Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức câu lạc b...

Tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức câu lạc bộ violympic toán qua internet

.PDF
22
13
81

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG 1. MỞ ĐẦU TRANG 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Thực trạng tổ chức CLB Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học 2 Xuân Phú. 2.3. Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng CLB Violympic toán qua Internet ở 3 trường Tiểu học Xuân Phú. Giải pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tổ chức bồi dưỡng CLB 4 Violympic toán qua Internet: Giải pháp 2: Khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng học sinh để thành lập 4 CLB. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo: Giải pháp 4: Tuyển chọn, phân công và bồi dưỡng giáo viên tham gia tổ 5 9 chức CLB Violympic toán qua Internet. Giải pháp 5: Thường xuyên chỉ đạo tổ chức hoạt động của CLB Violympic 10 toán qua Internet: Giải pháp 6: Huy động cộng đồng tham gia công tác tổ chức CLB Giải pháp 7: Tổ chức thi đua khen thưởng. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị 18 18 19 20 20 20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em tham gia vào việc học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, cô giáo cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng năng khiếu, kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn. Năng khiếu được bồi dưỡng sẽ phát triển và ngược lại năng khiếu không được phát hiện, bồi dưỡng thì sẽ mất dần. Tổ chức bồi dưỡng các 1 Câu lạc bộ ở trường Tiểu học là để phát huy hết “Khả năng phát triển tiềm tàng” ở trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mặt khác, kết quả học sinh tham gia giao lưu các cấp là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một trường Tiểu học. Thành tích của học sinh khẳng định uy tín của nhà trường. Mỗi học sinh là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô và của cả cộng đồng. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập là một việc làm cần thiết và vô cùng ý nghĩa, chính vì vậy vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi “Giải toán qua mạng Internet Violympic ở Tiểu học” đang được các cấp quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh hết sức quan tâm. Vì chính nơi đây nó vừa là sân chơi trực tuyến hấp dẫn của môn toán, vừa tạo điều kiện cho các em làm quen, tiếp cận và sử dụng Internet một phương thức học tập mới bổ ích và hiệu quả, những phần mềm dạy học với những hình ảnh minh họa rất sinh động, lạ mắt đi kèm âm thanh vui tai, ...đã lôi cuốn sự hăng hái học tập của học sinh. Phương pháp bồi dưỡng cũng như hình thức tổ chức bồi dưỡng phải như thế nào cho đa dạng phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng, đó là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Ngoài ra, các yếu tố như: giáo viên, học sinh có năng khiếu, cha mẹ học sinh, chương trình và tài liệu … cũng tác động rất lớn tới của quá trình bồi dưỡng câu lạc bộ. Chính vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, chỉ đạo việc bồi dưỡng, đúc kết rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả cao qua việc tổ chức Câu lạc bộ Violympic toán qua Internet. Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyên môn, tôi nhận thấy rằng, để công tác bồi dưỡng câu lạc bộ đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi xin được nêu ra: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức câu lạc bộ Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học. Với đề tài này, tôi đã trải nghiệm trong 3 năm học: 2014 - 2015; 2015 – 2016; 2016 - 2017 và chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ trong công tác chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học Xuân Phú, huyện Thọ Xuân. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và đồng nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường Tiểu học nhằm góp phần thiết thực nâng cao chất lượng bồi dưỡng Câu lạc bộ Violympic toán qua Internet cũng như nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Câu lạc bộ Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học Xuân Phú. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, giảng dạy,… - Nhóm phương pháp hỗ trợ khác: Phân tích, thống kê,… 2. NỘI DUNG 2.1. Cở sở lý luận: 2 Căn cứ Quyết định số 4413/QĐ-BGDĐT ngày 04/10/2010 về việc Ban hành Thể lệ cuộc thi giải toán qua mạng Internet dành cho học sinh cấp Tiểu học và cấp trung học cơ sở của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ Thể lệ cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet dành cho học sinh phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 3486/QĐBGDĐT ngày 14/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể về vòng thi các cấp giải Toán, Vật lí qua Internet năm học 2016 – 2017 . Có thể nói, toàn bộ kiến thức được đề cập đến trong sân chơi này được ban tổ chức sắp xếp một cách hệ thống theo phân phối chương trình môn Toán từng khối lớp ở Tiểu học. Có19 vòng tương ứng với 35 tuần thực học. Các vòng thi được đưa ra sau 2 tuần học, bắt đầu từ tuần 1. Nội dung các bài thi trong mỗi vòng thi chủ yếu là kiến thức tổng hợp mà học sinh đã được tiếp cận trong chương trình toán của 2 tuần đó hoặc kiến thức nâng cao của các tuần trước. Nội dung này được sắp xếp từ dễ đến khó trong từng bài thi. Nội dung các bài thi đều giúp học sinh ôn luyện hoặc khai thác sâu các kiến thức đã học trong thời gian trước đó. Vì vậy Giải toán Violympic là cơ hội tốt nhất để học sinh luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng giải các bài tập nâng cao, phát triển năng lực học toán. Câu lạc bộ (CLB) Violympic toán qua Internet trong nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cũng sở thích, năng khiếu về môn Toán qua mạng, tự nguyện tham gia. CLB có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng Toán học của mình cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. CLB sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực, khả năng sáng tạo và tư duy toán học, sẽ là nơi chắp cánh cho những tài năng toán học trong tương lai. Tổ chức Giải toán qua mạng Internet – Violympic trong trường Tiểu học chính là giúp các em được phát huy vốn kiến thức đã học một cách tự giác, tự tin rèn luyện tính độc lập trong quá trình giải toán, sáng tạo trong việc tìm cách giải, các em có thể có những cách giải khác nhau với sự tập trung cao độ để giải đúng, giải nhanh nhất, tạo ra sân chơi trực tuyến môn Toán cho các em. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận và sử dụng Internet là một phương thức học tập, học sinh được luyện tập và tự đánh giá năng lực học tập môn Toán; tạo ra môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập. Qua các loại hình sinh hoạt của CLB, học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo. 2.2. Thực trạng tổ chức CLB Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học Xuân Phú. Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tổ chức CLB Violympic toán qua Internet. Kế hoạch, nội dung tổ chức CLB được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng. Nhà trường chọn GV giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách tổ chức CLB ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho tổ chức CLB. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu, lập tủ sách dùng cho CLB của nhà trường. Học sinh tham gia CLB được lựa chọn theo nguyện vọng ngay từ đầu năm học và được tham gia CLB 3 buổi/ tuần. Bên cạnh đó học sinh và giáo viên trong CLB luôn nhận được sự động viên khích lệ kịp thời về vật chất cũng như tinh thần của nhà trường, phụ huynh học sinh, 3 của các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của hội khuyến học xã. Điều đó đã góp phần tạo động lực cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Trong công tác chỉ đạo tổ chức CLB Violympic toán qua Internet nhà trường còn tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Số lượng học sinh đầu năm tham gia CLB Violympic toán qua Internet như sau: Năm học Số lượng CLB Số học sinh tham gia 2014 - 2015 5 120 2015 - 2016 5 125 2016 - 2017 5 165 * Những hạn chế trong việc chỉ đạo tổ chức CLB Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học Xuân Phú: - Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng về môn Toán còn thiếu cơ sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để. - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá biệt nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh. - Sự quan tâm, đầu tư của Phụ huynh học sinh còn ít, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa. - Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng CLB còn chưa nhiều, nhà trường chưa động viên được người dạy. 2.3. Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng CLB Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học Xuân Phú: Trước những thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng CLB Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học Xuân Phú, tôi thấy một vấn đề cần được đặt ra là: Ban giám hiệu nhà trường phải nghiên cứu để tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức CLB Violympic toán qua Internet. Cụ thể là: - Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng CLB. - Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng CLB. - Tổ chức bồi dưỡng và tuyển chọn phân công giáo viên bồi dưỡng các CLB. - Tổ chức xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc bồi dưỡng CLB. - Huy động cộng đồng tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu. - Tổ chức thi đua khen thưởng kịp thời xây dựng định mức thi đua khen thưởng cụ thể đối với GVgiỏi và học sinh có thành tích trong sinh hoạt CLB. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng việc chỉ đạo bồi dưỡng CLB Violympic toán qua Internet ở trường Tiểu học Xuân Phú, tôi đã tiến hành triển khai tổ chức thực hiện hệ thống các giải pháp sau: Giải pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tổ chức bồi dưỡng CLB Violympic toán qua Internet: Có nhận thức đúng đắn thì mới có những việc làm phù hợp và hiệu quả. Chính vì vậy cần tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tổ chức CLB Violympic toán qua Internet đến cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng. - Nâng cao nhận thức: Ban giám hiệu cần tuyên truyền để giáo viên, phụ huynh và cộng đồng nhận thức được vai trò, lợi ích cũng như hiểu được hoạt động và tác dụng của CLB Violympic toán qua Internet trong việc phát triển về khả năng Toán học của học sinh. 4 - Biện pháp nâng cao nhận thức: Tổ chức học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về chiến lược, giải pháp, mục tiêu giáo dục đào tạo nhất là đối với giáo dục Tiểu học. Đưa các nội dung nhận thức về hoạt động CLB Violympic toán qua Internet, học sinh năng khiếu vào sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chức tọa đàm với phụ huynh học sinh, với các đoàn thể xã hội để trao đổi kinh nghiệm nuôi và dạy con. Tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong đại hội giáo dục tạo mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội. Giải pháp 2: Khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng học sinh để thành lập CLB. Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh tham gia các CLB là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn đó không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tuyền truyền tới phụ huynh và học sinh trong toàn trường về việc tổ chức các CLB thông qua chào cờ đầu tuần và qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Ngoài ra, tôi còn chỉ đạo để Giáo viên chủ nhiệm các lớp phân tích, định hướng cũng như nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu của mỗi học sinh. Sau đó tôi đã chỉ đạo tiến hành khảo sát tất cả học sinh trong trường theo phiếu điều tra sau và yêu cầu các em hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những suy nghĩ, sở thích, thói quen và cả những mong muốn của mình về việc tham gia CLB để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra đạt kết quả tốt. Sau khi thăm dò nguyện vọng của học sinh, năm học 2016-2017 nhà trường tổng hợp và thành lập được 5 CLB Violympic toán qua Internet của 5 khối lớp. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo: Bất kì một việc gì muốn đạt hiệu quả cần phải có một kế hoạch cụ thể, khoa học, chắc chắn và rõ ràng. Công tác tổ chức CLB Violympic toán qua Internet cũng vậy, để có kết quả tốt Ban giám hiệu cần quan tâm đến việc lập kế hoạch, đến việc thiết kế những bước đi và việc làm cụ thể theo một trình tự đã được quy định để đạt được mục tiêu đã đề ra. 5 *, Kế hoạch tổ chức CLB: Kế hoạch được xây dựng trên nhiệm vụ chỉ đạo của các cấp, các ngành, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán”. Riêng hoạt động này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương ... để đi đến thống nhất thực hiện. Kế hoạch cần đảm bảo: - Mục đích: + Tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển năng khiếu về môn Toán; nuôi dưỡng niềm đam mê học tập môn toán, nghiên cứu khoa học; thực hiện các quyền trẻ em đặc biệt là quyền phát triển và quyền tham gia. + Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của môn Toán vào thực tiễn; được tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp; thúc đẩy, tăng cường vai trò của học sinh đối với cộng đồng. + Góp phần hình thành và phát triển ở HS những giá trị và năng lực cần thiết của con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. - Nguyên tắc: + Đảm bảo tính tự nguyện tham gia CLB của học sinh. + Đảm bảo phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động CLB. + Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương. + Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động CLB với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. + Đảm bảo huy động sự tham gia tích cực của giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng. - Quy trình: + Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, tài lực thực tế của nhà trường để dự kiến CLB có thể tổ chức cho HS tham gia. + Nhà trường thông báo và tìm hiểu về nhu cầu tham gia các CLB của học sinh và của cha mẹ học sinh. + Từ nhu cầu thực tế của HS, nhà trường sẽ quyết định thành lập CLB và sắp xếp GV tham gia vào Ban cố vấn hoặc Ban chủ nhiệm. + Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ. Ngoài ra, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo khoa học, cụ thể, rõ ràng chi tiết cho cả năm, từng kì, tháng, tuần về hoạt động tổ chức CLB Violympic toán qua Internet trong nhà trường: - Xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu về môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5. - Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia CLB trong 5 năm, xây dựng kế hoạch theo dõi, bàn giao cụ thể giữa các giáo viên khi nhận bàn giao CLB. - Xây dựng kế hoạch thành lập và bồi dưỡng CLB trên cơ sở thực trạng của trường, của địa phương. Trong bản kế hoạch cần làm rõ: + Số lượng học sinh tham gia CLB. + Kế hoạch bồi dưỡng: Ai bồi dưỡng? Khi nào bồi dưỡng? Bồi dưỡng ai? Bồi dưỡng như thế nào? 6 *, Thời gian tổ chức: Nhà trường sắp xếp bố trí tổ chức CLB mỗi tuần 2 buổi chiều và một buổi vào sáng thứ 7 với thời lượng phù hợp, vừa sức với học sinh. *, Tổ chức chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng. Thành lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng do phó hiệu trưởng là trưởng ban, tổ trưởng chuyên môn là phó ban và giáo viên bồi dưỡng là thành viên. Tôi đã tiến hành chỉ đạo Ban chủ nhiệm CLB xây dựng nội dung chương trình như sau: - Trên cơ sở kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phát triển tư duy cho học sinh tham gia CLB. - Kiến thức nâng cao phải dựa trên nền tảng nắm vững kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Toán. Giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học, trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để nâng cao dần, theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố. Ngoài chương trình sách giáo khoa và tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán, giáo viên có thể tham khảo thêm một số loại sách sau: Sách Toán nâng cao, Sách bồi dưỡng Toán, Toán phát triển, toán hay và khó, các bài toán hay trong toán tuổi thơ... Đặc biệt người bạn đồng hành không thể thiếu của giáo viên và học sinh năng khiếu là sách toán Violympic. Đồng thời tôi yêu cầu giáo viên lập nick vào thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với học sinh. Từ đó giáo viên có những định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn luyện. - Mặt khác để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời thỉnh thoảng phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu. - Ban chỉ đạo CLB hoàn thiện chương trình bồi dưỡng, sau mỗi tháng, học kì và hàng năm lại tổng kết, rút kinh nghiệm. - Giáo viên tổ chức bồi dưỡng CLB theo chương trình đã xây dựng. - Dựa trên định hướng của tổ chuyên môn mỗi giáo viên dạy bồi dưỡng cần chủ động biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng CLB mình phụ trách. Sau khi giáo viên xây dựng xong chương trình, tôi đã phê duyệt và góp ý, điều chỉnh chương trình dạy CLB của từng giáo viên, kiểm soát việc cập nhật, bổ sung tư liệu bồi dưỡng, yêu cầu cao việc đầu tư biên soạn tài liệu, giáo trình bồi dưỡng CLB. Qua việc tham khảo các tài liệu trên sẽ giúp cho giáo viên và học sinh làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình đồng thời rèn cho các em một thói quen đọc sách, một thói quen cần thiết của học sinh. Trên cơ sở của nội dung chương trình đã biên soạn cùng các tài liệu tham khảo phù hợp, giáo viên sẽ chủ động phân chia lượng kiến thức theo từng thời gian, thời điểm thích hợp. Ví dụ: Kế hoạch bồi dưỡng Violympic toán qua Internet của lớp 4: TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN PHÚ Tháng 9/2016 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG VIOLYMPIC MÔN TOÁN LỚP 4 Năm học 2016 – 2017 Tuần Nội dung 1 Đọc, viết số, cấu tạo thập phân của số 2 Ôn tập về tìm thành phần chưa biết của phép tính 7 3 4 5 10/2016 11/2016 6 7 8 9 10 11 12 13 14 12/2016 15 16 17 18 19 1/2017 2/2017 20 21 22 - Dãy số: Điền thêm số hạng vào sau, giữa hoặc trước một dãy số. Tìm số số hạng của dãy; Tìm số thứ n của dãy - Xác định số a có thuộc dãy số đã cho hay không ? - Tìm số chữ số trong một dãy ; Tìm chữ số thứ n của dãy - Tính tổng của dãy - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: Dạng viết thêm chữ số vào bên trái, bên phải. - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó: Dạng toán tìm 2 số tự nhiên biết giữa chúng có n số hạng. - Giải bài toán về tìm hai số khi biết Tổng- Tỉ số của hai số đó. - Giải bài toán về tìm hai số khi biết Hiệu- Tỉ số của hai số đó. - Giải bài toán về tính ngược từ cuối - Giải bài toán về tính tuổi - Các bài toán về trồng cây - Ôn tập về mối quan hệ giữa thành phần và kết quả tính đối với phép cộng. Tìm hai số có liên quan đến bài toán tổng và hiệu hoặc tổng và tỉ số. - Ôn tập về mối quan hệ giữa thành phần và kết quả tính đối với phép trừ (Do sơ ý viết hoặc đặt nhầm dấu) - Ôn tập về mối quan hệ giữa thành phần và kết quả tính đối với phép nhân. (Do sơ ý viết hoặc đặt nhầm các thừa số) - Ôn tập về mối quan hệ giữa t/p và kết quả tính đối với phép nhân. - Ôn tập về mối quan hệ giữa thành phần và kết quả tính đối với phép chia. - Chia cho số có 2, 3 chữ số, vận dụng giải toán. - Một số bài toán đơn giản về chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình bình hành - Một số bài toán đơn giản về chu vi, diện tích các hình (tiếp) - Ôn tập về tìm thành phần chữ biết và tính giá trị của biểu thức. - Ôn tập về tìm số Trung bình cộng ; Trung bình cộng kém (hơn) - Phân số - Các tính chất cơ bản của phân số) - Ôn tập về phân số (tính chất cơ bản của phân số) - So sánh phân số - Các phép tính về phân số - Ôn tập các phép tính về phân số - Ôn tập về tính giá trị của biểu thức có chứa phân số - Ôn tập về tính giá trị của biểu thức có chứa phân số (tiếp) - Tính nhanh phân số vận dụng tính chất của phép tính. - Tính nhanh phân số có tử số và mẫu số là dãy các phép tính - Tính nhanh phân số dạng mẫu số đứng sau gấp 2 lần mẫu số đứng trước. -Tính tổng các phân số có tử số bằng nhau, mẫu số đứng sau gấp 3 lần mẫu số liền trước. - Tìm x có liên quan đến phân số. Bài toán về giả thiết tạm - Bài toán về “khử”. Tìm x có liên quan đến phân số. - Bài toán về công việc chung dạng cơ bản. 8 3/2017 4/2017 5/2017 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 - Luyện giải các đề từ vòng 1- 14 - Luyện giải các đề từ vòng 1- 14 - Bài toán về công việc chung (mở rộng) - Bài toán về giả thiết tạm (mở rộng) - Các bài toán về phân số liên quan đến tìm phân số của một số - Một số bài toán đơn giản về chu vi, diện tích các hình (tiếp) - Ôn tập tính nhanh phân số - Ôn tập về các phép tính nhân, chia cho số có 2, 3 chữ số - Ôn tập về giải toán liên quan đến các phép tính - Ôn tập tổng hợp cuối năm - Ôn tập tổng hợp cuối năm - Ôn tập tổng hợp cuối năm Duyệt của BGH: Chủ nhiệm CLB: *, Chỉ đạo thống nhất phương pháp và hình thức tổ chức CLB Violympic toán qua Internet. - Phương pháp: Vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Một buổi tổ chức CLB cần tiến hành như sau: Bước 1: Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó; cho học sinh làm lại các vòng Violympic đã giao lưu. Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết. Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng hoặc thực hành trên máy tự luyện đề theo các vòng Violympic. Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn. Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của từng dạng bài tập. Bước 6: Củng cố kiến thức được cung cấp. - Hình thức sinh hoạt CLB: Sau khi đã xác định nội dung cho buổi sinh hoạt, Ban Chủ nhiệm thống nhất hình thức thể hiện, có rất nhiều hình thức sinh hoạt CLB. Có thể sử dụng một số hình thức chính sau đây: + Luyện vòng thi trên giấy, trên máy hoặc giao lưu bằng hình thức như Rung chuông vàng, tìm đáp án nhanh. + Hội thảo, tọa đàm là hình thức các thành viên CLB cùng tham gia thảo luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một nhận định. + Sinh hoạt ngoài CLB kết hợp với những hoạt động thể dục thể thao, tham quan du lịch… - Phân công người phụ trách: Người phụ trách có thể là thành viên của Ban Chủ nhiệm CLB hoặc chỉ là thành viên của CLB. Có trách nhiệm tiến hành toàn bộ công việc chuẩn bị kiểm tra và đôn đốc các khâu thực hiện. Người phụ trách phải hình thành đề cương chuẩn bị và có trách nhiệm điều hành buổi sinh hoạt. Giải pháp 4: Tuyển chọn, phân công và bồi dưỡng giáo viên tham gia tổ chức CLB Violympic toán qua Internet. Căn cứ vào số lượng học sinh tham gia CLB, Ban giám hiệu nhà trường tuyển chọn, sắp xếp, bố trí giáo viên tham gia phụ trách CLB. Đây là việc làm quan trọng nó quyết định chất lượng CLB. 9 *, Những tiêu chí tuyển chọn giáo viên bồi dưỡng CLB: - Giáo viên có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao về môn Toán. - Giáo viên có kĩ năng, phương pháp dạy học tốt, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng và sáng tạo trong giảng dạy. - Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có ý thức kỉ luật cao trong chuyên môn. - Có sức khoẻ, tự tin, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy. *, Tổ chức phân công lao động hợp lí: Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của mỗi GV để phân công vào từng khối lớp một cách phù hợp: - Phân công chuyên sâu, là cách phân công giáo viên phụ trách cố định trong nhiều năm để họ có điều kiện nghiên cứu sâu các nội dung cần bồi dưỡng phù hợp với năng lực của mỗi giáo viên. - Phân công dạy theo đúng năng lực, nguyện vọng để phát huy tốt nhất năng lực của giáo viên. - Phân công luân phiên để giáo viên nắm kiến thức xuyên suốt chương trình Tiểu học. - Chỉ nên thay đổi giáo viên khi có lí do chính đáng. *, Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng CLB Violympic toán qua Internet: Để tổ chức tốt CLB Violympic toán qua Internet thì giáo viên cần có nghiệp vụ vững vàng, có nhiều sáng tạo trong các hình thức tổ chức. Chính vì vậy điều việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên là rất cần thiết, bồi dưỡng giáo viên cần tập trung vào những việc sau: - Phổ biến kịp thời Nghị quyết của Đảng, chỉ thị nhiệm vụ của ngành, mục tiêu kế hoạch của trường, những quy định của Ban tổ chức Violympic Toán đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên. - Bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, phẩm chất theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, bồi dưỡng kiến thức khoa học. - Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Phương pháp dạy học, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thiết kế bài dạy, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về Toán, sinh hoạt tổ chuyên môn để đội ngũ giúp đỡ lẫn nhau. Chuyên đề dễ hiểu, khoa học nhất. Sau mỗi chuyên đề tổ chuyên môn đều tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất các giải pháp chung và yêu cầu giáo viên vận dụng các giải pháp đó vào từng tiết học cho phù hợp với thực tế lớp dạy. Bên cạnh việc tổ chức các chuyên đề nhà trường còn tổ chức nhiều hình thức hội thảo CLB Toán để giáo viên có điều kiện tự bộc lộ khả năng của mình cũng như tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp. Ngoài ra, để đạt được kết quả như mong đợi mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng và tham gia vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hình thức sau: - Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề: Trước hết giáo viên cần phải xác định rõ việc tự học, tự rèn luyện là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo viên cần nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn học làm cơ sở cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ngay từ trong hè để nắm bắt một cách chuẩn xác toàn bộ nội dung chương trình. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo trong sách báo, trên mạng Internet một cách có lựa chọn sau đó ghi vào sổ tư liệu những kiến thức cần thiết. Khi đã nắm được kiến thức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự 10 tin trong mỗi bài học, bài giảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh hoạt trong tổ chuyên môn, xây dưng các dạng toán theo các chuyên đề. Từ những hình thức bồi dưỡng trên, giáo viên nắm bắt được một cách vững vàng các kiến thức cơ bản, biết cách mở rộng phát triển nâng cao kiến thức phù hợp, vừa sức với thực tế học sinh lớp dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho từng bài học. Chủ động, tự tin trong từng bài dạy, lớp dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản cũng như cách thức tổ chức CLB. Giải pháp 5: Thường xuyên chỉ đạo tổ chức hoạt động của CLB Violympic toán qua Internet: CLB Violympic toán qua Internet là CLB dành cho những học sinh yêu thích môn toán gồm có 165 học sinh tham gia ở 5 khối lớp với 5 CLB. *, Hướng dẫn học sinh lập nick: - Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai các quy định của BGD& ĐT về giao lưu Violympic tới giáo viên và học sinh. + Tất cả học sinh cấp Tiểu học đều có thể đăng ký thành viên để tham gia cuộc thi giải toán qua Internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. + Chỉ những học sinh đăng ký với các thông tin chính xác: Họ và tên, ngày sinh, lớp, trường, huyện, được Ban tổ chức cấp trường xác nhận mới được trao các giải thưởng của cuộc thi. + Các đối tượng không dự thi chính thức vẫn được xếp hạng trên website nhưng không được trao thưởng. + Các thành viên cần tự rèn luyện thông qua cuộc thi và không được thiếu trung thực khi thi. + Các thành viên chấp hành Thể lệ của cuộc thi và mọi thông báo từ Ban tổ chức cấp quốc gia được công bố trên website. + Các thành viên tham gia thi trên trang website phải có kế hoạch học tập và tu dưỡng toàn diện, không để việc tham gia thi ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động khác trong nhà trường. - Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh chọn tên đăng nhập, mật khẩu đơn giản, dễ nhớ. Lưu ý học sinh cần ghi và nhớ tên đăng nhập và mật khẩu của mình. - Mỗi học sinh lập 2 nick để dự giao lưu và tự ôn luyện. - Đối với học sinh lớp 1 giáo viên lập nick cho các em và hướng dẫn các em đăng nhập. *, Tạo ngân hàng đề giao lưu: - Tôi đã chỉ đạo cho Ban chủ nhiệm CLB lập nick để vào thi như học sinh với mục đích lấy đề giao lưu bằng thao tác chụp lại bài trên màn hình bằng tổ hợp phím: Print Screen SysRq (hoặc là phím Print Screen,; PrtSc SysRq; “Alt” + “Print Screen”, sau đó mở Microsoft Word ra, lưu lại và đặt tên làm tài liệu. - Tôi đã chỉ đạo cho giáo viên tổ chức học sinh tự ôn luyện và lấy đề giao lưu. - Sau khi tham gia thi, giáo viên và học sinh đã có rất nhiều đề bài của một vòng thi. Giáo viên sẽ là người tổng hợp tạo ngân hàng đề giao lưu và tổ chức ôn tập cho học sinh theo từng vòng và phân dạng bài theo chuyên đề và củng cố cho học sinh. 11 Một số hình ảnh học sinh tự luyện và chụp để lưu tạo ngân hàng đề *, Tổ chức cho học sinh ôn luyện củng cố kiến thức cơ bản và mở rộng: - Rèn luyện kiến thức cơ bản: Ở mỗi vòng thi, bao giờ Violympic cũng bắt đầu từ những bài tập cơ bản thuộc phạm vi chương trình vừa học trong tuần (hoặc 2 tuần trước đó). Trong đó, bài tập rèn kĩ năng so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân, phân số … xuất hiện thường xuyên. Đây là cơ hội để các em được luyện tập, chiếm lĩnh kiến thức cơ bản trong các vòng thi. Chính vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh trớc mỗi vòng thi. - Rèn luyện kiến thức nâng cao: Không dừng lại ở kiến thức cơ bản, Violympic luôn tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy toán học bằng hệ thống bài tập nâng cao từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi dạng bài tập như thế được đưa ra một cách có hệ thống, được thay đổi dần để định hướng giải cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần căn cứ vào nội dung chương trình cơ bản và các vòng thi để mở rộng và nâng cao kiến thức theo từng dạng và theo chuyên đề. Ví dụ về chương trình sách Toán và vòng 2- violympic lớp 2: + Chương trình sách giáo khoa Toán lớp 2: Tiết 5: Đề-xi-mét (Dạy ngày 9/9/2016) và Tiết 6: Luyện tập ( dạy ngày 12/9/2016) với mục tiêu là: Học sinh biết đề xi mét là 1 đơn vị đo độ dài, tên gọi kí hiệu của nó, mối quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm. Thực hiện cộng trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là dm. Như vậy, trong chương trình sách giáo khoa, mức độ cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng rất đơn giản, rất nhẹ chỉ yêu cầu học sinh có biểu tượng về độ lớn của đơn vị đề-xi-mét ; thực hiện cộng trừ số đo độ dài với số đo có tên một đơn vị đo là đề-ximét; đổi số đo độ dài có tên một đơn vị đo sang số đo độ dài có tên một đơn vị đo bé hơn hoặc lớn hơn đơn vị đo ban đầu. + Nội dung violympic Toán qua Intenet Vòng 2 (Tổ chức ngày 12/9/2016) Bài 1: Câu 1 : Cho 23cm + 36 cm < 6dm - ….cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là…. Câu 2 : Mảnh vải xanh dài 5dm. Mảnh vải đỏ dài 45cm. Cả hai mảnh vải dài ….cm. Câu 3 : Cho 7dm – 30cm = ….cm + 3dm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là…. Bài 2 : Tìm các cặp ô có kết quả bằng nhau hay đồng nhất với nhau : 12 Các bài toán trong chương trình violympic không dừng lại ở mức độ cộng trừ hay đổi các số đo độ dài với số đo có tên một đơn vị đo đơn giản mà thực hiện các phép toán với số đo độ dài khác tên đơn vị đo. Như vậy, kiến thức được mở rộng và nâng cao lên rất nhiều. Chính vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên trong quá trình dạy học, ngoài vận dụng kiến thức vào làm bài tập nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh, mở rộng thêm kiến thức cho các em qua mỗi bài tập. Bài 1: Số? (trang 7- sgk Toán 2). 1dm = ... cm ... cm = 1m Mở rộng: 1dm 3cm = ...cm 2dm 7cm = ... cm Bài 2: Tính (trang 8 – sgk Toán 2). 3dm + 2dm = ...dm. 10dm – 9dm = 1dm Mở rộng: 30cm + 2dm=...dm 76cm – 3dm = ...cm Với cách mở rộng kiến thức qua mỗi tiết học trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh tiếp cận tốt hơn ở các bài tập buổi 2, làm tốt các bài tập nâng cao trong các sách ôn tập toán cuối tuần, bài tập cuối tuần và đặc biệt là tham gia thi Violympic Toán qua mạng đạt kết quả tốt. *, Tổ chức cho học sinh ôn luyện từng vòng thi trên giấy: Tôi đã chỉ đạo giáo viên: Sau khi tạo ngân hàng đề thi theo từng vòng và theo chuyên đề thì tổ chức ôn tập cho học sinh: - Học sinh tự làm bài trên giấy theo 3 bài thi với thời gian 60 phút - Giáo viên theo dõi, chấm chữa bài. - Củng cố, khắc sâu về dạng toán. - Bổ sung bài tập theo các chuyên đề để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh nắm vững các bài toán theo từng dạng bài. Ví dụ: Vòng 10 lớp 4 Bài 1: Tìm các cặp bằng nhau Bài 2: Đi tìm kho báu 13 Câu 1: Hiện nay bố 48 tuổi, tuổi Hùng bằng 1 tuổi bố. Hỏi 4 năm 6 trước tuổi bố gấp mấy lần tuổi Hùng? Câu 2: Ở một trang trại chăn nuôi có 100 con gà và con thỏ. Bác Năm đếm thấy có tất cả 236 chân gà và chân thỏ. Hỏi bác Năm nuôi bao nhiêu con gà? Câu 3: Một người có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 50kg. Sau khi người đó bán đi 20kg gạo nếp thì cả hai loại gạo còn 100kg. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu kilogam gạo tẻ? Câu 4: Cửa hàng có một số hộp kẹo đã bán hết trong 2 buổi. Buổi sáng người ta bán được 46 hộp kẹo. Buổi chiều bán 1 số hộp kẹo còn 3 lại là 15 hộp kẹo thì hết. Hỏi cả ngày cửa hàng đã bán được bao nhiêu hộp kẹo? Câu 5: Số thích hợp điền vào chỗ chấm: 43 x 58 - ... x 43 = 47347 Câu 6: Tìm số abc biết abc0 - abc = 2745 Câu 7: Toàn bộ học sinh lớp 4A xếp thành 4 hàng, mỗi hàng có 10 bạn. Biết số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là 6 bạn. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu bạn nữ? Câu 8: Một hình chữ nhật có chiều dài 63m, chiều rộng 47m. Người ta giảm chiều dài một số mét bằng số mét tăng thêm ở chiều rộng để thửa đất trở thành hình vuông. Hỏi phải thêm ở chiều rộng bao nhiêu mét? Câu 9: Cho dãy chữ: TRUONGSATRUONGSA ... Hỏi chữ thứ 2016 là chữ nào? Câu 10: Một can dầu nặng 50kg. Sau khi lấy ra 1 lượng dầu trong can 4 thì lúc này can nặng là 38kg. Hỏi nếu lấy hết lượng dầu trong can thì cái can rỗng nặng bao nhiêu ki-lô-gam? Bài 3: Mười hai con giáp Câu 1: Tổng của hai số bằng 1332. Số hạng thứ nhất có hai chữ số tận cùng là 84. Nếu đổi chỗ hai chữ số cuối cùng của số hạng thứ nhất thì được số hạng thứ hai. Tìm số hạng thứ hai. Câu 2: Tính 451 x 27 + 74 x 451 - 451 = … Câu 3: Cho 3m2 8dm2 =... cm2 Câu 4: Cho ba thùng dầu có tất cả 150l dầu. Lượng dầu ở thùng I ít hơn tổng lượng dầu ở thùng II và ở thùng III là 30l dầu. Thùng II nhiều hơn thùng III là 20l dầu. Hỏi thùng III chưa bao nhiêu lít dầu? Câu 5: Hình chữ nhật có diện tích 208cm2, chiều rộng 8cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó? Câu 6: Một cửa hàng trong tuần đầu bán được 1350kg gạo. Biết rằng một nửa số gạo nếp đã bán bằng 1 số gạo tẻ đã bán. Hỏi cửa hàng đó 5 bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo tẻ? Câu 7: Hiện nay tuổi anh gấp 3 lần tuổi em. Hỏi khi tuổi em tăng lên gấp đôi thì tuổi anh gấp mấy lần tuổi em? 14 Câu 8: Một hình chữ nhật có chu vi là 368cm. Nếu tăng chiều rộng thêm 16cm và giảm chiều dài đi 20cm thì ta được một hình vuông. Tính diện tích của hình chữ nhật đó? Câu 9: Tìm x biết x : 11 = 136. Vậy x =... Câu 10: Có bao nhiêu số có ba chữ số mà trong các số đó tổng hai chữ số ở hàng trăm và hàng chục bằng chữ số hàng đơn vị? Khi học sinh tự luyện vòng 10, có một số dạng toán mới, khi đó tôi chỉ đạo Ban chủ nhiệm CLB của lớp 4 ra hệ thống bài tập bổ sung theo chuyên đề: Bài tập ôn bổ sung: - Các bài toán về tính tuổi: 1. Tuổi chị hơn tuổi trung bình cộng của 2 chị em là 3 tuổi. Vậy chị hơn em…. tuổi. 2. Tổng số tuổi của Nam và anh hiện nay là 22 tuổi. Biết Nam kém anh 4 tuổi. Tính tuổi của Nam sau 5 năm nữa. 3. Tuổi mẹ cộng tuổi con bằng 45 tuổi. Biết mẹ hơn con 25 tuổi. Tính tuổi của mỗi người. 4. Mẹ hơn con 24 tuổi. Sau 5 năm nữa thì tổng số tuổi của hai mẹ con là 46 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay. 5. Tổng số tuổi của hai bố con là 38 tuổi. Nếu con tăng thêm 2 tuổi thì bố hơn con 24 tuổi. Tính tuổi của mỗi người. 6. Ông hơn cháu 58 tuổi, sau 3 năm nữa thì tổng số tuổi của hai ông cháu là 84 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. 7. Trung bình số tuổi của hai bạn An và Bình là 12 tuổi. Biết An hơn Bình 4 tuổi. Tính tuổi mỗi người. 8. Tuổi Tuấn, tuổi bố Tuấn và tuổi ông Tuấn cộng lại được 120 tuổi. Biết tuổi Tuấn có bao nhiêu ngày thì tuổi bố có bấy nhiêu tuần, tuổi Tuấn có bao nhiêu tháng thì tuổi ông có bấy nhiêu năm. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu. C¸c bµi to¸n gi¶i b»ng ph¬ng ph¸p tÝnh ngîc tõ cuèi Bài 1: Tìm một số, biết rằng số đó gấp lên hai lần rồi cộng với 10, được bao nhiêu chia cho 4 thì được kết quả bằng 20. Bài 2: Ba người chia nhau một số cam. Người thứ nhất lấy người thứ hai lấy 1 số cam rồi bớt lại 6 quả, 4 2 số cam còn lại và bớt lại 5 quả, người thứ ba lấy 24 quả còn lại thì 3 vừa hết. Hỏi số cam đem chia và số cam của mỗi người? 1 số cam và một quả. Lần thứ 2 1 1 số cam còn hai người đó bán số cam còn lại và 1 quả. Lần thứ ba người đó bán 2 2 Bài 3: Một người bán cam, lần thứ nhất người đó bán lại và 1 quả. Cuối cùng còn lại 10 quả. Hỏi số cam lúc đầu có bao nhiêu quả? Bài 4: Thái , Thiện, Chương có tất cả 36 quả bóng bàn. Nếu Chương cho Thái 6 quả rồi Thái cho Thiện 6 quả và Thiện cho Chương 4 quả thì số bóng bàn của mỗi bạn đều bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu quả bóng? Bài 5 : Ba bạn An, Bình, Chi có tất cả 24 quyển vở, Nếu An cho Bình một số vở đúng bằng số vở mà Bình hiện có, rồi Bình lại cho Chi số vở đúng bằng số vở mà Chi hiện có, rồi Chi lại cho An số vở đúng bằng số vở mà An hiện có thì lúc đó số vở của ba bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở? 15 Sau khi học sinh nắm vững các dạng bài theo chuyên đề, uốn nắn những sai sót và sửa lại cách trình bày của học sinh một cách kịp thời, tôi đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh theo cách giải nhanh nhất để tiết kiệm được thời gian, khích lệ sự sáng tạo về cách giải tắt, cách giải ngắn gọn cho học sinh. Vì cái đích của giải toán qua mạng Violympic là cần một kết quả cuối cùng nhanh và đúng chứ không cần cách trình bày một bài toán như thế nào (đây là một trong những yếu tố khác trong quá trình giải toán thông thường) Ví dụ 1: Ba bạn Hùng, Dũng, Nam có tất cả 36 viên bi. Nếu Hùng cho Dũng 8 viên vi, Dũng cho Nam 5 viên bi, Nam cho lại Hùng 6 viên bi thì số bi của ba bạn bằng nhau. Tìm số bi ban đầu của Hùng ( Vòng 11 – Lớp 4) Hướng dẫn học sinh nháp nhanh theo đường dẫn : + Đường dẫn: 36 : 3 = 12 Hùng: 12 – 6 + 8 =14 Dũng: 12 + 5 – 8 = 9 Nam: 12 + 6 – 5 = 13 Đáp số: Hùng : 14 viên bi Ví dụ 2: Năm nay ông 60 tuổi, cháu 5 tuổi. Hỏi khi ông 70 tuổi thì tổng số tuổi của hai ông cháu là bao nhiêu tuổi? ( Vòng 15 – Lớp 2) Hướng dẫn học sinh nháp nhanh theo đường dẫn : + Đường dẫn: ? Ông: 60 tuổi 70 tuổi Cháu: 5 tuổi … tuổi ... tuổi Bước 1: Tính tuổi tăng của ông: 70 - 60 = 10 tuổi Bước 2: Tính tuổi cháu khi đã tăng: 5 + 10 = 15 tuổi Bước 3: Cộng 70 với tuổi cháu vừa tìm được: 70 + 15 = 85 tuổi + Cách tính nhanh: Bước 1: Học sinh tính tuổi tăng của ông ( 70 - 60 = 10 tuổi) Bước 2: Tổng số tuổi của ông và cháu hiện nay ( 60 + 5) cộng với 2 lần số tuổi tăng ( 10 x 2): 65 + 20 = 85 tuổi. Ví dụ 3: a, Có bao nhiêu số có hai chữ số mà tổng hai chữ số của nó bằng 9. - Có 9 số ( 90; 18; 81; 27; 72; 36; 63; 45; 54) có hai chữ số mà mà tổng hai chữ số của nó bằng 9. b, Có bao nhiêu số có hai chữ số mà tổng hai chữ số của nó bằng 13. - Có 6 số ( 94; 49; 85; 58; 67; 76) có hai chữ số mà mà tổng hai chữ số của nó bằng 13. - Để biết được có bao nhiêu số học sinh phải viết các số rồi đếm xem có bao nhiêu số cần tìm. Tuy nhiên khi học sinh hiểu được bản chất và làm thành thạo theo cách đó thì tôi chỉ đạo giáo viên sẽ giúp học sinh cách tính nhanh như sau: + Nếu tổng hai chữ số được tính có giá trị từ 1 đến 9 thì số các số hạng được tính: Số các số hạng = Tổng Ví dụ: Tổng hai chữ số bằng 8 thì số số hạng cần tìm là 8. + Nếu tổng hai chữ số được tính có giá trị từ 10 đến 18 thì số các số hạng được tính: Số các số hạng = 9 – Chữ số hàng đơn vị của Tổng Ví dụ: Tổng hai chữ số bằng 15 thì số số hạng cần tìm là 9 - 5 = 4(số) *, Tổ chức cho học sinh thực hành trên máy tính: 16 Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải toán Violympic qua Internet thì trước hết giáo viên cũng cần truy cập mạng và vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, cũng như những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự đoán những dạng bài mà học sinh có thể lúng túng ở chỗ nào để có biện pháp khắc phục. Chỉ đạo Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm rõ các luật và các quy định trong chương trình Violympic: Tuyệt đối không được tự ý thoát hệ thông trong khi giao lưu, không được đăng nhập 1 lúc trên 2 máy, không được đăng nhập quá lâu (trên 60 phút) mà không vào giao lưu, ... Khi làm bài không được nhấn phím F5, nút back, forward trên trình duyệt để thoát ra và vào giao lưu lại hoặc mở nhiều Tab trình duyệt. Yêu cầu giáo viên khi thực hành trên máy vi tính cho học sinh luyện tập kết hợp 2 hình thức đó là: Giải trực tuyến trên website http://violympic.vn/ và luyện giải trên phần mềm luyện thi (Bản quyền: Dự án Violympic, Visky 2.0.Email: [email protected]) Giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Thực tế cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi lại dễ bị rớt ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói quen ở nhà là không cần phải tính toán kĩ, khi giao lưu bị điểm thấp thì thoát ra làm lại. Ngoài ra cần giúp các em vững vàng tâm lý trước và trong khi giao lưu cũng rất quan trọng. Bởi các em học sinh Tiểu học thường có tâm lý thi cử chưa tốt. Một số em hồi hộp, lo sợ khi vào phòng giao lưu; có em do tâm lý giao lưu 1 bài chưa tốt đã nghĩ là mình hỏng rồi thế là buông xuôi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thoát ra. Vì vậy giáo viên cần giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào phòng thi, đồng thời dặn dò các em hết sức bình tĩnh, tính toán kĩ càng, giao lưu hết sức mình cho dù điểm chưa cao. Hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành trên máy tính *, Tổ chức tốt kì giao lưu Giải toán Violympic qua Internet cấp trường: - Từ năm học 2008-2009 khi Bộ giáo dục tổ chức Violympic Toán qua Internet tôi vào hệ thống website http://violympic.vn, đăng ký thành viên chọn đối tượng là giáo viên sau đó đăng nhập hệ thống. - Vào mỗi năm học, trước ngày thi cấp trường 20 ngày, tôi đăng nhập và tạo mã thi cấp trường, mỗi CLB có một mã chính thức và 1 mã dự phòng. - Tôi nêu những quy định và yêu cầu đối với học sinh dự giao lưu cấp trường và nhắc nhở học sinh làm vòng tự luyện hết vòng 9 để vòng 10 dự giao lưu cấp trường. - Tổ chức giao lưu: + Cách bố trí phòng giao lưu: Tại phòng máy, hai học sinh ngồi cách nhau tối thiểu 1,5m; mỗi phòng giao lưu không có quá 30 học sinh. + Trước giờ giao lưu chính thức 5 phút, cán bộ làm nhiệm vụ giao lưu viết mã giao lưu rõ ràng trên bảng để các thí sinh biết và đăng nhập, vào thi, nhập mã giao lưu. 17 + Thời gian làm bài giao lưu được tính từ khi học sinh mở đề giao lưu để bắt đầu làm bài giao lưu. + Khi học sinh làm xong bài giao lưu, cán bộ làm nhiệm vụ giao lưu kiểm tra trên màn hình máy tính của học sinh, nếu đã có câu “Chúc mừng bạn đã hoàn thành bài thi” thì cán bộ làm nhiệm vụ giao lưu đến bấm vào mục “Kết quả” để xem điểm của học sinh, ghi vào biên bản và cho học sinh kí nhận đã hoàn thành bài giao lưu. + Khi hết giờ giao lưu, cán bộ làm nhiệm vụ giao lưu kiểm tra đầy đủ chữ kí xác nhận của học sinh trong danh sách phòng giao lưu, đồng thời tất cả cán bộ làm nhiệm vụ giao lưu kí xác nhận ở dưới danh sách phòng cán bộ làm nhiệm vụ giao lưu. Sau đó, cán bộ coi giao lưu nộp danh sách phòng giao lưu cùng các biên bản cho Hội đồng giao lưu. + Khi hết giờ giao lưu, tôi vào khóa mã giao lưu và sau đó thống kê kết quả giao lưu bằng mã theo từng khối lớp. Việc tổ chức giao lưu Giải toán Violympic qua Internet cấp trường đã tạo động lực cho các CLB Violympic Toán hoạt động tích cực hơn, chất lượng hơn. Số lượng học sinh đăng kí tham gia giao lưu tăng dần theo từng năm học, số học sinh đạt điểm cao cũng tăng hơn, các em rất hào hứng phấn khởi khi được thử tài trên máy tính. Hình ảnh giao lưu Giải toán Violympic qua Internet cấp trường Ngoài ra, tôi còn chỉ đạo Ban chủ nhiệm CLB tổ chức giao lưu với nhiều hình thức phong phú như tổ chức đố vui, thi tài giữa các đội chơi. Ngoài các buổi tổ chức theo kế hoạch, mỗi tháng sẽ tổ chức giao lưu một lần, có thể là hình thức thi giữa các đội, có thể là hình thức giao lưu cá nhân với nội dung câu hỏi phong phú, có đố vui và giáo dục kĩ năng sống. Đề và nội dung giao lưu đều được Ban giám hiệu duyệt và góp ý trước. Ví dụ: Minh họa phần Khởi động trong giao lưu giữa các đội chơi: Một số bài toán học vui giao lưu nhằm phát triển trí thông minh cho trẻ: Câu 1. Trong một tháng nào đó có ba ngày chủ nhật là ngày chẵn. Hỏi tháng đó có mấy ngày chủ nhật? Câu 2. Con cua 8 cẳng 2 càng, bò đi bò lại trên bãi cát vàng. Hỏi cua bò bằng mấy chân? (càng cũng là chân) Câu 3. Ở trên bàn có 10 cây nến đang cháy, đột nhiên có một làn gió thoảng qua làm tắt mất 2 cây nến. Hỏi lát sau còn bao nhiêu cây nến trên bàn? Câu 4. Có một cây cầu có trọng tải 10 tấn (có nghĩa là nếu vượt qua trọng tải của cây cầu thì cầu sẽ sập). Có một chiếc xe tải chở hàng, xe nặng 8 tấn và trên xe có 4 tấn hàng hoá. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu (không được bớt hàng ra khỏi xe) 1 cốc cafe đen và pha thêm sữa cho đầy cốc, sau đó anh lại 3 1 1 uống cốc cafe sữa đó rồi lại pha thêm sữa cho đầy cốc, lại uống tiếp cốc cafe sữa 6 2 Câu 5. Anh Long uống 18 này rồi lại pha thêm sữa cho đầy cốc. Cuối cùng anh uống hết cốc cafe sữa đó. Hỏi anh Long nhiều cafe hơn hay nhiều sữa hơn? Câu 6. Có 5 học sinh câu 5 con cá trong 5 phút. Hỏi có 100 học sinh câu 100 con cá trong bao lâu? Ngoài ra, trong quá trình tổ chức sinh hoạt CLB đã tổ chức các trò chơi học tập: Trò chơi 1: “ Kết thân”. - Mục đích: Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm nhanh: Thời gian chơi: 5- 7 phút - Cách chơi: Giáo viên hô: “kết thân, kết thân” HS đáp " kết mấy kết mấy" Giáo viên hô: “Kết 30 x 0,1” Hoặc “ 20 x 0,25”, “ 0,05 : 0,01”.... Học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu Luật chơi: Ai nhanh được tuyên dương, Ai chậm phải bị phạt tùy theo yêu cầu của lớp. Trò chơi 2: Xì điện. Mục đích: Giúp học sinh biết chuyển từ nhân, chia số tự nhiên với số thập phân thành nhân chia hai số tự nhiên. Thời gian chơi: 7 – 10 phút Luật chơi: Lớp chia thành 2 đội để thi đua. Giáo viên sẽ “châm ngòi” đầu tiên, thầy đọc một phép tính chẳng hạn 15 x 0,25 rồi chỉ vào một em thuộc một trong 2 đội, em đó phải bật ngay ra kết quả. Nếu kết quả đúng thì em đó có quyền “Xì điện” một bạn thuộc đối phương. Em sẽ đọc bất kỳ phép tính nào, ví dụ 45 : 0,01 và chỉ một bạn (ở bên kia) bạn đó phải có kết quả ngay là 4500, rồi lại “Xì điện” trả lại đội ban đầu. Cứ như thế Giáo viên cùng 2 thư ký ghi kết quả của mỗi đội. Hết thời gian chơi đội nào có nhiều bạn trả lời kết quả đúng thì thắng. - Kết quả: Khi tham gia CLB häc sinh ®îc ph¸t triÓn tèt vÒ n¨ng lùc t duy toán học vµ c¸c kü n¨ng giao tiÕp, c¸c em m¹nh d¹n h¬n, tù tin h¬n, nhanh nhạy hơn khi tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng häc tËp. Giải pháp 6: Huy động cộng đồng tham gia công tác tổ chức CLB. Việc huy động cộng đồng cùng tham gia công tác tổ chức CLB là một việc làm cần thiết theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hơn nữa đây là công việc lâu dài, tốn nhiều thời gian và công sức cho nên rất cần sự đóng góp quý báu về vật chất lẫn tinh thần của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Chỉ đạo xây dựng qũy Khuyến học, qũy học sinh nghèo vượt khó... để khen thưởng động viên khuyến khích giáo viên và học sinh xuất sắc trong hoạt động CLB. Phối hợp với cha mẹ học sinh để họ động viên, tạo điều kiện cho con mình học tập: Như mua sách vở, dành thời gian học cho con mình. Giải pháp 7: Tổ chức thi đua khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào dạy học trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường Tiểu học kinh phí cho hoạt động chuyên môn còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là cách thức khen thưởng cần phải được tổ chức một cách trang trọng đảm bảo sự trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được: * Đối với học sinh: Sau mỗi bài giao lưu vô địch hàng tháng, hàng kì đạt giải được giáo viên chủ nhiệm tuyên dương ngay trước tập thể lớp. Sau đó nhà trường sẽ khen thưởng các em đạt giải theo nghị quyết của ban thi đua đầu năm học trong các buổi sinh hoạt tập thể toàn trường. Đội thiếu niên ghi tên, viết bài tuyên truyền và 19 khen ngợi trong các buổi phát tin tuyên truyền măng non. Cuối mỗi năm học trong các đợt tổng kết nhà trường đã tham mưu hội phụ huynh học sinh, trích 1 phần nhỏ trong quỹ khuyến học của nhà trường tổ chức cho các em đi tham quan các di tích lịch sử văn hoá như: Di tích lịch sử Lam Kinh; Lăng Bác Hồ... Qua những lần tham quan đó các em được mở mang tầm hiểu biết, đồng thời có thêm những kiến thức thực tế về các phong cảnh mà các em được tận mắt ngắm nhìn. * Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh và bạn bè, đồng nghiệp. Hằng kì, hằng năm nhà trường luôn theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, họp phụ huynh học sinh và tuyên truyền trên đài truyền thanh xã. Nhà trường tham mưu với hội khuyến học tổ chức lễ phát thưởng và tuyên dương thành tích cho cán bộ giáo viên trong các dịp khai giảng, tổng kết, ngày nhà giáo Việt Nam. Với những phần thưởng tuy nhỏ bé không có nhiều về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên. Vì vậy, muốn duy trì, phát triển tốt phong trào giáo dục thì người quản lí phải chú ý đến công tác thi đua khen thưởng. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục: Sau một thời gian kiên trì tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên, công tác tổ chức CLB nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao hơn chất lượng dạy học cũng như giáo dục toàn diện của nhà trường. Có nhiều học sinh là thành viên của các CLB đã đạt giải cao qua các kì giao lưu Violympic Toán cấp trường, cấp huyện. Trong năm học 2016-2017, đã có 108 giải giao lưu Violympic Toán cấp trường và 19 giải giao lưu Violympic Toán cấp huyện với 1 giải nhất; 2 giải nhì; 9 giải ba và 7 giải khuyến khích. Và đặc biệt là số lượng học sinh đăng kí tham gia CLB và đạt giải cấp trường ngày càng tăng qua các năm học. Cụ thể: Số lượng học sinh tham gia CLB và đạt giải trong các năm học như sau: Năm học Đầu năm Cuối năm Đạt giải cấp trường 2014 - 2015 120 130 83 2015 - 2016 125 140 90 2016 - 2017 165 180 108 - Tham gia CLB, học sinh được ôn tập nhiều kiến thức, kỹ năng phong phú hơn và mục tiêu phân hóa đối tượng càng được đảm bảo hơn. Tham gia CLB, học sinh được hóa mình thành những người chơi sôi nổi, nhiệt tình và tiết học nào, phần thi nào các em cũng hào hứng, tích cực và chủ động tham gia, tạo cơ hội để học sinh giao lưu, mở rộng, học hỏi lẫn nhau. - Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng không bị gò ép. Dạy các em tư duy tri thức chứ không phải ghi nhớ các kiến thức một cách máy móc. Đồng thời giúp học sinh tích cực hoá, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động học tập của mình. Giúp các em có những kiến thức vững chắc. Nhà trường luôn khuyến khích đội ngũ giáo viên tiến hành đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức để CLB thực sự trở thành công cụ hữu ích rèn luyện năng khiếu, cũng là nơi để các con vui chơi theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. Không giống 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan