Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 bằng ph...

Tài liệu Một số biện pháp kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 bằng phương pháp và kỷ thuật dạy học tích cực

.PDF
23
10
129

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Người thực hiện: Hoàng Thị Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Thọ SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán THANH HÓA 2018 MỤC LỤC Nội dung 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.5.Những điểm mới của SKKN 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận: 2.2. Thực trạng việc dạy giải toán có lời văn ở trường Tiểu học Đông Thọ và ở lớp 1A3. 2.3. Một số kinh nghiệm đã áp dụng trong thực tế giảng dạy. 2.4. Hiệu quả 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận: 3.2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo Trang 1 1 1 1 2 2 3 3 5 18 19 19 19 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Môn Toán lớp Một là một bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học. Chương trình toán lớp Một là nền móng để học sinh học Toán ở các lớp trên và góp phần không nhỏ trong việc học các môn học khác. Vì vậy, môn Toán lớp Một có vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học phổ thông nói chung và trong chương trình lớp Một nói riêng. Dạy học môn Toán ở lớp Một nhằm giúp học sinh: - Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn. Phép cộng, phép trừ và không nhớtrong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng. Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm, đoạn thẳng.Giải một số dạng bài toán đơn về cộng, trừ; bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học, rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100. Trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. Với rất nhiều phương pháp dạy học toán cho học sinh lớp Một, trong đó dạy theo hướng phát huy tính tích cực cũng không còn là mới mẻ. Nhưng để vận dụng phương pháp này cùng với các kĩ thuật dạy học mang lại hiệu quả cho việc học toán của học sinh lớp Một cũng là việc vô cùng khó khăn vì độ tuổi các em còn nhỏ, việc tự tìm tòi nắm kiến thức là việc làm mà các em mới được tiếp xúc lần đầu, đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng sao cho phù hợp đối tượng, phù hợp với từng dạng bài học và phù hợp với từng hoạt động học tập của học sinh. Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp Một đã nhiều năm. Thực hiện chương trình môn Toán học lớp Một, tôi rất trăn trở và suy nghĩ làm sao để học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất, các em có thể làm thành thạo các phép tính cộng, trừ và áp dụng để giải toán có lời văn đúng. Đối với học sinh lớp Một, giải toán có lời văn là vấn đề rất khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp, biện pháp phù hợp với lứa tuổi, với đối tượng học sinh trong lớp, nên tôi đi sâu về nghiên cứu :“ Một số Biện pháp dạy Giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn. - Phân tích - tóm tắt bài toán. - Giải toán đơn về thêm (bớt ) bằng một phép tính cộng ( trừ). - Trình bày bài giải gồm câu lời giải, phép tính, đáp số. - Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau. - Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. - Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nâng cao hiệu quả học giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 1 - Các bài tập thuộc mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” trong chương trình Toán 1 - Học sinh Lớp 1A3 trường Tiểu học Đông Thọ. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận:Thu thập những thông tin lý luận về thuận lợi và khó khăn của Giáo viên và học sinh trong dạy – học Giải toán có lời văn. - Phương pháp quan sát: Quan sát tinh thần, thái độ tham gia hoạt động học tập, các kĩ năng hợp tác, chia sẻ, tự học …. của học sinh khi học giải toán có lời văn. - Phương pháp vấn đáp:Phỏng vấn đối tượng học sinh trong lớp về kiến thức của bài học, những điều các em muốn biết trong giờ học toán. Phát hiện những kĩ năng đã có hoặc chưa có của học sinh về Giải toán có lời văn. - Phương pháp điều tra: + Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh HS để biết thêm về khả năng tự học ở nhà của học sinh và phương pháp dạy giải toán của phụ huynh cho con mình. + Tìm hiểu, tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên khác trong trường mình. - Phương pháp thử nghiệm: + Thử áp dụng các giải pháp vào việc dạygiải toán có lời văn. Hiệu quả và những điều cần rút kinh nghiệm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: - Áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy Giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một. 2. Nội dung 2.1.Cơ sở lý luận: Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp Một là khả năng tư duy trừu tượng hạn chế, sự tập trung chú ý chưa cao. Mặt khác, vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tính toán….. mới ở giai đoạn đầu tiên của đời người. Các em chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tự giác và tích cực. Nhiều em còn chưa hiểu rằng đi học là gì, học để làm gì? Để giúp các em có mục tiêu học tập tích cực, người giáo viên cần phải có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Giải toán có lời văn tốt hay chưa tốt chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học, kết hợp với kíến thức Tiếng Việt để vận dụng vào giải toán, giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc, hiểu rồi biết hướng giải, lựa chọn phép tính kèm câu lời giải và đáp số của bài toán. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức môn Toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. 2 Với học sinh lớp Một, để học sinh đọc và hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng. Việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Vậy làm thế nào để giáo viên nói, học sinh hiểu, học sinh thực hành, diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán? 2.2. Thực trạng dạy - học Giải toán có lời văn tại trường Tiểu học Đông Thọ, và lớp 1A3. 2.2.1. Về phía giáo viên: - Giáo viên dạy lớp Một trường Tiểu học Đông Thọ năm học này đa số là giáo viên mới chuyển từ khối trên xuống, kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn ở lớp Một còn hạn chế, giáo viên gặp khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh cách viết câu lời giải và lựa chọn phép tính. - Hiện nay giáo viên trong khối đang vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học nói chung và trong dạy môn Toán nói riêng bước đầu sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nên còn bỡ ngỡ. 2.2.2. Về phía học sinh: Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công dạy lớp 1A3 - Trường Tiểu học Đông Thọ - thành phố Thanh Hóa. Lớp có sĩ số là 40 học sinh. Trong đó, số học sinh nữ là 19, học sinh Nam là 22 em. Sau khi nhận lớp tôi thấy học sinh lớp mình khả năng diễn đạt, tư duy còn nhiều hạn chế, vốn từ lại ít ỏi, nghĩa của nhiều từ học sinh chưa hiểu. Song song với chương trình môn Tiếng Việt, khi các em học Bài toán có lời văn thì môn Tiếng Việt đang học phần vần, có nghĩa là các em chưa học hoàn chỉnh Phần Vần Tiếng Việt. Tiếp xúc với Bài toán có lời văn khi các em còn chưa đọc thông, viết thạo. Ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp Một, học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên họcBải toán có lời văn chỉ có khoảng 15 % đến 17 % số học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ có thể làm miệng, làm theo mẫu. Khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai. Kể cả cách trình bày Bài giải, giáo viên cũng gặp không ít khó khăn khi hướng dẫn học sinh vì các em chưa hiểu thấu đáo, nắm một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Khi áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực đối với học sinh lớp Một thì vô cùng khó khăn. Các em còn nhỏ, việc trao đổi nhóm, tự tìm tòi kiến thức, giúp đỡ bạn trong nhóm là việc làm mới mẻ và khó khăn đối với đa số học sinh trong lớp. Bên cạnh đó để các em biết đặt câu hỏi và trả lời đúng nội dung bài tập cũng cần có thời gian tương đối dài. Trong khi đó phần Giải toán có lời văn lớp Một được học vào cuối năm học cũng là khó khăn cho giáo viên và học sinh. Lứa tuổi này, mới đến trường phổ thông tiếp xúc với các bài học, các em thường nhút nhát, kém tự tin, nói lí nhí, nói không rõ ràng. Các emđang 3 cần rất nhiều sự hỗ trợ từ giáo viên.Vì vậy việc tự giải đáp các những điều các em cần biết và muốn biết hay việc học sinh tự điều hành nhóm làm việc cũng gặp không ít khó khăn. Các kĩ năng đọc, nói, viết, tính toán còn rất hạn chế. Để đọc được một đề toán thường thì giáo viên phải đọc hoặc gọi 1- 2 học sinh học tốt đọc trước, sau đó mới cho học sinh khác đọc lại. Nếu để các em tự đọc thầm thì có em đọc xong đề toán mà vẫn chẳng hiểu bài toán cho biết gì và hỏi gì. 2.2.3. Về phía phụ huynh: - Đa số phụ huynh không biết cách hướng dẫn con Giải toán có lời văn. Thường thì phụ huynh hướng dẫn contheo cách học cũ. Vì vậy học sinh không hiểu bài, có khi còn làm sai. Chẳng hạn: Để giải bài toán có liên quan đến tìm số đo độ dài (cm) thì phụ huynh thường hướng dẫn con ghi phép tính là: 5cm + 4cm = 9cm, mà lẽ ra HS phải trình bày là: 5 + 4 = 9 (cm). Bố mẹ hướng dẫn con như vậy nên các con làm thành thói quen, khi đến lớp giáo viên sửa lại rất khó. - Số ít phụ huynh không quan tâm đế việc hỗ trợ cho con, cho rằng lớp một chưa cần thiết, để các con thoải mái. Một số sai sót của học sinh lớp tôi chủ nhiệm còn mắc phải, đó là: - Đọc đề toán chưa rõ ràng. Chưa biết phân tích đề tìm cách giải. - Không biết viết câu lời giải hoặc viết câu lời giải giống hệt câu hỏi của bài toán. - Viết câu lời giải không phù hợp với phép tính. - Ghi tên đơn vị tính không phù hợp hoặc chỉ ghi phép tính mà không có tên đơn vị. - Trình bày bài giải chưa đẹp, chưa khoa học. Kết quả khảo sát đầu năm Khả năng học tập tích cực của học sinhtháng 10/2017: Số HS KS 40 Tinh thần thái độ tham gia hoạt động HS còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia hoạt động SL Tỉ lệ 22 55 % Năng lực tổ chức và thamgia hoạt động nhóm HS thích HS chưa linh tham gia hoạt trong vai các hoạt trò làm nhóm động trưởng SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 18 45 % 30 75% HS tự giác chia sẻ, giúp đỡ bạn trong nhóm SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 7 17,5% 3 7.5 % HS biết tổ chức, quản lí nhóm tốt Kết quả khảo sát tháng 1/2018 Sau khi học tiết 87: Dạng bài Giải toán có lời văn, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng HS trong lớp như sau: Số HS khảo HS viết đúng HS viết đúng phép câu lời giải, còn tính và đáp số HS viết đúng câu lời giải và phép tính HS làm đúng cả lời giải, phép 4 sát sai phép tính và đáp số 40 SL 3 Tỉ lệ 7.5 % nhưng còn sai câu lời giải SL 28 Tỉ lệ 70 % nhưng còn sai đáp số SL 4 Tỉ lệ 10 % tính và đáp số SL 5 Tỉ lệ 12.5 % Qua kết quả khảo sát trên, tỉ lệ học sinh viết được câu lời giải còn thấp, dẫn đến hoàn thành bài giải còn thấp. Tôi đã xác định số nguyên nhân chủ yếu như sau: - Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này . - Tư duy của HS lớp Một còn mang tính trực quan là chủ yếu. - Giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, có nhiều từ ngữ các em chưa hiểu nghĩa hoặc chưa đọc được, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì. - Tự tìm tòi cách giải khi chưa đọc thông, viết thạo thì rất khó. Học sinh chưa tự tin trình bày ý kiến cá nhân. - Việc chia sẻ với bạn còn bỡ ngỡ và mới lạ. Trước thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu, lựa chọn, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giải toán có lời văn cho học sinh trong lớp mình phụ trách. 2.3. Một số kinh nghiệm dạy Giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một áp dụng phương pháp và kĩ thuât dạy học tích cực. Dạy Giải toán có lời văn cho Học sinh lớp Một được phát triển nâng cao dần theo 2 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Viết phép tính thích hợp ( theo nội dung tranh vẽ) - Giai đoạn 2: Giải toán có lời văn ( dạng toán đơn có 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ). Trong giới hạn bài viết này, tôi nghiên cứu, trình bày một số kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn dưới dạng các mức độ trong giải toán có lời văn ở lớp Một. Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ, viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Ở dạng bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn tranh nêu thành lời bài toán, sau đó ghi phép tính thích hợp. - Ví dụ 1: Bài tập1(trang 45): Yêu cầu HS nhìn tranh, nêu thành bài toán: Có 2 con thỏ, thêm 1 con thỏ. Hỏi có tất cả mấy con thỏ? ( hoặc: Có 1 con thỏ, thêm 2 con thỏ. Hỏi có tất cả mấy con thỏ?) Sau đó GV giúp HS chọn số phù hợp ghi vào ô trống. 5 + = + = Bài này đã cho sẵn dấu phép tính, chỉ cần học sinh điền được số phù hợp rồi nêu được phép cộng tương ứng với bài toán đã nêu.2 + 1 = 3 hoặc 1 + 2 =3 Tôi giúp học sinh lấy số con thỏ nhóm bên trái cộng số con thỏ nhóm bên phải sau đólấy số con thỏ nhóm bên phải cộng với số con thỏ nhóm bên trái. ( Như vậy chủ yếu hướng dẫn học sinh dựa vào hình ảnh để viết được các số). - Ví dụ 2: Bài 4 (trang 47): Viết phép tính thích hợp: Giáo viên yêu cầu học sinhnhìn tranh nêu thành bài toán: Trên cành có 3 con chim đậu, 1 con chim bay tới. Hỏi trên cành có tất cả bao nhiêu con chim? Với bài này, học sinh phải viết được phép tính tương ứng bao gồm cả số và dấu phép tính: 4 + 1 = 5 Tôi đã giúp học sinh nhận ra phép tính Cộng bằng cách nhìn vào hình vẽ có 1 con chim bay vào( tức là thêm vào). Bài toán có chữ Thêm thì làm tính cộng. Học sinh lấy số con chim đậu trên cành cộng với số con chim đang bay vào để tìm ra kết quả. + Để làm quen với việc học tập tích cực, bước đầu tôi hướng dẫn học sinh 6 ( những em tiếp thu bài nhanh) cách hỏi – đáp về tìm hiểu nội dung hình vẽ để hình thành phép tính và bài toán như sau: + Cho 1 học sinh ( HS) hỏi, một HS trả lời theo cặp:. Chẳng hạn: HS1: Nhìn tranh vẽ bạn thấy có mấy con chim đậu trên cành? HS2: Tôi thấy có 4 con đậu trên cành. HS1: Bạn thấy có mấy con chim đang bay tới? HS2: Tôi thấy có 1 con chim đang bay tới. HS1: Tất cả có mấy con chim? HS2: Tất cả có 5 con chim. HS1. Vậy bạn nêu được phép tính như thế nào? HS2: 4 + 1 = 5 ( con chim) HS1: Bạn nêu bài toán như thế nào để có phép tính đó? HS2: Trên cành có 3 con chim đậu, 1 con chim bay tới. Hỏi trên cành có tất cả bao nhiêu con chim? + Giáo viên tổ chức cho nhiều cặp hỏi – đáp, giáo viên giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. Tổ chức thường xuyên liên tục tạo thói quen cho HS trong mỗi giờ học. - Ví dụ 3: Bài 3 (trang 54): HS nhìn hình vẽ, nêu bài toán rồi lựa chọn phép tính phù hợp điền vào ô trống. Bài này tôi yêu cầu học sinhthảo luận nhóm đôi, nhìn tranh nêu thành bài toán: Có tất cả 3 con chim, 2 con chim bay đi. Hỏi còn lại bao nhiêu con chim? Học sinh phải viết được phép tính tương ứng: 3 - 2 = 1 Tôi đã giúp học sinh nhận ra phép tính Trừ bằng cách nhìn vào hình vẽ có 2 con chim bay ra ( tức là bớt đi). Bài toán có chữ Bớthoặc Bay đithì làm tính trừ. Học sinh lấy tất cả số con chim trừ đi số con chim đang bay đi để được số con chim còn lại.( Tức 3 – 2 = 1) Sau bài này, giáo viên giúp học sinh phân biệt được bài toán làm bằng phép tính cộng và bài toán làm bàng phép tính trừ qua các dấu hiệu: Nội dung 7 hình vẽ, các từ: thêm, bay tới, chạy tới …..hoặc bớt, bay đi, chạy đi, cho đi, ăn đi …. - Ví dụ 4:Bài 3 trang 85: Học sinh nhìn hình vẽ, nêu bài toán rồi lựa chọn phép tính phù hợp điền vào ô trống. a) Bài toán: Trong chuồng có 7 con vịt, thêm 3 con vịt nữa vào chuồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt? Học sinh thảo luận trong nhóm, quan sát hình vẽ, sau đó nêu bài toán rồi lựa chọn phép tính phù hợp:7 + 3 = 10 Bắt đầu từ bài này, tôi cho học sinh làm quen với việc trả lời dưới dạng lời giải. Tôi yêu cầu học sinh trong nhóm đặt câu hỏi cho nhau và trả lới ( Một em hỏi, một em trả lời).Chẳng hạn: - Hỏi: Trong chuồng có mấy con vịt? Trả lời: Trong chuồng có 7 con vịt. - Hỏi: Bên ngoài chuồng có mấy con vịt? Trả lời: Bên ngoài chuồng có 3 con vịt? - Hỏi: Có tất cả mấy con vịt? Trả lời: Có tất cả 10 con vịt. - Hỏi: Bạn làm thế nào để biết có tất cả 10 con vịt? Trả lời: Lấy 7 + 3 = 10. Khi học sinh đã hoàn thành bài tập, tôi hỏi học sinh: Sau khi làm xong bài con có ý kiến gì nữa nào? Học sinh suy nghĩ nêu ý kiến của mình. Chẳng hạn: Con có cách làm khác: HS nêu bài toán khác: Bên ngoài chuồng có 3 con vịt, trong chuồng có 7con vịt. Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt ? Sau đó học sinh nói hoặc viết nhanh ( trên bảng hoặc trên giấy nháp) phép tính tương ứng: 3 + 7 = 10.Trả lời: Có tất cả số con vịt là: 10 con. Việc trao đổi trong nhóm tìm cách giải Bài toán có lời văn và tự tìm ra cách giải khác được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học Giải 8 toán có lời văn của học sinh lớp mình,tạo thành thói quen học theo nhóm,tự tìm tòi kiến thức dưới sự hỗ trợ của giáo viên. b) Học sinhthảo luận nhóm nêu được bài toán: Trên cành có tất cả 10 quả cam, bớt đi 2 quả cam. Hỏi trên cành còn bao nhiêu quả cam? Sau đó hỏi - đáp lựa chọn phép tính phù hợp:10 - 2 = 8 Yêu cầu học sinh trả lời: Số quả cam còn lại trên cành là: 8 quả Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh nêu bài toán khác rồi nêu phép tính tương ứng ( tương tự như bài a). Khi dạy dạng bài này cần hướng dẫn học sinh nêu được nhiều bài toán khác nhau rồi viết được phép tính phù hợp với từng bài toán để tăng cường khả năng diễn đạt, khả năng tư duy cho học sinh. Ngay từ bài : Phép cộng trong phạm vi 3 ( tuần thứ 7), giáo viên chủ động cho học sinh làm quen với Giải toán có lời văn và tiếp tục nâng cao dần ở các bài tiếp theo. Nhờ vậy, đến tuần 23, chính thức HS được học Giải toán có lời văn thì phần lớn các em đã nắm bắt được trình tự các bước giải toán có lời văn. Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh được làm quen với tóm tắt bằng hình ảnh và bằng lời: - Ví dụ : Bài 3 ( trang 87). a) GV hướng dẫn học sinh nhình hình vẽ nêu được bài toán. Để học sinh nêu được bài toán phù hợp, tôi hướng dẫn học sinh đếm số thuyền từng hàng, quan sát dấu ngoặc. Giải thích dấu ngoặc thay cho từ: cả hai hàng hoặc có tất cả. Dấu chấm hỏi thay cho chữ bao nhiêurồi yêu cầu học sinh nêu bài toán: 9 Bài toán: Hàng trên có 4 cái thuyền, hàng dưới có 3 cái thuyền. Hỏi cả hai hàng có bao nhiêu cái thuyền ? Sau đó học sinh nêu được phép tính tương ứng: 4 + 3 = 7. Trả lời: Hai hàng có tất cả số thuyền là: 7 cái thuyền. - Học sinh thảo luận nhóm ( Hỏi – đáp ) để tìm cách giải khác. b)Có : 10 quả bóng Cho : 3 quả bóng 10 3 = 7 Còn :.... quả bóng? Với dạng bài này, tôi thường giúp học sinh dựa vào tóm tắt, tự nghĩ ra đề bài, sau đó tự giải bài toán. Băng những lời văn khác nhau, học sinh sẽ tự đặt được đề toán khác nhau. Đây là việc làm giúp học sinh vận dụng hết những hiểu biết của mình để thực hiện yêu cầu của cô giáo và cũng là cơ hội để các em tự giải đáp những yêu cầu về bài tập do mình đưa ra. Học sinh từng bước làm quen với lời văn thay cho hình vẽ, các em dần dần thoátly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết câu lời giải. Tuy không yêu cầu cao,tránh tình trạng quá tải với học sinh nhưng có thể động viên những học sinh tiếp thu nhanh, có năng khiếu về môn Toán làm bằng nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống trong sách giáo khoa. Giúp học sinh học tập tích cực, tôi thường phân công những học sinh học tốt giúp đỡ các bạn còn chậm trong khi hoạt động nhóm nhỏ. Để phát huy khả năng của các đối tượng học sinh trong lớp, tôi thường phân công nhóm học tập luân phiên, học sinh thay phiên nhau làm nhóm trưởng, thư kí. Các em tự giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ. Thường thì những em làm tốt việc điều hành nhóm sẽ rất hăng hái giúp đỡ bạn khác khi bạn còn lúng túng trong việc điều hành nhóm. Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện * Tư duy của học sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toáncó lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của học sinh. 10 - Ví dụ 1:Tiết 84: Bài toán có lời văn ( trang115): Lượng kiến thức được trình bày trong tiết họcđược nâng dần từ dễ đến khó qua 4 bài tập nhằm hình thành một Bài toán có lời văn. - Bài tập 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: Bài toán: Có ...bạn, có thêm ... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? Bài này Tôi cho học sinh hỏi – đáp theo cặp. học sinh quan sát tranh, 1 em đặt câu hỏi, một em trả lời: + Hỏi: Bạn nhìn thấy có mấy bạn đang đứng? Trả lời: Có 1 bạn. + Hỏi: Có mấy bạn đang đi tới? Trả lời: có 3 bạn đang đi tới. Sau đó học sinh tự điền vào chỗ chấm số 1 và số 3 rồi nêu lại bài toán. - Bài tập 2:Hướng dẫn tương tự bài 1. Qua tìm hiểu bài toán giúp cho học sinh xác định được bài có lời văn gồm 2 phần: + Thông tin đã biết gồm 2 yếu tố. + Câu hỏi (thông tin cần tìm ) - Bài tập 3: Học sinh tự xác định được phần còn thiếu trong bài toán là câu hỏi. Bài toán:Có 1 con gà mẹ và 7con gà con. Hỏi ………………………….. Học sinh suy nghĩ và nêu được: Bài toán thiếu câu hỏi. Bài này, tôi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm dưới sự điều hành của lớp phó học tập để tìm ra câu hỏi của bài toán. Các nhóm thảo luận tìm ra câu hỏi. Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét, tìm ra câu hỏi đúng nhất. Các em nêu câu hỏi để hoàn thành bài toán: Có 1 con gà mẹ và 7con gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà? Sau đó đọc lại bài toán đã hoàn chỉnh. 11 - Bài tập 4: Kết hợp giữa việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh xác định được bài toán còn thiếu số và câu hỏi rồi các em tự hoàn thành bài toán. Bài toán:Có 4 con chim đậu trên cành , có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Phần tóm tắt giáo viên không nên yêu cầu cao đối với tất cả học sinh, chỉ cần áp dụng cho những em tiếp thu nhanh, hoàn thành tốt các bài tập. Như vậy: Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần phải tìm. - Ví dụ 2:Tiết 85: Giải toán có lời văn( trang 117). Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và Bài giải hoàn chỉnh để học sinh làm quen. Bài toán:Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? Giáo viên nêu bài toán. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề. Bước 1: Học sinh làm quen với các câu hỏi: - Bài toán cho ta biết những gì? - Bài toán hỏi gì? Bước 2:Tập trả lời câu hỏi: - Bài toán cho ta biết: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. - Bài toán hỏi: Nhà An có tất cả mấy con gà? Giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh biết cách trả lời câu hỏi của bài toán như sau: + Trả lời cho câu hỏi thứ nhất tương ứng với phần đã biết. + Trả lời cho câu hỏi 2 tương ứng với phần phải tìm. Giáo viên cho học sinh đọc bài toán nhiều lần, hướng dẫn cách giải: Bước 1: Giáo viên đưa ra bài giải mẫu: Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số: 9 con gà Giáo viên đọc bài giải, cho học sinh đọc. Giáo viên giải thích nội dung từng dòng. Bước 2: Hướng dẫn cách trình bày bài giải: + Ghi chữ : Bài giải + Dòng 1: ghi lời giải + Dòng 2: ghi phép tính + Dòng 3: ghi Đáp số. Giáo viên nhấn mạnh để học sinh ghi nhớ: Bài giải gồm 3 phần : Câu lời giải, phép tính và đáp số. Lúc này học sinh đang còn lạ lẫm với giải bài toán có lời văn nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất. Phần này tôi hướng dẫn như sau: - Đọc kĩ câu hỏi 12 - Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi. - Thay chữ bao nhiêu bằng chữ số - Thay dấu chấm hỏi bằng chữ là và dấu hai chấm( là:) Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. * Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. - Ví dụ 3:Giải toán có lời văn (tiếp theo) - trang 148 Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà? - Học sinh đọc, giáo viên hướng dẫn phân tích bài toán : + Bài toán cho biết là gì? (Có 9 con gà. Bán 3 con gà). + Bài toán hỏi là gì ? (Còn lại mấy con gà?) - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt, đọc bài giải mẫu. - Giáo viên giúp học sinh nhận thấy câu lời giải ở loại toán bớt này cũng như cách viết của loại toán thêm đã nêu ở trên. Chỉ khác ở chỗ cụm từ có tất cả được thay thế bằng cụm từ còn lại. Cụ thể là : Bài giải Số gà còn lại là: 9 - 3 = 6 ( con gà) Đáp số: 6 con gà. - Bài tập 1: Tóm tắtBài giải Có : 8 con chimSố chim còn lại là: Bay đi : 2 con chim 8 - 2 = 6 (con chim) Còn lại :... con chim? Đáp số : 6 con chim Lúc này, khi đã có hai dạng toán đơn cộng, trừ thì việc lựa chọn phép cộng hay phép trừ cho một bài toán sẽ khó khăn, học sinh hay lẫn lộn.Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh nhớ một số từ: Chẳng hạn: thêm là cộng, bớt là trừ hay Bài toán hỏi: Có tất cả, cả hai, … thì làm tính cộng. Bài toán hỏi còn lại thì làm tính trừ. Và ngược lại, khi viết câu lời giải, bài toán làm bằng tính trừ thì câu lời Giải phải có chữ còn lại. Bài toán có từ trong đó thì làm tính trừ… Khi cho học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau: - Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì? Đề toán yêu cầu gì? - Tóm tắt đề bài (Đối với học sinh tiếp thu bài nhanh). - Tìm được cách giải bài toán - Trình bày bài giải - Kiểm tra lời giải và đáp số 13 Khi giải bài toán có lời văn, giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học. Chẳng hạn: Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ,... Giáo viên cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ,tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn. Giáo viên nên cho học sinh 1 phép tính rồi yêu cầu học sinh đặt đề toán tương ứng với phép tính đó. Chẳng hạn: Với phép tính 5 + 2 = 7. Có thể có các bài toán sau: - Hà có 5 cái kẹo, chị cho Hà4 chiếc nữa. Hỏi Hà có tất cả mấy cái kẹo? - Nhà Hoa có 5 con gà, Hoa mua thêm 2 con gà. Hỏi nhà Hoa có tất cả mấy con gà? - Có 5 con vịt bơi dưới ao, có thêm 2 con vịt xuống ao. Hỏi có mấy con vịt dưới ao? Để củng cố bài này, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh,Ai đúng? - Học sinh được chia thành 2 đội. Mỗi đội từ 5 đến 7 bạn. Đội này đố đội kia trả lời câu hỏi liên quan đến bài học. Trong vòng 5 giây phải trả lời được. Nếu đội bạn trả lời đúng câu hỏi và đúng thời gian quy dịnh sẽ được nhận 1 ngôi sao. Lưu ý đội nêu câu hỏi đúng cũng sẽ được 1 ngôi sao. Đội nào giành được nhiều ngôi sao đội đó thắng. Thời gian giành cho trò chơi từ 5 – 7 phút. Một số câu hỏi cho trò chơi: - Bài toán có lời văn gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - Trình bày bài giải thường có mấy dòng? ( 3 dòng) - Dòng 1 viết gì? (viết câu lời giải) - Dòng 2 viết gì? (viết phép tính) - Dòng 3 viết gì? (viết đáp số) - Viết xong bài giải bạn cần làm gì? (kiểm tra lại lời giải,phép tính, tên đơn vị và đáp số) Một số lưu ý khi dạy giải toán có lời văn: Dạng 1: Dạng bài dựa vào tóm tắt để giải bài toán. Dạng bài này thường khó cho học sinh khi viết câu lời giải và lựa chọn phép tính. - Ví dụ 1:Bài 3 (trang 121): Giải bài toán theo tóm tắt sau: 14 Tóm tắt: Có : 5 hình vuông Thêm : 4 hình tròn Có tất cả : ….. hình ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận dựa và hình vẽ và tóm tắt nêu bài toán rồi tìm cách giải. - Đại diện 1 số nhóm nêu bào toán. Một số nhóm trình bày miệng bài giải. Bài giải Có tất cả số hình là : 5 + 4 = 9 (hình) Đáp số:9 hình - Ví dụ 2:Bài 3 (trang 122): Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt: Có : 2 gà trống Có : 5 gà mái Có tất cả : ….. con gà ? - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt nêu bài toán rồi tìm cách giải. - Gọi cá nhân trình bày bài giải trên bảng lớp. Bài giải Có tất cả số con gà là: 2 + 5 = 7 (con gà) Đáp số: 7 con gà Với dạng bài này, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước: + Dựa vào tóm tắt, nêu thành lời bài toán. + Tự phân tích đề toán để tìm cách giải. + Giải bài toán. Hoặc: Qua 2 bài toán trên giáo viên có thể giúp học sinh ghi nhớ máy móc như sau: - Viết câu lời giải: Lấy dòng 3 của tóm tắt.Thay dấu 3 chấm bằng chữ số, thay dấu chấm hỏi bằng chữlà: Học sinh viết được câu lời giải như sau: Bài 3 ( trang 121): Có tất cả số hình là: Bài 3 ( trang 122):Có tất cả số con gà là: 15 - Chọn phép tính: Dòng 3 của tóm tắt có các chữ : Có tất cả thì làm tính cộng. - Tên đơn vị: (Tên đơn vị là từ đứng trước dấu chấm hỏi trong câu hỏi của bài toán): Bài 3 ( trang 121): hình Bài 3 ( trang 122): con gà Dạng 2: Loại bài liên quan đến độ dài và đơn vị đo độ dài: cm - Ví dụ 1: Bài 2 ( trang 123): Giải toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt Đoạn thẳng AB : 5 cm Đoạn thẳng BC : 3 cm Cả hai đoạn thẳng : ... cm? Bài giải Cả hai đoạn thẳng dài là: 5+ 3 = 8 (cm) Đáp số : 8 cm Với dạng bài này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững: - Cách ghi câu lời giải:Lời giải phải có chữ dài Chẳng hạn: Độ dài cả hai đoạn thẳng là: Hoặc: Cả hai đoạn thẳng dài số xăng - ti - mét là: - Đơn vị tính là đơn vị đo độ dài cm ( viết tắt) - Ví dụ 2: Bài 3(trang 151): ? cm 2 cm 13 cm Bài giải Sợi dây còn lại dài là: 13 – 2 = 11( cm) Đáp số : 11cm Dạng bài này, giáo viên giúp học sinh nhìn tóm tắt nêu thành bài toán. Rồi lựa chọn phép tính phù hợp. Việc nêu bài toán và lựa chọn phép tính với dạng bài tóm tắt này đối với học sinh lớp 1 là vô cùng khó khăn. Vì vậy tôi đã hướng dẫn các em nhớ máy móc như sau: Dấu chấm hỏi ( ?) đặt ở đoạn thẳng dài nhất thì làm tính cộng, còn nó nằm ở 2 đoạn thẳng còn lại thì làm tính trừ. Như vậy học sinh sẽ dễ nhận ra phép tính và làm đúng. Sau này khi làm quen rồi, học sinh sẽ dần dần hiểu được bản chất của dạng bài này. Dạng 3: Dạng bài có từtrong đó - Ví dụ : Bài 2 ( trang 151): Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có mấy bạn nam? 16 Bài giải Tổ em có số bạn nam là: 9 - 5 = 4 (ban) Đáp số: 4 bạn Dạng bài này giáo viên cho học sinh ghi nhớ: bài toán có từ “trong đó”thì làm tính trừ. Dạng 4: Đơn vị tính không giống nhau. - Ví dụ :Bài 4 ( trang 132): Nhà Lan có 20 cái bát, mẹ mua thêm 1 chục cái nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát? Bài giải 1 chục cái bát = 10 cái bát Nhà Lan có tất cả số bát là: 20 + 10 = 30 (cái bát) Đáp số: 30 cái bát Dạng bài này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đổi về cùng một đơn vị (cái) . Khi trình bài phải thêm dòng đổi đơn vị tính và viết ở dòng đầu tiên bên dưới chữ Bài giải. Tóm lại:Hầu hết các bài toán có lời văn đều vận dụng kiến thức toán được cung cấp theo phân phối chương trình.Tuy nhiên, việc phân tích đề, tóm tắt, giải bài toán phải luôn luôn được củng cố duy trì và nâng dần mức độ. Song cơ bản vẫn là các mẫu lời giải cho các bài toán thêm là: - Có tất cả là: - Số(đơn vị tính ) + có tất cả là: - Tên (đoạn thẳng, sợi dây, băng giấy…) + dài là: Mẫu lời giải cho các bài toán bớt là: - Còn lại là: - Số+ đơn vị tính + còn lại là: - Tên (đoạn thẳng (sợi dây, băng giấy…) + còn lạidài là: Đối với những học sinh tiếp thu bài nhanh, các em có thể chọn cho mình được nhiều câu lời giải khác nhau nâng dần độ khó thì lời giải càng hay và sát với câu hỏi hơn. Một số lưu ý khi dạy Giải toán có lời văn cho học sinh lớp Một - Khắc sâu các bước giải bài toán có lời văn cho học sinh. Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt "Bài toán có lời văn" giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này. Ở mỗi bài, mỗi tiết về "Giải toán có lời văn" giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết tiếp nội dung đề toán vào chỗ chấm (...), đặt câu hỏi cho bài toán. 17 - Giáo viên tạo tình huống cho học sinh tham gia giải toán một cách tích cực. Bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự nêu phép tính hoặc cho sẵn phép tính, học sinh tự nêu lời giải phù hợp. Cho hình vẽ học sinh tự nêu bài toán và giải. Phối hợp các phương pháp dạy học cá nhân, thảo luận theo nhóm, hỏi – đáp, thi chữa bài nhanh nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh. Thảo luận nhóm tự tìm tòi cách giải. Tham gia các trò chơi củng cố kiến thức vào cuối giờ học hoặc đầu giờ học. Tạo thói quen biết chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ trong mỗi giờ học. Phát huy khả năng quản lí, chỉ đạo hoạt động nhóm của từng cá nhân. Luân phiên làm nhóm trưởng, thư kí để phát huy khả năng, bồi dưỡng năng lực cho học sinh. - Hình thành kĩ năng kiểm tra lại bài cho học sinh. Học sinh thường có thói quen làm xong bài không kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp các em tạo thói quen kiểm tra bài đã làm bằng cách như: Tự mình kiểm tra bài, đổi vở kiểm tra chéo nhau. Sau khi kiểm tra học sinh tự nói lỗi của mình và sửa lỗi, bạn kiểm tra thì nhận xét bài làm của bạn. Việc này giáo viên phải tổ chức thường xuyên trong từng tiết học và giáo viên phải có lời nhận xét cụ thể đến từng học sinh về ý thức thực hiện, tinh thần nhận xét, rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Giúp phụ huynh hiểu cách hướng dẫn con mình giải bài toán có lời văn như thế nào cho phù hợp để phụ huynh hiểu và hỗ trợ con chuẩn bị bài ở nhà. 2.4. Hiệu quả: Sau thời gian áp dụng những kinh nghiệm trên để hướng dẫn học sinh học tập và tham gia các hoạt động, tôi đã tiến hành khảo sát về kiến thức, kĩ năng và năng lực của học sinh lớp mình khi học dạng Bài giải toán có lời văn như sau: Kết quả khảo sát cuối năm (tháng 4/2018): 1. Khảo sát năng lực tham gia các hoạt động của học sinh trong giờ học Toán Số HS KS 40 Tinh thần, thái độ tham gia hoạt động HS còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia hoạt động HS thích và tích cực tham gia các hoạt động Năng lực tổ chức và tham gia hoạt động nhóm HS chưa linh hoạt trong vai trò làm nhóm trưởng Tự tin trình bày ý kiến, tự giác tham gia HĐ nhóm HS tự tin chia sẻ, giúp đỡ bạn trong nhóm, quản lí nhóm tốt SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 8 20 % 32 80 % 10 25% 19 47,5% 11 27.5 % 2. Khảo sát kiến thức, kĩ năng học dạng bài Giải toán có lời văn của học sinh: Số HS khảo sát HS viết đúng câu lời giải, còn sai phép tính và đáp số HS viết đúng phép tính và đáp số nhưng còn sai câu lời giải HS viết đúng câu lời giải và phép tính nhưng còn sai đáp số HS làm đúng cả lời giải, phép tính và đáp số 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan