Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lí lớp 5...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lí lớp 5

.PDF
24
10
136

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5 Người thực hiện: Trịnh Thị Việt Chức vụ: Giáo viên Người thực hiện: Trịnh Thị Việt Chức vụ: Giáo Đơn vị công tác:viên Trường TH Thị trấn Quán Lào SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử và Địa lí Đơn vị công tác: Trường TH Thị trấn Quán Lào SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử và Địa lí YÊN ĐỊNH, NĂM 2017 1 MỤC LỤC Nội dung PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng của việc dạy – học Địa lí lớp 5 2.1. Khi học địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh chưa tốt 2.2. Việc sử dụng tranh ảnh, thông tin,…trong các tiết dạy đạt hiệu quả chưa cao 2.3. Việc lựa chon trò chơi học tập ở các tiết học địa lí chưa thật phong phú và phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Địa lí lớp 5 3.1. Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh 3.2. Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tranh ảnh, thông tin,… sưu tầm được trong quá trình dạy học địa lí 3.3. Lựa chọn, tổ chức các trò chơi học tập Địa lí phù hợp với từng bài dạy và đối tượng học sinh 4. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Địa lí lớp 5 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 1 1 1 2 2 3 3 3 3 4 4 5 5 9 14 17 18 2 18 1. Kết luận 18 2. Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phần Địa lí (trong phân môn Lịch sử và Địa lí lớp 5) nhằm giúp cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, về môi trường sống xung quanh, cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ Địa lí ở Việt Nam cũng như một số nước đại diện cho các châu lục trên thế giới. Học sinh đến với môn Địa lí là học sinh được hình thành kỹ năng quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tư liệu Địa lí từ sách giáo khoa, trong cuộc sống gần gũi học sinh; học sinh biết trình bày kết quả học tập qua nhiều hình thức: lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê … Để từ những giờ học trên lớp, các em biết đem về vận dụng vào cuộc sống phong phú, từ đó hình thành được ở các em thái độ ham học hỏi, tìm hiểu để biết về quê hương, đất nước, môi trường xung quanh, thêm yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương, đất nước và khát khao được học để trở nên con người có ích cho gia đình, xã hội, trở nên con người năng động, sáng tạo, đem hết sức mình để góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam văn minh giàu mạnh hơn. Muốn giáo dục cho học sinh lớp 5 có những hiểu biết về địa lí Việt Nam và thế giới thì trước hết phải tạo được tình cảm hứng thú học môn Địa lí ở mỗi em. Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 5, tôi thấy việc dạy và học địa lí còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh. Vì đa số phụ huynh và học sinh đều quan niệm Địa lý chỉ là môn phụ. Giáo viên cũng chưa thực sự đầu tư nhiều vào phân môn này để thu hút học sinh. Khi dạy giờ Địa lí, đa số giáo viên chỉ sử dụng các thiết bị dạy học địa lí để minh họa cho lời giảng mà ít chú ý đến chức năng nguồn tri thức của chúng, tức là không chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này. Bên cạnh đó, còn có giáo viên còn chưa vận dụng tổ chức các hình thức học tập cho các em học sinh. Vì vậy: Làm thế nào để dạy tốt phân môn Địa lí ở trường Tiểu học ? Làm thế nào để giáo viên truyền thụ hết kiến thức khai thác trong sách giáo khoa, khai thác trong thiết bị đồ dùng ? Làm thế nào để Địa lý không chỉ cung cấp 3 kiến thức cơ bản cần thiết mà còn là bộ môn khoa học hấp dẫn học sinh?....... là một vấn đề lớn đòi hỏi tâm huyết và sự sẻ chia của các nhà giáo, nhất là những người giáo viên trực tiếp giảng dạy ở Tiểu học. Chính vì những lí do trên, là một giáo viên được phân công giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Địa lí Lớp 5’’ - Một đề tài ít giáo viên đề cập đến. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Địa lí Lớp 5’’ với hy vọng phần nào giúp bản thân, đồng nghiệp dạy tốt hơn phân môn Địa lí, để Địa lí không xa lạ chán nản với học sinh, để góp phần nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách. Vì có biết có hiểu, có quan tâm đến Địa lí thì các em mới yêu mến quê hương đất nước, yêu những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Từ đó các em sẽ tích cực, tự nguyện tham gia xây dựng đất nước, tự hào làm rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu Sách giáo khoa Địa lí lớp 5; Quá trình dạy – học phân môn Địa lí lớp 5 ở Trường Tiểu học Thị trấn Quán Lào để tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lí Lớp 5. 4. Phương pháp nghiên cứu Qua quá trình thực dạy tôi đưa ra một số phương pháp nghiên cứu là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổ chức trò chơi. 4 PHẦN 2 : NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện. Lực lượng chủ yếu đảm nhận và thực hiện chức năng ấy là đội ngũ giáo viên. Chương trình địa lí lớp 5 bao gồm 2 nội dung cơ bản: Địa lí Việt Nam: Học sinh học về địa lí Tổ quốc một cách có hệ thống. Từ địa lí tự nhiên đến dân cư, kinh tế nhằm giúp cho học sinh có được các kiến thức mang tính khái quát về đất nước Việt Nam, đồng thời có một số kĩ năng, phương pháp tìm hiểu về địa lí một quốc gia, một lãnh thổ cụ thể và tăng thêm tình yêu quê hương đất nước. Địa lí thế giới: Học sinh học về địa lí các châu lục, một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới. Phần nội dung này giúp học sinh mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và giúp các em biết được một số phương pháp, kĩ năng tìm hiểu địa lí một châu lục. Tuy nhiên còn có thêm bài học về các đại dương trên thế giới để học sinh có cái nhìn tổng thể về bề mặt Trái đất. Để học sinh nắm được nội dung của chương trình, hình thành được các kĩ năng địa lí thì đòi hỏi người giáo viên phải có vốn kiến thức địa lí vững vàng, nắm vững mục tiêu của chương trình, của mỗi bài dạy, phải chuẩn bị bài và đồ dùng dạy học chu đáo và quan trọng là biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi tiết dạy. Người giáo viên biết kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học các phương pháp sẽ làm học sinh thích thú và hào hứng tham gia học tập một cách tích cực. Như Hêghen đã nói : “ Phương pháp là sự vận động bên trong của nội dung”. Vì thế phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động bao gồm các hành động và thao tác của giáo viên, học sinh nhằm thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ học tập. Mặt khác như chúng ta đã biết đối với học sinh tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ được vấn đề nào đó thì ngoài việc thường 5 xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhất thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Đồng thời lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể. Các em không những nhận thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em cũng rất ưa thích các vấn đề trực quan mang tính bắt mắt mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng. Trên cơ sở đó tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đị lí lớp 5. 2. Thực trạng của việc dạy - học Địa lí lớp 5 2.1. Khi học địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh chưa tốt. Để hình thành, khắc sâu các biểu tượng và khái niệm địa lí phải hướng dẫn cho học sinh có kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ. Hiện nay, do chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng bản đồ, lược đồ nhiều giáo viên khi dạy phân môn Địa lí chỉ sử dụng bản đồ, lược đồ để minh họa cho lời giảng của mình, ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này. Còn học sinh - các em chủ yếu dựa vào kênh chữ để phát biểu, trình bày. Vì vậy, vấn đề kĩ năng thực hành Địa lí của học sinh không được thực hiện thường xuyên, các em nắm bài không sâu, không chắc chắn. 2.2. Việc sử dụng tranh ảnh, thông tin,.... trong các tiết dạy đạt hiệu quả chưa cao. Hầu như trong các tiết dạy, giáo viên chỉ sử dụng tranh ảnh, thông tin có sẵn trong sách giáo khoa mà chưa chú ý đến việc sưu tầm, cập nhật thông tin, tranh ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để đưa vào bài dạy,.... Bởi vậy chất lượng học tập ở các tiết học chưa cao, học sinh chỉ đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ cuối bài, ít quan tâm đến khai thác kiến thức ở kênh hình để thấy được cái hay, cái đẹp, cái thực tế của môn học … Tất cả những điều đó dẫn đến khi học tiết Địa lí các em không có sự liên hệ thực tế, không có sự hứng thú học tập, tiếp thu bài một cách thụ động. 2.3. Việc lựa chon trò chơi học tập ở các tiết học địa lí chưa thật phong phú và phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh. Trong thực tế, một số giáo viên chưa đầu tư nhiều vào tiết dạy Địa lí, xem nhẹ phân môn này, coi Địa lí chỉ là môn phụ, dẫn đến việc lựa chọn trò chơi Địa lí chưa phù hợp với nội dung bài học hay chỉ tổ chức trò chơi một cách qua loa, chưa xác định rõ mục tiêu của trò chơi, cách tổ chức chơi gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Từ những thực trạng cơ bản đã nêu trên, ngay từ đầu năm học, khi chọn nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh lớp chủ nhiệm – 5C. Tôi thấy nhiều em chưa biết chơi và chủ động tham gia các trò chơi học tập; chưa biết cách sử dụng bản đồ, lược đồ để khai thác nội dung bài học; chưa có ý thức sưu tầm thông tin, tranh ảnh liên quan đến bài học dẫn đến việc nắm kiến thức Địa lí của học sinh còn hạn chế. Cụ thể như sau: 6 Bảng 1 Nội dung Đạt SL TL Chưa đạt SL TL Chủ động tham gia các trò chơi học 12em 46,2% 14em 53,8% tập Tự giác sưu tầm tranh ảnh, thông tin 9em 34,6% 17em 65,4% liên quan đến nội dung bài học Biết khai thác nội dung từ bản đồ 14em 53,8% 12em 46,2% (lược đồ), bảng số liệu. Nắm vững các kiến thức Địa lí đã 14em 53,8% 12em 46,2% học 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Địa lí lớp 5 3.1. Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Về phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho học sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lí. Bản đồ vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng, chiếm một số lượng nhiều nhất trong hệ thống kênh hình ở phần Địa lí lớp 5. Vì vậy, việc hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh là biện pháp phải thực hiện đầu tiên trong quá trình dạy học địa lí. Tôi đã chú trọng việc hình thành và phát triển ở học sinh một số kĩ năng sử dụng bản đồ như: xác định phương hướng trên bản đồ, đọc bản đồ, xác lập mối quan hệ Địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như: địa hình, khí hậu, sông ngòi; thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,... 3.1.1. Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ. Việc xác định vị trí địa lí hoặc mô tả một đối tượng địa lí trên bản đồ sẽ khó khăn hoặc sai lệch nếu không nắm được cách xác định phương hướng trên bản đồ. Đầu tiên, tôi yêu cầu các em thuộc và nhớ các qui định về phương hướng trên bản đồ: Phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây. Khi biết bốn hướng chính thì cũng tìm ra các hướng phụ khác trên bản đồ, ví dụ giữa Bắc và Đông là Đông Bắc, giữa Tây và Nam là Tây Nam,…. Chính nhờ việc xác định được các hướng trên bản đồ sẽ giúp các em nắm được vị trí của các nước, các châu lục thể hiện trên bản đồ, lược đồ một cách dễ dàng. Ví dụ : Quan sát Lược đồ các châu lục và đại dương (Bài 17: Châu Á), nếu nắm vững phương hướng trên bản đồ các em dễ dàng biết được: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Tây Nam giáp châu Phi, phía Tây và Tây Bắc giáp châu Âu. 7 3.1.2. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ. Tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh trước hết phải đọc tên bản đồ (hoặc lược đồ) để biết bản đồ (hoặc lược đồ) đó thể hiện nội dung gì ? Ví dụ : - Bản đồ tự nhiên Việt Nam chủ yếu thể hiện các sự vật, hiện tượng tự nhiên của đất nước ta như: lãnh thổ, đồng bằng, sông, núi, biển, đảo,... - Lược đồ giao thông Việt Nam chủ yếu thể hiện các loại hình giao thông Việt Nam, biết loại đường nào đi từ đâu đến đâu,.... Sau đó tìm hiểu kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu ghi trên bản đồ. Ví dụ 1 : Khi cho học sinh quan sát Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam, tôi đặt vấn đề: Em hãy chỉ trên lược đồ những nơi có mỏ sắt, mỏ thiếc, mỏ than, A-pa-tít, Bô- xít, dầu mỏ và khí tự nhiên? Học sinh sẽ phải đọc bảng chú giải để nắm được các kí hiệu khoáng sản, tên mỏ khoáng sản, nơi có mỏ sau đó quan sát trên lược đồ và thấy được: Sắt có ở Yên Bái, Thái nguyên, Hà Tĩnh; thiếc có ở Cao Bằng; than có ở Quảng Ninh; A-pa-tít có ở Lào Cai, Bô- xít có ở Tây Nguyên, dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển Đông,... 8 Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam Ví dụ 2: Khi cho học sinh quan sát Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam tôi đặt vấn đề: Dựa vào màu sắc của lược đồ, em hãy kể tên các loại rừng chính ở nước ta và xác định nơi phân bố của chúng? Học sinh đọc bảng chú giải và nắm được màu xanh lá cây đậm chỉ rừng rậm nhiệt đới, màu tím chỉ rừng ngập mặn. Từ đó quan sát trên lược đồ học sinh thấy được: Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, còn rừng ngập mặn ở ven biển,.... 9 3.1.3. Xác lập mối quan hệ Địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như: địa hình, khí hậu, sông ngòi; thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,... Ví dụ 1: Khi nêu lí do về sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc ở nước ta. Học sinh quan sát “Lược đồ khí hậu” của nước ta, phân tích và thấy được: Dãy núi Bạch Mã kéo dài ra đến biển nằm giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng tạo thành bức tường chắn gió. Khi gió mùa đông bắc thổi tới đây ít khi vượt qua được dãy núi này. Vì vậy phía bắc của núi (miền Bắc) có mùa đông lạnh còn phía Nam của dãy bạch Mã (miền Nam) khí hậu nóng quanh năm. Vì thế mà dãy Bạch Mã được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền Bắc – Nam. 10 Lược đồ khí hậu Ví dụ 2 : Khi quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, qua màu sắc lược đồ học sinh thấy được: Đại bộ phận châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn và với diện tích rộng lớn, nằm trong vòng đai nhiệt đới lại không có biển ăn sâu vào đất liền nên châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Và do khí hậu châu Phi như thế nên cả động vật, thực vật ở đây đều khó phát triển, phần lớn châu Phi là hoang mạc và xa-van. 11 Lược đồ tự nhiên châu Phi *Cần chú ý: Khi học sinh thực hành chỉ các đối tượng Địa lí trên bản đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chỉ đúng quy định. Chẳng hạn khi chỉ về một vùng lãnh thổ thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ đó. Khi chỉ vị trí của một thành phố thì chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố, chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố. Khi chỉ vị trí một dòng sông học sinh phải chỉ xuôi theo dòng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn. 3.2. Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tranh ảnh, thông tin,… sưu tầm được trong quá trình dạy học địa lí. Cùng với bản đồ, lược đồ thì tranh ảnh, thông tin,.. cũng rất thiết thực và quan trọng trong các tiết học Địa lí. Tranh ảnh không chỉ là hình ảnh minh họa cho bài dạy mà nó còn ẩn chứa kiến thức bên trong. Qua việc khai thác thông tin, tranh ảnh, giáo viên dễ dàng hình thành các khái niệm Địa lí còn học sinh có thể lĩnh hội các kiến thức Địa lí một cách dễ dàng và hứng thú. Vì vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp để sưu tầm (hoặc cho học sinh sưu tầm) thêm các thông tin, tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học. Có như vậy mới rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, thao tác hoạt động, phát huy năng lực độc lập, nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh trong học tập; rèn cho học sinh phương pháp tư duy khái quát; có khả năng chuyển tải thông tin ở mức độ cao hơn. Quan trọng hơn cả là giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực và thói quen tự học, sáng tạo. 12 Ví dụ 1: Khi dạy Bài 8 - Dân số nước ta, tôi và học sinh đã sưu tầm thông tin, tranh ảnh trong “Địa chí huyện Yên Định”, trong sách báo hay trên mạng Internet về dân số của nước ta, của địa phương và sưu tầm các hình ảnh về hậu quả của sự gia tăng dân số ở nước ta. Đa số học sinh trong lớp đã có ý thức tìm hiểu, sưu tầm được rất nhiều thông tin, tranh ảnh. Sau đây là một vài thông tin và tranh ảnh minh họa: Đối với thông tin, tranh ảnh về dân số trong nước, dân số địa phương, tỉ lệ gia tăng dân số ở địa phương: Thông tin * Theo điều tra về dân số năm 2016: - Dân số nước ta khoảng 93,4 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực và thứ 13 trên thế giới. - Dân số tỉnh Thanh Hóa là: 3,7 triệu người đứng thứ 3 sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Dân số huyện Yên Định là: 158 256 người. - Từ năm 1993 đến 2003, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Yên Định giảm từ 3,12% xuống còn 1,1%, đến cuối năm 2016 mức tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,76%. Yên Định Luôn được xếp vào tốp hàng đầu của tỉnh về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Hội thi Tuyên truyền viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của huyện Yên Định Qua đó học sinh sẽ biết được dân số của nước ta và của địa phương đến thời điểm hiện tại đồng thời cũng nắm được tình hình gia tăng dân số của địa phương mình. Với thông tin và hình ảnh minh họa về hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta như: 13 Thông tin Số dân tăng thêm mỗi năm ở nước ta bằng số dân của một tỉnh có dân số trung bình như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Bình Thuận, Vĩnh Long; gần gấp đôi số dân của một số tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Ninh Thuận; gấp 3 lần số dân của một số tỉnh như Kon Tum, Lai Châu, Đắc Nông…. Tranh ảnh về hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh 14 Qua quan sát, phân tích, thảo luận học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy hậu quả của dân số tăng nhanh: - Kinh tế: Khó khăn, thiếu ăn, thiếu mặc, … - Xã hội: Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao. - Chỗ ở: Nhà ở chật chội thiếu tiện nghi. - Y tế: Bệnh viện quá tải. - Môi trường: Rác thải sinh hoạt tăng gây ô nhiễm. - Tài nguyên: Cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều. Ví dụ 2: Khi giới thiệu về một số quốc gia tiêu biểu của các châu lục ở phần Địa lí thế giới nếu giáo viên cung cấp thêm các tranh ảnh về tự nhiên, danh lam thắng cảnh,… của các quốc gia đó thì sẽ khắc sâu được kiến thức cho học sinh và bài học sẽ phong phú, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh giúp các em yêu thích môn học hơn. Khi giới thiệu Ai Cập giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh như Kim tự tháp và Tượng nhân sư đồng thời sưu tầm các thông tin, câu chuyện về các công trình kiến trúc vĩ đại này. Giới thiệu Cam-pu-chia giáo viên giới thiệu đền Ăng – co Vát bằng hình ảnh, bài viết hay khi giới thiệu Trung Quốc giáo viên cung cấp thông tin, hình ảnh về Vạn Lí Trường Thành dài 6700 km và được xây dựng cách đây trên 2000 năm…. 15 Kim tự tháp và Tượng nhân sư ở Ai Cập Đền Ăng – co Vat ở Cam-pu-chia Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc) 16 3.3. Lựa chọn, tổ chức các trò chơi học tập Địa lí phù hợp với từng bài dạy và đối tượng học sinh. Thực tế đổi mới chương trình và phương pháp ở tiểu học nói chung và phân môn Địa lí nói riêng cho thấy: Thông qua các trò chơi được lựa chọn và tổ chức một cách hợp lý giáo viên có thể chuyển tải các tri thức mới, củng cố những kiến thức đã học và hình thành những kỹ năng cho học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động, có hiệu quả,… Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên cần: 3.3.1. Lựa chọn trò chơi. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên phải tự đặt câu hỏi : Với mục tiêu, nội dung của bài học này, có thể lựa chọn những loại trò chơi nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất ?. Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Thông thường đối với các bài học về Địa lí Việt Nam có thể sử dụng trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”, “Ai nhanh, ai đúng”,… khi giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế nước ta. Trò chơi “Thêm cánh cho hoa”, “Xếp hình, ghép hình”,… khi học về các châu lục. Đối với những bài ôn tập, có thể sử dụng trò chơi “Ô chữ kì diệu”, hoặc “Hái hoa dân chủ”, “Nối nhanh tay”… ; Ngoài ra có thể sử dụng các hình thức giải đố, đặt câu đố, bài đố, …trong các tiết dạy Địa lí. Sau khi lựa chọn trò chơi, giáo viên chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch chơi, kể cả những phần thưởng cho những người tham gia và người thắng cuộc. 3.3.2. Tổ chức trò chơi để hoàn thành mục tiêu bài học - Trước hết giáo viên giới thiệu và tổ chức trò chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng, thua cho học sinh. Giáo viên giới thiệu và giải thích trò chơi một cách đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi, cách chơi. Nếu học sinh chưa biết trò chơi đó giáo viên giải thích và cho học sinh chơi thử trước; nếu học sinh đã biết và nắm vững trò chơi giáo viên không cần giải thích nhiều chỉ cần nêu luật chơi. - Trong khi học sinh chơi giáo viên là trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách quan. Để trò chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể đồng thời giáo viên kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi phạm luật chơi. - Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách quan công bằng. Giáo viên thống kê những ưu, nhược điểm của từng cá nhân, từng đội cụ thể: Về thời gian, ai hoàn thành trước, kết quả đúng hay sai, số người vi phạm luật lệ. Dựa vào yêu cầu, nội dung chơi và kết quả. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Giáo viên dành ít phút biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động tích cực. 17 - Cuối cùng giáo viên phải rút ra được nội dung kiến thức cần nắm của bài học thông qua các trò chơi đó. Sau đây là một vài ví dụ minh hoạ về các trò chơi tôi đã áp dụng trong các tiết học Địa lí: * Ví dụ 1: Khi dạy học bài 7 - “Ôn tập” Tôi đã tổ chức cho học sinh: Tìm hiểu về Địa lí Việt Nam dưới hình thức “Hái hoa dân chủ” Mục tiêu: Củng cố cho học sinh các kiến thức về vị trí các đảo, quần đảo, các dãy núi, đồng bằng trên bản đồ; đặc điểm chính của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. Tôi chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm cử 5 đại diện để thành lập đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người, các đội chơi lần lượt thi theo 3 vòng như sau: * Vòng 1: Ai chỉ đúng ? - Giáo viên chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các đảo, quần đảo, các dãy núi, đồng bằng. - Nhiệm vụ của các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm và chỉ vị trí đảo, quần đảo, dãy núi, đồng bằng mà mình bốc được trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Nếu chỉ đúng vị trí đội ghi được 3 điểm; nếu chỉ sai đội đó bị trừ 1 điểm. Thời gian chơi : 5 phút. * Vòng 2: Ai kể đúng? - Giáo viên chuẩn bị các bông hoa, trong có ghi: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. - Các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm trúng yếu tố địa lí nào thì phải nêu đặc điểm chính của yếu tố địa lí đó. Nêu đúng đội đó sẽ ghi được 10 điểm; nếu sai đội đó không ghi điểm. Thời gian chơi: 5 phút. Qua trò chơi sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho học sinh các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. * Ví dụ 2: Khi dạy học bài 15 - “Thương mại và du lịch” Tôi đã tổ chức cho học sinh trò chơi “Thi làm hướng dẫn viên du lịch” Mục tiêu: Giới thiệu về các trung tâm du lịch lớn của nước ta - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. - Đặt tên cho các nhóm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. - Yêu cầu các nhóm thu thập thông tin đã sưu tầm được và giới thiệu về trung tâm du lịch mà nhóm mình được đặt tên. - Các nhóm làm việc theo nhóm và cử đại diện lên giới thiệu trước lớp: Nhóm Hà Nội: giới thiệu về du lịch ở Hà Nội; Nhóm Thành phố Hồ Chí Minh: giới thiệu về du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh, …. - Giáo viên tổng kết, tuyên dương nhóm làm việc tốt Qua trò chơi này học sinh thấy được cảnh đẹp, các hoạt động du lịch ở các trung tâm du lịch lớn ở nước ta và với không khí học tập thoải mái, tự nhiên, 18 giáo viên trở thành người bạn của học sinh, các em sẽ rất hào hứng xung phong làm hướng dẫn viên. Tất nhiên, những bài đầu, học sinh còn lúng túng, nói chưa lưu loát, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ. Đến những bài sau, các em sẽ tiến bộ hơn, thêm nhiều kinh nghiệm khi trình bày trước đám đông. Đó cũng là một trong cách rèn các em kĩ năng giao tiếp, được nói, được trình bày những hiểu biết của mình với các bạn. * Ví dụ 3: Khi dạy học bài 16 – “Ôn tập” Tôi cho các em chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu” Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức về Địa lí Việt Nam đã học. - Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang. - Sau đó giáo viên nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì rung chuông xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy vọng ở mỗi lần trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số điểm của mình. Thời gian chơi: 15 phút. - Giáo viên có ô chữ sau: Đ Ô N G D Ư Ơ N G V Ị N H H Ạ L O N G P H Ù S A L À O C A I H Ồ C H Í M I N H V Ù N G N Ú I C Ó I N H I Ệ T Đ Ớ I T Â Y N G U Y Ê N H À N Ộ I 1 A M U Ố I - Giáo viên đặt câu hỏi tìm ra ô chữ như sau: Hàng ngang 1: Có 9 chữ cái - Nước Việt Nam nằm trên bán đảo này. Hàng ngang 2: Có 10 chữ cái - Nơi đây hai lần được UNESSCO tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới. Hàng ngang 3: Có 5 chữ cái - Tên một loại đất chính ở nước ta. Hàng ngang 4: Có 6 chữ cái - Tỉnh này có ngành khai thác a – pa – tít phát triển nhất nước ta. Hàng ngang 5: Có 9 chữ cái - Thành phố này là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. Hàng ngang 6: Có 7 chữ cái - Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đây 19 Hàng ngang 7: Có 3 chữ cái - Ở Nga Sơn (Thanh Hóa) nổi tiếng với nghề thủ công này. Hàng ngang 8: Có 8 chữ cái - Việt Nam nằm trong đới khí hậu này. Hàng ngang 9: Có 9 chữ cái - Lễ hội cồng chiêng diễn ra ở đây. Hàng ngang 10: Có 5 chữ cái - Đây là thành phố có Sân bay quốc tế Nội Bài. Hàng ngang 11: Có 2 chữ cái - Đây là đường quốc lộ dài nhất nước ta. Hàng ngang 12: Có 4 chữ cái - Đây là tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn. Ô chữ hàng dọc: Địa lí Việt Nam Thông qua trò chơi, học sinh ôn tập lại được một phần kiến thức về địa lí Việt Nam mà các em đã một cách sinh động và hấp dẫn hơn. Tóm lại: Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí ở bậc Tiểu học - đặc biệt với học sinh lớp 5 là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát huy tính tích cực say mê học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức Địa lí cho các em, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học. 4. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Địa lí lớp 5. Trên đây là: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Địa lí lớp 5”. Qua quá trình giảng dạy ở lớp, tôi thường áp dụng các biện pháp trên vào các tiết học Địa lí. Tôi nhận thấy: - Tiết học sôi nổi hơn, học sinh hăng hái tìm hiểu và có đặt nhiều thắc mắc rất hay. Chứng tỏ các em rất ham hiểu biết, thích được tự mình khám phá ra kiến thức. - Những tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học thực sự thu hút các em. Các em biết sử dụng thành thạo bản đồ (lược đồ), bảng số liệu để khai thác kiến thức. - Biết sưu tầm tranh ảnh, mô hình... làm phong phú cho tiết học. - Ngoài ra các kiến thức địa lí cũng truyền thu tới học sinh nhẹ nhàng, sinh động, có hiệu quả cao qua các trò chơi học tập. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2 Đạt Chưa đạt Nội dung SL TL SL TL Chủ động tham gia các trò chơi học tập. 26em 100% 0em 0% Tự giác sưu tầm tranh ảnh, thông tin liên quan đến nội dung bài học Biết khai thác nội dung từ bản đồ (lược đồ), bảng số liệu. Nắm được kiến thức Địa lí đã học 24em 92,3% 2em 7,7% 26em 100% 0em 0% 26em 100% 0em 0% 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan