc dạy giải toán, khi dạy giải toán người giáo viên Tiểu học cần tuân theo các bước sau: - Xác định yêu cầu của bài. - Giáo viên giải bài toán bằng các cách khác nhau. - Hướng dẫn học sinh giải. - Dự kiến khó khăn sai lầm của học sinh. * Giải toán: Là khâu đầu tiên trong quá trình chuẩn bị dạy - giải của người giáo viên. Chỉ thông qua giải toán, giáo viên mới có thể dự kiến được những khó khăn sai lầm mà học sinh thường mắc phải. Khi giải bài toán bằng nhiều cách giáo viên bao quát được tất cả hướng giải của học sinh, phát hiện nhiều em cón hướng giải 9 tốt. Đồng thời hướng dẫn các em giải theo nhiều cách để kích thích lòng say mê toán học ở trẻ. * Dự kiến sai lầm: Đây là một công việc không thể thiếu được trong quá trình dạy toán. Từ dự kiến những sai lầm của học sinh giáo viên đặt ra phương án tốt giải quyết cho từng bài toán. Một số khó khăn sai lầm học sinh thường mắc phải khi giải toán là: - Không nắm được các bước giải - Tính toán sai. - Đổi sai đơn vị đo. - Vận dụng sai công thức Xuất phát từ định hướng trên và từ những ngại ngùng khi gặp toán giải của học sinh, tôi đã hướng dẫn học sinh qua từng bước để các em thấy giải toán không còn là mối lo ngại khi làm bài.Khi gặp bài toán giải tôi thường hướng dẫn các em đi theo các bước sau đây: * Tìm hiểu đề toán: Hướng dẫn học sinh xác định được: - Bài toán cho ta biết những gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết là gì ? - Phân tích điều phải tìm để tìm hướng đi đến đích của bài. * Hướng dẫn giải: Đây là công việc chủ yếu trong giờ dạy giải toán, để việc đó đạt hiệu quả rõ ràng người giáo viên phải thực hiện tốt những khâu trên. Hướng dẫn giải có khi chỉ là một câu hỏi ngắn gọn gợi ý của bài toán, có khi là một sơ đồ hoặc nhắc lại một kiến thức nào đó, cũng có thể là một hệ thống câu hỏi mắt xích. b- Phương pháp dạy giải một số bài toán cụ thể: Bài toán có đến hai bước tính (Với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản) Bài 3 - trang 58 (SGK Toán 3)):Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127 kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki- lô- gam cà chua ? Bài giải Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số ki- lô- gam cà chua là : 127  3 = 381 (kg) Thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được số ki- lô- gam cà chua là: 127 + 381 = 508 (kg) Đáp số: 508 kg cà chua * Yêu cầu: - Nắm được yêu cầu của bài - Viết đúng các đơn vị, viết đúng lời giải 10 - Tính toán chính xác * Dự kiến sai lầm: - Viết lời giải sai - Tính toán sai * Hướng dẫn giải: - Cho học sinh đọc kỹ bài toán. Tóm tắt bài toán Xác định yêu cầu: Bài toán cho biết gì ? (Thửa ruộng 1 thu hoạch : 127 kg cà chua, Thửa ruộng 2 nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất) Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? (Thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu kilô- gam cà chua ? ) - Để tìm được cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki- lô- gam cà chua ? trước tiên ta cần tìm gì ? (Tìm thửa ruộng thứ hai thu hoạch được bao nhiêu ki- lô- gam cà chua ? ) Việc tìm thửa ruộng thứ hai thu hoạch được bao nhiêu ki- lô- gam cà chua được thực hiện như thế nào? ) 127  3 = 381 (kg) - Thửa ruộng thứ nhất và thửa ruộng thứ hai đã biết ta tìm cả hai thửa ruộng như thế nào? 127 + 381 = 508 (kg) Bài 3- VBTT3 - trang 76 Mô ̣t nhà máy dự định sản xuất 15 420 cái cốc. Nhà máy đã sản xuất được 1 số 3 lượng đó. Hỏi nhà máy còn phải sản xuất bao nhiêu cái cốc nữa? Bài giải Số cái cốc nhà máy đã sản xuất được là: 15 420 : 3 = 5140 (cái cốc) Số cái cốc nhà máy còn phải sản xuất nữa là: 15 420 - 5140 = 10280( cái cốc) Đáp số : 10280 cái cốc * Yêu cầu của bài toán: - Nắm được cách tìm một phần mấy của một số - Nắm được cách giải bài toán bằng hai phép tính. * Dự kiến sai lầm: - Không tìm được “ 1 số lượng”. 3 - Nhầm lẫn giữa tên đơn vị (cái cốc với từ số lượng). * Hướng dẫn giải: - Cho học sinh đọc kỹ đề bài, xác định cái đã cho và cái cần tìm trong đề toán. Hướng dẫn học sinh tóm tắt. - Muốn biết còn phải sản xuất bao nhiêu cái cốc nữa, trước hết ta phải tìm gì ? (Tìm số cái cốc đã sản xuất được là bao nhiêu ?) Việc thực hiện tìm số cái cốc đã sản xuất được ta làm như thế nào ? 15 420 : 3 = 5140 (cái cốc) 11 Theo kế hoạch phải sản xuất 15 420 cái cốc, đã sản xuất được 5140 cái cốc, vậy ta tìm số cái cốc cần phải sản xuất nữa như thế nào ? 15 420 - 5140 = 10280 (cái cốc) - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 2- trang 129 Muốn lát nền 6 căn phòng như nhau cần 2550 viên gạch. Hỏi muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ? Bài giải Số viên gạch lát nền mỗi căn phòng là : 2550 : 6 = 425 (viên) Số viên gạch lát nền 7 căn phòng là : 425  7 = 2975 (viên) Đáp số : 2975 viên gạch * Dự kiến khó khăn sai lầm: - Viết lời giải, viết phép tính sai - Sai tên đơn vị * Yêu cầu: - Nắm được cách tìm giá trị một phần - Nắm được cách tìm giá trị một phần * Hướng dẫn giải: - Cho học sinh đọc kỹ đề bài, xác định cái đã cho và cái cần tìm trong đề toán. Hướng dẫn học sinh tóm tắt. - Muốn tìm được số viên gạch để lát 7 căn phòng, trước tiên ta phải tìm gì ? (Tính số gạch lát nền mỗi căn phòng ) - Muốn tìm được số viên gạch để lát mỗi căn phòng ta phải thực hiện như thế nào ? 2550 : 6 = 425 (viên) - Tính được số gạch lát nền mỗi căn phòng rồi, ta thực hiện tính số viên gạch lát nền 7 căn phòng thế nào ? 425  7 = 2975 (viên) Bài 3 - trang 178 Có 42 cái cốc như nhau được xếp đều vào 7 hộp. Hỏi có 4572 cái cốc cùng loại thì xếp được vào bao nhiêu hộp như thế ? Bài giải Số cốc đựng trong mỗi hộp là : 42 : 7 = 6 (cốc) Số hộp để đựng 4572 cốc là : 4572 : 6 = 762 (hộp) Đáp số: 762 hộp * Dự kiến khó khăn sai lầm: - Học sinh lúng túng, lẫn lộn giữa tìm cốc và hộp - Viết sai lời giải, sai tên đơn vị * Yêu cầu: - Nắm được cách tìm giá trị một phần 12 - Nắm được cách tìm các phần - Các phép tính được tính toán chính xác không nhầm lẫn * Hướng dẫn giải: - Cho học sinh đọc kỹ đề bài - Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ? Tóm tắt bài toán - Tìm số cốc đựng trong mỗi hộp là bao nhiêu ? tìm bằng cách nào ? 42 : 7 = 6 (cốc) - Muốn tìm số hộp để đựng 4572 cốc thực hiện như thế nào ? 4572 : 6 = 762 (hộp) - Bài toán có nội dung hình học Bài 3 - VBTT trang 64 Hình chữ nhật có chiều rộng 8cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật đó. Bài giải Chiều dài hình chữ nhật đó là : 8  3 = 24 (cm) Diện tích hình chữ nhật đó là : 24  8 = 192 (cm2) Chu vi hình chữ nhật đó là : ( 24 +8 )  2 = 64 (cm) Đáp số : 192 cm2, 64 cm * Dự kiến khó khăn sai lầm: - Nhầm lẫn cách tính chu vi và diện tích - Nhầm tên đơn vị là xăng- ti- mét với xăng- ti- mét vuông * Yêu cầu: - Nắm vững quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật - Hiểu được thuật ngữ “ gấp 3 ” * Hướng dẫn giải: - Cho học sinh đọc kỹ đề bài. - Bài toán cho biết gì ? và yêu cầu tìm gì ? - Đưa ra hệ thống câu hỏi mắt xích có tính chất gợi ý Để tính được diện tích , chu vi của hình chữ nhật, trước tiên ta phải tìm gì ? (Tìm chiều dài của hình chữ nhật đó ) - Tìm bằng cách nào ? 8  3 = 24 (cm) Tính được chiều dài, biết chiều rộng của hình chữ nhật rồi ta có tìm được diện tích, chu vi của hình chữ nhật đó không ? Tìm bằng cách nào ? (HS nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật , cách tính chu vi của hình chữ nhâ ̣t.) - Diện tích của hình chữ nhật đó được tính như thế nào ? 24 8 = 192 (cm2) - Chu vi hình chữ nhật đó được tính như thế nào ? (24 + 8)  2 = 64 (cm) 13 Bài 2 - trang 154 Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 9 viên gạch men, mỗi viên gạch hình vuông cạnh 10 cm. Hỏi diện tích mảng tường được ốp thêm là bao nhiêu xăng- ti- mét vuông ? * Dự kiến khó khăn sai lầm: - Không nắm vững yêu cầu của bài - Sai lời giải, sai phép tính - Sai tên đơn vị * Yêu cầu: - Nắm vững quy tắc tính chu vi, diện tích hình vuông - Hiểu được cụm từ trong đề bài “mảng tường dùng hết 9 viên gạch men” * Hướng dẫn giải: - Cho học sinh đọc kỹ đề bài. - Bài toán cho biết gì ? và yêu cầu tìm gì ? - Đưa ra hệ thống câu hỏi mắt xích có tính chất gợi ý Để tính được diện tích của mảng tường, trước tiên ta phải tìm gì ? (Tìm diện tích của 1 viên gạch men) - Tìm bằng cách nào ? (HS nêu quy tắc tính diện tích hình vuông) Tính được diện tích của 1 viên gạch men, ta tìm được diện tích của mảng tường - Diện tích 1 viên gạch men hình vuông được tính như thế nào ? 10  10 = 100 (cm2) - Diện tích của mảng tường được tính như thế nào ? 100  9 = 900 (cm2) Tóm lại: Việc vận dụng các phương pháp trên đòi hỏi phải rất linh hoạt. Có những bài toán kết hợp nhiều phương pháp, có những bài toán ta không sử dụng những phương pháp trên. Chính vì vậy phần trình bày này chỉ có ý nghĩa tham khảo, vận dụng thêm vào tiến trình bài giảng của mình để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. 4. Kiểm nghiệm :Từ việc áp dụng dạy học tích cực để dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3, năm học 2015-2016 tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 3A. Như vậy so sánh giữa hai lớp 3A và 3B, ta thấy chất lượng môn Toán lớp 3A hơn hẳn lớp 3B. Sau khi học sinh lớp 3A năm học 2015-2016 và lớp 3B năm học 2015 - 2016 học xong dạng bài Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có đến hai bước tính, bài toán có nội dung hình học và các tiết luyện tập. Tôi tiến hành đưa ra các bài toán, với những phương pháp giải đã soạn cụ thể ở giáo án. Đề bài: ( thời gian 40 phút) * Bài toán 1: Đàn vịt có 48 con, trong đó có 1 4 số vịt đang bơi ở dưới ao. Hỏi trên bờ có bao nhiêu con vịt ? * Bài toán 2: Mua 5 quả trứng gà phải trả 35000 đồng. Hỏi mua 7 quả trứng gà thì phải trả bao nhiêu tiền? 14 * Bài toán 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rô ̣ng 18 m, chiều dài gấp đôi chiều rô ̣ng. Tính chu vi và diện tích thửa ruộng đó. * Bài toán 4:Mỗi gói mì cân nă ̣ng 80g, mỗi hô ̣p sữa cân nă ̣ng 455g .Hỏi 2 gói mì và 1 hô ̣p sữa cân nă ̣ng bao nhiêu gam ? Và kết quả khảo sát thật khả quan. Cách đánh giá: Toàn bài cho 10 điểm. Bài 1: ( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm. Bài 2:( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm Bài 3:( 2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm. Bài 4:(2.5 điểm) Đặt lời giải và làm phép tính đúng cho 2 điểm, đáp số đúng cho 0,5 điểm. Kết quả học sinh làm bài được thể hiện ở bảng sau Bảng 3: Chất lượng môn Toán sau khi khảo sát (cuối tháng 3 / 2016) Chất lượng Hoàn thành Chưa HT Lớp 3A( 30HS) 3B( 29HS) HT ở mức 1 ( Điểm 9-10) HT ở mức 2 ( Điểm 7-8) HT ở mức 3 ( Điểm 5-6) ứng với điểm dưới 5 8 26.6 11 36.7 11 36.7 0 0 5 17.2 9 31.0 12 41.4 3 10.4 Qua việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy hiệu quả học tập của lớp tôi được nâng lên rõ rệt tỉ lệ học sinh làm đúng câu lời giải , làm đúng phép tính chuyển biến một cách khá rõ ràng, chất lượng cao hẳn so với đầu năm và so với lớp 3B lớp tôi đạt kết quả cao hơn hẳn. Tỉ lệ học sinh làm đúng câu lời giải , làm đúng phép tính tăng lên, tỉ lệ học sinh chưa đúng câu lời giải, chưa làm đúng phép tính , chưa đúng đơn vị bài toán không còn nữa. C- KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ I. Kết luâṇ Là giáo viên dạy lớp 3, khi dạy các bài toán giải , tôi thấy học sinh bị mắc sai lầm rất nhiều. Điều đó đã khơi dậy cho tôi thắc mắc là phải làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Qua quá trình giảng dạy và việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 3 (như đã trình bày ở trên), tôi đã thu được những kết quả bước đầu đáng tin cậy ở lớp tôi đó là: Số học sinh chưa đọc kỹ đề bài, thiếu suy nghĩ cặn kẽ về các dữ kiện và điều kiện bài toán, sai lầm do nặng về trí nhớ máy móc, tư duy chưa linh hoạt, khả năng tưởng tượng yếu; sai lầm do không nắm vững kiến thức; sai lầm do ngôn ngữ còn nhiều hạn chế 15 đã giảm hẳn, cụ thể kết quả chất lượng khảo sát ở bảng 3 thể hiê ̣n rõ tính ưu viê ̣t và hiê ̣u quả rất cao, tạo hứng thú học các bài toán giải cho học sinh. * Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế áp dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 3, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Để chất lượng dạy- học học sinh làm các bài toán giải lớp 3 ” nói riêng và chất lượng môn toán nói chung từng bước được nâng lên và đạt kết quả tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải làm tốt những nội dung sau: - Người giáo viên phải nắm vững mục tiêu đào tạo nắm vững yêu cầu và nhiệm vụ của môn học. - Thật sự nhiệt tình với nghề nghiệp có trình độ nghiệp vụ vững vàng . Không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề có ý thức tiến bộ, thật sự thương yêu gần gũi học sinh. - GV phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK, SGV, hiểu được nội dung , dụng ý của sách , nắm chắc bản chất phương pháp dạy học từng bài dạy, từng dạng bài cụ thể. - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối, tổ, trường để nắm bắt một cách cụ thể, thường xuyên và có chất lượng nội dung các cuộc họp đồng thời để học hỏi những kinh nghiệm quí báu của đồng nghiệp. - Soạn bài cẩn thận, chu đáo, có chất lượng thật sự trước khi đến lớp. - Tổ chức cho HS chiếm lĩnh kiến thức bằng những hoạt động và các hình thức dạy học phù hợp. Biết đặt câu hỏi dẫn dắt hợp lí , kích thích trí tò mò và phát huy tính tích cực của HS. - Bên cạnh đó GV không ngừng phát hiện và tranh thủ bồi dưỡng cho HS những kiến thức bị hổng ở lớp dưới, để HS có đủ kiến thức cơ bản giải quyết những bài tập hiện tại, kiên quyết xoá bỏ tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. - Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo các tài liệu, tạp chí của ngành, của Bộ giáo dục để nâng cao tay nghề. II. KIẾN NGHỊ : Sau khi thực hiện đề tài này, bản thân có một số kiến nghị sau: * Đối với nhà trường : - Thường xuyên lên kế hoạch và kiểm tra đôn đốc việc thảo luận về nội dung, PPDH cho từng bài, từng dạng bài cụ thể tránh tình trạng hình thức, phô trương. - Thường xuyên dự giờ thăm lớp để kiểm tra thực tế dạy - học của GV, HS để có kế hoạch uốn nắn kịp thời. - Hằng năm, nên tổ chức hội thảo trao đổi về kinh nghiệm dạy học cho GV trong trường học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao để nhân rộng điển hình. * Đối với các cấp giáo dục: - Trang cấp đầy đủ thiết bị dạy học cho các trường Tiểu học. 16 - Ngoài việc tổ chức các cuộc thi GV giỏi, GV viết chữ đẹp cấp huyện cần tổ chức thêm các hội thảo về đề tài nghiên cứu khoa học, công bố các đề tài đạt giải cao cấp huyện, cấp tỉnh cho đông đảo các GV được tham khảo để áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm hay vào thực tế dạy học. Mặc dù khi nghiên cứu, bản thân tôi đã có những cố gắng song do thời gian, khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên ở đây tôi mới chỉ nêu được " Một số kinh nghiệm về rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nâng cao hiệu quả giờ dạy. Kinh nghiệm trên đây đã triển khai thực hiện có hiệu quả ở Trường Tiểu học Quảng Phú .Trong đề tài này còn có gì khiếm khuyết rất mong được sự góp ý kiến nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục và hội đồng khoa học cấp trên để bổ sung cho đề tài được hoàn thiê ̣n hơn.. Tôi xin cam đoan bản SKKN này là do tôi đúc rút qua quá trình giảng dạy thực tế tại đơn vị, không sao chép của ai, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Thị Dung Nguyễn Thị Phương 17 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan