Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 học tốt phân môn vẽ tranh theo đề tài...

Tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 học tốt phân môn vẽ tranh theo đề tài

.PDF
22
10
57

Mô tả:

MỤC LỤC TT Tiêu đề Trang 1. Mở đầu 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4   2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 5 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 6 1 kinh nghiệm 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt 16 động giáo dục 3 3. Kết luận, kiến nghị 16 1. Mở đầu: Mỹ thuật là môn học vẽ, một nhu cầu thực sự đối với học sinh tiểu học, gắn liền với tâm sinh lý lứa tuổi, ham hoạt động và ham hiểu biết. Chương trình tiểu học có nhiều môn học; điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các em học Mỹ thuật, thể hiện ở việc: Cầm bút vẽ đúng, dễ dàng, hoạt động 1 linh hoạt, các em vẽ được nét vẽ, hình vẽ theo ý muốn. Học sinh tiểu học quan sát có chủ định, tập chung, có ý thức học tập, nhận thức phong phú đã tạo cơ sở cho các em diễn tả được những gì đã thấy và thích thú: Nét vẽ mạch lạc rõ ràng. Hình vẽ nhiều về số lượng, nhiều chi tiết, làm rõ đối tượng, nhiều dáng vẻ và thực hơn. Màu sắc tươi sáng, đặc biệt dùng các màu đậm: Đen, nâu và pha màu chồng lên nhau làm cho bài vẽ đẹp hơn, khác với vẻ đẹp tự nhiên. Bố cục bài vẽ chặt chẽ, hình vẽ to, nhỏ, trước sau đã xuất hiện nhiều, có nhiều chi tiết phù hợp với đề tài và sát với thực tế cuộc sống hơn 1.1. Lý do chọn đề tài: Ở bậc tiểu học hàng ngày học sinh phải rèn nét chữ, số theo hình mẫu, trong khuôn khổ nhất định, các em phải vẽ hình bằng thước, bằng com pa, yêu cầu cần nét thẳng, cong, tròn đâu ra đấy, cách tính toán phải đúng chính xác. Những yêu cầu đó là đúng, cần thiết của các môn học khác như: Văn, toán nhưng phần nào đó đã ảnh hưởng đến nét vẽ, hình vẽ trong môn mỹ thuật. Đa số các em học tiểu học dùng thước để vẽ nét thẳng, cách vẽ của các em thường gò bó, công thức thiếu nét vẽ ngây thơ hồn nhiên của lứa tuổi, hơn nữa ở tiểu học dạy và học Mỹ thuật thực sự chưa được chú ý, chất lượng giảng dạy chưa cao, học sinh bị cuốn vào các môn học chính khác. Nên phần nào làm cho các em giảm đi sự hứng thú trong khi vẽ, nhất là lớp cuối cấp (lớp 4,5). Để giúp học sinh lớp 5 bậc tiểu học học tốt phân môn vẽ tranh đề tài, qua kinh nghiệm đã trải qua giảng dạy của mình tôi mạnh dạn dưa ra ''Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 học tốt phân môn vẽ tranh theo đề tài'' Như chúng ta đã biết môn mĩ thuật ở cấp học phổ thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng không nhằm đạo tạo các em trở thành những hoạ sĩ hay những nhà sáng tác nghệ thuật mà thông qua môn học nhằm khơi dậy và phát huy năng khiếu thẫm mỹ vốn có của các em đồng thời giúp các em biết cảm thụ cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp đó vào trong cuộc sống cũng như trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. 2 Trong những năm qua môn học mĩ thuật đã trở thành môn học chính trong trường học phổ thông và đã có những đóng góp đáng kể trong việc hình thành nhận thức về cuộc sống, thế giới quan khoa học, giáo dục cho các em những thị hiếu thẩm mỹ cần thiết cho việc phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp trước hết là cho bản thân các em sau là cho gia đình và toàn xã hội. Từ khi ra trường được phân công giảng dạy môn mĩ thuật ở trường tiểu học trải qua hơn 16 năm công tác. Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em rất thích vẽ đặc biệt là vẽ tranh theo đề tài vì thông qua môn học các em đã được tiếp súc, làm quen, được thể hiện nhiều đề tài khác nhau, được vẽ những gì mình mơ ước, mình yêu thích. Nhưng bên cạnh đó những em có năng khiếu và yêu thích môn học thì chưa được thể hiện như mình mong muốn điều này do nhiều nguyên nhân cấu thành như: Một số ít giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em thấy hết được cái hay, cái đẹp của môn học, một bộ phận phụ huynh chưa đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của môn học, một bộ phận học sinh chưa thực sự chú ý nhiều đến vai trò và tác dụng của môn học nên thường hay quên đồ dùng học tập, màu vẽ...nên vẽ còn mang nặng tính đối phó vẽ cho có chứ bài vẽ chưa thực sự đem lại cảm xúc cho người xem, người thưởng thức và điều này lâu ngày sẽ trở thành lối mòn trong các em dẫn đén việc sẽ mất dần đi khả năng vốn có của các em. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của môn học mĩ thuật ở trường tiểu học và thực tiễn trên bản thân tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để làm sao tìm ra các biện pháp hiệu quả nhất nhằm giải quyết các vấn đề này với nhiệm vụ cụ thể là: đưa ra ''Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 học tốt phân môn vẽ tranh theo đề tài'' Vậy nhất thiết phải có những giải pháp phù hợp với mục tiêu bài dạy nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh, chủ động, tích cực. Đó là mong muốn của những người dạy học và toàn xã hội. Tôi có nhiều trăn trở và tâm huyết nhất là phân môn vẽ tranh đề tài ở lớp 5 3 Ở lứa tuổi lớp 5 đã được trải qua thời kỳ ban đầu ở lớp 1,2,3,4. Nhưng chưa phải là "Tạo vết cố định" mà cũng có thể lập lại trí nhớ để quan sát và sáng tạo. Vì vậy cần có một phương pháp giúp cho chất lượng của những bài vẽ của học sinh được nâng cao. Điều đó đòi hỏi tâm huyết và nỗ lực của người giáo viên dạy Mỹ thuật nhằm phát huy trí tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo của học sinh. Qua áp dụng và kiểm nghiệm thực tế, tôi đã chọn đề tài này và viết ra đây cùng đồng nghiệp trao đổi với nhau nhằm phát huy, nâng cao chất lượng trong dạy, học phân môn Mỹ thuật. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng của vấn đề, tìm ra những nguyên nhân, từ đó kiến nghị nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học vẽ tranh đề tài ở lớp 5. 1. Nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài 2. Thực trạng của vấn đề dạy học vẽ tranh đề tài ở lớp 5 3. Đưa ra biên pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh đề tài ở lớp 5 và phương pháp đánh giá kết quả bài vẽ của học sinh trong chương trình Mỹ thuật. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 5 Tại trường tiểu học nơi mình công tác. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát - Phương pháp vấn đáp, gợi mở - Phương pháp trực quan - Phương pháp làm việc theo nhóm - Phương pháp luyện tập - Phương pháp sử dụng trò chơi hỗ trợ nội dung - Phương pháp tạo tình huống 4 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: - Phân môn vẽ tranh đề tài là một trong 4 phân môn trong Mỹ thuật ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. Từ lớp 1,2,3,4 và lớp 5 học sinh buổi đầu đã làm quen với thị hiếu thẩm mỹ, làm quen với thực hành. ở Lớp 1, 2,3,4 học sinh cũng đã được vẽ tranh đề tài nhưng yêu cầu còn thấp hơn. Đó là: - Hình vẽ đơn giản, ngộ nghĩnh. - Màu sắc tuỳ ý và hay vẽ màu nguyên chất. Đến lớp 5, về nội dung không thay đổi mà chỉ yêu cầu cao hơn so với lớp 1,2,3,4. Việc vẽ và cảm nhận về hình và màu ở lớp 5 là thời kỳ đang nảy sinh về tư duy sáng tạo cao hơn và là cơ sở học sinh học phân môn này ở lớp trên. - Ở lớp 5 học sinh: + Tranh vẽ rõ nội dung chủ đề + Yêu cầu về hình mảng cao hơn + Màu sắc có phần pha trộn trong khi vẽ * Điều tra về những tâm lý và ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học . - Ở bậc tiểu học, ngoài yêu cầu về đời sống vật chất, tuổi trẻ còn một nhu cầu quan trọng hơn nữa đó là đời sống tinh thần. - Qua thực tế ta thấy không có học sinh nào là không thích vẽ và không vẽ được tất cả học sinh dù ở miền núi hay miền xuôi, nông thôn hay thành thị đều thích vẽ, dẫu chưa được học, học sinh vẫn cứ vẽ, vẽ rất nhiều theo tình cảm và cảm xúc thẩm mỹ về những cảnh vật, con người mà các em yêu thích. Hàng ngày lưu ý quan sát, chúng ta sẽ thấy các em trai gái ở mọi lứa tuổi khác nhau, đang ngồi trong nhà hoặc ngoài sân, mặc dù trong tay các em chỉ có mẫu phấn, một mẫu gạch hoặc mẫu than hay cái que củng đủ làm phương tiện cho các em vẽ lên tường hay xuống đất. ở trong lớp học có giấy thì các em vẽ lên giấy, không có thì vẽ vào vở viết, bìa sách, thậm trí vẽ vào lòng bàn tay những hình ảnh ngộ nghĩnh, xa lạ với ý nghĩa của chúng ta. 5 - Hoạt động Mỹ thuật ở bậc tiểu học như: Vẽ, nặn, cắt dán còn là hoạt động đầy sáng tạo và hấp dẫn. Nó luôn gây được sự hứng thú và phù hợp tâm lý các em. - Khi tham gia giờ học Mỹ thuật các em cảm thấy như được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo về những chủ đề đã được nghe, được thấy. Đó là tiền đề nảy sinh ra ngôn ngữ tạo hình ở trẻ em. - Thông thường các em ở nơi nào vẽ cảnh vật ở nơi đó, các em ở nông thôn hay vẽ cảnh đồng ruộng xóm làng, cày bừa, chăn châu, cắt cỏ... - Các em ở thành thị hay vẽ cảnh vui chơi, cắm trại, đá bóng, cảnh phố phường đông vui, nhộn nhịp xe cộ ... - Các em ở miền núi hay vẽ cảnh nhà sàn bên con suối, chăn nuôi lợn gà, ném còn, thổi khèn...Điều đáng chú ý là hầu hết các chủ đề về cuộc sống hiện tại như lao động xây dựng đất nước, luyện tập chiến đấu ....cũng được các em thể hiện trong tranh vẽ của mình. Cách lựa chọn chủ đề để xây dựng hình tượng, sắp xếp bố cục, cách nhìn nhận, suy nghĩ diễn đạt cảm xúc cũng nhiều vẻ khác nhau, hình tượng còn sai sót về tỷ lệ nhưng lại có duyên và rất ưa nhìn vì cách sắp xếp hình mảng và mầu sắc vừa thực lại vừa hư, các em thường vẽ theo cảm xúc tự nhiên, không lệ thuộc về khung cảnh, về màu sắc. Phải chăng đó là hư cấu? Không phải như vậy! Các em nghĩ sao vẽ vậy, thật như các em nghĩ, các em hiểu. Hình trong tranh của các em rất hồn nhiên, đôi khi trông rất ngộ nghĩnh cho nên mang tính khai quát về hình tượng và mầu sắc. Đó chính là ngôn ngữ tạo hình đích thực của các em. Với cách nhìn luôn luôn tươi sáng, hồn nhiên, âu yếm, chân thật nên sắc màu trong tranh của các em thường tươi mát hoặc đậm đà, đôi khi chúng ta bị bất ngờ về thủ thuật sử dụng màu sắc, hình mảng, bố cục tưởng như phí lý nhưng lai rất thực nên tranh của các em có sức truyền cảm, lôi cuốn người xem . Đó là những tài năng nghệ thuật rất quý, rất đáng tôn trọng, cần được quan tâm khích lệ, cổ vũ. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trước đây môn Mỹ thuật do các giáo viên không chuyên đảm nhiệm giảng dạy. Đây là điều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học. 6 Từ năm học 2003-2007 đã có giáo viên chuyên trách đảm nhiệm giảng dạy môn Mỹ thuật. Từ lớp 1- 5. Tuy mặt bằng chất lượng đại trà có được nâng lên một bước nhưng chất lượng mũi nhọn còn thấp so với mặt bằng chung. Đây là vấn đề tôi trăn trở nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của học sinh toàn trường nói chung và của học sinh khối 5 nói riêng. Một số giáo viên có ý thức sưu tầm tài liệu (tranh, sách, bài vẽ của học sinh…) và làm đồ dùng dạy học tạo điều kiện cho bài dạy có kết quả sinh động. Tuy vậy còn một bộ phận giáo viên chưa chú ý đến khai thác và mở rộng đề tài, hướng dẫn chung chung, thiếu tranh ảnh hình vẽ minh hoạ. Học sinh ở bậc tiểu học thích vẽ tranh nhất là học sinh ở các thành phố, thị xã, thị trấn nơi có giáo viên dạy Mỹ thuật, có chương trình dạy Mỹ thuật, có môi trường văn hoá. Tranh vẽ của các em đã được đánh giá cao ở trong và ngoài nước nhiều tranh đoạt giải quốc tế. Tuy nhiên, nhìn chung tranh vẽ của học sinh tiểu học còn ở tình trạng chung, chưa có ý hay về các đề tài, bố cục, hình tượng và màu sắc còn nghèo, thiếu tìm tòi sáng tạo. Chưa có kỹ năng sử dụng màu nước, màu bột. Thiếu sót đó không phải hoàn toàn do các em, phần nào thuộc về giáo viên, do cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, thiếu môi trường văn hoá. Chính vì những lý do như trên năm học 2018 - 2019 sau khi nhận lớp tôi đã mạnh dạn tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh khối lớp 5 bằng cách ra một đề kiểm tra như sau: Vẽ tranh " Đề tài tự chọn". Kết quả đầu năm Lớp 5A 5B 5C 5D 5E Sĩ số 28 28 20 28 30 Hoàn thành xất sắc Số Tỷ lệ % lượng 8 5 2 5 10 28,5% 17,8% 10% 17,8% 33,3% Hoàn thành Số Tỷ lệ % lượng 18 20 15 20 15 64,2% 71,4% 75% 71,4% 50,% Chưa hoàn thành Số Tỷ lệ lượng 2 3 3 3 5 % 7,1% 10,7% 15% 10,7% 16,6% 7   2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: - Để bài vẽ tranh của học sinh có chất lượng, phát huy được tối đa các khả năng vẽ và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, phải nói đến vai trò của người giáo viên, đến tâm huyết nghề nghiệp: Vừa là cung cấp kiến thức vừa là người giáo dục cho các em về thẩm mỹ, về cái đẹp của các em từ khi còn nhỏ. - Để học sinh thể hiện được hết khả năng, phải có một phương pháp giảng dạy tốt, phù hợp. * Phương pháp dạy vẽ tranh đề tài: - Vẽ tranh đề tài là vẽ tranh về một đề tài cho trước (không phụ thuộc vào người vẽ), người vẽ không được chọn, mà phải vẽ theo. - Trong mỗi đề tài có nhiều tranh về một đề tài, cách vẽ tranh do người vẽ suy nghĩ tìm tòi sao cho tranh của mình đúng đề tài mà cách thể hiện nhẹ nhàng dí dỏm, có tình cảm hơn. - Giáo viên cho học sinh xem một số tranh mẫu và dùng hệ thống câu hỏi để khai thác. + Tranh vẽ đề tài gì? (Giáo viên kết hợp nắm bắt khả năng quan sát, suy đoán của học sinh) Khi học sinh không trả lời được (Đề tài khó vượt quá khả năng của học sinh thì giáo viên dùng các câu hỏi gợi mở, phân tích cho học sinh). Ví dụ: Đối với đề tài vẽ tranh về đề tài quê hương hoặc đề tài nhà trường hai loại đề tài này học sinh rất gần gủi và cũng rễ tưởng tượng, tuy nhiên không phải là học sinh bắt trước vẽ lại tranh mẫu. Bước này cần liên hệ nhiều về cách quan sát tranh, quan sát thiên nhiên nhiều hơn. Cùng vẽ tranh về quê hương và nhà trường nhưng có nhiều cách vẽ, vì mỗi người quan sát cảm nhận về giờ ra chơi khác nhau và quê hương khác nhau. Ngoài ra còn cách bố cục, cách chọn và vẽ hình, cách vẽ màu cũng làm cho mỗi bài có một nét riêng. Muốn vẽ đề tài, người vẽ cần nắm được kiến thức cơ bản, ngoài ra phải là người chăm quan sát thực tế, chịu khó đọc, tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Bởi 8 vẽ tranh đề tài là phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ, bố cục, hình vẽ, màu sắc Thông qua ngôn ngữ hội hoạ cho người xem hiểu về cuộc sống . Đối với khó hơn: (Đề tài về ước mơ của bạn, hãy chia sẻ cùng mọi người, an toàn giao thông, môi trường). Các loại đề tài này học sinh sẽ rất lúng túng khi tìm ra nội dung chủ đề, tìm chọn nội dung hình tượng chính trong tranh cụ thể khi vẽ hình dáng các nhân vật về năng lực quan sát còn kém, vai trò của người giáo viên lúc này rất quan trọng khi quan sát tranh mẫu dùng phương pháp phân tích gợi mở giảng giải và hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh * Hướng dẫn học sinh làm bài theo quy trình: - Trong hoạt động cách vẽ tranh: Hướng dẫn học sinh khai thác đề tài, giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài, tìm ra được cách thể hiện (cách vẽ khác nhau), tránh đi tràn lan, nhàm chán, vì học sinh biết là sẽ có cách vẽ giống nhau, nhưng dễ nhầm. Mỗi đề tài là một cách khai thác riêng. Giáo viên phải chỉ ra mục tiêu đề tài, yêu cầu cần phải giải quyết được là: Vẽ đúng nội dung hình tượng của đề tài, hình tượng chính của tranh là gì? Học sinh phải hiểu cái gì là chính cần vẽ ở tranh? giáo viên phải linh hoạt lấy tranh mẫu ra và phân tích . Bức tranh này vẽ người đang làm gì? Việc gì? Học sinh trả lời được câu hỏi này thì sẽ hiểu được nội dung chính của bức tranh. Bên cạnh giáo viên phân tích luôn có chính thì phải có phụ, cái phụ bổ trợ cho cái chính thêm sinh động, không khô cứng rời rạc. Khi hướng dẫn các em tìm hiểu đề tài giáo viên dùng phương pháp vấn đáp, gợi mở giúp học sinh lien hệ thực tế, nhớ lại những hình ảnh có thể vẽ trong đề tài: Về khung cảnh, màu sắc, hình dáng, nhân vật. Tự gợi mở càng rộng thì nội dung đề tài càng được thể hiện phong phú, càng gây được sự hào hứng khi làm bài. 9 - Giáo viên cần coi trọng khi sắp xếp bố cục thế nào là đẹp, linh hoạt cho học sinh xem các bố cục đẹp. Giáo viên đặt câu hỏi: Cái nào sắp xếp cân đối, mảng chính, mảng phụ ? Giáo viên cho học sinh nhận xét bài nào đúng cân đối, chưa cân đối, rời rạc? từ đó tự học sinh phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo. Giáo viên cần cho học sinh xem thật nhiều dạng đề tài tranh mẫu của các hoạ sỹ, tranh thiếu nhi, bài của học sinh khoá trước. Học sinh quan sát cách chọn nội dung đề tài, mỗi tranh có cách bố cục, cách nhìn hình dáng khác nhau, cách sử dụng màu sắc cũng khác nhau. Giáo viên linh hoạt gợi mở vấn đáp (đặt một số câu hỏi) để kích thích tính tò mò của học sinh và giáo viên phải cất tranh đúng lúc. Yêu cầu học sinh suy nghĩ, trọn nội dung đề tài, chọn hình ảnh cần thể hiện trong đề tài. Có thể cho học yếu kém một vài tranh vẽ đơn giản hơn để học sinh rể hiểu rể học tập, không nên quá coi trọng học sinh khá giỏi mà bỏ qua đối tượng học sinh này Dựa vào tranh giáo viên nên vẽ phác ra giấy hay lên bảng để học sinh nhận ra các mảng chính (bố cục ban đầu của tranh) sau đó mới đến xây dựng hình tượng theo mảng, cuối cùng là cách vẽ màu. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh, lúc này học sinh không tập chung chú ý, không nhận ra cách tiến hành bài vẽ tranh đề tài (đâu là nông thôn, đâu là hình trong mảng). Khi thể hiện nét vẽ có thể các em còn vụng về tỷ lệ người chưa cân đối, màu sắc tô còn lem nhem, sự sắp xếp còn lộn xộn Song không vì thế mà giáo viên chê trách học sinh, làm mất hứng thú làm học sinh tự ti, cứ để các em tự do thể hiện suy nghĩ của mình, trên cơ sở đó giáo viên uốn nắn dần. Ở lớp 1, 2 yêu cầu về bố cục ít đặt ra, mới chỉ là yêu cầu các em vẽ được các hình ảnh phù hợp với đề tài, có tính chất liệt kê sự vật. 10 Ví dụ: Đề tài vui chơi: Tranh 1 Tranh 2 (Với 2 bức tranh 1,2 như vậy là được) Ở lớp 3, 4, 5 yêu cầu các em sắp xếp tranh (bố cục) có trọng tâm (có mảng chính, mảng phụ cân đối) Tranh 3 Tranh 4 (Với 2 bức tranh 3,4 như vậy mới đạt yêu cầu) Nếu học sinh dùng màu sắc để vẽ, vẽ hình ảnh gần màu đậm hơn, ở xa vẽ màu nhạt hơn để diễn tả không gian. 11 Nếu không có màu, giáo viên hướng dẫn các em vẽ bằng chì đen với các độ đậm khác nhau (vật ở gần vẽ đậm hơn vật ở xa ) để tập diễn tả không gian. * Đối tượng học sinh khá giỏi thì giáo viên yêu cầu cao hơn . + Em có thể cho biết tên đề tài này là gì? + Em có thể chọn đề tài được không? * Giáo viên kích thích tính tò mò, tư duy độc lập sáng tạo cả học sinh làm bài ở dạng đề tài cao hơn. - Cách sử dụng đồ dùng: Trong vẽ tranh học sinh chú ý cách bố cục hình mảng đúng với đề tài. Giáo viên dạy cần tranh mẫu đa dạng, và tranh vẽ các bước bố cục, chia mảng khái quát. Tranh vẽ mẫu các dạng hoạt động của con người phải đa dạng: Đi, đứng, ngồi, cúi, chạy, nhảy. Giáo viên phân tích rõ các dạng hoạt động phải có nhóm liên kết bổ trợ với nhau, tránh rời rạc. ở độ tuổi này học sinh chưa ý thức cao về cách sắp xếp bố cục hay lập lại hình dáng tương tự nhau, giáo viên phải góp ý cho học sinh sữa ngay. Trong hình vẽ hướng dẫn, giáo viên phải rõ dàng, dễ hiểu các dáng người, không nên vẽ dáng người quá chi tiết như thật mà đôi khi học sinh khó bắt trước, giáo viên cần vẽ theo kiểu đơn giản nhất để học có thể vẽ được, tránh lạm dụng treo đồ dùng quá lâu, học sinh sẽ bắt trước hoàn toàn, mà không chịu sáng tạo, vì vậy phải linh hoạt khi sử dụng đồ dùng dạy học. * Phương pháp vẽ tranh đề tài ở lớp 5 - Với bài vẽ trực tiếp: - Tìm hiểu đề tài: Quan sát, tìm vị trí, chọn cảnh. - Tìm bố cục - Phác hình mảng chính phụ sao cho tranh cân đối và thể hiện đúng nội dung, thể hiện được chủ đề. - Vẽ hình vào mảng và vẽ đậm nhạt. - Vẽ màu (không nên vẽ chi tiết quá). - Bài vẽ ở lớp ở nhà: 12 - Vẽ theo trí nhớ, hay vẽ theo tư liệu đã chuẩn bị. - Suy nghĩ về đề tài và ký hoạ lấy tài liệu, có thể vẽ chi tiết một bộ phận hay toàn cảnh, có thể bằng chì hoặc bằng màu. - Phác thảo bố cục. - Vẽ hình vào mảng (hình ảnh có động có tĩnh, đúng đề tài). - Vẽ màu. * Hướng dẫn học sinh thực hành Trong quá trình hướng dẫn cách vẽ, giảng giải phân tích cho học quan sát tranh, xem và suy nghĩ cách chọn nội dung đề tài, chọn hình tượng, bố cục, hình dáng, sắp xếp là việc quan trọng và khó khăn. Chuyển sang bước thực hành là việc làm thể hiện tại chổ. Khi học sinh là đối tượng thu nhận và thể hiện kết quả ra giấy, người giáo viên đón kết quả này qua người học trong khoảng thời gian nhất định. Quá trình yêu cầu học sinh làm bài, giáo viên phải quan sát chung cả lớp, đi quan sát hướng dẫn cụ thể, nắm bắt các em vẽ đúng, sai, người giáo viên phải linh hoạt nhắc nhở và đặt câu hỏi. - Em vẽ về đề tài gì ? - Bố cục hình mảng hợp lý chưa ? - Các hình mảng có liên kết hợp lý không ? - Cùng một lúc giáo viên vừa đi từng bàn, từng em, vừa quan sát phát hiện góp ý sữa chữa. - Giáo viên cần nhắc lại kiến thức mình vừa giảng, phân tích rồi lại tổng hợp, kiểm tra học sinh kịp thời góp ý sữa chữa. * Hoạt động quan sát, hướng dẫn cách vẽ màu Quá trình quan sát học sinh vẽ hình, giáo viên hướng dẫn vẽ màu luôn khi hình khối tương đối ổn định. Giáo viên cho xem tranh vẽ màu có đậm nhạt rõ ràng, bài vẽ nào là bài vẽ đẹp, có hoà sắc chung, từ đó học sinh kip thời tiếp thu về màu và vẽ được màu đẹp. Không nên cho học sinh sao chép lại màu mà phải kích thích sáng tạo ra màu mới của mình qua xem tranh. * Hoạt động nhận xét 13 Để có cơ sở nhận xét khả năng thể hiện tranh đề tài của học sinh tiểu học, khi hướng dẫn học sinh cũng như lúc nhận xét bài vẽ của học sinh cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học cụ thể: + Căn cứ vào tâm lý lứa tuổi của từng cấp học để xem kết quả làm bài (mức độ yêu cầu của từng bài vẽ đối với từng lứa tuổi, từng cấp học). + Bố cục thể hiện chủ đề (bài làm), rõ đẹp hợp lý. + Hình ảnh, tính cách người vẽ, khung cảnh phù hợp với chủ đề. + Màu sắc phù hợp với chủ đề (đẹp) có mảng chính, mảng phụ hợp lý và tương đối đúng độ đậm nhạt. + Không phạm lỗi bố cục nhiều. Căn cứ năm tiêu chuẩn trên để cho điểm từng bài của từng lớp, từ lớp 15. Giáo viên nên đưa những câu hỏi: Em thích bài nào? Tại sao? Để học sinh tập phát biểu về những suy nghĩ của mình. Giáo viên không nên tự mình áp đặt cách nhận xét mà phải chủ động cho học sinh nhận xét và chia nhóm lên nhận xét từng bài. Giáo viên tập cho học sinh tập nhận xét chính là phát huy năng lực quan sát, nhận xét cùng một lúc kích thích tính tò mò, tư duy sáng tạo độc lập của học sinh. * Hoạt động của học sinh: Mặc dù rất cố gắng đúc rút một số kinh nhiệm, cố gắng đưa các phương pháp thật tích cực chủ động nhưng vẫn thấy bộc lộ những điểm yếu về phía học sinh là: - Tính tự ý làm theo ý mình - Còn yếu về năng lực quan sát, trí nhớ còn chưa sâu, chưa tập trung cao độ, hạn chế còn nhiều về tư duy sáng tạo khi chọn nội dung các chủ đề cao hơn - Còn yếu kém về cách dựng hình, tìm các dáng hoạt động sao cho sinh động . - Còn dùng màu tuỳ tiện, chưa tuân theo cách vẽ màu, bố cục chưa cân đối . 14 * Những tồn tại này còn phải khắc phục xuyên suốt cả quá trình học vẽ, ở lớp trên. Với việc tiến hành, dạy một tiết Mỹ thuật ở lớp 5 như trên, tôi thấy chất lượng được nâng cao rõ rệt: Học sinh được chủ động lĩnh hội kiến thức, lớp học vui nhộn, hứng thú, thầy và trò cùng được làm việc. Nhận xét kết quả bài học, bài vẽ là rất cần thiết, vì qua đó giáo viên biết được tình hình học tập của học sinh, nắm được kiến thức vững vàng hay rời rạc thiếu hệ thống? học tập tiến bộ hay chửng lại, hoặc sút kém? khá ở phân môn nào, phân môn nào trì trệ? bố cục, vẽ hình, vẽ màu…có những gì cần quan tâm…? cho cả lớp hay cá nhân? Từ đó giáo viên rút kinh nghiệm cho giảng dạy của mình: Tìm ra những điều bổ ích cho phương pháp, cho nội dung hay cho sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. Nhận xét kết quả bài vẽ còn là động viên khích lệ học sinh học tập, đối với cả các em khá giỏi hay yếu kém. Nhận xét bài vẽ của học sinh dựa vào những cơ sở sau đây: - Dựa vào đặc điểm của môn Mỹ thuật. + Bài vẽ có đồng bộ về bố cục, về hình vẽ, về màu sắc. + Bài vẽ có cái độc đáo, sáng tạo ở bố cục, ở xây dựng hình tượng, ở cách dùng màu … - Dựa vào mục tiêu môn Mỹ thuật ở tiểu học. Cung cấp cho học những kiến thức ban đầu về Mỹ thuật, hình thành và củng cố các kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em tiếp xúc, làm quen cảm nhận cái đẹp và vận dụng tốt Mỹ thuật vào học tập sinh hoạt hàng ngày. - Dựa vào yêu cầu của bài dạy: Khi nhận xét tranh vẽ của học sinh cần căn cứ vào mức độ quy định cho từng lớp (yêu cầu lớp 1,2 thấp hơn lớp 3,4,5). Đối với học sinh tiểu học không yêu cầu cao về tỷ lệ, hình dáng, phối cảnh và kỷ thuật thể hiện như như đối với học sinh cấp II, để có sự nhận xét đúng hơn. - Dựa vào sự tiến bộ của học sinh. 15 Như phần trên đã trình bày, vì nhiều lý do mà học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn khi các em học vẽ. Cho nên phương pháp nhận xét bài vẽ của học sinh là: Hạn chế nhận xét kém, gặp trường hợp bài kém, giáo viên nên động viên, yêu cầu học sinh làm lại, sau đó mới nhận xét bình thường. Có học sinh nào đó không làm bài, yêu cầu em đó phải làm sau, sau đó đánh giá như thường, tuỳ theo từng trường hợp. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: Trong năm học trước (Năm học 2017-2018) , khi chưa áp dụng những biện pháp trên, số lượng học sinh chưa hoàn thành là rất khó tiến bộ. Các em ngại học hay không thích học, học xong không tập trung tương tác làm bài cùng nhóm . Trong năm học 2018-2019 nhờ vận dụng các bước như trên mà kết quả thu được rất khả quan so với khi chưa vận dụng các phương pháp này. Lớp Sĩ số Hoàn thành xuất sắc Số lượng Tỷ lệ% 5A 28 13 5B 28 11 5C 20 8 5D 28 15 5E 30 15 3. Kết luận, kiến nghị: Hoàn thành Số lượng Tỷ lệ% 46,4% 39,3% 40% 53,6% 50% 15 17 11 13 15 53,6% 60,7% 55% 46,4% 50% Chưa hoàn thành Số lượng Tỷ lệ 0 0 1 0 0 % 0% 0% 5% 0% 0% 3.1 . Kết luận: Qua quá trình nguyên cứu, học hỏi phương pháp giảng dạy môn Mỹ thuật ở tiểu học nói chung và ở chương trình lớp 5 nói riêng, tôi đã rút ra và áp dụng vào dạy học đã đem lại kết quả khả quan hơn so với với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm đặc biệt là tính hiệu quả cao hơn so với cách làm cũ. * Nhận xét bài làm của học sinh sau khi đã đổi mới cách sử dụng phương pháp : - Cách sử dụng phương pháp . - Tôi đã thấy bộc lộ rất rõ qua bài làm của học sinh. 16 - phần vẽ đúng nội dung đề tài, yêu cầu học sinh đã bám được yêu cầu của đề tài đã đề ra. - Trong bài vẽ cơ bản của học sinh đã có những nét độc đáo thể hiện trong ý tưởng của tranh, thể hiện trong cách vẽ hình, sắp xếp bố cục, hình mảng biết đặt chặt chẽ hơn. Về hình dáng hoạt động, học sinh đã biết khai thác tìm các tư thế hoạt động phù hợp với đề tài yêu cầu, tư thế có nhịp nhàng liên kết lô gích. Về màu sắc học sinh đã khám phá về màu bằng cách pha chộn tìm màu thích hợp, không dùng màu nguyên chất ở lớp 1,2,3,4. Phương pháp đánh giá bài vẽ mới đã làm cho học sinh hào hứng hơn trong tiết học, vì học sinh nhận ra ngay được những điểm đạt của bài vẽ mà không sợ bị điểm kém, tiết học Mỹ thuật sôi nổi hơn rất nhiều . Nhìn chung qua đợt cải tiến và sử dụng nhịp nhàng các phương pháp, áp dụng nhuần nhuyễn đặc thù phân môn đã thu được kết quả đáng mừng so với mặt bằng đầu năm và trước đây. Có nhiều học sinh bước đầu làm quen với các thể loại đề tài để đạt được yêu cầu đặt ra. Về giáo dục tình cảm: Thông qua các giờ dạy môn Mỹ thuật giúp cho học sinh yêu môn Mỹ thuật, học tập hăng say, tạo cho các em thấy được vẽ đẹp của nghệ thuật, biết giữ gìn cái đẹp có trong tự nhiên, có trong cuộc sống hàng ngày, vận dụng tốt vào bài học, tạo điều kiện giúp cho các em học tốt các môn học khác. Qua kết quả trên ta có thể thấy vẽ tranh đề tài thu hút rất nhiều học sinh, các em có thể vẽ tranh về các đề tài, tìm được ý hay dí dỏm, có nhiều bố cục đẹp. Riêng về hình tượng trong tranh các em chưa có nhiều suy nghĩ về hình, về dáng và nét điển hình nên tranh của các em hình tượng còn chung chung, chỉ đơn giản là tả, là kể lại nhân vật, của cây và hiện tượng. đa số học sinh dùng màu sáp, bút dạ để vẽ tranh, rất ít dùng màu nước, màu bột. Giáo viên dạy Mỹ thuật phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý lứa tuổi khả năng về môn Mỹ thuật của từng học sinh để khai thác và phát huy óc tư duy sáng tạo cũng như năng khiếu 17 Mỹ thuật của học sinh, bồi dưỡng cho các em tình cảm thẩm mỹ, yêu cái đẹp và qua đó yêu thiên nhiên hơn, cuộc sống xung quanh mình. Bài viết này của tôi được đúc rút qua thời gian thực tế giảng dạy môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài ở lớp 5 nói riêng. Vậy rất mong các đồng nghiệp chân thành góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có hiệu quả trong công tác dạy và học. 3.2. Kiến nghị Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là những người thường xuyên nhắc nhở, phụ huynh cũng thường xuyên quan tâm đến các em để đảm bảo mỗi em phải có đầy đủ đồ dùng cần thiết khi đến trường như: Bút chì, tẩy, màu, giấy... Nhà trường cần tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá, kích thích sự hứng thú học tập, hoạt động và trải nghiệm để học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Giáo viên phải thực sự yêu nghề tâm huyết với nghề mà mình đã lựa chọn giúp các em học sinh có hứng thú và niềm vui trong học tập , Tổng phụ trách cần hướng dẫn cho các em học sinh trong ban chấp hành Liên đội tuyên dương, khen thưởng nêu gương, động viên khích lệ kịp thời những học sinh vượt khó để học tập tiến bộ qua từng tuần, từng tháng hay qua các học kỳ để học sinh ngày càng tiến bộ . Thanh Hóa, ngày 15 tháng 2 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HIỆU TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết sáng kiến Đặng Thị Hòa Nguyễn Văn Dương 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách Mĩ thuật lớp 4, 5 và vở tập vẽ lớp 1, 2, 3, 4, 5. ( Nhà xuất bản Giáo dục) - Sách nghệ thuật lớp 1, 2, 3 và sách giáo viên Mĩ thuật lớp 4, 5. ( Nhà xuất bản Giáo dục) - Sách Mĩ thuật và phương pháp dạy học (Nhà xuất bàn Giáo dục). - Sách tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Nhà xuất bản Giáo dục) - Giáo trình Mĩ thuật (Nhà xuất bản Đại học sư phạm). DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HĐKH NGHÀNH GIÁO DỤC HUYỆN, TỈNH XẾP GIẢI TT Tên đề tài Xếp loại 1 Một số biện pháp giúp học sinh vùng 135 yêu thích và học tốt môn Mĩ thuật ở bậc tiểu học Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt phân môn vẽ tranh ở trường tiểu học thuộc vùng đặc biệt khó khăn ''Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 học tốt phân môn vẽ tranh theo đề tài'' C Cấp công nhận Cấp tỉnh C Cấp tỉnh A Cấp huyện 2 3 Ghi chú Năm 20092010 20122013 20182019 19 Nhận xét của hội đồng khoa học nhà trường: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan