Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp về dạy đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 5....

Tài liệu Một số biện pháp về dạy đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 5.

.PDF
20
113
69

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ “DẠY ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG” CHO HỌC SINH LỚP 5. Người thực hiện: Lê Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Xương - Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực môn (Toán) THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC Phần Tiêu đề Trang 1. Mở đầu 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1 2. Nội dung 2 2.1 Cơ sở lí luận Thực trạng dạy học Toán 5 nói chung và dạy học đại lượng 2.2 và phép đo đại lượng trong toán 5 nói riêng. Một số biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về đại 2.3 lượng - đo đại lượng trong Toán 5 – Cách khắc phục sai lầm thường gặp. Một số biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về Đại 2.3.1 lượng và đo đại lượng trong Toán 5. Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi 2.3.2 giải toán đo đại lượng. 2 3 4 4 12 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 16 3. Kết luận 17 * Tài liệu tham khảo 18 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Môn Toán là một trong những môn học bắt buộc ở Tiểu học, nó có vị trí tầm quan trọng rất lớn. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học đều được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và rất cần thiết cho người lao động. Đối với học sinh, môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và giải quyết vấn đề. Nó góp phần hình thành phát triển nhân cách và năng lực trí tuệ của con người như tính cẩn thận, sáng tạo làm việc, có kế hoạch nề nếp và tác phong khoa học của người lao động. Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình toán Tiểu học. Nếu coi Toán 4 là sự mở đầu thì Toán 5 là sự phát triển tiếp theo và ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn cả giai đoạn dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1, 2, 3. Do đó, cơ hội hình thành và phát triển các năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả năng diễn đạt (bằng ngôn ngữ nói và viết ở dạng khái quát và trừu tượng) cho học sinh sẽ nhiều hơn, phong phú hơn và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như vậy, Toán 5 sẽ giúp học sinh đạt được những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở Toán 5 mà toàn cấp Tiểu học. Trong các tuyến kiến thức của môn Toán thì “Đại lượng và đo đại lượng” là tuyến kiến thức khó dạy vì tri thức khoa học về đại lượng và đo đại lượng và tri thức môn học được trình bày có khoảng cách. Việc giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế, đôi khi học sinh còn lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học của tuyến kiến thức này và chưa khai thác được quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức môn học, còn hay nhầm lẫn trong quá trình luyên tập nên hiệu quả học tập chưa cao. Qua một số năm trực tiếp dạy lớp 5, trước thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm giải pháp rèn luyện kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và các phép đo đại lượng đồng thời khắc phục những sai lầm khi giải dạng toán này bởi đây là việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học. Nghiên cứu về nội dung dạy học và phương pháp dạy học (SGK, sách giáo viên, tài liệu liên quan…) Tìm hiểu mục tiêu nội dung mạch kiến thức về “đại lượng và phép đo đại lượng lớp 5”. Thông qua tìm hiểu có biện pháp cải tiến, khắc phục những tồn tại trong học về đo lường - đại lượng. Thiết kế các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học về môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số biện pháp về “dạy đại lượng và đo đại lượng” cho học sinh lớp 5. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1 - Nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục,.. có liên quan đến nội dung đề tài. Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: Toán tuổi thơ. - Nghiên cứu thực tế: Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp cách dạy học đại lượng và đo đại lượng toán học cho học sinh lớp 5. Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận: a. Một số vấn đề về dạy học đại lượng và đo đại lượng trong toán Tiểu học: Dạy học đại lượng và đo đại lượng nhằm củng cố các kiến thức có liên quan trong môn toán, phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy. Dạy học đo đại lượng nhằm làm cho học sinh nắm được bản chất của phép đo đại lượng, đó là biểu diễn giá trị của đại lượng bằng số. Từ đó học sinh nhận biết được độ đo và số đo. Giá trị của đại lượng là duy nhất và số đo không duy nhất mà phụ thuộc vào việc chọn đơn vị đo trong từng phép đo. b. Vai trò của việc dạy học đại lượng - đo đại lượng trong chương trình Toán 5: Trong chương trình toán học ở Tiểu học, các kiến thức về phép đo đại lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình học. Khi dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều phải nhằm củng cố các kiến thức về hệ ghi số (hệ thập phân). Ngược lại, việc củng cố này có tác dụng trở lại giúp nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó có kiến thức về phép tính số học làm cơ sở cho việc dạy học các phép tính trên số đo đại lượng, ngược lại việc dạy học phép tính trên các số. Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số; đồng thời việc đó cũng góp phần củng cố nhận thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân theo chương trình toán Tiểu học. Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại lượng góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng, tính cộng được của đại lượng cộng được, đo được. Như vậy, dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán Tiểu học nói chung và toán 5 nói riêng rất quan trọng bởi vì: Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng được triển khai theo định hướng tăng cường thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó chính là cầu nối giữa các kiến thức toán học với thực tế đời sống. Thông qua việc giải các bài toán học sinh không chỉ rèn luyện các kỹ năng môn toán mà còn được cung cấp thêm nhiều tri thức bổ ích. Qua đó, thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học. c. Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5 gồm: - Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng. - Diện tích: Bổ sung các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông, mi-limét vuông và ha. Bảng đơn vị đo diện tích. Thực hành chuyển đổi giữa các đơn vị đo thông dụng. - Thể tích: 2 Giới thiệu khái niệm thể tích. Một số đơn vị đo thể tích: mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thông dụng. - Thời gian: Bảng đơn vị đo thời gian. Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Thực hành các phép tính với số đo thời gian. Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian. - Vận tốc: Giới thiệu khái niệm vận tốc và đơn vị đo vận tốc. Biết tính vận tốc của một chuyển động. - Ôn tập, tổng kết, hệ thống hoá kiến thức về Đại lượng và đo đại lượng toàn cấp học. d. Mức độ cần đạt: - Bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng. Biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo trong bảng. Biết chuyển đổi các đơn vị đo. Biết thực hiện các phép tính với các số đo độ dài, đo khối lượng. - Bảng đơn vị đo diện tích: Biết dam2, hm2 , mm2, ha. Biết đọc,viết các số đo diện tích theo đơn vị đo đã học. Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. Biết thực hiện các phép tính với các số đo diện tích. - Thể tích: Biết cm3, dm3, m3. Biết đọc, viết, mối quan hệ giữa các đơn vị thể tích thông dụng. Biết chuyển đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản. - Thời gian: Biết mối quan hệ, đổi đơn vị đo thời gian. Biết cách thực hiện các phép tính số đo thời gian - Vận tốc: Nhận biết vận tốc của một chuyển động. Biết tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc. Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. 2.2. Thực trạng dạy học Toán 5 nói chung và dạy học đại lượng và phép đo đại lượng trong Toán 5 nói riêng. Là mạch kiến thức khó, học sinh nắm bắt kiến thức hình thành kỹ năng chậm, lười suy nghĩ, tiếp thu bài thụ động. Giáo viên lập kế hoạch dạy học nhưng đôi khi còn chưa dự kiến hết những sai lầm học sinh thường mắc phải. Học sinh còn có những hạn chế trong việc nhận thức: tri giác còn gắn với hành động trên đồ vật, khó nhận biết được các hình khi chúng thay đổi vị trí, kích thước, khó phân biệt những đối tượng gần giống nhau. Chú ý của học sinh chủ yếu là chú ý không có chủ định nên hay để ý đến cái mới lạ, cái trước mắt hơn cái cần quan sát. Tư duy chủ yếu là tư duy cụ thể còn tư duy trừu tượng dần dần hình 3 thành nên học sinh rất khó hiểu được bản chất của phép đo đại lượng. Một số đại lượng khó mô tả bằng trực quan nên học sinh khó nhận thức được. Nhiều học sinh chưa thực sự thích học tuyến kiến thức này. Trong thực hành còn hay nhầm lẫn do không nắm vững kiến thức mới. Qua thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát tại lớp 5A do tôi phụ trách năm học 2015 - 2016 như sau: Đề bài: 1. (2 điểm). Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 18 yến = … kg 135m = … dm 2. (3 điểm). Điền dấu >, <, = vào ô trống: 2 4dm 7cm2 407cm2 2kg 50g 2500g 2 2 2 300mm 2cm 89dm 6090kg 6 tấn 8kg 3. (2 điểm). Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) 85 km2 < 850ha b) 51ha > 60 000 dm2 4. (3 điểm). Đo chiều dài của một sợi dây được 3m và 27cm. Hãy viết số đo độ dài của sợi dây dưới dạng số đo có đơn vị là: xăng-ti-mét; đề-xi-mét; mét. Kết quả khảo sát lớp 5A, năm học 2015 - 2016 đạt được như sau: Tổn g số bài 28 bài Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 12 bài 42,9 8 bài 28,6 6 bài 21,4 2 bài 7,1 Qua khảo sát tôi thấy học sinh còn lúng túng, chưa nắm vững tuyến kiến thức này và chưa khai thác được quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng, còn hay nhầm lẫn trong quá trình luyện tập nên hiệu chưa cao. Để khắc phục những tình trạng trên, tôi đã dùng nhiều biện pháp trong quá trình dạy học giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả. 2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5 – Cách khắc phục những sai lầm thường gặp. 2.3.1 - Một số biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về Đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5. - Phải giúp học sinh hiểu được bản chất của phép đo đại lượng. Giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau: Lựa chọn phép đo thích hợp: đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp. Giới thiệu đơn vị đo và hình thành khái niệm đơn vị đo. Thực hành đo, đọc và biểu diễn kết quả đo bằng số kèm theo đơn vị. Dạy hệ thống đơn vị đo, cách chuyển đổi đơn vị đo: Giáo viên cần làm cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đơn vị đo, mối quan hệ giữa các đơn vị đo, quan hệ của đơn vị mới với đơn vị cũ, giải các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo. Dạy tính toán trên số đo và rèn luyện khả năng ước lượng số đo: Giáo viên cần cho học sinh thấy mỗi cách chọn đơn vị đo nhận được một số đo khác nhau 4 trên cùng một giá trị đại lượng. Do đó, trước khi thực hiện các phép tính học sinh phải kiểm tra các số đo có đơn vị đo phù hợp hay không. - Cần dành thời gian để nghiên cứu bài dạy, lập kế hoạch và dự kiến những sai lầm học sinh thường mắc trong từng bài dạy. Phân tích, tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Cụ thể: a. Dạng toán chuyển đổi đơn vị đo. Biện pháp: Giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm chắc (thuộc) bảng hệ thống đơn vị đo, hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Quan tâm rèn kỹ năng thực hiện phép tính trên số tự nhiên và số đo đại lượng. Phải nắm được các giải pháp và thao tác thường dùng trong chuyển đổi số đo. Giải pháp: Thực hiện các phép tính, sử dụng các hệ thống đơn vị đo. Thao tác: Viết thêm hoặc xoá bớt chữ số 0. Chuyển dịch dấu phẩy sang trái hoặc sang phải 1,2,3,... chữ số. Có 2 dạng bài tập thường gặp về chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng: + Dạng 1: Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo. - Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. Ví dụ 1: (Bài 3 trang 153): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 0,5m = … cm; b) 0,075km = … m; c) 0,064kg = … g. Khi chuyển đổi từ đơn vị mét sang đơn vị cm thì số đo theo đơn vị mới phải gấp lên 100 lần so với số đo theo đơn vị cũ. Ta có: 0,5  100 = 50. Vậy: 0,5m = 50cm. - Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn: Ví dụ 2: (Bài 4 trang 154): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 3576m = … km ; b) 53cm = … m ; c) 5360kg = … tấn Khi chuyển đổi từ đơn vị cm sang đơn vị m thì số đo theo đơn vị mới phải giảm đi 100 lần so với số đo theo đơn vị cũ. Ta có: 53 : 100 = 0,53. Vậy 53cm = 0,53m. Trong thực tế khi chuyển đổi số đo đại lượng (trừ số đo thời gian) học sinh có thể dùng cách chuyển dịch dấu phẩy: Cứ mỗi lần chuyển sang hàng đơn vị liền sau thì ta dời dấu phẩy sang phải: 1 chữ số đối với số đo độ dài và khối lượng 2 chữ số đối với số đo diện tích. 3 chữ số đối với số đo thể tích. Cứ mỗi lần chuyển sang hàng đơn vị liền trước thì ta dời dấu phẩy sang trái: 1 chữ số đối với số đo độ dài và khối lượng 2 chữ số đối với số đo diện tích. 3 chữ số đối với số đo thể tích. Ví dụ a: 4,3256km = …m Từ km đến m phải qua 3 lần chuyển sang đơn vị (độ dài) liền sau km (hm, dam, m) nên ta dời dấu phẩy sang phải 3 chữ số. Ta có: 4,3256 km = 4325,6 m Ví dụ b: 156mm2 = …dm2 5 Từ mm2 đến dm2 phải trải qua 2 lần chuyển sang đơn vị (diện tích) liền trước mm2 (cm2, dm2) nên ta dời dấu phẩy sang trái 2  2 = 4 (chữ số) 156 mm2 = 0,0156dm2. Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau: 56 2 mm2 (chấm nhẹ đầu bút sau chữ số 6 tượng trưng cho dấu phẩy), 01cm (viết thêm 0 trước chữ số 1 và chấm nhẹ đầu bút, chấm không để lại vết mực trên giấy sau chữ số 1), 0dm2 (đánh dấu phẩy trước chữ số 0 viết thêm một chữ số 0 nữa trước dấu phẩy). Ta có: 156mm2 = 0,0156dm2 + Dạng 2: Đổi số đo đại lượng có tên 2 đơn vị đo. - Đổi từ số đo có 2 tên đơn vị sang số đo có 1 tên đơn vị đo. Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5tấn 7kg = … kg; 17dm 23cm = …… dm; 2cm2 5mm2 =…cm2 Học sinh có thể suy luận và tính toán: 5tấn 7kg = 5tấn + 7kg = 5000kg + 7kg = 5007kg. Hoặc có thể nhẩm: 5(tấn) 0(tạ) 0(yến) 7(kg). Vậy 5 tấn 7 kg = 5007kg. Tương tự học sinh có thể suy luận: 5 2cm 5mm = 2 100 cm2 = 2,05cm2. Riêng với số đo thời gian thường chỉ dùng 2 2 cách tính toán. Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 4 ngày 18 giờ =….giờ. Ta có: 4 ngày 18 giờ = 4 ngày + 18 giờ = 24 giờ × 4 + 18 giờ = 114 giờ. - Đổi từ số đo có một tên đơn vị đo sang số đo có 2 tên đơn vị đo. Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ trống: * 3 285m = … km… m. 1 Phân tích: 1m = 1000 km 3285 285 3285m = 1000 km = 3 1000 km = 3km 285m Cách ghi: 3285m = 3km 285m * 3,4 giờ =…giờ…phút. Phân tích (cách làm): 1 giờ = 60 phút. 3,4giờ = 3,4  60 phút = 204 phút. 204 phút = 60 phút  3 + 24 phút = 3 giờ + 24 phút. Cách ghi: 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút. 4 4 4 4 (Hoặc: 3,4 giờ = 3 10 giờ = 3 giờ + 10 giờ; 10 giờ = 60 phút 10 = 24 phút.) Cách ghi: 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút. Lưu ý học sinh: Cần chú ý đến quan hệ giữa các đơn vị đo của từng loại đại lượng để có thể chuyển đổi đúng các số đo đại lượng theo những đơn vị xác định, đặc biệt là trong những trường hợp phải thêm hay bớt chữ số 0. Đối với việc chuyển đổi số đo thời gian cần lưu ý học sinh nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian và kỹ năng thực hiện các phép tính với các số tự nhiên hoặc số thập phân trong việc giải các bài tập. Đối với diện học sinh đại trà không nên ra những 6 bài tập về chuyển đổi đơn vị đo liên quan đến những đơn vị đo cách xa nhau hoặc xuất hiện tới 3 đơn vị đo cùng 1 lúc. Ví dụ: 5ngày 8giờ =…phút. b. Dạng toán so sánh hai số đo: Biện pháp: Để giải bài toán so sánh hai số đo giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành các bước sau: Bước 1: Chuyển đổi 2 số đo cần so sánh về cùng một đơn vị đo. Bước 2: Tiến hành so sánh 2 số như so sánh 2 số tự nhiên hoặc phân số hoặc số thập phân. Bước 3: Kết luận. Ví dụ: (Bài 1 trang 155) Điền dấu >, <, = thích hợp vào ô trống. a. 8m2 5dm2 ....... 805dm2 b. 6hm2 15dam2 ........ 1350dam230m2 c. 3kg 2hg ......... 2300 g. Hướng dẫn giải: Bước 1: Chuyển đổi 2 số đo cần so sánh về cùng một đơn vị đo: Đổi: a. 8m2 5dm2 = 805dm2. b. 6hm2 15dam2 = 61500m2. 1350dam2 30m2 = 135030m2 c. 3kg 2hg = 3200g. Bước 2: Tiến hành so sánh như so sánh hai số tự nhiên. a. 805 = 805. b. 61500 < 135030. c. 3200 > 2300. Bước 3: Kết luận: a. Điền dấu = b. Điền dấu < c. Điền dấu > c. Dạng toán thực hiện phép tính trên số đo đại lượng. Biện pháp: Để dạy học các phép tính trên số đo đại lượng trước hết giáo viên cần luyện tập cho học sinh thành thạo 4 phép tính: +, -, , : trên tập hợp số tự nhiên và nắm chắc quy tắc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng theo từng nhóm. Bài toán cho dưới dạng thực hiện phép tính trên số đo đại lượng thì ta tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Đặt đúng phép tính (nếu thấy cần thiết có thể chuyển đổi đơn vị đo). Riêng các phép +, - phải lưu ý học sinh viết các số cùng đơn vị đo thẳng cột dọc với nhau. Bước 2: Thực hiện các phép tính. Đối với các số đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích được thực hiện như trên các số tự nhiên; đối với các số đo thời gian các phép tính được thực hiện như trên số tự nhiên chỉ trong cùng một đơn vị đo vì số đo thời gian được ghi trong nhiều hệ. Bước 3: Chuyển đổi đơn vị (nếu cần thiết). Ví dụ 1: Thực hiện các phép tính sau: a. 9m 75cm + 2m 43cm b. 4dam2 35m2 - 47m2. Hướng dẫn: Bước 1: Đặt tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo). Bước 2: Thực hiện tính như các số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng cột. 7 9m 75cm b. 4dam2 35m2 3dam2135m2 2m 43cm 47m2 47m2 11m118cm 3dam2 88m2 = 12m 18cm. Khi dạy học về các phép tính với số đo thời gian cần chú ý rèn luyện cho học sinh cách thực hiện các phép tính như sau: Cộng, trừ các số đo thời gian: Lưu ý: + Đối với các số đo có 1 tên đơn vị đo thì học sinh làm giống như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân. Ví dụ: 3 giờ + 14 giờ = 17 giờ 3,4 giờ + 1,6 giờ = 5 giờ 3,5 ngày - 1,2 ngày = 2,3 ngày + Đối với các số đo có tên 2 đơn vị đo: học sinh có thể lần lượt tiến hành các thao tác như đã nêu ở trên. Để thực hiện phép tính nhân (chia) 1 số đo thời gian với (cho) một số tự nhiên cần lưu ý học sinh cách trình bày, thực hiện tính và viết kết quả tính, nếu cần thiết có thể chuyển đổi đơn vị đo. Ví dụ: 3 giờ 15 phút ¿ 5 15 giờ 75 phút (75 phút = 1 giờ 15 phút) Vậy: 3 giờ 15 phút  5 = 16 giờ 15 phút. d. Dạng toán chuyển động đều. * Biện pháp: Khi dạy dạng toán chuyển động đều tôi đã hướng dẫn học sinh tìm tòi lời giải (tìm hiểu bài toán và lập kế hoạch giải) theo các bước sau: Bước 1: Nhắc lại công thức tính hoặc các kiến thức cần thiết có liên quan. Bước 2: Liệt kê những dữ kiện đã cho và phải tìm. Bước 3: Quan sát dữ kiện nào thay được vào công thức, còn dữ kiện nào phải tìm tiếp. Bước 4: Lập mối liên hệ giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố phải tìm, có thể lập mối liên hệ giữa các yêu tố đã cho để tìm các yếu tố cần cho công thức hoặc cần cho những yếu tố phải tìm. Bước 5: Thay các yếu tố đã cho và các yếu tố tìm được vào công thức tính để tính theo yêu cầu bài toán. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán, lập kế hoạch giải theo các bước trên tôi cho học sinh trình bày bài giải và kiểm tra đánh giá - khai thác lời giải. Song cần lưu ý: * Về trình bày bài giải: Cần phải xác định về mặt kiến thức và chính xác về phương diện suy luận. Mỗi phép toán cần có lời giải kèm theo. Cuối cùng phải ghi đáp số để trả lời câu hỏi đúng. * Về kiểm tra đánh giá và khai thác lời giải: - Kiểm tra nhằm phát hiện những sai sót nhầm lẫn trong quá trình tính toán hoặc suy luận. Thay các kết quả của bài toán vừa tìm được vào bài toán để tìm ngược lại các dữ kiện đã cho. - So sánh kết quả với thực tiễn. - Giải theo nhiều cách xem có cùng kết quả không. a. 8 Đây là một việc làm rất quan trọng, sau khi tiến hành xong 3 bước học sinh thường hay bỏ qua bước này. Vì thế nhiều em còn hay nhầm lẫn không biết chính xác bài làm đúng hay sai. Dạng toán chuyển động đều là một trong những dạng toán điển hình do đó giáo viên vừa rèn được kỹ năng giải dạng toán này vừa rèn được kỹ năng giải toán. Một số điểm cần lưu ý là phải chọn đơn vị đo thích hợp trong các công thức tính. Chẳng hạn nếu quãng đường chọn đo bằng km, thời gian đo bằng giờ thì vận tốc phải đo bằng km/giờ. Nếu thiếu chú ý điều này học sinh sẽ gặp khó khăn và sai lầm trong tính toán. Ví dụ: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 30km/giờ, sau đó từ B quay về A với vận tốc 40km/giờ. Thời gian đi từ B về A ít hơn thời gian đi từ A đến B là 40 phút. Tính quãng đường AB? Hướng dẫn: Nhắc lại công thức tính quãng đường: s = v  t Liệt kê các dữ kiện đã cho: vA = 30km/giờ ; vB = 40km/giờ ; Thời gian về 2 ít hơn thời gian đi 40 phút = 3 giờ. Lập mối liên hệ giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố phải tìm: s = vA tA = vB 2 tB ; tA = tB + 3 Suy ra cách giải. Bài giải Cách thứ nhất: S Thời gian ô tô đi từ A là: 30 S Thời gian ô tô đi B về A là : 40 Thời gian chêch lệch giữa hai lần đi, về là: S S 2 S 2 30 - 40 = 3 ( giờ) hay 120 = 3 ( giờ) Quãng đường AB là: (120  2) : 3 = 80 (km) Đáp số: 80 km Cách thứ hai: Giả sử ô tô đi từ A đến B chỉ hết số thời gian bằng số thời gian mà ô tô trở về từ B đến A. Khi đó, ô tô còn cách B là: 2 30  3 = 20(km) Vận tốc ô tô trở về hơn vận tốc của nó khi đi là: 40 - 30 = 10 (km/h) Mỗi giờ khi về ô tô đi nhanh hơn khi đi 10 km. Vậy thời gian ô tô đi từ B đến A là: 9 20 : 10 = 2 (giờ) Quãng đường AB dài là: 40  2 = 80 (km) Đáp số: 80 km Các bài toán về chuyển động đều có nhiều dạng, mức độ phức tạp khác nhau điều quan trọng là nắm vững công thức giải, nhận dạng đúng bài toán, áp dụng đúng công thức đã biết. Chẳng hạn: * Loại đơn giản: Xuất phát từ công thức trong chuyển động đều là: s = v  t, nếu biết 2 trong 3 đại lượng thì sẽ xác định được đại lượng còn lại. Ta có 3 bài toán cơ bản sau: Bài toán 1: Cho biết vận tốc và thời gian chuyển động, tìm quãng đường: Công thức giải: Quãng đường = vận tốc  thời gian ( s = v  t ) Ví dụ: (Bài 2 trang 141 - Toán 5): Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6km/ giờ. Tính quãng đường người đó đi được. Bài toán 2: Cho biết quãng đường và thời gian chuyển động, tìm vận tốc: Công thức giải: Vận tốc = quãng đường : thời gian (v = s : t ) Ví dụ: (Bài 1 trang 139 Toán 5): Một người đi xe máy trong 3 giờ được 105 km. Tính vận tốc của người đi xe máy. Bài toán 3: Cho biết vận tốc và quãng đường chuyển động, tìm thời gian. Công thức giải: Thời gian = quãng đường : vận tốc ( t = s : v ) Ví dụ: (Bài 3 trang 143 toán 5): Vận tốc bay của một con chim đại bàng là 96km/giờ. Tính thời gian để con đại bàng đó bay được quãng đường 72km. * Loại phức tạp: Từ các bài toán cơ bản trên ta có các bài toán phức tạp sau. Dạng 1: Chuyển động ngược chiều, cùng lúc. Hai động tử cách nhau quãng đường S khởi hành cùng lúc với vận tốc tương ứng là v1, v2, đi ngược chiều nhau để gặp nhau. Tìm thời gian để gặp nhau và vị trí gặp nhau. Cách thực hiện: Thời gian để gặp nhau là: t = s : (v1 + v2). Quãng đường đến chỗ gặp nhau là: s1 = v1  t ; s2 = v2  t Ví dụ : (Bài 1 trang 144) Quãng đường AB dài 180 km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ ô tô gặp xe máy? Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km? Dạng 2: Chuyển động ngược chiều không cùng lúc. Hai động tử cách nhau quãng đường S, khởi hành không cùng lúc với vận tốc tương ứng là v1 và v2, đi ngược chiều nhau để gặp nhau. Tìm thời gian để gặp nhau và vị trí để gặp nhau. Các bước giải: Bước 1. Tìm quãng đường động tử khởi hành trước: s1 = v1  thời gian xuất phát trước. Bước 2. Tìm quãng đường mà hai động tử khởi hành cùng lúc: s2 = s - s1. Bước 3. Tìm thời gian gặp nhau: 10 t = s2 : (v1 + v2). Bước 4: Tìm vị trí để gặp nhau. Ví dụ: Hai người ở 2 thành phố A và B cách nhau 170 km. Một người đi từ A đến B với v = 40km/giờ, một người đi từ B đến A với v = 30km/giờ. Người đi từ B xuất phát trước 1 giờ. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau? (kể từ lúc người đi từ A xuất phát). Dạng 3: Chuyển động cùng chiều, cùng lúc, đuổi nhau) Yêu cầu tìm thời gian đi để đuổi kịp nhau và vị trí gặp nhau. Công thức giải: Thời gian để gặp nhau là: t = s : (v1 - v2) ( với v1 > v2) Quãng đường đến chỗ gặp nhau là: s1 = v1  t ; s2 = v2  t. Ví dụ: (Bài 1 trang 145 Toán 5) Dạng 4: Chuyển động cùng chiều, không cùng lúc, đuổi nhau.Yêu cầu tìm thời gian đi để đuổi kịp nhau và vị trí gặp nhau. Các bước giải: Bước 1: Tìm quãng đường động tử khởi hành trước (từ lúc xuất phát đến lúc động tử khởi hành sau xuất phát): s1 = v1  t xuất phát trước. Các bước tiếp theo giải như dạng 3. Ví dụ: (Bài 4 trang 175 Toán 5): Lúc 6 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với v = 45km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với v = 60km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng? * Để nâng cao chất lượng mũi nhọn, trong dạy học tuyến kiến thức này giáo viên cần giới thiệu cho học sinh dạng toán có suy luận. Biện pháp: Khi giải dạng toán này đòi hỏi học sinh phải biết suy luận đúng đắn, chặt chẽ trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sống của mình. Bởi thế giáo viên cần luyện cho học sinh óc quan sát, cách lập luận, cách xem xét khả năng có thể xảy ra của một sự kiện và vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp giải bài toán dạng này thường là: + Phương pháp suy ngược từ dưới lên. Các bước: Giả sử đã chia được thành các phần thoả mãn điều kiện bài toán. Cho học sinh quan sát sơ đồ mô hình đã chia xong. Căn cứ vào sơ đồ, mô hình hướng dẫn học sinh tìm lời giải bằng một loạt câu hỏi gợi mở. Ví dụ: Cần chia 5kg gạo thành 2 phần sao cho 1 phần có 2kg, 1 phần có 3kg mà chỉ có 1 cái cân đĩa và 1 quả cân 1 kg. Phải cân như thế nào để chỉ 1 lần cân là cân được. Hướng dẫn: Giả sử đã chia xong. Cho học sinh quan sát cân và nhận xét. 11 Nêu câu hỏi làm thế nào để cân thăng bằng? (cho thêm quả cân 1kg vào bên đĩa 2 kg gạo). Học sinh quan sát cân thăng bằng và nêu cách giải. + Tách nhóm phần tử: Chia A thành các nhóm phần tử rồi quan sát. Ví dụ: Có 24 cái nhẫn giống hệt nhau vẻ bề ngoài nhưng có 23 cái nặng bằng nhau, còn 1 cái nhẹ hơn. Hãy nêu cách tìm ra nhẫn nhẹ hơn bằng cân hai đĩa. Hướng dẫn: Chia thành 2 phần ( mỗi phần 12 cái nhẫn) Đặt lên 2 đĩa cân và cho học sinh quan sát, nhận xét. Nêu câu hỏi để học sinh nhận ra bên có 1cái nhẫn nhẹ hơn Tiếp tục làm như vậy cho đến khi tìm được cái nhận nhẹ hơn. + Lập mối liên hệ giữa các dữ kiện đã cho với điều cần tìm. Ví dụ: Với 1 can 5 lít và 1 can 3 lít. a. Làm thế nào để đong được 2 lít nước? b. Làm thế nào để đong được 1 lít nước? c. Làm thế nào để đong được 4 lít nước? Hướng dẫn: Cho học sinh nêu các dữ kiện đã cho: can 5 lít, can 3 lít. Điều cần tìm: Đong được 2 lít, 1 lít, 4 lít. Tìm mỗi liên hệ. Lời giải: a. Vì 5 - 3 = 2 nên lấy can 5 lít nước đổ vào can 3 lít, còn lại 2 lít nước trong can 5 lít. b. Vì 3  2 - 5 = 1 nên đong 2 lần nước vào can 3 lít lần lượt đổ vào can 5 lít còn lại 1 lít nước trong can 3 lít. c. Vì 3  2 - 5 + 3 = 4, nên học sinh nghĩ tiếp đổ một lít nước trong can 3 lít vào can 5 lít (sau khi đã đổ hết nước trong can), rồi đong một can 3lít nước đổ tiếp vào can 5 lít nước ta được 4 lít nước trong can 5lít. 2.3.2 - Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp khi giải toán đo đại lượng. Khi giải các bài toán về đại lượng và phép đo đại lượng học sinh thường mắc một số sai lầm. Bởi thế giáo viên cần phân tích, tìm biện pháp khắc phục những sai lầm đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc và những kiến thức liên quan về toán học. Học sinh thường mắc những sai lầm sau: a. Sai lầm khi sử dụng thuật ngữ. * Phân biệt khái niệm đại lượng và vật mang đại lượng. Ví dụ: Một số học sinh cho cái bút chì là độ dài, cái mặt bàn là diện tích, cái chai là dung tích,…. Nguyên nhân: Nguyên nhân những sai lầm trên là do học sinh chưa nắm chắc bản chất khái niệm đại lượng, nhận thức của các em còn phụ thuộc hình dạng bên ngoài của đối tượng quan sát nên chưa tách được những thuộc tính riêng lẻ của đối tượng để giữ lại thuộc tính chung. Biện pháp khắc phục: Biện pháp khắc phục tốt nhất là giáo viên đưa ra nhiều đối tượng khác nhau, nhưng có cùng một giá trị đại lượng để học sinh so sánh và 12 nhận ra thuộc tính chung. Đồng thời giáo viên thường xuyên uốn nắn cách nói, cách viết hàng ngày của học sinh. * Phân biệt thời điểm và thời gian. Ví dụ: Một học sinh nói: Thời gian em thức dậy là 6 giờ, thời gian em ăn cơm trưa là 10 giờ, các thời gian trong tuần là thứ 2, thứ 3…. Các câu nói trên là không chính xác do học sinh không phân biệt được thời điểm và thời gian. Học sinh cần phải nói là: - Em thức dậy lúc 6 giờ, em ăn cơm trưa lúc 10 giờ, …. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục những sai lầm trên, giáo viên nên phân tích nguyên nhân của những sai lầm đó là học sinh chưa hiểu thời gian là đại lượng vô hướng cộng lượng, còn thời điểm chỉ đơn thuần là đại lượng vô hướng. Vì vậy giáo viên phải biết gắn chuyển động với khoảng thời gian, gắn không gian với thời điểm; kết hợp khai thác vốn sống của học sinh trên cơ sở từng bước nâng cao và chính xác hoá khi hình thành khái niệm thời gian cho học sinh. Để hình thành cho học sinh khái niệm khoảng thời gian 1 ngày giáo viên cần chỉ cho học sinh cái mốc thời điểm của mặt trời kết hợp với các đồ dùng dạy học như quả địa cầu, mô hình mặt đồng hồ,... giáo viên cần phân biệt cho học sinh thấy các ngày trong một tuần lễ: Thứ 2, thứ 3, thứ 4, ... không phải là nói đến khoảng thời gian mà chỉ thứ tự sắp xếp tên gọi các ngày trong một tuần lễ. Để học sinh thấy được những tính chất quan trọng nhất của thời gian là đại lượng đo được, cộng được, so sánh được, giáo viên tổ chức nhiều hình thức hoạt động được cho học sinh như cho học sinh quan sát chuyển động nào đó của vật chất, đưa ra các sơ đồ, các biểu bảng biểu diễn thời gian, các bài toán gắn với thời gian. Để học sinh hiểu thời điểm là đại lượng vô hướng so sánh được, nhưng không cộng được, giáo viên cho học sinh kể các mốc thời điểm trong một ngày: Buổi sáng dậy lúc nào, đi học lúc nào, ăn cơm trưa lúc nào, đi ngủ lúc nào,... Hoặc cho học sinh xem lịch và đánh dấu những ngày lễ, ngày kỷ niệm trong một năm. Giáo viên cũng có thể đưa ra phản ví dụ. * Phân biệt chu vi và diện tích. Ví dụ: Hãy chỉ ra sai lầm trong lập luận sau đây của một học sinh và giải thích tại sao ? Một hình vuông có cạnh dài 4cm, một học sinh phát hiện một điều thú vị: Chu vi của hình vuông: 4  4 = 16. Diện tích của hình vuông: 4  4 = 16. Học sinh đó kết luận: Hình vuông này có chu vi bằng diện tích. Biện pháp khắc phục: Khi phân tích sai lầm này giáo viên cần chỉ rõ chu vi là đại lượng độ dài, còn diện tích là đại lượng đo diện tích, hai đại lượng này không thể so sánh được với nhau. b. Sai lầm khi suy luận. Ví dụ: Hãy chỉ ra sai lầm trong lập luận sau đây của học sinh và giải thích tại sao? Học sinh A nói với học sinh B: - Sắt nặng hơn Bông. - Hai hình bằng nhau thì có diện tích bằng nhau. 13 Học sinh B khẳng định, vậy thì: - 1kg sắt phải nặng hơn 1 kg bông. - Hai hình có diện tích bằng nhau thì bằng nhau. Cách suy luận như học sinh B không phải là cá biệt. Nguyên nhân: Nguyên nhân của sai lầm này là học sinh chưa hiểu bản chất khái niệm đại lượng và phép đo đại lượng, nhận thức còn cảm tính. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục sai lầm trên giáo viên nên đưa ra ví dụ hoặc cho học sinh thực hành đo trực tiếp. Chẳng hạn để phủ định khẳng định thứ nhất giáo viên có thể cho học sinh cân trực tiếp bằng cân đĩa. Để phủ định khẳng định thứ hai giáo viên đưa ra một tam giác và 1 hình vuông có diện tích bằng nhau nhưng không trùng khít lên nhau. c. Sai lầm trong thực hành đo. Ví dụ: Khi đo độ dài ta thường thấy các hiện tượng: - Học sinh không đặt 1 đầu vật cần đo trùng với vật số 0 của thước mà vẫn đọc kết quả dựa vào đầu kia của vật ở trên thước. - Trường hợp phải đặt thước nhiều lần học sinh không đánh dấu điểm cuối của thước trong mỗi lần đo trên vật cần đo dẫn đến kết quả đo có sai số lớn. Nguyên nhân: Tất cả những sai lầm trên đều do học sinh chưa hiểu và chưa nắm chắc các thao tác kỹ thuật đo. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục hiện tượng nêu trên giáo viên chú ý làm mẫu, kịp thời phát hiện những hiện tượng sai lầm, uốn nắn và giải thích lý do sai cho học sinh. d. Sai lầm khi thực hiện phép tính, so sánh chuyển đổi đơn vị đo trên số đo đại lượng: * Sai lầm do không hiểu phép tính. Ví dụ: Từ địa điểm A đến địa điểm B, một người đi xe đạp mất 12 giờ, một người đi xe máy mất 3 giờ. Hỏi thời gian của người đi xe đạp gấp mấy lần của người đi xe máy? Một học sinh làm như sau: Thời gian người đi xe đạp so với thời gian người đi xe máy nhiều gấp: 12 giờ : 3 giờ = 4(lần) Trong cách làm trên học sinh cho rằng tỷ số là thương của 2 đại lượng thời gian. Cách hiểu như thế là không đúng. Ở đây ta phải hiểu: Thời gian của người đi xe máy là 3 giờ, thời gian của người đi xe đạp là: 3 giờ  4 = 12 giờ, do đó thời gian người đi xe đạp nhiều gấp 4 lần thời gian người đi xe máy. Vì vậy, học sinh phải trình bày như sau: Thời gian người đi xe đạp so với thời gian người đi xe máy nhiều gấp: 12 : 3 = 4 (lần) Nguyên nhân: Do học sinh không hiểu bản chất các khái niẹm độ dài, diện tích, thời gian…và bản chất các phép toán trên các số đo đại lượng. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục loại sai lầm này, giáo viên cần cho học sinh làm nhiều bài tập về các phép tính trên các số đo đại lượng, chỉ cho học sinh 14 thấy rõ bản chất của các phép tính trên các số đo đại lượng. Chẳng hạn trong ví dụ trên, thực chất của phép tính là tìm tỷ số giữa 2 khoảng thời gian chứ không phải tỷ số của 2 đại lượng thời gian. Giáo viên cũng cần lưu học sinh; Trên các số đo đại lượng có thể thực hiện đủ 4 phép tính + , - ,  , : còn đại lượng chỉ có tính chất cộng được, so sánh được. * Sai lầm khi đặt các phép tính. 3 giờ 15 phút 12m 3dm 12 phút 30 giây 7dam Cách đặt 2 phép tính trên là chưa đúng, vì các số đo trong mỗi cột dọc không cùng đơn vị. Nguyên nhân: Do học sinh không chú quan sát giáo viên làm mẫu hoặc học sinh có quan sát nhưng lại quên vì không hiểu nghĩa của việc đặt đúng phép tính. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục loại sai lầm này, giáo viên cần giúp học sinh biết đặt tính đúng cột dọc, các số đo trong mỗi cột dọc phải cùng đơn vị và lưu ý học sinh: Phép cộng, phép trừ chỉ thực hiện được đối với 2 đại lượng với số đo cùng một đơn vị. * Sai lầm khi tính toán và chuyển đổi đơn vị Ví dụ 1: Khi thực hiện phép tính: 6 giờ 30 phút - 4 giờ 40 phút Một học sinh thực hiện như sau: 6giờ 30 phút 4giờ 40 phút 1 giờ 90 phút Ví dụ 2: Khi thực hiện phép tính: A = 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ - 4 giờ 15 phút - 1,2 giờ Một học sinh thực hiện như sau: 5 giờ 30 phút = 5,3 giờ 4 giờ 15 phút = 4,15 giờ Đưa phép tính về: A = 5,3 giờ + 2,5 giờ - 4,15 giờ - 1,2 giờ A = 7,8 giờ - 2,95 giờ A = 4,85 giờ Các kết quả trong 2 ví dụ trên đều không đúng. Nguyên nhân: Do học sinh đã coi số đo thời gian được viết trong hệ thập phân như các số thực và không thuộc qui tắc thực hiện dãy các phép tính. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục những sai lầm trên giáo viên cần cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian, cách chuyển đổi số đo thời gian về số thập phân và ngược lại, nắm vững qui tắc thực hiện một dãy các phép tính. Với 2 ví dụ trên học sinh cần phải làm như sau: Ví dụ 2 : A = 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ - 4 giờ 15 phút - 1,2 giờ Phân tích: 5 giờ 30 phút = 5,5 giờ 4giờ 15 phút = 4,25 giờ 15 Cách ghi : A = 5,5 giờ + 2,5 giờ - 4,25 giờ - 1,2 giờ A= 8 giờ - 4,25 giờ - 1,2 giờ A = 3,75 giờ - 1,2 giờ A = 2,55 giờ Ví dụ 1: 6giờ 30 phút 5giờ 90 phút 4giờ 40 phút 4giờ 40 phút 1giờ 50 phút Ví dụ 3: Khi chuyển đổi các số đo: 12579m2 = … km2 ….hm2… dam2… m2 9 m2 4cm2 = …m2 7 m3 5dm3 = …m3 Một học sinh đã làm như sau: 12579m2 = 12km2 5hm2 7dam2 9m2 9m2 4cm2 = 9,4m2 7m3 5dm3 = 7,5m3 Các kết quả trên đều không đúng: Nguyên nhân: Do học sinh không nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, thể tích. Học sinh đã coi quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích cũng như quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích và giống quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Biện pháp khắc phục: Giáo viên cần cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích (hai đơn vị đo diện tích kề nhau gấp kém nhau 100 lần, mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số). Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích (hai đơn vị đo thể tích kề nhau gấp kém nhau 1000 lần. Mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số). Cho học sinh so sánh mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, đo thể tích với quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Ra nhiều bài tập về phần này để học sinh làm và ghi nhớ. Như vậy kết quả đúng của ví dụ 3 phải là: 12579m2 = 0 km2 1hm2 25dam2 79m2 9m2 4cm2 = 9,0004m2 7m3 5dm3 = 7,005m3 Nếu trong quá trình dạy học, giáo viên nắm bắt được những sai lầm, tìm hiểu nguyên nhân của những sai lầm đó và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời thì hiệu quả dạy học chắc chắn sẽ cao. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đề tài. Tôi đã tiến hành khảo sát lại kiến thức mà tôi đã áp dụng cho học sinh lớp 5A, với đề bài như sau: Đề bài: 1. (2 điểm). Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 1km = … m b) 1kg = … g c) 1tấn = … kg 2. (2 điểm). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 34650 m = …. km a. 3465 b. 346,5 c. 34,65 d. 3,465 16 3. (3 điểm). Tính: a. 2năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng b. 15 ngày 6 giờ - 10 ngày 12 giờ c. 12 phút 25 giây  5 d. 24 phút 12 giây : 4 4. (3 điểm). Một ô tô dự định đi một quãng đường dài 300km. Ô tô đó đi với vận tốc 60km/giờ và đã đi được 2,25 giờ. Hỏi ô tô còn phải đi tiếp quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét? Kết quả khảo sát thu được như sau: Tổng số bài 28 bài Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 12 bài 42,9 8 bài 28,6 6 bài 21,4 2 bài 7,1 Tôi nhận thấy: Bằng cách tích cực hoá hoạt động của người học, giáo viên đã giúp các em nắm vững kiến thức bằng cách tự giác, tích cực, chủ động trong học tập và phát huy sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên, khá nhẹ nhàng, thoải mái. Trong khoảng thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em không còn thấy lúng túng khi thực hành. Kết quả khảo sát cho thấy, học sinh nắm vững kiến thức, nắm vững quy trình. Học sinh có kỹ năng thực hành “đại lượng và đo đại lượng” chính xác hơn và có khả năng sáng tạo hơn trong những bài toán khó. Qua đó góp phần làm trí tưởng tượng phong phú hơn. Tạo cho các em tâm lý tự tin, vui vẻ và ngày càng hứng thú, say mê, yêu thích môn học này. 3. Kết luận. Để nâng cao hiệu quả dạy học tuyến kiến thức Đại lượng và đo Đại lượng ở lớp 5 nói riêng và môn toán nói chung giáo viên cần: Nắm chắc quy trình dạy học đo đại lượng để giúp học sinh hiểu được bản chất của phép đo. Nắm chắc quy trình hình thành khái niệm Đại lượng, phương pháp dạy học phép đo các đại lượng hình học (đo độ dài, đo diện tích, đo thể tích), phép đo khối lượng, dung tích, phép đo thời gian. Nắm chắc và hiểu sâu nội dung, mức độ của nội dung, phương pháp dạy học của tuyến kiến thức đại lượng và đo đại lượng. Phải đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì trong nhiều năm và phải có quyết tâm cao. Cùng học sinh xây dựng môi trường học tập thân thiện có tính sư phạm cao, động viên và hướng dẫn học sinh chăm học, trung thực, khiêm tốn, vượt khó trong học tập. Theo dõi, quan tâm, hỗ trợ mọi đối tượng học sinh để các em được hoạt động thực sự - tìm ra kiến thức mới, như vậy các em sẽ nhớ lâu, phát triển được tư duy, phát huy tính tích cực của mọi học sinh. Trên đây là một số biện pháp về “Dạy đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 5” và cách khắc phục những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học tuyến kiến thức này. Bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học môn Toán và đạt được những kết quả khả quan, thể hiện rõ ở từng tiết học và qua 17 các bài kiểm tra chất lượng cuối kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học các cấp và bạn đọc để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thọ Xuân, tháng 5 năm 2017. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Xác nhận của Hiệu trưởng Nhà trường Người thực hiện Lê Thị Thủy * TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Toán 5 (NXB – GD) năm 2016. 2. SGV Toán 5 (NXB – GD) năm 2006. 3. Vở Bài tập Toán 5- Tập 1, 2 (NXB – GDVN) năm 2016. 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học Lớp 5 (NXB – GD) năm 2009. 5. Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán 5 - tập 1, 2 (NXB – ĐHSP) năm 2015. 6. Toán Tuổi thơ. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan