Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng gia công hàng xuất khẩu ở công ty ar...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng gia công hàng xuất khẩu ở công ty artexport

.DOC
86
135
129

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hoá khá đặc biệt, vừa mang giá trị sử dụng lại mang giá trị nghệ thuật, bao gồm các loại: hàng gốm sứ, hàn thêu ren, hàng cói mây, hàng sơn mài, chạm khảm... Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự biểu trưng cho những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần - xã hội, của truyền thống văn hoá dân tộc thật độc đáo, thật khác biệt so với các nền văn hoá khác. Được chế tác hoàn toàn bằng đôi tay khéo léo của người nghệ nhân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn mang đậm dấu ấn của sự sáng tạo, cần cù và tỉ mỉ. Người tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ luôn hướng tới giá trị nghệ thuật, sự tinh tế và tính tiện dụng của sản phẩm. Do vậy khách hàng tiêu dùng loại sản phẩm này thường có thu nhập tương đối cao và có lòng yêu mên với nghệ thuật. Hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung và hiệu quả kinh doanh của ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng. Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập khối ASEAN và chuẩn bị là một trong những thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì xuất khẩu càng trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đơn thuần là góp phần kích đẩy sự phát triển của nền kinh tế mà nó còn có ý nghĩa to lớn khác đó là sự đóng góp tích cực vào việc phát huy vốn văn hoá cổ truyền, giới thiệu và truyền bá nét đặc sắc của văn hoá dân tộc đến bạn bè thế giới. 1 Trước tình hình hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên, em đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng gia công hàng xuất khẩu ở Công ty Artexport". Nội dung bản chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn bao gồm: Chương I :Khái quát cơ sở lý luận của hàng xuất khẩu. Chương II : Thực trạng gia công xuất khẩu ở Công ty Artexport. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hợp đồng gia công hàng xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tinh của thầy giáo, sự tận tình chỉ dạy của bác trưởng phòng, các cô chú trong phòng thêu ren của Công ty Artexporrt và sự giúp đỡ của phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính - kế hoạch đã giúp em có đủ điều kiện để hoàn tất bản chuyên đề này. Sinh viên Giang Ngọc Quý 2 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN HÀNG XUẤT KHẨU I. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ. 1. Bản chất của thương mại quốc tế. Trước hết, thương mại xuất hiện từ sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, sự khác nhau về điều kiện sản xuất không thể giải thích được tại sao những nước đã sản xuất một mặt hàng mà 3 vẫn nhập khẩu mặt hàng đó, tại sao những nước có trình độ sản xuất thấp lại vẫn có thể thao gia trao đỏi buôn bán với những nươc công nghiệp phát triển? Những câu hỏi đó chỉ có thể giải thích bằng lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh - David Ricardo (1772 - 1823). Theo lý thuyết này, nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nươc đó có lợi thế tương đối (hay hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất) thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho mình. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất hầu hết các loại hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất và nhập khẩu các loại hàng mà việc sản xuất chúng bất lợi nhiều nhất. Như vậy, việc mỗi nước đi vào chuyên môn hoá sản xuất loại hàng nước đó có lợi thế so sánh sẽ làm giảm chi phí sản xuất, do đó lợi ích thu được do thực hiện trao đổi buôn bán quốc tế sẽ tăng cao hơn. Đồng thời, việc buôn bán quốc tế cũng góp phần làm thoả mãn những nhu cầu, sở thích khác nhau ở các quốc gia trên thế giới. Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài, tự cấp, tự túc hay thay thế nhập khẩu là hoàn toàn không có sức thuyết phục. Thực tế cho thấy con đường dẫn đến phát triển nhanh, bền vững không phải qua chuyên môn hoá ngày càng sâu, rộng để sản xuất ra những sản phẩm sơ chế, mà thông qua việc mở rộng và phát triển các ngành sản xuất chế biến sâu, có giá trị thặng dư 4 cao hướng về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả cao hơn để khai thác tốt nhất các lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường cho sự phát triển. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế mở. Mỗi quốc gia cũng như mỗi cá nhân không thể sống riêng rẽ mà vẫn có thể đáp ứng được hết nhu cầu của mình. Thương mại quốc tế có ý nghĩa sống còn vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của đường giới hạn khả năng sản xuất (nếu nước đó thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không buôn bán). Xuất khẩu là hoạt động thương mại quốc tế có vai trò quan trọng, là cơ sở của nhập khẩu và hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với nước ta, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là nhiệm vụ chiến lược để phát triển và thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu thể hiện ở những mặt sau: - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn cho nhập khẩu bao gồm các nguồn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xử lý sức lao động... Trong đó, nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu là quan trọng nhất, quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. - Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. 5 Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau: + Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta cho nước ngoài. + Xuất khẩu từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ khi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ thì sẽ tạo cơ hội cho các ngành sản xuất nguyên liệu như gồ, mây, gốm... + Xuất khả tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. + Xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế. + Thông qua xuất khẩu, hàng hoá trong nước có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. + Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, hoàn thiện công tác l kinh doanh, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. - Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu đã thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vón để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế 6 đối ngoại làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế. Như vậy, vai trò của hoạt động xuất khẩu là không thể phủ nhận. Đối với đất nước ta, kể từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung sang cơ chế thị trường, thực hiện khẩu hiệu "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước", nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt. Đến này, chúng ta đã có quan hệ với hơn 150 quốc gia, ký hiệp định thương mại với 60 nước trên thế giới. Hàng hoá của Việt Nam đã được xuất đi nhiều nước, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Nếu như năm 1990, giá trị xuất khẩu của nước ta là 2,404 tỷ USD, năm 1991 là 2,0871 tỷ USD thì đến năm 1995 là 5,4489 tỷ USD, năm 1998 đạt 9,361 tỷ USD và năm 1999 là 11,523 tỷ USD 1. Như vậy, năm 1999 so với năm 1990 giá trị xuất khẩu đã tăng 379,3% một con số chứng tỏ trình độ phát triển trong giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam. Cùng với sự tăng trưởng trong xuất khẩu, vấn đề công ăn việc làm cho người lao động trong nước cũng được giải quyết. Ở nước ta, do trình độ của người công nhân chưa cao nên nếu xuất khẩu được khoảng 1 tỷ USD thì sẽ tạo được việc làm cho 50.000 lao động. Như vậy, với 11,523 tỷ USD xuất khẩu năm 1999 thì spps việc làm tạo ra cho người lao động là khá lớn, góp phần vào việc giải quyết nạn thất nghiệp hiện nay. Năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động ở khu vực thành thị trong độ tuổi lao động là 7,4%, tỷ lệ này của cả nước là 6,86%. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tạo cho chúng ta cơ hội khai thác có hiệu quả nhất mọi lợi thế của đất nước như lợi thế về con người, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... đồng thời tạo điều kiện phát 1 Theo thời báo kinh tế "Kinh tế 1999 - 2000 - Việt Nam và Thế giới" 7 triển những ngành nghề có nhiều tiềm năng, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 3. Các hình thức xuất khẩu. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế đều có sẵn những thế mạnh cũng như điểm yếu riêng của mình. Mục tiêu khi tham gia buôn bán của các bên đều là lợi nhuận, do đó họ phải lựa chọn cho mình phương thức giao dịch có lợi nhất, thoả mãn được các mục đích kinh doanh của họ, đồng thời giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Giao dịch quốc tế có nhiều hình thức, có thể nêu ra sau đây một vài hình thức chủ yếu: * Xuất khẩu trực tiếp. Là việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp đó sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng thông qua các tổ chức của mình. Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng rủi ro trong kinh doanh song lại có ưu điểm là giảm bớt chi phí trung gian và từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời phương thức này cũng khiến doanh nghiệp có sự liên hệ trực tiếp với khách hàng và thị trường nước ngoài, gắn doanh nghiệp với nhu cầu của thị trường để có thể sản xuất và xuất khẩu hàng hoá theo đúng yêu cầu của khách hàng. * Xuất khẩu uỷ thác. Là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá của nhà sản xuất và qua đó thu một 8 số tiền nhất định (thường là tỷ lệ % của giá trị lô hàng xuất khẩu). Ưu điểm của phương thức này là mức độ rủi ro thấp, không cần bỏ vốn vào kinh doanh và có thể thu về một khoản lợi nhuận đáng kể. Ngoài ra trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại thuộc về người sản xuất. * Buôn bán đối lưu. Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá mang ra trao đổi thường có giá trị tương đương. Mục đích xuất khẩu ở đây không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm có được một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với giá trị lô hàng xuất khẩu. Lợi ích của buôn bán đối lưu là tránh được những rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường, đồng thời còn có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán lô hàng nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó, đối với một quốc gia, buôn bán đối lưu còn có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán. * Giao dịch qua trung gian. Là việc giao dịch mà mọi việc thiết quan hệ giữa người bán và người mua đều phải thông qua người thứ ba gọi là trung gian thương mại. Người này thay mặt cho bên mua giao dịch với bên bán, thay mặt bên bán giao dịch với bên mua hoặc thay mặt cả hai bên để đưa ra các điều kiện giao dịch buôn bán. Người thứ ba này thường là đại lí, môi giới. 9 Ưu điểm của việc sử dụng người trung gian là có thể tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn liếng của họ, giảm chi phí lưu thông, tăng tốc độ quay vòng vốn do người trung gian thường có mạng lưới bán lẻ... Tuy nhiên sử dụng trung gian cũng có những hạn chế như phải chia sẻ lợi nhuận, phụ thuộc vào trung gian, không hiểm tường tận phản ứng của khách hàng về hàng hoá của mình. * Tái xuất khẩu. Là xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Do đó giao dịch tái xuất còn được gọi là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác. * Gia công quốc tế. Là hình thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm rồi giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy với phương thức gia công quốc tế, có thể kết hợp tận dụng nhân công với giá rẻ ở các nước nhận gia công với khai thác các loại máy móc thiết bị, công nghệ có chất lượng cao, đem lại lợi nhuận cho cả hai bên thuê và nhận gia công. 10 II. GIA CÔNG QUỐC TẾ. 1. Khai niệm gia công quốc tế. Trong từ điển kinh tế (CHDC Đức), nhà xuất bản Kinh tế 1972, gia công được định nghĩa là sự cải tiến đặc biệt của các thuộc tính riêng của các đối tượng lao động (vật liệu) được tiến hành một cách sáng tạo và có ý thức nhằm đạt được một giá trị sử dụng mới nào đó. Theo điều 128, Luật thương mại (ngày 10/05/1997) của nước ta, gia công trong thương mại được hiểu là một hành vi thương mại, theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu, bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công, bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia coong. Nội dung của gia công trong tm gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hoá theo yêu cầu và bằng nguyên vật liệu của bên đặt gia công. Đó là những khái niệm về gia công nói chung, còn gia công quốc tế là phương thức kinh doanh trong đó một bên, gọi là bên nhận gia công, nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên đặt gia công, để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao, gọi là phí gia công. Như vậy, khi hoạt động gia công vượt ra biên giới quốc gia thì gọi là gia công quốc tế. Luật thương mại nước ta nêu rõ: gia công với thương nhân nước ngoài là việc gia công trong thương mại, theo đó bên đặt gia công, bên nhân gia công là thương nhân có trụ sở chính hoặc 11 nơi cứ trù thường xuyên tại các nước khác nhau phải có một bên là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam. Gia công quốc tế có hai hình thức là gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Tuy nhiên ở nước ta, nói đến hoạt động gia công quốc tế chủ yếu là nói đến hoạt động gia công thuê cho nước ngoài. Suy cho cùng, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng (được thể hiện trong hàng hoá) chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhận gia công ra nước ngoài. 2. Các hình thức gia công quốc tế. Có thể phân chia các hình tứhc gia công quốc tế theo một số tiêu thức sau: 2.1. Theo quyền sở hữu nguyên liệu. * Hình thức nhận nguyên phụ liệu, giao thành phẩm. Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. Bên đặt gia công cũng có thể giao cả máy móc thiết bị, cử chuyên gia sang hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình thực hiện gia công. Bên nhận gia công cũng có thể đi mua phụ liệu nếu được sự đồng ý của bên đặt gia công. * Hình thức mua đứt bán đoạn. Hình thức này được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Bên đặt gia công sẽ bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công và sau một thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm. Trong trường hợp này, quyền sở 12 hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Sự ràng buộc giữa các bên thể hiện ở trường hợp quy định số sản phẩm tạo ra và định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Sau quá trình sản xuất, bên nhận gia công có trách nhiệm bán lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công và bên đặt gia công có nghĩa vụ mua lại toàn bộ số sản phẩm đó. * Hình thức kết hợp. Là hình thức trong đó bên đặt gia công chỉ giao nhận những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công sẽ mua nguyên liệu phụ trong nước để bổ sung và tiếp tục hoàn thành sản xuất theo hợp ddồng đã kí. 2.2. Theo giá gia công. Theo tiêu thức này, gia công quốc tế có hai hình thức. * Hợp đồng thực chi thực thanh (Cost plus contract) Bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. * Hợp đồng khoán. Người ta xác định một mức giá định mức (Target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó. Ngoài hai cách phân loại trên, người ta còn có thể phân chia các hình thức gia công quốc tế theo công đoạn gia công hay theo chủ thể tham gia quan hệ gia công. tuy nhiên, riêng lĩnh vực gia công hàng thêu ren xuất khẩu là hoạt động gia công chính ở nước ta thì các phân chia theo tiêu thức quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm là các phân chia thích hợp nhất. 13 3. Yêu cầu và vai trò của gia công quốc tế. 3.1. Yêu cầu. Gia công quốc tế là một hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Đối với nước ta, kim ngạch xuất khẩu từ hoạt động gia công chiếm tỷ lệ không nhỏ trong toàn bộ giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động gia công xuất khẩu, Luật thương mại và các văn bản dưới luật của nước ta cũng có những điều khoản quy định, hướng dẫn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ gia công, trên cơ sở đó đảm bảo lợi ích cho các bên. Nghị định 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/07/1998 là nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng hoá với nước ngoài. Theo nghị định này, các bên tham gia vào hoạt động gia công quốc tế có quyền và nghĩa vụ sau: * Đối với bên đặt gia công. - Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu gia công theo thoả thuận tại hợp đồng gia công. - Nhận và đưa ra khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc thiết bị cho thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công. - Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công. - Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá. - Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã ký kết. 14 * Đối với bên nhận gia công. - Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công. - Được thuê thương nhân khác gia công. - Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên phụ liệu, vật tư để gia công và phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của luật thuế xuất nhập khẩu đối với phần nguyên phụ liệu, vật tư mua trong nước. - Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu. Nếu là sản phẩm xuất nhập khẩu có điều kiện thì phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. - Phải tuân thủ luật pháp và các điều kiện trong hợp đồng gia công. 3.2. Vai trò của gia công quốc tế. * Đối với bên đặt gia công. Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ giảm được chi phí do tận dụng được nguồn nhân lực và một phần nguyên vật liệu thường là với giá rẻ của nước nhận gia công. Chính lợi ích này quyết định xu hướng chuyển dịch các ngành sản xuất đòi hỏi có nhiều nhân công, nhiều công đoạn sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, có nguồn lao động dồi dào. Bên thuê gia công thường có lợi thế về thị trường tiêu thụ là thị trường truyền thống hoặc thị trường có những đòi hỏi khắt khe mà chỉ họ mới có thể đáp ứng được. Bởi vậy khi thị trường 15 phát sinh những nhu cầu lớn người thuê gia công có thể đáp ứng mà không cần bỏ thêm vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút nhân công... Trong quá trình thuê gia công, bên đặt gia công còn có thể tạo thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá cho mình ngay tại nước nhận gia công. * Đối với bên nhận gia công. Đối với bên nhận gia công phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhập được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng nền công nghiệp hoá đất nước. Việc gia công cho nước ngoài giúp nước nhận gia công khắc phục được những khó khăn về thị trường tiêu thụ, không phải chịu rủi ro khi tìm kiếm thị trường nước ngoài. Qua hoạt động gia công, có thể kết hợp xuất khẩu những loại vật tư, nguyên liệu sẵn có trong nước, phát triển thêm nguồn hàng, khai thác sử dụng những máy móc thiết bị tiên tiến hay công nghệ hiện đại mà không mất thời gian thử nghiệm. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ phương thức gia công quốc tế mà có nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapor... Ở Việt Nam, với nguồn lao động dồi dào, chúng ta cũng đã và đang đẩy mạnh hoạt động gia công quốc tế mà thế mạnh của ta là gia công hàng may, thêu ren xuất khẩu. Công nghiệp thêu ren, dệt may là các ngành có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên vật liệu là sản phẩm của các ngành khác vì thế tạo điều 16 kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Bên cạnh đó, lao động ngành may và thêu ren có đặc điểm là số lượng lao động nhiều, thời gian đào tạo nhanh, hợp cả với lao động nam và nữ, đặc biệt là lao động nữ. Vì thế, khi hoạt động gia công hàng may xuất khẩu phát triển, nó sẽ vừa giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, vừa là cơ sở để cho các ngành liên quan phát triển. Trong hơn 10 năm qua, ngành may, thêu với đốc độ phát triển bình quân khoảng 20% năm đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo. Bên cạnh vai trò tạo công ăn việc làm và tạo động lực cho các ngành liên quan phát triển, gia công hàng thêu xuất khẩu còn góp phần tăng thu nhập quốc dân qua tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 9,361 tỷ USD, năm 1999 là 11,523 tỷ USD, trong đó phần thu từ hoạt động gia công chiếm từ 70 - 80%. Đây là phần đóng góp quan trọng cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay. Do những lợi ích to lớn mà hoạt động gia công quốc tế đem lại cho cả hai bên đặt và nhận gia công nên phương thức giao dịch quốc tế này ngày càng phát triển. Không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển cũng sử dụng gia công quốc tế nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà hoạt động này đem lại. Đối với nước ta, gia công quốc tế, đặc biệt là gia công hàng thêu ren xuất khẩu là phương thức giao dịch không thể thiếu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 17 III. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ. Cũng như các hoạt động khác trong buôn bán giao dịch quốc tế, trong hoạt động gia công hàng xuất khẩu cần phải có hợp đồng gọi là hợp đồng gia công quốc tế. Theo Luật thương mại nước ta, hợp đồng gia công trong thương mại phải được lập thành văn bản giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công. Nội dung của hợp đồng gia công trong thương mại, quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công và bên đặt gia công được áp dụng theo các quy định về hợp đồng gia công của Bộ luật dân sự. 1. Đặc điểm của hợp đồng gia công quốc tế. Là một dạng hợp đồng trong giao dịch ngoại thương, trước tiên hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài cũng mang những đặc điểm của hợp đồng kinh tế thông thường như: Việc kí kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi, đồng thời phải tuân theo sự điều chỉnh của một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ này. Ngoài ra, hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài còn có những đặc điểm khác biệt được hình thành bởi yếu tố nước ngoài của hợp đồng bao gồm: - Chủ thể của hợp đồng gia công quốc tế là các thương nhân, pháp nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. - Đối tượng của hợp đồng gia công quốc tế là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các sản phẩm gia công được chuyển dịch qua biên giới nên các đối tượng này phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan các nước tại cửa khẩu, thực hiện các 18 nghĩa vụ về thuế xuất nhập khẩu và thực hiện các điều ước quốc tế về giao thông. - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng gia công là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. - Nguồn luật điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế là hệ thống pháp luật các quốc gia các bên, các công ước, hiệp ước song phương và đa phương, các tập quán thương mại quốc tế... Có thể nói, đặc điểm tiêu biểu nhất chỉ rõ bản chất của hợp đồng cc quốc tế là quan hệ hợp đồng này là làm thuê đẻe nhận thù lao, ở đây sức lao động là hàng hoá. Với tính chất là hợp đồng làm thuê cho nước ngoài, hợp đồng gia công quốc tế thể hiện việc xuất khẩu tại chỗ sức lao động, một hoạt động đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia và phù hợp với xu hướng phân công lao động và chuyên môn hoá ngày càng cao của nền kinh tế thế giới. 2. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng gia công quốc tế. Theo quyết định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/199 của Chính phủ: Điều 12 hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm những điều khoản như sau: 2.1. Điều khoản về tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng. Trong hợp đồng nhất thiết phải ghi rõ ràng và chính xác tên, địa chỉ các bên tham gia ký kết hợp đồng. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này sẽ gây khó khăn trong vấn đề thông báo, khởi tố và giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này. Trong thực tế nhiều người cho rằng phần này không quan trọng, đó là một quan niệm sai lầm trong buôn bán quốc tế và đã để lại những bài học chua xót. Bên Việt Nam khi tham gia ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài cần lưu ý và thận trọng với những tế viết tắt ở phần 19 chủ thể ký tên, chỉ có thể chấp nhận tên viết tắt khi nó phù hợp với đăng ký kinh doanh ở nước ngoài. 2.2. Điều khoản về tên, số lượng sản phẩm gia công. Nhằm giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng cần mua bán, hợp đồng phải diễn tả thật chính xác tên và quy cách phẩm chất của mặt hàng gia công. sản phẩm của ngành thêu ren, thủ công mỹ nghệ, tên hàng thường được ghi kèm với quy cách chính của nó. 2.3. Điều khoản về giá gia công. Trong hoạt động gia công hàng cho thương nhân nước ngoài, điều khoản về giá gia công là một điều khoản quan trọng, do đó các bên trong hợp đồng cần thoả thuận kỹ lưỡng, chi tiết về nó. Điều khoản giá cả bao gồm những vấn đề về đồng tiền tính, phương pháp quy định giá, phương pháp xác định mức giá cơ sở của giá cả. + Đồng tiền tính giá: Trong hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, giá cả mặt hàng gia công xuất khẩu được đo lường bằng đồng tiền nước người nhận gia công, đồng tiền nước đặt gia công hoặc đồng tiền của nước thứ ba. Thông thường đó là đồng tiền có khả năng chuyển đổi mạnh. Thực tế, các thương nhân thường chọn các đồng chuyển đổi như: Đôla (USD), tiền Pháp (Frans), bảng Anh (Pound)... + Phương pháp xác định giá: Giá cả có thể xác định ngay trong lúc ký hợp đồng hoặc xác định trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Tuỳ theo cách xác định giá mà phân biệt thành các loại giá sau: giá cố định hay giá xác định ngay, giá quy định sau, giá có thể xét lại, giá di động hay giá trượt. Trong hợp đồng gia công ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng loại giá cố định (giá xác định ngay). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan