Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp trong rèn kỹ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Một số biện pháp trong rèn kỹ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3

.PDF
21
15
74

Mô tả:

Mục Lục 1.Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng vấn đề 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng viết đoạn văn 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận, kiến nghị Tài liệu tham khảo Danh mục các SKKN đã được xếp loại Trang 1 2 2 2 3 5 7 18 19 21 22 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài. Ở bậc Tiểu học, trong nhiều môn các em được học, Tiếng Việt là môn khoa học có vai trò quan trọng. Đây là môn học chiếm nhiều tiết học nhất trong một tuần (8 tiết/tuần). Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia thành nhiều phân môn, mỗi phân môn có mục đích và nhiệm vụ riêng, song đều tập trung phát triển bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh thông qua hoạt động giao tiếp. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, vận dụng các tri thức, kĩ năng của nhiều phân môn khác. Đây là môn học có vị trí quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Thông qua phân môn này, học sinh không những được rèn luyện bốn kỹ năng Tiếng Việt nói chung mà còn được bồi đắp tư tưởng, tình cảm, biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu xa, giả dối, sống có lòng nhân ái, đoàn kết, yêu thương, có tinh thần trách nhiệm…Hơn nữa, với khả năng nhận thức và hiểu biết còn non nớt của học sinh Tiểu học, phân môn này còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho các em. Khi làm Tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức Tiếng Việt để viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp, và diễn đạt mạch lạc nhằm đạt yêu cầu của từng kiểu bài. Không những thế, các em còn phải huy động năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống và khả năng tư duy của mình để làm được một bài văn đạt hiệu quả. Dạy Tập làm văn là dạy cho học sinh thực hành nói, viết, tức là tạo cho các em khả năng tạo lập văn bản, giúp các em có khả năng thực hành giao tiếp. Vì vậy, việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh là rất quan trọng. Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3D. Vốn là một giáo viên Toán bậc THCS được cấp trên điều động, thuyên chuyển về dạy Tiểu học, trong thời gian đầu, tuy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng bằng lòng yêu nghề, yêu trẻ, bản thân tôi đã kịp thời nắm bắt chương trình, học hỏi phương pháp dạy học từ đồng nghiệp để giảng dạy học sinh hiệu quả. Tuy thời gian làm quen với chương trình Tiểu học chưa nhiều, nhưng qua thời gian công tác gần hai năm, tôi nhận thấy học sinh lớp 3 tôi chủ nhiệm nhiều em còn lúng túng khi làm văn. Với khả năng của các em, trong chương trình, đề văn mới dừng ở viết đoạn kể, tả hoặc điền vào văn bản theo mẫu in sẵn nhưng học sinh vẫn chưa có kĩ năng điền thông tin; đoạn văn hình thức chưa đạt, lỗi chính tả, lỗi câu nhiều; nội dung chưa đảm bảo, thiếu logic… Với các em, viết Văn đúng đã khó chứ chưa nói đến viết hay. Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung mà đặc biệt là phân môn Tập làm văn lớp 3 nói riêng, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở, tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong làm văn cho các em. Qua giảng dạy các kiểu bài, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3 “ 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 Khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ trong dạy kiểu viết đoạn văn kể, tả …cùng đồng nghiệp. Giúp học sinh nắm được các kĩ năng làm văn, đặc biệt là văn miêu tả, kể chuyện. Giúp các em biết vận dụng kiến thức tổng hợp từ phân môn Tiếng Việt và kiến thức xã hội, vốn sống, tư duy… để thực hành làm văn hiệu quả. Rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, thể hiện nhận thức, suy nghĩ của mình trước thực tế . Xác định chính xác hơn trình độ, năng lực học tập môn Tiếng Việt của học sinh nói chung, năng lực viết đoạn văn nói riêng. Tìm nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn, cản trở chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh, từ đó đưa ra những quyết định cho các giai đoạn và hoạt động dạy - học tiếp theo: Điều chỉnh, hỗ trợ trên các phương tiện, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học… 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Tôi tập trung nghiên cứu biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn kể,tả ngắn cho học sinh lớp 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học, tâm lí học và tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài, đặc biệt là nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Tập làm văn lớp 3, nhất là phần văn viết đoạn kể, tả. Phương pháp điều tra khảo sát tình hình thực tế dạy và học Tập làm văn của giáo viên và học sinh trường TH Quảng Phú; Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, xử lí số liệu,… 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Ngay từ cuốn Giáo trình phương pháp giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội viết năm 1963, các tác giả đã nhấn mạnh tính chất thực hành của phân môn Tập làm văn. Nhưng nói như cố giáo sư Tôn Thất Tùng: “Lời tuyên bố về lí thuyết thì dễ nhưng thực thi nó thì khác đi”. Một phần do chưa tinh thông lí thuyết trên cơ sở những hiểu biết khoa học xác đáng, một phần là do tính chất phức tạp, mới mẻ của công việc thực hành. Dạy lí thuyết, nói lí thuyết thì hầu như không khó khăn, nhưng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn thì bao giờ cũng là quá trình thử thách nỗ lực và trình độ ứng dụng của người thực hành. Xét cả quá trình dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường TH thì Tập đọc có nhiệm vụ cung cấp kiến thức văn học, đặc biệt là hình thành những kiến thức khái quát về văn học; luyện từ và câu nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp…Việc rèn kĩ năng thông qua các phân 3 môn đó dù sao cũng mang tính chất bộ phận. Chỉ đến công đoạn làm văn, học sinh mới được thực hành tổng hợp, tổng hợp về kiến thức và tổng hợp về kĩ năng. Với làm văn, kiến thức chung và kiến thức văn học của học sinh mới thực sự được củng cố và phát triển lên một bước cơ bản về chất, kiến thức lẻ tẻ được hệ thống hóa, phạm trù hóa, kiến thức “chết” trở thành kiến thức “sống”, kiến thức tản mạn trở thành kiến thức định hướng, thao tác và kĩ năng văn học lẻ tẻ, bộ phận được huy động tổng lực qua quá trình làm văn. Do đó, rèn kĩ năng làm văn cho học sinh nói chung và văn kể, tả ở lớp 3 nói riêng là quá trình thực hành thu nhận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Chương trình Tiếng Việt 3 nêu rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn, văn bản bao gồm những nội dung sau: - Viết đoạn văn kể và tả ngắn theo gợi ý. - Điền vào giấy tờ in sẵn; viết đơn, viết báo cáo ngắn theo mẫu; viết bức thư ngắn, rình bày phong bì thư. - Chuẩn của kĩ năng viết đoạn văn, văn bản được quy định trong Chương trình là: - Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu; biết viết thư ngắn để báo tin tức hoặc hỏi thăm người thân. Viết được đoạn văn kể, tả đơn giản (6-8 câu) theo gợi ý. - Trong sách Tiếng Việt 3, nội dung rèn kĩ năng viết đoạn văn, văn bản với nội dung dạy học chủ yếu là: - Viết văn bản đơn giản, thông thường để phục vụ học tập và đời sống hàng ngày. Nội dung này bao gồm các kiểu bài tập sau: + Điền vào giấy tờ in sẵn. + Viết một số giấy tờ theo mẫu. + Viết thư. + Ghi chép sổ tay. - Viết đoạn văn kể, tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ,…( Ví dụ: tiết 8 Tập làm văn –trang 68/sách Tiếng Việt 3 tập 1: Viết 5-7 câu kể về một người hàng xóm mà em qúy mến; tiết 22 Tập làm văn –trang 38/ sách Tiếng Việt 3 tập 2: Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu kể về người lao động trí óc mà em biết,..) Trong những nội dung trên thì nội dung viết đoạn văn kể, tả ngắn là nội dung mà tôi quan tâm, nghiên cứu. Trong chương trình tập làm văn lớp 3 nội dung này có các tiểu loại sau: STT Tiểu loại Dạng đề Kể, tả ngắn về người -Nói, viết về người lao động trí óc. 1 -Nói, viết về gia đình. 4 -Nói, viết về bạn bè. - Nói, viết về thành thị, nông thôn. 2 Kể, tả sơ lược về cảnh - Nói, viết về cảnh đẹp đất nước. vật - Nói, viết về bảo vệ môi trường. Kiểu bài này yêu cầu học sinh phải vận dụng cả phương pháp kể và phương pháp tả khi làm bài. Muốn viết được đoạn văn hay, các em phải có kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, lựa chọn từ ngữ, vận dụng các phép so sánh, nhân hóa đã học…Đây rõ ràng là điểm mới, điểm khó hơn hẳn so với kiến thức làm văn ở lớp 2. Bởi vậy, khi làm kiểu bài này, nhiều học sinh còn lúng túng. Trước yêu cầu của bộ môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3, trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng làm tốt bài văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3 cũng như làm thế nào để các em hứng thú, thích học Tiếng Việt, say mê đọc, hiểu và nhất là thích viết lên những gì mình thấy, mình nghe, mình cảm nhận…Chính bởi lí do đó, tôi thấy việc “rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3” là rất cần thiết. Đó cũng chính là động lực để tôi nghiên cứu và viết đề tài này. 2.2. Thực trạng của vấn đề. 2.1.1. Đối với nhà trường - Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường sát sao với chuyên môn, quan tâm tổ chức các chuyên đề nâng cao năng lực sư phạm và đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên nhà trường. Trong đó nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với những nội dung thiết thực, cần thiết với giáo viên như: phương pháp dạy Tập làm văn, dạy học dựa vào năng lực học sinh,… - Khó khăn: Trường đóng trên địa bàn dân cư thuần nông, môi trường giao tiếp của học sinh không rộng nên kĩ năng giao tiếp của học sinh chưa tốt, vốn từ ít. 2.2.1. Đối với giáo viên: - Thuận lợi: Bản thân tôi đã có thâm niên công tác, có năng lực chuyên môn, giàu lòng yêu nghề, mến trẻ. Với tinh thần ham học hỏi, sự cầu thị cao, lại được ban giám hiệu và các các đồng nghiệp nhà trường nhiệt tình giúp đỡ, tôi đã nhanh chóng làm quen với chương trình dạy học mới. Tôi say mê học hỏi, nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy học đơn giản, dễ hiểu phù hợp với học sinh lớp 3 với mong muốn nâng cao chất lượng đại trà, làm nền móng cho các lớp 4, 5 và chuẩn bị cho học sinh vào THCS. - Khó khăn: Là giáo viên THCS, lại là giáo viên dạy Toán được điều chuyển xuống dạy Tiểu học, trong thời gian đầu, bản thân tôi không khỏi lúng túng trước sự nhận thức 5 còn non nớt của học sinh. Đồng thời lại vừa phải tiếp cận đối tượng dạy học mới, vừa làm quen với phương pháp dạy học mới, quả là những khó khăn không nhỏ đối với tôi nói riêng và nhiều đồng nghiệp như tôi nói chung. 2.2.2. Đối với học sinh: - Thuận lợi: Học sinh ngoan, ham học. Các em đã được làm quen với kiểu bài viết đoạn văn kể, tả ở lớp 2 và bước đầu đã tập viết được đoạn văn ngắn với dung lượng khoảng 3 đến 4 câu. Đa số các em có ý thức học tập tốt, tích cực trả lời câu hỏi, sáng tạo trong viết đoạn, có ý thức tự bổ sung kiến thức, chủ động làm các đề văn. Học sinh được học tập theo mô hình 2 buổi/ngày nên giáo viên có thời gian quan tâm đến các đối tượng học sinh nhiều hơn. - Khó khăn: Tuy nhiên, qua thực tế dạy học, tôi thấy kĩ năng viết đoạn văn của nhiều học sinh còn hạn chế. Đứng trước một đề văn các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không biết đó là dạng văn gì, từ đó khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài, thậm chí các em chỉ làm qua loa, đại khái cho xong, có em còn làm lạc đề hoặc bài làm thiếu ý, câu văn lủng củng, đoạn văn thiếu mạch lạc. Cá biệt một số em không cần suy nghĩ cách làm, khi giáo viên giao đề văn thì ngay lập tức đi tìm sách tham khảo để xem, để chép hoặc cứ viết theo ý thích của mình không cần biết đúng hay sai. Nhiều em khi viết đoạn còn chưa biết chấm câu khi kết thúc câu, chưa biết dùng dấu phấy để ngăn cách những bộ phận cùng chức vụ ngữ pháp, lỗi chính tả cũng còn nhiều.... Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh còn lười học, ý thức học tập chưa cao nên trước đề văn có khi còn bỏ giấy trắng hoặc viết được một hai câu tối nghĩa. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng. Từ thực tế công tác, qua dự giờ các đồng nghiệp và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể, tả cho học sinh lớp 3 là một kiểu bài khó. Về kiến thức chưa hẳn là khó nhưng trình độ nhận thức của các em còn non nớt, vốn sống ít và đang trong thời kì tập làm văn. Ngay một số em nghe cô đọc chép chính tả còn chưa chép kịp và viết chưa đúng chính tả, chưa nói đến việc thực hành sáng tạo là viết đoạn. Do vậy, việc dạy cho các em biết làm văn đã khó, dạy làm sao cho các em sáng tạo được một đoạn văn hay lại càng khó hơn. Nhiều giáo viên cũng không thích dạy các tiết tập làm văn bằng các tiết Tập đọc và các tiết Luyện từ và câu nên ít thầy cô chọn các tiết hội giảng, tiết chuyên đề ngoại khóa về Tập làm văn. Thậm chí ngay trong kì thi giáo viên giỏi các cấp các thầy cô cũng ngại dạy tiết Tập làm văn. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, nhận thấy nhiệm vụ của người giáo viên dạy Tiếng Việt không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, theo phân phối chương trình mà còn phải rèn cho các em kĩ năng thuần thục làm các kiểu bài kể, tả dưới hình thức một đoạn văn ngắn, giúp các 6 em biết sử dụng tiếng mẹ đẻ thuần thục, linh hoạt; biết nói, viết ra những gì mà tâm hồn ngây thơ của mình cảm nhận được, bước đầu có kĩ năng làm văn, nên ngay sau khi nhận lớp, từ đầu tháng 9 tôi đã tiến hành ra đề văn mà các em đã được làm quen ở lớp 2 với đề văn: Hãy kể về gia đình em bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) để khảo sát năng lực của các em. Thông qua bài kiểm tra khảo sát, tôi nhận thấy đa số các em còn lúng túng khi làm bài, chưa biết sắp xếp câu, đoạn văn thiếu mạch lạc, câu chữ chưa được gọt rũa, lỗi chính tả nhiều, sử dụng dấu câu tự do.Bài văn chưa đủ ý, bài đủ ý thì khô khan, không có hình ảnh, đoạn văn thiếu cảm xúc … Bởi thế, kết quả bài làm chưa cao. Cụ thể: Lớp 3D Số HS Điểm 9 - 10 SL TL% 7-8 SL TL% 5-6 SL TL% Dưới 5 SL TL% 34 3 8,8 6 17,6 17 50 8 23,5 Từ bảng số liệu trên cho thấy kết quả khảo sát chất lượng bộ môn ở đầu năm chưa cao. Cụ thể: tỉ lệ HS đạt điểm dưới 5 chiếm tới 23,5%; số HS đạt điểm 5 – 6 còn chiếm số đông (50 %) ; tỉ lệ HS đạt điểm từ 9 – 10 chưa cao (8,8%). Trước thực tế bộ môn như vậy, bản thân tôi đã trăn trở, nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết, đó là đúc rút kinh nghiệm để Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả cho học sinh lớp 3. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng viết đoạn văn Tập làm văn, đúng như cái tên của nó, là một môn học có mục đích luyện tập, thực hành. Dĩ nhiên, để thực hành tốt, học sinh không thể không nắm vững về lí thuyết. Nhưng việc học lí thuyết làm văn ở lớp 3 còn chưa được thể hiện rõ nét, chưa có một tiết dạy lí thuyết nào mà chỉ qua thực tế phần Tập đọc giúp học sinh hình dung lại các nội dung mình cần kể, tả để “bắt chước” và qua một vài câu hỏi gợi ý để trả lời, trả lời các câu hỏi đó tức là đã tạo đoạn. Bởi thế, học sinh sẽ không nắm vững được lí thuyết làm văn. Mà không hiểu cách làm thì bài văn chưa hiệu quả là điều dễ hiểu. Để có kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn đòi hỏi học sinh phải bỏ ra nhiều thì giờ và công sức. Trong giới hạn của đề tài, tôi tập trung giúp học sinh bước đầu hiểu thế nào là văn kể, tả; bồi đắp lòng yêu thích văn thơ cho các em; tập cho các em biết trau dồi vốn từ; rèn kĩ năng nghe – nói; hướng dẫn cho các em cách thực hành viết đoạn văn. 2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh bước đầu hiểu thế nào là văn kể, tả ngắn. Do trong chương trình Tiếng Việt 3 chưa có một bài dạy lí thuyết Tập làm văn cụ thể nào nên khi dạy kiểu bài viết đoạn văn kể, tả ngắn, bước đầu tôi giúp học 7 sinh hiểu: văn kể là dùng ngôn ngữ kể lại những gì đã diễn ra, sự việc này dẫn đến sự việc kia và cuối cùng dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa. Đó là kiểu kể lại một câu chuyện đã học trong sách hay kể lại chuyện đời thường. Song, khi viết đoạn văn kể, tôi hướng cho các em đoạn văn không đơn thuần chỉ là liệt kê sự việc, kể lể khô khan mà khi viết, các em cần biết miêu tả để bài văn gợi cảm, hấp dẫn. Vậy miêu tả là gì? Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Nhà văn Phạm Hổ th× cho r»ng:“ Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,…nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ”. Chẳng hạn với đề văn: Kể về gia đình em. Ban đầu học sinh chỉ đơn thuần kể: Gia đình em gồm có 4 người: bố, mẹ, em và em trai của em. Mẹ em làm công nhân. Bố em làm thợ hồ. Em trai em học lớp 1. Còn em học lớp 3 Trường Tiểu học Quảng Phú. Trước một đoạn văn như vậy, tôi chỉ cho các em thấy các em mới chỉ liệt kê, kể lể lại những sự việc, những công việc của người thân trong gia đình mình. Do đó đoạn văn khô khan, thiếu hình ảnh, chưa gợi cảm. Đây là lỗi chung mà học sinh thường mắc phải. Để đoạn văn hay hơn, tôi hướng cho các em biết thêm từ ngữ miêu tả. chẳng hạn: Gia đình nhỏ của em gồm bốn người thân yêu: bố, mẹ, em và em trai của em. Mẹ em quanh năm vất vả với công việc làm công nhân và tần tảo chăm sóc gia đình. Bố em luôn vất vả với công việc thợ hồ của mình. Em trai em mới học lớp 1. Còn em học lớp 3 Trường Tiểu học Quảng Phú.. Gia đình em mỗi người một việc nhưng đến tối cả nhà lại sum họp đần ấm, hạnh phúc. Em rất yêu gia đình của mình. Từ bài tập nhỏ đó, bước đầu tôi dạy các em biết đưa ngôn ngữ kể, tả vào đoạn văn của mình. 2.3.2.Giải pháp 2: Bồi đắp cho học sinh lòng yêu thích văn, thơ. Sau khi giúp học sinh hiểu thế nào là văn kể, tả, tôi bồi đắp cho các em lòng yêu thích văn thơ. Bởi chỉ có sự say mê văn học mới thôi thúc khả năng sáng tạo. Yêu văn, học sinh sẽ chủ động tiếp thu kiến thức, tìm tòi, khám phá những cái mới lạ mà các em chưa biết, tâm hồn các em được mở rộng hướng tới những tình cảm đẹp của con người, cái chân - thiện - mĩ. Con đường đưa văn thơ tới tâm hồn ngây 8 thơ, non nớt, trong sáng của các em chính là những bài Tập đọc trong chương trình. Nắm vững điều đó, khi dạy Tập đọc, tôi luôn có ý thổi hồn vào những câu văn, câu thơ qua giọng đọc truyền cảm để học sinh bước đầu lắng được cái “hồn” của bài. Tôi chỉ cho các em thấy cần đọc từ, đọc câu như thế nào, giọng của các nhân vật trong bài ra sao, với bài thơ cần đọc nhịp như thế nào. Sau khi các nhóm học sinh đã đọc nhiều lần câu chuyện, bài thơ, tôi hướng cho các em nắm chắc nội dung của từng đoạn văn, đoạn thơ và nội dung chính của cả bài. Bước đầu, tôi cũng chú ý giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cách dùng từ, đặt câu, các hình ảnh nghệ thuật trong bài đọc.Và để kể được bài ở tiết học sau thì học sinh phải ghi nhớ nội dung từng đoạn văn, nội dung của cả bài, thậm chí học thuộc một đoạn nào đó mà em thích. Từ đó các em sẽ biết nhập tâm vào nhân vật, kể lại chuyện tốt, hiểu sâu và nhớ lâu. Chẳng hạn khi dạy tuần 26, với phần Tập đọc câu chuyện “Rước đèn ông sao” trang 71 sách Tiếng Việt tập 2, tôi đã đọc mẫu cho học sinh nắm được cách đọc. Sau khi các em đã đọc bài và nắm được nội dung chính, tôi hỏi các em: Bài Tập đọc được chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn là gì? Nhìn vào giới hạn đoạn văn, học sinh sẽ trả lời được: cả bài gồm hai đoạn, đoạn 1 kể về mâm ngũ quả của bạn Tâm và đoạn 2 kể về chiếc đèn ông sao của bạn Hà hàng xóm và niềm vui được rước đèn ông sao vào dịp Tết Trung thu của các bạn nhỏ. Tôi cũng giúp học sinh thấy được trong bài tập đọc, tác giả đã sử dụng các từ chỉ hoạt động, các từ miêu tả màu sắc, âm thanh,.. giúp người đọc cảm nhận được không khí rộn ràng, không gian đẹp của đêm hội rước đèn ông sao. Hiểu được nội dung bài Tập đọc, học sinh sẽ yêu thích hơn những ngày hội của dân tộc và sẽ biết giữ gìn và phát huy truyền thống của người Việt. Từ bài Tập đọc tôi sẽ nhắc các em hiểu rằng: những gì của cuộc sống thực tế đã đi vào văn thơ qua cái nhìn chủ quan của tác giả, nhưng vẫn phản ánh chính xác những gì đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta. Bởi vậy, yêu văn trước hết phải yêu cái chân thực và biết rung cảm trước cái đẹp. Đó cũng là tiêu chí quan trọng khi đánh giá đoạn văn của các em. Thông qua việc đọc – hiểu các câu chuyện, bài thơ, học sinh bước đầu đã được bồi đắp tình yêu văn thơ, vốn từ ngữ quan trọng, vốn sống cần thiết để các em có thể viết đoạn. 2.3.3.Giải pháp 3: Trau dồi vốn từ, lựa chọn câu chữ và vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống. Trau dồi vốn từ nghĩa là dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, lựa chọn từ ngữ khi nói và viết. Do nhận thức còn non nớt nên phần đông các em chưa hiểu được nghĩa của từ, còn phát âm mang tính địa phương, vốn từ ít ỏi lại chưa biết trau chuốt từ ngữ, câu văn nên đoạn văn thường rời rạc, thiếu ý. Để tăng vốn từ cho các em, tôi tập trung chuyển tải những đơn vị kiến thức Luyện từ và câu thành luyện nói, luyện viết. Khi dạy về từ ngữ, tôi khai thác tối đa vốn từ sẵn có theo chủ điểm học tập và thực tế. Chẳng hạn khi dạy học sinh mở rộng vốn từ về trường học, tôi hướng dẫn 9 các em tìm một số từ quen thuộc: thầy giáo, học sinh, trường, lớp, bàn ghế, bạn bè, …Nếu các em không tìm thêm được, tôi sẽ gợi ý cho học sinh tìm những từ ngữ chỉ tình cảm thầy trò, bè bạn như: yêu thương, quan tâm, chỉ bảo, đoàn kết, giúp đỡ… Có vốn từ rồi thì khi viết đoạn văn kể về ngôi trường của em chắc chắn học sinh sẽ không còn lúng túng nữa. Các em sẽ biết đưa vốn từ chủ đề nhà trường vào đoạn văn để viết có nội dung. Khi dạy về câu, tôi tập cho các em viết câu ngắn, từ những câu đơn giản theo kiểu Ai, Là gì, Làm gì, Như thế nào,… đến những câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh. Ví dụ: Với đề văn: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết, tôi cho học sinh tập đặt câu như: Ai là gì?: Người lao động trí óc mà em yêu quý nhất là bác em. Bác là bác sĩ. Ai làm gì?: Bác thường đi làm từ rất sớm để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Ai như thế nào?: Bác rất yêu nghề và tài giỏi. Qua một số câu hỏi như vậy, học sinh bước đầu đã tập viết được những câu văn đơn giản, tạo đoạn văn ngắn. Nhưng viết đúng chưa đủ mà học làm văn phải hướng tới viết hay. Nghĩa là cần mở rộng các câu văn đó cho có hình ảnh và gợi cảm. Cũng những câu các em đã tìm đặt được ở đề bài trên, tôi hướng dẫn các em mở rộng bằng nhiều cách. Chẳng hạn, với câu giới thiệu người lao động trí óc, tôi cho các em mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ giúp câu rõ nghĩa hơn: Trong tất cả những người lao động trí óc mà em biết, em đặc biệt yêu quý nhất là bác em. Hoặc tôi hướng dẫn các em mở rộng kiểu câu: Em biết rất nhiều người lao động trí óc, nhưng người gần gũi và để lại cho em nhiều tình cảm nhất là bác của em. Với câu hai, tôi cho các em mở rộng thêm: Bác là bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa Câu ba, tôi hướng cho học sinh mở rộng: Mỗi buổi sáng, em thường thấy bác đi làm rất sớm để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Câu 4 có thể hướng dẫn cho các em dùng hình ảnh so sánh để nhận xét về bác: Bác là một bác sĩ tận tụy với nghề, hết lòng vì bệnh nhân, đúng như lời dạy của Bác Hồ với ngành y: “Lương y như từ mẫu”. Học sinh viết được đoạn văn đúng là tốt, song để làm tiền đề cho các lớp trên, các em cần biết viết văn có hình ảnh. Với học sinh lớp 3, tôi tập cho các em biết sử dụng hai biện pháp tu từ đã học và đặt câu. Đó là phép so sánh và phép nhân hóa. Ví dụ khi cho học sinh kể, tả về cảnh đẹp quê em. Nói đến vùng quê nông thôn thì không thể không đề cập đến một hình ảnh quen thuộc, gần gũi với các em: cánh đồng lúa. Tôi gợi ý cho các em: Nếu liên tưởng về cánh đồng lúa quê em, em thấy nó giống với gì? Học sinh sẽ trả lời: Nếu là cánh đồng lúa chín thì có thể viết: Lúc lúa chín, cánh đồng quê em như một tấm thảm khổng lồ vàng rực, lung linh trong 10 nắng. Như vậy, các em đã biết sử dụng phép so sánh trong câu văn, đoạn văn của mình. Hay cũng là những hình ảnh thân thuộc của quê hương, có em chọn lũy tre xanh và sử dụng biện pháp nhân hóa: Quê em còn đẹp bởi lũy tre xanh rì rào nằm dọc theo triền đê, chứng kiến bao đổi thay của làng quê trong thời đại mới. Tất nhiên, để học sinh có thể vận dụng được những phép tu từ vào đoạn văn của mình không phải là chuyện dễ, bởi vốn sống của các em ít, năng lực ngôn ngữ, tư duy còn hạn chế. Chính vì vậy, tôi phải tập cho các em thực hành thường xuyên để tạo thành thói quen trong khi làm bài. 2.3.4.Giải pháp 4: Rèn kĩ năng nghe – nói theo đề văn. Sau khi hướng dẫn cho học sinh biết cách dùng từ, đặt câu, tôi sẽ tổ chức cho các em rèn kĩ năng nghe – nói. Đây là hai kĩ năng quan trọng góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho kĩ năng viết. Nói không chỉ rèn cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin mà còn rèn cho các em khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy nhanh nhạy. Trong quá trình luyện nói, các em đã biết nói thành câu, trình bày vấn đề theo trình tự và có thể nhớ được cả bài nói của mình. Đồng thời, nói lưu loát cũng là cơ sở để học sinh viết mạch lạc. Mặt khác, chỉ khi học sinh có thể nói ra những gì mình nghĩ, mình cảm nhận được thì giáo viên mới nắm bắt được suy nghĩ của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa, điều chỉnh, bổ sung không chỉ cho học sinh nói và còn hướng dẫn được cho cả lớp. Cùng với nói, kĩ năng nghe cũng không kém phần quan trọng. Lứa tuổi của các em là tuổi dễ bắt chước, do đó khi nghe bạn nói những điều hay, các em sẽ học tập được bạn để lựa chọn từ ngữ, câu văn cho riêng mình. Tuy nhiên, do vốn từ ngữ còn hạn chế, nhận thức còn non nên các em dễ rơi vào tình trạng bắt chước nguyên vẹn, hoặc không phân biệt được đúng, sai. Trong trường hợp này, tôi cùng nghe với học sinh, gọi học sinh khác nhận xét, uốn nắn những hạn chế và nhắc các em học cách nói đúng, nói hay của bạn. Với dạng bài nói theo đề văn, học sinh còn cảm thấy lúng túng khi tìm từ, đặt câu và sắp xếp thứ tự các câu trong bài nói của mình. Để giúp các em mạnh dạn hơn trong khi nói, tôi đã thực hiện: - Đưa ra các câu hỏi định hướng, gợi ý cách suy nghĩ, hình thành ý kiến để phát biểu. - Giúp học sinh hình dung thật cụ thể về tình huống mình sẽ nói: các em đang phát biểu ý kiến về điều gì hoặc nói chuyện với ai, em nói nhằm mục đích gì. - Đưa ra một vài ý kiến mẫu của cá nhân cho học sinh học tập. - Tổ chức học sinh tập nói trong nhóm, tập nói trước lớp. - Tổ chức học sinh đánh giá, nhận xét, bình chọn người nói hay, tìm ra nguyên nhân. Ví dụ ở tiết tập làm văn tuần 29 ( trang 96/ sách Tiếng Việt tập 2 ) có đề văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem. 11 Với đề văn này, tôi định hướng các em tập nói bằng một số câu hỏi gợi ý như: Đó là môn thể thao nào ? Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Tổ chức khi nào? Em cùng xem với những ai ? Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ? Kết quả thi đấu ra sao? Bằng những câu hỏi như vậy, tôi tập cho học sinh chuẩn bị bài nói và nói trong nhóm của mình. Sau khi các nhóm đã trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm cho nhau, tôi gọi một số em nói trước lớp. Học sinh nói xong, tôi cho các em thảo luận tìm ra những câu bạn nói tốt biểu dương khuyến khích, những câu học sinh nói chưa tốt thì tôi nhắc nhở các em sửa chữa và có thể điều chỉnh ngay cho các em. Nói tốt có nghĩa là học sinh đã chuẩn bị bài tốt, và nói tốt có nghĩa rằng viết sẽ tốt. Đó là yếu tố quan trọng để viết tốt đoạn văn kể tả theo yêu cầu. 2.3.5. Giải pháp 5: Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả cho học sinh Để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh, tôi hướng dẫn các em thực hiện nhóm kĩ năng: Tìm hiểu đề văn, Tìm các ý chính cho đề, Thực hành viết đoạn, Đọc và kiểm tra lại đoạn văn. 2.3.5.1. Rèn kĩ năng Tìm hiểu đề văn. Đây là khâu đầu tiên có vai trò quan trọng tạo nên thành công cho đoạn văn. Tìm hiểu đề là tìm hiểu xem đề văn yêu cầu gì. Xác định đúng yêu cầu của đề giúp học sinh viết đoạn văn đúng nội dung và hình thức. Ngược lại, nếu không tìm hiểu kĩ đề bài, học sinh sẽ dễ lạc đề, sản phẩm thực hành đi chệch hướng, bài văn, đoạn văn không có điểm. Ví dụ: Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết. Để tìm hiểu yêu cầu của đề văn này, tôi đặt câu hỏi cho học sinh: + Đề văn yêu cầu các em làm gì? (Kể về một người lao động trí óc mà em biết) + Đối tượng cần kể là ai? (Người lao động trí óc: có thể là bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu…) + Em sẽ kể về ai? Tôi định hướng cho các em có thể kể về một người trí thức trong gia đình (hoặc người hàng xóm) làm nghề lao động trí óc hoặc chọn kể về người lao động trí óc mà em được biết đến qua sách báo, truyện kể hay phim ảnh,… Nắm được yêu cầu về nội dung của đề văn, tôi còn lưu ý các em biết viết đoạn văn đúng hình thức. Đề văn yêu cầu các em phải viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu, vậy các em phải nắm được câu là gì, đoạn là như thế nào. Tôi chỉ cho các em nhớ lại kiến thức về câu, đoạn. Câu văn phải có đầy đủ hai thành phần chính là: bộ phận chính thứ nhất trả lời cho câu hỏi Ai, con gì, cây gì...và bộ phận chính thứ 2 trả lời cho câu hỏi: là gì, làm gì, như thế nào?. Đây là những kiểu câu các em đã học, do đó các em dễ nhận biết và biết đặt câu. Ví dụ câu: Mẹ em là giáo viên. Học sinh sẽ trả lời được câu hỏi Ai là giáo viên?(Mẹ em); trả lời câu hỏi Mẹ em là gì? (là giáo 12 viên). Tương tự như vậy, tôi định hướng cho học sinh nắm được kiến thức đoạn văn: Đoạn văn được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, diễn đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Nhiều đoạn văn tạo thành văn bản, tách đoạn văn ra thì nó giống một văn bản nhỏ nêu trọn vẹn một nội dung. Với kiểu bài kể, tả ngắn ở lớp 3 thì đoạn văn chỉ từ 5 đến 7 câu. 2.3.5.2. Tìm các ý chính cho bài viết. Sau khi học sinh xác định được yêu cầu của bài viết, tôi hướng dẫn các em tìm các ý chính cho đoạn văn của mình. Thông thường trong mỗi đề văn của học sinh lớp 3 học đều có phần câu hỏi gợi ý cho bên dưới, do đó học sinh có thể căn cứ vào đó để trả lời các câu hỏi hoàn tất đoạn văn. Tuy nhiên khi làm đề kiểm tra khảo sát cuối kì thì những câu hỏi đó không còn nữa. Nếu học sinh không nắm chắc những ý cần cho đoạn văn thì bài văn sẽ lộn xộn, thiếu ý. Chính bởi lẽ đó, tôi thường rèn cho các em thành kĩ năng, kĩ xảo đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó. Chẳng hạn với đề văn: Hãy kể về quê hương em, tôi định hướng cho các em đặt câu hỏi để tìm ý như: - Quê em ở đâu? - Quê em có những cảnh vật gì? - Những cảnh vật đó như thế nào? - Con người quê em có những phẩm chất gì đẹp? - Tình cảm của em đối với quê? Biết đặt câu hỏi rồi, học sinh còn phải trả lời các câu hỏi đó và sắp xếp các nội dung theo một thứ tự hợp lí. Với những câu hỏi trên, học sinh lớp 3D Trường Tiểu học Quảng Phú có thể trả lời lần lượt như sau: - Quê em ở xóm 5 xã Quảng Phú- TP Thanh Hóa. Quê em có nhiều cảnh đẹp: cánh đồng lúa, lũy tre xanh, dòng sông nông giang,… - Quê em còn đẹp bởi truyền thống cách mạng, bởi vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, giàu lòng yêu thương của người dân thôn quê. - Em rất yêu mến và tự hào về quê mình. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để mai này góp phần công sức nhỏ bé của mình xây dựng quê hương. Có những câu hỏi, câu trả lời cho các ý chính, tức là học sinh đã có thể gắn kết lại thành đoạn văn của mình. 2.3.5.3. Rèn kĩ năng viết đoạn văn: Đối với học sinh lớp 3, việc tự đặt ra những câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó để tìm ý cho đoạn văn đã khó, việc gắn kết và phát triển các ý đã tìm ra tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh lại càng khó hơn. Thông thường có nhiều học sinh hiểu ý, vạch được ý nhưng nói cho ra lẽ, viết cho hay những điều mình đã hiểu thật sự không đơn giản. Các em còn lúng túng khi viết, nội dung rời rạc, diễn đạt vụng về. 13 Đoạn văn có chất lượng phải là đoạn vừa có nội dung, vừa đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày khoa học. Nắm chắc thực tế học sinh, tôi đã hướng dẫn các em tập viết đoạn, hướng dẫn cách sử dụng từ ngữ, câu, sắp xếp các câu cho hợp lí. Đồng thời tôi lưu ý các em: bài văn kể tả ngắn hay cần phải: - Thứ nhất: Bài văn đó phải chân thực. Người viết phải huy động được các giác quan, quan sát tỉ mỉ, lựa chọn những chi tiết, hình ảnh chính để kể, tả. Người, cảnh được kể, tả phải là người thật, việc thật. - Thứ hai: Câu văn phải trong sáng, hấp dẫn. Người viết phải biết lựa chọn từ ngữ, liên tưởng, tưởng tượng phù hợp, vận dụng các phép tu từ trong đặt câu. Không nên nghĩ gì viết vậy, mà cần lựa chọn, trau chuốt từ ngữ. - Thứ ba: Đoạn văn phải được diễn đạt mạch lạc, súc tích, văn phong giàu cảm xúc. Để các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào viết đoạn văn, tôi đã làm như sau: + Ra đề văn rồi cho các em viết vào vở. + Khi học sinh viết, tôi đi từng bàn quan sát, uốn nắn, sửa chữa cho một số học sinh viết còn yếu. + Sau khi học sinh viết xong, tôi cho các em trao đổi bài viết của mình với bạn bên cạnh hoặc lần lượt từng em đọc bài viết của mình cho các bạn trong nhóm nghe. + Gọi 2 - 3 học sinh đọc đoạn văn của mình trước lớp hoặc cho học sinh bình chọn bạn viết hay trong nhóm đọc. + Bình bạn viết hay của lớp. + Những đoạn văn học sinh viết hay, tôi cho em chép lại vào giấy ô li và dán vào góc học tập để cả lớp cùng đọc. Ví dụ, khi cho học sinh viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết. Tôi hướng dẫn cho các em lựa chọn người lao động trí óc mà mình quen thuộc nhất, có những hiểu biết nhất định về công việc của người đó để bài viết được chân thực. Sau khi học sinh viết xong, tôi kiểm tra bằng cách cho các em đọc trước lớp hoặc chấm bài tay đôi với các em rồi đọc từng câu để sửa lỗi. Với đề văn trên, tôi đã nhận được nhiều sản phẩm: - Đoạn 1: Bác Công là bác sĩ, bác là một người rất tốt bụng. Bác chữa bệnh rất nhanh khỏi. Bác rất vui khi được chữa bệnh cho mọi người. Nhờ có bác, nhiều căn bệnh được đẩy lùi, sức khỏe mọi người ở quê em được bảo vệ. Em rất khâm phục tài năng của bác. - Đoạn 2: Người lao động trí óc mà em yêu quý nhất là mẹ em. Mẹ em làm nghề giáo viên. Mẹ phải dạy các em nhỏ rất là vất vả. Mẹ phải dạy từ sáng đến tối. 14 Mẹ phải dọn nhà cửa, nấu cơm cho cả nhà, tắm cho em bé, dạy em học bài. Buổi sáng mẹ phải dạy sớm để giặt giũ, làm buổi sáng cho cả nhà. Sau một ngày làm việc, em thấy mẹ rất là mệt. Em hứa sẽ giúp mẹ làm việc nhà và học giỏi để được bố mẹ vui lòng. - Đoạn 3: Chú Hưng ở xóm em là kĩ sư điện, ngoài công việc sửa điện, chú còn có thể chế tạo ra một số máy điện dùng trong gia đình(1). Chú có thế sáng tạo ra máy xay chuối và các loại máy chém rau (2). Mặc dù công việc của chú rất bận nhưng ở trong xóm ai nhờ chú sửa các đồ điện, chú cũng vui vẻ nhận lời (3). Thấy chú giỏi như thế, em sẽ phấn đấu học thật giỏi để sau này có thể trở thành một kĩ sư như chú (4). Đó là ba đoạn văn do chính học sinh lớp 3 tôi chủ nhiệm viết. Cùng một đề văn, mỗi em có cách chọn người mình kể riêng, có cách nghĩ riêng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đó cũng là những sáng tạo bước đầu trong làm văn của các em. Sau khi các em đọc trước lớp và dán bài viết vào góc học tập, tôi hướng dẫn cả lớp phát hiện ưu điểm, nhược điểm trong đoạn văn. Tôi cho các em phân tích từng câu xem nội dung đã có sự liên kết chưa, sự sắp xếp câu đã hợp lí chưa, có lỗi diễn đạt không. Học sinh nhận ra được ưu điểm là các bạn đã biết viết đoạn văn theo đúng hình thức 5 đến 7 câu; nội dung là kể về người lao động trí óc – người thật, việc thật. Về nhược điểm, hai đoạn văn còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi chưa tách câu. Riêng đoạn 2, học sinh sắp xếp câu chưa hợp lí. Để chữa lỗi, tôi gợi ý cho các em điều chỉnh như sau: - Đoạn 1: Bác Công ở xóm em là bác sĩ. Bác là một người rất tốt bụng. Hễ ai trong làng mắc bệnh, bác đều không quản sớm tối sẵn sàng chữa bệnh cho họ. Bác rất vui khi được giúp đỡ cho mọi người. Nhờ có bác, nhiều căn bệnh được đẩy lùi, sức khỏe mọi người ở quê em được bảo vệ. Em rất khâm phục tài năng của bác. - Đoạn 2: Người lao động trí óc mà em yêu quý nhất là mẹ em. Mẹ em làm nghề giáo viên. Công việc của mẹ là dạy các em nhỏ ở trường mầm non. Mẹ phải đi làm từ sáng đến tối mới được về. Mặc dù vất vả nhưng em thấy mẹ rất yêu nghề. Khi về nhà, mẹ còn phải dọn nhà cửa, nấu cơm, tắm cho em bé, dạy em học bài. Sau một ngày làm việc, em thấy mẹ rất là mệt. Em hứa sẽ giúp mẹ làm việc nhà và học giỏi để bố mẹ vui lòng. - Đoạn 3: Đây là đoạn văn có nhiều ưu điểm, tôi hướng dẫn các em chỉnh sửa một chút về lỗi dùng câu dài, dùng từ như: tách câu 1 thành hai câu, thay dấu phẩy bằng dấu chấm rồi viết hoa chữ Ng; câu hai, thay từ “sáng tạo” bằng “sáng chế”; câu bốn, tôi hướng dẫn các em mở rộng, tách thành hai câu: Em rất quý mến và khâm phục đức tính, tài năng của chú. Em sẽ phấn đấu học thật giỏi để sau này có thể trở thành một kĩ sư như chú. Hay với đề văn: Kể về một cảnh đẹp quê em, tôi hướng dẫn các em lựa chọn một cảnh đẹp mà em có ấn tượng nhất, tưởng tượng lại cảnh đẹp đó, liên tưởng, so 15 sánh, nhân hóa, lựa chọn từ ngữ để viết đoạn 5 đến 7 câu. Học sinh đã biết hình thành đoạn văn, viết văn có hình ảnh nhờ vận dụng các phép tu từ. - Đoạn 1: Quê em có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là con sông Nông Giang. Mặt nước sông quanh năm có màu xanh đục. Hai bên bờ sông có hai hàng tre sừng sững như hai hàng quân đang canh gác cho sông. Bắc ngang dòng sông là cây cầu Mao Xá uốn cong như chiếc cầu vồng. Về mùa hè, bến sông là nơi bọn trẻ chúng em nô đùa, tắm mát. Con sông gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ của bao người con Quảng Phú quê em. - Đoạn 2: Quê em có rất nhiều cảnh đẹp, nhưng với em cảnh đẹp nhất vẫn là dòng sông gần nhà em. Nước sông quanh năm xanh biếc, chảy hiền hòa. Hai bên bờ là những bụi tre ngả bóng xuống nước như những thiếu nữ đứng làm duyên. Con sông là nơi cho thuyền bè đi lại. Mùa nước cạn, các bãi cát nhô lên như những hòn đảo nhỏ. Bọn trẻ chúng em rất thích được bố mẹ cho đi tắm mát dưới sông. Con sông là bạn của người dân quê em. Sau khi các em viết xong, tôi cho các em đọc, dán đoạn văn viết tốt vào góc học tập, tôi hướng dẫn các em tìm và chỉ ra những câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh. Chẳng hạn với hai đoạn văn trên, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra những câu văn có hình ảnh so sánh là: Đoạn 1: Hai bên bờ sông có hai hàng tre sừng sững như hai hàng quân đang canh gác cho sông. Bắc ngang dòng sông là cây cầu Mao Xá uốn cong như chiếc cầu vồng; Đoạn 2 là: Hai bên bờ là những bụi tre ngả bóng xuống nước như những thiếu nữ đứng làm duyên… Mùa nước cạn, các bãi cát nhô lên như những hòn đảo nhỏ… Con sông là bạn của người dân quê em. Tương tự như vậy, học sinh cũng sẽ tìm được những câu văn có phép nhân hóa như Đoạn 1: Con sông gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ của bao người con Quảng Phú quê em; Đoạn 2: Nước sông quanh năm xanh biếc, chảy hiền hòa. Từ những đoạn văn như thế, tôi củng cố cho các em những kĩ năng, thao tác cần thiết khi viết đoạn văn kể, tả ngắn như: liên kết câu về hình thức, về nội dung, câu văn cần gợi được hình ảnh, cảm xúc qua sự liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhận xét…, đồng thời cần chú ý nhất quán từ ngữ xưng hô: em, chúng em… Thực sự để luyện cho học sinh có kĩ năng viết đoạn văn kể, tả về cảnh, về người thành thạo, đặc biệt là đoạn văn mang tính nghệ thuật, giàu hình ảnh, cảm xúc là một vấn đề không đơn giản. Đó là cả một quá trình luyện tập lâu dài mới có kết quả. Song, trong quá trình dạy học, chúng ta cần uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót của các em để các em từng bước hình thành các kĩ năng cần thiết. Có như vậy, việc dạy Tiếng Việt và học Tiếng Việt mới có kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, người giáo viên phải thật kiên trì rèn luyện cho học sinh, bởi kết quả của quá trình cảm thụ, kĩ năng nói, viết phải được rèn trong suốt quá trình học tập, thậm chí suốt cả cuộc đời. 2.3.5.4. Thực hành kiểm tra, sửa chữa: 16 Khi dạy học sinh tập viết đoạn, tôi cho học sinh đọc bài trong cặp đôi, trong nhóm, trước lớp là để các em biết nhận ra ưu điểm để phát huy và hạn chế của mình để khắc phục. Nhưng khi ra đề văn cho các em làm ở nhà, hay trước một đề thi, tôi thường rèn cho các em kĩ năng đọc, kiểm tra lại bài viết. Sau khi cho các em viết xong bài, tôi hình thành cho học sinh thói quen kiểm tra bài viết (đọc lại bài) để tránh những sai sót đáng tiếc. Thực tế học sinh không hay thực hiện bước này. Đây là bước tương đối quan trọng, sau khi hoàn thành bài viết cần đọc lại để sửa lỗi như lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi về dấu câu...phải kiểm tra soát lỗi thật chính xác rồi mới nộp bài. Tóm lại, để luyện cho học sinh có kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn về người thật, việc thật, về cảnh vật,…chúng ta cần phải rèn thực hành nhiều để tạo kĩ năng cho học sinh. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, cẩn thận, kiên trì rèn luyện không chỉ trong một tiết học mà cả trong suốt quá trình dạy học. Có như vậy mới có thể truyền cho học sinh sự say mê, hứng thú, sáng tạo trong học tập, kết quả bộ môn mới được nâng lên. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục: Sau khi vận dụng đề tài vào dạy học phần Tập làm văn viết đoạn kể, tả ngắn, bản thân tôi nhận thấy học sinh có hứng thú hơn khi học bài và làm bài. Để kiểm nghiệm lại khả năng ứng dụng của đề tài tôi lại ra đề kiểm tra, đánh giá nhận thức, kĩ năng viết đoạn kể, tả cho học sinh với đề bài: Em hãy viết đoạn văn 5 đến 7 câu kể về cô giáo của em. Kết quả cụ thể đạt như sau: Lớp 3C Số HS Điểm 9 - 10 SL TL% 34 8 23,5 7-8 SL TL% 5-6 SL TL% 12 13 35,4 38,2 Dưới 5 SL TL% 1 2,9 Cũng 34 em được kiểm tra lần trước, lần này được kiểm tra lại, kết quả bài làm của các em được nâng lên rõ rệt, số bài điểm dưới 5 giảm xuống còn 2,9%, bài điểm 7 – 8 và 9 – 10 tăng lên hơn so với đầu năm (58,9% so với 26,4%). Tuy chưa thật cao như mong muốn nhưng kĩ năng viết đoạn văn của học sinh đã được nâng lên rõ rệt: Học sinh viết bố cục đoạn văn chặt chẽ, dùng từ đặt câu chính xác, nội dung câu rõ ý, các câu liên kết tương đối logic, các lỗi chính tả đã giảm đáng kể; đặc biệt, nhiều học sinh đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa khi viết đoạn văn; đoạn văn của học sinh đã thể hiện được cảm xúc, không khô khan như đầu năm. Học sinh đã có kĩ năng thuần thục hơn khi viết đoạn, biết cách tìm hiểu kĩ đề đề, tìm ý, viết đoạn và kiểm tra lại đoạn mình viết. Đặc biệt, các em 17 không còn sợ viết đoạn văn nữa, có em còn chủ động tìm đề, tự mày mò kiến thức làm và hỏi cô giáo.Kết quả đó đã thể hiện sự cố gắng của học sinh trong học Tiếng Việt và tính khả thi của đề tài. Tôi hy vọng rằng, với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả của việc rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh ở các năm học tiếp theo và giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn, không còn ngại khi làm văn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đào tạo con người thời kỳ hội nhập quốc tế. 2.4.2. Đối với bản thân: Qua thực tế giảng dạy và hiệu quả đạt được trong việc áp dụng sáng kiến nói trên, bản thân tôi nhận thấy mình tự tin hơn với nhiệm vụ mới. Để học sinh hứng thú với bộ môn thì tôi phải dạy cho các em kĩ năng tiếp cận văn bản; kĩ năng lựa chọn từ ngữ, câu; kĩ năng nói trong nhóm, nói trước lớp; và đặc biệt là kĩ năng viết từng kiểu bài cụ thể. Trong quá trình giảng dạy cần liên hệ nhiều với kiến thức thực tế và rèn cho học sinh kĩ năng sống cần thiết. Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi nghiên cứu cũng thôi thúc tôi sự ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo các kênh thông tin và thêm yêu nghề dạy học của mình. 2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, tôi cũng trao đổi kinh nghiệm của mình về một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3, đồng nghiệp cũng hưởng ứng, ứng dụng trong dạy Tập làm văn và bước đầu thấy hiệu quả. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1.Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ qua quá trình dạy học tôi tích lũy được. Tuy đó chưa phải là những sáng tạo mới mẻ, lớn lao gì, nhưng thiết nghĩ để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy Tiếng Việt nói riêng thì mỗi thầy cô giáo cần nâng cao vai trò, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, lòng yêu trẻ và đổi mới phương pháp dạy học, tăng thực hành sáng tạo cho học sinh. Nhìn chung, muốn rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3, mỗi giáo viên cần chú ý những điểm cơ bản sau: + Nắm vững tình hình thực tế của học sinh, nhà trường và địa phương. + Nắm vững các bước viết đoạn văn, tập trung rèn cho học sinh thuần thục các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng viết bài. + Có kiến thức sâu, rộng, sự ham học hỏi, ham hiểu biết, sáng tạo và kĩ năng sư phạm. + Có tâm huyết với nghề, nhiệt tình và kiên trì trong giảng dạy. + Yêu quý và trân trọng những sáng tạo của học sinh. 18 Với khả năng còn hạn chế của bản thân, tôi mới chỉ đưa ra những biện pháp cơ bản nhằm mục đích giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn, có hứng thú học văn hơn để nâng cao chất lượng môn học. 3.2. Kiến nghị : Để việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung, Tập làm văn nói riêng hiệu quả, bản thân tôi mạnh dạn đề nghị các cấp quản lí giáo dục mở các đợt học chuyên đề đi sâu vào từng kiểu bài làm văn, phổ biến, ứng dụng những sáng kiến Tiếng Việt có chất lượng cho giáo viên học tập. Cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh. Trên đây là một số ý kiến nhỏ của cá nhân tôi. Do thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế nên trong quá trình giảng dạy và triển khai đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các cấp quản lí để đề tài hoàn chỉnh hơn và để tôi trưởng thành hơn trong sự nghiệp “trồng người”. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Phú , ngày 15/4/2019 . Xác nhận của thủ trưởng đơn vị: Người viết Lê Thị Vân 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Tiếng Việt Tập 1, 2 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2. Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt 3 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3. Sách giáo viên Tiếng Việt 3, Tập 1, Tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 4. Những bài làm văn mẫu 3 – Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Muốn làm bài được văn hay - Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan