Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một mô hình dấu hiệu học về bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin...

Tài liệu Một mô hình dấu hiệu học về bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin

.PDF
64
3
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA FOG BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHCN CẤP TRƯỜNG Tên đề tài: MỘT MÔ HÌNH DẤU HIỆU HỌC VỀ BẢN CHẤT VÀ QUAN HỆ GIỮA  CÁC PHẠM TRÙ THÔNG TIN       Mã số đề tài: T-QLCN-2012-66 Thời gian thực hiện: 2/2012 – 2/2013 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Mạnh Tuân Cán bộ tham gia đề tài: Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 2/2013 Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện đề tài (Ghi rõ học hàm, học vị, đơn vị công tác gồm bộ môn, Khoa/Trung tâm) 1. 2. 3. ... ... ... MỤC LỤC  TÓM TẮT.......................................................................................................................................2 I. GIỚI THIỆU ...............................................................................................................................3 II. TỔNG THUẬT VỀ QUAN HỆ GIỮA DATA, INFORMATION VÀ KNOWLEDGE....4 III. PRAGMATISM: TIẾP CẬN TÌM HIỂU VỀ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG  THÔNG TIN..................................................................................................................................7 Vắn Tắt về Dấu Hiệu Học .......................................................................................................8 IV. MÔ HÌNH DẤU HIỆU HỌC CỦA CÁC PHẠM TRÙ THÔNG TIN...........................10 Quá Trình Hình Thành Thông Tin.......................................................................................10 Mô Hình Semiosis Về Hình Thành Thông Tin...................................................................15 V. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP.......................................................................17 VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................20 LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................23 A semiosis model of information categories 2 TÓM TẮT Nghiên cứu này khám phá bản chất và mối quan hệ giữa các phạm trù cơ bản của thông tin (information, data, knowledge). Dùng tiếp cận dấu hiệu học, đề tài này chỉ ra được bản chất tiến hóa liên tục và quan hệ ba ngôi giữa các phạm trù thông tin này. Luận đề trung tâm của nghiên cứu này là mô hình thực dụng học của quá trình hình thành thông tin trong lĩnh vực hệ thống thông tin được phát triển dựa trên lý thuyết điều nghiên của Peirce trong đó điểm nhấn chính là vai trò của cộng đồng. A semiosis model of information categories 3 I. GIỚI THIỆU Thông tin là hiện tượng phổ quát và là chủ đề nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau (McKinney & Yoos, 2010). Đối với lĩnh vực hệ thống thông tin (HTTT), đây là khái niệm trung tâm (Lauer, 2001), và dẫn đến nhu cầu nhận diện bản chất của thông tin cũng như phân biệt giữa các phạm trù cơ bản của thông tin (Checkland & Holwell, 1998). Quan hệ giữa data, information, và knowledge thường được đặt trong các phân cấp (e.g. Ackoff, 1989), tuy nhiên các tương tác này thường bị hiểu sai (Tuomi, 1999), hay hạn chế (Rowley, 2007). Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phân biệt giữa 3 phạm trù này (Alavi & Leidner, 2001), nhưng chưa có kết quả rõ ràng (Mingers, 2008). Trên cơ sở lý thuyết điều nghiên của Peirce (1931), nghiên cứu này xây dựng mô hình dấu hiệu học về thông tin, trong đó đặt 3 phạm trù cơ bản của thông tin (data, information, knowledge) vào trong một quan hệ ba ngôi và động của 3 phạm trù tổng quát của Peirce đó là Firstness, Secondness, and Thirdness. Quan hệ này không thể quy giản về các quan hệ 2 ngôi giữa các cặp phạm trù. Các phạm trù thông tin được biến đổi vào nhau trong quá trình tiến hóa của sự tim hiểu và hoạt động thực tiễn, lịch sử của con người. Vì thế, chúng tôi cho rằng chỉ có 3 phạm trù thông tin (data, information, knowledge), các biến thể khác là không còn cần thiết nữa. Bản chất 3 mặt của thông tin như vậy giúp giải quyết các tranh cãi lý thuyết lâu đời về bản chất của thông tin và tri thức (e.g. Mingers, 2008). Ngoài ra, mô hình dấu hiệu học của thông tin cũng là 1 khung quan niệm về thông tin trong đó thông tin như là một nhất thể gồm 3 thành phần (data, knowledge, và bản thân information) và 3 quan hệ tương ứng (kinh nghiệm hay can thiệp của con người, viễn kiến hay trực giác, và suy diễn hay logic), hay một nhất thể của đối tượng (data, knowledge, hay information), quá trình (hình thành và sử dụng hoặc khám phá và khai thác) và phạm vi (cá nhân hay cộng đồng). Điểm xuất phát của chúng tôi là 2 mặt: knowledge (và data) là điều kiện, và information là kết quả của quá trình tiến hóa đã nói. Mặt thứ nhất là từ quan điểm tựa-nguồn lực (resource-based) hay tựa-tri thức (knowledge based) trong lĩnh vực quản trị (e.g. Grant, 2002). Mặt thứ hai là từ cách nhìn thực dụng trong HTTT nhấn mạnh bản chất hướng mục tiêu của hệ thống thông tin (Churchman, 1971). Nghiên cứu này gồm các phần trình bày sau. Phần tiếp sau là duyệt xét lại quan hệ giữa data, information và knowledge. Sau đó, dựa vào phân tích dấu hiệu học, mô hình quá trình A semiosis model of information categories 4 của việc hình thành thông tin được đề xuất. Cuối cùng là thảo luận các kết quả và hàm ý của mô hình đề xuất. II. TỔNG THUẬT VỀ QUAN HỆ GIỮA DATA, INFORMATION VÀ KNOWLEDGE Đầu tiên, chúng tôi xem xét ngành khoa học nhận thức (cognitive sciences) chính là một lĩnh vực cơ sở chính của HTTT (Hevner, March, Park & Ram, 2004). Ở đây, information thường được đặt trong chuỗi các hiện tượng liên đới là symbol & meaning (Mingers, 2006), data (Davenport & Prusak, 1998), information (Metcalfe & Powell, 1995), knowing, explicit knowledge & tacit knowledge (Polanyi, 1962), decision (Simon, 1997), individual, group, organizational & inter-organizational knowledge (Nonaka, 1994), esoteric & exoteric knowledge (Churchman, 1971), understanding & wisdom (Ackoff, 1989), rational action (Ulrich, 2001), v.v. Tuy thế, ở đây các quan hệ giữa data, information và knowledge cũng như các đặc trưng định nghĩa của chúng thường được định vị trong các phân cấp (Mingers, 2006). Đó là khía cạnh sẽ được tập trung làm rõ tiếp theo. Phân cấp truyền thống xuất phát từ công trình của Ackoff (1989) là rất phổ biến (Ponelis & Fairer-Wessels, 1998) và được coi là mô hình trung tâm của HTTT (Rowley, 2007). Turban & Frenzel (1992) theo đó đã đề xuất một phân loại 3 phạm trù căn bản này theo thuộc tính số lượng (quantity) và thuộc tính mức độ trừu tượng (level of abstraction). Theo đó, knowledge sẽ có số lượng thấp nhất nhưng mức trừu tượng cao nhất và sẽ nằm trên đỉnh của phân cấp. Trong khi đó, Rowley (2007) đưa ra 1 phân cấp gần tương tự trong đó các phạm trù này được định nghĩa thông qua nhau, cụ thể là thuộc tính ý nghĩa (meaning), hay giá trị con người (human value) tăng dần từ mức thấp nhất lên đến mức cao nhất. Một biến thể phân cấp khác nữa là từ Ponelis & Fairer-Wessels (1998) được thể hiện dưới dạng 1 phổ liên tục và định vị theo thuộc tính liên quan đến con người (human involvement). Khi này, data và information nằm gần nhau hơn và cách xa knowledge. Nói cách khác, information là nằm giữa cực khách quan của data và cực chủ quan của knowledge, tuy rằng information thiên nhiều về khách quan hơn. Liên quan đến quá trình chuyển đổi giữa các phạm trù, Ponelis & Fairer-Wessels cho rằng cực dưới là data là không có ý nghĩa và phải được lưu trữ và phân giải. Sau khi được phân giải, data sẽ biến thành information, cũng không có ý nghĩa nhưng lại có mục đích của nó. Và khi đặt information trong bối cảnh cụ thể của nó, knowledge là cực trên của phổ sẽ được tạo ra. Như vậy, nhìn chung, đối với các phân cấp, dù A semiosis model of information categories 5 chi tiết có thể hơi khác, knowledge được xác định qua information, và đến phiên nó, information được xác định qua data (Rowley, 2007). Một loại phân cấp khác được gọi là phân cấp nghịch (Tuomi, 1999). Khi này, knowledge xuất hiện đầu tiên, kế tiếp là information và sau đó, data. Khi knowledge được đặt trong bối cảnh cụ thể, cấu trúc của information sẽ định vị dưới dạng các tài liệu hay hệ thống thông tin. Sau đó ý nghĩa của information được xác lập, từ đó có thể phân phối hay chi tiết hóa dưới dạng các hạng mục data mà tự thân là không có ý nghĩa. Ở đây chú ý là các quan hệ bị đảo ngược – data chỉ có khi có information và information chỉ xuất hiện khi đã có knowledge. Các nhà nghiên cứu (Bach & Belardo, 2003) cho rằng cả 2 dạng phân cấp đều cần thiết, và hơn thế nữa cần có quan điểm tương tác giữa các phạm trù này (Mingers, 2006). Cụ thể, phân cấp truyền thống phù hợp với cách nhìn thông tin như là thực tại trừu tượng độc lập với tư duy hay công cụ, còn phân cấp ngược nhất quán với quan điểm thông tin là sản phẩm của tư duy hay công cụ. Sự phân biệt giữa các phạm trù thông tin còn gặp khó khăn nhiều hơn nữa khi phạm trù knowledge có nhiều dạng thức khác nhau. Thứ nhất, Polanyi (1962) và Churchman (1971) cho rằng knowledge nằm tại cá nhân. Thứ hai, Rowley (2007) đề nghị rằng knowledge tiềm ẩn (tacit) và knowledge tường minh (explicit) chính là tương ứng với knowledge và information. Thêm vào đó, Stenmark (2002) khẳng định rằng data và information chỉ là 2 cực đối lập trên cùng 1 phổ liên tục và rằng các quan hệ giữa data, information và knowledge là phức tạp hơn những gì được xác định trong phân cấp truyền thống hay phân cấp ngược. Thứ ba, Mingers (2008) công nhận rằng bản chất đa chiều của knowledge có 1 khía cạnh quan trọng đó là sự thật (truth), có thể tồn tại ở dạng chủ quan hay khách quan. Theo trên, có một nhu cầu về định nghĩa các phạm trù này theo phương cách mới, vượt ra ngoài phân cấp truyền thống và phân cấp ngược. Ngoài ra, trong bối cảnh của hệ thống xã hội nói chung và hệ thống thông tin như là hệ hoạt động của con người nói riêng (Checkland & Holwell, 1998), ý niệm về tính chủ quan và khách quan (Douglas, 2004) có thể dùng là tiêu chuẩn thích hợp để xây dựng một sơ đồ nhận diện và biến đổi các phạm trù thông tin. Thí dụ, trong khi một đầu của phân cấp tượng trưng cho data thiên về thuộc tính khách quan, sự kiện thực tại, thì đầu kia của phân cấp tượng trưng cho knowledge sẽ thiên về thuộc tính chủ quan, giá trị con người. Và mức giữa tượng trưng cho information thiên về tính liên chủ quan, kết A semiosis model of information categories 6 cấu tạo bởi con người, được công nhận bởi cộng đồng nhưng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của từng cá nhân một. Tiếp theo là duyệt xét theo quan điểm của dấu hiệu học vốn cũng là một lĩnh vực nền của ngành HTTT, đặc biệt khi xem xét về các chủ đề information (e.g. Ulrich, 2001). Theo Ulrich, dấu hiệu học tập trung vào bản chất liên chủ quan của information trong so sánh với diễn dịch học (hermeneutics) chú ý nhiều hơn đến thuộc tính chủ quan của information. Ngoài ra, Ulrich cũng nhấn mạnh rằng hiện tượng xã hội chính là cái định nghĩa và xác định tầm quan trọng của information trong HTTT. Dựa trên dấu hiệu học tổng quát của Peirce’s (1931) và tiếp cận thiên về ngôn ngữ nhiều hơn của Morris (1938), Stamper (1996) đề nghị một khung phân tích gồm 6 mức dấu hiệu physical, empiric, syntactic, semantic, pragmatic và social. Tuy nhiên ông quan sát rằng lĩnh vực HTTT chỉ liên quan đến 4 mức dấu hiệu cuối cùng. Trong khi đó, mô hình dấu hiệu học của Mingers (2006) bao gồm 4 mức giữa đó là - empiric, syntactic, semantic and pragmatic. Trong mô hình này, data chỉ là tập hợp các symbol vốn là các dấu hiệu dựa trên các cấu trúc syntax và semantics và có mục tiêu cụ thể, còn information là nội dung mệnh đề (propositional content) của dấu hiệu hay là signification của các biểu thức giao tiếp. Về knowledge, ông ta nhấn mạnh vào cả hai thuộc tính chủ quan và thuộc tính liên chủ quan. Theo dấu hiệu học, các điểm chung rút ra được là (i) trong khi cả 3 phạm trù data, information và knowledge được sắp xếp trong khung dấu hiệu học, information cơ bản tham chiếu đến các giá trị thực tiễn hay hiệu ứng của các hệ thống thông tin của tổ chức; (ii) mức thấp nhất là data thiên về tính khách quan và mức độ chủ quan hay liên quan đến giá trị con người tăng dần dọc theo phân cấp; (iii) data hầu như nằm ở mức syntax, information thay đổi từ semantic đến pragmatic; còn knowledge từ mức pragmatic trở lên; và (iv) chưa có đồng thuận về quá trình biến đổi từ data đến knowledge và ngược lại. Tóm tắt, cả 2 quan điểm khoa học nhận thức và dấu hiệu học đều công nhận tính trội của information so với data và knowledge trong lĩnh vực HTTT, vốn có thể mang tên là pragmatic information, organizational information, information trong tổ chức, hay information trong HTTT. Thứ hai, trong khi data thiên về khách quan và ít có liên quan đến giá trị con người, knowledge thiên về chủ quan, và nhiều giá trị con người. Còn information đứng giữa data và knowledge, có thuộc tính liên chủ quan và nhiều giá trị cộng đồng xã hội. Thứ ba, knowledge A semiosis model of information categories 7 có 2 dạng thức đối lập: chủ quan và khách quan cũng như bên trong và bên ngoài. Điều này làm cho ranh giới giữa information và knowledge càng lẫn lộn. Từ đó, các lý thuyết về information trong HTTT, cần giải quyết được 3 chủ đề này. III. PRAGMATISM: TIẾP CẬN TÌM HIỂU VỀ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN Do bản chất hướng dụng của hệ thống thông tin (Churchman, 1971), chủ điểm information trong HTTT mang tính pragmatic. Đó là các vấn đề về tính tác động và hữu hiệu của information lên hành vi con người (Weaver, 1949), hay đời sống tổ chức (Davenport & Prusak 1998). Và có 2 lý do để chọn pragmatism như là tiếp cận tìm hiểu. Thứ nhất, pragmatism bản chất là một định đề về ý nghĩa (Peirce, 1931), được hình thành nhằm “to make our ideas clear” (Peirce, 1931). Thứ hai, pragmatism còn có một dấu hiệu học vừa là ngôn ngữ (linguistic) vừa là logic (logical) lẫn pragmatic (Kremer-Marietti, 1994). Dấu hiệu học này còn là cơ sở cho các lý thuyết của Peirce về cảm quan (perception), nhận thức (cognition), and điều nghiên (inquiry) (Burks, 1996). Mặt khác chính dấu hiệu học sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu được về information là đối tượng có cấu trúc dấu hiệu và mô hình hóa nhận thức con người (Newman, 2001). Thêm vào đó, do bản chất tiến hóa của học thuyết của Peirce dựa trên cả 2 trường phái thực nghiệm (empiricism) và duy lý (rationalism) (Burks, 1996), chúng tôi cho rằng mô hình theo pragmatism về information có thể được coi là lõi của một lý thuyết đầy đủ về information như Weaver (1949) và Bach & Beraldo (2003) đã đề nghị. Một lý thuyết đầy đủ như vậy, có thể làm việc ở cả 3 mức – kỹ thuật, ngữ nghĩa và tầm ảnh hưởng của information như Weaver (1949) đã chỉ ra, và ứng với 3 dạng vấn đề về tự nhiên, con người, và xã hội. Ngoài ra, với ý niệm knowledge như là knowing (Polanyi, 1962), cũng như ý niệm về tính không thể tách rời của information theo 3 dạng thời gian (Bach & Beraldo, 2003), mô hình lý thuyết đề nghị cũng làm việc với information như đối tượng, và information như quá trình, ở cả 2 mức cá nhân và cộng động, và có xử lý đến yếu tố thời gian. A semiosis model of information categories 8 Một cách nền tảng hơn nữa, các khái niệm về ý nghĩa được dựa trên 3 phạm trù phổ quát gọi là Firstness, Secondness, và Thirdness, được cho là cần và đủ cho mọi kinh nghiệm của con người bao gồm ý tưởng và sự vật (1.417; 8.328)1. Vắn Tắt về Dấu Hiệu Học Đối với Peirce, dấu hiệu là cơ sở cho tri thức con người (8.327), và được định nghĩa là “something which stands to somebody for something in some respect or capacity” (2.228). Lý thuyết dấu hiệu học này xoay quanh một quan hệ ba ngôi giữa representamen, object, và interpretant (8.343). Ba thành phần này có thể cho là tương đương với Firstness, Secondness, và Thirdness (2.242-43) như được kể trên Vì thế, tam giác dấu hiệu của Peirce là có tính tổng quát hơn tam giác dấu hiệu của Bhaskar gồm có signifier, referent và signified (Tuan & Huy, 2008). Về mặt triết học, dấu hiệu của Bhaskar đi theo chủ thuyết hiện thực phê phán (critical realism) có thể coi là phù hợp với đặc trưng thực tế luận trong dấu hiệu học của Peirce (Tuan & Huy, 2008). Chi tiết cho vấn đề này có thể tìm thấy trong công trình của Tuan & Huy (2008), mà điểm chính được nhấn mạnh ở đây là dấu hiệu học của Peirce là mang tính pragmatism và hơn thế nữa, nó vượt ra ngoài mô hình dấu hiệu 5 thành phần của Nauta (1972) cũng như là các biến thể dấu hiệu học của Buhler (1982) và Morris (1938). Để có thể triển khai mô hình dấu hiệu cho hiện tượng information trong HTTT, cần xem xét sâu hơn về các phạm trù phổ quát. Peirce mô tả Firstness như là thuộc tính chất lượng độc lập với tư duy và thay đổi (1.305), tính nguyên gốc ban đầu bất chấp các lý do và tác động (2.85), tuy rằng vẫn phải chú ý đến tính cụ thể xác định (1.303). Nguyên văn mô tả là “We naturally attribute Firstness to outward objects, that is we suppose they have capacities in themselves which may or may not be already actualized, which may or may not ever be actualized, although we can know nothing of such possibilities [except] so far as they are actualized” (1.25). Vì thế Firstness tham chiếu đến các đối tượng bên ngoài đã có mặt và làm chúng ta lưu tâm song tác động của nó như thế nào thì vẫn chưa rõ. Liên quan đến Secondness, Peirce cho rằng đó là tính hai mặt tác động lên chính nó đồng thời lên các đối tượng ngoài (1.332) hay là lương tri kép giữa ngã và phi ngã (8.330;                                                    Bài này trích dẫn Peirce Collected Papers (1931‐1958) dưới dạng “v.p” trong đó v và p lần lượt là số  1 hiệu của tập (volume) và đoạn (paragraph).  A semiosis model of information categories 9 1.334). Phạm trù này dùng để giải thích kinh nghiệm trong điều kiện có chống đối (8.330) hay cuộc đấu tranh (5.45) được hiểu là “mutual action between two things regardless of any sort of third or medium, and in particular regardless of any law of action” (1.322), hay tính cá thể chỉ xảy ra một lần (7.538). Vắn tắt, Peirce cho rằng: “Category the Second is the Idea of that which is such as it is as being Second to some First, regardless of anything else, and in particular regardless of any Law, although it may conform to a law. That is to say, it is Reaction as an element of the Phenomenon” (5.66) và “It is the inertia of the mind, which tends to remain in the state in which it is. No doubt there is a marked difference between the active and intentional volition of muscular contraction and the passive and unintentional volition that gives the shock of surprise and the sense of externality. But the two are to be classed together as alike modes of double consciousness, that is, of awareness, at once and in the same awareness, of an ego and a non-ego” (1.334). Vì thế, Secondness cho thấy một quan hệ trỗi dậy giữa thế giới ngoài và tư duy, đó là một sự kiện cá nhân (1.328), ở một không thời gian cụ thể. Cuối cùng, đối với Thirdness, Peirce cho rằng đó là môi trường giữa cái thứ hai và thứ nhất (5.66), một kiểu quy luật hay khái niệm (1.536), một suy nghĩ hay nhận biết (1.537). Các đặc điểm của nó là tính tổng quát (1.340), liên tục (1.337), thói quen (4.157), suy lý (1.366), và tham chiếu đến tương lai (1.536). Kết luận về Thirdness sẽ là “Category the Third is the Idea of that which is such as it is as being a Third, or Medium, between a Second and its First. That is to say, it is Representation as an element of the Phenomenon” (5.66) và “A third has a mode of being which consists in the Secondnesses that it determines, the mode of being of a law, or concept. Do not confound this with the ideal being of a quality in itself. A quality is something capable of being completely embodied. A law never can be embodied in its character as a law except by determining a habit. A quality is how something may or might have been. A law is how an endless future must continue to be” (1.536). Do vậy, Thirdness biểu thị một ý nghĩa có tính quy luật xây dựng bởi tác nhân con người trong mối quan hệ với các đối tượng khảo sát và các thể hiện của chúng. Vắn tắt, dấu hiệu học của Peirce là phù hợp làm cơ sở cho lĩnh vực HTTT nhờ vào nó bao phủ mọi khía cạnh của thế giới vật thể, cá nhân và xã hội, và vì thế, mọi hiện tượng thông tin dung nạp tất cả kinh nghiệm, tư duy và hành vi con người và mang bản chất của các cấu trúc ký hiệu. Nói cách khác, kết luận ở đây là dấu hiệu học là đủ để xem xét các vấn đề về bản A semiosis model of information categories 10 chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin trong tổ chức. Điều này là trái với cách nhìn của Ulrich (2001) về các lý thuyết cơ sở của HTTT. Tương ứng với Ulrich, có 3 mức lý thuyết cơ bản để khảo sát các phạm trù thông tin: dấu hiệu học cho phạm trù information, nhận thức luận (epistemology) cho phạm trù knowledge, và triết học thực hành (practical philosophy) hay lý thuyết về hành động hợp lý cho hành động con người được hiểu là hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ của knowledge. IV. MÔ HÌNH DẤU HIỆU HỌC CỦA CÁC PHẠM TRÙ THÔNG TIN Trong phần này, chúng tôi đề xuất một quá trình hình thành thông tin. Quá trình được khai triển từ mô hình hình thành niềm tin (belief fixation) của Peirce. Theo belief fixation, chỉ có 2 trạng thái tinh thần: doubt và belief. Chúng tôi cho rằng 2 trạng thái này sẽ tương ứng với 2 phạm trù lõi là knowledge và information. Một phạm trù lõi khác nữa là data được cho là khớp với trạng thái tinh thần là surprise, nhất thiết phải được đưa thêm vào. Tiếp theo chúng tôi thảo luận mô hình quan hệ giữa các trạng thái tinh thần và các phạm trù của lĩnh vực HTTT để đi đến kết quả là các phạm trù thông tin có thể được đặt vào quan hệ ba ngôi của các phạm trù phổ quát của Firstness, Secondness và Thirdness. Quá Trình Hình Thành Thông Tin Trước hết chúng tôi đề nghị quá trình hình thành thông tin là quá trình belief fixation của Peirce vốn dĩ là tổ hợp của quá trình phán xét cảm nhận (perceptual judgment) và quá trình điều nghiên đầy đủ (full inquiry). Quá trình đầu là quá trình hình thành perceptual judgement của con người thông qua các can thiệp vào thế giới thực bên ngoài. Quá trình sau bắt đầu bằng các perceptual judgment và tiếp theo qua quá trình nhận thức để đạt đến khái niệm chung cuộc nhằm hướng dẫn hành vi tiếp theo của con người. Theo lăng kính của động cơ suy diễn, quá trình điều nghiên đầy đủ bao hàm một quá trình con về tinh đoán (abduction), và quá trình con khác gồm có - điển hình nhưng không giới hạn vào – các hoạt động diễn dịch (deduction) và quy nạp (induction). Chú ý là trong công trình của mình, Peirce cho rằng quá trình điều nghiên có thể bao hàm 3 giai đoạn liên kế nhau là (abduction, deduction, và rồi induction), hay chỉ 2 giai đoạn (deduction, và induction). Tuy nhiên phân tích về belief fixation của Peirce chỉ bao hàm 2 giai đoạn suy diễn là deduction và induction. Vì thế, chúng tôi cho rằng việc hình thành thông tin theo belief fixation là một tích hợp tiến hóa giữa quá trình perceptual judgement và hoặc là một quá trình full inquiry hoặc một quá trình abduction và một quá trình belief fixation. Việc tích hợp là A semiosis model of information categories 11 trong suốt vì (i) perceptual judgment là trường hợp biên của abductive judgment (5.185), và (ii) quá trình full inquiry gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau trong đó giai đoạn đầu là abduction (6.469). Dưới hình thức trạng thái tinh thần, quá trình hình thành thông tin liên quan đến 3 trạng thái: factual surprise, genuine doubt và firm belief. Đầu tiên, factual surprise (7.36) là các hiệu ứng mà con người cảm quan thực tế đối tượng (5.400). Kế, genuine doubt (5.376) là các ý kiến về các hiệu ứng cảm quan thực tế này (5.401). Cuối cùng, firm belief (5.375) là khái niệm về đối tượng mà ta mong muốn có được cùng một kết luận cuối cùng (5.407). Ở điểm này, có thể thấy được vài khác biệt bổ trợ giữa quá trình hình thành thông tin của chúng tôi với quá trình belief fixation nguyên gốc của Peirce. Đầu tiên, quá trình hình thành thông tin của chúng tôi là tiến hóa lặp lại nhưng quá trình của Peirce thì tuyến tính và kết thúc khi ‘belief’ đã đạt được (5.374). Thứ hai, trong belief fixation, chuyển hóa từ doubt đến belief được định nghĩa là inquiry (5.374) nhưng chiều ngược lại từ belief đến doubt thì không xác định và có thể gộp thêm các trạng thái tinh thần khác. Trong quá trình của chúng tôi, chuyển hóa từ surprise đến doubt rồi đến belief được định nghĩa như là việc khái niệm hóa (conception) hay là sự phán xét (judgment) tiếp theo sự nhận thức (cognition) và lại tiếp theo sự cảm nhận (perception), và chuyển hóa từ ‘belief’ đến ‘surprise’ rõ ràng là thông qua hành động hay can thiệp của con người (human action/intervention) như là quan sát và phản ánh, và cũng được nhấn mạnh rằng không còn có trạng thái tinh thần nào khác có liên quan. Về mặt mô tả, quá trình hình thành belief chuyển hóa liên tục trạng thái ‘factual surprise’ thành trạng thái ‘doubt’ và kế đó trạng thái ‘belief’ ở đó chu trình kết thúc thành công. Tiếp theo, thường là do các tác động từ môi trường ngoài (bên dưới), một chu kỳ mới lại bắt đầu bằng cách chuyển hóa ‘firm belief’ hiện tại thành ‘factual surprise’ mới. Từ đó, quá trình hình thành là 1 chu trình lặp liên tục không có điểm đầu và cuối và năng lực con người tăng trưởng dọc theo chu trình này. Năng lực đó đến từ các nguồn sau: hành động hay kinh nghiệm làm việc với thế giới thực, viễn kiến trong trí não con người, và điều nghiên (inquiry) trong cộng đồng con người (ben dưới). Chúng tôi áp dụng quá trình hình thành ‘belief’ này vào bối cảnh của HTTT trong đó các phạm trù cơ bản là ‘data’, ‘information’, và ‘knowledge’ (Alavi & Liedner, 2001). Chúng tôi đưa ra 2 nhận xét sau đây. Thứ nhất, các hiện tượng về ‘data’ khớp với ‘factual surprise’. ‘knowledge’ với ‘genuine doubt’ và ‘information’ với ‘firm belief’. Hệ quả là, thứ hai, ‘data’ A semiosis model of information categories 12 là Firstness, ‘knowledge’ là Secondness, và ‘information’ là Thirdness. Điểm thứ nhất là đáng ngạc nhiên vì trái với các quan điểm truyền thống, ở đây, ‘belief’ lại là ‘information’, còn ‘doubt’ lại là ‘knowledge’. Thêm vào đó, ‘factual surprise’ hay sự kiện gây ngạc nhiên lại là ‘data’ trong lĩnh vực HTTT. Lý lẽ hỗ trợ cho luận đề về quá trình hình thành belief hay information này sẽ được phát triển kế tiếp dựa vào dấu hiệu học của Peirce. ‘Data’ như là ‘Factual Surprise’ Trong lý thuyết về điều nghiên của mình, Peirce đã chỉ rõ là sự kiện cảm nhận (perceptual fact) chính là data cho mọi loại tri thức con người (8.300), hay là bộ nhớ của những gì đã xảy ra trong quá khứ vừa qua (2.145). Sự kiện cảm nhận tác động lên con người dưới dạng cảm thức (percept), là do nỗ lực của co người song họ không có khả năng phê phán nó (2.141). Cạnh đó, các phán xét cảm nhận (perceptual judgment) là tiền đề (premises) cho chúng ta (5.119), và chỉ ra các chất lượng của cảm xúc (feeling) (5.116) điều này đến phiên nó lại là chất lượng của các nhận xúc trực tiếp (consciousness) (1.307) và độc lập với cả trí não lẫn hay thay đổi (1.305). Do vậy, sự kiện cảm nhận thuộc về phạm trù Firstness (8.328) đó là khả năng (possibility), thuộc tính của cảm xúc (feeling), tính nguyên gốc (originality), hay như theo lý lẽ của chúng tôi ở trên, tham chiếu đến các đối tượng ngoài, mang tính khách quan và thuộc về quá khứ. ‘Factual surprise’ đi từ các sự kiện cảm nhận là kết quả của việc vận hành các phán xét cảm nhận (5.54) dựa trên cảm thức (percept) (5.53) cái tựa trên các sự kiện vật lý (1.254), là biểu diễn của thực tại (2.143) hay kiến tạo nên các kinh nghiệm con người về thế giới thực (2.142). Cần chú ý rằng kinh nghiệm là nhiều hơn cảm nhận (perception) (1.336) và kinh nghiệm gồm cả quan sát (7.330) và phản ánh (reflection) (7.36). Khi kinh nghiệm làm thay đổi cảm nhận (1.336) thì sự kiện ngạc nhiên sẽ nảy sinh. Vì thế cảm thức (percept) không phải là cảm nhận trực tiếp (2.141) mà là chứng cứ của các giác quan (2.143) hay cấu trúc tinh thức (mental construction) (2.141), và nó cũng như phán xét cảm nhận có liên quan không chỉ đến cảm quan (sensation) (1.336) mà còn đến tinh đoán (abduction) (5.184). Tuy thế, phán xét cảm nhận và ngay cả cảm thức (percept), ngược lại với tinh đoán, là nằm ngoài kiểm soát của con người và thuộc về phi ngã (non-ego) (5.115), hay phán xét cảm nhận là sản phẩm nhận thức của phản ứng cái chính thực là tồn tại (existence) (5.156). Và quá trình phán xét cảm nhận về bản chất là kinh nghiệm của con người về thế giới ngoài, không phải là quá trình suy diễn của con người (6.497). Vì thế, theo quan điểm khách quan (Douglas, 2004) và thuộc tính của A semiosis model of information categories 13 Firstness như là sự kiện cảm nhận, chúng tôi cho là thuật ngữ thích hợp nhất cho nó chính là ‘data’, là một phạm trù cơ bản của HTTT để mô tả các đối tượng khách quan của thế giới bên ngoài đúng như các tổng thuật trong HTTT đã tiết lộ. ‘Knowledge’ như là ‘Genuine Doubt’ ‘Genuine doubt’ là trạng thái tinh thần khi con người gặp phải các kinh nghiệm trái với các mong đợi hay tri thức hiện hành (7.36) hay ngạc nhiên (surprise) (5.55). Tương ứng với Peirce, ‘doubt’ phải là “thực sự và sống động” (5.376) trong tiến trình hình thành giả thuyết mang tính giải thích (5.171) và được biểu diễn bằng giả thuyết giải thích các sự kiện cảm nhận ở trên (5.188). Dưới dạng quá trình, tinh đoán và phán xét cảm nhận không có ranh giới rõ rệt và cái sau có thể coi là trường hợp cực biên của cái trước (5.181) vốn thường được tiếp nối bằng diễn dịch (deductive) và rồi là quy nạp (inductive) (5.171). Vì thế, quá trình của ‘doubt’ bắt đầu bằng tính đoán, điều thực sự là khảo sát hàng khối các sự kiện để nảy ra lý thuyết (7.218), hay giải thích sự kiện (2.636) và được chờ đợi là đạt đến một giả thuyết mang tính giải thích. Nói vắn tắt, ‘genuine doubt’ là một tình huống “hoàn toàn cá thể” và “xảy ra ngay tai chỗ” (1.419), do đó nó thuộc về phạm trù Secondness “bất chấp các quy tắc hay các bên thứ ba nào khác” (5.469). Peirce đã chỉ ra 3 phương thức suy diễn trong đó tinh đoán ở vị trí đầu tiên, là “tác vụ có tính logic duy nhất cho phép nảy sinh các ý kiến mới” hay là các khám phá thật sự (5.171-2). Nói cách khác, tinh đoán, “quá trình hình thành một giả thuyết có tính giải thích” (5.171) giờ đây có thể được đặt tên là suy diễn (inference) (6.497). Vi thế, sản phẩm của tinh đoán, theo thuật ngữ của trạng thái tinh thần, sẽ là ‘genuine doubt’ hay “một câu hỏi đáng chú ý và cần trả lời” (9.469), hay theo tác vụ logic, nó là một giả thuyết giải thích (5.171). Đây là phân giải phù hợp với Secondness của ‘genuine doubt’ hay giả thuyết giải thích. Và kết quả này thực sự biểu diễn được tri thức con người như Peirce đã nhận xét “ … tất cả tri thức con người, cho đến các thành tực cao nhất của các khoa học, chỉ là phát triển các bản năng sinh vật bẩm sinh của chúng ta” (2.754). Tuy nhiên, cấn chú ý là trong việc hình thành giả thuyết bên cạnh việc đoán mò thuần túy (yếu tố đổi mới), các thành phần của diễn dịch từ các quy luật tổng quát đã biết (yếu tố bảo thủ) áp dụng vào các sự kiện đang được quan sát cũng là cần thiết (7.37). Trong khi đó, Secondness về bản chất là cá nhân và là cụ thể về không gian, thời gian như đã nêu trên, và theo quan điểm chủ quan (Douglas, 2004), thuật ngữ của HTTT tốt nhất dành cho ‘genuine doubt’ chính là ‘knowledge’ đó là khái niệm phản ánh hoạt động sáng tạo A semiosis model of information categories 14 cá nhân của con người. Và quá trình liên quan đến việc hình thành ‘genuine doubt’ chính là quá trình có cả thuộc tính suy diễn và viễn kiến của con người. Tương tự, vai trò của viễn kiến trong ‘genuine doubt’ cũng được nhấn mạnh bởi Metcalfe (2007) về pragmatic inquiry. Cũng dựa trên Peirce, Metcalfe khẳng định rằng tri thức được tăng tiến không phải là do quá nhiều từ cộng đồng các nhà phương pháp, mà là từ cộng đồng các người biết nghi ngờ (community of doubters). Hơn thế nữa, Hildebrand 91996) cũng nhắc nhở về hàm ý cơ sở của ‘genuine doubt’ trong lý thuyết điều nghiên của Peirce. Qua các kinh nghiệm mới mẻ cũng như tính ngoại tại của ‘surprise’, ‘genuine doubt’ được thể hiện như là “các đặc thù về kinh nghiệm không thể suy giảm được và cũng không thể mắc lỗi” (p.4) đảm bảo cho một hội tụ dọc theo quá trình điều nghiên hướng về một thực tại duy nhất. ‘Information’ như là ‘Firm Belief’ ‘Firm belief’, “trạng thái thỏa mãn và bình lặng” xuất hiện khi ‘genuine doubt’ được giải tỏa (5.372) bằng 3 điều kiện: trạng thái có ba chiều cạnh, phương pháp điều nghiên và cộng đồng các nhà điều nghiên. Đầu tiên, theo Peirce, ‘belief’ có 3 chiều cạnh (5.397): thói quen hay quy tắc hành động, loại bỏ nghi ngờ, và nhận thực của con người về việc đó. Nói cách khác, ý nghĩa của một vật hay việc “đơn giản chỉ là các thói quen liên quan đến nó” (5.400) và thực sự chính là “các hiệu ứng có thể cảm thụ được” (5.401). Với ý niệm này, ‘firm belief’ đóng vai trò trung gian hay gắn kết ‘doubt’ và ‘surprise’ trong một quan hệ đó là một khái niệm hóa đối tượng mà vốn dĩ chúng ta chỉ có thể nhận biết được các hiệu ứng thực tế của nó. Quan hệ này được phản ánh qua luận điểm nổi tiếng của chủ thuyết Peirce (5.402). Thứ hai, quá trình ‘inquiry’ là một cuộc đấu tranh bắt đầu bằng đòi hỏi của ‘doubt’ và kết thúc bằng sự xuất hiện của ‘belief’. Vì thế, quá trình đấu tranh này là hoàn toàn có thể (5.369), được dẫn dắt bởi suy nghĩ do đó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định (5.395), hya về bản chất đó là “sự chọn lựa được nhận thức và được kiểm soát về niềm tin như là hệ quả của tri thức khác” (2.442). Việc kiểm soát nhận thức này được Peirce nhấn vào các phương pháp xây dựng niềm tin (5.384), mà về tổng quát có 4 phương pháp: tenacity, authority, a priori, science (5.37787). Tuy nhiên, Peirce cho rằng phương pháp khoa học là ưu việt bởi vì nó cho phép “kết luận cuối cùng của mọi cá nhân sẽ giống nhau” (5.384), và vì thế phương pháp khoa học nói chung là phù hợp cho mọi lĩnh vực tìm hiểu (Hill, 1940). Hệ quả là phương pháp điều nghiên khoa học này hoạt động như là 1 liên kết giữa ‘genuine doubt’ và ‘firm belief’ và rằng ‘firm belief’ A semiosis model of information categories 15 có được hình thành hay không là tủy thuộc phương pháp này hay phương thức hành động của con người (5.397). Thứ ba, làm thế nào để xác lập belief là vấn đề của cộng đồng chứ không phải của cá nhân (5.378) như sau: “… the very origin of the conception of reality shows that this conception essentially involves the notion of a COMMUNITY, without definite limits, and capable of a definite increase in knowledge”. Belief được xác lập khi khái niệm về sự thật và thực tại được xây dựng trên các phương pháp dàn xếp ý kiến (5.406) dẫn đến các suy nghĩ ổn định (5.397), hành động phù hợp với mong đợi hay các ‘habit’ được hình thành (5.371). Vì thế, ‘firm belief’ từ bản chất cộng đồng và hành động/hành vi xã hội của nó sẽ mang nhiều tính chất liên chủ quan hơn là chủ quan. Cần chú ý là “yêu cầu về liên chủ quan là điều làm cho khoa học trở nên khách quan” (Douglas, 2004, p.463). Trong khi đó, Peirce chỉ rõ: “… information to mean a state of knowledge, which may range from total ignorance of everything except the meanings of words up to omniscience; …” (4.65). Từ đó, với quan điểm thiên về liên chủ quan, và thuộc tính Thirdness của ‘firm belief’, thuật ngữ ‘information’ là phù hợp nhất để mô tả hiện tượng ‘belief’ trong các lý thuyết hiện hữu về tri thức. Và quá trình tương ứng về hình thành belief hay information về bản chất là một quá trình suy lý. Thêm vào đó, ‘habit’ hay quy tắc hành động, liên quan đến các ‘doubt’ và suy nghĩ tiếp theo, và gây ảnh hưởng lên các suy nghĩ tương lai. ‘Belief’ vừa là điểm dừng vừa là điểm bắt đầu mới cho suy nghĩ, và tại đây, chu kỳ mới của hình thành belief bắt đầu. Mô Hình Semiosis Về Hình Thành Thông Tin Quá trình về thông tin hoàn toàn được xác định trong kết cấu semiosis của Peirce như đã nói trên và được minh họa trong Hình 1 bao gồm 2 quá trình con: từ ‘data’ đến ‘knowledge’ rồi đến ‘information’ là quá trình hình thành thông tin và từ ‘information’ đến ‘data’ là quá trình sử dụng thông tin. Trong phạm vi bài viết, chúng ta có thể quan sát việc chuyển hóa trong hình thành thông tin đi qua các cột mốc sau: surprise – doubt – belief và kinh nghiệm – tinh đoán – điều nghiên (bao gồm diễn dịch, quy nạp và khác). Dọc theo quá trình trên hình vẽ, vai trò quan trọng của thực tiễn (hành động), viễn kiến (khám phá), và cộng đồng các nhà điều nghiên (bao gồm các phương pháp xác lập niềm tin) cũng được chỉ ra. A semiosis model of information categories 16 Methods of community of inquirers Knowledge, K Genuine doubt Secondness Deduction, Induction & others Inquiry Insight Action Abduction Data, D Factual surprise Firstness Information, I Firm belief Thirdness Experience Hình 1. Mô hình semiosis của các phạm trù thông tin Mặc dù mô hình semiosis kết quả này tựa trên tam giác của dấu hiệu học thực dụng, bao gồm 3 phạm trù và quan hệ 3 ngôi tương ứng, tam giác này thực chất đi theo logic của quá trình thay vì logic của đối tượng (Ball, 1979). Vì thế, bản chất và quan hệ giữa các phạm trù thông tin hoàn toàn có thể xác định bằng quá trình tiến hóa phụ thuộc-đường của việc hình thành (và sử dụng) thông tin, bao gồm 3 trạng thái ở mỗi thời điểm (‘data’, ‘knowledge’, ‘information’) và các trạng thái tiến hóa theo thời gian cùng với sự tăng trưởng và tích lũy của năng lực con người. Sự tiến hóa thông tin được kích khởi từ thế giới bên ngoài nhưng thực sự xảy ra ở sự làm việc nội tại của các cá nhân và cộng đồng. Nó bắt đầu bằng kinh nghiệm cá nhân về thế giới thực thông qua hành động, can thiệp, quan sát, và phản ánh để có được các ‘phán xét cảm nhận’ (perceptual judgment), được gọi là ‘data’. Giả sử cùng các công cụ và quy tắc kinh doanh, hay cùng môi trường ngoài, ‘data’ được chờ đợi sẽ là giống nhau trong cùng 1 cộng đồng nhiều cá thể. Khi đó, khi các cá nhân khai thác ‘data’, các ‘factual surprise’ có thể nảy sinh ở các điều kiện nhất định nào đó. Kế tiếp, khi so sánh với các cơ sở tham chiếu hiện hữu, một khám phá có thể xuất hiện bằng năng lực tinh đoán của cá nhân (vừa suy lý vừa viễn kiến) để nhận diện ‘genuine doubt’ hay giả quyết cần được giải quyết sẽ được gọi là ‘knowledge’. Chú ý ở đây có thể có nhiều các ‘doubt’ hay giả thuyết đến từ các viễn kiến khác nhau. Kế tiếp, tựa trên các chuẩn mực, chính sách và phương pháp điều nghiên định bởi cộng đồng, cá nhân có thể đạt đến ‘firm belief’ hay quy tắc hành động trong các bối cảnh mới, được gọi là ‘information’. Tại đây, ‘belief’ được xác lập và hành vi cộng đồng được xác định để có thể dùng cho tương lai. Và tiếp theo, chu kỳ mới của thông tin khởi động. Trong semiosis nói A semiosis model of information categories 17 trên, 3 phạm trù thông tin (‘data’, ‘knowledge’, ‘information’) có thể chuyển hóa qua lại theo thời gian, và vì thế, các quan hệ giữa các phạm trù là cơ bản hơn bản thân các phạm trù. Trong mô hình semiosis này, chỉ có 3 chuyển hóa được xác định theo lý thuyết điều nghiên của Peirce. Chuyển hóa thứ nhất từ ‘information’ thành ‘data’ vừa là hành động vừa là cảm quan (perception) cùng một thời điểm, và xuất hiện bất kỳ khi nào con người làm việc với thế giới thực bên ngoài. Chuyển hóa thứ hai từ ‘data’ thành ‘knowledge’ là tinh đoán, vừa suy lý vừa viễn kiến, xuất hiện khi con người làm việc với chính mình, trong thế giới tinh thần và tâm lý của mình. Chuyển hóa thứ ba từ ‘knowledge’ thành ‘information’ là điều nghiên truyền thống (diễn dịch, quy nạp, và các phương thức khác) xuất hiện khi con người làm việc với cộng đồng, trong thế giới cá nhân và xã hội của họ, vừa cho phép vừa hạn chế từng cá nhân. Chú ý là, với quan hệ 3 ngôi đã có, cả ‘data’ như là Firstness và ‘knowledge’ như là Secondness là cần thiết nhưng chưa đủ để cộng đồng có được ‘information’ như là Thirdness. Ngược lại, khi có thông tin như là Thirdness, chúng ta có đồng thời ‘data’ như Firstness và ‘knowledge’ như là Secondness. Trong khi đó, cho trước ‘data’ như là Firstness, ‘knowledge’ như là Secondness trực tiếp phát sinh từ ‘data’ như là kết quả của hoạt động suy lý và viễn kiến. Song song, ‘knowledge’ như là Secondness cũng có thể gián tiếp tạo sinh mới ‘data’ như là Firstness dựa trên kinh nghiệm kế tiếp của chúng ta thông qua ‘information’ như là Thirdness. Nói cách khác, nằm trong quá trình vô hạn của sản sinh và truyền bá dấu hiệu, cả 3 phạm trù này tiến hóa không ngừng, và có thể chuyển hóa tương hỗ vào nhau. V. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP Thứ nhất, mô hình của chúng tôi chỉ ra rằng thông tin chỉ là một mẩu trong một chuỗi thông tin liên tục, hay thông tin phải nằm trong một hệ thống các thông tin. Nói cách khác, thông tin là phụ thuộc lịch sử và bối cảnh. Điều này phù hợp với quan điểm của Churchman (1971) về mỗi vấn đề đều liên quan đến tất cả các vấn đề khác trong đời sống xã hội, và vì vậy, hàm ý quản lý ở đây là thông tin trong hầu hết các thực tại tổ chức đều phải đối phó với việc hình thành thông tin đúng hay phù hợp với thông tin đã được hình thành trước đây. Thứ hai, theo trên, mô hình semiosis kết quả có thể mô tả thông tin bao gồm cả hai, suy nghĩ hay nhận thức (từ D đến K trong Hình 1) và thực hành hay hành động (từ I đến D). Hơn thế nữa, với giả định về tính hai mặt của cả nhận thức lẫn hành động (Hickman, 1994), và học thuyết của Peirce thay thế cho thuyết lưỡng phân (Debrock, 1994), chúng tôi cho rằng mô A semiosis model of information categories 18 hình semiosis có thể dung hòa được cả nhận thức lẫn hành động nhờ vào thói quen (habit) vốn là một kết quả của việc hình thành niềm tin và có thể thực hiện được cả hai vai trò – quy tắc hành động và quy luật suy nghĩ. Vì thế, theo quan điểm của semiosis của Peirce, thông tin được xem như một toàn thể tiến hóa theo bộ ba: nhận thức, hành động và sản xuất. Thành phần thứ ba (sản xuất) phản ánh liên kết quan trọng giữa nhận thức cá nhân và hành vi cộng đồng (từ K đến I), và vì thế, chi ra rằng bản thân thông tin là sản phẩm xã hội (Newman, 2001) hay thiết kế (Simon, 1997). MỞ rộng trên quan niệm của Drucker (1993) về tổ chức như 1 cân bằng giữa thay đổi và tiếp tục, chúng tôi đề xuất rằng thông tin như một đơn nhất gồm 3 mặt: thay đổi, tiếp tục và năng lực, trong đó mặt thứ ba chính là điều phối của 2 mặt trước. Một mặt, năng lực giúp tổ chức thực hiện công việc vốn có của nó hay giữ tính tiếp tục của nó cho đến khi yêu cầu sự thay đổi dưới tác động của môi trường ngoài. Mặc khác, để thực hiện các thay đổi hữu hiệu nhằm hướng đến các năng lực mới, tính tiếp tục của tổ chức phải được chỉ ra là đã thất bại khi đối phó với các thực tại mới. Các tăng trưởng như vậy chính là hàm ý quản lý của tính toàn thể của thông tin trong đời sống tổ chức. Thứ ba, thông tin là một nhất thế hóa về khái niệm và tiến hóa không chỉ theo thời gian mà cả theo không gian. Yếu tố không gian là thấy được khi nhiều cộng đồng thực tế (Brown & Duguid, 1991) hỗ trợ để hình thành (và vì thế, sử dụng) thông tin vốn ngày trở nên đa dạng hơn. Tính đa dạng này là phù hợp với sự kiện là các vấn đề tổ chức và xã hội ngày càng trở nên rối (messy, wicked). Thứ tư, mô hình semiosis kết quả có thể giải quyết vấn đề lâu dài về sự phân biệt giữa 3 phạm trù thông tin (Mingers, 2008) ít nhất theo 3 cách sau. Một, mỗi phạm trù ứng với một trạng thái tinh thần: ‘data’ ứng với ‘factual surprise’, ‘knowledge’ ứng với ‘genuine doubt’, ‘information’ ứng với ‘firm belief’. Hai, dưới góc độ nhận thức, quan hệ giữa thực tại và con người là thể hiện rõ ràng trong mô hình của chúng tôi. Trong khi ‘data’ là sự kiện cảm nhận từ thế giới ngoài và thể hiện tính khách quan, thì ‘knowledge’ lại mang tính sáng tạo và khám phá của con người và thể hiện tính chủ quan. Còn ‘information’ là quy tắc hành động công nhận bởi cộng đồng, được dẫn xuất từ cá nhân nhưng ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ cá thể nào, và ví thế thể hiện tính liên chủ quan. Một cách đơn giản, tính liên chủ quan tham chiếu đến quan hệ tương tác của con người trong xã hội, hay mỗi cá thể chỉ sở hữu phần nhỏ tri thức (von Hayek, 1945). Tính chủ quan, khách quan và liên chủ quan được xem xét thấu đáo trong Douglas (2004). Ba, theo quan điểm bản thể luận, bài viết này dựa theo lý thuyết tri thức của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan