Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 4 5 theo hướng tích...

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 4 5 theo hướng tích cực ở trường th&thcs đông khê

.PDF
27
8
73

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu đó được thực hiện bằng các hoạt động dạy học và giáo dục thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa. Cùng với môn Tiếng Việt và Toán học, môn Lịch sử là môn quan trọng trong chương trình cuối bậc tiểu học. Ở lớp 4-5, học sinh được học lịch sử qua một môn học rõ rệt mà không lồng ghép chung với bất cứ môn học nào. Điều này đã giúp các em được bổ sung kiến thức Sử từ các phân môn Đạo đức, Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện, Tự nhiên xã hội, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản xuất. Chương trình Lịch sử lớp 4- 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử ở Việt Nam từ nửa thế kỉ XIX đến nay. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 4- 5, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nên việc dạy và học môn Lịch sử còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh. Vì đa số phụ huynh đều quan niệm Lịch sử là môn phụ không có tính quyết định trong học tập thi cử nên thường không thích đầu tư cho môn học. Mặt khác, lớp trẻ ngày nay nói chung và trẻ em nói riêng không hào hứng tìm về lịch sử của chính dân tộc mình. Chúng ta không trách các em thờ ơ, mà làm thế nào để các em yêu thích, các em tự tìm đến với lịch sử dân tộc. Đó cũng là trăn trở khiến tôi thúc đẩy nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4-5 theo hướng tích cực ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê” từ năm 2014. Năm học 2015- 2016, đã được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận. Vẫn trăn trở, muốn nâng cao hơn nữa chất lượng môn Lịch sử 4-5, năm 2016-2017, tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh lớp 4- 5 chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập chủ động sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hy vọng mình sẽ đóng góp phần làm rạng danh những trang sử vàng dân tộc, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Lịch sử. Trên cơ sở đó đề xuất Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử lớp 4- 5 theo hướng tích cực. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Phương pháp thực hành thống kê, kiểm tra. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Về cấu trúc sáng kiến của tôi, hầu như không có gì thay đổi, tôi chỉ bổ sung thêm mục này. Sáng kiến của tôi năm 2017 có sự đổi mới so với năm 2016 như sau: - Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài bổ sung, sắp xếp hợp lí hơn, từ tầm quan trọng, ý nghĩa của môn sử lớp 4- 5 đến hiện tượng thực tiễn và đưa ra quyết định đề tài. - Phần nội dung Ở mục 2.3 – Biện pháp đã sử dụng, tôi giữ nguyên tên 3 biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm năm 2016 song điều chỉnh về tên gọi, cách viết, cách tiến hành: Đa dạng hóa cách vào bài môn Lịch sử (mục 2.3.2); Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học (2.3.4); Tổ chức cho học sinh tiếp cận với thiết bị dạy học và tư liệu Lịch sử (2.3.5). Sáng kiến năm nay, tôi bổ sung thêm 4 biện pháp: Bồi dưỡng tâm hồn Lịch sử cho bản thân ( mục 2.3.1); Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (mục 2.3.3); Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học (mục 2.3.6); Đa dạng hóa hình thức học tập (2.3.7). 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lí luận 2.1.1. Sự cần thiết của việc dạy học môn Lịch sử Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Mỗi người đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chúng ta đều là con một mẹ, sống chung một mái nhà nước Việt. Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết gì về lịch sử nước ta. Không biết không hiểu sao yêu mến được? Tất cả phải làm sao cho các em biết - hiểu - yêu mến - tự hào về lịch sử dân tộc. Một phần trách nhiệm vẻ vang này là của giáo viên. Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục tiểu học. Giáo viên là khâu then chốt đổi mới giáo dục. Nhưng làm được điều đó, trước hết, người giáo viên phải có khả năng giải hóa tất cả về chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, kế hoạch dạy học, khả năng của học sinh. Hơn nữa, người giáo viên phải có kiến thức, am hiểu về lịch sử dân tộc và bản thân người giáo viên đã yêu mến - tự hào về lịch sử dân tộc thì mới thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó. Trong dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Phương pháp dạy học nào cũng có những ưu điểm và hạn chế. Vấn đề là ở chỗ, GV sử dụng chúng như thế nào để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh để đem lại hiệu quả bài học cao. 2 “Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng là sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh. Như vậy, cốt lõi của vấn đề đổi mới là giáo viên chuyển từ giáo dục truyền thống một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó thi cử sang học tập tích cực chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Muốn vậy giáo viên không phải là người cung cấp truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức hướng dẫn điều khiển, giúp học sinh tiếp nhận và xử lí các nguồn sử liệu trong sách giáo khoa để tự các em thấy được những hình ảnh cụ thể về lịch sử, rút được những kết luận cần thiết về sự kiện hiện tượng lịch sử” [1]. Bằng sự khám phá của bản thân, với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên, tự mình khám phá ra tri thức, học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học hơn ngàn lần những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên. 2.1.2. Mục tiêu của môn lịch sử ở Tiểu học[3] a) Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về : các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay. b) Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng : - Quan sát sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. - Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Thông báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,... - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. c) Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen : - Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh. - Yêu thiên nhiên, con người, thiên nhiên, đất nước. - Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá. Từ những giờ học trên lớp, các em biết, hiểu - yêu mến - tự hào hơn về đất nước, con người Việt Nam. Từ đó các em thấy được trách nhiệm vinh dự của người đội viên đối với quê hương đất nước, với tổ quốc thân yêu. Để làm rạng danh nước Việt trên toàn cầu. 2.2.Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi - Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi thuận lợi cho giáo viên và học sinh. - Hiện nay các nguồn thông tin từ sách báo, truyền hình truyền thanh khá phong phú, phần nào giúp giáo viên tự học hỏi nâng cao tay nghề. Nội dung sách giáo khoa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Nhà trường có phòng máy chiếu riêng. - Luôn được sự ủng hộ động viên giúp đỡ của anh em đồng nghiệp, nhất là các đồng chí trong khối 4,5. 3 2.2.2. Khó khăn a) Thiết bị dạy học Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bồi dưỡng năng lực thực hành, để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, khám phá kiến thức thì thiết bị dạy học giữ vao trò quan trọng. Song hiện trạng thiết bị dạy học môn Lịch sử ở trường tôi như sau: - Sách và tài tiệu học tập, tham khảo, hướng dẫn dạy học môn Lịch sử quá nghèo nàn, chỉ có sách giáo khoa, sách giáo viên. - Phương tiện nghe nhìn cũ, ít, không đủ cho các lớp sử dụng. - Tranh ảnh hạn chế, với chương trình 29 bài ở Lịch sử lớp 5 chỉ có tranh minh họa cho bài 9, bài 17, bài 25; ở lớp 4 với 32 bài có 2 bài có tranh ảnh (bài 1 và bài 10). - Về bản đồ Lịch sử ở cả hai khối chỉ có 1. Mô hình, sa bàn không có b) Về phía giáo viên - Giáo viên tiểu học không được đào tạo chuyên sâu về môn Lịch sử nên kiến thức về môn Lịch sử của còn hạn chế. - GV tiểu học phải đảm nhiệm nhiều môn học, thời gian đứng lớp nhiều (2 buổi / ngày) nên thời gian đầu tư vào việc tìm hiểu kĩ nội dung, phương pháp và tìm hiểu thêm về tư liệu liên quan đến từng bài học còn hạn chế. - Ngoài ra còn một số giáo viên quan niệm Lịch sử không phải là môn học chính mà chỉ chú trọng vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Chính vì vậy, kiến thức Lịch sử của các em đã bị hổng. - Việc quan sát biểu đồ, lược đồ cũng không kém phần quan trọng vì kênh hình gây cho học sinh nhiều hứng thú trong học tập, nhưng đôi khi giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ, lược đồ dẫn đến hiệu quả của việc giảng dạy chưa cao. - Giáo viên chưa chú ý đến cách vào bài hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. c) Về phía học sinh - Học sinh chưa có hiểu biết về lịch sử. Thậm chí còn nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh, không hứng thú khi đến giờ học lịch sử. Đó là do phim ảnh, sách truyện về lịch sử của ta còn nghèo nàn đơn điệu, không phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài, trang thiết bị dạy học nghèo nàn…. - Học sinh chưa nhận thức đúng vai trò của môn Lịch sử, chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm được lượng kiến thức cô giảng, rất nhanh quên. Việc dạy môn Lịch sử không hấp dẫn cho học sinh khiến các em chỉ học thuộc lòng đối phó chứ đầu thì trống rỗng. - Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng khái quát hóa còn yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm. Tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa tự tin, học thụ động. 4 2.2.3. Số liệu thống kê Kết quả vận dụng các biện pháp tôi đã đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm 2015 -2016 được thể hiện qua các bài kiểm tra định kì qua các năm học như sau: Thời gian Chưa hoàn Hoàn thành TSHS Hoàn thành tốt thành SL % SL % SL % Cuối kì I 24 10 41,7 11 45,8 3 12,5 năm 2014- 2015 Cuối kì II 24 16 66,7 8 33,33 0 0 năm 2014- 2015 Cuối kì I 22 16 72,7 5 22,8 1 4,5 năm 2015- 2016 Cuối kì II 22 17 77 4 23 0 0 Năm 2015 -2016 Cuối kì I 20 7 35 13 65 0 0 Năm 2016 -2017 Từ cơ sở lí luận và thực trạng của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê, qua kết quả khảo sát trên, bản thân tôi vẫn trăn trở muốn được nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4-5 ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Khê. Tôi đã tiếp tục áp dụng các biện pháp trước và bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục. 2.3. Biện pháp đã sử dụng 2.3.1. Bồi dưỡng tâm hồn Lịch sử cho bản thân Lịch sử dân tộc là lịch sử của cả một nền văn minh (bao gồm dựng nước, giữ nước, các hoạt động sáng tạo, việc ăn ở ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với nhau…), là những gì tạo nên truyền thống, bản sắc văn hóa và tâm hồn người Việt trong mối tương quan hài hòa với môi trường thiên nhiên mà người Việt chúng ta sinh sống. Lịch sử đó được tiếp truyền cho các em theo ba “kênh” : từ gia đình, từ cộng đồng và từ giáo dục trong nhà trường. Trong đó vai trò của trường học là quan trọng nhất. Muốn dạy tốt môn Lịch sử, bản thân người thầy không thể thiếu tình yêu môn Lịch sử, có tấm lòng nhiệt thành với nghề , tận tình hướng dẫn các em. Vì thế, bản thân giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức lịch sử của mình, yêu thích dạy lịch sử và truyền lòng ham mê tìm hiểu lịch sử tới học sinh. Tôi đã không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức về lịch sử nước nhà bằng cách tìm đọc các tài liệu về sử học Việt Nam, tìm đọc các câu chuyện, bài thơ, bài hát về lịch sử. Đặc biệt với trước khi lên lớp, tôi đọc kĩ bài học, căn cứ vào dạng bài lịch sử mà giáo viên chuẩn bị ảnh tư liệu, bản đồ, lược đồ, tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, tham khảo nhiều kiến thức về sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung bài dạy, sau đó tôi mới lập kế hoạch và chọn lựa phương pháp dạy học. 5 Ví dụ, bài 6 – Lớp 5 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, tôi tìm hiều về tiểu sử, cuộc đời hoạt động của Bác, tôi sưu tầm các câu chuyện, bài thơ nói về việc ra đi tìm đường cứu nước của Bác. Tôi đã cảm động, không cầm được nước mắt và nghĩ cần truyền cảm xúc cho học sinh. Sau đó tôi mới lập kế hoạch bài học, tìm phương pháp để truyền cảm xúc tới các em. Mỗi khi người thầy có được tình yêu chân thành với việc dạy học “Lịch sử”, có lòng nhân ái yêu thương học trò, tận tình hướng dẫn các em chiếm lính tri thức thì câu chuyện “Nâng cao chất lượng môn Lịch sử là khả quan. Việc nhắc nhở, ngợi khen, truyền thụ lan tỏa cảm hứng cho học trò là phương kế kích thích tinh thần học Sử Việt của học sinh”. Việc bồi dưỡng tâm hồn Lịch sử là vô cùng quan trọng vì việc học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân của nhà sư phạm. Hiểu về lịch sử nước nhà, mỗi con người chúng ta thêm yêu quê hương, tự hào hơn về dân tộc của mình. Qua những bài dạy Lịch sử, tôi đã truyền tình yêu quê hương và niềm tự hào về dân tộc Việt tới học sinh thân yêu. Như vậy, bồi dưỡng cho mình về tâm hồn lịch sử, tôi đã truyền tình yêu lịch sử tới học sinh, học sinh ham tìm hiểu Lịch sử hơn. Đây là dấu hiệu của sự thành công trong dạy học Lịch sử nói riêng và các môn học nói chung. 2.3. 2. Đa dạng hóa cách vào bài môn Lịch sử Cách vào bài hợp lí, gây hứng thú cho học sinh ở phân môn Lịch sử góp phần thành công cho tiết học. Muốn học sinh xác định mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập được tốt, phần vào bài, nêu vấn đề phải đạt các yêu cầu: Lời dẫn phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh; Phải đề cập cốt lõi bài học; Tạo ấn tượng, gợi trí tò mò cho học sinh. Nếu học sinh xác định mục tiêu bài học tốt thì học sinh sẽ thích tìm hiểu nội dung bài. Đó là điểm khởi đầu của sự thành công trong tiết dạy. Cho nên tôi đã tổ chức vào bài môn Lịch sử lớp 4-5 bằng 5 cách sau: nêu vấn đề, tổ chức cho HS cả lớp hát hoặc nghe hát, tổ chức trò chơi, tổ chức cho học sinh tiếp cận với một số hình ảnh liên quan, đọc thơ. Mỗi cách được thực hiện cụ thể như sau: a. Nêu vấn đề Nêu vấn đề là dùng lời dẫn súc tích để nối kết kiến thức đã học với kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy bài 17 – Lịch sử lớp 4 “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”, tôi đã nêu vấn đề như sau: Năm 1428, sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, định đô ở Thăng Long. Đến thời Lê Thánh Tông nhà nước ngày càng vững mạnh và đạt đến sự cường thịnh của quốc gia Đại Việt. Vì sao nhà Lê lại cường thịnh đến như vậy ? Muốn trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy tìm hiểu xem việc tổ chức quản lí đất nước của nhà Hậu Lê như thế nào? Nêu vấn đề có tác dụng kích thích, tìm tòi khám phá của học sinh ngay từ đầu tiết học, các em sẽ hứng, tích cực khai thác tìm hiểu nội dung bài học. b. Tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe hát Học sinh cả lớp hát hoặc nghe hát một bài hát có liên quan đến sự kiện, 6 kiến thức bài học. Sau đó, tôi đặt câu hỏi phù hợp với từng bài để dẫn các em vào bài học mới. Với bài 9 – Lịch sử 5 “Cách mạng mùa thu”, vào đầu giờ học, tôi cho HS nghe đĩa bài hát: “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh. Sau khi học sinh nghe xong, tôi hỏi: Em biết gì về ngày 19-8. HS nối tiếp nhau nêu hiểu biết của mình. Cuối cùng, tôi đã giới thiệu như sau: Ngày 19- 8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám. Cuộc cách mạng này với những sự kiện tiêu biểu nào và ý nghĩa lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học Cách mạng mùa thu. Được hòa nhập vào không khí của kháng chiến, nhận biết được một nhân vật, sự kiện lịch sử qua giai điệu, các em được dẫn vào Lịch sử Việt một cách nhẹ nhàng, đầy cảm xúc, các em sẽ yêu thích môn học hơn. c. Tổ chức trò chơi Trò chơi là một yêu cầu hấp dẫn học sinh tiểu học khi tiếp nhận kiến thức lịch sử. Nên tôi tìm cách cho học sinh dường như đang sống trong sự kiện, con người quá khứ để có những rung cảm vì quá khứ, để có hành động thực tại. Với bài 27- Lịch sử 4 “ Nhà Nguyễn thành lập”, tôi đã vào bài bằng cách cho HS chơi trò chơi “Ta là vua” Luật chơi: Vua phải cao hơn người khác. Hình thức chơi: - Khi quản trò hô khẩu lệnh: “Ta là vua” thì vòng tròn trả lời: “Muôn tâu bệ hạ” đồng thời cúi người xuống để thấp hơn quản trò. Khi quản trò hô: “Muôn tâu bệ hạ” thì vòng tròn trả lời: “Ta là vua” và đứng thẳng cho cao hơn quản trò. - Khi quản trò hô “Ta là vua” thì đồng thời có thể cúi người, hay có thể nằm sát đất để mọi người vận động theo. Quản trò tổ chức xong, hỏi các bạn về bài học rút ra được. Người chơi đã nói được Vua là người có quyền lực tối cao, mọi người phải tôn trong. Từ đó tôi bắt luôn vào bài: Để bảo vệ quyền lực và ngai vàng của mình, các vua nhà Nguyễn đã làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Nhà Nguyễn thành lập”. Chơi mà học, học mà chơi, đã giúp các em được hòa mình vào sự kiện, nhân vật hiện tượng lịch sử. Việc tham gia trò chơi sẽ làm cả lớp sôi nổi hơn, sinh động động và hứng thú học tập hơn. d.Tổ chức tiếp cận với một số hình ảnh liên quan đến bài học Trực quan sinh động đến tư duy cụ thể là đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Điều này khiến tôi đẫ tổ chức cho các em quan sát tranh ảnh, chân dung, tìm hiểu sơ lược các hình ảnh và hướng vào mục tiêu bài học. Ví dụ vào bài 10 – Lịch sử 4 “ Chùa thời Lí”, tôi cho học sinh quan sát tranh các ảnh chùa Một Cột, chùa Láng, chùa Bút Tháp Học sinh chăm chú quan sát từng chùa, và tích cực, mong muốn được bày tỏ những hiểu biết của mình ở từng chùa. Các em đã nêu được đúng đó là những chùa được xây dựng ở thời Lí. Vậy tại sao ở thời Lí được xây dựng nhiều chùa và Đạo gì được phát triển rất thịnh đạt ở thời Lí? Muốn trả lời được câu hỏi này, cô cùng các em tìm hiểu qua bài học hôm nay. 7 Từ hình ảnh sinh động, các em được bắt nhịp vào tìm hiểu một nội dung lịch sử thì thật hấp dẫn, gợi trí tò mò ham hiểu biết của các em hơn. e. Đọc thơ Lịch sử Việt Nam đã được rất nhiều các nhà thơ, nhà văn ghi lại một cách ấn tượng, đậm nét. Nghe thơ dễ hấp dẫn tâm hồn trẻ thơ. Vì vậy, với một tiết Lịch sử được coi là khô khan, tôi đã biến tiết học Lịch sử của mình đẫm sự mượt mà với các em bằng những dòng thơ đầy hình ảnh và cảm xúc. Vào bài 6 – Lịch sử 5 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, tôi đã đọc cho HS nghe một đoạn thơ trong bài thơ Người đi tìm hình của nước (tác giả Chế Lan Viên): Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương… Với giọng đọc truyền cảm của tôi, tôi đã cuốn hút HS vào tiết học một cách tự nhiên, hào hứng. Tôi vừa dừng lại bỗng em Đạt hỏi tôi, đoạn thơ nói về ai mà hay thế. Em Nhất trả lời, nói về Nguyễn Tất thành – Bác Hồ của chúng ta. Tôi dẫn các em vào bài tiếp: Đúng rồi, Người ra đi tìm đường cứu nước như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. Đến với nhân vật, sự kiện lịch sử bằng nguồn cảm xúc, các em sẽ yêu mến môn học hơn, say sưa tìm hiểu hơn. Với cách vào bài đa dạng hóa như vậy, học sinh xác định được tốt mục tiêu bài học, học sinh lớp tôi không còn chán nản thở dài khi đến giờ Lịch sử mà hứng thú say mê khi đến môn học. 2.3.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (PPDH) . “Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ, thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống mà dạy học lịch sử là phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp mới hiện đại như: giải quyết vấn đề, đóng vai, thảo luận nhóm với phương pháp truyền thống như trực quan, thuyết trình, kể chuyện. Và không phải bài học lịch sử nào chúng ta cũng thực hiện rập khuôn là thực hiện đầy đủ các phương pháp dạy học trên. Mà tuỳ loại bài để lựa chọn các phương pháp thích hợp cho bài đó. Nhưng việc thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử là phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các loại bài” [2]. Qua dạy học ở bậc tiểu học tôi nhận thấy rằng: Trong chương trình lịch sử 4- 5, chúng ta thường bắt gặp một số dạng bài: về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế văn hóa; về nhân vật lịch sử; về sử kiện lịch sử; tổng kết, ôn tập sử; về kiến trúc nghệ thuật. Mỗi dạng bài có những đặc trưng riêng, bởi nội dung kiến thức và hình thức trình bày khác nhau. Do đó, tôi đã lựa chọn các phương pháp day học cho phù hợp với nội dung bài. Một số phương pháp mà tôi đã tiến hành thường xuyên trong tiết dạy Lịch sử là: Phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm; Phương pháp trực quan; Phương pháp vấn đáp; Phương pháp thảo luận nhóm. - Sử dụng phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử trong dạng bài về sự kiện lịch sử . 8 - Sử dụng phương pháp vấn đáp – tìm tòi trong dạng bài về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế văn hóa, trong dạng bài về kiến trúc nghệ thuật. - Sử dụng phương pháp trực quan trong dạng bài về sự kiện lịch sử, về kiến trúc nghệ thuật. - Sử dụng phối hợp các phương pháp trong bài tổng kết ôn tập. Mỗi phương pháp đặc trưng cho một loại bài, không thể sử dụng từ đầu đến cuối bài học, tôi đã vận dụng kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết day. Bất cứ một bài học lịch sử nào chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc sử dụng phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử . Bởi do đặc trưng của bộ môn là tái tạo lịch sử. Muốn tái tạo lịch sử người tôi sử dụng ngôn ngữ lời nói sinh động giàu hình ảnh để miêu tả, tường thuật, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc dẫn dắt bài, mục bằng sự hiểu biết kiến thức lịch sử của mình. Ví dụ như phần giới thiệu bài ở trên mục 2.3.2.a hoặc khi dạy bài 7 “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, tôi đã chốt lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, giới thiệu 12 sứ quân. Có thế nói, chỉ có miêu tả, tường thuật, kể chuyện mới tái hiện được những biến cố lịch sử quan trọng, đem đến cho học sinh những hứng thú mạnh mẽ. Với loại bài học nào tôi cũng dùng phương pháp này, song nhiều hơn là dạng bài về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Để hướng dẫn học sinh dễ hiểu, dễ nhớ tôi đã sử dụng tư liệu, kết hợp với đồ dùng trực quan (tranh ảnh, bản đồ,...) để miêu tả, tường thuật. Vì vậy, phương pháp trực quan được gắn liền. Khi dạy bài 5 “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938”, lớp 4, tôi đã dùng Lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng để trình bày diễn biến của trận Bạch Đằng. Trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy rằng bất kì bài học lịch sử nào cũng cần sử dụng đến đồ dùng trực quan. Học tập lịch sử không chỉ để hình dung được hình ảnh quá khứ mà điều cốt yếu là phải hiểu lịch sử, tức là nắm bản chất sự kiện, hiện tượng. Trên cơ sở hình thành mối quan hệ, rút ra các bài học lịch sử. Bởi vậy, tôi thấy rằng cần phải tổ chức các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi kiến thức, phát hiện kiến thức chứ không nên áp đặt những kết luận có sắn. Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi sử dụng phương pháp vấn đáp – tìm tòi. Đây là một trong những phương pháp dạy học có tiềm năng trong việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Phương pháp này có thể giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp này, tôi đã đầu tư vào việc xây dựng câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, tường minh, tránh những câu hỏi rườm rà, không có tác dụng phát huy tư duy. Ở bài 13 - Lớp 5 “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”, để học sinh hiểu được việc thực dân Pháp, quay lại xâm lược nước ta, tôi đã xây dựng câu hỏi “ Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có những hành động gì?”. Để thấy được âm ưu của chúng, tôi đặt tiếp câu hỏi “ Những việc làm của chúng thể hiện giã tâm gì?”. Muốn biết được thái độ và việc làm của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta, tôi tiếp tục đặt câu hỏi “ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?” 9 Tổ chức học sinh thảo luận nhóm là một trong những phương pháp tích cực tôi đã dùng. Thông qua đó, tôi tạo điều kiện để học sinh nêu lên các vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết vấn đề tự đặt ra hoặc do tôi cung cấp. Để giải quyết vấn đề tôi đặt các câu hỏi gợi mở và khuyến khích học sinh bày tỏ ý kiến riêng của mình, động viên các em nên mạnh dạn trình bày mà không sợ sai thông qua nói hoặc viết ra giấy. Từ đó, học sinh biết cách học tập lịch sử theo tinh thần đổi mới, tự học, tự khám phá phát hiện vấn đề lịch sử một cách chủ động. Đây cũng chính là biện pháp tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Nhóm là môi trường, là động lực học cho học sinh. Với phương châm: Một người khôn ít; Hai người khôn hơn; Bốn người khôn nhiều; Sáu người khôn nhất.Trao đổi trong nhóm là rất cần thiết. Từng cặp báo cáo, các cặp khác nhận xét, góp ý. Thống nhất ý kiến trong nhóm: đúng hơn nữa, đủ hơn nữa. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Với bài 23- lớp 4 “ Thành thị thế kỉ XVI- XVII”, để HS nắm được các đặc điểm của từng thành thị, tôi đã xây dựng phiếu bài tập sau: Đặc điểm Số dân Quy mô thành thị HĐ buôn bán Thăng Long Phố Hiến Hội An Tôi đã hướng dẫn nhóm trưởng tiến hành như sau: HS quan sát bức tranh hình 1 tr57 và hình 2 trang 58; đọc phần nội dung SGK. Thảo luận theo nhóm 6, hoàn thành phiếu bài tập. Sau 5 phút, đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV bổ sung, chốt lại đáp án đúng. Hoạt động nhóm - bài Thành thị thế kỉ XVI – XVII Lớp 4 – Trường TH & THCS Đông Khê – Đông Sơn – Thanh Hóa 10 Với phương pháp này đã tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, học sinh cùng nhau tìm hiểu, rút ra điều cần ghi nhớ về hiện tượng, nhận vật, sự kiện lịch sử. Tóm lại, mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng, không thể sử dụng một phương pháp từ đầu đến cuối tiết học, tôi đã kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết học và tùy vào đặc trưng của mỗi loại bài mà phương pháp nào tôi dùng nhiều hơn. 2.3.4. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập lịch sử, bên cạnh những phương pháp dạy học được trình bày ở trên, tôi còn chú trọng rèn luyện phương pháp tự học RÌn luyÖn cho ng­êi häc cã ®­îc ph­¬ng ph¸p, kÜn¨ ng, thãi quen, ý chÝ tù häc th× sÏ t¹ o cho hä lßng ham häc, kh¬i dËy néi lùc vèn cã trong mçi con ng­êi, kÕt qu¶ häc tËp sÏ ®­îc nh©n lªn gÊp béi. Trong qu¸ tr×nh d¹ y häc, tôi đã nỗ lùc t¹ o ra sù chuyÓn biÕn tõ häc tËp thô ®éng sang tù häc chñ ®éng, ®Æ t vÊn ®Òph¸ t triÓn tù häc, kh«ng chØtù häc ë nhµ mµ tù häc ngay c¶ trong tiÕt häc cã sù h­íng dÉn cña tôi. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, tôi tập cho học sinh thói quen dµnh 15 phót ngåi t­ duy l¹i bµi mới học (xem l¹ i néi dung bµi häc), những vấn đề nào chưa hiểu xem lại sách giáo khoa. Sau đó, trao đổi nội dung mới học với người thân, giới thiệu tư liệu tham khảo và yêu cầu học sinh so sánh đối chiếu nội dung kiến thức bài giảng trên lớp với nguồn tư liệu tham khảo đó. Như thế các em sẽ nắm bài kĩ, lâu. Đến hôm sau có tiết học, các em xem lại bài cũ rồi chuẩn bị bài như : xem kỹ nội dung bài học, chú ý trước những câu hỏi trong SGK; tìm hiểu sưu tầm thêm những tư lệu có liên quan đến bài học qua người thân qua sách báo. Ví dụ, sau khi học xong bài 9 “Nhà Lí dời đô ra Thăng Long”, tôi dặn các em về xem lại bài và trao đổi với người thân nội dung bài học theo các câu hỏi: + Vì sao nhà Lí dời đô ra Thăng Long? + Thăng Long dưới thới Lí được xây dựng như thế nào? Chuẩn bị bài 10 “Chùa thời Lí”, tôi yêu cầu HS xem kỹ nội dung bài học, chú ý trước những câu hỏi trong SGK và sưu tầm tranh ảnh các chùa thời Lí. Hướng dẫn học sinh tự học trên lớp, tôi tổ chức cho học sinh tự làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo do tôi cung cấp. Thông qua đó từng bước rèn luyện cho học sinh về phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử. Ví như, khi dạy bài 6 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, lớp 5, tôi yêu cầu học sinh tự đọc thầm từ đầu đến “thời ấy” và nêu những hiểu biết về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. Ở bài 23 lớp 5 “Sấm sét đêm giao thừa”, hoạt động 1 tìm hiểu về diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tôi đã chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các em đọc thầm SGK và thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập sau: 11 Phiếu học tập Nhóm : …………………………………. Các em hãy cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta? 2. Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng ở Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này? 3. Cùng với đợt tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tấn công ở những nơi nào? 4. Tại sao nói cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn? Qua phiếu học tập đó, học sinh tự đánh giá được bản thân, được thầy, bạn đánh giá việc lĩnh hội kiến thức bài học. Từ đó điều chỉnh được ý thức cũng như cách học. Từ việc rèn luyện phương pháp tự học, học sinh chủ động trong học tập, bình tĩnh và đạt kết quả cao trong các lần kiểm tra định kì. Th­êng xuyª n đánh giá việc tự học và thùc hiÖn ®æi mí i ®¸ nh gi¸ . V iÖc kiÓm tra đánh giá th­êng xuyªn nh»m thóc ®Èy sù häc tËp vµ kÞp thêi khen ngî i nh÷ng em cã ý thøc tù häc tèt ®ång thêi nghiªm kh¾c phª b×nh nh÷ng häc sinh l­êi häc, ch­a tÝch cùc tham gia ho¹t ®éng häc. § Çu giê c¸ c tiÕt häc t«i ®Òu dµnh tõ 5 ®Õn 15 phót đánh giá việc nắm bµi cò, sù chuÈn bÞbµi cña häc sinh bằng cách vấn đáp hoặc tổ chức trò chơi. Møc ®é c¸c c©u hái, bµi tËp phï hîp víi c¸c ®èi t­îng häc sinh. Nh÷ng em chưa nắm được bài cũ tôi sẽ trao đổi với phụ huynh để nhắc nhở các em ôn bài ở nhà, đồng thời giao cho nhóm giúp đỡ các em củng cố bài trong thời gian giải lao. Tôi đánh giá học sinh thường xuyên việc học tập trên lớp, kết hợp với tự đánh giá của trò. Ví như, từ việc yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên và thông tin 36 SGK, thảo luận nhóm 4, nêu những hoạt động chủ yếu của hậu phương để góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi về kinh tế, văn hóa – giáo dục. Qua quan sát, tôi đánh giá được thái độ hoạt động của từng học sinh, từng nhóm. Đại diện các nhóm trình bày, học sinh được đánh giá, bổ sung cho nhau. Qua sự đánh giá đó, tôi đều có sự khen ngợi, động viên học sinh. Từ đó học sinh, tự giác học tập hơn. Chú trọng rèn phương pháp tự học bằng cách cho học sinh được trải nghiệm, học sinh tích cực suy nghĩ, sáng tạo, tư duy để tự rút ra kiến thức mới và nắm các sự kiện lịch sử, ghi nhớ lâu bền. Đồng thời thường xuyên đánh giá học sinh giúp HS hứng thú hơn. 2.3.5. Tổ chức tốt cho HS tiếp cận các thiết bị dạy học, tư liệu lịch sử Việc dạy học môn Lịch sử lớp 4-5 nhằm tạo cho học sinh có hiểu biết về các sự kiện đã diễn ra từ các hình ảnh cụ thể sống động, rõ nét về các hình ảnh, nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những điều kiện cụ thể. Lịch sử là những cái có thật diễn ra trong quá khứ. Vì thế nhận thức lịch sử phải từ thông tin sử liệu. Do đó không thể phán đoán hay suy luận lịch sử. Thông tin sử liệu được sử dụng ở nhiều hình thức khác nhau như tranh 12 ảnh, hiện vật, di tích lịch sử và văn hóa, phim hay băng ghi đĩa, ghi hình, ghi tiếng, các tài liệu thành văn. Chính vì vậy, trong dạy học lịch sử 4-5, ngoài các nguồn tư liệu được sử dụng trong sách giáo khoa, phần khác là hệ thống thiết bị dạy học của BGD & ĐT cấp. Do vậy, tôi đã cho các em tiếp cận thiết bị dạy học và tư liệu lịch sử. a. Sử dụng bản đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng niên biểu… Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học. Việc sử dụng bản đồ trong dạy học, là điều cần thiết, không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Trước khi sử dụng chúng, tôi chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung bản đồ). Trong bài dạy, xác định đúng thời điểm để treo bản đồ… Đồng thời tôi giúp HS có khả năng làm việc độc lập với bản đồ, lược đồ, theo các bước: - Xác định phương hướng trên bản đồ: Phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới bản đồ là hướng Nam, pía bên tay phải bản đồ là hướng Đông, phía bên tay trái là hướng Tây. - Tìm vị trí địa lí các đối tượng lịch sử trên bản đồ. Ví dụ, chỉ vị trí sông phải chỉ từ thượng lưu xuống hạ lưu (theo dòng chảy của con sông) theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. - Đọc bản đồ - lược đồ (theo 3 mức độ) + Dựa vào chú giải đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ. + Dựa vào bản đồ để tỉm ra đối tượng lịch sử. + Vận dụng kiến thức lịch sử đã có xác lập mối quan hệ về lịch sử để rút ra những điều trên bản đồ, lược đồ không thể hiện. Ví dụ: Bài 16- Chiến thắng Chi Lăng, lớp 4 Tôi đã sử dụng lược đồ ở hoạt động 1, tìm hiều về lí do khiến quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa phục kích. HS tự quan sát lược đồ SGK thảo luận cặp đôi, dựa vào chú giải tìm sông (Thương), núi ở Chi Lăng và rút ra đây là vùng hiểm trở, khe sâu, rừng cây um tùm.Ở hoạt động 2, tôi yêu cầu HS dựa vào lược đồ hoạt động theo nhóm trình bày diễn biến của trận chi lăng. Sau đó tôi treo lược đồ lớn lên bảng, yêu cầu 1 HS trình bày lại diễn biến, tôi bổ sung thêm. [4] Lược đồ trận ải Chi Lăng 13 Sử dụng lược đồ, bản đồ sẽ tạo ra hình ảnh lịch sử sinh động, chính xác hơn, thuận lợi cho việc tạo biểu tượng lịch sử. b. Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa và sưu tầm Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực Ví dụ: Bức ảnh Bác Hồ thăm công binh đầu tiên ở Việt Nam SGK lớp 5 trang 36, bức tranh “Cảnh đắp đê dưới thời Trần” bài 13 – lớp 4,... Những tranh ảnh lịch sử này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng, tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ. Sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu và khắc sâu bài học lịch sử, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh là hiệu quả nhất. Hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm mà còn phát triển tư duy học tập bộ môn lịch sử của học sinh. Đối với những bài học nào cần có bản đồ mà sách giáo khoa không có, tôi tự sưu tầm trên mạng, trong nhà sách, ken phóng to hoăc tự vẽ trên cơ sở nội dung của bài nhằm bổ sung cho sách giáo khoa. Đối với những bài cần tranh ảnh chân dung lịch sử minh họa, tôi đã sưu tầm: trên mạng, tài liệu tham khảo và đưa vào nội dung của bài học nhằm tăng tính hình ảnh gây hứng thú, khắc sâu bài học. Những bức ảnh này có giá trị lịch sử to lớn giúp học sinh hiểu sự kiện một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm xúc lịch sử của các em. Ví dụ: khi dạy bài 5 “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, Lịch sử 4, tôi tự sưu tầm bức ảnh Đinh Bộ Lĩnh, giới thiệu cho các em quan sát chân dung ông và đặt câu hỏi: Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? Học sinh trả lời, sau đó tôi bổ sung, chốt lại. [4] Ảnh Đinh Bộ Lĩnh Với cách giới thiệu như trên sẽ giúp cho các em biết kính trọng các bậc anh hùng, tự hào dân tộc và yêu quê hương mình hơn. Hoặc ví dụ: Khi tiến hành dạy bài 6 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” lớp 5, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành, tôi đã sưu tầm những bức tranh về quê hương Người cho học sinh quan sát: 14 Làng Sen, quê nội Bác Hồ Làng Hoàng Trù, quê nội Bác Hồ (Ảnh chụp qua chuyến đi thăm quê Bác) Tóm lại: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, cũng như sử dụng các sưu tầm qua kênh thông tin hoặc qua chuyến đi tham quan là một điều hết sức cần thiết có tác dụng lớn lao trong dạy học lịch sử. c. Sử dụng phim tư liệu lịch sử, băng đĩa ghi âm Ngày nay công nghệ thông tin đã đạt được những bước tiến vượt bậc và có tác động lớn đến giáo dục đặc biệt là môn Lịch sử, các nhà làm phim tái hiện lại hình ảnh lịch sử một thời trong quá khứ. Để học sinh đến được với những hình ảnh sinh động đó, những nhân vật, những hiện vật, những sự kiện lịch sử đã qua nhằm giúp học sinh nắm bắt lịch sử một cách chính xác dễ nhận biết, dễ nhớ, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng. Tôi đã sưu tầm các phim tài liệu, các bài hát phù hợp với một số bài học, sau đó chọn lọc các hình ảnh, đoạn bài hát phù hợp, cắt gọn lại cho phù hợp với thời gian tiết học và nội dung bài học. Sau đó, tôi chèn luôn vào bài giảng điện tử hoặc ghi vào đĩa. Sử dụng phim tài liệu, băng ghi âm vào quá trình dạy học nhằm tận dụng mọi cơ hội lịch sử một cách cụ thể giàu cảm xúc, học sinh được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng, được tiếp xúc các nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho các em dường như đang “Trực quan sinh động” quá khứ có thật mà hiện tại không có. Với việc sử dụng phim tài liệu vào dạy học lịch sử, học sinh dễ nhận biết, dễ nhớ các sự vật hiện tượng và các sự kiện làm tăng thêm hiệu quả học tập (Trăm nghe không bằng một thấy). Ví dụ: Khi dạy bài 7 “Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, lớp 4, tôi đã cho HS xem đoạn phim “Cờ lau tập trận” để học sinh thấy được rõ tính cách của Đinh Bộ Lĩnh từ lúc nhỏ. Hoặc khi dạy bài 10 “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”, lớp 5, tôi sử dụng đọc phim tư liệu miêu tả diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập, các em được nghe trực tiếp lời Bác Hồ đọc bản Tuyên độc lập, các em như được hòa mình vào không khí của buổi lễ. Vì thế các em rất hứng thú học tập và đã thuộc ngay Bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ đó, các em đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Thông qua các thước phim tư liệu trên giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học, có ý thức hơn trong học tập Lịch sử. 15 d. Sử dụng mô hình sa bàn Tôi luôn luôn quan tâm đến việc triệt để dùng đồ dùng học tập. Sa bàn là một mô hình thu nhỏ về một đối tượng chủ thể nào đó nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu... Trên thực tế, những sa bàn lịch sử là một công trình lịch sử được đắp nhỏ lại để tiện cho việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu đối tượng lịch sử. Thư viện trường nhà không có, tôi đã hỏi thăm trường bạn và mượn về dạy. Khi dạy bài 26 lớp 5 tiến vào Dinh Độc lập, với mục tiêu giúp học sinh biết được những nét chính về Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong SGK chỉ có 1 ảnh tư liệu, 1 tranh trong thiết bị được cấp chưa đủ đáp ứng mục tiêu bài học, tôi sử dụng sa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh để học sinh thấy được rõ cảnh quân ta tiến công vào Dinh Độc lập. Ở hoạt động 2, tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm, cùng đọc sách, quan sát ảnh trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi: + Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tấn công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì? + Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập +Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng. Hết thời gian thảo luận, đại diện các nhóm bào cáo kết hợp với minh họa trên sa bàn, sau đó, tôi trình bày, bổ sung thêm tư liệu và thuật lại cụ thể. Với việc sử dụng sa bàn, học sinh thấy được hình ảnh sống động của Chiến dịch Hồ Chí Minh, học tập một cách say sưa, thích thú. Sử dụng sa bàn trong dạy bài Tiến vào Dinh Độc Lập Tóm lại, trong giờ dạy học lịch sử, tôi luôn tổ chức cho các em tiếp cận các nguồn sử liệu bằng nhiều phương thức và mức độ khác nhau. Tôi thấy các em hứng thú, tích cực, tìm tòi và tự giác học tập, hiểu được các sự kiện lịch sử, nhờ đó nhanh nhớ và nhớ lâu. 2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Dạy học lịch sử mang tính đặc thù riêng. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Để tái hiện lịch sử một cách sống động như đang diễn ra ở thì hiện tại, tôi đã và đang tích cực sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Từ máy vi tính, từ mạng Internet, mạng nội bộ, tôi truy cập, tìm tòi tư liệu gồm: những 16 đoạn phim, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, âm thanh để soạn thảo bài giảng điện tử làm cho các kênh thông tin về sự kiện lịch sử trở nên đa dạng,phong phú, sinh động. Qua đó, góp phần tạo biểu tượng lịch sử một cách rõ nét, giúp học sinh cảm nhận và “xích lại” gần với hiện thực quá khứ. Đồng thời tạo hứng thú, hình thành trong học sinh tình cảm, thái độ đúng đắn đối với lịch sử cũng như việc học tập bộ môn lịch sử. Ở bài 9 – Lớp 4 – Lí Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tôi đã cho học sinh thấy được cảnh Lý Công Uẩn đến Thăng Long và thấy rõ nội dung bản Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ. Chiếu dời đô … Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh… Huống chi, Đại La là thành cũ của Cao Vương (Cao Biền) ở giữa trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Bản dịch của Nhà xuất bản Khoa học xã hội) [4] [4] Ví như ở bài 9 – lớp 5: Cách mạng mùa thu, với việc ứng dụng thông tin vào việc tạo slide ở hoạt động 1: Tìm hiểu thời cơ cách mạng. Sau khi HS thảo luận tìm hiểu, đại diện các nhóm trình bày, tôi đã hiện lần lượt từng hình ảnh kết hợp với nội dung phù hợp. Vì thế, học sinh nắm được nhanh về thời cơ cách mạng. Th ê i c ¬ c ¸ c h m¹ ng - Cuối năm 1940, quân Nhật kéo vào xâm lược nước ta. -Tháng 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. - Giữa tháng 8 – 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, chớp thời cơ Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa. Ứng dụng công nghệ thông tin, Bài “Cách mạng mùa thu” Từ thực tế , tôi việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử hiện nay là hết sức cần thiết, sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. 17 2.3.7. Đa dạng hóa hình thức học tập Lịch sử đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà để lại “dấu vết” của nó qua kí ức của nhân loại, qua những thành tựu vật chất (thành quách, nhà cửa) lâu đài, đình chùa, miếu mạo, tượng đài, qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa. Trên cơ sở những vật chứng nói trên làm gợi trí tò mò của các em. Tôi đã hướng dẫn các em được tiếp cận với các di vật, di tích lịch sử bằng một số giải pháp sau: Gắn kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử với việc dạy học Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hướng dẫn các em đọc báo, xem truyền hình, đài phát thanh, trao đổi với những người thân trong gia đình để các em hiểu sâu hơn về các ngày lễ, các sự kiện lịch sử. Bằng những câu chuyện hấp dẫn do người thân kể , các em lắng nghe bằng cả sự háo hức và niềm tin. Ví như, đến dịp kỉ niệm ngày mùng 2/9, tôi hướng cho các em tìm hiểu về ngày này qua các câu hỏi: Ngày 2/ 9 là ngày kỉ niệm sự kiện gì? Em biết gì về sự kiện này? Với trí tò mò và cách làm như trên, các em đã biết được ngày 2/9 kỉ niệm Ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; các em đã kể được những mẩu chuyện về sự kiện này, về Bác. các em đã về theo dõi ti vi, đài báo, trao đổi với những người thân. Gắn với việc tham quan dã ngoại với việc tham quan bảo tàng, di tích lịch sử. Mỗi giai đoạn, sự kiện, nhân vật lịch đều có những “dấu ấn” để lại, đều được nhân dân tưởng nhở bằng một việc làm ghi dấu ấn nào đó hoặc đền thờ. Ví như khi dạy bài 15 “Nước ta cuối thời Trần” lớp 4, học sinh đã biết được dưới sự suy thoái của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã truất ngôi. Nhà Hồ có nhiều chính sách đổi mới, và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh. Được sự thống nhất của BGH nhà trường, và của BCH phụ huynh vào dịp Tết dương lịch năm 2017 khối 4,5 được tham quan khu di tích Lam Kinh và thành nhà Hồ. Qua chuyến tham quan, được quan sát các di chứng lịch sử, qua thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch các em thấy được sức mạnh phi thường của con người, tự hào hơn về quê hương mình, hứng thú hơn trong học tập. Kỉ niệm về thăm di sản văn hóa thế giới - Thành nhà Hồ (Tập thể lớp 4A cùng cô giáo Trịnh Thị Mai, ngày 1/1/2017) 18 Ngoài ra, tôi còn phối kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức cho các em dọn vệ sinh, dâng hương nghĩa trang liệt sĩ vào dịp 27/7; Tết Nguyên Đán, tham dự Lễ hội Lê Hy vào rằm tháng Giêng và dâng hương vào ngày giỗ của ông – 27/7 âm lịch. Qua các hình thức này, không những học sinh cảm nhận bài học sử sâu sắc hơn mà còn được giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về quê hương, đất nươc, ý thức bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa 2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Bằng việc sử dụng các biện pháp dạy học trên, mỗi giờ Lịch sử tôi cảm thấy thoải mái vì đã gây được hứng thú cho học sinh, được đồng nghiệp khen ngợi. Với các tiết thao giảng cấp trường và cấp huyện, tỉnh tôi đều được các đồng chí dự giờ đánh giá cao: Giờ dạy chuẩn bị chu đáo, đảm bảo mục tiêu tiết dạy có điều chỉnh tài liệu phù hợp thực tiễn, tiết dạy học kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh, sự hợp tác giữa thầy trò, học sinh và học sinh tốt, HS hiểu bài, mở rộng được kiến thức. Giờ thao giảng cấp trường với bài 9 – Lich sử 5 – Cách mạng mùa thu – tôi được 19, 5 điểm, xếp loại giỏi. Giờ thao giảng cấp huyện với bài 16 – Lớp 5 Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới tôi đạt 18,5 điểm, xếp loại giỏi. Giờ thao giảng cấp tỉnh với bài 7 “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”, đạt 19 điểm, xếp loại giỏi. * Kết quả năng lực học tập của học sinh Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ lịch sử, các em đã coi mỗi tiêt sử là một cuộc tranh tài, một cuộc thi nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới, được trở lại khí thế hào hùng của dân tộc trước kia đã cách xa các em rất lâu. Từ đó làm cho các em thêm yêu quê hương, yêu đất nước hơn. *Kết quả về chất lượng thu được Với việc vận dụng kinh nghiệm này, kết quả học tập môn Lịch sử có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể được thể hiện qua các bài kiểm tra như sau: Chưa hoàn Thời gian Hoàn thành TSHS Hoàn thành tốt thành SL % SL % SL % Cuối kì I 24 10 41,7 11 45,8 3 12,5 năm 2014- 2015 Cuối kì II 24 16 66,7 8 33,33 0 0 năm 2014- 2015 Cuối kì I 22 16 72,7 5 22,8 1 4,5 năm 2015- 2016 Cuối kì II 22 17 77 4 23 0 0 Năm 2015 -2016 Cuối kì I 20 7 35 13 65 0 0 Năm 2016 -2017 Giữa tháng 3 20 16 80 4 20 0 0 Năm 2016 -2017 19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ a. Kết luận Nói tóm lại để dạy học tốt môn Lịch sử nói chung và các môn học ở Tiểu học nói riêng, người giáo viên cần đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy – học. Xác định được vị trí, mục tiêu, Chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy. Dạy đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh và thực tế của lớp học. Ngoài ra, giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, nhuần nhuyễn về phương pháp và sáng tạo khi vận dụng phương pháp. Bởi vậy, trong thời gian qua, tôi bồi dưỡng tâm hồn Lịch sử, tích cực nghiên cứu từng loại bài cụ thể, đưa ra các phương pháp dạy học với từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó, chất lượng dạy học được nâng lên, tạo niềm say mê, hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh. Rèn luyện kĩ năng nhận thức cho học sinh mô tả tường thuật, kể lại, nhận xét, so sánh tổng hợp, liên hệ, …. Biết vận dụng thực tế cuộc sống. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Một số biện pháp nâng chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4-5 theo hướng tích cực”. Hy vọng rằng đóng góp một phần nào đó, kinh nghiệm này được các bạn đồng nghiệp áp dụng tích cực. b. Kiến nghị - Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục cần tạo điều kiện trang bị cho nhà trường các bộ tranh ảnh lịch sử dùng cho tiểu học, sách tham khảo lịch sử cho giáo viên, các loại băng hình, tư liệu về các danh nhân. - Phòng giáo dục nên tổ chức giao lưu môn Lịch sử mỗi năm một lần, giúp học sinh “Tìm về cội nguồn dân tộc”. - Là một trường học liên cấp, nhưng chưa có giáo viên dạy môn Lịch sử. Vì vậy, mong muốn Phòng giáo dục bố trí giáo viên bộ môn Sử - Địa cho bậc Trung học cơ sở để chúng tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của bộ môn tự nhiên xã hội nói chung và phân môn lịch sử nói riêng. Song những kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp để sao cho việc dạy học phân môn lịch sử ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong nhà trường Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG Đông Sơn, ngày 5 tháng 3 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Trịnh Thị Mai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan