Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5viết các số đo độ dài,khối lượng, diện tích,...

Tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5viết các số đo độ dài,khối lượng, diện tích,thể tích dưới dạng số thập phân

.PDF
18
185
52

Mô tả:

MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 . Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.3.Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận, kiến nghị đề xuất 3.1. Kết luận 3. 2. Kiến nghị, đề xuất Trang Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 3 Trang 3 Trang 3 Trang 3 Trang 3 Trang 3 ->15 Trang15 ->16 Trang16 ->17 Trang 16 Trang 17 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lí do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập toàn cầu, từng bước thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, Đảng và nhà nước đã xác định rõ: Cần phải chú trọng đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động làm chủ đất nước, có trình độ văn hóa, tự chủ, thông minh, năng động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, chủ động chiếm lĩnh được những tri thức... Để có được những con người như vậy, ngành giáo dục 1 nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng có một vai trò vô cùng quan trọng. Chất lượng giáo dục thể hiện sản phẩm cuối cùng là nhân cách và kết quả học tập của học sinh. Điều mà nhà giáo dục quan tâm nhất là hiệu quả đào tạo phải đạt được những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho nhà trường. Hơn nữa mục đích giáo dục ngày nay ở nước ta không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức mà còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng và năng lực sáng tạo, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Riêng về mặt phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học yêu cầu phải luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, hợp lí nhất để dạy học đạt chất lượng cao cho tất cả các môn học nói chung. Môn Toán là môn học quan trọng nhằm phát triển khả năng tư duy tính toán lô gíc, khoa học cho học sinh, giúp các em áp dụng vào thực tiễn học tập, cuộc sống sau này. Trong quá trình học, môn Toán giúp các em phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và cách diễn đạt đúng “khi nói hoặc viết”.Giúp học sinh cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Kích thích ở các em trí tưởng tượng, chăm học và tạo hứng thú khi học tập Toán. Môn Toán còn giúp các em bước đầu có phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch. Rèn cho các em cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo, đức tính cần cù, cẩn thận. Ý chí vượt khó khăn và thói quen làm việc có nề nếp, tác phong khoa học. 1.2. Mục đích nghiên cứu: “ Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân”, là một nội dung quan trọng trong chương trình Toán lớp 5. Đây là dạng bài có liên hệ chặt chẽ với nhiều bài học khác trong chương trình. Việc giúp học sinh biết cách làm bài, vận dụng vào giải toán và giúp các em vận dụng vào cuộc sống tính toán đòi hỏi người giáo viên phải dày công và giúp đỡ từng bước suy nghĩ cho các em. Từ đó định hướng cho các em cách làm bài. Số thập phân còn được các em sử dụng nhiều khi học ở các cấp trên. Vì vậy là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, với những kinh nghiệm đúc rút của bản thân, tôi mạnh dạn áp dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn giảng dạy đó là“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân”. Đây là vấn đề đã được nhiều đồng nghiệp áp dụng trong giảng dạy, song mỗi giáo viên có sự sáng tạo mang dấu ấn riêng. Bởi vậy, tôi vẫn mạnh dạn đưa vấn đề ra để được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp cũng như các cấp quản lí giáo dục cho những kinh nghiệm của tôi được mở mang và nhất là công tác giảng dạy được hiệu quả, chất lượng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 5 học môn Toán thông qua phương pháp luyện tập, thực hành. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Khảo sát thực tế, điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp giao tiếp. - Phương pháp luyện tập, thực hành. - Phương pháp thực nghiệm. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiêm. Xuất phát từ quan điểm xây dựng chương trình môn Toán nhằm đào tạo lớp người lao động mới phát triển toàn diện. Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Có kĩ năng cơ bản về tính toán, biết vận dụng một số kiến thức ban đầu vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Phát triển giáo dục Tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của môn học, bồi dưỡng khả năng tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, niềm vui, hứng thú học tập của học sinh. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Qua giảng dạy và dự giờ tôi thấy việc học sinh “Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân” còn sai rất nhiều. Nhiều em chưa xác định được cách viết các số đo thành số thập phân như: Viết sai phần nguyên hoặc phần thập phân. Mặt khác, kiến thức của các em ở lớp dưới chưa vững chắc, có em còn hổng nhiều kiến thức Toán học. Bên cạnh đó, do thời gian một tiết học hạn chế từ 35- 40 phút và thời gian dạy bài mới đôi khi còn nhiều.Vì vậy đối với các lớp có nhiều học sinh trung bình và yếu thì thời gian còn lại cho học sinh được luyện tập còn ít. Nên các em chưa có nhiều cơ hội được trình bày bài làm của mình trên bảng, trước lớp. Các em làm bài còn phải “ học đuổi’’ theo học sinh khá. Hiện nay, với việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, thì việc giảm nhẹ các bài tập đối với học sinh yếu đã phần nào giúp các em tự tin hơn trong học tập, nhưng vấn đề thời gian và việc tiếp thu bài chậm của học sinh là cả một thử thách và lòng kiên trì đối với giáo viên. Mặt khác vì vẫn phải đảm bảo mục tiêu của tiết học, đôi lúc giáo viên còn phải dạy nhanh bài mới nên các em học sinh yếu không thể hiểu kĩ được bài học. Từ thực trạng nêu trên tôi đã trăn trở, mạnh dạn đưa ra và vận dụng một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 biết cách viết các số đo dưới dạng số thập phân mà tôi đã vận dụng qua nhiều năm thực dạy ở khối lớp 5 và đã đạt được kết quả khả quan. 2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề. a. Khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng học sinh. - Dựa vào lực học thực tế của học sinh ở lớp, mức độ tiếp thu bài của học sinh sau bài học đầu tiên “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” với các biện pháp dạy học thông thường. Tôi đã ra đề kiểm tra 30 phút cho học sinh lớp 5A ở hai năm học 2014-2015 và 2015- 2016, nhằm khảo sát, phân loại đối tượng học sinh của 2 lớp, đối chiếu kết quả dạy học ban đầu ở 2 lớp, là cơ sở để so sánh kết quả dạy học thông thường của lớp 5A năm 2014-2015 và kết quả dạy học sau khi thực nghiệm giảng dạy ở lớp 5A năm 2015- 2016 sau này: Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a. 3m 5 dm = ….. m b. 7 dm 4cm = …..dm 5 m 8cm = …...m 12 m 5cm = …..m 3 Bài 2: Viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân. 26 =…… 10 247 = …… 10 6 = …… 1000 304 =…… 100 Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét: 7m 8dm; 2m 9dm ; 24m 36dm Một số em đã làm như sau: Bài 1: a. 3 m 5dm = 35,0 m hoặc (350 m ; 0,350 m;….) 5m 8cm = 5,8 m hoặc (58m ; 0,58m;...) Bài 2: 26 = 26,0 hoặc 0,26 ;... 10 ; 247 = 2,47 hoặc 247 ;… 10 Bài 3: 7m 8dm = 78m hoặc 0,78m ; … ; b. Kết quả khảo sát thu được như sau: Năm học Lớp Sĩ số Làm thành thạo 2014-2015 5A 25 7em - 28% 2015-2016 5A 25 8em- 32% 2m 9dm = 20,9dm hoặc 0,29m;… Kĩ năng làm chậm 8em - 32% 7 em- 28% Làm sai 10em - 40 % 10em- 40% Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi đã phân loại được đối tượng học sinh, tôi vận dụng ngay các kinh nghiệm đã tích luỹ qua các năm dạy học giúp học sinh học tốt hơn về dạng bài “Viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân” trong năm học 2015-2016. c. Nghiên cứu các bước chuẩn bị cho việc hướng dẫn học sinh làm bài: Trước hết, giáo viên xác định rõ cấu trúc và mối quan hệ các bài viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân với các bài học trong chương trình môn Toán 5. + Từ việc nghiên cứu chương trình tôi thấy, số thập phân là một kiến thức hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 5. Từ việc viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân không chỉ áp dụng trực tiếp vào các bài học, vào cuộc sống mà việc nắm chắc kiến thức viết các số đo dưới dạng số thập phân còn vận dụng vào phần bài mới của các bài học tiếp theo: * Cộng hai số thập phân (Trang 49- SGK- Toán 5) * Trừ hai số thập phân.(Trang 53-SGK-Toán 5) * Nhân số thập phân với 1số tự nhiên.(Trang 55-SGK- Toán 5) * Nhân một số thập phân với một số thập phân.(Trang 58-SGK- Toán 5) * Chia số thập phân. (Trang 63- Toán 5)… + Vận dụng vào giải Toán: VD:Bài 3(Trang 46); Bài2,4(Trang 145- SGK Toán 5). Từ đó tôi xác định việc làm được các bài tập này trước hết phải nhớ bảng đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích và nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong cùng bảng. Nắm rõ cấu tạo số thập phân và từng bước viết các số đo dưới dạng phân số thập phân hoặc hỗn số rồi viết thành số thập phân. d. Tổ chức thực hiện: 4 *Bước 1: Ôn tập các bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích: - Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập, nhớ lại các bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích đã học một cách dễ nhớ nhất. Từ đó khi bài tập áp dụng đơn vị nào giáo viên cho học sinh nhắc lại mối quan hệ các đơn vị đó có liên quan. a)Bảng đơn vị đo độ dài: Lớn hơn mét km hm dam 1km 1hm 1dam =10hm = =10m 1 10dam = h 1 10 = km m 10 Mét m 1m = 10dm = Bé hơn mét dm cm 1dm 1cm = 10cm = 10mm 1 dam 10 = 1 m 10 = 1 dm 10 mm 1mm = 1 cm 10 - GV yêu cầu học sinh: Đọc thuộc thứ tự các đơn vị đo từ đơn vị lớn đến đơn vị bé và ngược lại. - Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ trực quan, dễ nhớ: a) Km  hm  dam  m  dm  cm  mm 10 10 10 10 10 10 b) Km  hm  dam  m  dm  cm  mm 1 10 1 10 1 10 1 10 1 10 1 10 + Theo chiều mũi tên từ trái sang phải (từ đơn vị lớn đến đơn vị bé):đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé tiếp liền +Theo chiều ngược lại (từ đơn vị bé đến đơn vị lớn): đơn vị bé bằng 1 đơn vị lớn 10 liền kề. - Mỗi đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau mười lần. + Dấu mũi tên và 10 đơn vị phía dưới (ở ý a) còn để chỉ cho học sinh nhận biết rõ hơn (mỗi mũi tên là một khoảng cách giữa 2 đơn vị, hai đơn vị cách nhau bao nhiêu khoảng cách thì bằng tích bấy nhiêu lần số 10 nhân với nhau) hoặc 1 khoảng cách là 10 lần, thêm 1 khoảng cách viết thêm 1 chữ số 0 bên phải là 100 lần,…... Ví dụ: 3km = ….. dam + Nhìn vào sơ đồ ta thấy từ km – dam có 2 khoảng cách (2dấu mũi tên) nên hai đơn vị này hơn kém nhau 10 x 10 = 100 lần + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần ta nhân với bấy nhiêu lần, ngược lại đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn đơn vị bé kém đơn vị lớn bao nhiêu lần ta chia cho bấy nhiêu lần. Từ đó ta có: 3km đổi ra dam bằng cách lấy 3 100dam = 300dam Ngược lại: 300dam đổi ra km ta lấy 300: 100 được 3km - Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài, kết hợp với các trò chơi “Ai nhanh ai đúng”vào các giờ ra chơi các em đố nhau theo nhóm tạo cho các em thuộc bài với tinh thần học tập thoải mái. 5 b) Bảng đơn vị đo khối lượng: Lớn hơn ki-lô-gam Tấn tạ yến 1tấn 1tạ 1yến =10 tạ = 10 yến =10 kg = 1 tấn 10 = 1 tạ 10 Ki-lô-gam Bé hơn ki-lô-gam kg hg dag g 1kg 1hg 1dag 1g = 10 hg = 10 dag = 10 g = 1 yến 10 = 1 kg 10 = 1 hg 10 = 1 dag 10 - GV yêu cầu học sinh: Đọc thuộc thứ tự các đơn vị đo từ đơn vị lớn đến đơn vị bé và ngược lại. - Giáo viên yêu cầu học sinh thuộc thứ tự đơn vị đo khối lượng. a, Tấn  tạ  yến  kg  hg  dag  g 10 10 10 10 10 10      b, Tấn tạ yến kg hg dag  g 1 10 1 10 1 10 1 10 1 10 1 10 - Vì các đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần. Nên giáo viên hướng dẫn giống như cách hướng dẫn bảng đơn vị đo độ dài….. c) Bảng đơn vị đo diện tích: Lớn hơn mét vuông km2 hm2 dam2 1km2 1hm2 1dam2 =100hm2 =100dam2 =100m2 = 1 km2 100 = 1 hm2 100 Mét vuông m2 1m2 =100dm2 Bé hơn mét vuông dm2 cm2 1dm2 1cm2 = 100cm2 =100mm2 1 = 100 dam2 = 1 m2 100 = 1 dm2 100 mm2 1mm2 = 1 cm2 100 - Giáo viên lưu ý học sinh: Thứ tự các đơn vị đo của bảng đơn vị đo diện tích cũng giống thứ tự các đơn vị đo của bảng đơn vị đo độ dài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh trực quan, dễ nhớ, tránh đổi sai giữa các đơn vị đo không liền kề. a) Km2   hm2  dam2  m2  dm2  cm2  mm2 100 100 100 100 100 100 b) Km2   hm2  dam2  m2  dm2  cm2  mm2 1 100 1 100 1 100 1 100 1 100 1 100 + Từ trái sang phải (a) đơn vị đứng trước gấp 100 lần đơn vị đứng sau tiếp liền. + Từ phải sang trái (b) đơn vị đứng sau bằng 1 đơn vị đứng trước tiếp liền. 100 + Mỗi mũi tên là 1 khoảng cách giữa hai đơn vị đo liền kề hơn kém nhau 100 lần Đổi các đơn vị cách nhau 2 khoảng cách hơn kém nhau 100 x100 = 10000 lần Đổi các đơn vị 3 khoảng cách hơn kém nhau 100 x 100 x 100 = 1000 000 lần… + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần ta nhân với bấy nhiêu lần. Ngược lại đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn đơn vị bé kém đơn vị 6 lớn bao nhiêu lần ta chia cho bấy nhiêu lần . Ví dụ: 8 hm2 = 8 10 000 m2 = 80 000m2 Vì hm2  dam2  m2 (1 hm2 = 100 x 100 = 10000m2) 100 100 2 80 000m ta lấy 80 000: 10 000 được 8 hm2 d) Đơn vị đo thể tích: m3  dm3  cm3 1000 1000 - Hướng dẫn tương tự như các bảng đơn vị khác. Các đơn vị đo thể tích liền kề nhau hơn kém nhau 1000 lần. 1m3 = 1000dm3 ; 1m3 = 1000 000cm3; 1cm3= 1 1 dm3 = m3 1000 1000000 * Việc đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn bằng cách chia cho 10, 100, 1000 tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các bảng đơn vị đo.Đây là cơ sở để học sinh viết các số đo dưới dạng phân số thập phân hoặc hỗn số. Ví dụ: 7dm2 = 7 m2 100 *Bước 2: Giúp học sinh hiểu và nắm chắc cấu tạo, hàng của số thập phân. - Việc giúp học sinh nắm chắc cấu tạo của số thập phân, vị trí, ý nghĩa của từng chữ số trong số thập phân, đó là cơ sở để học sinh biết viết phân số dưới dạng số thập phân, là bước quan trọng cuối cùng trước khi học sinh viết các số đo dưới dạng số thập phân. Ví dụ: Cho số thập phân: 30,136 Phần nguyên Phần thập phân - GV chỉ và nêu cho HS nắm rõ bên trái dấu phẩy (30) là phần nguyên, bên phải dấu phẩy (136) là phần thập phân. - Đọc: Đọc từ trái sang phải: Phần nguyên + phẩy + các chữ số phần thập phân (Ba mươi phẩy một trăm ba mươi sáu) 30,136 - Tìm hiểu về các chữ số phần thập phân: 1 , là chữ số đầu tiên bên phải dấu phẩy) 10 3 + Số 3 chỉ hàng phần trăm (được hiểu là 100 , là chữ số thứ hai bên phải dấu phẩy) 6 + Số 6 chỉ hàng phần nghìn (được hiểu là 1000 , là chữ số thứ ba bên phải dấu phẩy) + Số 1 chỉ hàng phần 10 (được hiểu là - Từ đó yêu cầu học sinh ghi nhớ: (Chữ số hàng phần mười nằm vị trí thứ nhất sau dấu phẩy, chữ số hàng phần trăm nằm ở vị trí thứ hai sau dấu phẩy, 7 chữ số phần nghìn nằm ở vị trí thứ ba sau dấu phẩy….) - GV lưu ý HS: - Nếu phần nguyên và hàng phần mười, phần trăm ….khuyết ta viết chữ số 0 - Đối với lớp có mức độ HS hiểu bài còn chậm, HS yếu còn nhiều nên cách hiểu bài đơn giản trực quan rất quan trọng với HS). GV có thể hướng dẫn học sinh làm bài tập HS qua các bước, giúp học sinh hiểu thêm được các chữ số ở phần thập phân: Ví dụ: - Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo để viết số đo độ dài dưới dạng phân số. - Dựa vào ý nghĩa của các chữ số ở phần thập phân để viết phân số thành số thập phân. +Viết số thích hợp vào chỗ chấm theo mẫu: a. Mẫu: 9dm = ….m = …...m 9dm = b. 9 10 m = 0,9m 3mm = …..m = ……m 3 3mm = 1000 m = 0,003 m (số 3 ở hàng phần nghìn nên 3 nằm ở chữ số thứ ba sau dấu phẩy, các chữ số phần nguyên, phần mười, phần trăm khuyết ta viết các chữ số 0) Hoặc viết dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là m, không có mét nào nên phần nguyên là 0; 0dm nên hàng phần 10 bằng 0; 0cm nên hàng phần trăm bằng 0; 3mm nên phần nghìn là 3 vì 1m = 1000mm. c. 6cm = …..m = ……m 6cm = 6 m 100 = 0,06m (Số 6 hàng phần trăm, nên 6 nằm ở chữ số thứ hai sau dấu phẩy, phần nguyên khuyết viết 0, phần mười khuyết nên ta viết 0)… * Bước 3: Nắm vững cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số rồi viết dưới dạng số thập phân. - Để viết các số đo dưới dạng số thập phân thì bước quan trọng không thể thiếu trong cách làm đó là: Viết các phân số thập phân dưới dạng hỗn số rồi viết thành số thập phân. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các cách như sau áp dụng cho dạng bài phân số thập phân có tử số lớn hơn mẫu số: Ví dụ: Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân:(Theo mẫu) 162 ; 10 734 5608 ; 10 100 - Hướng dẫn học sinh nhận xét: Đây là những phân số thập phân +So sánh tử số với mẫu số? (Tử số lớn hơn mẫu số) + Cách 1: (Mẫu) Thực hiện phép chia được thương là phần nguyên của hỗn sốcũng là phần nguyên của của số thập phân, số dư được viết là tử số số chia là mẫu số của phần phân số. - Giúp học sinh hiểu: 162 10 2 16 8 Vậy 162: 10 = 16 (dư 2) 162 2 2 = 16 + = 16 = 16,2 10 10 10 + Cách 2: Đếm xem ở mẫu số có bao nhiêu chữ số 0 thì dùng dấu phẩy tách ra ở tử số bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. 5608 = 56,08 (Đếm ở mẫu số có 2 chữ số 0, dùng dấu phẩy tách ra ở tử số 2 chữ 100 số kể từ phải sang trái 56,08). - Giáo viên lưu ý học sinh: Có dạng bài viết từ phân số thành phân số thập phân, rồi mới viết thành số thập phân: Ví dụ: 7 7 5 35 5 3 3,5 = = 2 2 5 10 10 *Bước 4: Phân dạng bài và hướng dẫn các cách làm bài: - Đối với các dạng bài: Viết các số đo dưới dạng số thập phân, giáo viên hướng dẫn để HS hiểu viết được ra kết quả đúng mà không phải trình bày cách làm ra giấy như một bài giải. Nên GV có thể định hướng cho HS nhiều cách làm khác nhau để dẫn đến kết quả chính xác tuỳ theo mức độ tiếp thu bài của HS trong lớp. Dạng 1: Các số đo liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần. - Đây là dạng bài áp dụng cho các bài về số đo độ dài và đo khối lượng có các đơn vị đo liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần. - Đối với dạng bài này ta tiến hành theo các bước chung như sau: + Hướng dẫn HS xác định và hiểu rõ yêu cầu của đề + Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đo ban đầu với đơn vị cần viết ra dưới dạng số thập phân + Hướng dẫn các cách đổi phù hợp + Kiểm tra kết quả và đặt các câu hỏi như: - Nêu cách làm của em ? hoặc Vì sao em có kết quả như vậy? *Dạng này có các kiểu bài tập như sau: + Kiểu 1: Bài 1(Trang 44); Bài 1(Trang 45) - SGK Toán 5. Cách giải quyết bài tập: Bài 1(Trang 44- SGK Toán 5) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 8m 6dm = …..m b) 2dm 2cm = ……dm c) 3m 7dm = …..m d) 23m 13cm = ……m - Xác định yêu cầu của đề? (Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm). - Nhận xét các đơn vị đo thứ nhất bên trái với các đơn vị đo bên phải dấu bằng? (cùng đơn vị đo). Giáo viên khẳng định đơn vị đo thứ nhất bên trái ở các câu là phần nguyên của số thập phân khi viết. - Nhận xét mối quan hệ của các đơn đơn vị đo thứ hai bên trái với các đơn vị đo bên phải dấu bằng? (Các đơn vị đo thứ hai bên trái các câu a,b,c,d đều bằng đơn vị đo bên phải dấu bằng). - Hướng dẫn các cách làm: + Cách 1: a) 8m 6dm = …..m ; 9 1 các 10 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu để viết đúng đơn vị đo thứ 2 bên trái: 6 m vì 1m = 10dm) 10 6 6 Vậy ta có: 8m 6dm = 8m + m = 8 m = 8,6m 10 10 6 dm đã được 1m chưa? (Chưa được 1m, chỉ bằng (6 nằm ở hàng phần 10, chữ số thứ nhất bên phải dấu phẩy) + Cách 2: Áp dụng theo bảng: Bảng 1 m 8, 23, 0, dm 6 1 0 cm mm 8m 6dm - Quan 23m13cm sát bảng trên giáo viên hướng 3 dẫn 3cm 3 a) 8m 6dm = …..m 8m viết đơn vị đo bên phải là m nên ta được phần nguyên là 8, tiếp theo phần nguyên đến dm là hàng phần 10 (vì 6dm = 6 m) 10 Ta viết được 8m 6dm = 8,6 m d) 23m 13cm =….m - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu: 23m 13cm = 23m + 13cm = 23m + 10cm + 3cm = 23m +1dm +3cm .Vì đơn vị đo bên phải dấu bằng là m nên phần nguyên là 23m, hàng phần 10 sẽ là 1dm, hàng phần trăm sẽ là 3cm (Vì 1dm = 1 3 m ; 3cm = m) 10 100 Nên ta viết được: 23m13cm = 23,13m 3cm không có mét nào nên phần nguyên viết 0, không có dm nên hàng phần 10 viết 0, có 3cm nên hàng phần trăm viết 3 Ta viết được 3cm = 0,03m + Cách 3: Đếm số 0 ở mẫu số để tách ở tử số: (Trường hợp đối với phân số là những phân số thập phân). Bài1 a, d: (Trang 45) a) 4tấn 562kg = 4tấn + phân 562 562 tấn = 4 tấn = 4,562 tấn (Mẫu số của phân số thập 1000 1000 562 có 3 chữ số 0 ở mẫu số. Nên ta dùng dấu phẩy tách ra ở tử số 3 chữ số kể 1000 từ phải sang trái). d) 500kg = 500 tấn = 0,500 tấn (0,5 tấn – Bỏ các chữ số không tận cùng bên phải 1000 dấu phẩy kết quả không thay đổi). *Lưu ý HS: Những phân số thập phân có MS là 10, 100, 1000...thì ta đếm có bao nhiêu chữ số 0 ở mẫu số thì tách ở tử tách ở tử số bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. + Kiểu 2: Bài 2: (Trang 45- SGK) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 315cm =…..m ; 234cm = ……..m; 506cm = ……m ; 34dm = ……..m Cách giải quyết bài tập: - Giáo viên gợi ý cho học sinh trước khi hướng dẫn cách làm bài: Xác định mối liên hệ đơn vị đo bên trái với các đơn vị đo bên phải? (Từ đơn vị bé viết ra đơn vị lớn hơn). 10 Các đơn vị hơn kém nhau bao nhiêu lần? - Giáo viên hướng dẫn học sinh các cách làm: + Cách 1: 315cm = 300cm +15cm = 3m + 15 15 m= 3 m = 3,15m (3 là phần nguyên 100 100 của số thập phân ,15 ở hàng phần trăm nên 5 ở hàng phần trăm, 1 ở hàng phần mười) + Cách 2: 234cm = 200cm +30cm +4cm = 2m + 3dm + 4cm = 2,34m (áp dụng bảng 1) + Cách 3: 315cm = 315 m = 3,15m (Vì 1m = 100cm, đếm thấy ở mẫu số có 2 100 chữ số 0 nên ta dùng dấu phẩy tách ở tử 2 chữ số tính từ phải sang trái ta được 3,15). +Cách 4: Giáo viên dạy mẹo cho học sinh - Các số tự nhiên có thể viết thành các số thập phân có phần thập phân bằng 0 315cm = 315,0cm. Khi đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn vì 1m = 100cm, nên ta dịch chuyển dấu phẩy của số đó sang trái 2 chữ số: 315cm = 3,15m 234cm = 2,34m +Kiểu 3: Bài 4 (Trang 45- SGK) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. a) 12,44m = ….m….cm c) 3,45km = ….m Cách giải quyết bài tập: - Nhận xét đơn vị đo ở hai vế? (Câu a: Đơn vị đo ban đầu là mét viết dưới dạng số thập phân, đơn vị viết ra bên phải dấu bằng là mét và cm là các số tự nhiên; Câu b đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé). + Cách 1: Ta xác định số 44 câu a ở hàng phần trăm nên ta có: 44 m (Xét theo mối quan hệ trong bảng đơn vị đo độ dài ta 100 44 thấy 1m = 100cm, nên m = 44cm) Vậy 12,44m = 12m 44cm. 100 12,44m = 12m + + Cách 2: Áp dụng Bảng 1: 12m +4dm +4cm = 12,44m nên hướng dẫn học sinh hiểu ngược lại 12,44m = 12m + 4dm +4cm = 12m +40cm +4cm = 12m 44cm + Cách 3: Đối với câu c Vì 1km = 1000m, nên đổi từ km ra m ta dịch chuyển dấu phẩy của số ban đầu sang phải 3 chữ số, vì bên phải dấu phẩy có 2 chữ số nên ta thêm một chữ số 0 ta được: 3,45km = 3450m + Kiểu 4: Vận dụng vào giải toán: - Việc viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân còn được vận dụng vào trong giải Toán. Giáo viên hướng dẫn các bước như giải một bài toán thông thường. Dạng 2: Các số đo liền kề nhau hơn kém nhau 100 lần: - Đây là dạng bài áp dụng cho các bài tập số đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau 100 lần. Phân loại các dạng bài và hướng dẫn các cách làm như sau: - Tương tự như các bài tập viết các số đo độ dài, đo khối lượng dưới dạng số thập phân ta cũng hướng dẫn chung theo các bước như sau: 11 + Hướng dẫn HS xác định và hiểu rõ yêu cầu của đề + Xác định mối quan hệ giữa đơn vị đo ban đầu với đơn vị cần viết ra dưới dạng số thập phân +Hướng dẫn các cách đổi phù hợp + Kiểm tra kết quả và đặt các câu hỏi như: Nêu cách làm của em ? hoặc Vì sao em có kết quả như vậy? Kiểu 1: Viết từ đơn vị bé ra đơn vị lớn: Ví dụ: Bài 1 (Trang 47-Toán 5) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a) 56dm2 = ….m2 b) 17dm223cm2 =……dm2 Bài 2 (Trang 47-Toán 5) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a)1654m2 =….ha b) 5000m2 = …..km2 Cách giải quyết bài tập: + Cách 1: - Yêu cầu học sinh xác định mối quan hệ giữa các đơn vị đo bên trái với đơn vị đo bên phải là dấu bằng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh: Muốn đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần, khi đổi ta chia cho bấy nhiêu lần: 56 2 56 m = 0,56m2(1m2 = 100dm2 nên lấy 56: 100 viết ) 100 100 56 (Vận dụng cách đếm ở mẫu số phần phân số thập phân có 2 chữ số 0 nên tách ở 100 a) 56dm2 = tử số 2 chữ số kể từ phải sang trái, phần nguyên khuyết ta viết 0, ta được 0,56m2) b) 17dm223cm2 = …….dm2 - Ta nhận thấy đơn vị đo thứ nhất bên trái là 17dm2 có cùng đơn vị đo với bên phải dấu bằng là dm2 nên đó chính là phần nguyên của số thập phân, ta quan tâm đến đơn vị đo thứ hai: 1dm2 = 100cm2 nên 23cm2 = 17dm223cm2 = 17dm2+ 23 dm2).Ta có: 100 23 23 dm2 = 17 dm2 = 17,23dm2 100 100 + Cách 2: a) 56dm2 = ….m2 - Vì 1m2 = 100dm2, nên đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn ta dịch chuyển dấu phẩy ban đầu sang trái 2 chữ số ta được: 56dm2 = 0,56 m2 c) 1654m2 = ….ha - Vì 1ha = 10000m2, nên đổi từ m2 sang ha ta dịch chuyển dấu phẩy ban đầu sang trái 4 chữ số nên ta được: 1654m2 = 0,1654ha (Lưu ý học sinh hiểu được: 56dm2 = 56,0dm2 ; 1654m2 = 1654,0m2) + Cách 3: Đếm số 0 ở mẫu số để tách ở tử số: c) 1654m2 = 1654 1654 ha = 0,1654 ha (Mẫu số ở phân số có 4 chữ số 0 nên 10000 10000 dùng dấu phẩy tách ra ở tử số 4 chữ số kể từ phải sang trái, phần nguyên khuyết ta viết 0) Kiểu 2: Bài 3 (Trang 47- Toán 5) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 12 a) 5,34km2 = …….ha c) 6,5km2 =………ha - Sau khi cho học sinh nắm yêu cầu của đề. Giáo viên hướng dẫn theo các cách để có cùng một kết quả: 34 km2 = 500ha + 34ha = 534ha 100 34 (vì 1km2 = 100ha nên km2 = 34ha) 100 5,34km2 = 5 km2 + + Cách 1: Vì 5 là phần nguyên của số thập phân có đơn vị đo là km 2 nên ta có 5km2.Vì các đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau 100 lần nên phần thập phân sẽ có mỗi hàng là 2 chữ số, do đó 34 là đơn vị đo tiếp theo của km2 là 34ha. + Cách 2: Vì 5 là phần nguyên của số thập phân có đơn vị đo là km2 nên là 5km2 Ta thấy đơn vị đo diện tích mà bằng 1 km2 nên đơn vị đó chính là ha. Vậy ta 100 có 34ha (Đổi đơn vị bé ra đơn vị lớn, đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần ta chia cho bấy nhiêu lần nên 34 km2 = 34ha) 100 + Cách 3: a) 5,34km2 = …….ha b) 6,5km2 =………ha Vì đây là dạng bài tập viết từ đơn vị lớn ra đơn vị bé và đơn vị lớn gấp đơn vị bé 100 lần, nên ta dịch chuyển dấu phẩy ban đầu sang phải 2 chữ số: a) 5,34km2 = 534ha b) 6,5km2 = 650ha * Vận dụng vào giải Toán: Bài 4: (Trang 47- SGK – Toán 5) Một sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 0,15km và chiều rộng bằng 2 3 chiều dài.Tính diện tích sân trường với đơn vị đo là mét vuông, là héc- ta. - Giáo viên hướng dẫn như các bài giải thông thường: + Bài toán cho biết gì? (Sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi 0,15km ; chiều rộng bằng 2 chiều dài) 3 +Bài toán yêu cầu gì? (Tính diện tích của sân trường với đơn vị đo là mét vuông, héc- ta) Bài giải: Đổi 0,15km = 150m Chiều rộng của sân trường là: 150:(2+3) x 2 = 60 (m) Chiều dài sân trường là: 150 – 60 = 90(m) Diện tích sân trường là: 90 x 60 = 5400 (m2) = 0,54 (ha) Đáp số: 5400m2; 0,54 ha Học sinh có thể giải theo các cách khác nhau nhưng có cùng 1 kết quả. Dạng 3: Các đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau 1000 lần. Đây là dạng bài được áp dụng cho các đơn vị đo thể tích có các đơn vị đo liền 13 kề nhau hơn kém nhau 1000 lần.Khi học dạng bài này học sinh đã được học nhân chia các số thập phân nên cách làm dễ dàng hơn đối với các dạng trước .Có các dạng bài tập như sau: +Kiểu 1: Bài 2(Trang 117- SGK Toán 5) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 1dm3 = ….cm3 5,8dm3 = …..cm3 b) 2000cm3 = …..dm3 490 000cm3 = …..dm3 - Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của bài. - Nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo ban đầu và các đơn vị cần điền vào chỗ chấm? (Câu a: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ; Câu b: Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn) + Cách 1: Chủ yếu dựa vào mối liên hệ giữa các đơn vị liền kề nhau. Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần ta nhân với bấy nhiêu lần và ngược lại, đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần ta chia cho bấy nhiêu lần. + Hướng dẫn cho học sinh hiểu để viết đúng kết quả: 1dm3 = ….cm3 Ta có 1dm3 ta nhân nhẩm 1x 1000 để được 1000cm3 (Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé) 3 2000cm ta chia nhẩm 2000: 1000 để được 2dm3 ; 490 000cm3 = 490dm3 (Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn) +Cách 2: - Vì các số tự nhiên có thể viết thành các số thập phân có phần thập phân bằng 0. Từ đó ta vận dụng các mối liên hệ giữa các đơn vị đo và dịch dấu phẩy ta có kết quả: a) 1dm3 = 1000cm3 5,8dm3 = 5800cm3 (1dm3 = 1000cm3, nên ta dịch chuyển dấu phẩy của số thập phân ban đầu sang phải 3 chữ số, vì mới có 1 chữ số là 8 nên ta viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải số 8) b) 2000cm 3 = 2dm3 (Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn kém nhau 1000 lần ta dịch dấu phẩy sang trái 3chữ số). 490 000cm3 = 490dm3 +Kiểu 2: Ví dụ: Bài 2a (Trang 118- SGK) - Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề- xi- mét khối 1cm3 ; 5,216m3 ; 13,8m3 ; 0,22m3 - Huớng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài. - Ta thấy các đơn vị đo trên có đơn vị lơn hơn, có đơn vị bé hơn dm3 +Cách 1: Giáo viên giúp học sinh hiểu: 1cm3 = 1 dm3 (Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn liền kề ta chia cho 1000 1000 lần) 216 3 m = 5000dm3 + 216dm3 = 5216dm3 (5 là phần 1000 216 3 nguyên của số thập phân 5,216m3 nên ta có 5m3; m = 216dm3 vì 1m3 = 1000 5,216m3 = 5m3 + 1000dm3) - Hoặc giúp học sinh hiểu để viết được kết quả đúng: vì 1m3 = 1000dm3 nên ta nhẩm 14 5,216 x 1000 bằng 5216 dm3 13,8m3 = 13800dm3 0,22m3 = 220dm3 (Đến dạng bài này học sinh đã được học nhân, chia một số thập phân với 10; 100; 1000; …Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé tiếp liền ta nhân với 1000 và ngược lại. Nên các bài trên học sinh sẽ làm nhẹ nhàng hơn các dạng trước). - Ta cũng có thể áp dụng cách dịch dấu phẩy cho dạng bài tập này. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: a. Kết quả nghiên cứu: Trong năm học 2015-2016, sau khi vận dụng cách dạy trên vào giảng dạy, khi các em đã làm bài thành thạo thì học sinh chỉ viết kết quả và nêu miệng cách làm. Từ đó các em vận dụng làm các bài giải và học các bài mới tiếp theo nhẹ nhàng hơn. - Cùng với việc nghiên cứu áp dụng ngay các bước và các biện pháp đã nêu trên vào dạy học và ôn tập cho học sinh. Sau khi học xong dạng bài này tôi đã ra đề kiểm tra để nhận biết kết quả học của học sinh: Đề kiểm tra môn Toán: (Thời gian 40 phút) Bài 1:Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 1m5dm = …..m 13m52cm = …….m b) 4m7cm = …..m 6m 52mm =……..m Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 246m = ….km b) 72m = …..km c) 7m = …..hm Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 5,74m2 = …..dm2 b) 6,23km2 = ....ha e)1387m2 = ……ha c) 60dm2 = …...m2 d) 0,8ha = ……m2 g) 9ha = …….km2 Bài 4: Viết các số đo thích hợp vào chỗ chấm: a) 3m3 = ….. dm3 ; b) 13,6m3 = …….dm3 c) 2000cm3 = ….dm3 0,32dm3 = ……cm3 Bài 5: Một sân bóng đất hình chữ nhật có nửa chu vị là 0,24km và chiều rộng bằng 1 3 chiều dài.Tính diện tích của mảnh đất đó với đơn vị đo là m2, ha? Sau khi kiểm tra với đề bài trên, hầu hết các em đã làm như sau: Bài 1: a) 1m5dm = 1,5m 13m52cm = 13,52m b) 4m7cm = 4,07m 6m52mm = 6, 052m Bài 2: a) 246m = 0,246km b) 72m = 0,072km c) 7m = 0,07hm Bài 3: a) 5,74m2 = 574dm2 c) 60dm2 = 0,60m2 b) 6,23km2 = 623ha d) 0,8ha = 8000m2 Bài 4: 15 e)1387m2 = 0,1387ha g) 9ha = 0,09km2 a) 3m3 = 3000 dm3 ; c) 2000cm3 = 2dm3 b) 13,6m3 = 13600dm3 0,32dm3 = 320cm3 Bài 5: Bài giải: Đổi: 0,24km = 240m Chiều rộng mảnh đất là: 240: (1+3) x 1 = 60 (m) Chiều dài mảnh đất là: 240- 60 = 180(m) Diện tích mảnh đất là: 180 x 60 = 10800(m2) = 1,08ha Đáp số: 10 800 m2; 1,08 ha - Tuy nhiên có những học sinh hiểu và làm theo cách khác song hầu hết các em đã biết đổi các đơn vị đo để có được kết quả đúng như trên. + Qua bài kiểm tra trên tôi nhận thấy: Hầu hết các em đều làm được bài, nhanh chóng hiểu yêu cầu của bài và làm đúng được các phép tính .Không những thế khi áp dụng đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích vào cuộc sống các em cũng đổi nhanh hơn như: Diện tích sân trường, lớp học có cạnh là số thập phân đổi ra số tự nhiên để làm bài. + Cũng đề thi như trên tôi khảo sát kết quả của lớp 5A năm học 2014-2015 với cách dạy thông thường và lớp 5A năm học 2015-2016 với các biện pháp dạy học trên. So sánh kết quả kiểm tra của hai lớp như sau: Năm học 2014-2015 2015-2016 Lớp 5A 5A Sĩ số Giỏi Khá 7 bài – 28 % 25 0 25 8 bài- 32% 9 bài - 36% Trung bình Yếu 10 bài - 40 % 8 bài- 32% 8 bài - 32% 0 Từ kết quả khảo sát trong hai năm học liền kề với cùng một đối tượng là học sinh lớp 5 tôi thấy: + Số học sinh làm bài tốt và thành thạo vượt hơn hẳn: Tăng từ 7 em lên 17 em. Vượt 11 em(vượt 40%). + Số học sinh yếu không còn và các em đã biết làm bài dù mức độ còn chậm. + Không còn học sinh đổi sai các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 3.1. Kết luận: Qua thực tế giảng dạy và tìm ra những biện pháp mới để áp dụng vào dạy học, tôi đã có được kết quả khả quan. Song qua mỗi lần tìm hiểu và áp dụng các phương pháp giảng dạy tôi lại rút ra được những kinh nghiệm có ích cho bản thân. - Việc dạy Toán nói chung là việc làm khá vất vả đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức và năng lực sư phạm vững vàng, phải nhiệt tình, chịu khó, phải luôn tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của bản thân, phải luôn chuẩn bị hệ thống bài tập phù hợp với trình độ nhận thức của bản thân học sinh. - Trong giảng dạy, cần tạo ra môi trường thích hợp để các em tích cực hăng hái 16 hoạt động. - Phải lựa chọn phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp, phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh. Với mỗi dạng toán cần có sự củng cố, khắc sâu quy trình giải giúp học sinh nhận ra những dấu hiệu bản chất. - Trong quá trình hướng dẫn học sinh “Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân” đã giúp các em có tính kiên trì, tự lập và chịu khó tư duy. Tạo cho các em tính độc lập và sáng tạo. - Khi giảng dạy dạng bài Viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân, người giáo viên cần sâu chuỗi các bài học có liên quan, nắm rõ cấu trúc chương trình môn học, mục tiêu bài học để định hướng các bước cần thực hiện để giúp học sinh có thể tiếp thu bài tốt nhất. - Giáo viên phải thường xuyên vận dụng các phương pháp phù hợp trong khi dạy và khuyến khích học sinh ham học Toán, kích thích được tư duy trong Toán học của học sinh, đồng thời giáo viên phải thường xuyên chấm chữa bài liên tục để thúc đẩy tinh thần tự giác và trách nhiệm của các em trong học tập.Từ đó là cơ sở để giáo viên tìm ra nhiều phương pháp mới giúp các em học tập tiến bộ. 3.2. Đề xuất, kiến nghị: Phòng giáo dục cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề trao đổi thảo luận về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như học tập những sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp được các cấp lãnh đạo đánh giá cao, đạt hiệu quả vào đầu năm học để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có được đề tài này là sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy cũng như quá trình đúc rút kinh nghiệm, bản thân vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự chia sẻ, góp ý của Hội đồng khoa học cấp trên giúp cho công tác dạy học ngày một hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thọ Xuân, ngày 15 tháng 2 năm 2017 Tôi xin chân thành cảm ơn ! Xác nhận của Ban Giám Hiệu nhà trường Hiệu trưởng Người viết SKKN Lê Xuân Hòa Lâm Thị Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Toán 5 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2. SGV Toán 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Dạy lớp 5 – Theo chương trình Tiểu học mới – Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên Tiểu học. 17 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 5. Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Chương trình Tiểu học( Ban hành kèm quyết định 43/2001/QĐ- BGD & ĐT ngày 9/1/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 6. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5, Nhà xuất bản Giáo dục. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan