Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa em yêu thanh hóa quê em cho học si...

Tài liệu Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa em yêu thanh hóa quê em cho học sinh lớp 4

.PDF
19
11
68

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA: “ EM YÊU THANH HÓA QUÊ EM” CHO HỌC SINH LỚP 4 Người thực hiện: Trần Thị Ngân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên 1 SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục ngoài giờ lên lớp 1 THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC Thứ tự 1 Nội dung Trang Ghi chú 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2 a. Thực trạng chung về hoạt động ngoại khóa: b. Thực trạng ở trường Tiểu học Điện Biên I: 3 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 4 4- 10 3 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1: Kết luận 3.2: Kiến nghị 11 12 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài. Hoạt động Ngoài giờ lên lớp được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007của Bộ GD-ĐT, tại Điều 26 đã chỉ rõ : “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”. Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi hiếu động, thích khám phá, do vậy các em rất quan tâm và mong muốn được tham gia vào những hoạt động nhẹ nhàng, sinh động, vui tươi, phù hợp với sở thích. Tạo cơ hội cho các em được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân, được giao lưu, học hỏi bạn bè. Từ đó các em được phát triển những kĩ năng sống, những phẩm chất tích cực như tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác, tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, tình cảm nhân ái. Những nét nhân cách này chính là nền tảng quan trọng hình thành các giá trị cốt lõi của con người. Lịch sử và Địa lí địa phương và việc tìm lại cội nguồn hiện nay đang được xã hội quan tâm. Thanh Hóa, một vùng miền vẫn đến nhắc đến với đầy niềm tự hào về Lịch sử hình thành và phát triển, về truyền thống cách mạng kiên cường, với những con người cần cù chịu khó và đầy lòng nhân ái. Với mục đích tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu về địa phương từ đó, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của thế hệ học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, giúp học sinh lớp 4 trường tiểu học Điện Biên 1 có sân chơi vui, hứng thú và say mê học tập môn lịch sử tôi đã tìm hiểu một số biện pháp tổ chức Hoạt động ngoại khóa mang lại hiệu quả cao. Tổ chức Hoạt động ngoại khóa: “ Em yêu Thanh Hóa quê em” cho học sinh lớp 4 với hi vọng các em ngày càng yêu thích môn học cũng như nắm được những nét đặc trưng, tiêu biểu về quê hương Thanh Hóa. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học của các môn văn hóa ở trên lớp, là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa và là sân chơi của học sinh. Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, phát huy tính 3 sáng tạo, tích cực học tập và tinh thần đoàn kết trong học đường, qua đó góp phần xây dựng “ trường học thân thiện và học sinh tích cực”. Hiện nay việc tổ chức Hoạt động ngoại khóa về Lịch sử và Địa lí địa phương đang còn hạn chế do mất nhiều thời gian và công sức. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu về địa phương mình, đam mê và yêu thích môn Lịch sử và Địa lí thì ngoài việc dạy học trên lớp nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút các em. Với nhiều nội dung trong hoạt động ngoại khóa “Em yêu Thanh Hóa quê em” sẽ tạo cơ hội cho đông đảo học sinh tham gia. Qua đó học sinh được bổ sung kiến thức, được bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương và thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng quê hương. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Nội dung, hình thức tổ chức Hoạt động ngoại khóa “Em yêu Thanh Hóa quê em” cho học sinh khối lớp 4. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Lí luận và thực tế đã chứng minh rằng các hoạt động ngoại khóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa tạo cơ hội để học sinh gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội. Thời lượng dành cho các hoạt động ngoại khóa cũng đã được quy định cụ thể trong kế hoạch giáo dục Tiểu học của chương trình giáo dục tiểu học mới. Hoạt động ngoại khóa mang tính chất linh hoạt mềm dẻo. Hiện nay, việc dạy học các môn văn hoá chịu sự chi phối khá chặt chẽ về thời điểm, thời lượng, tài liệu học tập, về quy mô tổ chức dạy học, về nội dung dạy học,.. thì hoạt động ngoại khóa lại mang tính chất linh hoạt mềm dẻo hơn với tất cả các mặt. Hoạt động ngoại khóa tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm các kiến thức đã học vào những lĩnh vực của cuộc sống thực tiễn. Hoạt động ngoại khóa cung cấp rất nhiều kiến thức, đặc biệt là những kiến thức thực tế. Học sinh tiếp thu kiến thức qua các hoạt động ngoại khóa cũng rất tự nhiên, không bị gò bó, từ đó học sinh nhớ lâu hơn các kiến thức đã được tiếp thu. 4 Hoạt động ngoại khóa tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh được tham gia một cách tích cực, trên cơ sở đó giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết. Việc tham gia vào nhiều dạng Hoạt động ngoại khóa phong phú sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh; tạo cơ hội cho các em được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; được giao lưu, học hỏi bạn bè. Hoạt động ngoại khóa có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Ban giám hiệu, tổng phụ trách, giáo viên, học sinh, phụ huynh,… Giáo viên và học sinh đều có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của hoạt động. Tổ chức hoạt động “Em yêu Thanh Hóa quê em ” tạo cho các em có cơ hội được tham gia hoạt động cộng đồng, tinh thần phối hợp, vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thực trạng chung về hoạt động ngoại khóa ở trường Tiểu học Điện Biên 1: - Đề án Đổi mới giáo dục của Thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2010, định hướng đến năm 2015 quan tâm đến giáo dục học sinh một cách toàn diện. Học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ, qua đó giáo dục đạo đức cho các em. Phòng GD&ĐT đưa nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp vào nhiệm vụ năm học. - Nhà trường đặc biệt quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa và có nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích. Lấy hoạt động ngoại khóa để bổ sung kiến thức, giáo dục đạo đức, phát triển năng lực cho học sinh, nâng cao năng lực tổ chức cho cán bộ giáo viên. Ngay từ đầu năm học đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ cho cả năm học. - Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa: Ít nhất trong năm học, mỗi tổ chuyên môn tổ chức được 01 hoạt động. - Tổ chức hoạt động ngoại khóa làm tốn thời gian, kinh phí. Năng lực tổ chức hoạt động ngoại khóa của một số giáo viên vẫn còn hạn chế. - Học sinh rất thích, phụ huynh rất thích cho con em mình tham gia hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa mạnh dạn, chưa tự tin, còn rụt rè, nhút nhát không dám tham gia hòa nhập cùng các bạn, kĩ năng giao tiếp chưa tốt. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Dựa trên những kết quả đã đạt được về hoạt động ngoại khóa của nhà trường và của các tổ khối ở những năm học trước, tập thể giáo viên khối 4 đã đăng kí tổ chức hoạt động ngoại khóa: “Em yêu Thanh Hóa quê em”. Để tổ chức hoạt động 5 ngoại khóa với chủ đề này đạt hiệu quả cao, giáo viên khối 4 đã thực hiện các giải pháp sau: 2.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa Đội ngũ giáo viên quyết định phần lớn sự thành công của hoạt động ngoại khóa bởi giáo viên là người lên kế hoạch, xây dựng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động. Vì vậy, nếu giáo viên hiểu và tâm huyết với hoạt động thì mới có sự nhiệt tình để tổ chức được hoạt động. “Em yêu Thanh Hóa quê em” là một hoạt động nhằm tạo sân chơi, cung cấp các kiến thức về địa phương cho học sinh. Qua đó bồ dưỡng tình yêu quê hương, giáo dục các em trong việc có trách nhiệm xây dựng quê hương. Bất cứ công việc gì muốn thành công thì người thực hiện phải hiểu rõ về công việc đó. Quan trọng nhất là phải có nhận thức đúng về công việc sẽ làm. Vì vậy, muốn tổ chức tiết dạy hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao thì trước hết đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn phải có nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của chủ đề này. Giáo viên chủ nhiệm trong khối phải thật sự nhiệt tình và hứng khởi trong việc tham gia tổ chức. Để giáo viên nhận thức rõ vai trò của hoạt động ngoại khóa này, bản thân mỗi giáo viên cần: - Tự đọc tài liệu về hoạt động giáo dục để có thêm những kinh nghiệm cho việc tổ chức hoạt động. Giáo viên có thể đọc tài liệu về Lịch sử và Địa lí địa phương, các thông tin về địa phương trong tài liệu, sách báo,… - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong tổ nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động, đảm bảo cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa. Qua sinh hoạt chuyên môn tổ giáo viên được hiểu thêm : + Tìm hiểu về vai trò, tác dụng của Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và đặc biệt là Tiểu học. + Nêu một số Hoạt động ngoại khóa đã tìm hiểu được. + Quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. + Dự kiến kết quả đạt được sau khi hoạt động đã được tổ chức. - Sau khi đã hiểu sâu về hoạt động đã được tổ chức, mỗi giáo viên tích cực tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh tác dụng của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc cung cấp kiến thức, giáo dục kĩ năng sống, rèn năng lực, phẩm chất cho học sinh. Chính vì giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa nên đội ngũ giáo viên sẵn sàng hiến kế những kế hoạch hay, giải pháp phù hợp. Tuy giáo viên đều phải thực hiện dạy học 2 buổi/ngày nhưng tất cả vì chất 6 lượng giáo dục học sinh, sử dụng thời gian nghỉ trưa, cuối ngày, ngày nghỉ để chuẩn bị cho tổ chức hoạt động ngoại khóa. Mỗi giáo viên trong khối luôn sẵn sàng nhận và làm mọi nhiệm vụ khi được phân công. 2.3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa mang tính chất khả thi Việc xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng trong việc thực hiện các công việc nói chung, trong đó có việc thực hiện hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa là hoạt động có sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên, phụ huynh vì thế càng phải xây dựng kế hoạch một cách chi tiết, có tính khả thi. Kế hoạch khoa học, chi tiết và phù hợp thì việc thực hiện kế hoạch càng dễ dàng, dẫn đến đạt hiệu quả tốt trong việc thực hiện. Để xây dựng được kế hoạch, giáo viên trong khối đã thực hiện theo các bước: a. Đăng kí thực hiện kế hoạch với nhà trường Ngay từ đầu năm học sau khi có kế hoạch tổng thể của nhà trường. Giáo viên khối 4 thấy rằng ngoài việc cung cấp kiến thức về địa phương cho các em qua các bài học thì việc tổ chức hoạt động ngoại khóa để các em có thêm nhiều cơ hội được bổ sung kiến thức, được giao lưu với bạn bè trong khối, trong trường là vô cũng cần thiết. Vì vậy giáo viên trong khối đã họp và thảo luận đi đến thống nhất đăng kí thực hiện hoạt động ngoại khóa với nhà trường: - Tên hoạt động: “Em yêu Thanh Hóa quê em” - Thời gian thực hiện ngoại khóa: Tháng 4/2018 (Tháng chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn) - Địa điểm: Sân trường trường Tiểu học Điện Biên 1 - Đối tượng thực hiện: Giáo viên và học sinh khối 4 thực hiện nội dung, giáo viên và học sinh toàn trường tham gia. b. Xây dựng kế hoạch Đầu tiên là phải xây dựng kế hoạch sơ bộ, bao gồm: Nội dung, hình thức tổ chức. Đây chính là định hướng chính cho hoạt động. Bám vào chủ đề của hoạt động, giáo viên đã bàn bạc, thống nhất sơ bộ: Kế hoạch sơ bộ: - Nội dung: + Văn nghệ chào mừng + Giao lưu tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí địa phương. + Thể hiện vở kịch gắn với nhân vật trong lịch sử Thanh Hóa + Giới thiệu về trang phục, nét văn hóa của các dân tộc trong tỉnh + Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương Thanh Hóa + Tổ chức trò chơi dân gian Hình thức tổ chức: Hoạt động được tổ chức tại sân trường, mỗi nội dung sẽ tương ứng với một hình thức tổ chức. 7 Bản thân là khối trưởng, sau khi chỉ đạo giáo viên trong tổ bàn bạc xây dựng kế hoạch sơ bộ, báo cáo kế hoạch sơ bộ với Ban giám hiệu nhà trường để xin ý kiến góp ý và điều chỉnh kế hoạch. Được sự góp ý, thống nhất của Ban giám hiệu, giáo viên trong khối tiếp tục xây dựng kế hoạch chi tiết: Giáo viên khối 4 họp tổ phân công nhiệm vụ cho Hoạt động ngoại khóa Kế hoạch chi tiết: - Nội dung: + Văn nghệ chào mừng: Tiết mục: “ Dòng máu Lạc Hồng” + Tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí địa phương qua các câu hỏi, qua hình ảnh các nhân vật, qua các câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử,… + Thể hiện vở kịch: Anh hùng Nguyễn Bá Ngọc + Giới thiệu về trang phục, nét văn hóa của các dân tộc trong tỉnh + Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương Thanh Hóa: 2 học sinh thể hiện. + Tổ chức trò chơi dân gian: Mỗi khối sẽ chơi 01 trò chơi - Hình thức tổ chức: Hoạt động được tổ chức tại sân trường, mỗi nội dung sẽ tương ứng với một hình thức tổ chức. 8 Sau khi thống nhất kế hoạch tổ chức, yêu cầu giáo viên trong khối đọc kĩ các tài liệu: Lịch sử, địa lí địa phương Thanh Hóa (cuốn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên), tìm hiểu các địa danh, các nhân vật lịch sử, bài hát, bài thơ,…về các anh hùng dân tộc địa phương Thanh Hóa. Đồng thời cũng yêu cầu học sinh tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, địa lí, con người,… Thanh Hóa. Bước tiếp theo, khối trưởng báo cáo kế hoạch để nhà trường duyệt. Sau khi được duyệt kế hoạch, giáo viên trong khối triển khai đến giáo viên, phụ huynh và học sinh của lớp mình. 2.3.3. Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức cho hoạt động ngoại khóa Xây dựng nội dung cho Hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết. Nội dung có phong phú thì hoạt động ngoại khóa mới mang lại hiệu quả cao. Nếu nội dung đơn điệu, không đúng chủ đề, không có tác dụng cung cấp kiến thức thì buổi hoạt động ngoại khóa không những không thu được kết quả như mong muốn mà làm mất sự hứng khởi, gây ồn ào thiếu tập trung. Hình thức tổ chức hoạt động cần vui nhộn, rộn rã, thể hiện được sự hào hùng khi nói về quê hương. Chính vì thế việc xây dựng các nội dung, hình thức chi tiết cho hoạt động ngoại khóa “Em yêu Thanh Hóa quê em” được bàn luận kĩ. Việc chuẩn bị nội dung, hình thức chủ yếu của giáo viên trong khối đồng thời cũng tham khảo ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp dạy Lịch sử và Địa lí ở bậc học THCS và THPT. Chuẩn bị nội dung lvà các hình thức tương ứng với từng nội dung như sau: - Về văn nghệ: Chọn bài hát đặc trưng về Thanh Hóa, về ca ngợi truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Khối đã thống nhất bài “Dòng máu lạc hồng” mở màn cho hoạt động. Chọn bài “Khúc tình caThanh Hóa…” kết thúc hoạt động. Số lượng học sinh tham gia cần đủ đông để thể hiện được khí thế hào hùng của dân tộc. - Tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí địa phương: Lựa chọn nhân vật lịch sử, địa danh, câu nói nổi tiếng để đặt câu hỏi giao lưu tìm hiểu về địa phương. Các câu hỏi dưới dạng hình ảnh sẽ gây được sự hứng thú cho học sinh, giúp các em nhận biết dễ hơn: + Câu hỏi 1: Câu hỏi được hỏi dưới dạng quan sát hình ảnh một hòn đảo, nơi đó có các chiến sĩ. “Đây là hòn đảo nào trên quê hương Thanh Hóa chúng ta?” + Câu hỏi 2: Câu hỏi được hỏi dưới dạng quan sát hình ảnh một nhân vật lịch sử để trả lời câu hỏi. Nhân vật này là Lê Lợi, cho học sinh đóng vai Lê Lợi để các học sinh còn lại quan sát trả lời “Em hãy quan sát và cho biết, đây là ai?” + Câu hỏi 3: Câu hỏi “Câu nói này là của ai?” (cho học sinh đóng vai Bà Triệu, ra sân khấu và nói câu nói: Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh,…) 9 + Câu hỏi 4: Câu hỏi Bà đã vác hai hòm đạn nặng 96 kg vượt qua mưa bom bão đạn để phục vụ chiến đấu tại Hàm Rồng Thanh Hóa. Bà là ai? Hãy nói đầy đủ tên họ của bà? ( Cho học sinh quan sát bức tranh bà Ngô Thị Tuyển) + Câu hỏi 5: Xem và quan sát hình ảnh thông qua ảnh chụp hãy cho biết đây là nơi nào? “ Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng” Qua các câu hỏi, qua hình ảnh các nhân vật, qua các câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử,… + Thể hiện vở kịch: Anh hùng Nguyễn Bá Ngọc. Kết thúc vở kịch là bài hát: Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm. + Giới thiệu về trang phục, nét văn hóa của các dân tộc trong tỉnh: Giới thiệu Thanh Hóa có 28 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 7 dân tộc là chủ yếu: Kinh, Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú. Biểu diễn trang phục của 7 dân tộc trên địa bàn tỉnh. + Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về quê hương Thanh Hóa: 2 học sinh thể hiện. Trong đó 01 học sinh giới thiệu về vẻ đẹp của thiên nhiên Thanh Hóa, 01 học sinh giới thiệu về nét văn hóa, nét đẹp về con người Thanh Hóa. + Trò chơi: Được chia thành các khối trên sân trường, mỗi khối chơi một trò chơi: Chơi kéo co, ô ăn quan, chơi cướp cờ, chơi chèo thuyền trên cạn, chơi nhảy bao bố. 2.3.4. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên một cách chi tiết trong buổi tổ chức Để tổ chức Hoạt động ngoại khóa: “Em yêu Thanh Hóa quê em” theo quy mô cấp khối được tốt bên cạnh việc lên kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức chi tiết nhất thì việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong buổi hoạt động ngoại khóa lại càng quan trọng. Phân công càng cụ thể, rõ ràng thì công việc càng trôi chảy. Đảm bảo tiến trình thời gian, nội dung kế hoạch đã đề ra. Phân công công việc là khâu quan trọng trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong trường sẽ làm tăng hiệu quả công việc. Đây là hoạt động của khối nhưng học sinh và giáo viên toàn trường được tham gia nên cần có sự tham gia của: Tổng phụ trách đội, giáo viên âm nhạc, giáo viên bộ môn khác, giáo viên toàn trường, phụ huynh,… Hoạt động của trường, khối lớp muốn thành công phải biết phối kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với phụ huynh, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh. Vì vậy bên cạnh việc phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường, cần tạo được sự phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh của các lớp. Giáo viên tuyên truyền kịp thời với cha mẹ học sinh về tác dụng và tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa đối với việc cung cấp kiến thức, bổ sung và rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học 10 sinh. Từ đó tranh thủ được sự hiểu biết của học sinh trong việc xây dựng chương trình, công sức của phụ huynh trong việc phối hợp các công việc đề ra. Để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công thì cần thực hiện: - Nội dung, hình thức tổ chức được mỗi giáo viên hiểu, ngấm sâu để thực hiện. - Phân công nhiệm vụ gắn liền với thời gian hoàn thành - Giáo viên trong khối phối hợp nhịp nhàng trong công việc - Giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong khi thực hiện Căn cứ vào yêu cầu tính chất công việc và năng lực của giáo viên, học sinh để phân công công việc một cách hợp lí. a. Phân công nhiệm vụ cho việc chuẩn bị nội dung như sau: Thời gian Nội dung chuẩn bị Đối tượng thực hiện Tháng - Đọc tài liệu Lịch sử văn hóa địa Giáo viên khối 4 và học 12/2017 phương. sinh khối 4 - Tìm hiểu Lịch sử và Địa lí địa phương trên sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội,…. Tháng - Xây dựng hệ thống các câu hỏi về Lịch - đ/c Ngân – Khối trưởng 1/2018 sử, Địa lí và Văn hóa quê hương Thanh - đ/c Bình – GV Hóa trong phần tìm hiểu về Thanh Hóa. - đ/c Phạm Thủy – GV (Bao gồm cả trang phục cho nhân vật, mĩ thuật tranh vẽ phục vụ cho câu hỏi) - Viết kịch bản chương trình – dẫn - đ/c Tuyết Hạnh – GV chương trình khối 4 Tháng - Xây dựng và dàn dựng tiết mục văn - Tập thể giáo viên khối 2/2018 nghệ : Dòng máu lạc Hồng; Khúc tình 4, giáo viên âm nhạc và ca Thanh Hóa 50 học sinh khối 4 - Phụ huynh phối hợp trong việc đưa đón con em trong buổi tập ngoài giờ Tháng - Xây dựng và dàn dựng vở kịch: Anh - Tập thể giáo viên khối 3/2018 hùng Nguyễn Bá Ngọc 4. Mời thêm đ/c Mĩ Hạnh (GV khối 5) - Mỗi lớp trong khối 4 lựa chọn 3 diễn viên - 20 học sinh hát bài hát Nguyễn Bá Ngọc – Tấm 11 Tháng 4/2018 gương dũng cảm. - Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về - 2 học sinh khối 4: 01 Thanh Hóa: nam, 01 nữ + 01 học sinh giới thiệu về vẻ đẹp của - đ/c Linh, Đặng Hương thiên nhiên Thanh Hóa – GV khối 4 + 01 học sinh giới thiệu về nét văn hóa, nét đẹp về con người Thanh Hóa - Tổng duyệt chương trình - GV, HS khối 4 - Ban giám hiệu Sau khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên, khối trưởng cần kiểm tra việc thực hiện của từng nhóm giáo viên theo giai đoạn để có bổ sung kịp thời về nội dung, hình thức tổ chức. Sau mỗi giai đoạn thực hiện đều có sự đánh giá tiến độ, nội dung, chất lượng công việc để có sự điều chỉnh, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. b. Phân công nhiệm vụ phục vụ ngày tổ chức hoạt động: Ngày tổ chức hoạt động sẽ phải đảm bảo về nội dung, về thời gian, về công tác tổ chức. Hạn chế tối đa sự sai sót bởi hoạt động có toàn thể học sinh, cán bộ giáo viên và đại biểu tham gia. Vì vậy việc phân công công việc trong ngày tổ chức rất quan trọng bởi nếu sự phân công rõ ràng, cụ thể, phù hợp với năng lực từng cán bộ giáo viên thì hoạt động mới diễn ra nhịp nhàng, có chất lượng. Thứ tự Nội dung Đối tượng thực hiện 1 Chuẩn bị phông màn, trang trí, trải - đ/c Thu Hà – GV tiếng thảm sân khấu, loa đài Anh - đ/c Thanh – GV thể dục 2 Dẫn chương trình - Tuyết Hạnh – GV khối 4 3 Chuẩn bị phần thưởng và trao phần - đ/c Linh, Thu Hà thưởng phần giao lưu 4 - Thuê trang phục biểu diễn - đ/c Hường, Hiền – GV âm - Trang điểm, thay trang phục giữa các nhạc tiết mục cho học sinh biểu diễn văn nghệ - Phụ huynh phối hợp thực hiện - Phụ trách học sinh lúc biểu diễn 5 Kê bàn ghế đại biểu Giáo viên khối 1 6 Mời khách, đón khách và tiếp tân đ/c Hiền, Hoài 7 Thu dọn ghế sau hoạt động Giáo viên khối 2, khối 3 12 Việc phân công nhiệm vụ cho các tổ khối, các giáo viên, học sinh được dán tại bảng tin của trường. Ngoài ra, còn có thông báo với toàn thể giáo viên, học sinh, phụ huynh về giờ tổ chức hoạt động, giờ giáo viên, học sinh có mặt tại trường. Chính vì có sự phân công rõ ràng rành mạch mà hoạt động diễn ra rất trôi chảy với nhiều hoạt động lí thú, không có sai sót xảy ra. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa : Em yêu Thanh Hóa quê em đã thu hút được các giáo viên trong trường và đặc biệt là giáo viên trong khối. Ai nấy đều thấy được việc làm đmang đầy ý nghĩa giáo dục học sinh và bản thân mỗi đồng chí giáo viên cũng nắm bắt bổ sung thêm một số kiến thức vùng miền địa phương mình. Hoạt động diễn ra hoành tráng sôi nổiđã không ít giáo viên rơi lệ khi xem xong kịch về Anh hùng Nguyễn Bá Ngọc. Về phía học sinh khi tham gia hoạt động rất thích thú đã để lại ấn tượng sâu sắc, các em được xem lại những nhân vật lịch sử của quê hương Thanh Hóa đã đi vào sử sách của dân tộc. Hiểu rõ hơn về các danh lam thắng cảnh vùng miền từ vùng biển lên đến vùng núi và các nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Qua phần trình diễn thời trang các trang phục dân tộc các em được hiểu rõ mỗi dân tộc có phong tục, tập quán cách ăn mặc khác nhau. Hay thông qua hoạt động của hai hướng dẫn viên du lịch làm cho các em học sinh thêm yêu lịch sử, Địa lí xứ Thanh từ đó giáo dục lòng yêu quê hương mình. Mỗi một họat động trong buổi hoạt động ngoại khóa là một kiến thức bổ ích cho học sinh mà các em có thể dễ nhớ. Một số hình ảnh minh họa tổ chức Hoạt động ngoại khóa Học sinh giới thiệu về Lịch sử, Địa lí xứ Thanh 13 Phần đoán tên nhân vật lịch sử thông qua hình ảnh minh họa và lời giới thiệu Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc – Bài Dòng máu Lạc Hồng 14 Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc – Bài Khúc tình ca Thanh Hóa Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc – Nhạc kịch anh hùng Nguyễn Bá Ngọc 15 Màn trình diễn thời trang một số trang phục dân tộc ở Thanh Hóa Ảnh: Chuyên viên phòng GD&ĐT cùng tập thể GV khối 4 tham dự Hoạt động ngoại khóa 16 2.3.5. Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức Hoạt động ngoại khóa Để mỗi hoạt động ngoại khóa là một ngày hội của trẻ thơ thì mỗi giáo viên cần đầu tư nhiều công sức, sự tâm huyết với nghề, với trẻ. Với mong muốn hoạt động được tổ chức sau phải có chất lượng hơn các hoạt động đã tổ chức, vì thế sau mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khoá cần có sự rút kinh nghiệm. Sau mỗi hoạt động diễn ra, mỗi bộ phận sẽ ghi lại những thiếu sót về quá trình chuẩn bị, quá trình diễn ra và quá trình kết thúc để cùng nhau rút kinh nghiệm. Quá trình họp rút kinh nghiệm là quá trình khối chỉ ra được những thiếu sót, những sai lầm mà hoạt động mắc phải và từ đó đúc kết được kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau. Việc đánh giá, tổng kết sau khi sự kiện kết thúc vô cùng quan trọng, cần được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác. Đánh giá việc tổ chức hoạt động nên được thực hiện ngay lập tức sau khi sự kiện kết thúc, muộn nhất là sang ngày hôm sau để kịp thời nhìn nhận các thiếu sót vừa xảy ra. Tránh để thời gian quá lâu sẽ dẫn đến tổng kết không đầy đủ, hơn nữa vấn đề không còn "nóng" khiến những người tổ chức và tham gia không còn hứng thú hoặc không nhớ để nói về nó. Nếu không họp rút kinh nghiệm sau khi chương trình kết thúc sẽ dẫn đến việc các sự kiện sau có thể vẫn lặp lại những lỗi đã từng mắc khi trước. Việc lặp đi lặp lại một sai lầm sẽ làm cho các giáo viên trong khối cảm thấy chán nản và kém nhiệt huyết. Là khối trưởng, bản thân hiểu trách nhiệm của mình trong điều hành các hoạt động chuyên môn tổ khối, hiểu ý nghĩa của việc rút kinh nghiệm sau mỗi việc làm vì thế đã lập kế hoạch tổ chức rút kinh nghiệm sau hoạt động với tiến trình như sau: - Bố trí thời gian rút kinh nghiệm sau khi hoạt động được diễn ra - Thành phần: Toàn bộ giáo viên trong khối 4, mời ban giám hiệu và đại diện các tổ khối tham gia - Chủ trì: đồng chí Khối trưởng - Nội dung: + Khối trưởng đánh giá những ưu điểm của động ngoại khóa: Tác dụng, ý nghĩa của hoạt động, sự tiếp nhận hoạt động của học sinh + Khối trưởng đánh giá những tồn tại, những mặt cần rút kinh nghiệm sau khi hoạt động diễn ra. + Giáo viên trong khối 4 nêu ý kiến tự rút kinh nghiệm. Xin ý kiến của giáo viên đại diện các khối, ý kiến đóng góp của ban giám hiệu về: Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức, phân công công việc, sự phối hợp giữa các bộ phận, tác dụng đối với học sinh, sự hứng thú của học sinh,…) + Giáo viên trong khối ghi chép các ý kiến đóng góp để tích lũy cho bản thân và cho tổ khối mình. 17 + Khối trưởng thay mặt giáo viên trong khối tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên, tiếp tục phát huy mặt mạnh, khắc phục những tồn tại để những hoạt động sau sẽ được tổ chức tốt hơn. Việc rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động ngoại khóa đã có nhiều tác dụng đối với giáo viên. Mỗi giáo viên được bổ sung nhiều kiến thức, tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa. Giáo viên tự tin trong giảng dạy cũng như giáo dục học sinh. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Tôi thấy rằng Hoạt động ngoại khóa: Em yêu Thanh Hóa quê em có tác dụng rất lớn đến hoạt động giáo dục cho học sinh đó là lòng say mê tìm tòi, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của quê hương và ý thức học tập của bản thân để mai sau xây dựng quê hương nhày càng đẹp giàu. Hoạt động ngoại khóa: Em yêu Thanh Hóa quê em đã mang lại cho tôi và đồng nghiệp lòng tự tin khi tổ chức hoạt động. Đồng thời hoạt động này có thể được nhân rộng để việc học lịch sử, địa lí, văn hóa địa phương không phải chỉ thông qua sách vở mà có thể học ở những hình thức khác nhau mà hiệu quả. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Hoạt động ngoại khóa “Em yêu Thanh Hóa quê em” lần đầu tiên được tổ chức tại trường Tiểu học Điện Biên 1 cho học sinh khối lớp 4. Các hoạt động của buổi ngoại khóa đã diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng. Hoạt động ngoại khóa đã cung cấp kiến thức về lịch sử, địa lí và văn hóa địa phương Thanh Hóa. Thông qua hoạt động đã góp phần bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, tự hào về quê hương. Mỗi giáo viên, học sinh đều thấy tự hào về quê hương Thanh Hóa là vùng đất giàu đẹp có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước, con người Thanh Hóa chịu thương, chịu khó. Cùng với lịch sử Thanh Hóa là các vị anh hùng dân tộc đã viết lên các trang sử hào hùng. Hoạt động ngoại khóa Em yêu Thanh Hóa quê em còn rèn thêm năng lực và phẩm chất cho học sinh. Học sinh giới thiệu về ngôi trường mang chiến thắng Điện Biên, giới thiệu về những di tích lịch sử tại địa phương mình sinh sống. Để trả lời được các câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra, học sinh phải tìm hiểu và có kiến thức về môn Lịch sử, nhất là những sự kiện gắn liền với những địa danh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Đây là dịp để nhiều học sinh có cơ hội được kiểm tra kiến thức lịch sử của mình. Học sinh tham gia tốt hoạt động ngoại khóa này, các lớp đã được đọc, tìm hiểu qua sách, báo mạng Internet. Trong quá trình chuẩn bị, học sinh đã đầu tư thời gian tìm hiểu, bổ sung những kiến thức 18 về lịch sử, từ đó giúp ích cho việc học môn Lịch sử, địa lí địa phương của các em trong trường. Nhờ việc tổ chức Hoạt động ngoại khóa này đã thôi thúc các bạn say mê, yêu thích học Lịch sử địa lí hơn, nhờ đó đã đạt được kết quả cao nhất. Thông qua hoạt động ngoại khóa học sinh thấy rõ ý nghĩa trong công tác tuyên truyền bảo vệ, phát huy các giá trị di tích lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khóa vào dịp tháng tư đã tạo nên sân chơi bổ ích đồng thời đó là chủ điểm Uống nước nhớ nguồn. Học sinh thấy được vai trò trách nhiệm của mình dưới mái trường thân yêu. Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa cần: - Xây dựng kế hoạch mang tính khả thi - Chuẩn bị chu đáo nội dung, hình thức tổ chức của hoạt động - Phân công công việc cụ thể cho các cá nhân, các bộ phận - Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động 3.2. Kiến nghị Hoạt động ngoại khóa cho học sinh Tiểu học rất cần được các tổ chức, nhà trường quan tâm. Đề nghị nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch cho các tổ khối tổ chức các hoạt động ngoại khóa để bản thân mỗi giáo viên được bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 18 /4/ 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Trần Thị Ngân 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan