Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 so sánh các số có hai chữ số...

Tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 so sánh các số có hai chữ số

.PDF
21
16
139

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận 4 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 2.3. Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung, mục tiêu về toán so sánh các số có hai chữ số và các dạng bài só sánh các số có hai chữ số ở lớp Một. Giải pháp 2: Giúp học sinh nhớ các kí hiệu dấu lớn, dấu bé khi so sánh các số có hai chữ số. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhớ cách so sánh các số có hai chữ số Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh làm được các dạng bài tập so sánh khác nhau: Giải pháp 5. Rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán. Giải pháp 6. Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học: 5 6 7 4 15 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ 17 3.1. Kết luận 17 3.2. Kiến nghị 17 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Điều đặc biệt, trong đời sống khoa học kĩ thuật hiện đại, môn Toán góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học công nghiệp 4.0, trong xã hội thời kì đổi mới. Với môn Toán, kiến thức về so sánh các số có hai chữ số, cũng có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoat, sáng tạo, đức tính trung thực, thật thà ở mỗi học sinh. Hơn nữa nó còn là kiến thức giúp các em biết so sánh, lựa chọn những điều tốt (xấu), những điều bổ ích, tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Học Toán về so sánh có nhiều thiết thực như vậy, nhưng để học và làm toán so sánh các số có hai chữ số được tốt thì không phải là dễ. Bởi vì: Dạng toán về so sánh số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạng toán khó. Tuy nhiên, nó không cầu kì trong cách diễn đạt ở bài làm, cách trình bày bài như các dạng toán khác mà nó có điểm khó đó. Điểm khó là: Muốn so sánh phải nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số, bài tập lại có nhiều dạng bài khác nhau. Có bài để tìm được kết quả phải sử dụng đến kiến thức cộng, trừ. Có dạng bài tập, còn sử dụng cả kiến thức về tính chất của phép tính để làm. Hơn thế nữa, cách so sánh các số có hai chữ số học ở lớp Một nhưng lại là nền tảng của kiến thức về so sánh các số có 3, 4 chữ số được học ở các lớp trên. Do vậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách so sánh các số đó. Hơn thế, cũng cần tìm hiểu xem tất cả học sinh trong lớp có hiểu bài, có vận dụng linh hoạt được cách so sánh đã học vào quá trình làm bài tập hay không. Lớp Một là lớp học nền móng của bậc Tiểu học, việc học Toán ở lớp 1 cũng chính là việc đặt những viên gạch đầu tiên cho mái nhà tri thức Toán học. Một trong những viên gạch vững chắc đó chính là mảng kiến thức về so sánh số tự nhiên. Để giúp các em, vận dụng được kiến thức so sánh số có hai chữ số vào thực tế làm bài tập, làm tốt các dạng bài so sánh khác nhau. Tôi nghĩ, rất cần có sự động viên, giúp đỡ, kèm cặp của thầy cô. Muốn kèm cặp, giúp đỡ các em cần phải có những Giải pháp phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng so sánh các số có hai chữ số, mới thành công. Vì thế, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề “ Một số Giải pháp giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có hai chữ số” 2 Qua đề tài này,với mong muốn giúp học sinh học tốt, có kĩ năng so sánh các số có hai chữ số. Tạo tiền đề vững chắc, khi học về toán so sánh các số ở lớp trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra các Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nâng cao kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1. - Việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đúc rút ra một số kinh nghiêm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện so sánh các số có hai chữ số. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu chương trình Toán 1. - Các giải pháp để giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có hai chữ số - Học sinh lớp 1D trường Tiểu học Nga Phú - Nga Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài. + Tìm hiểu sách hướng dẫn học Toán lớp 1, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn về đổi mới nội dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồi dưỡng thường xuyên. - Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế: + Tìm hiểu thực tế dạy và học cuả GV và HS, của bạn bè đồng nghiệp. + Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, toạ đàm với đồng nghiệp. - Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 1D trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn – Thanh Hóa. - Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở Bài tập Toán 5: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên của GVTH. - Phương pháp thông kê, thu thập số liệu: Điều tra bằng phiếu học tập để đánh giá kết quả thu được sâu khi áp dụng SKKN. 3 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Trong tất cả các môn học ở trong trường tiểu học hiện nay, mỗi môn đều chiếm một vị trí quan trọng, nó góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cũng như các môn học khác môn toán chiếm không nhỏ một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ. Thông qua môn học học sinh được làm quen, được trang bị những hiểu biết ban đầu về toán học. Cụ thể là các kiến thức về số học và các phép tính trên chúng, bên cạnh nó học sinh cũng được làm quen, nhận biết và thực hành các yếu tố đại lượng, hình học, đại đa số và giải các bài toán có lời văn. Các kiến thức ban đầu ấy có nhiều ứng dụng trong học tập và lao động sản xuất. Môn toán còn giúp các em nhận biết được những mối quan hệ và số lượng, đại lượng và hình dạng trong không gian của thế giới khách quan, giúp trẻ hoạt động và ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến thức này vừa có ý nghĩa tập cho các em làm quen đồng thời tập cho các em làm quen đồng thời chuẩn bị cho việc học toán ở trên. Như chúng ta đã biết: Toán so sánh, không đơn thuần chỉ giúp học sinh nhận biết được cái này nhiều hơn cái kia, số này lớn hơn số kia mà còn giúp các em biết lựa chọn cho mình những điều bổ ích, đích thực cần phải hướng tới đang diễn ra xung quanh các em. Để học sinh lớp Một nắm vững được cách so sánh các số có hai chữ số là vấn đề rất khó. Bởi vì, tư duy của các em còn non nớt, đọc chưa thông viết chưa thạo, kĩ năng tư duy suy luận về toán chưa nhiều. Các em không thể ngày một ngày hai làm tốt được, cần phải có thời gian và sự rèn luyện nhiều thì các em mới có kỹ năng làm các bài tập so sánh ở các dạng bài khác nhau một cách thành thạo. Chính vì thế, mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ngoài việc nắm vững kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cần tự tìm cho mình phương pháp giảng dạy riêng. Để khi dạy học, các em lớp cảm thấy dễ hiểu, dễ vận dụng vào việc so sánh các số có hai chữ số. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Thực trạng chung Nhìn chung, khi học về toán so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một. Phần đa là các em làm bài tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số em còn nhiều lúng túng khi so sánh hai trực tiếp hai số hoặc ở các dạng bài so sánh khác nhau. Chẳng hạn: Còn quên cách so sánh các số có hai chữ số. Hay khi thực hiện phép so sánh, có một hoặc cả hai vế đang là phép tính. Khi làm dạng bài tập này, cần phải tính kết quả của các vế đó trước rồi mới so sánh nhưng các em không tính để vậy so sánh dẫn đến kết quả sai. Hay với dạng bài tập, viết các số 4 theo thứ tự từ lớn đến bé, các em còn chưa rõ từ lớn đến bé là viết như thế nào.v.v… 2.2.2. Thực trạng về học sinh trong lớp: Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1D. Trong lớp có 32 em học sinh chủ yếu là khu Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát. Nhà của các em xã trường (có em cách 3,5km đường đất). Một số em phát âm nhỏ, đọc còn chậm, viết chưa thành thạo, khả năng làm toán chưa nhanh. Phần lớn gia đình phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của các em do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế phải lo làm ăn xa. Họ phải gửi con ở với ông bà, không trực tiếp giúp đỡ con học tập hằng ngày được. Điều này, phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em nhất là học toán. Qua giảng dạy, tôi nhận thấy nguyên nhân học sinh làm toán so sánh chưa tốt là: - Học sinh nhầm lẫn khi sử dụng kí hiệu “lớn hơn” >, “bé hơn” <. - Khi so sánh các số có hai chữ số với nhau, các em còn quên thứ tự các hàng khi so sánh ( tức là cần phải so sánh chữ số hàng chục trước) - Còn quên cách so sánh các số có hai chữ số. - Toán so sánh có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau nên khi thực hiện các em còn lúng túng nhiều. Để xác lập cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhằm đánh giá khả năng làm bài của các em. Đề bài: <, > , = ? 25……30 17……..60 30…..….29 14 21 25 52 47 72 Kết quả đạt được như sau: Sĩ số 32 Điểm 9-10 SL % 9 28.1 Điểm 7-8 SL % 6 18.8 Điểm 5-6 SL % 9 28.1 Điểm dưới 5 SL % 8 25 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung, mục tiêu về toán so sánh các số có hai chữ số và các dạng bài só sánh các số có hai chữ số ở lớp Một. Trong chương trình toán lớp 1 sang đến tuần thứ ba học sinh bắt đầu tiếp cận với khái niệm so sánh các số trong phạm vi 10 và điền dấu >, <, = vào chỗ chấm khi so sánh hai số đã cho. Mặc dù vậy thì ngay ở những tuần đầu tiên khi học về nhiều hơn, ít hơn, các số 1, 2, 3… đã phải ngầm giới thiệu cho học sinh về thứ tự và giá trị của mỗi số đã học. 5 Ở các tuần học tiếp theo hầu hết các bài đều có liên quan đến mảng kiến thức này, kể cả khi dạy các bài cộng, trừ trong phạm vi 10 hay 100 thì các bài điền số vào chỗ chấm cũng rất cần mảng kiến thức này. Tuần 26 có bài “So sánh các số có hai chữ số” là bài duy nhất dạy về so sánh các số có hai chữ số trong chương trình Toán lớp 1. Tuy vậy trong các bài học tiếp theo luôn đan xen luyện tập dạng bài này và một số bài toán cũng cần sử dụng đến mảng kiến thức này như: Điền số? Sau khi, học xong toán so sánh các số có hai chữ số ở lớp1. Học sinh cần phải biết: - Biết sử dụng các dấu > ,<, = khi so sánh hai số. - Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số, để so sánh các số có hai chữ số. - Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số. - Biết viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoạc từ lớn đến bé. Toán so sánh ở lớp Một thường học về các dạng bài cơ bản là: - So sánh trực tiếp 2 số với nhau. - Dạng bài khoanh vào số lớn nhât( bé nhât);Viết các số theo thứ tụ lớn dần, bé dần; Điến dấu >, <, = vào ô trống ... Giải pháp 2: Giúp học sinh nhớ các kí hiệu dấu lớn, dấu bé khi so sánh các số có hai chữ số. a. Nhận biết đúng tên dấu bé < , dấu lớn > Mặc dù kiến thức về dấu lớn, dấu bé đã học ở những bài học đầu lớp một nhưng khi sử dụng nhiều em vẫn còn nhầm lẫn. Để khắc phục nhược điểm này ngay từ khi học bài về dấu lớn (>), dấu bé (<), tôi đã cố gắng hướng dẫn học sinh nắm vững tên gọi, kí hiệu của chúng. Tôi hướng dẫn như sau: - Cho học sinh quan sát lại kí hiệu dấu lớn (>), dấu bé (<) - Dấu bé đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay trái (< ) - Dấu lớn đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay phải (> ) - Khi viết < , > vào giữa hai số thì đầu nhọn bao giờ cũng chỉ về số bé. b. Một lỗi mà học sinh còn mắc phải khi sử dụng dấu <, > là: Ví dụ: So sánh 15 với số 18 Khi so sánh, các em biết được 15 bé hơn 18 nhưng còn lúng túng không biết chọn dấu nào đặt cho phù hợp, có em chọn dấu bé là kết quả đúng, nhưng có em chọn dấu lớn đó là kết quả sai. Để khắc phục điểm nhầm lẫn trên, ngay từ khi hướng dẫn các em so sánh trực tiếp hai số. Tôi quy ước với học sinh như sau: Khi so sánh hai số với nhau, số bên trái được hiểu là số sẽ đi so sánh với số còn lại, còn số bên phải được hiểu là số bị so sánh. 6 Tên gọi dấu lớn ( hoặc dấu bé ) bao giờ cũng được gọi theo số đi so sánh. ( Tức là số ở bên trái) Nếu số bên trái là số lớn, ta chọn dấu lớn. Nếu là số bé thì ta chọn dấu bé. Trở lại ví dụ: So sánh 15 với số 18 Ta so sánh biết được 15 bé hơn 18, ta chọn dấu bé. ( 15 <18) Ví dụ: So sánh 35 với số 30. Ta so sánh biết được 35 lớn hơn 30, ta chọn dấu lớn. 35 > 30 Với cách hướng dẫn này giúp học sinh nhớ kí hiệu dấu <, > ; các em dễ dàng lựa chọn được dấu phù hợp. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhớ cách so sánh các số có hai chữ số Muốn làm tốt bài tập, học sinh phải nhớ được cách so sánh số có hai chữ số. Vì vậy, tôi đã giúp học sinh nhớ được cách so sánh hai số, trong từng trường hợp cụ thể sau: Trường hợp 1: So sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau: Để nhớ được cách so sánh ở trường hợp này tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu, củng cố cách so sánh như sau: - Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số chục của hai số đó như thế nào? - Hai số có số chục giống nhau cần phải làm thế nào? - Nêu cách so sánh khi cả hai số có số chục giống nhau? Ví dụ: So sánh số 75 với số 72 Cho nhọc sinh nhận xét: - Số 75 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 7 chục và 5 đơn vị) - Số 72 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 7 chục và 2 đơn vị) - Hai số này có chữ số hàng chục như thế nào? ( Đều bằng 7) Hai số có số chục giống nhau ta phải làm thế nào? (Ta so sánh hai chữ số của hàng đơn vị) Hướng dẫn đến đây tôi dừng lai. Các em làm bài, nêu kết quả, bạn nhận xét, giáo viên nhận xét và hỏi. - Nêu cách so sánh hai số có số chục giống nhau? (Vì 5 > 2 nên 75 > 72 hoặc 72 < 75) - Khi so sánh 2 số mà có chữ số hàng chục giống nhau thì ta phải làm thế nào? ( Ta phải so sánh tiếp 2 chữ số hàng đơn vị, số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn) Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. Chẳng hạn: So sánh: 58 ....59; 75 .... 72 ( HS làm nhanh 2 ví dụ vào bảng con. Nếu em nào làm chưa đúng tôi phân tích bằng lời, bằng ví dụ cụ thể để học sinh hiểu rồi mới chuyển sang phần khác. 7 Trường hợp 2. So sánh hai số có chữ số hàng chục không giống nhau : Ở trường hợp này tôi cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu, củng cố cách so sánh như sau: - Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số chục của hai số đó như thế nào? - Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ? Ví dụ: So sánh số 83 với số 68 Cho nhọc sinh nhận xét: - Số 83 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 8 chục và 3 đơn vị) - Số 68 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 6 chục và 8 đơn vị) - Chữ số chục của hai sô trên như thế nào? - Định hướng cho các em đến đây, tôi dừng lại. Các em làm bài, nêu kết quả, bạn nhận xét, tôi kết luận kết quả đúng. Hỏi HS tiếp: - Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ? (Vì 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58) Vậy: Khi so sánh hai số mà có chữ số hàng chục khác nhau thì ta làm như thế nào ? (Số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn) Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên. Sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. Ví dụ: So sánh: 85 ....90 ; 65 .... 42 ( Học sinh làm nhanh 2 ví dụ trên vào bảng con. Em nào làm chưa đúng tôi hướng dẫn bằng ví dụ cụ thể. Hướng dẫn đến khi các em hiểu mới chuyển sang phần khác.) Trường hợp 3. So sánh hai số có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau Với trường hợp thứ 3 này tôi cũng hướng dẫn như sau: - Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Cả hai số đều có số chục và số đơn vị như thế nào? - Em đã so sánh hai số trên như thế nào ? Ví dụ: So sánh số 24 và 24 - Học sinh nhận xét: - Số 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 24 cũng gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Các em làm bài, nêu kết quả bạn nhận xét, tôi kết luận và hỏi tiếp: - Em so sánh số trên như thế nào? (Hai số trên có số chục và số đơn vị bằng nhau nên: 24 = 24). Vậy: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số có chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng nhau thì hai số đó sẽ như thế nào? (Hai số đó bằng nhau) 8 Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. So sánh: 88 ....88 ; 66 .... 44 ( Các em làm nhanh 2 ví dụ vào bảng con. Khi làm vào bảng, tôi sẽ phát hiện được em nào làm chưa đúng, tôi cũng giải thích bằng lời, bằng ví dụ cụ thể đến khi các em hiểu mới chuyển sang phần khác.) Sau đó, tôi tổng hợp lại cách so sánh cả ba trường hợp trên để học sinh nhớ : - Khi so sánh các số có hai chữ số các em cần nhớ: Ta cần so sánh chữ số hàng chục trước. Nếu chữ số hàng chục của hai số bằng nhau thì ta so sánh tiếp đến hai chữ số của hàng đơn vị. Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn). - Nêu hàng chục của hai số khác nhau thì số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn. - Nếu cả hai số có chữ số hàng chục và đơn vị giống nhau thì hai số đó bằng nhau. Nhiều học sinh nhắc lại cách so sánh trên. Với sự hướng dẫn trên, đã giúp các em nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số một cách cụ thể, dễ dàng. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh làm được các dạng bài tập so sánh khác nhau: Tôi tiến hành giúp học sinh làm một số dạng bài tập so sánh cơ bản sau: Dạng 1. Dạng bài điền dầu >, <, = vào ô trống a. So sánh hai số trực tiếp Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi: - Bài tập yêu cầu gì? - Muốn điền được dấu cần phải làm gì? Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi: - Vì sao em điền dấu này? Ví dụ: Bài tập 3: Trang 144- SGK Toán 1 34 ....50 47.....45 > 78 .....69 81 ...82 < 72 .. .. 81 95 .....90 = 62 ....62 61......63 - Bài tập yêu cầu ta làm gì? ( Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm) - Muốn điền được dấu ta cần phải làm gì? ( Phải so sánh 2 số với nhau) - Hướng dẫn đến đây, tôi dừng lại. Để học sinh làm bài - Các em nêu kết quả và cùng nhận xét Kết quả: 34 < 50 47 > 45 78 > 69 81 < 82 9 ? 72 < 81 95 > 90 62 = 62 63 = 63 Tôi nhận xét kết quả và chốt bài. Khi chốt bài tập trên,cần hỏi riêng từng trường hợp để củng cố cách so sánh đồng thời giúp các em biết so sánh số có hai chữ số được thành thạo hơn. Trường hợp: Hai số có chữ số chục không giống nhau: Tôi chỉ vào cặp số: 34 < 50 và hỏi: - Vì sao em điền dấu < vào giữa hai số trên? ( Vì 3 chục bé hơn 5 chục nên 34 < 50). - Khi so sánh các số có hai chữ số, số có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ bé hơn) Học sinh trả lời xong, tôi hỏi ngược lại: Số có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ lớn hơn). Trường hợp: Hai số có chữ số chục giống nhau: Tôi chỉ vào cặp số: 47 > 45 và hỏi: - Em đã so sánh hai số trên như thế nào? ( Hai số trên có số chục giống nhau, em so sánh chữ số hàng đơn vị. Vì 7 > 5 nên 47 > 45) Vậy: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục giống nhau, ta so sánh đến chữ số hàng nào? ( So sánh hai chữ số của hàng đơn vị) - Số có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Lớn hơn) - Số có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Bé hơn) Trường hợp: Hai số có chữ số chục và chữ số đơn vị giống nhau Tôi chỉ vào cặp số: 62 = 62 và hỏi: - Vì sao em điền dấu = vào giữa hai số này? (Vì: Hai số này có chữ số chục là 6 và chữ số đơn vị là 2 nên chúng bằng nhau.) Vậy: Khi so sánh các số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau thì hai số đó như thế nào? (Hai số bằng nhau) Bằng sự hướng dẫn trên, các em đã nắm được yêu cầu của bài, định hướng được cách làm bài, củng cố cách so sánh các số có hai chữ số. b. Phép so sánh có một vế là phép tính. Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi: - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Với bài tập này, ta có thực hiện luôn việc so sánh không? ( Không) Vì sao? Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi: - Vì sao em chọn dầu này vào chỗ trống? - (Hoặc) Còn cách làm nào khác không? Ví du: Phần c ( SGK Toán 1 – Trang 147 > < = ? 10 15 ... . 10 + 4 16 ..... 10 + 6 18 .... .15 + 3 Tôi hướng dẫn như sau: - Bài tập yêu cầu gì? Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. - Với bài tập này ta có thực hiện luôn việc so sánh không? ( Không) - Vì sao? ( Phép so sánh này phía bên phải còn là một phép tính. Cần phải tính kết quả trước rồi mới so sánh.) Hướng dẫn đến đây tôi dừng lại. Yêu cầu học sinh làm bài. Kết quả : 15 > 10 + 4 16 = 10 + 6 18 = 15 + 3 Nhận xét kết quả của học sinh. Tôi hỏi : - Vì sao em chon dấu bằng trong 16 = 10 + 6? - HS sẽ giải thích: Vì 10 + 6 = 16 ; mà 16 so với 16, hai số 16 = 10 + 6 này có số chục và số đơn vị bằng nhau nên chúng bằng 16 nhau. Tôi nói: Em giải thích đúng. - Em nào có cách so sánh khác không? ( Có cách so sánh khác) (Đó là: Không tính kết quả phép tính 10 + 6 mà phân tích 16 thành 16 = 10 + 6 để so sánh.) Vì 16 = 10 + 6 mà 10 + 6 =10 + 6. Do đó 16 = 10 + 6 Nếu học sinh không trả lời được tôi sẽ giải thích để các em biết và nhận ra được với dạng bài trên có thể có hai cách làm. Đó là: Cách 1: Tính kết quả phép tính trước rồi đưa về dạng so sánh các số có hai chữ số. Cách 2: Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị để so sánh. Với cách này, các em làm được dạng bài so sánh có một vế là phép tính. c. Phép so sánh cả hai vế là phép tính. Ở dạng bài tập nay, kiến thức về so sánh đã được nâng cao. Phần tìm hiểu đề và câu hỏi định hướng để các em làm bài cũng phải kĩ hơn. Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi: - Đề bài yêu cầu phải làm gì? - Với bài tập này ta có thực hiện luôn việc so sánh không? Vì sao? Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi: - Vì sao em lựa chọn dấu này? - Còn cách so sánh nào khác không? Ví dụ: Bài 3( SGK Toán lớp 1- Trang 160) 11 > < = ? 35 - 5 35 - 4 43 + 3 43 – 3 30 - 20 40 - 30 31 + 42 42 + 31 Tôi hướng dẫn như sau: - Bài tập yêu cầu gì? ( Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.) - Với bài tập này ta có thực hiện luôn việc so sánh không? ( Không) - Vì sao? (Các phép so sánh bên phải ô trống, bên trái ô trống là phép tính) Tôi nói: Ở bài tập trên, các phép so sánh bên phải ô trống, bên trái ô trống là phép tính. Ta cần phải thực hiện phép tính trước rồi mới so sánh. Kết quả: > 43 – 3 35 - 5 < 35 - 4 43 +3 = 42 + 31 30 – 20 = 40 - 30 31 + 42 Nhận xét kết quả xong, tôi củng cố: - Tôi chỉ vào phép so sánh: 35 - 5 < 35 - 4 và hỏi: - Vì sao em chọn dấu < ( bé) điền vào đây? ( 35 – 5 < 35 – 4) HS trả lời: + Vì 35 – 5 =30 còn 35 - 4 = 31 35 -5 + Mà 30 < 31, nên 35 – 5 < 35 – 4 30 < 35 - 4 3 Học sinh giải thích xong, tôi hỏi tiếp: - Bạn nào còn cách làm nào khác không? ( Có) Học sinh giải thích: Cả 2 vế trong phép so sánh là phép tính, mỗi phép tính đều có số 35. Phép tính bên trái 35 -5, phép tính bên phải 35 – 4. Vì 5> 4 nên 35 trừ đi 5 có kết quả bé hơn 35 trừ đi 4. Do vậy: 35 – 5 < 35 – 4 Tôi kết luận cách làm đó cũng đúng và rất nhanh. Để khắc sâu, tôi đưa nhanh vài ví dụ để cho các em so sánh trực tiếp bằng lời. Ví dụ: So sánh 46 – 6 với 46 – 5; 37 – 6 với 37 – 7 - Tiếp tục hỏi đến phép so sánh 43 + 3 .... 43 – 3 - Phép so sánh này em đã làm như thế nào? (Thực hiện phép tính, rồi so sánh hai kết quả đó.) - Tôi hỏi tiếp: Em còn cách so sánh nào khác không? Học sinh nêu được thì tốt. Nếu học sinh không nêu được tôi giải thích: (Phép so sánh trên, mỗi vế là phép tính và đều có số 43.Vế trái 43 cộng 3 còn vế phải 43 là trừ 3. Cùng một số nhưng cộng thêm 3 vào sẽ lớn hơn trừ đi 3. Do vậy ta chọn ngay được dấu >. = 12 - Tôi chỉ tiếp vào phép so sánh 31 + 42 42 + 31và hỏi: - Vì sao em chọn dấu = vào đây? 31 + 42 = 42 + 31 - Học sinh giải thích cách làm xong tôi hỏi tiếp: - Còn cách so sánh nào khác không? - Học sinh trả lời, nếu học sinh không trả lời được tôi gợi ý: (Hai phép tính trên mỗi phép tính đều có 31 và 42, chỉ khác vị trí đứng của chúng. Nên kết quả bằng nhau.) Ở phép so sánh này, tôi muốn học sinh biết dựa vào vị trí của các số trong phép cộng để so sánh. ( Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.) Dạng 2. Dạng bài khoanh vào số lớn nhất, số bé nhất Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi: - Bài tập yêu cầu làm gì? - Mỗi câu có mấy số? Đều là số có mấy chữ số? - Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi: - Vì sao em chọn số này? Với sự dẫn dắt trên,tôi đã giúp các em tìm số lớn, số bé trong các số đã cho như sau: a. Dạng bài khoanh vào số lớn nhất Ví dụ: Bài 2( SGK Toán lớp 1- Trang 143) Khoanh vào số lớn nhất: a. 72, 68, 80 b. 97, 94, 92 c. 91, 87, 69 d. 45, 40, 38 - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Mỗi câu có mấy số?( 3 số) Đều là số có mấy chữ số? ( Có hai chữ số) - Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? (cần phải so sánh) Sau khi học sinh làm bài tập xong, các em chữa bài, tôi củng cố: Ở câu a: Vì sao em khoanh vào số 80? (Vì trong các số72, 68, 80 có chữ số hàng chục là 7, 6, 8 mà 8 > 7>6 nên số 80 là số lớn nhất.) Hoặc: 68 bé hơn 72, 72 bé hơn 80, vậy 80 là số lớn nhất. Ở câu b Tại sao em khoanh vào số 97? (Vì trong các số 97, 94, 92 có các chữ số hàng chục bằng nhau, đều là 9, Chữ số hàng đơn vị là 7, 4, 2 mà 7 > 4 >2 nên số 97 là số lớn nhất. b. Dạng bài khoanh vào số bé nhất Ví dụ: Bài 3( SGK Toán lớp 1- Trang 143) Khoanh vào số bé nhất: a. 38 , 48, 18 b. 76 , 78, 75 b. 60, 97, 61 d. 79, 60, 81 13 - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Mỗi câu có mấy số?( 3 số). Đều là số có mấy chữ số? ( Có hai chữ số) - Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? (cần phải so sánh) Sau khi học sinh làm bài xong,các em chữa bài, Tôi củng cố: - Ở câu a, vì sao em khoanh vào số 38? ( Vì trong các số 38 , 48, 18 có chữ số hàng chục là 3, 4, 1 mà 1< 4 <3 nên 18 < 38 < 48). Do đó, số 18 là số bé nhất. - Ở câu b, tại sao em khoanh vào số 75? ( Vì trong các số76, 78, 75 có các chữ số hàng chục bằng nhau, chữ số hàng đơn vị là 6, 8, 5. Ta thấy 5 < 6 < 8 nên 75 < 76 < 78, số 75 là số bé nhất. Qua cách hướng dẫn trên, các em biết tìm hiểu đề, định hướng được cách giải quyết bài tập. Các em không còn lúng túng khi gặp dạng bài tập khó này. Dạng 3 . Dạng bài viết theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. Với dạng bài này tôi cũng giúp học sinh hiểu đề như sau: - Đề bài yêu cầu ta làm gì? - Viết theo thứ tự từ bé đến lớn là viết như thế nào? - Viết theo thứ tự từ bé đến lớn là viết như thế nào ? - Để viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc Từ lớn đến bé) các em cần phải làm gì? Sau khi nhận xét bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi: - Em đã so sánh như thế nào? Với các câu hỏi này, giúp học sinh ở các trình độ khác nhau đều hiểu được viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hay từ lớn đến bé)là viết như thế nào. Từ đó, có hướng để được làm bài tập. Ví dụ: Bài 4( SGK Toán lớp 1- Trang 143) Viết các số 72, 38, 64 a. Theo thứ tự từ lớn đến bé : ....................... b. Theo thứ tự từ bé đến lớn : ....................... - Bài tập yêu cầu gì? (Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn.) - Viết theo thứ tự từ lớn đến bé là viết như thế nào? ( Số lớn nhất phải đứng đầu tiên rồi đến các số lớn tiếp theo.) - Viết theo thứ tự từ bé đến lớn là viết như thế nào? ( Số bé nhất phải đứng đầu tiên rồi đến các số bé tiếp theo.) Vậy để viết được các số theo thứ tự từ lớn đến bé (hay từ bé đến lớn) các em cần phải làm gì? (So sánh các số) Hướng dẫn đến đây, tôi dừng lại để học sinh làm bài. Kết quả: a.Theo thứ tự từ lớn đến bé : 72, 64, 38 b. Theo thứ tự từ bé đến lớn : 38, 64, 72 Sau khi nhận xét kết quả của học sinh, tôi chỉ vào câu a và hỏi: - Em đã so sánh như thế nào? 14 (Các số trên có chữ số hàng chục là 7, 6, 3 mà 7 > 6 >3 nên 72 > 64 >38. Vì vậy, thứ tự các số từ lớn đến bé là: 72 , 64, 38) Câu b hỏi tương tự câu a.Tôi hỏi thêm về câu b. - Ở câu b, không cần so sánh dựa vào câu a ta có thể tìm được kết quả không ? ( Có) Nếu học sinh không trả lời được thi tôi giải thích, hướng dẫn như sau: (Vì Ở câu a, các số đã được viết theo thứ tự từ lớn đến bé. Nghĩa là, số lớn nhất đứng đầu và số bé đứng cuối. Ở câu b, viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Tức là, số bé được viết đầu tiên và số lớn nhất lại viết cuối cùng. Do vây, từ kết quả câu a, ta chỉ viết ngược lại được kết câu b. Cách diễn đạt này, nghe dài nhưng thực tế các em thuần thục thi đây lại là bước giúp học sinh làm bài nhanh, sáng tạo. Các em, không cần phải mất công so sánh hai lần mà vẫn tím được kết quả. (Đặc biệt rất tốt đối với bài viết theo thứ tự ở các số lớn hơn.) Như vậy: Toán về so sánh các số có hai chữ số, có rất nhiều dạng bài khác nhau. Dù ở dạng bài tập nào, cuối cùng cơ bản là vẫn sử dụng cách so sánh các số có hai chữ số để làm. Điều quan trọng trước khi làm bài, cần phải giúp học sinh xác định được yêu cầu của bài. Hướng dẫn cách làm bằng hệ thống câu hỏi. Còn có một số phép so sánh,có thể sử dụng tính chất của phép tính để so sánh cho nhanh. Cần khuyết khích học sinh sử dụng cách này, để phát huy tính sáng tạo, trí thông minh khi làm bài của các em. Duy trì, thực hiện tốt việc làm trên chính là giúp các em có kĩ năng tốt về so sánh các số có hai chữ số. Giải pháp 5. Rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán. Ở các phần trên khi hướng dẫn HS tìm hiểu về vị trí, giá trị của mỗi số và chữ số trong các số tự nhiên, tìm hiểu về thuật ngữ toán học cũng như tìm hiểu dữ liệu của mỗi đề toán, tôi đều đã rút ra quy tắc chung để làm cho mỗi dạng toán. Ở đây tôi xin đưa thêm ra vấn đề nữa trong mảng kiến thức so sánh số tự nhiên như sau: Ví dụ 1: >, <, = ? 4 ….. 10 11 ….. 9 Đầu tiên GV để cho HS làm bảng con cả 2 phép tính trên, kiểm tra kết quả sẽ thấy rất nhiều em điền sai. Điều tra tôi thấy nhiều em (Kể cả các bậc phụ huynh) sai lầm là so sánh không theo thứ tự, dẫn đến mặc dù biết số nào lớn, số nào bé hơn mà vẫn điền dấu sai. Quy tắc được rút ra ở đây là: - So sánh từ trái sang phải. - Số nào có nhiều chữ số hơn là số đó lớn hơn. - Số nào có ít chữ số hơn là số bé hơn. Ví dụ 2: >, <, = ? 45 …… 54 65 …. 67 Cũng với cách làm: Cho HS làm hai phép tính trên vào bảng con, kiểm tra chéo kết quả, báo cáo kết quả với GV. Nếu chưa rút ra được quy tắc, HS rất dễ nhầm lẫn với việc nhìn 15 phiến diện cho rằng số nào có chữ số lớn hơn là số đó lớn hơn, điều đó dẫn đến việc lựa chọn dấu sai. Quy tắc được rút ra ở đây là: - So sánh số chục trước, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có số chục bé hơn thì số đó bé hơn. ( Không cần so sánh đến số đơn vị nữa) - Nếu số hàng chục bằng nhau thì so sánh số đơn vị. Mỗi quy tắc trên không phải chỉ nói một lần mà qua mỗi bài tập GV lại nhắc lại một lần qua việc đàm thoại với HS như: Phải so sánh từ đâu sang đâu? So sánh cột nào trước? Khi nào thì ta phải so sánh số đơn vị? Qua vài lần đàm thoại, thực hành trên bài tập HS sẽ tạo được con đường mòn dẫn tới tri thức toán học cho HS. Ví dụ 3: >, <, =? 2 + 3 …. 6 - 2 GV yêu cầu HS làm trên bảng con, kiểm tra, nhận xét, gọi vài HS trình bày cách làm của mình (Gọi HS yếu trước rồi đến HS khá, giỏi). GV chữa bài và rút ra kết luận: - Bước 1: Tính kết quả. - Bước 2: So sánh. - Bước 3: Điền dấu. Mỗi khi gặp dạng toán này GV yêu cầu HS nhắc lại: Muốn điền được dấu con cần làm mấy bước? Là những bước nào? Tôi thực hiện phương pháp này trong năm học 2017 - 2018 thấy rất hiệu quả, năm học 2018 - 2019 này tôi tiếp tục thực hiện phương pháp này và đã chứng minh được nó có hiệu quả rõ rệt. Giải pháp 6. Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học: Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh Tiểu học là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn”. Đồ dùng thiết bị day học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cực kỳ cần thiết khi dạy Toán cho học sinh lớp 1. Cũng trong cùng một đề toán nếu chỉ dùng lời văn để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa vất vả tốn công, vừa không hiệu quả và sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với dùng đồ dùng thiết bị, tranh ảnh, vật thực để minh hoạ. Chính vì vậy rất cần thiết phải sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học để dạy học sinh. Ví dụ: Dạy bài: So sánh các số có hai chữ số. Khi so sánh 63 và 58. Nếu chỉ nói miệng 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58 thì HS cũng chỉ hiểu bài một cách máy móc mà thôi. Nhưng nếu các em lấy 6 thẻ (mỗi thẻ một chục que tính) và 3 que tính rời so với 5 thẻ (mỗi thẻ 1 chục que tính) và 8 que tính rời, các em 16 sẽ hình thành được biểu tượng về số chục và số đơn vị, từ đó dễ dàng nhận ra cần chú ý đến số chục trước khi so sánh. Nhìn vào mô hình HS biết vì sao 63 > 58, có thể giải thích được. Khi dạy, một số giáo viên còn ngại, hoặc lúng túng sử dụng đồ dùng dạy học khi giảng dạy nói chung và khi dạy “So sánh số tự nhiên” nói riêng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Chẳng hạn chuẩn bị đồ dùng như sau: 2.4. Kết quả thực hiện Sau khi vận dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy học, tôi nhận thấy: Các em đã hạn chế được rất nhiều lỗi sai trong khi làm bài. Từ chỗ hay nhầm lẫn các dấu khi so sánh, quên cách so sánh, lúng túng với các dạng bài so sánh khác nhau thì nay các em làm bài khẩn trương hơn, thành thạo hơn trong các bài tập so sánh khác nhau, các em mạnh dạn, tự tin trong học tập hơn. Tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh để nắm chất lượng làm toán so sánh của học sinh. Đề bài: <, >, =, ? 45………..54 33 ……….55 39……….. 40 13 + 4 ……….4 + 10 19 – 6 ………12 + 7 21+ 5 ……….5 + 21 Kết quả đạt được như sau: Sĩ số 32 Điểm 9-10 SL % 20 62.5 Điểm 7-8 SL % 9 28.1 17 Điểm 5-6 SL % 3 9.4 Điểm dưới 5 SL % 0 Kết quả trên cho thấy: Chất lượng học toán so sánh các số có hai chữ số trong lớp đã được nâng lên rõ rệt. Kỹ năng làm bài so sánh số có hai chữ số của học sinh rất tốt. Tỷ lệ học sinh đạt điểm 7-10 tăng cao, không có học sinh bị điểm dưới 5 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Dạy toán và học toán ở tiểu học có vai trò rất quan trọng. Khi học toán, các em không chỉ sử dụng kiến thức để làm bài tập trong sách giáo khoa, kiến thức để học lớp trên mà còn làm vốn kiến thức toán học đối với cuộc sống bên ngoài xã hội. Do vậy, đòi hỏi giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp, tìm mọi Giải pháp để giúp học tiếp thu bài tôt. Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, những vấn đề học sinh còn vướng mắc trong quá trình học về so sánh các số có hai chữ số và cùng với kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình tôi đã đúc rút được kinh nghiệm một số Giải pháp giúp đỡ học sinh lớp Một so sánh các số có hai chữ số. Sau thời gian áp dụng các Giải pháp trên vào thực tế giảng dạy, từ kết quả kiểm tra cho thấy, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh đã có kĩ năng so sánh các số có hai chữ số. Tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân, khi dạy về toán so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một như sau: - Yêu quý học sinh, tìm hiểu đặc điểm riêng của học sinh trong lớp. - Phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch dạy học phù hợp. - Tích cực nhận xét bài làm của học sinh. Kịp thời nắm bắt những vướng mắc của các em khi làm bài, nghiên cứu tìm cách khắc phục. - Trau dồi kiến thức, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiêp, đổi mới phương pháp trong dạy học, Có kế hoạch dạy học cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp. 3.2. Kiến nghị: Phòng giáo dục và đào tạo cần tổ chức các đợt chuyên đề về dạy các dạng bài trong môn Toán ở tiểu học để các trường trao đổi kinh nghiệm. Trên đây, là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra trong quá trình gảng dạy. Với hi vọng góp phần nhỏ bé vào việc nâng hiệu quả giảng dạy toán so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp Một.Trong quá trình thực hiện và ghi lại kinh nghiệm của mình, bản thân không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc có những điểm chưa phù hợp. Rất mong được được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của 18 người khác. Người viết Mai Huy Hợi Nguyễn Thị Sim TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán 1– Nhà xuất bản Giáo dục 2. Phương pháp dạy học Toán tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo dục 3. Đổi mới môn Toán Tiểu học - Bộ giáo dục và đào tạo 4. Toán học vui – vui học Toán - Nhà xuất bản Giáo dục 5. Giúp em giỏi Toán 1 - Nhà xuất bản Giáo dục 6. Bồi dưỡng Modun chương trình Sách giáo khoa mới (Tài liệu học BDTX giáo viên). 19 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD VÀ ĐT, CẤP SỞ GD VÀ ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Sim Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Phú TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại ( Phòng, sở, tỉnh) Kết quả Năm học đánh giá đánh giá xếp loại xếp loại (A, B, C) 1 Kinh nghiệm tổ chức trò chơi Phòng giáo dục trong dạy học Toán cho học huyện Nga Sơn sinh lớp 1 C 2008 - 2009 2 Kinh nghiệm luyện viết chữ Phòng giáo dục đẹp cho học sinh lớp 1 huyện Nga Sơn C 2013 - 2014 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan